Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

1. Ba thứ chữ viết mà người Việt đã sử dụng

Về quan hệ giữa chữ Hán chữ Nôm và chữ Quốc ngữ tôi đã một lần đề cập, nhưng không thể (và không dám) bàn tiếp vì biết nói chuyện ấy vào lúc ấy là không đúng lúc, có thể bị hiểu nhầm, vì liên quan đến một vấn đề chính trị rất nhạy cảm và hệ trọng là âm mưu đồng hóa của Trung Quốc và nhu cầu Thoát Trung hiện nay.

tiengviet1

Gần đây lại có cuộc tranh luận về chữ Quốc ngữ và tôn vinh A. de Rhodes nên thoạt đầu tôi cũng hy vọng vấn đề "văn tự" có thể được đặt trở lại trên cái nền ngôn ngữ và văn hóa nói chung của Việt Nam một cách khách quan, ngờ đâu tránh được"thằng Tàu" lại vướng "thằng Tây", vì cả Đông lẫn Tây đều đã dòm ngó, mê say "cô gái Việt" và quyết tâm chiếm đoạt, nên người Việt đề phòng cả hai kẻ thù cũng có lý thôi. Nhưng mỗi nhóm người Việt lại đề phòng một kiểu khác nên câu chuyện chữ viết của người Việt mới sinh rắc rối (1). Bàn về chữ viết không phải chuyện riêng về học thuật mà liên quan đến việc yêu nước và giữ nước tức liên quan đến "chủ nghĩa yêu nước" Việt Nam. Vấn đề quả thực không đơn giản, nay cũng xin góp một lời bàn.

Tiếng Việt ta là một ngôn ngữ đặc thù không giống dân tộc nào, tuy theo thời gian có sự tu chỉnh và du nhập để thêm phần phong phú và chính xác, nhưng trước sau vẫn chỉ là thứ tiếng Việt đặc hiệu rất đáng tự hào ấy. Muốn ghi lại mọi điều bằng tiếng Việt có hai cách, cách kinh điển và phổ quát là ghi bằng những ký tự tức chữ viết để cảm nhận bằng thị giác. Cách thứ hai sau này mới có là ghi lại bằng âm thanh để cảm nhận bằng thính giác, nhưng cách này có những hạn chế nên chỉ thích hợp trong một vài lĩnh vực, không thể thay thế vai trò của chữ viết được.

Cách ghi bằng ký tự tức chữ viết trải qua ba thời kỳ :

- Thời kỳ đầu ta chưa có chữ viết phải mượn chữ của Tàu (chữ Hán). Nhưng chữ Tàu tuy có giúp ta "ghi ra giấy" những điều muốn nói, và tuy đã được Việt hóa bằng cách đọc theo âm Việt, nên gọi là chữ Nho (2), nhưng tác dụng cũng rất hạn chế, bởi nhiều khi vẫn chỉ là sự dịch nghĩa chứ chưa thể phiên âm được hết tiếng Việt, càng không phải chữ của một "sinh ngữ" để giao tiếp phổ thông.

(về ưu điểm và nhược điểm của chữ Nho sẽ nói thêm ở phần sau).

- Trong hoàn cảnh còn biệt lập, phải tự thân tìm ra một thứ chữ viết ghi lại đúng tiếng Việt của mình, cha ông chúng ta đã có sáng kiến lợi dụng loại chữ tượng hình của Tàu (mà các cụ đã sử dụng rất thông thạo), chế biến thành chữ Nôm (ghép nửa chữ lấy âm với nửa chữ lấy nghĩa), đọc lên trực tiếp thành tiếng Việt.

- Đến thời kỳ thứ ba, do sự phát triển văn minh không đều trên thế giới, xuất hiện một số nước đột xuất hùng mạnh, đi xâm chiếm các thuộc địa và phát sinh chế độ Thực dân. Đối với các thuộc địa như Việt Nam, nạn Thực dân tất nhiên là điều đại họa, nhưng về nhiều mặt, xét ra đó cũng lại là điều đại phúc cho một nước còn chậm tiến ! Xin hãy bình tĩnh để nhìn nhận ra hai mặt rất đối lập, tương khắc nhưng tương sinh ấy để có niềm vui bên cạnh nỗi buồn. Chính vì tác dụng nâng tầm văn minh cho thuộc địa mà chủ nghĩa Thực dân lâu dần sẽ phải kết thúc.

Mẫu quốc muốn sử dụng thuộc địa một cách có hiệu quả buộc phải đem vào thuộc địa những nền tảng của sự văn minh. Trong cái mớ những nền tảng văn minh ấy có vấn đề chữ viết, thế là người Pháp phải tìm cách tạo ra chữ viết cho dân Việt, tất nhiên họ dùng các mẫu tự La tinh, nhưng tạo ra đủ 5 thanh sắc "sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng" để phiên âm đúng 5 thanh điệu của tiếng Việt, đó là một sáng tạo xuất sắc và chính xác. Đồng thời với sự bành trướng của Thực dân là sự bành trướng của tôn giáo, nhất là đạo Gia tô, hai mặt này thường được phối hợp, nên người có công trong việc hình thành và sử dụng chữ Quốc ngữ lại liên quan đến đạo Gia tô và Thực dân Pháp xâm lược..

2. Luận về "chủ nghĩa yêu nước" (patriotisme) và liên quan đến thái độ đối xử với các loại chữ viết ở Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước có thể ví như một vec-tơ cường-lực cực mạnh nhưng chiều đi của nó có thể bị uốn nắn để sử dụng theo mục đích của mình. Dưới ảnh hưởng của Đông và Tây, của Kim và Cổ, của cộng sản và chống Cộng, của miền Bắc và miền Nam đã hình thành những kiểu yêu nước rất khác nhau, tạm kể ra như sau :

- Yêu nước kiểu cộng sản (yêu nước là phải yêu chủ nghĩa xã hội và chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản)

- Yêu nước kiểu cộng sản cải biên (ca ngợi dân chủ nhưng ghét Tư bản Âu Mỹ, ghét chế độ thân Mỹ ở miền Nam)

- Yêu nước kiểu thân Tàu

- Yêu nước kiểu "sùng cổ, nệ cổ" cổ hủ

- Yêu nước kiểu tân thời "vong cổ" hoặc "bài cổ"

- Yêu nước kiểu "sính" Âu Mỹ, bắt chước Âu Mỹ kiểu học đòi

- Yêu nước một cách dân chủ và tự chủ, sàng lọc và tiếp nhận

Những kiểu cách yêu nước ấy ít hay nhiều đều có màu sắc khác nhau và, lạ một điều là đều ảnh hưởng đến thái độ ứng xử đối với ngôn ngữ, đối với những gì liên quan đến chữ Quốc ngữ, chữ Hán, chữ Nôm.

Sau đây xin bàn về những thái độ ứng xử hợp lý và cần thiết đối với các loại chữ viết đã có ở Việt Nam

Đối với chữ Quốc ngữ (chữ Việt La tinh)

Chữ Quốc ngữ vượt xa chữ Nho và chữ Nôm về sự phiên âm chính xác tiếng Việt, dễ học, dễ phổ cập đại chúng, dễ thâm nhập và giao lưu với kho sách báo và nền văn minh hiện đại, nhất là "văn minh Internet" hiện nay. Có thể nói không ngoa rằng sự hình thành chữ Quốc ngữ là một cuộc đổi đời rất quan trọng cho ngôn ngữ và cho văn minh-văn hóa Việt Nam. Tôn vinh những người đã giúp cho sự hình thành chữ Quốc ngữ, một công cụ mang tính "tầm cỡ" vô cùng lớn lao như vậy là sự biết ơn buộc phải có, càng không thể khước từ khi nhớ đến truyền thống ân nghĩa "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của người Việt chúng ta. Việc đặt tên họ cho những con đường chỉ là một sự nhớ ơn tối thiểu. Nhưng việc tôn vinh này gặp một trở ngại tâm lý về Tôn giáo và "chủ nghĩa yêu nước Việt Nam" khi người cần tôn vinh ấy lại chỉ nhằm mục đích bành trướng Tôn giáo hoặc chế độ Thực dân của họ. Xem xét mọi việc theo mục đích, theo "động cơ" là cách suy nghĩ đơn giản, cũ kỹ và sai lầm.

Chủ nghĩa duy cảm và "duy đạo đức" thường quan tâm trước hết đến mục đích của chủ thể hành động. Nguồn gốc của kiểu tư duy Duy cảm là lối suy diễn từ trong lòng mình, trong tim mình mà ra. Nào là suy tiểu nhi tri đại (suy từ việc nhỏ mà biết việc lớn), suy kỷ dĩ cập nhân (suy từ bản thân mình mà biết người khác cũng vậy). Ai nghe như thế cũng lấy làm phải : mục đích tức ý muốn chủ quan quyết định hết thảy, làm cách này không được thì ta tìm cách khác cho kỳ thành công mới thôi, và nghĩ rằng mục đích cuối cùng sẽ biện minh cho phương tiện (dù phương tiện lúc đầu bị coi là xấu) !

Nhưng thực ra lối tư duy Duy cảm rất chân thành ấy rất dễ mắc sai lầm. Trong môi trường phức tạp và biến động người ta có thể công bố một mục đích khác với mục đích thật trong lòng, và nếu dùng phương tiện không thích hợp thì kết quả khách quan cuối cùng (mà triết học gọi là cứu cánh) sẽ phản lại mục đích mà người ta mong muốn, ấy là trường hợp chủ nghĩa cộng sản. Chỉ kết quả khách quan cuối cùng, tức cứu cánh (chứ không phải mục đích) mới đủ tư cách biện minh cho phương tiện !

Nền văn minh cổ điển Pháp mà rất nhiều trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng thường có xu hướng duy cảm, lý tưởng hóa, chuộng lý thuyết, đạo đức sách vở, xét việc theo "động cơ". Trong khi nền văn minh Anh Mỹ thường theo kiểu thực dụng, xét việc theo hiệu quả cuối cùng tốt hay xấu, lợi hay hại, và nhờ thế họ phát triển nhanh và thanh thoát hơn, Việt Nam chúng ta nên học cách tư duy thực tiễn này mới thanh thoát được. Vì thế, hãy nhìn chế độ Thuộc địa theo tương quan vừa là "đại họa" vừa là "đại phúc".

Hãy cảm ơn những khó khăn, thậm chí cảm ơn kẻ đối lập, cảm ơn kẻ thù, dù mục đích của họ muốn chống lại ta nhưng hiệu quả nếu làm cho ta trưởng thành thì ta vẫn "cảm ơn", nhất là vì muốn lợi dụng ta mà "vô tình" đã dâng hiến cho ta một thành phẩm quý giá như chữ Quốc ngữ thì ta tạc tượng ghi nhớ, ấy là phong cách "đại nhân quân tử", tư cách "người lớn"và tự trọng. Con người cần có kẻ đối lập mới mau trưởng thành, một đảng cánh tả cần có một đảng cánh hữu đứng song song như Phan Châu Trinh đã linh cảm thấy ích lợi của mối quan hệ tương khắc tương sinh nảy. Vả lại, trong quan hệ quốc tế đã có lời răn : Không có kẻ thù vĩnh viễn hay bạn thân vĩnh viễn !

Đối với chữ Nho và chữ Nôm (chữ Việt tượng hình)

Tính năng làm ký tự để phiên âm tiếng Việt thì chữ Nho và chữ Nôm kém xa chữ Quốc ngữ nên ngày nay không cần dùng các thứ chữ ấy để viết nữa, nhưng đối với hai thứ chữ đó ta không được quên và không thể quên đi, vì chẳng những các chữ đó đã ghi lại trong sách vở và các di vật của cả một quá trình lịch sử của Dân tộc, mà trong quan hệ tương tác thuận nghịch giữa chữ viết và tiếng nói, các chữ Nho và chữ Nôm đã "thâm nhập" một cách cỗi rễ vào tiếng Việt, vào lời ăn tiếng nói và cả sinh hoạt của người Việt. Không thể coi sự thâm nhập ấy như sự vay mượn ngôn ngữ thông thường mà nước nào cũng có. Tiếng Việt cũng du nhập thêm tiếng Anh tiếng Pháp nhưng không thể so với quan hệ giữa tiếng Việt và chữ Nho.

Nhưng chữ như Tổ quốc, độc lập, tự do, hạnh phúc… chẳng hạn thì cứ cho là sự vay mượn của Tàu, nhưng không một dân tộc nào lại đi vay mượn những tiếng có tính "gốc rễ nguyên thủy" mà Dân tộc nào cũng phải tự có từ lúc phôi sinh, từ lúc biết nói tiếng người như "thân thể, quần áo, gia đình, tổ tiên, ông bà, học sinh, trường học…". Những tiếng ấy đều là tiếng trong "chữ Nho chính cống" nhưng không ai coi đó là những tiếng du nhập, bởi cái "Nho" ấy cũng là "Việt đích thực" mà thôi (ví dụ các chữ 裙襖-翁婆 tuy viết ra là chữ tượng hình nhưng cũng đọc là "quần áo-ông bà" như chữ Việt La tinh, rất nhiều chữ Nho cũng là cách phiên âm tiếng Việt như chữ La tinh). Chữ Nho là con đường trung gian giữa Phiên âm và Dịch nghĩa.

Cứ tạm dùng con số bốn nghìn năm là lịch sử dân tộc Việt thì cái văn minh gắn với chữ La tinh mới trên một trăm năm thôi ! Mấy nghìn năm văn hiến Việt Nam chẳng những lưu dấu trong chữ Nho, chữ Nôm, mà do tác động tương hỗ của chữ viết và tiếng nói (của văn tự và ngôn ngữ) cái hay cái đẹp, cái công sức cha ông thuở dùng chữ Nho, chữ Nôm đã ăn sâu vào tiếng nói Việt Nam, vào tâm hồn Việt Nam, vào phong cách Việt Nam, mà tự nhiên đến mức ta không hề nhận ra.

Một người Việt mù cả chữ Nho lẫn chữ Quốc ngữ cũng nhiều khi nói ra những câu " thuần Nho", ví dụ nói "ông bà đối xử thật tử tế, toàn gia đình nội ngoại vô cùng kính phục", viết chữ Quốc ngữ hay chữ Nho (viết nguyên văn theo âm chứ không phải là dịch nghĩa) : 翁婆對處寔仔細-全家廷内外無窮敬服, khi đọc các chữ lên cũng như nhau, đều là tiếng Việt cả thôi ! Các trí thức, các nhà văn Việt Nam thì trong câu viết, câu nói càng đầy những chữ của nhà Nho. Chẳng hạn một nhà văn Việt Nam yêu nước viết "toàn thể nhân dân Việt Nam tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất, kiên quyết đấu tranh chống ngoại bang xâm lược, kiên quyết Thoát Trung bất kỳ hoàn cảnh nào". Nếu viết chữ Nho :

"全体人民越南自豪 về 傳統英甬不屈, 堅決鬥爭 chống 外邦侵略, 堅决脱中不期完境 nào" thì trong 33 tiếng ấy chỉ có ba tiếng "về", "chống" và "nào" là thuần Việt (ba tiếng thuần Việt này cũng có thể dùng ký tự tượng hình nếu dùng chữ Nôm), còn 30 chữ Nho kia đọc lên chính là tiếng Việt, vậy chữ Nho đã thành chữ của tiếng Việt trực tiếp một phần lớn, chứ không chỉ dịch nghĩa như dịch ra một ngoại ngữ !

Chữ Nho và tiếng Việt lồng vào nhau đến mức như thế thì chữ Nho nếu không phải gốc Việt thì sự "vay mượn" này cũng xảy ra ngay từ thuở Dân tộc khai sinh, và đã nghiễm nhiên thành tài sản và cung cách của ta lúc nào không biết. Chữ Nôm, và có thể cả chữ Nho, phải được coi là chữ Việt cổ. Giang Văn Minh đấu tranh với vua Tàu bằng câu đối Đằng giang tự cổ, Lý Thường Kiệt viết bài thơ Nam quốc sơn hà như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, Nguyễn Trãi giương ngọn cờ yêu nước chống Tàu bằng Bình Ngô đại cáo… đều dùng thứ chữ Việt cổ ấy cả. Nếu coi đó là của nước ngoài hoặc của kẻ địch mà bỏ quên nó, loại trừ nó ra khỏi vốn liếng của Dân tộc mình là tự mình dại dột vứt bỏ một sức mạnh của chính mình mà thôi. Xu hướng canh tân đến mức "vong cổ" hay "bài cổ" theo tôi nghĩ là mất gốc. Mất gốc thì không nền văn hóa nào có thể còn sức mạnh.

Với người Việt chữ Nho không phải một ngoại ngữ như Trung văn (Trung văn phát âm theo Bắc kinh và theo đúng văn phạm Trung Quốc). Học Trung văn phải phát âm như người Tàu (Bắc kinh) và do đó có thể nói chuyện trực tiếp với người Tàu, như học Anh văn, Pháp văn, Nga văn thì có thể nói chuyện với người của các nước ấy. Nhưng học Hán văn không phải như thế. Chữ Nho đọc theo âm Việt với đủ năm dấu Sắc-Huyền-Hỏi-Ngã-Nặng, nhiều âm khác xa với người Tàu. Học Hán văn tức học chữ Nho rồi nhưng chỉ có thể bút đàm với người Tàu, chứ đọc lên thì hai bên đều như vịt nghe sấm, chẳng hiểu nhau nói gì. Người Việt lúc chưa có chữ viết lại bị Tàu đô hộ tất nhiên chỉ biết chữ Tàu, nhưng bản năng độc lập tự chủ đã khiến người Việt biến chữ Hán thành chữ Nho như vậy.

Cha ông ta thuở còn "hàn vi" phải dùng chữ của nước ngoài đã tìm cách Việt hóa để cố gắng biến thành của mình như thế. Vậy mà ngày nay, ta đã có chữ Quốc ngữ để phiên âm tiếng Việt quá hoàn hảo, lại có kẻ muốn sửa chữ Quốc ngữ cho "na ná" như giọng của Tàu, thậm chí khiến không đọc được các sách cũ, thì thật là cách làm ngược với công lao của tiền nhân, chẳng phải là một lũ hậu sinh vong bản, bất hiếu với cha ông và bất trung với Dân tộc hay sao ?

Ngày nay, nếu được trang bị một vốn cổ thích hợp sẽ khiến cho tâm hồn Việt Nam được đầy đủ, sung mãn hơn nhiều. Sự thu nạp những nét văn minh mới của thế giới cũng giống như thuật ghép cây mà Phan Châu Trinh đã hình dung. Muốn ghép cành mới thì trước hết cái gốc phải thật mạnh, thật vững chắc. Gốc đã yếu (thiếu nền tảng), đã lung lay, mà ghép cành mới vào có thể làm chết cả gốc lẫn ngọn. Biết thêm một ngoại ngữ đã là một vốn quý, huống chi cái vốn quý ấy bản chất là của chính mình thì càng thiết thân biết chừng nào ?

Cái vốn ấy không phải chỉ hiện diện trong quá khứ, mà bây giờ và mãi về sau vẫn nằm sâu trong tâm hồn và ngôn ngữ Việt Nam. Nền giáo dục và Văn học Việt Nam cần có những chương trình dài ngắn thích hợp về chữ Nho, chữ Nôm, tức một loại chữ Việt cổ cho học sinh Trung học và Đại học, cho các lớp bồi dưỡng nhà văn, nhà báo, nhà chính trị… Thiếu kiến thức tối thiểu về chữ Việt cổ ấy chẳng những sẽ thiếu hiểu biết cội nguồn dân tộc mà còn không thể hiểu và sử dụng tiếng Việt một cách thành thục được.

(Viết đến đây tôi chợt nhớ một chữ gốc Nho nhưng vì không biết chữ Nho nên khá nhiều nhà báo nhà văn "tầm cỡ" cũng viết bậy, đó là hai chữ "cứu cánh" (究竟 là cái kết quả cuối cùng) cứ được dùng với nghĩa "cứu giúp, cứu thoát". Lỗi này đã nhiều người viết bài cảnh báo nhưng hầu như vô tác dụng, như đàn gẩy tai… nhà văn xã hội chủ nghĩa vậy).

