Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nếu cần một ca để minh chứng cho tánh xấu của người Việt, các bạn chỉ cần đến những khu đông người Việt (ví dụ như ở Úc) là thấy ngay. Nơi tôi đậu xe có 5 tầng, có thể chứa hơn 400 (?) chiếc xe hơi. Sáng thứ Hai nào cũng rất sạch sẽ vì nhân viên của Hội đồng thành phố đến quét dọn và làm sạch tất tần tật. Nhưng những ngày sau đó thì mức độ dơ bẩn cứ tăng dần và đạt đỉnh điểm vào ngày Chủ Nhật. Đến ngày Chủ Nhật, khu đậu xe 5 tầng là một bãi rác lớn, gồm đủ thứ đồ thải, từ thức ăn và thức uống thừa, các hộp plastic, hộp giấy, và nay thì thêm cả … khẩu trang vung vãi khắp nơi. Nhìn toàn cảnh phải nói là còn dơ bẩn hơn cả những trạm đậu xe ở Việt Nam!

Đây là khu tập trung đông người Việt ở Sydney. Đa số những người đậu xe ở đây là người Việt, người Hoa, và cả người Trung Đông (có lẽ ít hơn). Có thể nói không ngoa rằng cả 3 sắc tộc này đều mang tiếng là … ở dơ. Không biết ai hơn ai về cái thói ở dơ, nhưng nhìn cảnh họ vứt rác bừa bãi thì phải nói là kinh khủng. Họ thản nhiên mở cửa xe quăng rác xuống đường. Họ vô tư mở cửa xe hỉ mũi vào không khí và người đi sau có thể … lãnh đủ. Họ không quan tâm gì đến vệ sinh công cộng, và cũng chẳng quan tâm đến người phía sau. Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng vậy, nhưng chỉ một thiểu số như vậy cũng đủ để chúng ta xấu hổ. Người quét dọn cái nhà đậu xe nghĩ gì, khó ai biết, nhưng chắc chắn họ không đánh giá cao người Việt chúng ta.

Tôi thỉnh thoảng hỏi một ‘thủ phạm’ sao vứt rác như vậy, thì câu trả lời rất thú vị. Họ nói rằng chẳng cần quan tâm, vì hành vi của họ là tạo công ăn việc làm cho nhân viên của Hội đồng thành phố! Nhưng hình như họ không nghĩ rằng chúng ta - và cả họ - phải trả tiền thuế để trả lương cho những người nhân viên đó. Vả lại, cách lí giải đó là một nguỵ biện cho hành vi kém văn hoá của một cộng đồng.

Điều đáng nói ở đây là những đồng hương này đã tiếp xúc với ‘thế giới văn minh’. Họ đã sống trong xã hội Úc này một thời gian, một xã hội rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh công cộng. Như tôi nói, chỉ có một số ít người Việt xả rác như thế thôi. Những người ở Úc lâu năm (ví dụ như trên 10) thì chắc không xả rác bừa bãi như tôi mô tả và cũng không có suy nghĩ kiểu ‘tạo công việc cho người khác’. Thế hệ người Việt thứ hai thì chắc chắn là không xả rác như thế. Chỉ có thể suy đoán là hành vi xả rác đó hay thấy ở người Việt mới đến Úc định cư, hay người Việt chưa quen với văn hoá vệ sinh công cộng. Văn hoá mang tính di truyền, và rất có thể họ đem những ‘nét quê hương’ sang Úc. Cũng có thể thời gian dài chưa đủ để tiến hoá đến hành vi văn minh. Dù lí do gì thì họ cũng làm xấu hổ người Việt.

nvxx-4

Tác giả Trần Văn Chánh

Câu chuyện tôi kể chỉ để nhằm giới thiệu một cuốn sách mới có tựa đề là “Người xưa cảnh tỉnh” (1) của hai soạn giả Trần Văn Chánh và Vương Trí Nhàn. Đây là cuốn sách thuộc vào nhóm sách ‘học làm người’ thời nay.

Những sách cảnh tỉnh, vạch ra những thói hư tật xấu của một dân tộc không phải là mới, nhưng mới với Việt Nam. Người Mĩ đã có “The Ugly American” (Người Mĩ xấu xí). Người Úc có “The Ugly Australian” (Người Úc xấu xí). Người Nhật cũng có một cuốn sách tương tự. Gần chúng ta hơn, người Hoa cũng đã có một cuốn sách như thế. Thật vậy, đúng 20 năm trước, tác giả Bá Dương (Bo Yang) đã làm cho cả thế giới và cộng đồng người Hoa xôn xao khi ông cho xuất bản cuốn sách ‘Xú Lậu Đích Trung Hoa Nhân’ (‘Người Hoa Xấu Xí’). Trong sách, Bá Dương (người Hoa sống ở Đài Loan) liệt kê và phê phán không khoan nhượng những nét văn hóa, những thói quen, những hủ tục ‘xấu xa’ của người Hoa. Ông không có một chữ nào để viết về những nét văn hóa ‘đẹp’ của Trung Hoa. Cuốn sách được bán rất chạy, và trở thành đề tài bàn luận của hầu hết các tầng lớp xã hội, từ giới bình dân đến trí thức. Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề ‘The Ugly Chinaman and the Crisis of Chinese Culture’ (và đã tái bản 3 lần), được xem là ‘cẩm nang’ của người phương Tây để hiểu biết hơn người Hoa.

Nhưng người Việt thì chưa có một cuốn sách hoàn chỉnh như những cuốn ‘ugly’ đề cập trên đây; có lẽ cuốn ‘Người xưa cảnh tỉnh’ là gần nhứt. Tuy chưa có, nhưng các học giả Việt Nam trong quá khứ đã nhiều lần nói lên những tính xấu của người Việt. Họ viết ra những điều đó trong nhiều dịp và bối cảnh khác nhau, có khi rất cá nhân, nhưng nói chung là rất rải rác và rời rạc. Chúng ta chưa có một tổng luận có hệ thống về thói xấu của người Việt.

nvxx-3

Tác giả Vương Trí Nhàn

Sách là một loại ‘anthology’ hay tập hợp những đoạn văn của các học giả Việt viết về tính cách và thói quen của người Việt. Đó là những học giả sống vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 như Nguyễn Trường Tộ, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Ngô Đức Kế, Đào Duy Anh, Hoàng Đạo, Hoàng Cao Khải, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Quỳnh, Dương Bá Trạc. v.v. Họ viết ra những nhận xét đó trong các bài báo và khảo luận văn hóa. Thời gian họ viết ra trong những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, khi nền báo chí học thuật Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Những nhận xét đó được viết bằng thể văn có khi là học thuật, có khi là ngôn ngữ thô, nhưng nhiều khi là châm chọc.

