Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/03/2017

Thân phận những người phụ nữ tham gia tranh đấu chon nhân quyền và dân chủ

tổng hợp

8/3 tại Việt Nam : thừa ‘tôn vinh’, thiếu ‘tranh đấu’ (VOA, 08/03/2017)

Đa số ph n Vit Nam khi được hi "Ngày 8/3 là ngày gì ?" đều tr li đó là ngày ph n được "tôn vinh", được tng quà, hiếm ai đ cp đến t "tranh đu". Mt nhà vn đng cho xã hi dân s ti Vit Nam nói vi VOA cm t "quyn ca ph n" cũng ch mi được nhc đến gn đây.

pnvn1

"Buôn thúng bán bưng" vn là ngh căn bn ca nhiu ph n Vit Nam.

Ngày "vòi quà"

Cùng với nhp phát trin ca xã hi, ngày 8/3 ti Vit Nam ngày càng được t chc rm r hơn. Ph n ngày càng quen thuc vi chuyn xem ngày này là đương nhiên được tng quà. Thm chí, nam gii gi đây là ngày "vòi quà" ca ph n Vit.

Chị Như, mt chuyên viên tuyn dng Bc Ninh, nói vi VOA v ngày 8/3 :

"Ngày hôm nay thì con gái sẽ được tng quà này, ri nhn li chúc mng, có th được đi chơi, được t chc tic".

Ngày Quốc tế Ph n có ngun gc t những cuc tun hành đòi quyn được bu c, gim gi làm và tăng lương ca ph n New York, M vào nhng năm 1990. Phong trào này sau đó đã lan rng ra thế gii vi nhng hot đng mang tính tranh đu cho quyn ca người ph n, đòi hi bình đng so vi nam giới và nhn mnh vai trò ca n gii.

Khi được hi v nhng hot đng mang ý nghĩa truyn thng ca ngày 8/3 ti Vit Nam, ch Như k : "Lúc trước bn em đi hc thì có l mít-ting k nim, s nhc li truyn thng ca ngày, tuyên dương nhng ph n có thành tích tiêu biu, ri tng quà và t chc tic nho nh".

Hoa, quà và tiệc tùng là nhng đim ni bt có th thy khp nơi ti Vit Nam vào ngày 8/3. T thành ph đến nông thôn, tp np người mua, k bán t cành hoa hng cho đến nhng món quà "càng đc càng hay" đ dành tng ph n. Đàn ông, nam giới chun b túi tin đ "tôn vinh" người ph n ca đi mình. Còn ch em ph n sa son chn chu hơn, vi tâm thế sn sàng, ch đi nhn quà t nam gii.

Bị chế đ và đàn ông "đè đu cưỡi c"

Nhà thơ Bùi Chí Vinh, tác gi ca rt nhiu bài thơ tình ni tiếng nhn xét nếu ch nhìn vào nhng hot đng rm r mng ngày Quc tế Ph n ti Vit Nam, người ta s có cm nhn đây là mt đt nước hnh phúc, cơm no áo m, đàn ông chăm sóc cho ph n. Nhưng theo ông, cuc sng còn rt nhiu mt và nhiu điu "đáng nói" khác. Ông nói :

"Ngày 8/3, theo tôi, chỉ là mt ngày khuếch trương lên đ người ta quên lãng đi s phn ca người ph n. đt nước Vit Nam mình, ch đng đng đi vi mt s b phn nào đó thôi. Đa số ph n đau kh, lm lũi, thui thi, an phn, chp nhn s đè đu cưỡi c ca c chế đ ln đàn ông".

Thừa "tôn vinh", thiếu "tranh đu"

Điểm tin trên báo chí Vit Nam ngày 8/3, bao trùm vn là nhng tm gương ph n ni bt, thành công, nhng hoạt đng vui chơi, gii trí hay "mách nước" chiu lòng ph n… Mt nhà vn đng cho xã hi dân s ti Vit Nam, TS. Nguyn Quang A, nhn xét ph n nói riêng và người dân Vit Nam nói chung gn như ch biết đến khía cnh "tôn vinh" ph n và không biết đến việc phi "đu tranh" cho quyn li ph n, ý nghĩa nguyên thy ca ngày 8/3.