Việc Trung Quốc có âm mưu muốn lợi dụng chữ Tàu, tiếng Tàu, văn hóa Tàu, văn học Tàu, triết học Tàu cũng như đưa người Tàu, hàng hóa Tàu vào để "Tàu hóa" toàn cõi Việt Nam, đó là việc của họ mà ta cần chống lại. Nhưng không vì thế mà nhầm lẫn, mà xa rời rồi từ bỏ vốn liếng của dân tộc mình nằm trong ngôn ngữ và chữ viết cũ của mình, đó là tự làm mất sức mạnh của mình. Vốn cổ ấy không phải của Tàu, ngược lại đó còn là sức mạnh để chống Tàu xâm lược và đồng hóa. Mất gốc, không một nền văn hóa nào có thể có sức mạnh dù tất cả có được hiện đại hóa để trở thành các "cư dân mạng – Netizen" để liên kết với toàn thế giới chăng nữa.

3. Chuyện nhỏ mới về Menras Hồ Cương Quyết, cũng hơi buồn một chút, nhưng mang đầy thông điệp hữu ích.

Cái tên kép André Menras – Hồ Cương Quyết đã đại diện cho tấm lòng và lập trường rất Quốc tế Vô sản của người đảng viên hai quốc tịch Pháp-Việt. Nhưng ông Tây họ Hồ này "cương quyết" đến mức còn mang tính Việt Nam hơn nhiều người Việt Nam chính gốc, và cộng sản hơn rất nhiều người cộng sản. Người nước ngoài có yêu Việt Nam thường chỉ yêu văn hóa Việt Nam, yêu con người Việt Nam, nhưng Menras yêu đến cả biên cương hải đảo Việt Nam, và khi thấy quê hương thứ hai này bị xâm lấn dã man thì ông đã "ngạc nhiên đến phẫn nộ, nhiều đêm không ngủ được" trong khi vô khối người Việt Nam vẫn ngủ ngon vì chẳng thấy đau, chẳng có chút gì ngạc nhiên và phẫn nộ.

Ông đau và phẫn nộ chẳng những ngang nhiên mặc áo NoU đi biểu tình mà còn làm phim Hoàng Sa Việt Nam – nỗi đau mất mát đem chiếu khắp nơi. Yêu đến như thế thiết tưởng người được yêu phải cảm động đến run người và nâng niu ông hết mực, ngờ đâu chủ nhà lại cho người bám sát, nói xấu và cấm đoán ông bênh vực Việt Nam, bênh vực người mình yêu, vì bênh vực như thế thì xúc phạm đến kẻ thù xâm lược mà chủ nhà đang có nhiệm vụ phải bảo vệ (!). Sự ngược đời trái khoáy đến mức trời cũng không hiểu được ấy khiến trái tim yêu của ông không còn dám "thổn thức vì yêu" nữa mà bị trật khấc lộn xèo muốn nát vụn, buộc ông phải hồi hương về cái quê hương thứ nhất của ông. Lúc mới tới nước Việt ông "cương quyết" bao nhiêu thì khi phải xa rời nơi mình trót yêu ông lại dùng dằng đau xót bấy nhiêu. Và thốt ra lời "Rời đi là chết đi một chút" (Partir, c’est mourir un peu).

Câu chuyện tình thế là sang bước ngoặt.

Lứa chúng tôi rơi rớt từ thời kỳ thuộc Pháp, được học tiếng Pháp chàng trai nào cũng nhớ câu phương ngôn Pháp "Aimer, c’est mourir un peu !" mà Xuân Diệu dịch thành thơ là "Yêu là chết ở trong lòng một ít". Câu phương ngôn thật ý nhị, đánh trúng nỗi lòng những kẻ chớm yêu : Yêu là chết đấy, chẳng sung sướng gì đâu ! Nhưng lại dỗ dành : Chết một tý để biết xuýt xoa mê đắm thôi mà, đừng sợ ! Chúng tôi viết câu phương ngôn Pháp vào sổ tay carnet, để bên bàn học. Nay thấy ông Menras than thân như vậy chúng tôi đồng cảm và thấu hiểu ngay nỗi lòng. Nhưng muốn thêm vào câu than của Menras mấy chữ "encore une fois" (Partir, c’est mourir un peu, encore une fois !) , bởi khi yêu Việt Nam là đã "chết đi một chút" rồi nay phải dứt áo ra đi cũng chẳng sướng gì, có chết đi cũng là chết thêm một lần nữa. Hoặc thêm hẳn cho nhau một câu "Mourir, c’est se réveiller un peu !" (Chết, là tỉnh ngộ được một chút đấy !).

Việt-Pháp là một mối tình đậm sâu mà oan nghiệt. Pháp là căn cứ địa của Tình yêu cộng sản lý tưởng, là an toàn khu của Trái tim cộng sản trong công cuộc chiến đấu chống áp bức bất công của thế gian. Nhưng đội lên đầu một Trái tim lớn quá nặng quá cũng khó mà đi đến đích. Trái tim cộng sản si tình thật đáng quý, đáng yêu, nhưng thật đáng thương vì chắc chắn nó bị phụ tình. Chính trái tim thi sĩ Xuân Diệu, người đã bị hút hồn bởi câu phương ngôn Pháp "Yêu là chết trong lòng một ít", và bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp, đã "thổn thức" như sau, như một lời tâm sự gửi Menras hôm nay :

Yêu, là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu :

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.

Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu !

- Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt,

Những người si theo dõi dấu chân yêu

Và cảnh đời là sa mạc cô liêu.

Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Thưa "đồng chí" Menras Hồ Cương Quyết. Mối tình Việt Pháp thật đậm sâu và oan nghiệt, ân oán nhập nhằng. Việt Nam bị cộng sản hóa do phút giây oan nghiệt của Nguyễn Tất Thành ở Hội nghị Tours của Pháp, nơi có Đảng cộng sản rất danh tiếng. Nhưng Pháp cũng là một "bọn Tư bản-Thực dân" mà nhiều người cộng sản Việt Nam đến nay vẫn còn căm ghét tất cả những gì liên quan (như vẫn còn ghét A. de Rhodes dù đã có công trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ). Hồ Chí Minh thành cộng sản ở Pháp, nhưng người ta níu lấy "công lao" của Hồ Chí Minh cũng chỉ còn ở cuộc trường kỳ đánh Pháp của ông Hồ. Pháp cũng là nơi cư trú của Phan Châu Trinh, người kịch liệt phản đối con đường mượn sức mạnh nước ngoài để giành độc lập và cứu nước, con đường mà về sau chính Nguyễn Tất Thành chủ trương. Pháp là nơi đã làm phát sinh hai tư tưởng đối lập Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành.

Và người cộng sản Việt Nam gốc Pháp Menras Hồ Cương Quyết cũng là hiện thân của mối tình sâu đậm và oan nghiệt đó. Những người dân chủ chúng tôi rất quý mến ông, một người Tây quá yêu nước Ta của chúng tôi, nên mới nói đùa với nhau rằng :

"Đồng chí" Hồ Cương Quyết ơi ! Trong cuộc đấu tranh để sửa những lỗi lầm cộng sản, phải đương đầu với một đội ngũ mà "trình độ Xây dựng Đảng" đều ở cấp Tiến sĩ trở lên, thà mất nước còn hơn mất đảng (chư hầu), thì ông thua là phải, thua mà vui vì biết vì sao mình thua, đồng chí ạ !

Tuy phải "Partir" nhưng "se réveiller un peu" ! Vỡ mộng và vỡ lẽ ra rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể đập bỏ chứ không thể sửa chữa, người cộng sản cấp cao nhất ở một nước cộng sản mạnh nhất đã rút ra kết luận ấy trước chúng ta lâu rồi.

Chống lại chuyên chính giáo điều của Đảng cộng sản để chủ nghĩa cộng sản trở nên nhân ái, dân chủ tự do thì bao nhiêu đồng chí "cộng sản nhưng mà tốt" đã không được "mourir un peu" đâu, mà đã chết toàn phần (mourir cent pour cent) và chết ngay tút-suýt (mourir tout de suite) đấy thôi. Với người đã hết tuổi yêu đương si mê bồng bột, mà chỉ Chết một chút trong tâm hồn để đổi lấy cả Chân lý thời đại là sướng quá rồi. Nào ta nâng ly, có chai rượu vang Bordeaux superieur chính hiệu đây !

Hà Sĩ Phu

Nguồn : Boxitvn, 16/12/2019)

Chú thích :

(1) Bài diễn thuyết về Truyện Kiều và tiếng Việt này được Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại tại tạp chí Nam Phong số 86. Bài diễn thuyết này mở đầu cho một cuộc tranh cãi nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX, được người sau mệnh danh là Vụ án truyện Kiều. (Tiếng nói và chữ viết là hồn cốt của một Dân tộc (Học giả Phạm Quỳnh từ 1924 đã linh cảm thấy quan hệ "Tiếng ta còn thì nước ta còn".

(2) Việc gọi tên chữ Nho hay chữ Hán chưa thật thống nhất. Hồi còn nhỏ tôi được học các sách Tam Tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Sơ học vấn tân, Luận ngữ, Mạnh Tử chính văn… thì các cụ chỉ bảo đó là học chữ Nho, không ai gọi đó là chữ Hán bao giờ. Trái lại khi học Trung học đệ nhất cấp, ban Sinh ngữ, ở trường Nguyễn Trãi (Hà Nội) thì bên cạnh Pháp văn (6 giờ 1 tuần), Anh văn (4 giờ) có 4 giờ cho Hán văn. Mặc dù học Hán văn nhưng vẫn gọi chữ Nho chứ không gọi là chữ Hán.

Published in Diễn đàn

Cuốn sách Chia tay ý thức hệ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được Tự do Xuất bản ấn hành đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Rất nhiều người quyết tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị này. Và Việt Nam Thời Báo đã có cuộc chuyện trò với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn sách để đời của ông.

hsp1

Cuốn sách "Chia tay ý thức hệ" của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu - Ảnh minh họa

VNTB : Cuốn sách Chia tay ý thức hệ đối với ông, là một đứa con tinh thần hay là một sản phẩm trân quý ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Những bài tôi viết ra đều là từ tim óc của mình mong góp chút nhận thức để làm tốt xã hội, để trả ơn đất nước và cuộc đời đã nuôi dưỡng mình, nên đương nhiên là những đứa con tinh thần của mình, còn mọi đánh giá là do độc giả. Riêng cuốn "Chia tay ý thức hệ" vốn manh nha từ năm 2012 do thiện ý của bạn đọc trong và ngoài nước. Lúc ấy tôi có viết mấy lời gửi độc giả 2012, nhưng không hiểu sao sự việc không thành, nay mới thấy tiếp tục và tôi vui biết đã có sách.

VNTB : Ông viết ba tiểu luận : Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ, Đôi điều suy nghĩ của một công dân và Chia tay ý thức hệ trong hoàn cảnh nào ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Hoàn cảnh ư, có hơi phức tạp một chút. Tôi là người làm khoa học tự nhiên, ngành sinh học, chuyển từ Viện Khoa học Việt Nam ở Hà Nội vào Đà Lạt định nuôi cấy mô vài cây thuốc quý.

Một hôm ngồi nghe tuyên giáo báo cáo thời sự ở Đà Lạt (1988), chị tiến sĩ kiến trúc Đặng Việt Nga, con cụ Trường Chinh, bảo tôi : Một vài điều anh thường nói chuyện với bạn bè gần gũi khiến tôi cắt nghĩa được nhiều vấn đề, hôm nào anh hệ thống lại nói với bạn bè cho vui. Thế là sau đó có một cuộc chuyện trò tại nhà tôi, tôi vẽ một biểu đồ, như một cuộc thuyết trình sinh học, chứng minh nếu xuất phát từ đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản thì không đến được cái đích tốt đẹp mong muốn, nửa đường sẽ tắc, sẽ ngụy biện, sẽ phải theo thế giới về kinh tế nhưng sẽ đổi mới giả về chính trị và tư tưởng…

Nghe xong mọi người đồng tình lắm và bảo tôi phải viết thành bài nghiêm chỉnh gửi ngay cho các cơ quan lý luận và báo chí. Thế là với chiếc máy chữ cọc cạch (1988 làm gì có vi tính và Internet), không có một cuốn sách nào, trong đầu có thế nào viết ra thế ấy. Ai ngờ 10 trang đánh máy ấy gây chuyện to : Hội nhà văn Việt Nam và Tạp chí Sông Hương và một số nhà văn thì nhiệt liệt hưởng ứng, ủy viên bộ chính trị Đào Duy Tùng thì vác bài ấy đi phê phán khắp nơi, các báo chí chính thống của đảng cộng sản liên tiếp viết hơn 30 bài phê phán (huy động cả triết gia Trần Đức Thảo).

Bài lan ra hải ngoại thì tạo ra làn sóng khen ngợi, tán dương, tự nhiên Hà Sĩ Phu thành nhân vật chính trị mà từ thuở bé đến giờ có biết chính trị là cái gì ?

Chỉ định viết một bài ấy thôi, nhưng thấy bị phê phán buộc phải viết thêm hai bài sau để giải thích, để thành một hệ thống mạch lạc cho có đầu có đuôi.

VNTB : Điều gì ông tâm đắc nhất trong cuốn sách Chia tay ý thức hệ ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Chọn ra cái gì tâm đắc nhất thì cũng khó. Nhưng cứ tạm ghi nhận thì có thể kể ra mấy điểm sau đây :

- Trước hết vạch được cái sai lầm lớn nhất của cái gọi là "hòn đá tảng" để thiết kế toàn bộ chủ thuyết cộng sản là việc lấy đấu tranh giai cấp làm động lực của tiến hóa và dùng giải pháp chuyên chính vô sản để giải quyết bất công. Tôi nêu được vai trò Tiền phong của Trí tuệ và sự tự do cạnh tranh Trí tuệ chính là động lực Tiến hóa.

- Chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một chế độ phong kiến độc tài biến tướng, nên gieo vào mảnh đất phong kiến phương Đông mới đúng đất của nó, để nó đâm rễ sâu rộng nên sẽ kéo dài hơn các nước Đông Âu.

- Nêu được tính chất tạm thời của chủ nghĩa thực dân, tất yếu sẽ hết khi nhân loại đi lên, nên nóng vội đánh chủ nghĩa thực dân bằng mọi giá (kể cả cái giá gây tác hại về sau) là dại dột. Điều này về sau đọc Phan Châu Trinh tôi mới biết cụ Phan đã nói như thế rồi.

- Ngay 30 năm trước tôi đã dự đoán "người ta" sẽ mắc kẹt giữa chủ nghĩa với thực tế nên nhất định sẽ ứng xử bằng cách dối trá và ngụy biện, ngụy trang…

VNTB : Nhiều ý kiến của ông trong ba tiểu luận nói trên vào thời điểm 25-30 năm trước là táo bạo và mạnh mẽ nhưng ở thời điểm hiện nay nó không có gì mới mẻ nếu không nói là ấu trĩ, nhưng tại sao khi quyết định xuất bản thành sách Chia tay ý thức hệ ông không bổ sung và chỉnh sửa ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tất cả những bài viết và trả lời phỏng vấn của tôi có thể gom thành 3 cụm :

- Ba bài lý luận cơ bản (từ 1988 đến 1995)

- Hơn 200 bài sau đó (từ 1997 đến nay), để đáp ứng những tình hình thực tế, thời sự của xã hội Việt Nam, nhất là nạn cướp đất, đàn áp dân quyền và nguy cơ Bắc thuộc.

- Những bài có tính văn học như văn xuôi, thơ và câu đối.

Cuốn Chia tay ý thức hệ chỉ là "cụm" bài thứ nhất, chỉ về nhận thức cơ bản, chứng minh lý thuyết Mác-Lê là những ảo tưởng phi khoa học và tai hại, lại viết từ 30 năm trước, khi chưa có phong trào dân chủ như hiện nay, thì đương nhiên chưa có tính thời sự nóng bỏng và về nhận thức cũng chưa chín muồi như hiện nay. Sự cập nhật về nhận thức và thời sự như VNTB đề cập xin dành cho 200 bài viết bổ sung về sau, chắc phải thành một tập riêng, nên chưa có mặt trong tập Chia tay ý thức hệ này. Tôi chỉ đề nghị quý vị có hảo tâm in sách thì bổ sung thêm 1 hoặc 2 bài mới trong con số 200 bài mới đó như một sự báo trước mà thôi. Vì tôn trọng tính chất lịch sử của ba bài chính luận ấy nên tôi muốn giữ nguyên văn, không chỉnh sửa gì.

hsp0

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu (Đà Lạt) - Ảnh minh họa

VNTB : Vào thời điểm 1988-1995, ông có nghiên cứu tài liệu, sách vở nào để phản bác chủ nghĩa Marx-Lenin ? Hay sự phản bác của ông chỉ dựa vào nhận thức của ông ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tìm ra chân lý thì rất khó, nhưng khi đã tìm được chân lý thì có thể diễn đạt theo kiểu bác học, kinh viện, nhưng cũng có thể diễn đạt một cách phổ thông, ai cũng hiểu được vì chân lý chính là thực tiễn của đời sống không có gì xa lạ (việc phát hiện thuyết Nhật tâm để thay thuyết Địa tâm là một ví dụ). Tôi không dám nhận mình là phát hiện ra chân lý mà chỉ là nhận thức được chân lý, đối chiếu lý luận Mác-Lê với những quy luật sinh học, và tìm cách diễn đạt thôi. Tôi chọn cách diễn đạt thứ hai, phổ thông, ai nghe cũng hiểu được, nhân dân cần cái đó. Chính cơ quan An ninh, những khi hỏi cung tôi, họ cũng bảo "bài viết của ông nguy hiểm vì quá dễ hiểu, không cần sách vở gì cũng hiểu được". Tất nhiên khi gặp điều gì cần "check" lại thêm cho chắc thì tôi phải tìm sách để duyệt lại xem cho kỹ lưỡng, nhưng đọc để cho mình, thành nhận thức của mình rồi tôi mới viết ra, chỉ khi thật cần thiết tôi mới dẫn sách.

VNTB : Có khá nhiều người đã gọi ông là nhà tư tưởng. Ông có nhận mình là nhà tư tưởng không ? Tại sao ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Tôi nhận thức thế nào, viết ra thế đó. Tôi biết cũng có lúc tôi được gọi là nhà văn hóa, nhà tư tưởng, là thức giả-học giả gì đó…Tôi cảm ơn nhưng không dám nhận bất cứ danh hiệu gì, có danh chỉ thêm phiền thêm khổ. Tôi chỉ là một anh làm khoa học tự nhiên, nhìn quê hương mình đang tơi bời và tương lai bất trắc mà phải dâng xã hội chút nhận thức của mình như sự đền đáp phần nào công ơn của đất nước, của cuộc đời đã tạo sinh ra mình và cho mình tọa hưởng bao nhiêu thành quả quá vĩ đại, chết mà không trả ơn thì là thằng ăn quịt. Vậy thôi.

Ngay cái bút danh Hà Sĩ Phu cũng không phải tôi tự xưng là Sĩ Phu Bắc Hà. Chữ Hà khi là họ Hà thì có nghĩa nghi vấn như một dấu hỏi Sĩ Phu là ai, là thế nào, có Sĩ Phu không ?

VNTB : Ông có dự đoán rằng, vào thời điểm nào đó, chính quyền Việt Nam sẽ nói lời Chia tay ý thức hệ với chủ nghĩa cộng sản không ?

Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu : Quy luật của sự nhận lỗi xưa nay là : Trước một lỗi lầm nếu nhận sớm ngay từ đầu thì rất đơn giản, nhưng đã chọn con đường ngụy biện, dối trá để chống lại lẽ phải thì cứ phải sinh ra sự dối trá sau để củng cố sự dối trá trước, lúc đầu còn châm chước được sau càng ngày càng cãi chầy cãi cối, cứ thế ngày càng rúc sâu thêm vào con đường cụt, càng khó quay ra.

