Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 03 février 2022 14:26

Một hạt bụi bay !

Ít có người Việt Nam nào, sau khi đã từ giã cõi đời, được thế giới nhắc nhớ với nhiều ngưỡng mộ và thương mến như thiền sư Thích Nhất Hạnh. Những lời giảng dạy về điều được gọi là chánh niệm trong Phật giáo đã mang lại an vui và hạnh phúc cho rất nhiều người trên thế giới. Tôi là một trong số những người đó. Nếu tôi có trở thành một Phật tử, theo cách thế riêng của tôi, thì cũng do học hỏi và thực hành những lời giảng dạy của thầy. Một cách nào đó, thiền sư Nhất Hạnh là bậc tôn sư của tôi.

nhathanh1

 Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong bộ áo nâu sòng, đội mũ len rời khỏi căn phòng an dưỡng đến thiền đường gặp các phật tử.

Khoảng giữa thập niên 1960, ở tuổi thanh niên, tôi đã nghe nói đến thầy. Một cách gián tiếp qua một linh mục công giáo là cố giáo sư Nguyễn Ngọc Lan. Trong tác phẩm "Đường hay Pháo Đài", linh mục Nguyễn Ngọc Lan có nhắc đến thiền sư Nhất Hạnh : một hôm ông đèo vị thiền sư trên chiếc xe gắn máy và luồn lách qua một khu phố nghèo ở Sài Gòn ; trẻ con trong xóm chạy ra xem và "tri hô" : "Ra mà coi : ông cha chở ông sư !". Cứ như thể đây là chuyện không bao giờ được phép xảy ra trong một đất nước đang sôi sục vì chia rẽ tôn giáo !  Những cuộc biểu tình của Phật giáo dẫn đến sự cáo chung của nền Cộng hòa đầu tiên mà lãnh đạo là một người công giáo. Nhiều cuộc xô xát có khi đẫm máu giữa một số cộng đồng Công giáo và Phật giáo tại một số nơi đã khiến cho mối quan hệ giữa hai tôn giáo lớn ở Việt Nam trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh ấy, một linh mục công giáo đèo một vị sư phật giáo rảo qua phố phường hẳn phải là một hình ảnh đẹp hiếm có. Nhưng cũng kể từ lúc đó, theo dõi các hoạt động của vị thiền sư này, tôi lại thấy nơi thầy có những lời tuyên bố hay một sự thinh lặng đầy tranh cãi.

Đầu tiên đáng tranh cãi nhứt phải nói là lời tuyên bố của thầy về vụ Mỹ dội bom phá hủy Thị xã Bến Tre, một thị xã có 300 ngàn dân. Lời tuyên bố của vị thiền sư này được đưa ra trong một bài thuyết giảng tại một nhà thờ Tin Lành ở New York ngày 25 tháng Chín năm 2001. Nhân dịp giảng dạy về việc kiềm chế sự giận dữ, thiền sư cho biết : "Có lần tôi được biết Thị xã Bến Tre, một thành phố có 300 ngàn dân, bị máy bay Mỹ oanh tạc chỉ vì một số du kích quân đã vào thị xã và tìm cách bắn hạ máy bay Mỹ. Các du kích quân đã không thành công và sau đó đã rút lui. Và thị xã đã bị tiêu hủy. Và viên phi công (Mỹ) vốn chịu trách nhiệm (về vụ oanh tạc) sau này đã tuyên bố rằng ông đã phải tiêu hủy thị xã Bến Tre để cứu lấy nó. Tôi rất giận dữ" (1).

Nếu tôi là một thính giả đang uống lấy từng lời của thiền sư Nhất Hạnh thì tôi phải tin ngay việc Mỹ tàn phá cả một thành phố chỉ vì mấy tên du kích lẩn trốn trong đó. Nhưng là một người Việt Nam đã từng sống trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng ấy, tôi chưa từng nghe nói đến cuộc thảm sát ấy. Nếu quả thật một cuộc thảm sát như thế đã xảy ra thì chắc chắn tôi cũng đã "rất giận dữ" và biết đâu lại chẳng vào bưng để "chống Mỹ cứu nước".

Thiền sư Nhất Hạnh đã tỏ ra "rất giận dữ". Chỉ có điều khó hiểu nơi thầy là thầy đã có thể giận dữ trước hành động dã man của quân đội Mỹ nhưng lại thinh lặng trước vô số tội ác còn dã man gấp trăm lần của du kích quân cộng sản và quân đội Bắc Việt. Cụ thể nhứt là sự thinh lặng khó hiểu của thầy trước cuộc thảm sát ở Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968. Chống Mỹ và yêu cầu Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam cũng như gay gắt lên án chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhưng thầy lại thinh lặng trước tội ác của chế độ cộng sản cũng như bàn tay lông lá của Liên Xô và Trung Cộng tại Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh.