"Rất nhiu chc năm qua người ta nhi nhét quan đim ngày này là ngày đ tôn vinh ph n, không phi là ngày đu tranh cho quyn ca ph n. Thc s Vit Nam, nhng ngày 8/3 trong quá khứ, không bao gi người ta nhc đến quyn ca ph n c, khi ph n Vit Nam còn b đi x khá phân bit. Có l ch vài năm nay, khi có các phong trào xã hi dân s ni lên v vn đ quyn con người, lúc đó người ta mi gn mt chút quyn ca ph n vào ngày 8/3".

Dịp Quc tế Ph n năm nay, mng xã hi ca Vit Nam xut hin khá nhiu bài viết đ cp đến nhng ph n đang b giam gi vì tranh đu cho quyn con người. Tuy nhiên theo nhn xét ca TS. Nguyn Quang A, các cư dân mng cũng mi ch lại ở vic hô hào và chúc cho nhng ph n này "chân cng đá mm", nhưng vn chưa có hot đng nào mang tính "tranh đu" thc s ni tri và hiu qu cho ngày 8/3 ti Vit Nam.

Khánh An

**********************

Những phụ nữ mong con, chờ chồng (RFA, 07/03/2017)

pnvn2

Đinh Nhật Uy (bên trái) chụp cùng mẹ, bà Nguyễn Thị Kim Liên trong ngày xử phúc thẩm Đinh Nguyên Kha, 16/8/2013. Courtesy photo of VRNs

Ngày 8 tháng 3 năm nay, bên cạnh việc tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam thành công trong xã hội, xin dành thời gian nhắc đến những người vợ, người mẹ đang có chồng hoặc con là tù nhân lương tâm bị chịu án tù. Họ mong đợi gì trong ngày hôm nay ?

Trong thời hiện đại

Trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Việt Nam, mặc cho một thời gian dài chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ đè nặng lên cuộc sống của người phụ nữ, họ vẫn luôn được nhắc đến với những đức tính kiên cường, bất khuất, son sắt thuỷ chung.

Rồi qua bao năm tháng, cứ tưởng đâu hình ảnh người vợ, người mẹ tảo tần một nắng hai sương, chẳng quản đêm ngày làm "cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non", hay nàng Tô Thị phải hóa đá chờ chồng chỉ gắn liền với điển tích hay thân phận của người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến cũ. Ngày nay, hình ảnh ấy vẫn còn đâu đó trong xã hội hiện đại này.

Họ là những người vợ, người mẹ như bao người phụ nữ khác. Thế nhưng, có khác chăng, họ là vợ, là mẹ của những người tù nhân lương tâm bị bắt giữ vì lên tiếng cho nhân quyền dân chủ.

Đó là bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha, người đang chịu bản án 4 năm tù giam.

"Bốn năm mấy nay kể từ ngày Đinh Nguyên Kha con trai tôi bị bắt, cuộc sống của tôi chỉ gói gọn trong mảnh vườn, tự chăm lo buôn bán nông sản để nuôi con tôi. Nhờ có bà con ủng hộ tôi cũng có đủ kinh phí trang trải đi thăm tù nó".

Đó là Linh Châu, vợ của Nguyễn Văn Oai, cũng là mẹ của một đứa trẻ sắp chào đời. Từ ngày mặc áo cô dâu đến nay được một năm, cũng có nghĩa chỉ mới một lần cô được đón nhận niềm vui trong ngày mà cả thế giới giành cho người phụ nữ. Linh Châu kể lại kỷ niệm ấy trong nụ cười hạnh phúc.

"Tôi nhớ là ngày mùng 8/3, chồng tôi dậy sớm, đi chợ và tự nấu ăn và nói những lời tốt đẹp với tôi, cũng như với mẹ anh".

