Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 24 septembre 2020 21:13

Nhật Tiến nhà văn dấn thân

Nhà văn Nht Tiến, mi qua đi, là mt nhà văn dn thân tiêu biu, dù ông chưa bao gi nhn danh hiu đó. Có th vì ý nghĩa bn ch "nhà văn dn thân" không rõ ràng.

nhattien1

Nht Tiến. (Hình : Khôi Nguyên/Người Vit)

Trước năm 1960, min Nam Vit Nam có mt phong trào c đng "trí thc dn thân" và "nhà văn dn thân". Có th do nh hưởng ca nhng "nhà văn dn thân" Pháp rt sôi ni và thuc nhiu khuynh hướng, t André Malraux, Albert Camus đến Jean Paul Sartre. H dn thân trong các tác phm và c bên ngoài lãnh vc văn chương, qua các hot đng chính tr, xã hi.

Nói chung, nhng người "dn thân" đã vn đng, đu tranh cho công bng xã hi, cho dân ch, t do, ct tiếng nói thay cho nhng người b áp bc.

Nht Tiến là người sng dn thân. Ông dn thân khi sáng tác văn chương, ch trương các t báo và nhà xut bn. Ông dn thân trong các công tác văn hóa, tham d Trung Tâm Văn Bút Vit Nam (Pen Club), đc bài điếu văn Nht Linh đy tinh thn "phn kháng", d Hi đng Văn Hóa Giáo Dc, ri sau năm 1980, dn thân cuc vn đng cu các thuyn nhân t nn. Trước đây 30 năm, ông dn thân khi ch trương các nhà văn trong và ngoài Vit Nam đã có th cùng theo đui chung mt mc đích chng bo quyn, xây dng dân ch t do.

T nhng tác phm xut bn đu tiên năm 23 tui, Nht Tiến đã hướng v nhng người yếu thế nht trong xã hi ; đc bit là đám tr thơ bt hnh. Tiu thuyếtNhng Người Áo Trngviết v tri nuôi tr em m côi.Chuyn Bé Phượng, Chim Hót Trong Lng là cuc đi và tâm s ca nhng tr em m côi. Ông viết v cuc sng nhng người nghèo nht trong các ngõ hm gia đô thành Sài Gòn, trongThm Hoang, cun truyn được Gii Văn Chương Toàn Quc năm 1962.

Mt tiu thuyết khác mang tính dn thân ca Nht Tiến là Gic Ng Chp Chn, khi ông nhìn thng mt cuc chiến tranh Vit Nam, không tránh né. Cun truyn viết v nhng người sng trong vùng sôi đu, ban ngày thuc chính ph Cng Hòa, ban đêm do Vit Cng kim soát. Trong ngôi làng đó, có nhng gia đình hai anh em đi theo hai phía khác nhau, Hoành theo Quc Gia, Hà theo Cng sn, gia là mt bà m và mt cô thiếu n chng kiến cnh huynh đ tương tàn. Khi Cng sn chiếm min Nam, tác gi mi biết cunGic Ng Chp Chn b chế đ "đánh giá" là "cc k phn đng !" Ông đã phi viết bài "t kim tho", do my nhà văn Vit Cng nm vùng "hướng dn".

Tuy Nht Tiến không hot đng chính tr đng phái, nhưng ngoài các tác phm văn chương, ông đã can đm nói nhng li chng chính quyn dưới thi Vit Nam Cng Hòa, vì chế đ min Nam còn chp nhn quyn t do đó. Đám tang Nht Linh Nguyn Tường Tam, nhà văn đã t vn đ phn đi chính ph Ngô Đình Dim, ch có mt s ít văn ngh sĩ Sài Gòn đến d, vì người ta vn s "Mt v ca Ông Dim" theo dõi. Nhưng Nht Tiến không s, ông đc nhng li t bit Nht Linh, vi tư cách phó ch tch Trung Tâm Văn Bút Vit Nam. Nht Tiến đã ca ngi Nht Linh bng nhng li tâm huyết, nhn mnh rng Nht Linh đã cư x theo đúng vi tư cách ca ca mt nhà văn Vit Nam yêu nước.