Trong ‘Người xưa cảnh tỉnh’ hai soạn giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh mượn những lời nhận xét của các học giả đó để cảnh tỉnh người Việt ngày nay. Đó là một cuốn sách không hẳn dễ đọc, nhưng khi đã đọc thì khó buông được, bởi vì hình như người đọc có thể tìm thấy hình bóng của chính mình hay những người chung quanh trong từng câu chữ trong sách.

Sách gồm 2 phần: phần đầu là sưu tập những câu nói của các học giả, và phần hai là tổng luận. Phần I được sưu tập bởi tác giả Vương Trí Nhàn (Hà Nội). Phần II được viết bởi tác giả Trần Văn Chánh (Sài Gòn). Phần đầu, Vương Trí Nhàn sưu tập đến 260 câu nói của các học giả. Ông sắp xếp các phát biểu đó dưới 13 tiểu mục: ăn ở, cư trú và mối liên hệ với thiên nhiên; tệ nạn xã hội; dân trí và ý thức xã hội; giáo dục; giao lưu tiếp xúc; tìm tòi học hỏi và tiếp nhận người nước ngoài; làm ăn buôn bán; nói năng, suy nghĩ, lễ nghi, phong tục; quan hệ giữa người với người; tổ chức quản lí làng xã; tổng quát về người Việt; trí thức quan lại; và văn hóa nghệ thuật và học thuật. Phần tóm tắt có thể xem dưới đây (2). Như có thể thấy, đó là một danh sách dài những thói hư tật xấu của người Việt.

Có thể xem cấu trúc quyển sách như là một tiểu luận mang tính học thuật định tính. Phần đầu là những dữ liệu (hay nói ‘chứng cứ’ cũng được), và phần hai là diễn giải những dữ liệu đó và đặt chúng vào bối cảnh hiện tại. Do đó, đọc phần đầu thì có thể hơi nhàm vì dữ liệu (260 câu trích dẫn), nhưng đọc phần hai thì thấy thú vị hơn vì người đọc sẽ hiểu những dữ liệu đó có ý nghĩa gì, và biết được những cách nhìn của tác giả. Bài tổng luận (tác giả gọi là ‘tổng thuật’) bắt đầu bằng một trường hợp liên quan đến một tiếp viên của Vietnam Airlines bị tạm giam ở Nhật vì nghi ngờ xách lậu hàng ăn trộm về Việt Nam, và tác giả Trần Văn Chánh bàn về những thói quen không mấy hay ho của người Việt. Tác giả trích lại nhận xét của học giả Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược về người Việt: ‘Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác.’ Tác giả cho rằng nhận xét đó khá đúng với tâm tánh của người Việt (dĩ nhiên là nói chung), dù nhiều người không muốn nhìn nhận điều đó. Tác giả Vương Trí Nhàn đi đến nhận xét rằng ‘Thói xấu lớn nhất của người Việt là rất sợ nói về thói xấu của mình.’

Tran Trong Kim

Học giả Trần Trọng Kim nói về người Việt: ‘Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tông giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác.’

Cũng như sách của Bá Dương, quyển ‘Người xưa cảnh tỉnh’ không có một lời nói nào tốt về người Việt, đơn giản vì đó không phải là mục tiêu của sách. Mục tiêu là mượn lời nói của người xưa để cảnh tỉnh người Việt thời nay. Người Việt thời nay, bên cạnh những nét văn hóa hay, còn có rất rất nhiều thói quen và quán tính chỉ có thể mô tả bằng một cụm từ: khó hòa nhập với thế giới văn minh.

Đó là những thói quen và quán tính mà tác giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh đề cập đến trong sách. Sách còn có những trích dẫn mà nếu đối chiếu lại ngày nay cũng khá thời sự tính, như nền giáo dục giết chết nhân cách (Đào Duy Anh) và nền giáo dục bị thương mại hóa (Thái Phỉ). Những thói như loanh quanh chỉ những ăn uống (nhận xét của Phan Kế Bính), mê muội hưởng lạc (Nguyễn Trường Tộ), mê tín gây lãng phí, ăn uống chơi bời bên cạnh nỗi đau của người khác (Phan Kế Bính), thạo sử người hơn sử mình (Hoàng Cao Khải), học đòi làm dáng sống sượng (Nguyễn Văn Vĩnh), chỉ biết học cái bề ngoài (Phạm Quỳnh), hiếu danh đến mất tự trọng (Phạm Quỳnh), chỉ trích và châm chọc (Lương Đức Thiệp), hay nghi ngờ và hại nhau trong công việc (Phan Bội Châu), khinh miệt cá nhân (Hoài Thanh), mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác (Hoa Bằng), v.v. tất cả đều dễ dàng nhận ra trong xã hội ngày nay.