Ngày 8 tháng 3 năm nay, cô một mình với đứa con trong bụng, không biết ngày nào gặp lại chồng mình. Từ ngày Nguyễn Văn Oai bị bắt, một mình cô quán xuyến việc trong việc ngoài. Sức khoẻ của người phụ nữ đang mang thai đã đôi lần làm cho cô không đứng vững.

"Trước khi ảnh bị bắt, mọi chuyện trong gia đình ảnh lo hết. Bây giờ ảnh đi rồi thì cuộc sống cũng khó khăn. Thứ nhất là có mẹ già. Thứ hai nữa tôi cũng đang mang bầu hơn 2 tháng rồi. Tôi cũng ốm lên ốm xuống. Tính đến khi ảnh bị bắt thì tôi nhập viện cũng ba đến bốn lần rồi".

pnvn3

Chị Linh Châu và anh Nguyễn Văn Oai trong ngày cưới. Photo : facebook

Thực tế cho thấy, trong xã hội Việt Nam hiện nay, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng được biết đến ngày 8 tháng 3. Đời sống mưu sinh với những khó khăn vất vả trong cuộc sống làm cho ngày 8 tháng 3 đối với họ như "một món hàng đắt giá, xa xỉ". Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha ngập ngừng cho biết :

"Nói thiệt là từ ngày thằng Kha nó bị bắt trở về trước, tôi không biết ngày 8 tháng 3, ngày phụ nữ là ngày gì hết, chỉ lo đi làm, mần ăn sinh sống. Nhưng từ ngày thằng Kha, thằng Uy bị bắt, ngày 8 tháng 3 các anh em trên Sài Gòn về thăm tôi, tặng hoa, tặng quà tôi mới biết".

Con đường đi đòi công lý cho chồng, cho con của những người phụ nữ này chưa bao giờ dễ dàng. Hình ảnh của bà Kim Liên, một bà mẹ từng vượt ngàn dặm đến tận trời Tây để kêu oan cho con trai mình. Câu nói "thân gái dặm trường" của người xưa bao giờ đúng hơn khi đặt lên hình ảnh của vợ luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Vũ Minh Khánh đi gõ cửa nhiều nơi trên thế giới để vận động trả tự cho chồng mình.

Không chùn bước

Nhưng chính con đường xa vạn dặm ấy đã chứng minh những khó khăn vất vả, những bất công của nền pháp trị không thể quật ngã những người phụ nữ nhỏ bé ấy. Từ ngày Đinh Nguyên Kha chịu án, bà mẹ quê của anh là người lên tiếng mạnh mẽ chống đối những bản án oan sai, mong đòi lại công bằng cho con mình và những người yêu nước khác.

"Bốn năm mấy năm mấy nay, chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc khuất phục. Chưa bao giờ ! Chừng nào có độc lập tự do trong nước Việt Nam này tôi mới ngừng bước chân đi tìm công bằng công lý cho con tôi nói và cho người Việt Nam nói chung".

Vợ của Nguyễn Văn Oai cũng chưa bao giờ nhục chí :

"Nói về chữ nản lòng thì tôi chưa bao giờ nản lòng, nhưng có đôi lúc vào thăm nuôi chồng, đường xá xa xôi mà tôi thì đang mang bầu, người mệt, đi vào chính quyền không cho gặp anh, nên đôi lúc tôi cảm thấy buồn. Nhưng được mọi người xung quanh yêu thương, giúp đỡ và tin tưởng chồng tôi làm việc tốt, đã động viên tôi rất nhiều nên tôi có thêm ý chí để mà động viên anh, ủng hộ anh trong công việc đi đòi tự do công lý cho đất nước của mình".

Còn rất nhiều những người vợ, người mẹ khác, mà lẽ ra, họ phải được đón nhận những đóa hoa tươi thắm, những cái ôm xiết chặt để bày tỏ lòng thương yêu từ người chồng của mình, từ những cậu con trai của mình trong ngày 8 tháng 3. Thế nhưng, với xã hội hiện tại, họ phải chấp nhận quay trở lại với "thân cò lặn lội" hoặc phải làm "nàng Tô Thị chờ chồng", không biết ngày nào được gặp lại.