Bài điếu tang Nht Linh còn cho thy mt khía cnh trong con người Nht Tiến : Ông ca ngi s nghip và tư cách ca v văn hào mc dù ông không theo cùng mt đường li chính tr. Khi được phng vn, trong mt bài đăng trên nht báo O.C Register  California, ngày 23 tháng Chín năm 2000, gn 40 năm sau khi Nht Linh mt, Nht Tiến nói : "Nht Linh đã đem li cho tôi mt h tr tinh thn ln lao khi tôi bt đu cm bút. Tôi ngưỡng m tác phm ca ông, nhưng sau này ông đã quá thiên v chính tr. Mà v phương din này, tôi không theo con đường ca ông …"

Không đng ý v chính tr, nhưng Nht Tiến không ngn ngi công khai ca ngi Nht Linh, trong bu không khí đe da ba vây chung quanh trong c xã hi, chính bn thân ông có th b mang ha vì hành đng can đm đó. Đó là mt thái đ "dn thân" ca mt k sĩ tiêu biu trong truyn thng dân tc Vit.

C cuc đi Nht Tiến sng dn thân không ngng ngh. Sau khi đến nước M t nn, ông lên tiếng cùng nhà báo Vũ Thanh Thy t cáo chính ph Thái Lan không nghiêm tr bn hi tc làm hi bao nhiêu người Vit vượt bin tìm t do. Sau đó nước Thái Lan đã phi kim soát vùng bin ca h, nh thế nn hi tc đã gim bt. Không nhng dùng ngòi bút, Nht Tiến còn đi khp nơi vn đng bo v thuyn nhân. Nhà văn Mai Tho đã ca ngi "nhng vn đng, nhng lên tiếng không ngng ca Nht Tiến".. va mi đi thuyết trình Sacramento v li chun b sp đi hp mt hi ngh giáo gii mt nhà văn "vn gia vng tri sáng láng nht …"

Trong khi hot đng không ngng ngoài xã hi như vy, Nht Tiến không quên dùng văn chương biu l quan đim chính tr ca mình. Cun M Hôi Ca Đá (1988) th hin mt cách nhìn mi v cnh chia r hai min Nam Bc, 13 năm sau khi chiến tranh chm dt. Nht Tiến mô t nhng nhân vt đng viên cng sn, mt bí thư chi đoàn thanh niên, mà không khoác cho cái b mt hoàn toàn xu xa nhơ bn. nước ngoài, nhiu người đã phn đi nhưng ông không chùn bước. Nguyn Mnh Trinh thut li nhà văn nhn đnh rng con người có mt tt và mt xu, "nhng k bên này hoc bên kia gii tuyến nếu b đàn áp thì cũng chn chung mt thế đng đu tranh chng li nhng k áp bc".

Mt hành đng can đm na ca Nht Tiến là tp hp nhng bài viết ca các nhà văn cùng gii trí thc trong nước và bên ngoài, xut bn cunTrăm Hoa Vn N Trên Quê Hương. Cun sách b dư lun phn đi vì có tên nhng nhà văn trong nước tng phc v chế đ cng sn. Nhưng Nht Tiến có ch ý khác. Ngay cái tên ca tuyn tp đã nói lên ch ý đó. Năm 1958, Sài Gòn đã có cunTrăm Hoa Vn N Trên Đt Bc do Hoàng Văn Chí tuyn chn và xut bn. Đó là ln đu tiên người dân min Nam biết đến nhng tác phm ca Phan Khôi, Trn Dn, Phùng Quán, Nguyn Mnh Tường, Văn Cao, vân vân, vi tư tưởng chng chế đ đc tài chuyên chế. Nht Tiến theo gương đó, to cơ hi cho đc gi người Vit Nam nước ngoài làm quen vi gii văn ngh trong nước không phc tùng chế đ cng sn. Tuy b phn đi, Nht Tiến vn không nn lòng. Nhà văn Thy Khuê năm 1994, trong mt cuc phng vn cho đài RFI đã hi "Trong tương lai anh còn tiếp t c công vic này na không anh ?" Nht Tiến tr li không ngn ngi : "B làm sao được ?"