Khó hiểu hơn nữa có lẽ là cuộc đấu tranh vì tự do tôn giáo của thầy. "Thời chiến tranh, thầy kêu gọi chính phủ Sài Gòn cho Giáo hội Phật giáo được tự do hành đạo. Thời cộng sản, Hà Nội đàn áp Giáo hội thì thầy không nói gì"... "Ba mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, qua nhiều vận động của quốc tế và Hoa Kỳ, đặc biệt là của cố Thượng nghị sĩ John McCain, thầy được trở lại quê hương đầu năm 2005 trong phẩm phục, võng lọng chứ không còn là hình ảnh Sư ông Làng Mai đơn sơ với áo nâu sòng, nón lá".

"Về nước, Đức Tăng thống Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ không tiếp thầy, trong khi thầy được gặp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời trà. Sư cô Chân Không (người đệ tử luôn sát cánh bên thầy), như để lấy điểm với nhà nước, đã phát biểu rằng những ngôi chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là nơi có cờ vàng ba sọc đỏ" (2).

Quả thật, thầy Nhất Hạnh đã có những lời tuyên bố đầy tranh cãi và một thái độ thinh lặng khó hiểu trước những hoàn cảnh lẽ ra đòi hỏi phải lên tiếng. Nhưng với riêng tôi, khó hiểu nhứt vẫn là hình ảnh của một vị thiền sư đức độ như thầy lại xuất hiện trong "phẩm phục và võng lọng" trong chuyến về thăm quê hương lần đầu tiên đầu năm 2005. Nghe như vọng lại nhận xét mỉa mai của cụ Trần Tế Xương : "Công đức tu hành sư có lọng" !

nhathanh2

Không hiểu sao tôi dễ bị dị ứng với "phẩm phục và võng lọng" trong các tôn giáo. Những thứ hào nhoáng ấy là biểu hiện của quyền lực thế trần và danh vọng hão huyền hơn là tinh thần cốt lõi của tôn giáo là sự khiêm tốn và quên mình. Trong hàng bao nhiêu thế kỷ, mãi cho đến cuối thập niên 1950 của thế kỷ trước, các vị lãnh đạo tối cao trong Giáo hội Công giáo của tôi, mỗi lần xuất hiện trước công chúng đều tỉnh bơ ngồi chễm chệ trên một chiếc kiệu được 4 người khiêng ! Những người được tôn vinh như "đại diện của Chúa Kitô" chẳng thể hiện được bất cứ nét nào trong chân dung của Đấng sống không nhà không cửa, không nơi gối đầu và quỳ gối rửa chân cho các môn đệ của mình như một người đày tớ.

Tôi khâm phục nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của Giáo hội Công giáo là Đức Phanxicô. Vừa được bầu làm chủ chăn Giáo hội hoàn vũ, Ngài đã lột bỏ hết tất cả những râu ria phù phiếm trên người của vị giáo hoàng như đôi giày màu đỏ sang trọng, cây thánh giá vàng trên cổ. Chiếc ghế dát vàng mà các vị giáo hoàng thường ngồi lên để giảng dạy, Ngài cũng cho vào kho. Ngài cũng không còn phải mỗi năm đến biệt thự sang trọng của các vị giáo hoàng ở Castel Gandolfo để nghỉ mát. Ngay cả căn phòng sang trọng dành riêng cho các giáo hoàng trong điện Vatican, Ngài cũng từ bỏ. Các quan sát viên cho rằng cho tới nay Ngài vẫn chưa thực hiện được một cuộc cải tổ quan trọng nào trong Giáo hội. Nhưng dưới mắt tôi, dẹp bỏ được "phẩm phục và võng lọng" trong chính con người của giáo hoàng đã là một cuộc cách mạng vĩ đại nhứt mà không vị tiền nhiệm nào của Ngài dám làm.

Nhìn lại lịch sử của các tôn giáo có tổ chức, ôn lại cuộc đời của các nhà lãnh đạo tôn giáo, cách riêng trong Giáo hội Công giáo của tôi, tôi nhận ra một điều : dù ở địa vị nào trong tôn giáo, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng chỉ là những con người bất toàn. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo, họ cũng "tham sân si" như mọi người, họ cũng chia sẻ cùng một kiếp người với mọi người. Trong tuyển tập "909 bài thơ ba dòng", nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc nhìn nhận một sự thật phũ phàng :

"Mỗi người ra đi,

Trời đất phúng điếu bằng

Một hạt bụi bay".

Phận người như thế cho nên tôi chưa bao giờ cảm thấy được thuyết phục để phủ phục tôn thờ bất cứ một lãnh tụ nào.