Người chúng tôi nói đến là chị Kim Thoa, vợ của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Tuy không góp mặt được trong bài phóng sự này, nhưng chị đã chia sẻ với chúng tôi, chị biết thời gian chồng mình phải chịu án còn rất dài. Và ai trong hoàn cảnh này cũng đều phải cố gắng, cố gắng thật nhiều. Nói về những người phụ nữ đồng cảnh ngộ khác, chị cho biết hoàn cảnh của ba mẹ con chị còn may mắn hơn nhiều gia đình có người thân bị giam cầm.

Mơ ước

Tuy không biết đến bao giờ có ngay đoàn viên, nhưng như bao cô gái trẻ khác, Linh Châu cũng mơ ước những ước mơ rất đỗi đời thường trong ngày 8 tháng 3 :

"Tôi cũng như bao người phụ nữ khác trên thế giới này, tôi cũng ước rằng được đón một ngày 8 tháng 3 bên cạnh chồng, được chồng nói những lời chúc tốt đẹp, được chồng chăm sóc, lo lắng trong ngày này…".

Mẹ của Đinh Nguyên Kha không mong gì hơn được nhìn thấy con mình và những tù nhân lương tâm khác được tự do. Cũng có cùng chia sẻ như vợ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Kim Liên tự nhủ còn rất nhiều những người vợ, người mẹ khác đang chịu vất vả, khó khăn hơn bà nghìn lần trong xã hội hiện nay.

Xin được tri ân những người vợ, người mẹ ấy, họ là người đã và đang nối tiếp lịch sử kiên cường bất khuất của những nữ anh hùng đất Việt.

Cát Linh, phóng viên RFA

********************

Những khuôn mặt nữ tranh đấu (RFA, 08/03/2017)

pnvn4

Từ trái qua : bà Trần Thi Nga, bà Cấn Thị Thêu, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, blogger mẹ Nấm. RFA

Số người công khai lên tiếng đấu tranh trong nước hiện nay vẫn còn ít ỏi so với dân số hơn 90 triệu người. Trong số này thì nữ giới cũng chẳng là bao, tuy nhiên trong công cuộc đấu tranh chung, những người phụ nữ tỏ ra cứng cỏi, kiên trường.

Phụ nữ đấu tranh không được bảo vệ

Cách đây chưa đầy một tháng, người phụ nữ có tên Bùi thị Minh Hằng, 52 tuổi, mãn án 3 năm tù và rời khỏi nhà giam Gia Trung ở tỉnh Pleiku trên vùng Tây Nguyên, trong khi nhà của bà nằm tại phố biển Vũng Tàu dưới miền xuôi.

Ngay sau khi ra khỏi nơi giam giữ bà tuyên bố với những thân hữu đến đón là bà vừa tốt nghiệp hạng ưu trong nhà tù của chính quyền Hà Nội. Theo bà thì dù 3 năm bị tù oan nhưng đó là thời gian tôi luyện cho bà thêm mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh cho quyền con người tại Việt Nam.

Theo bà thì sống trong một chế độ độc tài toàn trị, những người dám dấn thân đấu tranh đã là khó khăn rồi, là người phụ nữ đấu tranh khó khăn còn gấp bội. Bà trình bày :

"Ở Việt Nam đang tồn tại Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam của nhà cầm quyền cộng sản thì đương nhiên đấy chỉ là hình thức lòe bịp thôi. Bởi vì bản thân Minh Hằng chưa bao giờ được hưởng một quyền lợi gì từ Hội phụ nữ đó cả. Những hội phụ nữ đó chỉ có thể góp phần bôi nhọ, nói xấu, chèn ép những người đấu tranh".

Một người bị tuyên án 7 năm nhưng được trả tự do sớm hơn thời hạn là cô Đỗ thị Minh Hạnh, 32 tuổi, hiện tiếp tục con đường đấu tranh cho quyền lợi của giới công nhân cũng cho biết cô không hề tiếc nuối về thời gian bị tù tội. Cô cũng đồng quan điểm với bà Bùi thị Minh Hằng khoản thời gian trong tù là lúc để cô hun đúc thêm ý chí đấu tranh.