Nht báo Người Vit có l là nơi đu tiên đã nhn din Nht Tiến như mt nhà văn dn thân. Trong bài đim mt các nhân vt năm 1988, trong s báo Xuân năm K T (1989), Người Vit viết v Nht Tiến : "Vi tp truynM Hôi Ca Đá năm nay, ông đang đi ti khúc ngot ln lao ca mt đi cm bút nghiêm chnh liên tc. Đó là đt nng hơn bao gi hết tinh thn ca văn chương dn thân. Bng sĩ khí Nho phong, dùng uy vũ văn chương, Nht Tiến đang ra công xoay chuyn c mt quan nim viết lách và nhn thc".

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 24/09/2020

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Văn hóa
mercredi, 16 septembre 2020 23:59

Nhà văn Nhật Tiến không còn nữa

Ông Bùi Nhật Tiến, tức nhà văn Nhật Tiến và cũng là một nhà giáo, một tên tuổi trên văn đàn Việt Nam Cộng Hòa vừa qua đời. Ông ra đi để lại tiếc thương trong lòng nhiều người Việt đã sống và lớn lên tại miền Nam.

nhattien1

Nhà văn Nhật Tiến, tác giả "Thềm hoang", không còn nữa (Ảnh : Blog NhaVanNhatTien)

Sinh ngày 24/8/1936 tại Hà Nội, thời niên thiếu ông học trường Hàng Vôi rồi lên bậc trung học ở trường Chu Văn An.

Năm 1954 xuống tầu há mồm theo đoàn người di cư vào Nam, ông đã sống qua 21 năm thời Việt Nam Cộng Hòa, qua thời đất nước thống nhất dưới chế độ cộng sản, đến năm 1979 thì vượt biển tìm tự do, định cư tại Hoa Kỳ năm 1980.

Ông có khiếu văn chương từ nhỏ, 15 tuổi đã có sáng tác được đăng báo phát hành ở Hà Nội là truyện ngắn "Chiếc nhẫn mặt ngọc" trên tờ Giang Sơn của bác sĩ Hoàng Cơ Bình.

Lúc mới di cư vào Nam ông làm việc cho đài phát thanh của Ngự Lâm Quân ở Đà Lạt trong vai trò một người viết kịch.

Sau đó ông vào Sài Gòn sinh sống bằng nghề giáo, dạy môn lý hóa tại nhiều trường trung học như Hưng Đạo, Nguyễn Bá Tòng, Bồ Đề, Hồng Bàng.

Ông tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật với tạp chí Văn Hóa Ngày Nay, do nhà văn Nhất Linh chủ xướng, từ số đầu tiên phát hành năm 1958. Ông cũng đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Văn Học là những sản phẩm văn hóa giá trị.

Nhà văn Nhật Tiến còn là phó chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam từ 1963 đến 1975 và năm 1974 được chọn làm thành viên của Hội đồng Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Trong 21 năm sống ở miền Nam, Nhật Tiến đã có khoảng 20 tác phẩm được xuất bản, trong đó có "Thềm hoang" được giải nhất Văn Chương Toàn Quốc năm 1962 và nhiều sáng tác đáng kể như "Những vì sao lạc" (1960), "Người kéo màn" (1962), "Chim hót trong lồng" (1966), "Quê nhà yêu dấu" (1970), "Thuở mơ làm văn sĩ" (1974).

nhattien2 (2)

Những sáng tác trước 1975 của nhà văn Nhật Tiến 

Ngoài sáng tác, ông còn là chủ biên của nhà xuất bản Huyền Trân từ năm 1959 đến 1975 và là chủ bút tuần báo Thiếu Nhi từ 1971 đến 1975, tờ báo mang nhiều tính cách giáo dục, góp phần đào tạo một lớp thiếu nhi biết trọng nhân nghĩa lễ trí tín, biết yêu thương giống nòi.