Thầy Nhất Hạnh của tôi đã ra đi. Giờ này thầy cũng chỉ còn là "một hạt bụi bay". Theo chúc thư thầy để lại, thầy muốn được hỏa táng và tro bụi của thầy phải được phân tán đi khắp các trung tâm và tu viện trên khắp thế giới mà thầy đã thành lập (3). Dù có được rải rắc khắp nơi để ghi lại dấu chân của thầy, thầy cũng chỉ là "một hạt bụi bay". Mà "một hạt bụi bay" là "một hạt bụi bay" !

Về thực hành, tôi luôn tu tập và hít thở theo phương pháp chánh niệm thầy đã chỉ dạy. Về tư tưởng, tôi rất tâm đắc với thuyết mà thầy gọi là "Tiếp Hiện" (Interbeing). Trong tác phẩm "Cốt lõi của sự hiểu biết" (The Heart of Understanding), thầy dùng một hình ảnh rất đơn sơ là tờ giấy để giải thích : "Tờ giấy này hiện hữu, vì mọi thứ khác đều hiện hữu... Mong manh như tờ giấy này, nhưng nó chứa đựng mọi sự trong vũ trụ". Theo thầy,  hiện hữu là "tương hữu" (to be is to inter-be). Thầy nói : "Bạn không thể chỉ hiện hữu một mình. Bạn cần phải "tương hữu" với mọi thứ khác" cho nên  tương hữu cũng có nghĩa là phải chịu trách nhiệm về người khác.

Với riêng tôi, ý niệm về "tương hữu" luôn nhắc nhở tôi về tính bất toàn của con người. Dù có "đắc đạo" đến cỡ nào, con người cũng vẫn mãi mãi là một hữu thể bất toàn. Cũng trong tuyển tập "909 bài thơ ba dòng", Nguyễn Hưng Quốc ghi nhận :

"Mỗi đời người là một phác thảo của Thượng Đế.

Tiếc.

Phần lớn đều vụng về"

Hơn ai hết tôi ý thức được rằng tôi là một tác phẩm vụng về của Thượng Đế. Nhìn xung quanh tôi và ngay cả ngước nhìn lên những con người đã vươn lên đến địa vị lãnh tụ, trong mọi lãnh vực, nhứt là chính trị và tôn giáo, hầu như ai cũng chỉ là một tác phẩm vụng về. Chính vì ý thức được những bất toàn của mình mà tôi cần phải luôn cảm thông trước những "tác phẩm vụng về" quanh tôi. Xét cho cùng, con đường để đi đến "Một hạt bụi bay" của tôi chỉ có thể đi xuyên qua sự "tương hữu", tức cảm thông với người khác và chịu trách nhiệm chung với cộng đồng nhân loại.

Chu Văn

(03/02/2022)

Chú thích :

1. ThichNhatHanh: One time I learned that the city of Ben Tre...

2. Bùi Văn Phú, Thầy Nhất Hạnh mất đi, nỗi buồn Việt Nam vẫn còn đó 

3. Vietnamese Buddhist monk Thich Nhat Hanh’s funeral attracts processions of monks 

Additional Info

  • Author Chu Văn
Published in Văn hóa

Thiền sư Nht Hnh ra đi 'yên bình' tui 95

Ngọc Lễ, VOA, 22/01/2022

Thiền sư Thích Nht Hnh, nhà lãnh đo Pht giáo ni tiếng thế gii, va viên tch vào lúc na đêm ngày 22/1 năm 2022 T đình T Hiếu, thành ph Huế, tui 95, trang nhà ca Làng Mai thông báo.

nhathanh1

Thin sư Thích Nht Hnh lúc tr v T đình T Hiếu, nơi ông th gii khi còn nh, hi năm 2018

VOA cũng đã được các đ t thân cn ca Thin sư xác nhn v s ra đi này. Thông báo ca Làng Mai cho biết ông ra đi 'mt cách yên bình'.

Thiền sư Thích Nht Hnh là người truyn bá và phát trin Pht giáo phương Tây hin đi, người ch trương Pht giáo dn thân, áp dng Pht pháp gii quyết nhng vn đ trong cuc sng cá nhân và xã hi đương đi.

Sc khe thin sư đã yếu dn sau ln đt qu hi năm 2014 khiến ông phi ngi xe lăn cho đến nay. T năm 2018, ông đã v hn Vit Nam đ tnh dưỡng 'chn T' là T đình T Hiếu, nơi năm xưa ông đã xut gia.