Một câu hỏi đặt ra là những thói xấu vừa đề cập có phải là ‘văn hóa’. Nếu lí giải rằng cái nền văn hóa Việt Nam là nguyên nhân của những thói hư tật xấu đó có vẻ đơn giản hóa vấn đề, bởi vì người Việt ở nước ngoài có vẻ có ít thói xấu như thế so với người trong nước, và ngay cả ở trong nước cũng có sự khác biệt lớn về lề thói ứng xử giữa người miền Bắc và miền Nam trước 1975, hay sau và trước 1975. Tức là có một yếu tố khác, hơn là văn hóa, có thể giải thích tại sao những cái mà tác giả gọi là ‘thói hư tật xấu’ của người Việt. Tôi nghĩ rằng đó là thể chế chính trị – xã hội. Khi nói ‘thể chế’, tôi muốn nói đến cái tiếng Anh gọi là ‘institution’, chứ không hẳn là chế độ chính trị. Nhưng dĩ nhiên, có người sẽ nói chế độ đẻ ra thể chế văn hóa, nên người ta cũng có lí do qui về chế độ.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy người Á châu, kể cả người Việt, ít tin tưởng vào người lạ hơn là người Âu châu. Có lẽ vì văn hóa Á Đông phân biệt tương đối rạch ròi giữa Trong Nhóm và Ngoài Nhóm. Người Trong Nhóm dễ tin hơn người Ngoài Nhóm. Và, có người chỉ ra rằng các tập đoàn kinh tế người Hoa thường do người trong gia đình nắm quyền điều hành, còn các tập đoàn kinh tế Âu Mĩ thì ít có ‘thể chế gia đình trị’ đó, và do đó có thể giải thích tại sao nhiều tập đoàn kinh tế Á châu khó vươn ra ‘biển lớn’. Riêng trường hợp Việt Nam, mới có một cuộc điều tra xã hội cho thấy có khoảng 23% là người ta tin tưởng lẫn nhau, và có đến 80% người trả lời sẵn sàng lợi dụng người khác để hưởng lợi cho mình, nói lên một xã hội bị sứt mẻ niềm tin nghiêm trọng. Với một xã hội như thế thì chúng ta khó kì vọng gì lành mạnh và tươi sáng cho tương lai, cũng giống như bên Tàu, dù kinh tế có phát triển đây đó nhưng thế giới vẫn xem người Hoa là một loại hạng hai.

‘Người xưa cảnh tỉnh’ có thể làm cho nhiều người cau có, thậm chí giận dữ, bởi vì tác giả chỉ nêu lên những thói xấu của người Việt. Nhưng nếu có những nhận xét giận dữ và phản ứng hằn học với quyển sách thì điều đó chỉ thêm minh chứng về tính xấu của người Việt mà thôi. Tuy quyển sách chưa phải là một quyển ‘Người Việt Xấu Xí’ (chứ chưa chắc ‘xấu xa’) như cuốn của Bá Dương, vì tác giả chỉ ‘mượn’ người xưa, chứ chưa trực diện tấn công như Bá Dương. Tuy nhiên, những lời của người xưa và lí giải trong sách cũng đáng để chúng ta tham khảo.

Nhưng mục tiêu của tác giả là cảnh tỉnh người thời nay. Cảnh tỉnh để tự sửa mình. Khi được hỏi người Việt nên bắt đầu từ đâu để tự sửa mình, tác giả nghĩ đến giáo dục và luật pháp. Tôi nghĩ đó có lẽ cũng là câu trả lời nhiều người nghĩ đến, nhưng chưa đủ. Giáo dục và luật pháp chịu sự chi phối nặng nề của thể chế chính trị, cho nên tôi nghĩ cái gốc và cũng là nơi khởi đầu chỉnh sửa chính là thể chế. Ngoài thể chế, tôi nghĩ vai trò của tôn giáo độc lập cũng vô cùng quan trọng. Có rất nhiều nghiên cứu tâm lí xã hội ở phương Tây cho thấy mối liên hệ dương tính giữa đạo đức xã hội, đạo đức cá nhân và mức độ hoạt động độc lập của tôn giáo. Do đó, cảnh tỉnh là ở cấp độ cá nhân, dù rất quan trọng, nhưng vẫn cần phải có sự tác động của ‘hệ thống’ thể chế và tôn giáo.

‘Người xưa cảnh tỉnh’ cũng có thể ví như là một tấm gương. Tấm gương đó có tác dụng phản chiếu để mỗi chúng ta nhìn thấy những tì vết tâm lí của chính mình mỗi ngày. Tôi nghĩ cuốn sách xứng đáng có mặt trong tủ sách của mỗi gia đình người Việt. Tác giả Bá Dương đã qua đời năm 2008, và trước ngày qua đời ông nhận định rằng cuốn sách ‘Người Trung Hoa Xấu Xí’ của ông đã giúp cho người Hoa tốt hơn. Chúng ta cũng hi vọng rằng quyền ‘Người xưa cảnh tỉnh’ của hai tác giả Vương Trí Nhàn và Trần Văn Chánh cũng có tác động tích cực như thế cho người Việt trong tương lai.

Nguyễn Văn Tuấn (Úc)

(6/5/2021)

Nguồn: https://nguyenvantuan.info/2021/02/20/doc-sach-nguoi-xua-canh-tinh/

(1) Sách “Người xưa cảnh tỉnh: thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức nửa đầu thế kỉ 20” của hai tác giả Vương Trí Nhàn (sưu tầm) và Trần Văn Chánh (luận giải), do Nxb Tổng Hợp ấn hành năm 2018. Sách dày 284 trang, khổ nhỏ, giá bán 90,000 đồng.

(2) Tóm tắt trong sách về những thói hư tật xấu của người Việt:

1. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 1):

Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an; Tri túc và hiếu cổ; Cái gì cũng đổ tại trời; Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu; Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm; Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh; Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng; Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi; Tư tưởng gia nô; Kém óc hợp quần; Một vài thói tục đã thành di truyền (một là học để làm quan, hai là làm quan ăn lót, ba là a dua người quyền quý, bốn là trọng xác thịt…); Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ; Chưa trưởng thành trên phương diện công dân; Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp; Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng; Theo sự chi phối của quan niệm hư vô.

2. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 2):

Có độc lập cũng cướp đoạt của cải và chém giết nhau đến chết; Dân trí thấp kém… (hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả…); Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm; Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần; Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung; Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước; Dễ ỷ lại; Trong việc nước cũng ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ; Rên rỉ than vãn mỗi khi gặp khó; Không có chí viễn du; Xa lạ với chuyện phiêu lưu; Căn tính nô lệ, run sợ trước cái mới; Không thiết việc đời; Chống đối tự phát (như nhà nước đòi sơn thì dân chặt cây đi, nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt, đòi gỗ thì dân quăng búa rìu, đòi tôm cá thì dân xé lưới…); Đi đâu cũng lo quay về làng; Ngoài làng xã không biết gì đến nước nhà đến thế giới; Tình yêu làng nước cản trở tiến bộ; Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt.