Tôi có kinh nghiệm : Khi tình hình đã đủ chín để không thể cãi được nữa thì ta để kẻ có lỗi được tự thân tìm cách nhận lỗi một cách nào đó gián tiếp, nhận lỗi mà không quá mất mặt. Chứ lúc ấy mà còn tiếp tục dồn nó vào đường cùng thì nó phát khùng : "Ông vô lý thế đấy, mày làm đ… gì được ông" thì có phải dở không, chẳng có lợi gì. Còn như kẻ có lỗi không tự biết lỗi mà còn dùng vũ lực hại ta thì lúc ấy đâu còn là chuyện đối thoại, tranh cãi nữa ?

Nhưng thực ra điều này mới quan trọng : thằng thầy, thằng chủ nợ, thằng bạn vàng 16 chữ có cho phép nó giã từ đường cũ hay không, con đường Ý THỨC HỆ tai hại đã dẫn lối cho con sói Bắc phương đặt cả 4 chân vào ngôi nhà Việt Nam yêu dấu của chúng ta mà tổ tiên ta đã chống chọi cả 1000 năm vô cùng tài giỏi ?

Phải "Chia tay ý thức hệ" bởi cứ nghĩ đến công lao tổ tiên mà nay bị tan hoang là không cầm được nước mắt.

VNTB : Chân thành cám ơn ông !

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 22/12/2018

Published in Diễn đàn

Tôi thật vui mng được thy Giáo sư Lê Xuân Khoa đã hoàn toàn đồng cm khi khơi dy mt cách ngn gn và khúc chiết cái ch đ quan trng bc nht mà tôi đã đ cp ròng rã hơn 10 năm nay : Mun thoát Trung buc phi thoát Cng, nhưng hai vic y phi làm đng thi !

thoat1

Mun thoát Trung buc phi thoát Cng, nhưng hai vic y phi làm đng thi - Ảnh minh họa

Trước khi nói thêm mt s điu liên quan xin nhc tên mt s bài đã lưu trong Thư vin Hà Sĩ Phu về ch đ này :

Vừa ni xâm, va ngoi xâm - phi làm gì trước ?  (2007)

Giải Cộng nhi thoát !  (2012)

Muốn thoát Hán phi thoát Cng  (2014)

- Không thể "thoát Trung" mà không "thoát Cng"  (2014)

- Không dựng tượng đài y, không phi ch vì con s 1.400 t ! (mun thoát Cng phi thoát H !) (2015)

*

1. Thoát Cộng là thoát gic Ni xâm

Dân bị mt quyn làm ch đt nước vào tay người cm quyn trong nước thì đó là nn Ni xâm (xin tham kho bài Xin đừng gi Tham nhũng là Ni xâm).

Có người bo : Dân ta vẫn có đy đ mi th quyn công dân đy ch ? Toàn là quyn trên giy thôi. Nói gì nhiu, ch nghe Tng bí thư đng nói "Quc hi là nơi c th hóa các ngh quyết ca Đng" và li Ch tch ca Quc hi, nơi tp trung quyn lc cao nht ca nhân dân, nói về vic thành lp ba đc khu (3 nhượng đa ca Tàu) rng "B Chính tr đã quyết thì Quc hi phi bàn cách thc hin, không bàn cãi gì na" là đ rõ "quyn làm ch" ca dân vĩ đi đến đâu ri !

Nhân dân chưa bao gi được bc lên cao như trong chế đ cộng sản, nào là người sáng to ra Lch s, nào là ch nhân tht s ca đt nước, cán b ch là đày t ca nhân dân. Nhưng Nhân dân ch làm nên Lch s đ Đảng cộng sản cướp được chính quyn, ch xong vic ri, bây gi "thng dân" mun làm nên Lch s thì hãy phi đi "hc tp cải to" đ thành công dân tt ca Đng đã nhé !

Đảng li ch trương "Đất đai thuc s hu toàn dân, do nhà nước đi din chủ sở hu và thống nht qun lý" (Nhà nước toàn người ca Đảng cộng sản lãnh đo) ! Vy là c gii đt ch S ca t tiên nước nhà đ li nay do Đảng cộng sản đc quyn gi "s đ" (dân ch được cho quyn s dng ch không có quyn s hu). Ông ch mà không được s hu "mt mnh đất cm dùi " thì xách dép cho thng đày t, ri đ h hàng nhà dép lên tiếng như trường hp cô Thùy Dương Th Thiêm. Đày t cm "s đ" trong tay thì nó "sang nhượng " cho ai là rt đúng lut, đúng quy trình, còn cãi gì na ? Thế thì nhân dân đã mt nước, từ trong nước, trước khi b ngoi bang xâm lược vy !

2. Về quan hệ giữa thoát Trung và thoát Cộng

Như vy, nhim v thoát Trung và thoát Cng cũng có nghĩa là thoát nn Ni xâm và nn Ngoi xâm, cũng tc là chng nn Cng sn và nn Bc thuc-Hán hóa.

Vì Việt Nam sa vào chủ nghĩa cộng sản nên mi đưa đt nước chui vào vòng tay Trung Quốc, ngược li nếu Việt Nam ra khi qu đo cộng sản thì Trung Quốc chng còn c ràng buc gì, li thế gì đ trói buc Việt Nam.

Quan hệ gia hai quc nn này, gia hai nhim v này là quan h Nguyên nhân và Kết quả. Theo phép cha bnh thì dit được nguyên nhân là cha được bnh : hết chế đ cộng sản là hết bnh Bc thuc. Nhưng đây c nguyên nhân (chế đ cộng sản) ln kết qu (nn Trung Quốc xâm lược) đu là hai vt th sng khng l, quái ác và liên kết tương h củng cố ln nhau, bo v ln nhau đ cùng hưởng li trên s phn ca dân tc Việt Nam. Nguyên nhân (chế đ cộng sản Việt Nam) bám cht ly kết qu (bành trướng Trung Quốc) và kết qu (bành trướng Trung Quốc) quay li gi cht nguyên nhân (cộng sản Việt Nam).

Điều quái ác là, người gi chế độ chính tr cộng sản Việt Nam không phi ch Đảng cộng sản Việt Nam mà ch yếu là Đảng cộng sản Trung Quốc. Đảng cộng sản Việt Nam hin nay không mun t b chế đ cộng sản đã đành, nhưng cho dù có mun vì nước vì dân mà thoát ly chế đ thì Trung Quốc cũng không cho phép. Tôi đã có ln tr li phng vn rng vi những gì hai nước đã thiết kế, Trung Quốc có th dùng tin mua chuc bt c mt k cm quyn Việt Nam nào mun thoát Trung, và nếu không mua được thì nó giết quách mt cách tht d dàng (thân chư hu khn nn như thế). Tóm li, tuy thoát Trung là mc tiêu cp bách và trọng yếu s 1 nhưng không th thoát Trung mà chưa thoát Cng, li cũng không th thoát Cng trước ri mi thoát Trung. Hai vic y phi làm song song, vn đ là phi hp hai vic y vi nhp điu như thế nào ?

Nhưng Tri sinh ra tai ha nào cũng đng thời cho luôn thuc cha nm đâu đó. Trước đây, khi Trung Quốc chưa l rõ mt xâm lược thì vic đu tranh thoát Cng trong ni b quc gia là cc kỳ khó. Lúc y lên án mt vn đ dân ch-nhân quyn là rt khó và ít hiu qu, vì Đảng cộng sản tha sc che đy và trn áp. Nhưng khi Trung Quốc l din xâm lược, thì chính gic Ngoi xâm ch không ai khác đã giúp dân ta vch rõ mt tht ca gic Ni xâm mà Đảng cộng sản khó cãi được. 

Hai việc ln thoát Trung và thoát Cng phi làm đng thi là điu rt khó, nhưng mt khác hai việc ấy li tương h nhau, to điu kin cho nhau, làm d cho nhau. Gn cht hai vic y vi nhau s thành sc mnh.

Hà Sĩ Phu

Nguồn : Boxit.vn, 18/12/2018

Published in Diễn đàn

Bài viết dưới đây được trích t tác phm "Ký II" ca nhà báo Đinh Quang Anh Thái, xut bn vào trung tun tháng Chín, 2018, qua h thng Amazon. Bài viết bao gm nhiu tài liu, quan đim ca Hà Sĩ Phu, được nhà báo Đinh Quang Anh Thái ghi li qua nhiu hình thức trong mt thi gian dài, khi đi t mt s kin năm 1995 đến biến c biu tình chng D Lut Đc Khu 2018. Hơn 20 năm trôi qua, các nhn đnh liên tc ca Hà Sĩ Phu v tình hình chính tr trong nước, trên thế gii, và đc bit v mi quan h Vit - Trung, vẫn còn nguyên vn tính thi s và tiên đoán chính xác. Bài viết được đăng ti vi s đng ý ca tác gi Đinh Quang Anh Thái.

hsp1

Hà Sĩ Phu, tác giả "Chia tay Ý thức hệ", tại tư gia ở Đà Lạt. (Hình : Hà Sĩ Phu gi Đinh Quang Anh Thái)

***

Ngày 10 tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn đng bào ti nhiu thành ph Vit Nam xung đường biu tình chng "D Lut Đặc Khu Kinh Tế".

Dự lut d trù s được Quốc hội cộng sản Hà Ni đưa ra biu quyết ngày 15 tháng Sáu, cho thuê mướn thi hn 99 năm ba khu vc Vân Đn, Bc Vân Phong và Phú Quc.

Hầu hết các nơi biu tình đu din ra ôn hòa, ngoi tr Phan Rí. Lc lượng Cảnh sát cơ động, được mnh danh ‘Qu Đm Thép’ ca Bộ Công an Vit Nam, thúc th trước người biu tình chng d lut đc khu và đã biến thành bo đng ti Phan Thiết, Phan Rí Ca, Bình Thun.

Hình ảnh trên các mng xã hi cho thy lc lượng Cảnh sát cơ động bỏ áo giáp, nón st, leo tường chy khi tr s y Ban Nhân Dân tnh Bình Thun. H được nhng người biu tình đi x t tế, thm chí có người dân còn cúi xung đưa lưng cho cnh sát leo lên vượt tường ra ngoài.

Ngày 15 tháng Sáu, từ Đà Lt, Hà Sĩ Phu gi email cho kẻ viết bài này :

"Đinh Quang Anh Thái thân mến,

"Trước hết cho mình xin li vì đã hi âm chm tr. Chc Thái không th hình dung tình trng ca mình sau khi ch Biên mt. Bà xã mình mt là s kin đau thương nht đi mình. Ch Biên chu đng my chục năm đ cho mình làm nghĩa v ca mt anh trí thc, chưa đn đáp được gì thì bà y đã ra đi ! Ngày nào mình cũng khóc. Kh thế, yêu thương càng nhiu thì s mt mát càng đau. Mình trơ tri mt mình vi bnh tt, phi t lo liu đ mi th. Đng thi đúng lúc xã hội đang xy ra nhiu biến đng, nên mình không th tách ri khi tình hình chung y.

"Thái hỏi đt nước mình bây gi ra sao, so vi cách đây hơn 20 năm, khi mình tr li phng vn ca Thái ln đu tiên năm 1995, mình thy, sau hơn 20 năm, tình hình xã hội đã có nhng biến chuyn đáng khích l (s người dân ch tiên phong xut hin nhiu thêm, s người dân quan tâm đến vn mnh đt nước cũng nhiu thêm, đc bit là trước ha Bc thuc ; xã hi ngày càng phơi bày s thi nát và không n đnh, thái độ mị dân ngày càng kém hiu qu, chính sách đc tài ngày càng l din… Nhng cuc biu tình tính ti con s trăm ngàn người tham d hôm 10/06/2018 là minh chng cho s tiến trin đó. Nhưng đó mi là s biến đi v LƯỢNG, chưa đ đ thành biến đi v CHT.

"Theo mình, thực trng đt nước chúng ta hin nay, do th chế có 3 tính cht là phi khoa hc, đc tài và di trá, nên xã hi không th phát trin, tham nhũng, ách tc, tha hóa toàn din, b dn nén nên tim n nguy cơ biến đng. Mà đã xy ra biến đng ri, điển hình là nhng cuc biu tình hôm 10 tháng Sáu. Nhưng đy mi là đi ni, chưa quan trng bng đi ngoi (nn Bc thuc mi). Thoát Trung mi là nhu cu cp thiết hàng đu, nhưng mun Thoát Trung phi Thoát Cng. Người gi chế đ cộng sản Việt Nam không ch là Đcộng sản Việt Nam mà chủ yếu là Đảng cộng sản Trung Quc !".

Hà Sĩ Phu 1995

Năm 1989, lúc khối cộng sản Đông Âu và "cái nôi ca vô sn thế gii" là Liên Xô rã ra như "cơm ngui gp mưa", nhà thơ Lê Bi thuc nhóm Nhân Ch Hc Xã rao khp bn bè : "Ai tìm được tác gi bài viết DT TAY NHAU ĐI DƯỚI TM BIN CH ĐƯỜNG CA TRÍ TU, tôi tng 1.000 đô la".

Không ai kiếm được.

"Nhân Chủ" là t đã được nhà cách mng Thái Dch Lý Đông A dùng đu tiên vào năm 1939, lúc ông khong 19 tui, khi ông sáng lp và là Bí thư Trưởng Duy Dân Cách Mng Đng. Nhân Chủ Hc Xã là cơ quan lưu tr tài liu, nghiên cu và hun luyn ca Duy Dân.

Sau năm 1954, từ Bc di cư vào Nam, nhà cách mng Thái Lăng Nghiêm tiếp tc công vic ca Nhân Ch Hc Xã.

Năm 1985, các anh Trịnh Đình Thng, Thanh Hùng, Hoàng Khi Phong, Nguyễn Văn Cường, Lưu Ngc Th, Hoàng Chính Nghĩa (Lê Bi), Nguyn Võ Thu Hương và k viết bài này cùng nhau phc hot Nhân Ch Hc Xã ti M. Trong nhóm, ba anh Trnh Đình Thng, Thanh Hùng và Nguyn Văn Cường là cán b Duy Dân ; nhng anh em còn li là nhng k lưu vong cùng chí hướng tìm li vi nhau.

Trong nhóm, Lê Bi là người "ming nói, tay làm". Anh đánh máy, b du tiếng Vit bng tay và giao cho tôi in nhng cun "Đo Trường Ngâm", tp thơ ca Lý Đông A ; "T Phán" ca Phan Bi Châu ; "Thư Quc Ni" tp bài nhn đnh v tình hình Vit Nam ca tác gi n danh được chuyn bí mt t trong nước ra cho chúng tôi (sau này mi biết người chp bút là anh Đoàn Viết Hot) ; và "Thơ Trích" ca Lê Bi.

Cũng vào thời đim anh em chúng tôi n lc tìm xem ai là tác giả DẮT TAY NHAU ĐI DƯỚI TM BIN CH ĐƯỜNG CA TRÍ TU, báo Người Dân ra đi, vi cùng nhân s ca Nhân Ch Hc Xã và thêm các anh Nht Tiến, Hoàng Mnh Hùng, Lê Thin Tùng, Mai Văn Hin, Phm Gia Hòa, Nguyn Văn Trung, Tng Nhim, Trn Thế Kit, Lã Hoàng Trung.

Nỗ lc, nhưng chúng tôi vn không tìm được tác gi DT TAY NHAU ĐI DƯỚI TM BIN CH ĐƯỜNG CA TRÍ TU.

Mãi sau này mới biết tác gi bài viết có bút hiu là Hà Sĩ Phu.

Và ai cũng tưởng "Hà Sĩ Phu" là… sĩ phu Bc Hà.

Nhưng không phi.

Lần đu tiên tiếp xúc qua đin thoi và tr li cuc phng vn ngày 04 tháng 12, 1995, phát thanh trên đài VNCR 106.3 FM ti California, Hoa Kỳ, Hà Sĩ Phu nói vi tôi : "Bút hiu ca tôi đã tng b đưa ra tho lun. Ông Đào Duy Tùng khi đi nói chuyn mi nơi đã cáo buộc rng, ‘có người xưng là sĩ phu Bc Hà đòi dy chúng ta v Mác-Lê nin !’ Ri khi tôi b B Ni V gi đ thm vn, thì Thiếu Tướng Quan Phòng có hi tôi ‘ly cái tên như thế anh đnh có ý gì ?’ Ý ông mun nói tôi dùng cái tên đó đ làm khi đng, kích động cái tinh thn sĩ phu kiên cường trong nước chăng ? Tôi tr li là li hiu đó là do đòi hi ca thc tế. Người ta hiu thế là vì trong thc tế nó đt ra vn đ rõ như vy. Và nếu tên tôi có đáp ng nhu cu đó thì tôi không phn đi gì c. Thc s ra khi tôi đt tên đó thì h Hà, ch Hà đó là b Nhân đng ch không phi là b Thy. Nhân đng và ch Kh có ý nghĩa là ‘thế nào ?’ ‘là ai ?’ ‘làm sao ?’ - thì tên Hà Sĩ Phu tôi đt nghĩa là ‘thế nào là sĩ phu ?’ ‘ai đáng là sĩ phu ?’ ‘ hay làm gì có sĩ phu ?’ - tức là sau đó phi đánh mt du hi. Tôi không có ý khng đnh mình xng đáng là mt người sĩ phu ca Bc Hà đâu".

Ông giải thích thêm, khi đt bút danh cho mình là Hà Sĩ Phu, ông mun t nhng thao thc, trăn tr v tình trng tt hu mi mt ca Vit Nam và muốn t nhc mình v bn phn và ý thc ca người sĩ phu đi vi con người và đt nước Vit Nam.

***

Hà Sĩ Phu, tên thật là Nguyn Xuân T, sinh năm 1940 Bc Ninh. Tt nghip Phó Tiến sĩ Sinh hc ti Vin Hàn Lâm Khoa Hc Tip Khc. V nước, Hà Sĩ Phu công tác tại Vin Khoa Hc Vit Nam. T năm 1988, Hà Sĩ Phu đã công khai chng li ch nghĩa và s cai tr đc tài ca cộng sản Vit Nam. Nhng bài Hà Sĩ Phu viết như "Thng Bm", "Bin Chng và Ngy Bin trong công cuc đi mi" ; đc bit là bài "Dắt tay nhau đi dưới tm bin ch đường ca trí tu" và "Chia Tay Ý Thc H" to ra nhiu tiếng vang ln, trong cũng như ngoài nước.

Trong bài "Chia Tay Ý Thức H" ông viết : "Không phi như cộng sản thường nói rng ch nghĩa luôn luôn đúng, ch có con người thi hành sai mà ý thức h cộng sản sai t căn bn. Phi t b ý thc h đó thì mi xây dng được đt nước".

***

Một s đon trong bài phng vn năm 1995 :

Đinh Quang Anh Thái : Trong một bài ca ông, ông viết rng, du còn điu kin này hay điu kin khác, vai trò lịch s ca trào lưu cộng sản vn được mãi mãi ghi nhn. Và mt đon khác ông nói, cùng vi người hip sĩ y (ý ông ám ch người Sng Sn) nhân dân ta đã có nhng ngày sng đp thanh khiết như thn tiên. Chúng tôi xin hi, ông ghi nhn nhng chuyn đó ở thi đim nào ? Ông cho ví d được không ? Bà Dương Thu Hương thì đã có mt giai đon gi đó là mt th thiên đường, v sau bà chua chát nhìn nhn đó là mt "thiên đường mù". Còn v phn ông, khi viết như vy, ông mun dùng uyn ng đ gi tín hiu cho người đc hay thc tâm ông nghĩ như vy ?

Hà Sĩ Phu : Nhng quá trình chuyn hóa hết sc là phc tp. Đu tiên là có s xâm nhp và ký sinh ca mt th lý thuyết giai cp cc đoan o tưởng phi khoa hc, tc là cái d. Nhưng nó ký sinh vào trong phong trào dân tộc. Và nó biến thành cái ca dân tc, mang thông đip gii phóng ca dân tc. Đây là s chuyn hóa đu tiên. Lúc kháng chiến chng Pháp xong, lúc y cuc sng còn nghèo, và c đói na, cuc thanh trng giai cp đã ló ra ch này, ch khác. Nhưng nhìn chung thì phải nhìn nhn rng trong giai đon ngn ngi y, xã hi còn thanh bình, tình người còn trung hu và xét trong s đông, tâm lý h hi tin tưởng là có tht.