Xut gia và ra đi

Sinh ngày 11/10 năm 1926 ti Huế vi tc danh Nguyn Xuân Bo, Thin sư Thích Nht Hnh xut gia làm sa di t năm 16 tui ti T đình T Hiếu, thành ph Huế, th gii Thin sư Thanh Quý Chân Tht theo Thin tông thuc Pht giáo Đi tha.

Trong giai đon đu tu tp, Thin sư tng đm nhim chc trách mà Giáo Hi Pht giáo Vit Nam Thng nht (là t chc sau này b chính quyền cộng sản Việt Nam dp b) giao cho, như ch biên tp chí Pht giáo Vit Nam năm 1956. Ông cũng sáng lp Nhà xut bn Lá bi, tham gia sáng lp Đi hc Vn Hnh Sài Gòn. Đến nhng năm 1960, ông sáng lp Trường Thanh niên Phng s Xã hi (SYSS), mt t chc thin nguyn Pht giáo gm khong 10.000 tình nguyn viên đi v các thôn xóm đ dng trường, xây trm xá và tái thiết các làng xã b chiến tranh tàn phá.

T năm 1961, ông bt đu ra nước ngoài, nghiên cu và ging dy Pht hc. Đ ri ông dn dành toàn b thi gian sng và phng s hi ngoi sau khi không th v Vit Nam được na trong gn 40 năm sau đó.

Năm 1961, ti Hoa K, ông ging dy môn Tôn giáo Đi chiếu ti Đi hc Princeton, và năm sau ông đến Đi hc Columbia ging dy Pht hc. Đến năm 1963, ông quay li Vit Nam cùng tham gia các n lc vn đng hòa bình bt bo đng cùng các bn đng tu ca mình.

Năm 1966, gia lúc cuc chiến Vit Nam din ra ngày càng khc lit, ông đến M và châu Âu kêu gi hòa bình và chm dt thù hn Vit Nam. Ông đi nhiu nơi, truyn bá thông đip v hòa bình và tình thương, vn đng các nhà lãnh đo phương Tây chm dt chiến tranh Vit Nam và dn đu phái đoàn Pht giáo đến Đàm phán Hòa bình Paris năm 1969.

Trong ln đến M năm 1966, Thin sư Thích Nht Hnh ln đu tiên gp g nhà hot đng nhân quyn ni tiếng Martin Luther King Jr. đ thuyết phc ông lên tiếng chng chiến tranh Vit Nam. Sau đó, chính Martin Luther King Jr đ c thin sư cho Gii Nobel Hòa bình 1967. Năm đó, y ban Nobel không chn gii Nobel Hòa bình.

Do c hai chính ph Bc Vit và Nam Vit đu không cho phép ông tr li Vit Nam, ông bt đu cuc sng lưu vong trong vòng 39 năm cho đến năm 2005 mi tr li Vit Nam ln đu tiên.

Làng Mai

Bên cnh các hot đng phn chiến, hi ngoi, ông tiếp tc dy hc, thuyết ging và viết sách v chánh nim, s tnh thc và sng trong an lc đ truyn bá Pht pháp đến thế gii phương Tây.

Đu nhng năm 1970, ông tr thành ging viên và nhà nghiên cu Pht giáo ti Đi hc Sorbornne, Paris.

Năm 1982, Thin sư thành lp Đo Tràng Mai Thôn, tc Làng Mai, bao gm mt h thng các tu vin ti vùng Dordogne tây nam nước Pháp.

Theo trang nhà ca Làng Mai thì t mt thôn trang nh lúc đu, Làng Mai đã tr thành tu vin Pht giáo ln nht và năng đng nht phương Tây vi trên hơn 200 v xut sĩ và gn 8.000 cư sĩ t khp nơi trên thế gii đến tu tp mi năm đ hc v cách sng trong chánh nim.

Ti Làng Mai, Thin sư Thích Nht Hnh áp dng tr li nhng phương pháp thc tp có t thi Pht giáo nguyên thy và có gin lược và điu chnh đ d dàng áp dng cho nhng khó khăn và thách thc ca cuc sng hin đi. Đó là buông x hoàn toàn, ngưng ngh, mm cười, hít th trong chánh nim, ăn cơm chánh nim, thin hành, thin ta

nhathanh2

Làng Mai đã tr thành tu vin Pht giáo ln nht và năng đng nht phương Tây

Đo Tràng Mai Thôn Pháp (hin nay có ba tu vin là T Nghiêm, Pháp Vân và Cam L cùng mt thin đường) sau đó được m rng thêm các trung tâm Làng Mai khác như M, Đc, Vit Nam, Úc, Hong Kong và Thái Lan. Vit Nam, Làng Mai có hai cơ s là T đình T Hiếu Huế và Thin vin Bát Nhã Bo Lc, Lâm Đng. M, Làng Mai có bn tu vin là Lc Uyn (California), Bích Nham (New York), Mc Lan (Mississipi) và Đo tràng Thanh Sơn (Vermont). Các tu vin này là nơi tu tp ca c ngàn xut sĩ thuc nhiu quc gia trên thế gii và đu đn t chc các khóa tu cho các cư sĩ đ mi thành phn khác nhau như gia đình, thiếu niên, cu chiến binh, ngh sĩ, nhân viên chp pháp, gii showbiz và người da màu.