"Tôi cho rằng cuộc đời của tôi may mắn khi mà tôi được vào tù để tôi biết được những gì đang diễn ra ở trong nhà tù, và cho tôi hiểu được giá trị của cuộc sống, cho tôi khả năng để ứng phó với những tình huống khắc nghiệt nhất. Nói chung, ở đây là nơi có thể luyện được một ‘tinh thần thép’ cho tôi và những người đang muốn đấu tranh".

Gia đình bị đe dọa

Chị Mai Phương Thảo ở Hà Nội cũng là một khuôn mặt tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, đấu tranh chống tham nhũng, chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam như một số phụ nữ khác khắp mọi miền đất nước.

Chị trình bày những trở ngại đối với bản thân và cả con cái khi công khai lên tiếng vì công bằng xã hội, vì một môi trường sống lành mạnh cũng như vì chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ :

"Ví dụ như mình đi đường thì chúng nó suốt ngày đi bám theo. Mình chở đứa con, năm nay nó 8 tuổi nhưng từ khi nó 3 tuổi nó đã ý thức được là an ninh đang đi theo mẹ kìa".

Mục tiêu của những phụ nữ đấu tranh cũng như tất cả những người khác là một xã hội Việt Nam văn minh, đa nguyên, không còn cảnh lãnh đạo tham nhũng, không quan tâm gì đến người dân.

Bà Bùi thị Minh Hằng bày tỏ :

"Khi mà dấn bước vào đấu tranh thì có vô số kể khó khăn nhưng mà những khó khăn đó người ta không thể đem so ra với nền dân chủ của đất nước. Vì khi một đất nước có một nền độc tài toàn trị khiến con người bị chà đạp chèn ép tất cả những quyền. Những việc như dấn thân vào đấu tranh giành lại những quyền lợi đó thì cho dù là phụ nữ hay bất kỳ ai thì chúng ta đều phải chấp nhận để làm những việc đó".

Cô Mai Phương Thảo nêu rõ những ước muốn của bản thân :

"Mục tiêu của mình là mong muốn xã hội thay đổi để con người có một sự tự do đích thực. Ví dụ mình có quyền nói, bày tỏ chính kiến mà không sợ bị bắt như chị Thúy Nga vì chị cũng chỉ trình bày ý kiến thôi. Và mình cũng có quyền phản đối. Ví dụ như chúng rước Formosa về gây hiểm họa môi trường kinh khủng, gây cho cả dân tộc vấn đề ung thư đời con, đời cháu thì mình lên tiếng phản đối. Những bạn bè trở thành tù nhân lương tâm cũng chỉ vì nói lên sự thật. Mình muốn yêu cầu là cái xã hội này thay đổi, sự thật phải được tôn trọng, và phải có sự cạnh tranh dân chủ, đa nguyên đa đảng. Đấy mới là đích, là nền văn minh tự do của thế giới".

Và tâm tình của Đỗ thị Minh Hạnh trong dịp ngày 8 tháng 3 năm nay :

"Thật ra trên con đường đấu tranh này thì người phụ nữ phải hy sinh rất nhiều. Do đó xét về khía cạnh nam nữ thì họ thiệt thòi hơn. Tuy nhiên trong một xã hội càng lúc càng thay đổi thì người phụ nữ cũng phải chứng tỏ mình, có mt sự bản lĩnh, và khẳng định vai trò và vị trí của mình trong xã hội. Sự đóng góp của người phụ nữ không kém phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước".

Đỗ thị Minh Hạnh cũng như những phụ nữ đấu tranh hiện ở bên ngoài bày tỏ lòng thương cảm đối với những người bạn nữ khác đang còn trong chốn lao tù như chị Trần thị Nga, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Cấn Thị Thêu, chị Trần Thị Thúy, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn thị Minh Thúy, Lê Thu Hà…

Quay lại trang chủ
Read 630 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)