Sau năm 1975 ông tiếp tục nghề giáo, dạy lý hóa tại một số trường trung học.

Cuối năm 1979 ông vượt biển và chuyến đi đã gặp nạn trong Vịnh Thái Lan. Ông và nhiều thuyền nhân bị hải tặc đem vào đảo Ko Kra giam nhiều tuần trước khi được nhân viên của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc giải cứu.

Khi được đưa vào trại Songkla, ông viết những bản cáo trạng nhờ tổ chức Boat People S.O.S. phổ biến. Câu chuyện của ông đã gây dư luận xúc động khiến thế giới quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thuyền nhân và nạn hải tặc.

nhattien3

Sau khi đến Mỹ định cư ông cùng hai người bạn là vợ chồng ký giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy viết tập sách tài liệu "Hải tặc trong Vịnh Thái Lan", xuất bản năm 1981 và được phổ biến rộng rãi.

Nhà văn Nhật Tiến đã hợp tác với Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển trong những vận động bảo vệ thuyền nhân tị nạn. Ông đã đi nhiều nơi, đến nhiều đại học để nói chuyện về thảm trạng vượt biển của người Việt Nam.

Bước vào đời sống Mỹ ông bỏ nghề dạy học, chuyển sang học điện toán và làm việc trong lãnh vực này nhiều năm trước khi nghỉ hưu vào năm 1998.

Ông tiếp tục sáng tác ở hải ngoại, với cả chục tác phẩm được ra đời, trong đó có "Tiếng kèn" (1981), "Một thời đang qua" (1985), "Mồ hôi của đá" (1988).

Các tác phẩm "Hành trình chữ nghĩa" (2012), "Sự thật không thể bị chôn vùi" (2012), "Nhà giáo một thời nhếch nhác" (2013) là những ghi nhận về sinh hoạt văn học Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Những tác phẩm của nhà văn Nhật Tiến thường phản ánh hiện thực xã hội mà ông sống qua.

Ngoài sáng tác văn chương ông cũng cộng tác với báo chí, truyền thông trong cộng đồng người Việt hải ngoại, nhiều nhất là với tuần báo Viet Tide phát hành ở Little Saigon, Quận Cam.

Ông còn giữ chức vụ ủy viên báo chí Hội cựu Giáo chức Việt Nam Hải ngoại, 1982-1985 và chủ tịch Ban chấp hành Lâm thời Văn bút Việt Nam Hải ngoại, Nam California 1988.

Khi Việt Nam có chính sách đổi mới, mở cửa ra với thế giới thì cũng là lúc bắt đầu có giao tiếp nhiều hơn giữa người Việt hải ngoại và người trong nước, có những gặp gỡ giữa văn thi sĩ từ hai bờ Thái Bình Dương, có khi tại California có khi ở quê nhà.

Nhà văn Nhật Tiến đã gặp lại bạn bè văn hữu xưa, đặc biệt là người em ruột của ông, nhà văn Nhật Tuấn, mà trong 21 năm anh em đã đứng ở hai bên giới tuyến đối nghịch nhau. Sau đó hai anh em viết chung tác phẩm "Quê nhà Quê người" (1994) mà một số người nhận định đó là một sự thỏa hiệp, là cổ súy cho sự hòa hợp hòa giải không có thực dưới chế độ cộng sản.

Sau một thời gian bệnh, nhà văn Nhật Tiến qua đời ngày 14/09/2020 tại thành phố Irvine, Quận Cam, hưởng thọ 84 tuổi. Ông mất chỉ ba tuần lễ sau khi người bạn đời của ông là nữ sĩ Đỗ Phương Khanh ra đi về miền vĩnh cửu.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2020 Buivanphu, 16/09/2020

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Văn hóa