Về sau, do tính cht o tưởng cc đoan và phi khoa hc ca các hc thuyết đó, cho nên nó thoái hóa, làm mất yếu t tt ban đu, và biến nhng cái ca dân tc thành cái phi dân tc và cn tr dân tc. Thế ri li đến giai đon khác như hin nay. Nhưng phi nhn rng ngay trong tâm trng b vùi mình trong cái xu như thế, thì mt s các ht nhân tinh hoa của dân tc vn tn ti ch không mt đi. Và trong điu kin như nước ta là mt đng đã nm đc quyn lãnh đo thì nhng ht nhân b vùi trong cái khi không tt, chính h ch không phi ai khác, có kh năng bt ng tách ra, châm ngòi cho nhng cuộc đi đi dân tc mt ln na đ thanh toán cái xu mt cách hòa bình.

Tôi nghĩ nhận thc thc tin cũng như v phương pháp, tc là có cái phn gi là sách lược, đu cn làm rõ điu này và thc tế thế gii, cũng như thc tế trong nước ta cũng dn dần xác định điu này. Thc tế, hin nay nhng người bo th nước ta s nht kh năng chuyn hóa trong ni b ca nhng nhân t tt đó. Cho nên h cũng đ phòng k lưỡng nht cái kh năng này. Ch riêng điu y thôi, cũng cho thy rng nhn thc này, tc là nhận thc v yếu t tích cc ca phong trào cộng sản trong quá kh không h là mt tư tưởng ci lương. Trái li chính nó là mt nhn thc mang xung lc mnh m nht. Còn li suy nghĩ có tính cách phân tuyến, đơn gin, mt chiu, thì thot nghe có th thấy là mạnh m, có th làm tha mãn mt nhn thc ch quan nào đy, nhưng nó không phn ánh đúng cái bi kch phc tp ca dân tc, và do đó nó có ít kh năng tác đng vào hin thc.

Một nhà văn cộng sản đã nói là "thế h chúng tôi tui 20 mà không theo cộng sản thì không có tim, nhưng mà tui 50 mà còn theo cộng sản thì li không có óc". Đy, nhn thc nó lòng vòng như vy, đâu có th ly hin ti đ làm chun, đ quy kết quá kh hoc là ly quá kh làm chun đ bênh vc hin ti mt cách suy din máy móc được.

Đinh Quang Anh Thái : Thưa ông, sau năm 1975, trong mt ln nói chuyn vi ông Vũ Sinh Hiên, mt trí thc Công Giáo và cũng là cây bút ca Tp chí Đng Dy, ông Hiên bo tôi rng, khi chn thái đ li đ cng tác vi chế đ cộng sản thì vic chn đó là một "hành trình bt buc ca trí thc". Ông Hiên nói như thế sau khi đã tnh ng ri. Câu tôi mun được hi ông, là liu người trí thc có phi chn cái "hành trình bt buc" như ông Hiên nói hay không ? Bi vì theo ch tôi biết, có nhiu người la tuổi 20 đã sáng sut đ thy rng phong trào cộng sản thc cht ca nó không có gì tt đp c và nó ch đưa đt nước hoc tp th con người b s chn la ti con đường đen ti thôi ; như vy không nht thiết s chn la ca la tui 20 theo con đường cộng sản là ph quát cho tt c mi người. Ông nghĩ sao ?

Hà Sĩ Phu : Ý kiến ca ông Thái có lý. Vì theo tôi nghĩ, s chn la đó là mt s chn la ca con tim, trong điu kin là khi óc phát trin chưa ti. Cái đó, có th nói là tình trng DÂN TRÍ còn thp. Và rất nhiu người trí thc mà trong mt xã hi thông tin không đy đ, thì cái trí tu phát trin chưa ti. Tôi nghĩ là cùng trong giai đon đó rt nhiu nước văn minh va chm vi lý thuyết cộng sản, nhưng h không đi theo, h có tin nhưng vì trí tu ca h đã phát trin cao hơn đ h không phi bước qua giai đon đó na.

Cho nên, thực ra, nếu nói đây là s chn la tt yếu, thì đó là s chn la tt yếu ca nhng người trí thc nhưng mà trí tu phát trin chưa ti. Nếu đ trí tu thì đã có th tránh được [sự chn la đó] ri.

Đinh Quang Anh Thái : Trở li mt câu mà lúc nãy chúng tôi va mi trích dn trong bài viết ca ông, là "cùng vi người hip sĩ y nhân dân ta có nhng ngày sng đp như thn tiên", thì khi viết như vy, ông có nghĩ rng ông đã xúc phm đến vong linh hàng triu nn nhân đã lót đường cho ch nghĩa mà bây gi chính ông, ông cũng đang chng li không ?

Hà Sĩ Phu : Lúc nãy tôi có nói là dân tộc mình tri qua mt quá trình vn đng hết sc phc tp ca lch s. Cho nên cái li tư duy phân tuyến đơn gin chia thành hai gói : mt gói trng, mt gói đen, mt gói phi, mt gói trái, mt gói chính, mt gói tà ; ri trng là trng hết ngay t đu, đen là đen hết ngay t đu ; thì thc s ra nó không phn ánh đúng thc tin. Không phi vì tôi và anh đi đch, mà v sau là c khen bt c cái gì ca tôi là xúc phm ti anh ; bi vì trong tôi có cái đúng, cái sai. Và trong tôi, đâu phi là cá nhân tôi, còn c tp đoàn ca tôi có người thế này, thế kia. Bi vy khi mà khng đnh có nhng ngày sng đp, xin hiu như thế này, cái đp đó là cái đp không trn tc, không phi là cái đp thc tế. Cái đp thn tiên làm sao tn ti trên trn gian được ? Cái đp đó được ny sinh trong điu kin đơn gin, còn nghèo khó, còn o tưởng, ch khi tiếp xúc vi cuc sng thc tin thì nó b đy lui. Vì đó là cái đp mong manh ca giai đon chưa phát trin. Th đến là có cái tt ln cái ng nhn ca dân tc. Thế nhưng khi khng đnh mt mà ta còn có th coi là tích cc đó thì không h có ý là ph đnh nhng mm mng sai lm đã có ngay từ đu.

Như tôi đã nói lúc đu, trong lúc đa s có mt s h hi như thế, thì mt cuc thanh trng giai cp có th đã n ra mt ch nào đó nhưng nó chưa chi phi tình hình tâm lý chung ca c nước. Vy gia cái sai và cái đúng, gia mt tích cc và tội li, nó xen k cùng mt lúc, cho nên khng đnh vn đ ch này, không có nghĩa là ph đnh mt vn đ ch khác. Tôi nghĩ rng, trong tình hình phc tp đó, khi khng đnh mt tt trong đó có yếu t dân tc tham gia, tôi không h có ý đnh ph đnh các tội li mà mt b phn hay chính các thế lc y gây ra ch khác. Tôi nghĩ là hai cái đó không có gì mâu thun nhau.

***

Hà Sĩ Phu là một trí thc sinh ra, ln lên, chng nghim Xã hi Ch nghĩa cộng sản bng chính bn thân mình. Không thù hn, không báng bổ, ông t tn, lt trn bn cht ca cái ch nghĩa đang b nhân loi vt vào thùng rác ca lch s.

Trong nước, Hà Sĩ Phu trăn tr như thế. hi ngoi, nhà thơ Lê Bi, mt cu sĩ quan Vit Nam Cng Hòa, cũng trăn tr khi đt bút viết bài thơ BC TƯỜNG BÁ LINH CÓ THẬT vào năm 1999, trong bi cnh người dân c khi Đông Âu và Liên Xô đng lên lt đ các chế đ cộng sản cai tr nhng đt nước này.

Bức tường Bá Linh có tht
Rấ
t tht
Như
ng khi v, nó v như mơ
Rấ
t mơ
28 năm lõa lồ
trên mt đt
Mấ
t hôm qua hay tự bao gi.

Đừng gi v Vit Nam bt c viên gch nào
củ
a bc tường Bá Linh
Nó có thể
làm ti c dòng sông Bến Hi
Đừ
ng đ lch s phi khóc
dù thờ
i gian không th quay đu li
Và mỗ
i người Vit Nam s biết thêm
cái giá thố
ng nht nước mình.

Có những người đp phá bc tường
bằ
ng tt c nim vui
Mà không kinh ngạ
c
Cũng chẳ
ng ai thy điu gì mt mát
Để
chúng ta hiu đó ch là chuyn bình thường
Khi con ngườ
i bt đu đng lên
đòi quyề
n sng tht
Ngay cả
nhng gic mơ cũng có th bước ra đường
Mọ
c lên trăm ngàn ngọn nến
Nhữ
ng ngn nến lung linh
Cả
nước Đc phi thc
bướ
c ti tương lai
Và trờ
i sao cúi thp
Chen lấ
n vi người
Tôi cũng thứ
c
Nhữ
ng cơn gió mùa thu 1989 làm rn ràng nước Đc
Và tôi vộ
i vàng du đi nước mt
Nhữ
ng git nước mt nut ngược ruột gan
Tôi ngoài Việ
t Nam ngoài nước Đc
Nhữ
ng cơn gió rn ràng thi ngoài Vit Nam
Gió ngoài Việ
t Nam
Rấ
t ngoài Vit Nam.

Bức tường Bá Linh có tht
Quá thậ
t
Bao nhiêu năm tôi mớ
i có ln nhìn gn nước Đc
Nhìn từ
cái búa cái đc
Trong tay nhữ
ng k vô danh
Cũng cao hơ
n biết bao tm nhìn trí tu
Khi thế
gii chuyn mình nhìn nó đ
Gạ
ch đá cũng vui
Khi nhân loạ
i tung lên nhng n cười
Mộ
t khong tri sao không th ng
Khi nhữ
ng con người khám phá ra
quyề
n sng bình thường
Thở
bình thường
Nói bình thườ
ng
Đi lạ
i bình thường
Nướ
c Đc không th ng
Có nhữ
ng góc cnh không th ng
Nhữ
ng bn tin trên màn nh nh
như
nhng ngn đèn không th ng
Tôi không thể
ng
Khi nhữ
ng ngn đèn vn mc ngoài Vit Nam
Chiế
u sâu vào quá kh
Tra tấ
n Vit Nam.

28 năm quá dài cho những k đi ch
28 năm và 42 cây số
quá ngn
để
che giu cho mt thi đi
Hãy giữ
nhng phn còn li
Giữ
mãi
Như
nhng bc tượng thi Trung c
Làm di tích
cho cả
loài người.

Đừng, đng nói vi Vit Nam bt c mt tin tc gì
về
bc tường Bá Linh
Nó có thể
làm Trường Sơn vùng lên tc tưởi
Nhữ
ng bà m không thy xác đàn con
Nhữ
ng oan hn
không chiề
u dài chiu cao cha ni.

Hãy cứ đ nó sn sùi
Ôi nhữ
ng tng gch vô tri vô giác
Đã thành não trạ
ng ca nhng nim vui
Vừ
a t v.

28 năm cuộn tròn
28 năm không ngẩ
ng mt
Không dài hơ
n sông Bến Hi
Không cao hơ
n Trường Sơn
Hạ
nh phúc cho nước Đc
Đã dạ
y bao người bước qua ô nhc
Mà không phả
i hn thù
bạ
o lc
Và dạ
y tôi phi nut nhng git nước mt
Giữ
a nhng nim vui.

Nước Đc quá xa
a tháng 11 quá xa
Tôi không ở
gn được ôm được khóc
Hạ
nh phúc cho nước Đc
Đã dạ
y chúng tôi chiến thng cao c nht
Là trậ
n chiến không tn máu xương
Và tấ
t c được sng bình thường
Hạ
nh phúc cho nhng bông hoa
Có thể
chuyn tay cho bt c ai xa l
Nhữ
ng bông hoa may mn hơn chán vn hoa
Trong chố
c lát bng nhiên thành ct mc
Đón sự
tht ùa ra.

Bức tường Bá Linh có tht
Nó có thậ
t t bao gi ?

***

Ngày mùng 5 tháng 12, 1995, đúng hai ngày sau khi trả li phng vn ca đài VNCR, ông Hà Sĩ Phu b bt ti Hà Ni.

Phóng viên thường trú Robert Tampler ti Hà Ni ca hãng thông AFP gi đin thoi hi tôi, có phi vì bài phng vn mà Hà Sĩ Phu b bt không ? Tôi nói, tôi không nghĩ đó là nguyên nhân khiến Hà Sĩ Phu b bt.

Sáu ngày sau, sáng ngày 12 tháng 12, một bn tin khá dài, đánh đi t Hà Ni, ca hãng thông tn quc tế AFP, tường thut v Hà Sĩ Phu b cộng sản Hà Ni bt.

Mở đu, bn tin AFP viết : "Hà Sĩ Phu bị công an Hà Ni bt gi, trên đường tr v thành ph H Chí Minh vào ngày mùng 5 tháng 12, mt ngày sau khi mt đài phát thanh hi ngoi phát đi cuc phng vn trong đó ông kêu gi chính ph M khoan hãy cho Hà Ni quy chế ti hu quc".

Phóng viên Robert Tampler của AFP t Hà Ni gi đin thoi ti đài VNCR đ kim chng v bài phng vn và hi v lý do ca v bt b này. Tôi tr li, và AFP tường thut trong bn tin là VNCR không nghĩ rng vic phát thanh bài phng vn đã đưa ti vic Hà Ni bắt gi ông Hà Sĩ Phu. Tuy nhiên, bn tin AFP không tường thut đy đ lun c ca VNCR : VNCR đã phng vn nhiu người trong nước, ch không ch có Hà Sĩ Phu. Trước ông, VNCR đã phng vn ông Nguyn H, mt đng viên cộng sản tng gi nhiu chc v quan trọng trong đng và nhà nước Vit Nam cộng sản. Sau ông, VNCR phng vn nhà văn Tiêu Dao Bo C, tác gi cun truyn "Na Đi Nhìn Li", trong đó ông t ra hi hn đã tin theo cộng sản.

Về phn phân tích, bn tin AFP đưa ra s kin gn đây Hà Ni tiến hành nhiểu cuc x án và bt b nhng thành phn chng đi trong nước, cho thy cộng sản Hà Ni thc s e ngi s chng đi này có th tr thành phong trào, t đó gây nguy hi cho chế đ.

Sau khi bản tin ca AFP đánh đi khp nơi trên thế gii, hai cơ quan tranh đấu cho nhân quyn là Amnesty International, tr s ti London, Anh Quc, và Human Rights Watch/Asia, tr s ti Washington DC, đã liên lc vi VNCR đ hi thêm chi tiết ni v và xin k viết bài này bn ký chú cuc phng vn Hà Sĩ Phu.

Human Rights Watch/Asia sau đó cho biết, Hà Sĩ Phu b bt vào hi 2 gi chiu ngày mùng 5 tháng 12 nhân khi ông thăm viếng thân nhân Hà Ni. Ngày mùng 6 và mùng 7 tháng 12, công an lc soát nhà ông Đà Lt, tch thu hơn ba ngàn trang bn tho và tài liu, trong đó có một bài viết ca ông Võ Văn Kit gi B Chính Tr Đảng cộng sản Vit Nam bàn v chiến lược chun b cho Đi Hi 8 ca đng này.

Nhà báo Huy Đức, trong cun Bên Thng Cuc, viết v v bt Hà Sĩ Phu : "Ngày 5-12-1995, ông Hà Sĩ Phu, tác gi ca nhiu bài chính luận sc so được truyn đc thi đim y, đang đi xe đp trên đường ph Hà Ni thì b hai người đi xe máy chèn ngã. Ông Hà Sĩ Phu kêu to : ‘Ăn cướp ! Ăn cướp !’ Lp tc công an xut hin. Thay vì bt ‘cướp’, công an đã đưa Hà Sĩ Phu v đn, khám túi xách, phát hiện bn sao chép thư gi B Chính Tr ngày 9-8-1995 ca ông Võ Văn Kit. Hà Sĩ Phu khai tài liu này ông ly t ông Nguyn Kiến Giang ; ông Giang khai ly t ông Lê Hng Hà, mt cán b lão thành, tng là chánh Văn phòng Bộ Công an và trước đó, tng là giám đốc trường Đào to sĩ quan công an 500. Ba người có liên quan đến tài liu này đã b bt ngày 6-12-1996".

Ngày 22 tháng Tám, 1996, Tòa án Hà Nội x ông Lê Hng Hà hai năm tù, Hà Sĩ Phu mt năm tù và Nguyn Kiến Giang 15 tháng tù treo.

***

Hà Sĩ Phu được th ra khi tù ngày 5 tháng 12, 1996, sau mt năm b giam gi vì ti b chế đ quy chp là "có hành vi phát tán tài liu bí mt ca nhà nước".

Thời gian ông Hà Sĩ Phu nm tù, tôi thường xuyên đin thoi v Vit Nam hi thăm tình trng sc khe ca ông qua "Nhóm Đà Lạt" gm nhà thơ Bùi Minh Quc, nhà văn Tiêu Dao Bo C và nhà văn Hoàng Tiến, nhà thơ Hoàng Cương, tiến sĩ Nguyn Thanh Giang Hà Ni.

Khoảng hai tun trước khi ông được th, nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến bo tôi, có cách nào gi ý vi nhng anh em dân chủ trong nước t chc đến đón Hà Sĩ Phu ngay cng tri giam không. Ông Tiến bo, hành đng này đã tng được nhng người đu tranh ti các nước cộng sản Đông Âu áp dng. "Có tác dng mnh đi vi qun chúng", ông Tiến bo tôi thế.

Như Phong Lê Văn Tiến là "nhà báo ca các nhà báo", theo cách gi ca nhà bình lun Ngô Nhân Dng. Ông Tiến, tôi gi bng "cu Tiến", và cu xem tôi như con ca cu. Lúc Hà Sĩ Phu b bt, hai cu cháu chúng tôi cùng mt mái nhà trong căn mobil home ti Qun Cam, California. Vì vậy, nhng ln tôi tiếp xúc bng đin thoi vi các nhân vt đu tranh dân ch ti Vit Nam, cu luôn góp ý vi tôi v ni dung các cuc phng vn. Vì cu là chuyên gia hàng đu trong lãnh vc "cộng sản hc" thi trước 1975 Sài Gòn, nên cu biết khá tường tn người và vic ca xã hi min Bc.

Phỏng vn nhà văn Hoàng Tiến, ông bo, Hà Sĩ Phu là người theo đui "nghĩa ln" ca dân tc, mà đã làm vì "nghĩa ln" thì phi chp nhn hy sinh thôi. Ông nói thêm, chính bn thân cũng có mt thi mê đm chủ nghĩa cộng sản, nhưng sau thy "cái ác" ca nó, ông dt khoát t b, và bây gi ông tr thành người tu đo Pht ti gia. Và ông tin có nhân có qu, nên "Hà Sĩ Phu dn thân vì nghĩa ln, s không có vn đ gì đâu".

Ý do cậu Tiến gi, là "t chc đón Hà Sĩ Phu ở cng tri giam", tôi có trao đi vi ông Hoàng Tiến và nhà văn Tiêu Dao Bo C.

Ngày Hà Sĩ Phu ra tù, ngay trước cng tri giam Thanh Xuân, đón Hà Sĩ Phu gm : bà Thanh Biên (v Hà Sĩ Phu), ông đ Ngh An Tú Sót vi mt câu đi ch Nho, người bn Hu Tiến t Hi Phòng, và my người rut tht trong gia đình. "Phái đoàn" đón thng Hà Sĩ Phu v quê Thun Thành-Bc Ninh, ngh mt ngày ri đi máy bay vào Sài Gòn, ri hôm sau đi máy bay lên Đà Lt, tránh không dng li Hà Ni vì đ gi an toàn.

***

Ngày 11 tháng Bảy, 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên b chính thc bình thường hóa quan h ngoi giao vi cộng sản Vit Nam.