3. Người Việt qua cách nói năng cười cợt

Không còn lễ nghĩa liêm sỉ; Những câu chửi rủa quá quắt; Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta; Thiên về những cái tầm thường thô bỉ; Tật huyền hồ sáo hủ (chỉ sự ăn nói lời nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo…); Gì cũng cười (trong tiếng cười ẩn chứa nhiều ý xấu…); Tiếng cười vô duyên; Nói bừa nói bãi, tủi nhục cho cả nòi giống; Hay cãi nhau, thích kiện tụng; Chỉ trích và châm chọc.

4. Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán

Thiếu cái gan làm giàu; Không lo xa, dễ thỏa mãn; Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá; Không biết chấn hưng thực nghiệp; Đồng tiền không dùng để sinh lợi; Những người thợ bất đắc dĩ; Buôn bán lòng vòng trong phạm vi hẹp; Không có nghề nào đạt tới trình độ chuyên nghiệp; Không chịu học buôn học bán; Khéo tay mà trí không khôn; Không ai chuyên nhất việc gì; Làm hàng bán hàng đều kém; Tài trí thua kém; Thời gian phí phạm cách sống làm điệu làm dáng; Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ; Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp; Những cái gia truyền dần dần mất đi; Ngủ yên trên danh vọng; Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ; Người làm nghề không ngóc đầu lên được; Không biết thích ứng với xã hội hiện đại.

5. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người

Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi; Dễ học cái dở; Học thuật hủ bại; Học để kiếm gạo; Học để làm quan; Học đòi vặt vãnh bỏ qua chuyện lớn; Nặng tính hiếu kỳ; Thần trí bạc nhược, thiếu óc tự lập; Như cái cây bị “cớm”; Con ma cử nghiệp giết chết sự học; Có khoa cử mà không có sự nghiệp; Giáo dục hiện đại bị thương mại hóa; Thiếu niên hư hỏng; Đỗ đạt là xong, không còn cầu học; Một nền giáo dục giết chết nhân cách; Không có một nhà tư tưởng, không có người khao khát tìm đạo lý mới.

6. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (2)

Khi học thuật kém cỏi lòng người sinh ra phù phiếm, phong tục trở nên bại hoại; Nói láo nói linh; Không học nên thiếu tư cách làm người; Cái hay của người đến mình trở thành cái dở; Học không biết cách, luật pháp hồ đồ, cương thường giả dối; Không học được cách tư duy hợp lý; Không có học thuyết của mình (xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang…); Việc bắt chước dễ dãi thường gây nhiễu loạn; Mô phỏng lâu ngày quên cả sáng tạo; Mình lại rẻ mình, bản thân tự làm hỏng; Tình nghĩa thầy trò bị hiểu sai lệch và bị lợi dụng; Chỉ lo nuôi không lo dạy; Sẽ có lúc mất hết đạo lý? (song song với vấn đề nghèo khổ, còn phải giải quyết vấn đề giáo dục…); Không chú trọng học thuật sẽ thành dân tộc bỏ đi.

7. Thị hiếu nhỏ mọn và chất bi thương sầu cảm trong văn chương

Thị hiếu tầm thường; Văn chương phù phiếm, toàn giọng bi thương; Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược; Chỉ giỏi về văn thù ứng; Tưởng thật mà hóa dối; Khinh miệt cá nhân; Không tìm thấy bản sắc; Phê bình nghĩa là nịnh nọt; Nhắm mắt bắt chước cốt kiếm lợi; “Tiểu thuyết của phường coi cổng” (những cuốn tiểu thuyết hay nhất của ta bây giờ, già lắm chỉ bằng những cuốn tiểu thuyết của phường coi cổng bên Pháp mà thôi!…); Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi; Những nhạc điệu rời rạc, ẻo lả; Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống (nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ…); Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não.

8. Quan hệ giữa người với người: tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt

Không ai hết lòng với ai; Tham lợi dẫn đến vô cảm; Không biết hợp quần; Ích kỷ và khôn vặt; Chỉ biết cạnh tranh trong những việc tầm thường, lặt vặt; Vừa không thiết chuyện gì, vừa xét nét nhỏ nhặt; Lợi dụng đạo nghĩa kiếm lợi; Danh dự bị hiểu sai lạc và mang ra mua bán; Trông nhau để … yên tâm trục lợi; Cách sống của kẻ cùng đường; Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác; Chỉ biết lo thân.

9. Bẻ quẹo những chuẩn mực đạo lý nhân bản

Lêu lổng qua ngày, mất hết tự trọng; Trông đợi quá nhiều ở sự may rủi; Thiếu tận tâm, tránh khó tìm dễ; Xấu làm tốt dốt làm thông; Không biết tôn trọng cả lợi ích công cộng lẫn lợi ích cá nhân; Những ham muốn tầm thường; Giả dối thịnh hành, không biết nhìn ra sự thật; Giải thích sai các giá trị (hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai; hỏi quý ai, tất là ông cả bà lớn; hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc…); Đạo lý ngược đời; Trung dung theo nghĩa nửa vời, trung dung cốt để ngu dân (“Trung dung thật là một cái thuyết lôi thôi, mà xã hội ta chịu lấy cái ảnh hưởng trung dung ấy mà hóa ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trắng đen không ra đen…”); An nhẫn lẫn với đê hèn nhục nhã; Lười biếng và hay nói hão…

10. Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh

Không biết giữ chữ tín; Hiếu danh đến mất tự trọng; Bệnh giả dối quá nặng; Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu; Chỉ giỏi diễn trò trước mặt mọi người; Kiêu ngạo, hợm hĩnh, 23 theo đuổi những cái hão huyền; Khiêm nhường giả, kiêu căng thật; Hay tự ái và thích chơi trội; Tinh thần voi nan (những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan ở ngoài bằng giấy…); Học đòi, làm dáng.