Ông cũng đ ra Năm phép thc tp chánh nim kêu gi mi người thc tp gim thiu kh đau cho thế gii con người và vn vt hu tình trên trái đt.

‘An lc tng bước chân

Ông được kính trng trên khp thế gii do nhng bài ging có sc mnh và truyn cm hng v chánh nim và hòa bình. Thông đip chính ca ông là thông qua chánh nim, con người có th hc cách sng an lc trong hin ti và nh đó xây dng s bình an trong bn thân mi người và xây dng hòa bình cho thế gii.

Ông xut bn hơn 100 ta sách v thin và s tnh thc, trong đó có nhng tác phm ni tiếng như Phép l ca S tnh thc (Miracle of Mindfulness), Vit Nam Hoa sen trong Bin La (Vietnam : Lotus in a Sea of Fire), Đường Xưa Mây Trng (Old Path White Clouds), An lc Tng bước chân (Peace is Every Step) Ch tính riêng M, tác phm ca ông đã bán ra được hơn ba triu bn.

Ông cũng tng được mi din thuyết ti tr s UNESCO Paris, kêu gi thc hin nhng bước đi c th đo ngược bo lc, chiến tranh và biến đi khí hu. Năm 2013, ông dn đu các s kin chánh nim thu hút s quan tâm ln tr s Google, Ngân hàng Thế gii và Trường Y thuc Đi hc Harvard.

Thông qua các hot đng ging dy và truyn bá đo Pht, Thin sư Thích Nht Hnh có hàng chc ngàn đ t khp thế gii, trong đó có nhiu nhân vt tên tui trong chính gii, doanh gia và gii gii trí.

Ông được quc tế gi bng nhiu danh xưng như S gi ca hòa bình và bt bo đng, Người cha ca Chánh nim, mt Đt Lai Lt Ma khác hay V thin sư có th kéo người đến đy sân vn đng.

Ông được cho là thông tho các th tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nht, Phn (Sanskrit) và Pali.

Tr v ln cui cùng

Thin sư Nht Hnh sng lưu vong trong 39 năm cho đến ln v thăm li Vit Nam đu tiên năm 2005 sau nhng cuc thương tho kéo dài vi chính ph Hà Ni.

Năm 2007, ông v nước ln th hai, t chc ‘Đi trai đàn bình đng chn tế c ba min Vit Nam, cu siêu cho đng bào t nn và chiến sĩ trn vong ca c hai min Nam Bc.

Năm 2008, ông v Vit Nam ln th ba, làm din gi chính cho Đi l Vesak ca Liên Hip Quc.

Năm 2017, t Thái Lan ông tr v Vit Nam ln th tư đ tĩnh dưỡng sau khi b đt qu do xut huyết não năm 2014.

Ngày 26 tháng 10, 2018, ông tr v Vit Nam ln cui cùng, đ tĩnh dưỡng cho đến ngày nhp dit chn t là T đình T Hiếu Huế.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 22/01/2022

*****************

Thiền sư Thích Nhất Hạnh về với "Đường Xưa Mây Trắng" để lại Làng Mai

Tường An, RFA, 22/01/2022

Đạo tràng Mai thôn, hay với cái tên mộc mạc, gần gũi là Làng Mai, nằm cách Paris khoảng 600 km về hướng Tây Nam nước Pháp. Làng Mai nằm trong thị xã Thenac, thuộc tỉnh Dordogne.

nhathanh3

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại lễ cầu siêu kéo dài oan gay cho những người đã bỏ mạng trong chiến tranh Việt Nam. Buổi lễ diễn ra tại một chùa ở ngoại thành Hà Nội hôm 20/4/2007 – AFP

Làng Mai có diện tích khoảng 1 km vuông chia làm nhiều xóm : Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Đoài và Xóm Mới.

Trên con đường vào làng, người ta nhìn thấy những ni cô, những chú tiểu, những thiền sinh đang làm việc chăm chỉ, họ tự trồng rau, trái để ăn. Tất cả mọi người đều làm việc trong im lặng.

Làng Mai có ba ngôi chùa : Chùa Pháp Vân ở Xóm Thượng dành cho các tăng sĩ, Chùa Từ Nghiêm ở Xóm Mới và Chùa Cam Lộ ở Xóm Hạ dành cho các ni.