Trước tin hai k cu thù Washington và Hà Ni bt tay nhau chm dt nhng năm tháng dài đi đu thù nghch, nhiu người cho rng, thế là li thêm mt ln na, M hà hơi tiếp sc cho chế đ đc tài toàn tr đ tp đoàn lãnh đo cng c quyn lc ca nó ; nhưng cũng nhiu người cho rng đây là cơ hi tt đ có th phát đng rng ln tinh thn đu tranh đòi dân ch.

Hà Sĩ Phu nhận đnh ra sao về vn đ này ? Ông nói, trong cuc phng vn do tác gi thc hin ngay sau khi có quan h bang giao Washington - Hà Ni :

a) Nếu đi vi mt đi tượng giáo điu cng ngc, phi lý, phi quy lut như trước đây thì cách hóa gii rt là d. Bi vì nó phi thực tế, phi quy lut. Cho nên bây gi c bình thường hóa mi điu đưa nó tr v vi xã hi thông thường, vi quy lut là nó t bc l cái tính phi lý và t tan rã.

b) Nhưng hin nay đi tượng y đã thc tnh, biết trit đ li dng các quy lut, li dng thế thượng phong ca người đã nm quyn lc và tn dng thc trng tâm trí đ thc hin ý đnh ca mình, thì vic hóa gii nó không d dàng chút nào. Vì thế cho nên vic bình thường hóa vi thế gii, đc bit là bình thường hóa toàn din vi Hoa Kỳ không hn là đơn gin.

Tôi nghĩ việc bình thường hóa là mt cái sàn đu mà mi đu th cui cùng đu phi tr v đy, đu phi chn cái đó, không th nào khác được. Các đu th đu phi tr v đó đ đu, nhưng cái sàn đu y không phi thun li riêng cho ai. Ti sàn đấu y, mi cuc đu y s bt đu, còn vic thng thua vn còn phía trước. Bi t cái sàn đu y nó không qut ngã ai c, mà cũng không phi là nó dành sn huy chương vàng cho ai. Cho nên, vic bình thường hóa t nó chưa mang mt ý nghĩa [thun li] cho bên này, hay bên kia. Vấn đ là to nên thc lc, vn đng cho phong trào dân ch mà thôi.

Thứ na, riêng v phía người M, chúng tôi không có o tưởng v chuyn này nhiu lm. Nếu trong nước có mt phong trào đu tranh gia dân ch và phi dân ch mạnh m, thì tôi nghĩ rng cái thái đ ca M rt rõ, tc là ng h phía dân ch. Nhưng nếu tình hình ca ta quá bê bết chng hn, thì tôi nghĩ các nhà tư bn nói chung và M nói riêng cũng không di gì chuc ly vic đương đu vi nhà nước cộng sản làm gì.

Có người li còn bình như thế này : Mt anh tư bn nước ngoài mun vào khai thác tn dng các điu kin sinh li các nước khác thì nó cn mt chính ph đ ng h nó. Thế là có khi làm vic vi mt chính ph cộng sản đc tài li hay hơn bi vì, chính phủ cộng sản đã chi phi toàn b qun chúng ri, nm được chính ph đó tc là dân chúng chng còn gì có th gây tr ngi cho h na. Bi vy h mun đàn áp bóc lt, nếu dân có biu tình [phn đi], thì lp tc chính ph y đã đng ra đàn áp ri. Còn nếu mà phong trào trong nước chưa có gì, thì chưa hn M và cộng sản đi đch vi nhau đâu. Có khi h li hp tác vi nhau rt là ngon lành cũng nên. Vì thế, vic bình thường hóa t nó chưa đem li sc mnh gì quyết đnh nhưng mà phi công nhn nó là cái sàn đu rất là thuận li cho dân ch.

***

Trong nhiều năm, mt s các t chc người Vit t nn cộng sản ti hi ngoi liên tc tranh đu đ chế đ Hà Ni phi b điu 4 Hiến Pháp (quy đnh vai trò cai tr đc tôn ca Đng) và tiến ti mt cuc bu c có quc tế giám sát để người dân dùng lá phiếu quyết đnh th chế chính tr ca Vit Nam.

Tôi nêu vấn đ này vi Hà Sĩ Phu.

"Về vn đ này tôi thy không nên nhn đnh tình hình theo cm tính, theo nguyn vng [ca mình], mà phi theo đúng cái thc tế đang có. Nếu tình trạng như hin nay, du có mt cuc bu c hoàn toàn t do, ngay đến c có quc tế giám sát chăng na, thì Đảng cộng sản vn có nhiu kh năng thng phiếu, vì bn lý do như thế này :

1) Người dân ch đòi hi nhng thay đi nếu thy không th nào sng như cũ được na. Ví d : mt đa tr khi nó thy cái giường ca nó cht hp quá, nó mi nhy xung đt nm. Còn lúc đa tr ch mi biết bò thôi, thì được nhy t cái nôi sang cái giường, không gian ca cái giường đi vi nó như thế đã là đ ri. Bi vy, trước đây có sự o ép rt là trit đ, bây gi ni ra mt tí to, đi vi dân trí thông thường người ta thy như thế là tm đ ri. Như vy, nhu cu gi là phá cái gii hn đó, đ đến mt không gian dân ch tt hơn, thì hin nay mi có thành th và mt s trí thức tiên tiến thôi.

2) Đối vi s đông dân cư các vùng nông thôn, min núi, thì người dân đó chưa biết cái gì tn ti trên đi, ngoài Đảng cộng sản Vit Nam. Cho nên, các thành ph ln, tình hình mi có th đo ngược. Còn khi t do bu c thì nông thôn họ chưa chc biết cái mi là cái gì đâu.

3) Sống quá lâu trong điu kin dân ch gi, dân ta đã có thói quen coi thường lá phiếu, không biết phi thc hin quyn dân ch bng lá phiếu ca mình. Cho nên h coi đây là mt th tc rt là hình thc, đi làm cho qua chuyện. Bao nhiêu năm nay bu cho ai mà ch thế ? Cho nên bây gi nếu không được chun b, c thế mà t chc bu c, thì ch có cái trách nhim cân nhc k trong chuyn la chn lá phiếu.

4) Tôi thấy cái thc tế do Đảng cộng sản [to nên] trong những năm va ri đã khiến cho không có mt t chc nào, không mt nhân tài xã hi nào được phép ny n, bên ngoài vòng tay ca đng. Hin nay cũng không có đi tượng nào được phơi bày ra trong nước đ người ta kén chn. Như vy, nếu c gi nguyên trng như thế này đ mà bu c thì dù có dân ch cũng chưa có trin vng gì là tt đp".

***

Tháng Bảy, 1995, Hà Sĩ Phu nhn đnh như thế v mi quan h Washington và Hà Ni.

Tháng Sáu 2018, trong email gửi cho tôi, Hà Sĩ Phu viết : "Nhn đnh ca mình năm 1995 đến nay vn đúng : Nếu tiến hành trưng cu dân ý hoc t chc bu c t do ngay bây gi thì Đảng cộng sản vn có th dùng nhng th đon đ giành phn thng vì s dân th ơ vi vn mnh đt nước vn chiếm s đông hơn, và nhiu người (k c cán b, đng viên có chút tnh ng), vn b tiêm nhim bi nhng lun điu lâu đi ca cộng sản, nht là t thn tượng o Hồ Chí Minh ! Nhưng điu này mi là quan trng : nếu đ cho xã hi có mt quá trình chun b sinh hot dân ch thì tình hình s khác hn. Thí d : nếu đ mt năm [cho mi người dân] có sinh hoạt dân ch tht thì lúc y tình hình bu c hay trưng cu dân ý có th đo ngược.

Năm 2009, trong cuộc phng vn đăng trên báo Người Vit xut bn ti California, k viết bài này nêu câu hi vi ông Hà Sĩ Phu : Đảng cộng sản Vit Nam hin s gì nhất, ông nói :

"Những nhà lãnh đo Vit Nam lo s trước s đng thun và liên kết ca các tng lp trí thc và nhân dân, lo s trước s xut hin ca các t chc, thm chí các đng phái… nhưng gom li vn ch nm trong hai ni lo s ln mà thôi : lo sn sóng dân chủ và lo s làn sóng chng Trung Quc.

"Hai mối lo y bt ngun t hai vn nn căn bn nht ca xã hi Vit Nam hin nay là không dân ch và không đc lp. Mun có dân ch phi chng l thói toàn tr. Mun có đc lp phi chng nn Bc thuc đang hiện hình".

Đa số đng bào mình có nhìn thy "hai ni lo s" y ca Đảng cộng sản không ?

"Hai mặt trn đu tranh hin nay ca nhân dân có hai k thù đu là gic : gic NI XÂM và gic NGOI XÂM. Hai gic này đang liên kết vi nhau và s dng nhân dân hai nước hòng cng c quyn lc và làm giàu.

"Như tôi đã nói nhiu ln, Ch nghĩa cộng sản ng tr được Vit Nam là do ký sinh vào Ch nghĩa Yêu nước, hút sinh lc t lòng yêu nước ca nhân dân. Trước đây nhiu người đã nghĩ rng đt nước s dn dn thoát khỏi ch nghĩa o tưởng phi khoa hc y bng con đường Dân ch hóa và Đi mi toàn din. Nghĩ thế cũng đúng nhưng chưa tht trúng. Ngày càng rõ rng ch nghĩa y đã vào bng đường nào s phi ra bng đường y : đã mượn đường giành đc lp đ vào thì s b trào lưu giành đc lp bo v dân tc trc xut, ‘tin đưa’ ra. S có mt ca ch nghĩa Trung Hoa trên đt nước này phi chăng là do tri đt xui khiến đến như mt nhân t tin đnh đ hoàn thành cho xong công đon tng xut có tính lch s y ? Hoc là dân Việt Nam s có c đc lp và dân ch trong sáng hoc là mt trng c hai. Nhng li "canh bc cui", "t l năm ăn năm thua" thiêng như li sm vy, báo hiu mi điu đu có th xy ra".

Thưa ông, hai cuc "rước" ch nghĩa và "tin" ch nghĩa y có gì khác nhau ?

"Đã bị nn ngoi xâm (dù kiu cũ hay kiu hin đi) thì nhân dân đu mt quyn làm ch đt nước và đu gi tt là mt nước. Nhưng thi thuc Pháp ta ch mt nước nhưng không mt dân tc, vì Pháp không có kh năng đng hóa dân tc Vit Nam. Mt khi dân tộc còn thì lòng yêu nước vn còn, và còn kh năng kháng chiến đ giành li nước. Nhưng ngày nay, nếu mt nước thì e s mt luôn c dân tc tính ! Chưa cn chng minh bng cách đi sâu vào lý lun, vào giáo lý Khng Mnh và văn hóa Trung Hoa. Ch cn tưởng tượng hàng vn (biết đâu s không hàng triu) người Tàu tràn vào, lúc đu là chiếm ch lao đng ri li, mi chàng ly mt, hai hoc ba người v Vit Nam bt c già tr min có th sinh đ (hin tượng này đã xy ra ri). Rt nhiu ph n Vit Nam đang nghèo đói, lấy Tàu ti ch chng hơn phi sang làm nô l tình dc tn Đài Loan, Nam Hàn, Campuchia… ư ? Nhng đa tr sinh ra s là Tàu hay là Vit, có lòng yêu nước na không, yêu nước Tàu hay yêu nước Vit ?

"Bị Hán hóa là mt dân tc. Mt dân tc thì đau đn hơn mt nước vì không bao gi tìm li được đt nước na mà vĩnh vin tr thành qun huyn ! Sut bn nghìn năm lch s Vit Nam, người Tàu không thc hin được điu này, vì khi xưa còn thiếu mt ch nghĩa "Quốc tế Vô sn Đi đng" đ tiếp tay cho nhng k thng tr (mà Mác vn tưởng là mình tiếp tay cho dân nghèo), cái ch nghĩa giúp người n chiếm ca người kia, nước n chiếm ca nước kia c ngt st, nó có tài biến s chiếm đot thành s t nguyn hiến dâng, nó cứ nhân danh mt người nào đó là y như rng s chiếm lĩnh được người y, thôn tính được người y. Không có ch nghĩa Mác thì người Trung Hoa làm sao ký được 16 ch vàng đ ùa mt cái tiến vào tn gan rut Tây Nguyên gia nước Vit Nam ?"

Theo nhận định của ông, não trng ca gii lãnh đo hin nay ti Hà Ni ra sao mà h li đ Trung Quc hành x ngày càng ngang ngược vi Vit Nam, im lng đ "tàu l" bt gi, ngăn chn ngư dân Vit Nam đánh cá trong vùng bin thuc ch quyn ca t quc chúng ta ?

"Mặc dù biết s tha hóa ca quái ác quyn lc (nghĩa là khi có quyn lc người ta có th biến cht thành mt cái gì hoàn toàn khác, Lênin cũng nói vy), nhưng tôi không tin rng tt c nhng người cm quyn có th đng thun mt cách sai trái trước mt nguy cơ quá ln mà li quá sơ đng như vy. Nht đnh trong thâm tâm mt s người có s ging xé, nht đnh trong ni b phi có s phân lit ý kiến. Nhưng ti sao cui cùng ‘con tàu’ vn c mt chiu lao ti không th dng ?

"Chỉ có th gii thích rng yếu t ngoại lai quá mnh. K đã yếu bao gi cũng phi lo xa, nhưng nhà nước Vit Nam toàn đi nước c mun màng, luôn u trĩ o tưởng nên b la rt sm. "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn" hung chi mt chú nai vàng ngơ ngác đã b con báo nhy lên lưng ?

"Điều nguy hiểm là tình thế đã mun, khó g li đang b đy cho tăng tc, dn dp, cp tp, ct to ra s đã ri, đ tình thế không th đo ngược ! Đã tàn ác thì phi tàn ác cp tp ngay t đu, đ sau đó s ni ra mt chút đ t lòng nhân ái, y là mo Machiavel. Thế nước như vy ch có nhân dân mi làm thay đi được. Nhân dân như v tướng tài, như người khng l vn b giam lng, có th v tướng ‘vn đch nhân’ này ra mi cu được nước".

Trước tình hình Trung Quc ngày càng t du hiu bá quyn vi Vit Nam, đng bào mình trong và ngoài nước có th làm được gì ?

"Theo thiển ý, chúng ta cn làm cho mi người Vit Nam tnh gic đ nhn ra tình hung rt bt thường ca dân tc mình trước nn ni xâm và ngoi xâm đang ráo riết câu kết, đang có nguy cơ tr thành "s đã ri". Lịch s không cho thoát mt ai, không châm chước cho ai ng gt hay gi v ng gt, hoc thế này, hoc thế kia đu phi tr giá trước lương tâm và trước lch s.

"Chỉ có nhân dân mi cu được nước. Cn phát trin mt xã hi dân s cường tráng mi phát huy được sinh lc ca dân.

"Cần dp mi t him, mi thù oán cũ đ hướng vào vn mnh đt nước, không hy sinh được mt chút nim riêng thì đng nói chi điu đi nghĩa ?".

***

Có lần trong cuc trò chuyn đin thoi, Hà Sĩ Phu nói rng "Ch nghĩa cộng sản đã vào Việt Nam bng con đường lén lút ; nó ln vào công cuc chng Pháp ca toàn dân ch không qua s nhn thc ca trí tu. Bây gi, gii lãnh đo Hà Ni nếu khôn ngoan thì nên chính thc làm l tin cái ch nghĩa này ra khi đt nước. Nếu không, đến mt lúc nào dân tộc không còn chu đng được na thì cuc ni dy s đánh đui nó (Ch nghĩa cộng sản) như mt tên ăn cp".

Đinh Quang Anh Thái

Nguồn : RFA, 15/09/2018

Published in Diễn đàn

Chống bọn Nội xâm theo đúng định nghĩa như vậy quả là "đang ở giai đoạn quyết liệt" nhưng "giai đoạn" ở đây là giai đoạn mà toàn dân đang phải khẩn trương đoàn kết lại thành sức mạnh để đập tan sự kết hợp giữa bán nước và cướp nước để bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải giai đoạn hừng hực đốt lò chống Tham nhũng của ông Tổng bí thư.

tamhop1

Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước !

Câu chuyện về tuổi Thân-Tý-Thìn tam hợp

Xin mở đầu vấn đề rất nghiêm túc và hệ trọng này bằng một mẩu chuyện tầm phào, nửa đùa nửa thật.

Có lần một anh bạn chỉ tận mặt tôi mà khôi hài :

- Bác đáp ứng trúng tiêu chuẩn của ông Tổng bí thư rồi nhá, bác là "người miền Bắc, có ní nuận" mà ! Chỉ có điều người ta thì ní nuận xây dựng đảng, còn bác thì "xây dựng" gì nhỉ, xây dựng con người, xây dựng đất nước… ? 

Tôi phì cười :

- Mình là phó thường dân, ông ấy là Cộng sản đệ nhất quyền lực, liên quan làm gì ?

- Liên quan quá đi chứ, giống nhau lắm. Một ông tuổi Thân, một ông tuổi Thìn. Thân Tý Thìn tam hợp. Nhiều cái liên quan bác thấy không ? Năm 2000 bác bị Công an và Viện kiểm sát khởi tố tội phản quốc nhưng không xử được. Còn ông Trọng vừa rồi bị hàng trăm ngàn công dân "đả đảo" cái tội phản quốc vì là người chủ chốt cho kẻ thù chiếm cứ 3 đặc khu, chẳng biết rồi có xử được không ?...

tamhop2

Thân Tý Thìn tam hợp

Tôi vốn không tin chuyện Tử vi, số mệnh do ngày sinh tháng đẻ, nhưng ngẫm ra anh bạn nói sao mà có lý. Thân Tý Thìn liên quan thật. Ngay bây giờ đây, khi trên báo nhà nước vừa trích lời ông Trọng "cuộc chiến chống giặc Nội xâm đang ở giai đoạn quyết liệt"  thì quả thực tôi (HSP) cũng đang muốn nói một câu y như vậy ! Chỉ có điều nội hàm trong câu nói thì khác hẳn nhau, mỗi bên chỉ tay vào mặt một bọn "Nội xâm" khác nhau để nói những điều khác nhau. Cùng nói một câu tiếng Việt giống nhau nhưng "ông nói gà mà bà nói vịt". Thân Tý Thìn vừa tương đồng vừa tương khắc mới đúng, có lẽ thế. Cùng người Việt nói chuyện với nhau mà đôi lúc cứ như hai người ngoại quốc "ngôn ngữ bất đồng" ! Bất đồng trước hết ở nội hàm "Nội xâm" mà tôi xin nói rõ dưới đây.

Sự ví von giữa Tham nhũng và Nội xâm có mặt trái nguy hiểm

Tham nhũng rất đáng ghét, đáng phải trị tội thật nặng nề, nhưng xin các vị đừng gọi Tham nhũng là Nội xâm nữa ! Nói như vậy bọn Nội xâm nó sướng lắm ! 

Gọi Tham nhũng là Nội xâm chỉ là sự ví von do cảm xúc, được dùng từ thời Hồ Chí Minh, tuy thể hiện được lòng căm ghét Tham nhũng và nhấn mạnh được tác hại của Tham nhũng, nhưng sự đồng nhất hai khái niệm này khiến người ta quên đi kẻ Nội xâm thật, Nội xâm theo đúng nghĩa. Cứ nói đến "giặc Nội xâm" là chỉ nghĩ đến tội Tham nhũng mà quên rằng có một bọn Nội xâm đúng nghĩa mà tội của của chúng thì to lớn hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều. Vậy Nội xâm đúng nghĩa là gì ?

Cách đây 11 năm (2007) ba khái niệm Mất nước, Ngoại xâm, Nội xâm lúc nào cũng lởn vởn trong đầu óc tôi. Trong bài Vừa nội xâm vừa ngoại xâm, phải làm gì trước ?  tôi đã nêu định nghĩa sự mất nước và nạn Nội xâm như sau :

"Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu "mất nước" là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình. Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước !

…Quyền làm chủ ấy của nhân dân bị mất vào tay người nước ngoài thì gọi là nạn ngoại xâm, mất vào tay kẻ thống trị độc tài trong nước thì đó là nạn nội xâm. Giặc ngoại xâm hay nội xâm đều cướp mất của dân quyền làm chủ đất nước, trong đó có quyền quan trọng nhất là quyền làm chủ đối với đất đai, lãnh thổ. Cả hai trường hợp đều do thiếu dân chủ, thiếu bình đẳng, hoặc là thiếu dân chủ giữa các quốc gia, hoặc do thiếu dân chủ trong nội bộ một nước".

Xem như vậy thì làm sao có thể gọi bọn Tham nhũng là giặc Nội xâm được ?

Tham nhũng là tội ác phải trừng trị nhưng chưa hẳn đã làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước. Tham nhũng tiền bạc là tội về đạo đức, tội hình sự về kinh tế, còn tội làm mất quyền làm chủ của nhân dân là tội chính trị, chỉ những kẻ có quyền lực chính trị lớn, bọn "tham quyền lực" đầu sỏ mới mắc được tội Nội xâm tức tội "cướp nước" của dân. Khi đã cướp được nước của dân thì kẻ Nội xâm sẵn sàng "sang nhượng", tức bán nước cho ngoại bang là việc quá dễ dàng mà nhân dân đành cam chịu.

Với một nhân vật chính trị thì "con người cá nhân" không quan trọng bằng "con người chức năng". Chức năng của họ là dẫn dắt, điều hành dân tộc, nếu dẫn dắt đi lầm đường, đi vào ngõ cụt, đi vào nguy hiểm thì tội cực lớn, trong khi có thể hắn không tham nhũng nhiều về kinh tế, và có thể vẫn giữ được tư cách đạo mạo, không mắc những điều đạo đức thông thường hoặc những khiếm khuyết dễ thấy về tác phong ứng xử. 

Cho nên, trong khi ông Tổng bí thư nói "cuộc chiến chống giặc Nội xâm đang ở giai đoạn quyết liệt"thì tôi cũng muốn nói một câu hệt như thế nhưng nội hàm hoàn toàn khác. Nói cách khác, theo tôi, câu nói rất mạnh nói trên của ông Tổng bí thư có 2 sự chệch hướng : 

- Bọn Nội xâm là bọn tội phạm chính trị như vừa định nghĩa ở trên, chứ không phải bọn Tham nhũng !

- Chống bọn Nội xâm theo đúng định nghĩa như vậy quả là "đang ở giai đoạn quyết liệt" nhưng "giai đoạn" ở đây là giai đoạn mà toàn dân đang phải khẩn trương đoàn kết lại thành sức mạnh để đập tan sự kết hợp giữa bán nước và cướp nước để bảo toàn lãnh thổ và chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, chứ không phải giai đoạn hừng hực đốt lò chống Tham nhũng của ông Tổng bí thư.

Chống Tham nhũng tuy là việc quan trọng và rất cần thiết nhưng điều quan trọng là phải chống cơ chế chính trị độc quyền là nguyên nhân phát sinh, đồng lõa và bảo vệ cho Tham nhũng (1) và phải tiến hành tại thời điểm thích hợp sao cho không làm lu mờ nhu cầu bức thiết số một là nhu cầu tập trung sức mạnh toàn quốc vào việc chống nạn ngoại xâm kiểu mới của Trung Quốc (mà Luật Đặc khu đang là đòn quyết định trong chiến lược cướp nước và bán nước ấy). 

Một khi chủ quyền của Tổ quốc không còn thì kết quả chống Tham nhũng dẫu có "vĩ đại" đến mấy cũng trở thành vô nghĩa !

(Ấy là cứ giả thiết việc "đốt lò" là nhằm chống Tham nhũng thật, chứ không nhằm dọn giẹp nội bộ, tập trung quyền lực để chuẩn bị rất công phu cho việc trao 3 Đặc khu nhượng địa cho Trung Quốc làm "một con đường, một vành đai" xiết chặt Việt Nam được thực hiện suôn sẻ !).

Hà Sĩ Phu

Nguồn : VNTB, 11/07/2018

Chú thích :

(1) Quyền lực tuyệt đối thì Tham nhũng tuyệt đối, đó là nhận thức cơ bản của nền Chính trị hiện đại, và chính ông Tổng bí thư cũng công nhận "Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực". Một cơ chế quyền lực độc đảng, lãnh đạo một cách "trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối" thì chính là cội nguồn bất tận tuôn ra bạt ngàn những dòng thác trào tham nhũng, tràn ngập khắp chốn thị thành và làng quê xóm ngõ, sức nào mà chống cho hết được ? Trong khi "lò chống tham nhũng" đang cháy rừng rực nơi cung đình thì khắp nơi, tận hang cùng ngõ hẻm tham nhũng vẫn thản nhiên bủa vây cuộc sống.

Published in Diễn đàn

Quốc hội cộng sản khóa 14 kỳ họp thứ 5 đang gia tăng sức ép dư luận trên báo chí lề đảng, và chỉ đạo của đang với 496 ông bà nghị hấu hết là gật gù theo lệnh Bộ chính trị chuẩn bị bấm nút cho ra đời Luật đặc khu để hợp thức hóa tiến trình làm nô lê cho phương Bắc.

Suốt 2 tuần qua trên các mạng xã hội, dư luận người Việt trong và ngoài nước dồn dập lên tiếng tố cáo hành động bán nước hại dân của tập đoàn cầm đu Đảng cộng sản Việt Nam qua việc thúc ép Quốc hội phê chuẩn Luật đặc khu, dọn đường cho việc ra đời 3 đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quc – Điểm nổi bật của luật là cho phép ngoại bang thuê đất với thời hạn hạn hận 99 năm.

Dư luận đòi hòi cần có cuộc trưng cầu dân ý về luật đặc khu. Kỳ họp này quốc hội hãy dừng thông qua luật

Từ thành phố Đà Lạt, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã kêu gọi : "Toàn dân hãy nói KHÔNG đối với Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt".

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe :

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 06/06/2018

Published in Video

1. Đại thắng hay Quốc hận ?

Trong sự kiện 30/4/1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây ?

baica1

Tháng Tư 1975, người dân chạy nạn về Sài Gòn. Hình : Nik Wheeler

Có thể viện dẫn một chân lý chung đã thành kinh điển "Chiến tranh, nhất là nội chiến thì dù bên nào thắng, nhân dân cũng là kẻ thua", nhưng cũng phải nói thêm : khi bên thắng là cộng sản thì sự "thua" của nhân dân có phần đậm hơn !

Bởi cộng sản thắng thì đưa cả nước vào quỹ đạo cộng sản là quỹ đạo của một chủ thuyết có tính chất dân túy (populismus), ve vãn người dân bằng những ảo tưởng đến mức độ ngớ ngẩn về mặt khoa học, nhưng lại có sức lôi cuốn, kích động, cực đoan nên tàn phá xã hội đến mức tan hoang. Giương cao búa liềm Công Nông nhưng Công Nông thời cộng sản khổ hơn bao giờ hết. Riêng Việt Nam thì con đường cộng sản còn dẫn đến một đại họa bao trùm hết thảy là nạn Bắc thuộc mới, trở lại mối họa truyền kiếp với nước khổng lồ Bắc phương.

Một "đại thắng" của chuyên chính cộng sản toàn trị lại trở thành một "quốc hận" đối với quốc gia, với nghĩa như một điều đáng ân hận, điều không may, điều đáng tiếc cho đất nước bởi khi cộng sản nắm quyền toàn trị nó cản trở một cách mãnh liệt con đường dân chủ pháp trị là con đường văn minh chung của nhân loại ngày nay.

2. Những tấm gương của thế giới chứng minh điều gì ?

Có 3 nước cùng bị chia đôi, một nửa thành cộng sản một nửa vẫn là chế độ dân chủ pháp trị của thế giới văn minh, đó là nước Đức, Việt Nam và Triều Tiên.

Lịch sử đã bày ra 3 tình huống khác nhau :

- phần Đông Đức chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, phần Tây Đức dân chủ làm chủ hoàn toàn đất nước thì có sự bao dung, hài hòa, tiếp tục là một quốc gia cường thịnh và dân chủ bậc nhất Châu Âu.

- Triều Tiên thì cộng sản phía Bắc lúc đầu ngoan cố, hiếu chiến nhưng không thể khuất phục nổi nửa phía Nam nên dần dần được chính sách "Ánh dương" nhân đạo của Nam Hàn cảm hóa, nay đang có triển vọng hai miền bắt tay nhau thì hứa hẹn một quốc gia phát triển và hùng mạnh.

- Còn ở Việt Nam thì máu hiếu thắng của cộng sản kết hợp với viện trợ của "kẻ thù truyền kiếp" Trung Quốc nên đã chiếm trọn miền Nam, đưa cả nước vào quỹ đạo cộng sản thì đang tụt hậu khủng khiếp như ta đang thấy, kém thua bè bạn xung quanh hàng thế kỷ, có nguy cơ mất luôn cả độc lập ! (xin không mô tả ra ở đây vì mọi việc đã phơi bày hàng ngày trên khắp các phương tiện truyền thông).

Đối chiếu tình hình 3 nước ấy rõ ràng bật ra quy luật : ở đâu mà dân chủ pháp trị đứng vững (Hàn Quốc) hoặc hoàn toàn làm chủ (Đức) thì ở đó tình hình sáng sủa, trái lại ở đâu cộng sản thắng thế bao trùm thì ở đó xã hội phân ly, kinh tế bất ổn, văn hóa suy đồi và tương lai mất nốt cả độc lập, đó là Việt Nam. Đích danh thủ phạm đã hiện ra rõ mồn một chứ còn gì nữa, đó là chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa mà trí tuệ hiện đại của toàn Châu Âu đã tổng kết thành nghị quyết 1481, đã chỉ rõ chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một ngộ nhận nhất thời, một đại họa nhất thời của nhân loại, phải được loại trừ.

Tình hình đã rõ như thế, nhận thức tiên tiến của con người đã rành mạch như thế mà những người cầm quyền ở Việt Nam vẫn cứ nhất mực "kiên trì" cái chủ nghĩa phản động, phản tiến hóa ấy (mặc dù chính người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam cũng phải công nhận một thế kỷ nữa cũng chưa rõ chân dung cái chủ nghĩa ấy sẽ có diện mạo thế nào).

Biết rõ một chủ thuyết chỉ là tà thuyết nhưng không bỏ được vì không được bỏ ! Mà quyền chọn con đường đi cho đất nước mình mới là Dân quyền và Nhân quyền cơ bản nhất, nó quyết định mọi thứ quyền cụ thể khác. Khi cái quyền cơ bản nhất ấy đã bị áp đặt thì xin đừng khoe các quyền khác làm gì !

3. Những lực cản chính

Xin điểm vài nguyên nhân chính khiến cho tà thuyết chính trị Mác-Lê vẫn cứ chễm chệ trên đầu nhân dân ta :

- Chế độ chính trị Mác-Lê gây tác hại cho nhân dân và đất nước nhưng trái lại, nó đem đặc quyền đặc lợi như vua chúa cho đám người cầm quyền nên họ quyết giữ chế độ vả trị tội rất nặng công dân nào muốn phê phán chế độ.

- Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc hiện nay chỉ có thể biến Việt Nam thành chư hầu theo kiểu "tằm ăn dâu" nếu Việt Nam cũng là chế độ cộng sản, trong đó Đcộng sản nắm quyền tuyệt đối. Vì thế Trung Quốc quyết giữ cho Việt Nam phải ở chế độ cộng sản để thực hiện cho xong dã tâm xâm lược. Lực cản này còn ác liệt hơn lực bảo thủ của bản thân Đảng cộng sản Việt Nam.

- Dân thì vô cảm, hầu như không quan tâm đến chính trị, trừ những nơi dân cần phải đứng lên để giữ lấy đất đai ruộng vườn đang bị cướp. Sự vô cảm của dân có những nguồn gốc khác nhau :

  • hoặc do lối sống thực dụng của xã hội tiêu thụ, chỉ biết vui thú với những hưởng thụ cá nhân và gia đình minh, không quan tâm gì đến số phận chung.
  • hoặc vốn đã có lý tưởng, có ý thức chính trị nhưng sau thời gian thấy bị lừa dối, phản bội nên nay đã chán ngấy tất cả.
  • hoặc nếu quan tâm đến chính trị là bị chính quyền gây khó, làm khổ ngay, nên phải tránh để được sống yên.
  • hoặc cũng muốn góp phần cải biến xã hội nhưng chẳng thấy có "ngọn cờ" nào có hiệu quả đáng để tin tưởng mà tham gia v.v…

Dân là những người thụ động, buộc phải thích nghi để sống còn nên không thể trách dân mà phải giúp cho dân thoát khỏi tình trạng lảng tránh, thờ ơ ấy. Đó là nhiệm vụ khó khăn đặt lên vai các nhà dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự, mà hiện nay còn rất tản mạn chưa tìm được cách hoạt động chính thức trong một xã hội cộng sản toàn trị, mà về dân chủ thậm chí còn thua cả thời Pháp thuộc).

4. Một vài căn bệnh về tâm lý

- Bệnh hiếu thắng cộng sản :

Bệnh hiếu thắng vốn có từ lâu nhưng từ khi lan truyền chủ nghĩa cộng sản, nó xúi giục con người phải chiến thắng mọi thứ kẻ thù để giành chiến thắng thì hiếu thắng thành bệnh nặng. Đánh thắng cả "2 đế quốc to" là oai hùng lắm, nên khi đất nước tạm chia đôi lập tức phải tìm cách vũ trang để đánh thắng miền Nam cho kỳ được. Sau 1975 Mỹ sẵn sàng viện trợ thì không thèm nhận viện trợ, bảo Việt Nam chiến thắng thì Mỹ phải bồi thường chiến tranh mới đúng tư cách… Nhưng hiện nay đến lúc phải chiến đấu để chiến thằng âm mưu bành trướng của Tàu thì ý chí chiến thắng ở đâu chẳng thấy, cho nên sự hiếu thắng chỉ là hiếu thắng kiểu cộng sản.

Ông cha mình biết chiến thắng quân ngoại xâm nhưng cũng phê phán thứ hiếu thắng vô bổ : "Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, chứ đánh được người thì mặt vàng như nghệ !". Có những thứ chiến thắng mang lại tai họa ngay cho kẻ thắng. Đại thắng để chiếm miền Nam đúng là thứ hiếu thắng cộng sản, nên cuộc Đại thắng trở thành Quốc hận đối với đất nước.

(Xin nói thêm : Nếu đã coi ngày 30/4/1975 là ngày Quốc hận, cộng sản làm chủ miền Nam, thì đó chỉ là Tiểu Quốc hận ! Đại Quốc hận phải là ngày 19/8 và 2/9/1945, ngày đó đánh dấu cả giang sơn Việt Nam bắt đầu nhuộm đỏ, từ đó sinh ra mọi thứ "hận" về sau).

- Sính dùng bạo lực (tưởng dùng lực với người khác là biểu thị sức mạnh) :

Nhưng cổ nhân đã dạy "thắng nhân giả lực, tự thắng giả cường" (thắng người khác chỉ là thứ lực cơ giới, lực cơ bắp; tự thắng được mình mới là kẻ mạnh). Tự thắng mình để mình tiến bộ lên về trình độ đã là khó, nhưng khó nhất là tự bỏ được những thói rởm, thói hư của mình mới càng khó hơn, mà cái thói hư nhất của cộng sản là bệnh say chiến thắng người khác trong khi tự nuông chiều mình, nuông chiều chế độ của mình vô hạn.

- Tâm lý thích vọt lên đỉnh :

Kẻ ở dưới đáy thường mơ khát vọng vọt lên đỉnh, vọt lên hàng đầu, vọt lên đón đầu, chứ không thích đứng khoảng giữa mặc dù từ đáy tiến lên hàng giữa đã là chuyện khó khăn. Ví dụ như một thằng học dốt luôn xếp thứ 50/50 ở lớp. Trong giấc mơ nó luôn mơ đứng đầu lớp cho oai chứ không mơ tiến lên vài bậc, xép thứ 40-45 chẳng hạn.

baica2

Một tòa án nhân dân xử Trí Phủ Địa Hào trong chiến dịch Cải cách ruộng đất ở miền Nam năm 1957

Dễ hiểu tại sao lớp vô sản đầu tiên lại có khẩu hiệu "Trí Phú Địa Hào. Đào tận gốc trốc tận rễ". Chẳng qua vì Trí Phú Địa Hào là 4 cái khát khao nhất của họ, cho nên khi cướp được quyền là họ lao ngay vào cuộc tranh giành để trở thành Trí Phú Địa Hào như bấy lâu khao khát. "Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" chẳng phải đã thành cái cần câu nhử tất cả những kẻ khát khao đó hay sao ?

Khi có quyền họ biến ngay thành Phú Địa Hào vì 3 thứ đó cướp được dễ dàng. Chỉ có cái Trí thì khó mà cướp ngay được nên thực hiện sau cùng, lắm của nhiều tiền rồi cũng phải mua lấy cái bằng… Tiến sĩ !

Để kết thúc câu chuyện bàn luận cho vui này, xin đọc lại bài thơ :

Bài ca Trí Phú Địa Hào

Bốn anh Trí Phú Địa Hào

Chỉ riêng anh Trí lao đao đến giờ

Đảng ta thương Trí ngu ngơ

Cho Công-Nông-Trí chung cờ liên minh

Trông lên Liềm-Búa hai hình

Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu

Quay sang tìm Phú Địa Hào

Thấy ba bụng phệ đã vào… Đảng ta !

(HSP-1996)

Hà Sĩ Phu

Nguồn : Bauxite.vn, 30/04/2018

Published in Diễn đàn

Thả hồn theo chiếc "Lò cừ" và bức tranh vân cẩu

Không biết các bạn thế nào, chứ tôi sợ Tết lắm. Cả tháng nay bạn bè đã hỏi "Có câu đối Tết chưa ? Tôi ậm ừ xin khất nhưng đêm cứ nằm xuống là lo. Lo cái năm Tuất, năm Con Chó này sao đến bây giờ vẫn chưa nảy ra một ý gì cho Câu đối cả ?

Nực cười thay, nghĩ đến cái gì thì cái ấy hiện ra.

hsp1

Ảnh minh họa.

Đang thiu thiu ngủ thì lờ mờ hiện ra một bác "Cẩu" mang kính trắng, trông đạo mạo dễ sợ, nhe nanh hỏi : Nhà ngươi định đón ta bằng Câu đối gì đây ?

Hình như tôi lúng túng : Dạ thưa… đồng chí (xin lỗi, tôi quen miệng), nếu chưa nghĩ được câu gì đích đáng thì chắc cũng đành viết đại mấy câu "mừng đảng mừng xuân" để chào đón thôi…

Bác Cẩu vừa đi khuất thì cụ Bút Tre chỉ vào mặt như ra lệnh :

Câu đối Tết phải đàng hoàng !

Cũng là nhiệm vụ Cách màng giao cho !

- Dạ, thưa đồng chí Bút Tre quả thực em đang rất bí ạ !

Bút Tre (cười) : Đến ông Tổng Bí mà người ta cũng không chịu bí nữa là, bí không dẫn độ được Xuân Thanh thì bắt cóc, bí không bắt được Vũ Nhôm về thì mua bằng 10 tỷ đô la…, cứ phải liều, phải mạnh tay mới gỡ được thế bí, chứ nhát như cậu thì cứ bí suốt đời ? Thế cậu định làm Câu đối chữ Việt hay chữ Nho ?

- Dạ năm nay nhà em làm tiếng Việt thôi, bí mà xoay sang cái vốn cổ chữ Nho của mình e bị hiểu lầm như những kẻ cứ bí là nhờ cậy thằng Tàu vào để nó đồng hóa nước mình thì buồn lắm bác ạ !