11. Nếp tư duy đơn sơ tùy tiện

Kém óc khoa học; Óc tồn cổ; Quá vụ thực trong tư duy; Điều hòa với nghĩa… chắp vá bừa bãi; Áp đặt chuyên chế mọi nơi mọi chỗ; Gọt chân cho vừa giày; Chỉ suy nghĩ bằng khuôn sáo; Không chịu được những tìm tòi phá cách; Bỏ cũ theo mới một cách nông nổi; Thói quen cam chịu; Dễ dãi thô thiển thế nào cũng xong; Tùy tiện thay đổi, chỉ cốt có lợi.”

Published in Văn hóa

Tuần trước, báo đin t VnExpress dch và gii thiu mt bài viết trên Reuters v tng lp "thìa đt" Nam Hàn (1).

Theo Reuters, "thìa đất" là cách dân Nam Hàn dùng đ ch nhng cá nhân mà cha m nghèo hèn khác vi "thìa vàng" sinh ra trong nhng gia đình giàu có, sang trng.

thia11

Một thiếu phụ Đại Hàn thuộc tầng lớp "thìa vàng" giàu có hồi đầu thế kỷ 20 - Ảnh minh họa

Ngoài việc mô t tng lp "thìa đt" gian kh thế nào trong mưu sinh, cht vt ra sao khi kiếm tìm hạnh phúc, bài viết va k còn đ cp đến s bt bình sâu sc ca gii "thìa đt" đi vi h thng chính tr, h thng công quyn hin ti Nam Hàn. Càng ngày, h càng tht vng vi ông Moon Jae-in, người mà h tin là s đem li s công bng trong xã hội nên đã b phiếu chn ông làm Tng thng Nam Hàn. Tuy nhiên hai năm đã qua, chênh lch v thu nhp gia nhng người giàu nht vi nhng người nghèo nht không nhng không được thu hp mà còn tăng 0,6 ln (t 4,9 ln thành 5,5 ln).

Đó cũng là lý do sau khi những bê bi liên quan đến ông Cho Kuk (B trưởng Tư pháp Nam Hàn) được phơi bày, gn đây, thanh niên Nam Hàn lũ lượt đ ra đường, biu tình phn đi chính ph. Ông Cho vn thuc tng lp "thìa vàng" nhưng trước nay vn vn đng cho vic xây dng mt xã hội công bng hơn ti Nam Hàn nên được ông Moon chn làm B trưởng Tư pháp. Đu tháng 10, báo gii cáo giác Cho đưa con gài vào trường y mt cách bt minh. V có nhiu biu hin đáng ng trong vic góp vn vào mt qu đu tư, qu này rót tin vào mt công ty nhận được nhiu hp đng t chính ph.

Giữa tháng 10, ngoài vic ph nhn các cáo buc, ra lnh cho các công t viên tiến hành điu tra mình và gia đình ca mình mt cách công minh, nghiêm ngt, cam kết không can thip, Cho Kuk tuyên b t chc vì không muốn làm mt uy tín, khiến dân chúng nghi ngi, bt li đi vi Tng thng và chính ph (2). Song kết qu kho sát cho thy, t l ng h ông Moon ca c tri tr (t 19 tui đến 29 tui) đã tt t 90% xung còn 44%. Mt s c tri tr gii thích vi Reuters rằng h cm thy b ông Moon – người tng ha hn v vic s xây dng mt xã hi công bng, thượng tôn công lý – la gt !

thia2


Thanh niên Hàn Quốc thuộc tầng lớp "thìa đất" lắng nghe bài phát biểu của một ứng cử viên tổng thống ngày 2/5/2017 tại Seoul. Ảnh Ed Jones. AFP

Nếu c tri tr nói riêng và nhng người nghèo kh nói chung tiếp tc nhn đnh như Kim Jong-min, th lĩnh nhóm Youth Taeil, chuyên hỗ tr thanh niên thuc tng lp "thìa đt" : Tng thng Moon và đng cm quyn – nhng người t nhn là tiên phong trong ci cách song cui cùng, h vn ch là nhng chính tr gia già ci, không biết lng nghe ni thng kh ca tng lp thu nhp thp – sự nghip chính tr ca ông Moon s kết thúc vào cui nhim kỳ này và đng Dân ch Nam Hàn s không còn cơ hi gi vng vai trò đng cm quyn Nam Hàn.

***

So tình cảnh tng lp "thìa đt" Nam Hàn vi tình trng ca tng lp tương t ti Vit Nam, ai cũng có thể thy, tình cnh "thìa đt" ca Vit Nam thê thm và tuyt vng hơn nhiu. Thế nhưng đó chưa phi là khác bit có tính… căn ct. Trong hai năm (2017 – 2019), chênh lch giàu nghèo Nam Hàn ch tăng t 4,9 ln thành 5,5 ln, tng lp "thìa đt" Nam Hàn đã cm thy h b phn bi, trong khi ti Vit Nam, theo mt thng kê được công b hi năm ngoái, chênh lch thu nhp gia nhóm 20% dân s giàu nht và nhóm 20% dân s nghèo nht là… mười ln (3).

Một khác bit khác cũng có tính… căn ct là tng lp "thìa đt" ca Nam Hàn có quyn bày t s bt bình ca h và dù mun hay không c chính ph ln đng cm quyn va phi lng nghe, va phi liên tc t điu chnh. Thiếu tôn trng công chúng, cho dù đó ch là "ý chí, nguyn vng" ca tng lp "thìa đất", s đng nghĩa vi vic b công chúng dùng lá phiếu, đy nhng cá nhân hu trách và đng cm quyn vào l. Không phi t nhiên Cho Kuk tuyên b t chc và dù chưa th xác đnh Cho có phm pháp hay không, Tng thng Nam Hàn vn xin li toàn dân.