Một ni cô đến từ Việt Nam sang tu học chia sẻ cảm giác thích thú trong môi trường mới :

"Con tu học được ba năm. Chúng con ở đây thì môi trường nào cũng có sự tu học giống nhau tại vì cùng là con của Thầy, con của Sư Ông nên ở đâu cũng đi như cùng trên một dòng sông, cũng thực tập ăn cơm, cũng thực tập đi thiền hành, cũng thực tập chánh niệm như mọi nơi. Nhưng qua đây thì môi trường khí hậu, thời tiết khác, mát mẻ, thiên nhiên có bốn mùa thay đổi rõ rệt nên mình thưởng thức mỗi mùa có cái hay riêng".

Làng Mai là một trung tâm Phật giáo được Thầy Thích Nhất Hạnh lập ra với mục tiêu tu dưỡng tinh thần, thực hành tâm linh, và cũng là một trung tâm giảng dạy về Phật giáo Việt Nam, là môi trường tu, học và sống để mọi người làm quen với đạo Bụt, và nhất là cách sống theo văn hóa thiền học Việt Nam.

Ngôi làng nhỏ Thenac là một ngôi làng nhỏ với chỉ chưa tới 2.000 dân. Vào thập niên 80, nhiều nông dân Pháp đã bỏ thị xả nhỏ bé này để đi nơi khác và vì thế, chính phủ Pháp đã cho phép Thầy Thích Nhất Hạnh thành lập Đạo tràng Mai thôn với cái tên đầu tiên là Làng Hồng (vì nơi đây trồng nhiều cây hồng). Đây cũng là nơi đã từng tiếp đón nhiều thuyền nhân tị nạn cộng sản.

Cho đến nay, Làng Mai đã trở thành một địa điểm thu hút đông đảo nhiều người đến đây thực hành pháp môn chánh niệm của Thiền học Phật giáo, học mỉm cười, học tha thứ, học biết ơn, học im lặng, v.v. Dần dần những thông điệp hòa bình đã được chia sẻ rộng rãi. Làng Mai có nhiều khóa thiền học theo mùa, mỗi năm làng Mai tiếp đón hàng ngàn thiền sinh mà đa số là người Pháp, hoặc những người ngoại quốc đến từ Anh, Ý, Hoa Kỳ, v.v.

Ông Đặng văn Hòa, từ Việt Nam sang Pháp, cho biết lý do ông vượt hơn 10.000 cây số chỉ với nguyện vọng được đến làng Mai, ông chia sẻ :

"Mục đích đến Làng Mai là vì bên Việt Nam chúng tôi nghe Làng Mai của Sư Ông rất nổi tiếng. Người đã dìu dắt bao nhiêu phật tử, bao nhiêu tăng ni đến con đường giác ngộ. Ngài là một bậc cao tăng nối bước theo đường tu của Phật Thích Ca, thành ra mình rất kính trọng và quý mến Thầy, muốn đi đến gặp Thầy, đảnh lễ Thầy, để Thầy ban những phép lành cho tôi".

Và mặc dù không được diện kiến thiền sư, ông Hòa cũng rất hài lòng khi tìm được cảm giác an lạc giữa khung cảnh yên bình của làng Mai.

nhathanh4

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi cùng các em nhỏ đến một chùa ở Làng Mai tại Pháp hôm 6/8/2004. AFP

Những thiền sinh đến đây tham gia các khóa tu học, ăn uống trong im lặng. Mỗi người tự rửa chén… tất cả đều diễn ra trong hoàn tĩnh lặng.

Trên các con đường im vắng xuyên qua làng, những người đi dạo trong lặng lẻ, đây đó, những nhóm thiền sinh cùng học, hát, thỉnh thoảng những tiếng chuông vang lên để nhắc nhở những giây phút tĩnh lặng.

Một thiền sinh đến từ Toulouse tham gia các khóa tu tập cho biết đến đây, ông tìm được một cảm giác an bình, hạnh phúc :

"Tôi có một cảm giác hạnh phúc, hạnh phúc của sự chia sẻ, được hòa nhập vào cộng đồng tại đây để khám phá phương thức để hòa hợp giữa tinh thần và thế xác và tìm được sự tỉnh lặng trong bản thân mình, được hiểu thêm về chính mình. Mục tiêu chính là sự chia sẻ với nhau giữa mọi người ở đây. Đúng vậy, đó là sự hạnh phúc được chia sẻ, là niềm vui. Và đặc biệt là nụ cười luôn luôn nở trên môi mà ta không tìm thấy được ở bất cứ nơi đâu, thật vậy !".