Tưởng đối đáp với Bút Tre thế là xong, chẳng ngờ từ phía sau một cụ già, khăn chữ nhân áo năm cúc, lại hiện ra, ôn tồn bảo :

- Thôi, này anh Phu, lão mách nước cho. Lão là đồng hương Thuận Thành với anh đây, nên lão hỏi thật : Thế anh không biết chuyện Cái lò của Tổng Bí thư đang làm nóng cả xứ An Nam này à ? Cứ xoáy vào đấy là ra nhiều ý hay đấy. Cũng nói để anh biết : Chính anh Trọng hồi nhỏ đã từng học ở trường Phổ thông mang tên mỗ gia này đấy. Khi nhóm lò không biết anh ấy có nhớ đến cái "lò cừ" của lão già này không ?

Tôi từ tốn đáp :

- Thưa cụ vâng, cháu cũng đã nghĩ đến cái lò của anh Tổng, nhưng Câu đối năm Tuất thì cái lò phải làm sao dính vào Con Chó cơ ạ !

Ông Cụ không thèm trả lời, chỉ ung dung cất giọng ngâm rất sảng khoái, vừa ngâm vừa lui vào trong :

Lò cừ… nung nấu (ư…a…) cái sự… đời

Bức tranh vân cẩu (í… í… ) vẽ người… tang (ư…ư…) thương…

Thôi chết, hóa ra cụ già quắc thước này là Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều giời ạ, cụ chính người làng Liễu Ngạn huyện siêu loại Thuận Thành Bắc Ninh của tôi.

hsp2

 

- Vâng đa tạ cụ, câu thơ của cụ vừa có Cái Lò lại vừa có Con Cẩu, trúng ý cháu rồi. Ai ngờ giữa Con Chó và Cái Lò vốn đã có duyên nợ từ xưa.

Được lời như cởi tấm lòng, tôi sung sướng như bắt được vàng. Thế là ý tứ được khơi nguồn cứ chảy tuồn tuột.

Giờ đây chính cái lò của bác Tổng cũng đã thoắt biến "Vân" thành "cẩu", kẻ vừa lên mây chưa nóng ghế thoắt đã bị người ta lôi xuống, dùng xích sắt xích lại và dắt đi như dắt con cẩu, thế thì tang thương thật thưa cụ Nguyễn Gia Thiều !

Nhưng Tạo hóa chính là cái "lò cừ" nung nấu sự đời, cả những sự đời ở tầm rất vĩ mô như sự ra đời và kết thúc chủ nghĩa cộng sản, trong đó cũng toàn những "lò" và "lò" ! (thời Đức quốc xã Hitler cũng toàn những lò nọ lò kia, sao Tạo hóa sinh ra lắm thứ lò như vậy, từ khi con người biết dùng lửa nấu ăn và sưởi ấm thì cũng nung nấu bao nhiêu thứ lò để "hỏa táng" lẫn nhau ?).

Cộng sản Việt Nam cũng khởi nguồn từ "cái lò đun" ! Thì anh Ba đã chẳng xuất dương từ công việc đun lò dưới con tàu Đô đốc Latouche-Tréville sang Pháp đó sao ? Người cha đẻ của con đường ảo tưởng Việt Nam cũng đã từng muốn nhóm lò đốt sạch cả củi khô củi tươi của dãy Trường Sơn hùng vĩ để mua lấy chiến thắng trong giấc mộng Thiên đường cộng sản, khiến cho đàn dân Việt (buộc phải) nô nức nướng hết tài sản và con cái của mình mà lao theo cái lò mơ vĩ đại ấy.

Ngờ đâu "duyên ngỡ may cớ sao lại rủi" (*), số phận dân tôi chẳng khác nào số phận nàng cung nữ ngày xưa. Nàng cung nữ tài sắc tuyệt trần được vua vời đã tưởng như "mả táng hàm rồng", dân tôi cũng được phỉnh là đi vào con đường cộng sản là đứng vào những dân tộc tiên phong đón đầu nhân loại, được lịch sử chọn làm điểm tựa, làm người người lính đi đầu là hạnh phúc nhất thế gian, đến mức khoái trí lên, dám coi cả cái loài người thuộc thế giới tư bản"đang giãy chết" tuyệt vời ngày nay chỉ là bọn "chưa thành người", chỉ đáng cho ta cầm xẻng đào đất chôn đi cho khuất để nhường ngay địa cầu cho Thiên đường cộng sản chúng tôi, thì nay, sau ngót thế kỷ nướng hết của hết người để nhóm lò nấu nung khát vọng, và giữa lúc diễn biến của chủ nghĩa chỉ ngày càng xấu đi thì chính người dẫn đầu lại bảo cái viễn cảnh tươi đẹp kia phải kiên nhẫn chờ khoảng…một thế kỷ nữa sẽ tốt, đừng có nóng ruột !

Ôi chao, biết nói làm sao, chỉ biết dân tôi quá đồng cảm và thương cho nàng cung nữ lắm, "bừng con mắt dậy thấy mình tay không" (*) phải không hỡi nàng ?

Vâng, "Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả hoa kia cỏ này" (*) ! Nhưng tang thương nào cũng không sánh được nỗi tang thương của cả một dân tộc vốn ngàn năm phong nhã, gái lịch trai thanh, giỏi toán vào loại nhất nhì thế giới, giặc phương Bắc đô hộ tới một nghìn năm mà không đồng hóa nổi, nhưng lại bị một thứ "Dân túy" trá hình buông lời xiểm nịnh như ngửa bàn tay cho ngồi, nên đã chui vào hầm lò tiên cảnh mà lạc đường trần thế, như Lưu Nguyễn lên tiên rồi lạc lối về. Một khi chủ nghĩa Dân túy cầm quyền đã yên vị, đã nắm thật chắc cái ngai vàng, lúc ấy cái bàn tay đã ngửa ra cho dân ngồi ngày trước nay mới từ từ nắm lại, từ từ bóp lại… một cách rất "của dân do dân và vì dân", thì bức tranh vân cẩu tày đình này mới thật tang thương. Vậy hãy nguôi bớt nỗi tang thương riêng của mình đi, hỡi nàng cung nữ !

Mối tình duyên của nàng với đức vua chí tôn nào có khác gì tình duyên của dân tôi với cái chủ nghĩa nhân văn ảo tưởng. Lúc phẫn uất quá nàng đã căm giận cuộc tình duyên khốn kiếp ấy như sau :

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không ?

Giang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra ! (*)

Nhưng nhi nữ ơi, chân yếu tay mềm "đạp" làm sao được cho khổ thân khi sào huyệt của bọn cầm quyền là tường đồng vách sắt ?

Tuyệt vọng, cuối cùng nàng chỉ "muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm" ! (*). Tiếng kêu ấy quả là dài, dài xuyên mấy thế kỷ vọng đến tận làng Đồng Tâm, đến vùng biển Hà Tĩnh ngày nay. Bởi chế độ phong kiến còn kéo dài hơn tiếng kêu của người cung nữ, vì chủ nghĩa phong kiến biết hóa thân thành cái gọi là "chủ nghĩa Xã hội", nhưng chẳng qua chỉ là một thứ "phong kiến biến tướng" mà chất Dân túy mị dân cứ ngày càng đậm thêm.

Phong kiến biến tướng, phong kiến một vua thành phong kiến nhiều vua tức vua tập thể, rồi vua tập thể lại thanh trừng nhau để sắp trở về vua cá nhân, cứ diễn biến lòng vòng trong đêm dài tranh giành và phân phối quyền lực.

Mối tơ duyên của dân lành với các chủ thuyết cầm quyền độc tôn là thứ dây "tơ hồng" oan nghiệt mà nàng cung nữ kia "giang tay muốn dứt" nhưng nào có dứt được. Tơ hồng tiếng Hán là "xích thằng", nhiều khi đã thành cái "thằng" cầm "xích", nó cầm tù nạn nhân của những mối tơ duyên áp đặt một chiều cấm được ly hôn.

Qua bao chặng đường phức tạp, đến hôm nay người Tổng bí thư của đảng cộng sản lại nổi hứng nhóm lò, lại cái lò đun, có người tin tâm linh thì bảo đó là một "điềm". Điềm gì vậy, cái lò cũ của anh Ba ngày trước đã khai sinh, chẳng lẽ cái lò mới này là điềm "đang sống chuyển sang từ trần" như giọng thơ Bút Tre ?

Được cụ Nguyễn Gia Thiều báo mộng và gợi hứng, miên man theo bức tranh "vân cẩu tang thương" mà cái "lò cừ" của Tạo hóa đã nấu, đã nung cả một giai đoạn Thiên đường ảo trên đất nước này, nên trong tôi phút chốc đã vụt hiện ra một Câu đối Tết cho năm Con Chó Mậu Tuất 2018 này như sau :

Xưa anh Ba đun bếp dưới tàu, mồi Cộng sản bén vào, rồi… bốc hỏa !

Nay bác Tổng nhóm lò trên ghế, gió Thiên triều quạt mạnh, sẽ… ra tro !

Viết xong câu đối, đọc cho một bạn tôi nghe, bạn hỏi "cái gì sẽ ra tro hả anh, hình như sự ra tro còn ẩn chủ từ, và cái ý "vân cẩu" chưa vào được Câu đối ? Tôi bật cười : đun lò thì phải ra tro thôi, những tro bụi thì lại trở về tro bụi ; từ chỗ "bốc hỏa" ngùn ngụt đến chỗ "ra tro" lạnh tanh vô hồn chẳng phải là chuyện vân cẩu qúa rồi hay sao ?

Nội bộ "Đảng ta" tự phải đánh nhau thôi

Trước cục diện "nhóm lò" thiêu nhau nhiều người bình luận rằng khởi đầu chủ yếu là phe đảng đốt phe chính phủ. Trận chiến "ta lại đánh ta" như lời Tổng bí thư Phú Trọng vừa nói xin thưa đã được Hà Sĩ Phu tiên đoán từ hơn 20 năm trước, bởi có gì lạ đâu, nó xuất phát rất đúng qui trình ngay từ cái nguyên tắc khôn vặt lai căng "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" !

Trong bài "Chia tay Ý thức hệ" (1995) tôi đã viết rằng "Liệu nội bộ Đảng có đoàn kết được với nhau trong đường lối nhị nguyên "Làm kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa" này không ? Và tôi tự giải đáp thế này : Bây giờ không bao cấp nữa, anh nào làm anh ấy ăn. Vậy bộ phận Đảng làm Kinh tế thị trường ắt có ăn lớn. Còn bộ phận chính trị, tuyên huấn chuyên lo về cái định hướng Xã hội chủ nghĩa thì chắc thiệt thòi hơn, cái lẽ "công bằng" (thực chất là tranh giành quyền lợi với nhau- Hà Sĩ Phu nói rõ thêm) chắc sẽ phải đặt ra". Mâu thuẫn nội bộ là chuyện thông thường, ở tổ chức nào cũng có, nhưng một khi mâu thuẫn thuộc về căn bản, đã được tiền định từ nguyên lý thì chỉ có kết cục là tan vỡ hoặc biến dạng.

Kiên trì cái "định hướng" một trăm năm nữa chưa biết có hay không ấy tiêu biểu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tiến sĩ xây dựng đảng là người có học nên nói câu nào ra cũng thành khuôn vàng thước ngọc gợi hứng văn chương, để Hà Sĩ Phu làm CÂU ĐỐI.

Xin kể vài ví dụ :

* Tổng bí thư đã nhắc đến một nguyên lý kinh điển là quyền lực phải được hạn chế, giám sát, nếu không sẽ rất nguy hiểm, nên "phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế". Nhưng "nhốt quyền lực" sao được khi Hiến pháp đã xác định đảng cộng sản phải giữ độc quyền lãnh đạo, không có một đảng nào được phép hình thành để chia quyền. Kết quả là Quốc hội, mang tiếng là nơi tập trung quyền lực cao nhất của nhân dân, nơi tạo ra "cái lồng" pháp luật thì cũng chỉ là nơi "cụ thể hóa, triển khai cương lĩnh, nghị quyết của Đảng" mà đứng đầu là Bộ Chính trị, đứng đầu Bộ Chính trị là Tổng Bí thư theo đúng nguyên tắc dân chủ tập trung. Nên gợi hứng để tôi có câu đối :

Chống đa nguyên để đảng độc quyền, độc quyền ấy sinh Vua Tập thể !

Nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, cơ chế nào nhốt Tổng Bí thư ?

* Tổng bí thư nói : "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?". À ra vận mệnh đất nước ra sao không quan trọng bằng việc ngồi bàn đại hội đảng ! Chẳng trách Tàu Cộng gây đủ mọi chuyện trên vùng biển Đông của ta mà Tổng bí thư bảo "tình hình Biển Đông không có gì mới" !

Ngoài Biển Đông chẳng mới gì đâu, dẫu Bắc thuộc cũng ngàn năm như cũ !

Muốn Đại hội ngồi yên để họp, với Thiên triều phải một mực im re !

* Tổng bí thư nói "Chống tham nhũng là ta đánh ta". Tuyệt vời, quá chính xác nhưng phải hiểu "ta" đây là đảng cộng sản, là "Đảng ta" chứ không phải nước ta hay nhân dân ta đâu vì nhân dân đâu có thể tham nhũng hay đánh tham nhũng ? Ngay danh xưng "Đảng ta" cũng là một sáng tạo thần kỳ, đậm đà bản sắc, xin luận bàn vào một dịp khác, ở đây chỉ xin tặng một Câu đối :

TA độc quyền nên TA tham nhũng, tham nhũng rồi TA lại đánh TA, để TA trọn gói độc quyền tham nhũng !

NÓ chuyên chính thì NÓ nội xâm, nội xâm đấy nhưng NÓ toan trừ NÓ, cho NÓ một mình chuyên chính nội xâm !

(Trước đây nhiều thủ lĩnh chuyên chính độc tài cũng dùng chữ Nội xâm để chỉ bọn tham nhũng mà không hiểu chính mình mới là Nội xâm. Vì Nội xâm là làm mất nước từ bên trong, mà dân là gốc của nước, độc tài làm nhân dân mất quyền làm chủ đất nước mình, dân vẫn bị mất nước mặc dù chưa có ngoại xâm Vậy những tập đoàn hay tổ chức độc tài chuyên chính làm cho nhân dân mất quyền làm chủ đất nước, chính họ mới đúng là giặc nội xâm, tham nhũng chỉ là một thuộc tính đương nhiên của bọn nội xâm độc tài chuyên chính đó. Hiểu rộng ra, Nội xâm là tất cả những gì làm suy yếu đất nước thì một chính thể chuyên chính tất nhiên cũng nằm trong số đó) (1).

Năm Chó, hoa càng "cho sắc" (Thư giãn cùng vế xuất đối của Lý Toét)

Lý Toét - Xã Xệ rủ nhau đi hội hoa xuân, thoạt vào Vườn Bích Câu uống cà phê, thấy ngay cái biển "Cấm câu" bên hồ cá, Lý Toét đã phì cười "Bích câu mà lại cấm câu ?".

Cái hứng chơi chữ nổi lên, Lý toét bảo : Hoa thì luôn cho sắc cho hương để người đời thưởng thức nhưng "Sang năm Chó chắc Hoa càng cho sắc" đấy ông nhỉ ? Xã Xệ hiểu ngay :

- Ừ, cho sắc chó. Nhưng chữ Hoa của ông chắc phải viết hoa chứ gì, đúng là thằng Tàu ngày càng ép mình, chuyện nhân sự thế nào chẳng có bàn tay thằng Tàu. Tôi còn nhớ hồi Hồ Cẩm Đào đang là thủ lĩnh bên Tàu, bên ta còn quyền ông Lê Đức Anh thì Hà Sĩ Phu đi hội hoa cũng bật ra vế đối "Anh mê Đào của xứ Hoa, mê mẩn vì Đào cho sắc đấy", cũng có mấy chữ mà người đọc tự phải viết hoa.

Vườn hoa của các nghệ nhân quả là đẹp. Hoa hồng tự nhiên chỉ có ba màu đỏ, hồng và trắng. Hoa hồng bạch tưởng đã sang nhưng bây giờ đủ cả đỏ, cam, vàng, lục. lam, chàm, tím, chẳng thiếu màu gì. Lý Toét say sưa nhận xét :

- Con người càng biết chơi hoa, quý trọng hoa, trân trọng hoa thì hoa càng cho hương, cho sắc, hoa lại càng sang, đúng không ?

Thế rồi, trầm ngâm một lúc, Lý Toét mới ngâm nga :

- Có vế xuất đối rồi đây :

"Xứ này thành xứ của Hoa, Hoa cho sắc đã sang, Hoa được Trọng, Hoa càng cho sắc nữa !"

ông đối đi !

- Rắc rối và đa nghĩa thế làm sao mà đối được (theo giọng đọc của Lý Toét, Xệ đã biết những chữ nào phải viết hoa), vậy phải nhờ Hà Sĩ Phu đưa lên mục Câu đối Tết nhờ các đối sĩ cao thủ đối giúp cho !

Thư giãn với mấy vần thơ Bảo Sinh

Năm Con Chó mà quên một nhân vật liên quan vô cùng mật thiết đến đời sống anh Cẩu thì thật thiếu sót : nhà thơ dân gian có giọng Bút Tre Nguyễn Bảo Sinh-Hà nội.

Ông Bảo Sinh sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi, nhưng yêu thương chúng đến mức lập bệnh viện chó mèo, hotel chó mèo và cả nghĩa trang chó mèo nữa.

Thơ Bảo Sinh có giọng Bút Tre nhưng cao thủ và "ác hiểm" hơn nhiều. "Ác hiểm" bởi ông tỏ ra rất vô tư, sảng khoái, nhìn mọi thứ trên đời với nhãn quan đuà nghịch, trêu cợt, thấy tất cả chỉ là những nghịch lý, ngộ nghĩnh đáng để cười mà thôi.

Chính vì có kiểu "vô chính trị" như thế cho nên khi những dòng thơ bất chợt chạm vào những nghịch lý chính trị-xã hội thì trở nên thú vị và rất đáng tin cậy. Tin cậy vì người làm thơ tỏ ra không cố ý nhằm chính trị gì hết, không nhằm khen hay chê, chỉ như người khách qua đường nhìn thấy ngộ nghĩnh quá thì nói chơi cho vui, nói xong rồi thản nhiên bỏ đi, nhưng người nghe thì nhiều khi càng ngẫm càng thấm tận gan ruột. Bảo Sinh chỉ nói quy luật chung ở đời, nói thói đời, còn ai động lòng là việc của họ, thế mà nhiều người cứ phải "động lòng" mà không dám nói ra.

Xin lấy hai ví dụ về hai trường hợp như thế.

Bảo Sinh viết :

"Nếu ai ai cũng khỏa thân

Thì đứa mặc quần là đứa khiêu dâm !"

Nghe như chuyện tào lao, chuyện cười là thế, nhưng trận cười ấy cho biết vấn đề đánh giá Chính hay Tà trên đời chẳng qua ở chỗ lấy cái gì làm chuẩn, lấy chuẩn sai thì sự phán xét sẽ lộn ngược. Vâng, chẳng hạn nếu lấy cái nghịch lý, cái dối trá, phản dân chủ, phản quốc làm dường cột thì tất cả những giá trị của chân lý, của sự thật, của dân chủ, của ái quốc sẽ bị cầm tù . Quy luật chính trị ấy cũng giống như chuyện vua cởi truồng hay cởi truồng tập thể ngoài đường thôi mà.

Chẳng nói đâu xa, vụ đội bóng U23 Việt Nam vừa rồi, mới đoạt giải Á quân (vì không trực tiếp gặp Thái Lan và Hàn quốc) , tuy mừng rỡ là đúng nhưng phấn khích đến phát điên, cởi truồng tồng ngồng trước bàn dân thiên hạ, lại có người coi đó là cuộc biểu dương lòng yêu nước, và đe mọi quân thù hãy biết khiếp sợ trước lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam" (!) (yêu nước bằng cách cởi truồng thì "khiếp" thật, nhưng các kẻ thù, kẻ bán nước và kẻ cướp nước, thì chúng chẳng sợ kiểu yêu nước ấy đâu, mà còn khuyến khích nữa đấy). Coi việc làm ấy là rực sáng của lòng yêu nước, chẳng trách nguy cơ Bắc thuộc lẫn sự thua kém toàn diện của người Việt hiện nay chẳng đáng quan tâm (thế giới đánh giá năng suất lao động của Việt Nam thua xa cả Lào và Campuchia) và việc rủ nhau đến trước tượng Lý Thái Tổ để trang nghiêm kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì Tổ quốc để bảo vệ Hoàng Sa thì bị coi là phản động !