***

Cũng tuần trước, t Tui Tr tường thut, khi trò chuyn vi báo gii bên l cuc giao lưu trc tuyến v ch đ "Văn hóa công s - Thc trng và gii pháp" do báo đin t Đảng cộng sản t chc hôm 27 tháng 11, ông Triu Văn Cường, Th trưởng ca B Ni v - quan đm trách v t chc b máy công quyn, sp đt (b nhim, điu đng…) công chc ca chính ph Vit Nam - trn tình : S dĩ nhiu viên chc trong h thng công quyn phm li hay không đ năng lc đm nhim công vic nhưng kiên quyết không chu từ chc vì gia đình, dòng h nhìn vic t chc quá nng n (4).

Cho dù đội ngũ công chc Vit Nam hết sc b rc, t hi, du Th tướng Vit Nam đã ban hành "Kế hoch t chc phong trào cán b, công chc, viên chc thi đua thc hin văn hóa công s trong giai đoạn t 2019 đến 2025", trong "kế hoch" y, "t chc" được xem như mt "du son" ca "văn hóa công s" nhưng ông Cường thú tht là không biết… thc thi thế nào ! Nói cách khác, bt k t chc được xem như mt gii pháp nhm chn chnh đi ngũ viên chc, công chức nhưng ông Cường không tin vào tính kh thi, ông đòi "phi có thi gian" đ "xã hi thay đi nhn thc" !

nguytao1

Việt Nam hơn Nam Hàn ở chỗ sách nhiu, tng giam, pht tù tầng lp "thìa đt" dám phn kháng bt toàn, sai trái… của chế độ - Hình : bà Huỳnh Thị Tố Nga (bác sĩ) bị kết án 9 năm tù và và anh trai Huỳnh Minh Tâm 5 năm tù trong một phiên tòa thuộc tỉnh Đồng Nai ngày 28/11/2019 về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc xuyên tạc thông tin tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước". (Zing)

So với Nam Hàn, rõ ràng Vit Nam… "được" hơn. Tuy h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam không ngng th s "sng, làm vic theo hiến pháp, pháp lut" nhưng vic x lý viên chc, công chc phm li, kém ci nm ngoài phm vi ca h thng tài phán tư pháp, chính ph khuyến khích… t x mà đ cao… t chc, nâng t chc thành… văn hóa. T x li ph thuc vào… gia đình, dòng h có thy… nặng n hay không ? Bi gia đình, dòng h chưa nhn thc "t chc" là "văn hóa công s" thành ra công chúng vn phi nuôi các viên chc phm li, yếu kém !

Việt Nam vn… "được" hơn Nam Hàn và nhiu quc gia khác vì h thng chính tr, h thng công quyn "ca dân, do dân, vì dân" không chp nhn ch trích. Sách nhiu, tng giam, pht tù nhng cá nhân dám phn kháng bt toàn, sai trái, dám đòi b "quy hoch nhân s", phi đ dân chúng dùng lá phiếu "c xng, bu đúng" vi ý chí, nguyn vng ca h,… đ răn đe tầng lp "thìa đt" đã to ra cái… "được" y ! Đáng ngc nhiên là ch mt s rt ít "được, được na, được mãi" nhưng vn còn rt nhiu "thìa đt"chp nhn !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 03/12/2019

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/the-gioi/tang-lop-thia-dat-tuyet-vong-trong-xa-hoi-han-quoc-4018216.html

(2) https://vnexpress.net/the-gioi/bo-truong-tu-phap-han-quoc-tu-chuc-3996582.html

(3) https://tuoitre.vn/chenh-lech-giau-ngheo-ngay-cang-lon-20190725095825395.htm

(4) https://tuoitre.vn/nhieu-nguoi-kien-quyet-khong-tu-chuc-vi-ap-luc-gia-dinh-20191127173600524.htm

Published in Diễn đàn

Từ câu chuyện Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Tản mạn về hòa giải hòa hợp dân tộc trong khoảng thời gian này, gần nửa thế kỷ sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc 30 năm đi đến thống nhất hai miền Nam, Bắc, tôi xin khởi đầu từ câu chuyện qua đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tháng 2 năm 2018 vừa qua.

hghhdt1

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (trái) cùng vợ và nhạc sĩ Trần Quóc Bảo chụp trước cửa tiệm Nhiên Hương năm 1996 - Hình nhạc sĩ Trần Quốc Bảo cung cấp

Nguyễn Văn Đông là nhạc sĩ miền Nam, từ lâu nổi tiếng với những ca khúc Chiều mưa biên giớiPhiên gác đêm xuânMấy dặm sơn khêSắc hoa màu nhớ… Ông còn là soạn giả hoặc đạo diễn của khoảng 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng, như Nửa đời hương phấnTiếng hạc trong trăngMưa rừngĐoạn tuyệtTướng cướp Bạch Hải Đường ...

Vì nguyên là đại tá Cục trưởng Cục An ninh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thuộc "bên thua cuộc", ông được đưa đi học tập cải tạo đến năm thứ 11 khi gần chết mới được cho về, may sao được gia đình chăm sóc phục hồi sức khỏe, thoát chết, nhưng từ đó ông hoàn toàn im lặng, không hề phát biểu phê phán tiếng nào đối với chế độ mới, từ chối mọi cuộc phỏng vấn của một số nhà báo, kể cả những chương trình trực tiếp ghi hình ở hải ngoại. Cũng không đi xuất ngoại theo diện HO, mà ở lại với quê hương, sống lặng lẽ trong sự thanh bần với cửa hàng tạp hóa khiêm tốn của gia đình ở đường Nguyễn Trọng Tuyển, Thành phố Hồ Chí Minh, và mất ngày 26/02/2018, thọ 86 tuổi.

Trong bối cảnh hậu chiến, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có lẽ đúng là một trong những người Việt yêu nước, trong sạch tiêu biểu, xứng đáng được nêu ra để làm gương cho tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc ! Vì ông đã tự giác hơn ai hết xóa bỏ quá khứ, hận thù, chấp nhận sống vui với những gì đang có.

Trước đó, Nguyễn Văn Đông tuy là người lính Việt Nam Cộng Hòa (cấp bậc đại tá, không phải "tâm lý chiến" như người ta đồn đại), nhưng nhạc ông toàn mang dấu ấn phản chiến làm nhụt ý chí binh sĩ. Cá nhân ông vốn có cái nhìn đối lập với cuộc chiến, nên năm 1961 Bộ Thông tin chế độ Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến hai nhạc phẩm Chiều mưa biên giới và Mấy dặm sơn khê, và bản thân tác giả cũng đã từng bị trừng phạt, cho ngưng chức một thời gian dài (theo Trần Hữu Ngư, Ủa, sao kỳ lạ vậy ?, Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2016, tr. 134).

hghhdt2

Nguyễn Văn Đông thời còn trong quân ngũ Việt Nam Cộng Hòa

Như vậy về mặt khách quan, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã gián tiếp góp công không nhỏ cho "bên thắng cuộc", bởi tính ra về mặt quân sự ông chẳng có thành tích gì đáng được nhắc tới trong chuyện hành quân chống cộng, trái lại chỉ vô tình hay cố ý tuyên truyền cho lính hoặc người sắp đi quân dịch phe mình bị nhũn đi không còn muốn đánh đấm gì nữa, khi ông cho họ nghe hàng ngày những lời nhạc văng vẳng khắp hang cùng ngõ hẻm suốt thời gian dài, được chuyển tải một cách truyền cảm bởi một số ca sĩ tài danh một thời :

"… Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi…"

(Chiều mưa biên giới, 1956).

Hoặc :

"Chốn biên thùy này xuân tới chi ?

Tình lính chiến khác chi bao người

Nếu xuân về tang thương khắp lối

Thương này khó cho vơi, thì đừng đến xuân ơi !"

(Phiên gác đêm xuân, 1956).

Sau khi đi học tập cải tạo hơn 10 năm trở về, Nguyễn Văn Đông đã trở thành một công dân tốt, nếu không nói quá tốt. Ấy vậy mà khi ông qua đời đầu năm nay, gia đình cho đăng cáo phó trên mục quảng cáo báo chí, đã có hai tờ báo lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh từ chối không đăng !

Những người biết chuyện đều cho việc từ chối đăng cáo phó là một thái độ nhỏ nhen hèn kém, không biết phân biệt phải quấy (không biết câu "nghĩa tử là nghĩa tận") của anh em làm báo, nhưng dường như đây không phải lỗi riêng của họ, vì sự thù dai thù vặt kiểu chủ nghĩa lý lịch hèn kém vốn đã được truyền từ trên xuống, thâm nhiễm trong các cấp chính quyền lớn nhỏ, và có tính hệ thống.

Tôi được biết cựu dân biểu Dương Văn Ba của chế độ cũ khi qua đời tháng 11 năm 2015 cũng gặp một trường hợp tương tự. Tuy nhiên, điều quan trọng là từ sự kiện bề ngoài trông nhỏ nhặt này, những người có lương tâm trong bộ máy chính quyền hiện tại sẽ phải suy nghĩ thêm về thực chất thái độ hòa giải hòa hợp dân tộc của "bên thắng cuộc", và nhớ lại cho kỹ hơn lời nói 13 năm về trước của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi năm 2005 ông nhắc lại chiến thắng nhân dịp kỷ niệm ngày 30/4 :

"Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu". 

Nhưng hòa giải hòa hợp dân tộc phải có điều kiện và cũng phải xuất phát từ thiện chí hai phía, trên cơ sở xóa bỏ quá khứ hướng về tương lai, từ đó không còn mọi thứ mặc cảm, cả tự tôn lẫn tự ti.

Cho đến hiện nay, trừ những ý kiến phê phán nghiêm chỉnh của một số trí thức Việt kiều hải ngoại có gốc "cách mạng" (như Bùi Tín…) hay "ngụy quyền" đối với chế độ cộng sản Việt Nam, không ít cá nhân người Việt ở nước ngoài vẫn còn hậm hực chửi càn cộng sản và tôn vinh chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa là có lý do chính đáng của họ. Bởi gia đình họ phải trực tiếp chịu đựng quá nhiều nỗi đắng cay khi còn là "thuyền nhân" di tản trong cuộc chuyển hình kỳ lịch sử, và cũng vì trông thấy các nhà đương cuộc Việt Nam liên tiếp phạm phải nhiều chính sách sai lầm cả về kinh tế lẫn chính trị, nhưng đây dường như không phải là hành động sáng suốt thức thời vụ, cần thiết cho một nước Việt Nam đang cần có sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ để vừa phát triển, vừa đối phó hiệu quả với những khó khăn nguy hiểm từ bên ngoài đưa lại.

Trên thực tế, lịch sử đã sang trang.

Điểm lại sẽ thấy, cách chống cộng của Việt Nam Cộng Hòa khá văn nghệ tài tử, nên không thua mới lạ. Luật pháp ngăn cấm tuy có đó nhưng áp dụng không nghiêm vì còn có sự ràng buộc của Hiến pháp với nguyên tắc phải tôn trọng tự do dân chủ, và người ta cứ thoải mái sáng tác/ca hát nhạc vàng, nhạc phản chiến ; báo chí khuynh tả hoạt động công khai đầy rẫy (như các tờ Tin VănHành TrìnhĐất NướcĐối Diện…) ; văn học các thể loại thì trừ văn học thông tin tuyên truyền do nhà nước bảo trợ, hầu như không có bài văn bài thơ nào cổ vũ cho việc đánh nhau, trái lại chỉ "chắp tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện"...

Thể loại bút ký phát triển mạnh trong giai đoạn chiến tranh ác liệt (1965-1975) nhưng chỉ mô tả toàn những chuyện đau khổ trong chiến tranh, đầy khóc thương ai oán (như Dấu binh lửa của Phan Nhật Nam, Nhật ký của người chứng của Thái Lãng, Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca…).

Quân đội thì trừ một số muốn tiến thân trên đường binh nghiệp, trở thành tướng tá, hầu hết đều đi đánh trận một cách bất đắc dĩ (kiểu người lính-nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vậy), ai cũng sợ chết. Không ít lính Việt Nam Cộng Hòa còn rất thông cảm trong cùng cảnh ngộ với người lính Bắc phương, như khi Phan Xuân Sinh viết :

"Người lính nào mà chẳng rét lúc ra quân

Khi lâm trận mà không té đái"

("Uống rượu với người lính Bắc phương", 1972).