Từ các xóm nhỏ bé ở Làng Mai, pháp môn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phát triển ra nhiều trung tâm trên thế giới như Đức, Mỹ, Thái Lan.

Với 1.250 đệ tử xuất gia và hàng triệu đệ tử tại gia khắp nơi trên thế giới, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến với phương Tây.

Mục sư Martin Luther King đã vinh danh Thiền sư như là "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" và đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại tỉnh Thừa Thiên, Huế, ra đi lúc 0 giờ (giờ Việt Nam) ngày 22/01/2022 cũng tại thành phố nơi Thiền sư đã ra đời.

Tường An

Nguồn : RFA, 22/01/2022

************************

Thiền sư Nht Hnh, người mang phương Đông vào phương Tây

Hoài Hương, VOA, 22/01/2022

Thin sư Thích Nht Hnh được tha nhn là "mt trong nhng nhà lãnh đo tinh thn có nhiu nh hưởng nht trong thi đi này". Hòa thượng viên tch lúc 0 gi ngày 22 tháng Giêng, 2022 (gi Vit Nam), ti chùa T Hiếu, Huế, th 95 tui, theo thông báo ca Làng Mai trên trang Facebook chính thc "Thích Nht Hnh" và trang web Làng Mai plumvillage.org.

nhathanh5

Điumà ngườiphương TâynhvThinsưThíchNhtHnhchínhlà nhngkhái nim "chánhnim", "tnh thc- "mindfulness".

Giáo sư Pht hc người Úc, John Powers, cho rng Thin sư Nht Hnh là mt trong "13 v thy góp phn vào s thành hình và phát trin đo Pht trên toàn thế gii trong quá trình 2500 năm lch s Phật giáo".

Điu mà người phương Tây nh v Thin sư Thích Nht Hnh chính là nhng khái nim "chánh nim", "tnh thc" - "mindfulness".

Tp chí Times, trong bài viết dài v v Thin sư, tha nhn Hòa thượng Nht Hnh là người đu tiên ph biến nhng khái nim này như mt phương pháp tu tp.

Nhà báo Ngô Nhân Dng, mt Giáo th ca Làng Mai, gii thích :

"Khái nim sng chánh nim, sng tnh thc, đã tr nên ph biến, đc bit trong nhng nước nói tiếng Anh. Đy có l là thành tích mà trước đây ít có người nào trong gii Pht giáo Đông phương có th to ra được các nước phương Tây".

Thành tu này, vn theo nhà báo Ngô Nhân Dng, là do đo Pht ược tiếp cn như mt cách sng hơn là mt tôn giáo".

"Thin sư Nht Hnh đã trình bày đo Pht như là mt cách sng, hơn là mt tôn giáo. Thy Nht Hnh gi đó là cách sng tnh thc - phương Tây gi là mindfulness, và cách mà ngài dy, cho thy ai cũng có th áp dng được c".

Nhng đ t theo hc Thin sư Nht Hnh m trung tâm thin tp chánh nim khp nơi. Canada có "Làng Cây Phong", mt trung tâm tu tp theo giáo pháp ca Thin sư Thích Nht Hnh.

Ch tch Làng Cây Phong là ông Trnh Đình Tn, nói rng "cách hướng dn ca Sư Ông Nht Hnh không câu n tôn giáo, màu da, sc tc".

"Cách hướng dn ca Sư Ông không có câu n tôn giáo, màu da, sc tc Khi hướng dn, Sư Ông luôn kêu gi người phương Tây và nhng người tôn giáo khác tr v vi tôn giáo ca mình. Đó là điu rt khác bit vi các lãnh đo tôn giáo khác, và là điu khiến người phương Tây kính n".

Trong khi hu hết người phương Tây đu công nhn tm vóc ca v Thin sư đã đưa Pht giáo đến vi thế gii phương Tây, nhng phát biu ca ông v chiến tranh Vit Nam, và c nhng chuyến v thăm li Vit Nam ca ông trước đây, vn còn là điu tranh cãi, gia nhng người Vit Nam.

nhathanh6

Ngày 31/05/1966, Mục sư Martin Luther King Jr. (trái), trong một cuộc họp báo ở Chicago với Thích Nhất Hạnh (giữa), kêu gọi ngừng ném bom Việt Nam. (AP / Edward Kitch)

Trong mt phng vn cách đây vài năm, ông Võ Văn Ái, mt nhà hot đng nhân quyn, cũng là phát ngôn nhân ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht có tr s Paris, nói rng "dường như là Thin sư đi vi con đường ca Nhà nước". Ông Ái nói rng ông vn luôn tôn trng Thin sư Nht Hnh, nhưng sau này cm nhn nơi nhà sư "mt s thay đi quá ln v thái đ chính tr".