Bóng đá mới đạt Á quân một lần chứ tội ăn cắp thì Việt Nam ta đã đạt vị thế Quán quân thế giới từ lâu, một cách vững chắc ! Nếu yêu nước hãy biết đau lòng.

Việc hừng hực chống tham nhũng hiện nay cũng vậy. Chống "quốc nạn tham nhũng" là việc rất quan trọng và hợp lòng dân, nhưng nếu không chống cái "cơ chế độc quyền lãnh đạo" là gốc sinh tham nhũng, lại thu hút cả xã hội vào việc ấy, làm mờ đi cái quốc nạn Bắc thuộc là quốc nạn quan trọng hơn thì cần xem lại ! (Thậm chí nhiều người còn bảo : Nếu ai có công chống được sự xâm lăng của Tàu thì dù có tội tham nhũng nhân dân cũng sẵn lòng tha cho. Giẹp mâu thuẫn nội bộ để có sức mạnh chống ngoại xâm mới là mục tiêu số 1, nhà Trần trước đây đã nêu cao tấm gương như thế. Nếu buộc phải trừng trị lúc này thì hãy trừng trị kẻ nội ứng cho Tàu).

Bảo Sinh viết :

Tự do sướng nhất trên đời

TỰ LỪA lại sướng hơn mười tự do !

Con người được tự mình hành động theo ý mình, không bị "mỗi chữ mỗi lời không tự chủ, để cho người dắt tựa trâu bò" thì sướng đã đành, nhưng trong những cái "tự" thì "tự lừa" mới là sướng nhất.

Trong sự tuyên truyền ảo tưởng cộng sản thì chỉ những người đầu sỏ mới có ý thức cố tình lừa bịp dối trá, còn phần đông những tín đồ đi theo thì lúc đầu nói những điều ảo tưởng ấy một cách chân thành và tự hào- tự sướng thật sự, vì đã bị trải qua một công đoạn "tự lừa". Người bị "tự lừa"lâm vào một giấc thôi miên do bị ám thị và tự kỷ ám thị, trong đầu tự lầm rầm câu thần chú "chủ nghĩa cộng sản là Thiên đường tươi đẹp, giải phóng cả loài người thành một đại gia đình thân yêu, với anh cả Liên xô và chị hiền Trung quốc, mọi sản phẩm cứ tuôn ra như nước, được làm việc tùy theo năng lực nhưng cứ hưởng thụ thoải mái theo nhu cầu". Trời ơi, sướng thế thì đốt cả dãy Trường sơn chứ đốt hết cả lịch sử cha ông đi mà được như thế cũng còn rẻ. Cho nên tôi bảo số đông người cộng sản là "dân túy trá hình" hay Dân túy tự túyvì cứ tưởng mình đang theo một "chủ nghĩa Xã hội khoa học" (ở đại học chúng tôi được học môn học có tên như vậy) nên đem nó tuyên truyền cho dân hiểu chứ có biết đâu cái điều mình tin đã là Dân túy trăm phần trăm, nó phi khoa học và phi thực tế, chẳng ai làm được, dù có nới rộng lời hẹn đến một thế kỷ nữa cũng không có thật đâu, nhưng người nhẹ dạ nghe mà mơ thì sướng, thì muốn bay lên.

Nhà thơ Tố Hữu làm những câu thơ có cánh như điên như say thì lúc đầu là do ông ấy bị "tự lừa" nên thấy trong lòng lâng lâng thật, chân thành thật, có dối trá chăng là ở giai đoạn sau, khi đã có chức có quyền và đã thấy thực tế, "nhà càng lộng gió thơ càng nhạt", thế thôi.

Thường thì sự giả dối lộ liễu không mê hoặc được ai, nhưng khi con người bị ám thị hay tự kỷ ám thị, lâm vào thôi miên, tự sướng đến run lên thì do trái tim rung động thật nên lời thơ hay lời nói có "công năng" truyền cảm, thậm chí gây được thôi miên cho nhiều người khác, tạo cơn lên đồng tập thể xẻ núi ngăn sông. Quy luật thôi miên cho biết người có thần kinh yếu, người duy cảm thì dễ bị thôi miên. Ta hiểu lòng "chân thành" lúc đó và sức mạnh nhất thời đó, nhưng không nhầm lẫn rung động chân thành đáng thương có tính chất mê sảng ấy với chân lý khách quan.

Cơn tự sướng do ám thị ấy tất nhiên rồi cũng sẽ mau chóng tan đi trước thực tế của thế giới khách quan. Nhưng nực cười là một số người tuy thâm tâm bên trong đã tỉnh nhưng bên ngoài vẫn cố tự lừa rằng "mình là trang nam nhi minh mẫn và dũng mãnh thế này mà lừa được mình à, không bao giờ !". Thái độ phê phán hiện tại nhưng tôn vinh quá khứ phải chăng là lại là một kiểu "tự lừa thứ phát" rất khôn ngoan vì, như Bảo Sinh tổng kết "tự lừa còn sướng hơn mười tự do", tự lừa như thế thì được đủ mọi thứ,vừa được yên vừa được tự hào là kẻ luôn tiên phong, chứ cứ đòi tự do thật sự hay cứ truy vấn tận gốc như các vị thì chỉ có đi tù.

Tự lừa để tự sướng vốn là một trò thủ dâm, nhưng trong chính trị cũng có trò thủ dâm như thế. Trong chính trị tự sướng cá nhân (tự thôi miên) thường chỉ tự vừa lòng chốc lát, nhưng tự lừa (hoặc giả vờ tự lừa) đến mức đủ "công năng" gây rung động, gây thôi miên cưỡng bức cho cả đám đông thì sẽ được tung hô, rồi sung sướng thật sự như vua chúa, mà Mao Trạch Đông hoặc cha con họ Kim bên Triều Tiên là những ví dụ quá điển hình. Có những người không sướng được đến mức như thế, hoặc khi nhân dân thức tỉnh thì kẻ đi gây thôi miên thiên hạ sẽ bị thiên hạ cho đi đời nhà ma như Nicolae Ceaușescu bên Roumanie !

TỰ LỪA cũng không "sướng hơn mười Tự do" mãi được đâu, nhà thơ Bảo Sinh nhỉ ?

Một số vế mời đối

Xuất đối 1 :

Chú "tham quyền" đánh chú "tham tiền", hai đứa sinh đôi sao chẳng xét tình huynh với đệ !

Xuất đối 2 :

Xin tí "lửa nhóm lò" thui thịt Chó !

hoặc :

Xin tí "lửa nhóm lò" thui Chó… Việt !

(Như trên đã nói, anh Cẩu và cái lò vốn có duyên nợ từ lâu. Tạo hóa cũng thâm, cho năm Con Chó xuất hiện đúng lúc nước ta đang có lửa rừng rực. Dân nhậu Cầy tơ hãy chuẩn bị rơm rác cho đủ rồi đến xin lửa nơi cái lò của bác Tổng, lửa ấy mà thui là tuyệt lắm, toàn thân chó bị thui không sót vùng cấm nào đâu.

Tại sao lại chỉ thui chó Việt ? Vì chó Nhật thường nuôi làm cảnh, chó Tây tức berger thường nuôi để giữ nhà hoặc đi săn, chỉ có chó ta tức chó Việt Nam, chó ăn bẩn "không từ một thứ gì", mới thích hợp làm thịt để chế biến 7 món "Cờ tây").

Xuất đối 3 : 

Phấp phới bay hình tượng búa liềm, sao búa khổ mà liềm cũng khổ ?

Xuất đối 4 : Phú nghĩa là giàu, dù trọng dù khinh, định hướng một tay anh Phú Trọng !

Xuất đối 5 : 

Nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, cơ chế nào nhốt Tổng Bí thư ?

hoặc :

Nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, cơ chế nào nhốt đảng độc tôn ?

Xuất đối 6 : 

Xứ này thành xứ của Hoa, Hoa cho sắc đã sang, Hoa được Trọng, Hoa càng cho sắc nữa !

(Lý Toét xin chú thích : "sang" có thể là sang trọng, sắc hoa sang trọng)

Tết Mậu Tuất 2018

Hà Sĩ Phu

--------------------

(*) Những câu thơ in nghiêng có dấu * trong bài này đều là thơ trong tập Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều.

(1) Ý này đã được viết trong đoạn "Mất nước là gì" của bài "Dân tộc phải hồi sinh".

Published in Văn hóa

Nhân ngày 2 tháng 9 cũng nói vài lời về tiêu chuẩn của chức Tổng bí thư

1. Một tiêu chuẩn thật nấp sau 7 tiêu chuẩn giả

Bàn về Tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt (Tứ trụ) của Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Quy định 90-QĐ/TW) nhà báo Trần Minh Thảo nhận xét đó là "bộ máy cai trị do một người nắm giữ" và trong cái vỏ Mác-Lê thực chất là cái ruột Đại Hán !

Đó là một nhận xét chính xác, nên xin được tiếp lời, mạn đàm quanh tiêu chuẩn và đặc điểm của ngôi vị quan trọng nhất này, ngôi vị Tổng bí thư.

tbt2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa (viettimes.vn)

Đọc 7 tiêu chuẩn thấy Tổng bí thư phải là một con người tài đức vẹn toàn, nhìn xa trông rộng, ở đỉnh cao thời đại, một lòng vì nước vì dân…, nhưng xét trong thực tế đó chỉ là những tiêu chuẩn giả tạo. Thực tế khắp trong Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay chẳng tìm đâu ra một con người như thế, và trớ trêu là giả thử có một người xấp xỉ đạt tiêu chuẩn tài đức cao như vậy thì chẳng những không thể trúng cử vào chức Tổng bí thư, mà muốn làm một chức quèn như Tổ trưởng dân phố cũng chẳng được, vì một đảng viên tiến bộ như vậy sẽ bị đảng quy vào tội "tự diễn biến, tự chuyển hóa" hay biến thành lực lượng thù địch chống phá đảng. Ví dụ trước mắt như ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm kiên quyết đứng về phía người dân thì lập tức bị đảng cho người đánh gẫy đùi và bị An ninh Quốc phòng triệu tập lên "làm việc" !

Nhưng, đằng sau 7 tiêu chuẩn giả vờ ấy có một tiêu chuẩn ngầm cho chức Tổng bí thư, tuy không nói ra nhưng lại quan trọng nhất, và được tuân thủ nghiêm ngặt : Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam phải là một người thân Tàu ! Có thể có người không tin như vậy, thì dân chúng tôi dám thách thức đảng, thử bầu một người dám bộc lộ khí phách chống Tàu xâm lược, dám tập hợp quanh mình lực lượng toàn dân sẵn sàng chống Tàu xâm lược xem nào ! Nguyện vọng khẩn thiết ấy của toàn dân chắc chắn đi ngược với phẩm chất thật của tất cả các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đúng như ông Trần Minh Thảo nhận xét : Tổng bí thư và Tứ Trụ phải mang cái "ruột Đại Hán". Nhưng trong những người thân Tàu (được Trung quốc duyệt) thì người nào thắng cử còn phụ thuộc tương quan phe nhóm và mẹo điều hành bầu cử như Đại hội XII cho thấy.

Trong bài "Lọc ngược" tôi đã viết :

"Vvì bị chất men cộng sản dẫn dụ, tất cả các Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trong bây giờ, tất cả đều phá tan kế sách giữ nước của cha ông (phương châm Kính nhi viễn chi - HSP) trước họa xâm lăng phương BắcDưới sự dẫn dắt của các đời Tổng bí thư đã gần gũi và nhờ vả Trung Quốc đến mức gắn bó như môi với răng, như chui vào vòng tay của Tàu, trở thành con nợ của Tàu, để cho lão khổng lồ ôm lấy vai, choàng lấy cổ, thọc tay vào sườn… thì khi kẻ khổng lồ ấy ra tay làm sao mà chống đỡ ? Chưa kể còn chủ động ôm lấy nó để nhờ nó làm chỗ tựa chống giông bão dân chủ. Tất cả các đời Tổng bí thư đều là người thân Tàu quá mức (kể cả Lê Duẩn, mặc dù có tình huống chiến tranh biên giới 1979), không chú ý gì đến khoảng cách an toàn trước con ác thú truyền kiếp Đai Hán. Về chiến lược giữ nước trước Đại Hán thì tất cả sự tuyển chọn ra các Tổng bí thư đều là "lọc ngược", bầu ra người dẫn giặc Tàu vào nhà". Như vậy thì đất nước và nhân dân có thể trông mong gì ? Chẳng trông mong gì, chỉ xem cuộc bầu như ta xem hài kịch.

2. Dở ông dở thằng

Dân ta thường dùng hai từ "ông""thằng" để chỉ hai loại người đáng trọng và đáng khinh. Chức vụ Tổng bí thư đứng đầu hệ thống quyền lực thì chẳng những là "ông" mà còn phải là ông lớn chứ nhỉ ? Chẳng thế mà Tổng Trọng vẫn lên giọng đạo mạo, đạo đức "dân chi phụ mẫu", mà đặt ra 7 tiêu chuẩn cao siêu cho cái ghế của ông. Nhưng liệu ông có biết rằng trong xã hội hiện nay, những người đứng đắn, còn biết "ưu thời mẫn thế" ngồi trao đổi với nhau về hiện tình đất bước thì đều gọi ông là "thằng", ví dụ (xin lỗi) : "việc liều lĩnh bắt cóc thằng Trịnh Xuân Thanh chắc là thằng Trọng chứ ai, việc đầu hàng thằng Tàu nhục nhã ở bãi Tư Chính của mình chắc cũng do thằng Trọng chứ gì", đại loại như thế…

Tình trạng dân chúng gọi các ông lớn đứng đầu quốc gia là "thằng" báo hiệu điều gì ? Là tín hiệu ngầm cho một xã hội bất an, một chế độ suy đồi vì mất niềm tin ! Tất nhiên công khai người ta vẫn gọi "đồng chí" là "ông" nhưng ngôn ngữ thầm sau lưng mới là ngôn ngữ có giá trị đo lường thực chất. Ngày xưa vua chúa phải đóng giả thường dân đi "vi hành" trong dân chúng chính là để nghe được tiếng nói thầm trong dân chúng.Vậy ở tình trạng "dở ông dở thằng" bây giờ thì thiết nghĩ quan phụ mẫu tối cao Tổng Trọng cũng chẳng nên lên giọng dạy dỗ cán bộ và dân chúng toàn những mẫu mực khuôn vàng thước ngọc nhiều quá làm gì, thật giả trắng đen dân biết cà !

Đúng là :

Trời bày một trận nhố nhăng,

Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông (HSP)

3. Những câu hỏi

Thông minh hay lú lẫn, khôn ngoan hay đầu hàng, liêm khiết hay tham nhũng, đứng đắn hay ti tiện ? Vị trí và đặc điểm Tổng Trọng thế nào trong dãy những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay ?

Đó là những câu hỏi và cách đánh giá khác nhau trong dân chúng về đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thảo luận những đề tài này sẽ rất rôm rả, mà bài viết nhỏ này không thể đề cập thấu đáo. Chỉ xin nói sơ lược như sau :

- Trong số những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thì ông Trọng có vẻ có học hơn cả, là Tiến sĩ (mặc dù là Tiến sĩ Xây dựng đảng) nên con đường độc tài và theo Tàu có nhiều màu sắc "học thuật" hơn cả. Đủ thứ lý luận, phát ngôn rắc rối gây ấn tượng, nhưng vì bản chất bên trong có những mâu thuẫn không ổn nên không thể đem các mỹ từ che lấp. Ví dụ : Nói "phải nhốt quyền lực vào lồng" vì nếu để quyền lực vô hạn sẽ sinh lạm quyền nguy hiểm. Nhưng ai sẽ nhốt quyền lực Tổng bí thư vào lồng, lồng nào (ông có bị nhốt trong cái lồng Đại Hán không), để ông cứ tự do xếp đặt mọi nhân sự của Chính phủ và Quốc hội ? Ông tự do nhốt các quyền lực khác vào lồng, tự tiện "nhóm lò" liệu có bị cái lò khác của nhân dân biến ông thành củi ?...

- Nhưng trong dãy các Tổng bí thư và Chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam, ông Trọng và ông Hồ có vị trí riêng. Một ông gây mầm, đặt đường ray, một ông kết thúc, kết thúc thời gian trị vì của Đảng cộng sản một cách cộng sản điển hình, về vĩ mô là thời kỳ tạm ổn định. Ông Trọng giữ vị trí cái bản lề trong giai đoạn cuối mà hai cặp xung đột "dân chủ hay độc tài" "thoát Trung hay theo Tàu" đang đòi hỏi phải được giải quyết rõ ràng.

Tôi đã nhiều lần nói rõ khái niệm NỘI XÂM. Nhân dân không được làm chủ đất nước thì nhân dân bị mất nước. "Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước !" (1). Mất nước vào tay người trong nước là bị Nội xâm, nền Chuyên chính cộng sản nắm quyền toàn diện và tuyệt đối, giữ "sổ đỏ" trên toàn lãnh thổ chữ S, dân không có quyền sở hữu trên chính mảnh đất của ông cha Việt Nam để lại. Vậy ngay từ khi Đảng cộng sản nắm quyền toàn trị là Việt Nam bị nạn Nội xâm, bị mất nước bởi một chế độ độc đảng độc tài. Thực tế là Việt Nam đã là nước độc lập trước khi cộng sản cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim nên ngày 2 tháng 9 không thể là ngày Quốc khánh. Cuộc nội chiến Nam Bắc 1956-1975 không thể mang danh cuộc "Chống Mỹ cứu nước" được vì đoạn khởi đầu cũng như đoạn kết thúc chỉ có người Việt Nam với nhau.

Một loạt những sự kiện chính trị đã được bạch hóa, ông Trọng làm Tổng bí thư đúng vào lúc "chuyển giao lịch sử, chuyển giao nhận thức" như thế nên ông Trọng phải đương đầu với giai đoạn bản lề dù muốn hay không.

Ông Trọng mặc dù lúc đầu được coi là một "nhân viên thư lại" hay một "ông giáo làng", nhưng thời cuộc đặt ông vào vị trí bản lề phải thay đổi, tốt hơn hoặc rất xấu hơn, mà xem chừng chính ông đã bị "nhốt vào lồng" không còn tự do lựa chọn ?

Vì ở vị trí lịch sử như vậy, ông Trọng muốn khéo léo, ngụy trang, đu dây cũng không được. Rất nhiều mặt trái đã bộc lộ quyết liệt, khiến cho một số đảng viên phải bỏ đảng vì lý do đại ý "ông Trọng, Tổng bí thư đảng bây giờ không xứng đáng với cụ Hồ ngày xưa". Nhưng ông Trọng chỉ là kẻ hậu duệ, mặc dù rất tồi tệ, dù tâm địa tồi tệ, thì cũng là một anh lái tàu trên một đường ray đã được thiết kế đúng quy trình, quy trình biến "đoàn tàu" Việt Nam thành một "đoàn Tàu" từ lúc nào không biết.

Vận mệnh đất nước chỉ còn nằm trong tay dân, nhưng tay nhân dân bị bọn Nội xâm khóa chặt. Thoát khóa cũng là vượt ngục, những người cộng sản trước đây rất nhiều kinh nghiệm vượt ngục, nay nếu tỉnh ngộ, nhận rõ sai lầm quá khứ thì hãy cùng nhau, hiệp lực vượt khỏi cái "nhà ngục cộng sản một cổ hai tròng do nội xâm và ngoại xâm kết hợp", để thoát ra "vùng Tự do" với thế giới văn minh, chứ lại trở về với bác nọ bác kia của quá khứ thì chỉ là cái vòng luẩn quẩn, rất luẩn quẩn không có lối ra mà thôi.

Đà Lạt, 2/9/2017

Hà Sĩ Phu

Nguồn : boxitvn, 04/09/2017

(1) http://www.hasiphu.com/baivietmoi_16.html

Published in Diễn đàn