Cũng nhà thơ Phan Xuân Sinh, sau hơn 30 năm trở lại thăm quê nhà, ngồi uống rượu đế với người lính già mới quen gốc Việt cộng, đã cảm hứng viết tiếp với giọng điệu cảm thông như cũ :

"Người lính già bên kia chiến tuyến, gật gù say

Tôi thầm cám ơn viên đạn, anh em tôi bắn trật

Nên ông còn sống sót cùng tôi đối ẩm

Chúng tôi nghẹn ngào chia xớt nỗi lòng nhau"

("Người lính già, bên kia", 2011). 

Tướng lãnh cấp cao Việt Nam Cộng Hòa có người còn ăn chay niệm Phật, thiền định, như các ông Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng), Trần Văn Chơn (Đề đốc, Tư lệnh Hải quân), Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Quân đoàn IV, tự sát ngày 1/5/1975)…

Trong cuộc đối đầu, hệ thống tuyên truyền chống cộng của miền Nam rất kém so với Bắc Việt. Thế thì đánh không thua mới lạ !

Cùng lắm sẽ nói an ủi gỡ gạt nhưng rất chân thật và nhân văn như ông Hồ Văn Kỳ Thoại (cựu Phó đề đốc, cựu Tư lịnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải, Việt Nam Cộng Hòa), nghe cũng dễ thương :

"Dù thắng hay bại, trong cuộc chiến, tất cả chiến sĩ hai bên đều làm nhiệm vụ của mình dù theo lý tưởng khác nhau. Sau cuộc chiến, những chiến sĩ dù hi sinh cho một lý tưởng nào đó, khi chết trong bộ quân phục, đều là những anh hùng, thì khi đã nằm xuống phải được sự kính nể của những thế hệ sau"

(Can trường trong chiến bại, 2007, tr. 319).

Trong khi đó, miền Bắc Việt Nam chủ trương rầm rộ kéo quân vào đánh tới tấp, tốn bao nhiêu sinh mạng của nhân dân cũng không ngại, "còn cái lai quần cũng đánh", "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"...

Để thành công bằng mọi giá, phía Bắc Việt Nam còn sử dụng một hệ thống tuyên truyền rộng khắp, từ trong sách giáo khoa dành cho học trò nhỏ, cho đến tất cả mọi thể loại văn học-nghệ thuật, đặc biệt là về âm nhạc. Rồi cải cách ruộng đất (1953-1956), rồi Nhân Văn Giai Phẩm (1955-1958), rồi có những câu thơ kích động lòng căm thù giai cấp như :

"Chém chém chém

Giết giết giết

Bàn tay không phút nghỉ"…

Quyết tâm chiến đấu như thế, tuy kéo dài đến 30 năm mới thắng lợi, bằng cách hi sinh tính mạng dân, lính quá nhiều cũng là dở, nhưng không thắng mới lạ !

Bây giờ ngẫm lại, nếu cho cá nhân được quyền lựa chọn, tôi sẽ mạnh dạn chọn "bên thua cuộc", vì xem ra bên thua cuộc có phần nào hiền hòa lành mạnh tử tế hơn. Theo cách nhìn này, bên thua cuộc nên tự cảm thấy danh dự và không còn gì để mặc cảm tự ti, hay cần phải tiếp tục trách móc chửi bới cho hả giận. Hơn nữa, đa số những người Việt di tản sau 30/04/1975, giờ đây cũng đã ổn định cuộc sống khá tốt, nhờ sự run rủi của hoàn cảnh thua cuộc, với hoàn cảnh thắng thua không chỉ do người Việt quyết định, mà còn chịu ảnh hưởng/lệ thuộc bởi một số cường quốc !

Trái lại, "bên thắng cuộc" cũng chẳng có gì đáng tự hào, để cứ tổ chức mãi những ngày lễ kỷ niệm chiến thắng, tiếp tục xưng hùng xưng bá, mà còn cần phải thành thật sám hối xin lỗi nhân dân, do đã nướng quá nhiều con dân trong lửa đỏ, và phạm phải nhiều sai lầm trong các chủ trương-chính sách kinh tế trước và sau 1975, khiến cho nhân dân cả hai miền Nam, Bắc phải gian nan đồ khổ trong một thời gian dài. Như ý kiến phát biểu thẳng thắn của một vị Phó Giáo sư của chính bên thắng cuộc (ông Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) :

"Cần có lời thành tâm sám hối và xin lỗi từ đảng Cộng sản tới nhân dân – cộng đồng các dân tộc Việt về những quyết sách sai lầm từng đưa đến những đau thương mà dân tộc phải gánh chịu như đã nêu ở trên. Hòa giải, hòa hợp dân tộc là chuyện lớn của dân của nước không thể tiếp tục quay lưng lại được. Sám hối và xin lỗi nếu được thực hiện là sự thành tâm, thiết nghĩ rất cần có cho hòa giải hòa hợp dân tộc".

Tóm lại, hòa giải hòa hợp dân tộc phải được thực hiện từ thiện chí của cả hai phía thắng cuộc lẫn thua cuộc, từ sự thâm sâu suy nghĩ bằng tinh thần bao dung truyền thống của người dân Việt, trên cơ sở xóa bỏ mọi mặc cảm tự tôn hoặc tự ti và thái độ thù dai thù vặt nhỏ nhen dù thuộc bất cứ bên nào. Nhưng nói chung "bên thắng cuộc" cần phải thể hiện tích cực trước bằng hành động thực tế cụ thể, chứ không chỉ nói suông, để cho những người Việt có hoàn cảnh như nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, cựu dân biểu Dương Văn Ba… sau này mà có ai chết nữa thì gia đình họ ít nhất cũng được trả tiền đăng cáo phó như mọi công dân bình thường khác !

(14/11/2018 )

Trần Văn Chánh

Nguồn : Viet-studies, 26/11/2018 

Published in Diễn đàn