Ông Trnh Đình Tn, Ch tch Làng Cây Phong, trong cuc phng vn trước đây, thì cho rng "nên coi Thin sư Thích Nht Hnh là mt nhà sư, không phi mt nhà hot đng chính tr".

"Mi người c coi Thin sư Thích Nht Hnh là mt người làm chính tr, thc ra thì Thy Nht Hnh có th gi là nhà thơ, nhà văn hóa, hay mt s gia, nhà văn hay nhà đo hc, đu được. Đi vi tôi, Thy chính là mt v chân tu".

Nhà báo Ngô Nhân Dng có cùng quan đim, "có l mình nên coi Thy Nht Hnh là mt ông thy tu gin d".

"Tôi không nghĩ ông có tham vng tr thành mt quc bo hay mt v thy gì ghê gm cho lm. Tôi nghĩ rng tt c các v thy tu, tu cho đàng hoàng, đu là thy tu ln c".

Thin sư Nht Hnh sng lưu vong 39 năm cho đến ln v thăm li Vit Nam đu tiên năm 2005 sau nhng cuc thương tho kéo dài vi chính ph Hà Ni.

Năm 2007, ông v nước ln th hai, t chc ‘Đi trai đàn bình đng chn tế c ba min Vit Nam, cu siêu cho đng bào t nn và chiến sĩ trn vong ca c hai min Nam Bc.

Năm 2008, ông v Vit Nam ln th ba, làm din gi chính cho Đi l Vesak ca Liên Hip Quc.

Năm 2017, t Thái Lan ông tr v Vit Nam ln th tư đ tĩnh dưỡng sau khi b đt qu do xut huyết não năm 2014.

Ngày 26 tháng 10, 2018, ông tr v Vit Nam ln cui cùng, đ tĩnh dưỡng cho đến ngày nhp dit chn t là T đình T Hiếu Huế.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 22/01/2022

************************

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, thọ 95

RFA, 21/01/2022

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa qua đời tại chùa Từ Hiếu, Huế vào lúc 12 giờ sáng ngày 22 tháng 1 năm 2022, thọ 95 tuổi. Trang Facebook Làng Mai thông báo tin này vào sáng sớm ngày 22/1/2022.

nhathanh7

Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2017 - AFP

Làng Mai là một cộng đồng do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập với mục đích làm nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người được đánh giá là một nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài.

Từ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tích cực tham gia các hoạt động từ thiện vì cộng đồng ở miền Nam Việt Nam. Ông cũng đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết và giảng dạy Phật giáo tại các đại học danh tiếng ở Mỹ như Princeton, Viện Đại học Cornell. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách trong đó có nhiều cuốn viết bằng tiếng Anh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh rời Việt Nam vào năm 1966. Năm 1967, ông được Mục sư Martin Luther King Jr. đề cử Giải Nobel Hòa Bình.

Năm 1973, khi Hiệp định Paris được ký kết, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị cấm về Việt Nam và phải ở lại Pháp cho đến năm 2005 ông được lần đầu trở về quê hương. Đây là giai đoạn Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần phải theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC). Chính quyền Hà Nội vào lúc đó cũng đang muốn đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và phải có những nhượng bộ nhất định trong vấn đề nhân quyền bao gồm tôn giáo theo yêu cầu của các nước phương Tây.

Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được Chính phủ Hà Nội cho phép xây dựng một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng.

Vào năm 2006, Hoa Kỳ bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách CPC.

Sau đó, Thiền sư còn về lại Việt Nam vào các năm 2007 và 2008.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Làng Mai do ông sáng lập với chính quyền Việt Nam trở nên căng thẳng vào năm 2008, khi Công an tỉnh Lâm Đồng ra công văn trục xuất khoảng 400 tu sinh Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã. Từ khoảng giữa năm 2009 đến cuối năm 2009, các tu sinh Làng Mai ở tu viện Bát Nhã liên tục bị những nhóm người lạ mặt đến tấn công.

Đến cuối năm 2009, khoảng gần 200 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tị nạn ở Pháp.

Ông cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam đã đối xử thô bạo với các tu sinh Làng Mai trong bức thư gửi các tu sinh vào năm 2009 :

"Tiền đâu để họ thuê côn đồ ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bỗng để sống và để làm những việc thất đức như vậy ? Tại sao lại giả danh Phật tử để đánh phá Phật tử, giả danh nhân dân để dối gạt và đàn áp nhân dân ?"

Năm 2014, Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị tai biến và không nói được nhưng tinh thần vẫn minh mẫn.

Năm 2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở lại Việt Nam và sau đó xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu ở Huế.

Additional Info

  • Author Ngọc Lễ, Tường An, Hoài Hương, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn