Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/03/2019

Vụ Chùa Ba Vàng : kỷ luật nhà sư, chế tài nhà chùa

Tổng hợp

‘Sư đảng viên’ Ba Vàng từng gom tiền xây chùa Quảng Nam rồi ‘biến’ (Người Việt, 28/03/2019)

Trụ trì chùa Ba Vàng đã từng mượn đất cho động thổ xây dựng dự án Khu Du lịch Tâm linh Thiền Trúc Lâm – Quảng Nam, hay còn gọi là chùa Ba Vàng Quảng Nam, ở huyện Phú Ninh hồi năm 2016, gom tiền các Mạnh Thường Quân quyên góp rồi… "biệt tăm".

su1

Động thổ xây dựng khu du lịch năm 2016, có mặt "sư đảng viên" Thích Trúc Thái Minh, đứng giữa, đeo kính trắng. (Hình : Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng Ba, 2019, cho biết hồi ngày 26 tháng Năm, 2016, tại khu vực rừng phòng hộ Phú Ninh, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ba Vàng Quảng Nam tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng dự án Khu Du Lịch Tâm Linh Thiền Trúc Lâm – Quảng Nam (chùa Ba Vàng Quảng Nam) rất "hoành tráng".

Dự án sẽ được khai triển trên diện tích 200 hécta nằm trong đất rừng phòng hộ với tổng kinh phí đầu tư 1,000 tỷ đồng (hơn $43.1 triệu), dự kiến hoàn thành sau 12 tháng thi công.

Tại lễ khởi công, chủ đầu tư cho hay việc xây dựng chùa Ba Vàng Quảng Nam nhằm "thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng đạo đức con người đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tâm linh của người dân", làm nhiều người dân ở đây phấn khởi vì sắp có một dự án du lịch tâm linh lớn.

su2

Đồ án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam. (Hình : Tuổi Trẻ)

Cũng tại buổi động thổ khởi công này, nhiều nhà hảo tâm, tập thể, cá nhân đã ủng hộ hàng tỷ đồng và nhiều hiện vật có giá trị để góp phần xây dựng chùa.

Trong đó, có những nhà hảo tâm đưa tận tay hàng trăm triệu đồng tiền mặt cho đại diện nhà đầu tư, một số trao bảng tượng trưng với số tiền rất lớn, có người tặng 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, người trực tiếp đứng ra nhận số tiền và hiện vật trên chính là "sư đảng viên" Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh, ngôi chùa mà những ngày qua đang gây xôn xao dư luận bởi việc gọi vong, nhập hồn thông qua hình thức công đức.

Thế nhưng, sau lễ khởi công thì chủ đầu tư thông báo, báo cáo tỉnh Quảng Nam dừng thực hiện dự án do "gặp một số khó khăn, vướng mắc".

Theo báo Tuổi Trẻ, cho đến hiện tại, khoảnh đất mà chủ đầu tư đã làm lễ động thổ nằm bên cạnh hồ Phú Ninh vẫn để trống, người dân thả bò trên phần đất ấy và trồng keo con.

Ông Nguyễn Xuân Phước, giám đốc Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Phú Ninh, cho biết phần đất mà chủ đầu tư làm lễ động thổ và toàn bộ diện tích dự kiến xây chùa vẫn là đất rừng phòng hộ, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng phòng hộ sang đất xây dựng chùa chiền.

su3

"Sư đảng viên" Thích Trúc Thái Minh nhận văn bản tiền ủng hộ xây chùa. (Hình : Tuổi Trẻ)

"Họ xin mượn địa điểm là khoảnh đất trống ở rừng phòng hộ để làm lễ khởi công thôi chứ chẳng có văn bản gì hết, mình cũng thấy không ảnh hưởng gì nên để họ làm. Và từ khi làm lễ khởi công xong họ cũng chẳng làm gì hết, chưa tác động đến rừng phòng hộ khu vực này", ông Phước nói.

Trước việc dự án xây chùa trên dừng thực hiện, rất nhiều người dân và chính quyền địa phương bất ngờ. Do vậy từ năm 2017, Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Chỉ Đạo Công Tác Tôn Giáo đã có ý kiến đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam phúc trình cho biết rõ nguyên nhân dự án dừng triển khai.

Đến tháng Tám, 2017, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam có phúc trình giải đáp cho biết, trong quá trình khai triển dự án, chủ đầu tư gặp một số khó khăn, vướng mắc, như thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, giải tỏa mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai triển dự án, nguồn vốn thực hiện. Trong đó, khó khăn lớn nhất là "không bảo đảm năng lực tài chính" nên chủ đầu tư báo cáo Ủy Ban Nhân Dân tỉnh không tiếp tục khai triển, dừng thực hiện dự án…

Điều đáng chú ý là sau khi chủ đầu tư dừng dự án này, dư luận cho rằng chủ đầu tư đã "vẽ" ra dự án để động thổ, khởi công rồi nhận tiền ủng hộ xây chùa của các nhà hảo tâm, bây giờ số tiền ấy đi đâu ? Và đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. (Tr.N)

*******************

Chùa Ba Vàng : Đại đức Thái Minh ‘bị cách chức’, bà Phạm Thị Yến bị phạt (BBC, 26/03/2019)

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội của Đại đức Thích Trúc Thái Minh tại chùa Ba Vàng.

bavang1

Đại đức Thích Trúc Thái Minh

Thông cáo ngày 26/3 nói Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ còn ra quyết định cách chức ông Minh sau đó.

Thông cáo nói trụ trì chùa Ba Vàng đã "vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn".

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Đại Tăng, theo thông cáo chính thức.

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết luận việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng đã để cho Phật tử Phạm Thị Yến, pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng là "không đúng".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt việc tổ chức lễ thỉnh oan gia trái chủ.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chùa Ba Vàng đã không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống khi :

- tchức lễ thỉnh vong giải oan gia trái chủ,

- chữa bệnh cho người dân và phật tử có nhu cầu, trong nghi thức này có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp,

- quy định việc người đăng ký pháp thỉnh oan gia trái chủ buộc phải trả nợ cho vong bằng tiền do vong yêu cầu thông qua hình thức công đức vào chùa Ba Vàng, hoặc làm công quả lao động tại chùa Ba Vàng

Sau khi các báo Việt Nam, đặc biệt là báo Lao Động, đưa tin về "thỉnh vong giải nghiệp" diễn ra ở chùa Ba Vàng, chính quyền và giáo hội đã phản ứng.

UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nói việc phật tử Phạm Thị Yến tuyên truyền giảng pháp "đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây ra những bất bình trong dư luận nhân dân".

Nhà chức trách đã phạt bà Yến một khoản tiền 5 triệu VND, theo các báo Việt Nam hôm 26/03.

Cũng có tin bà Phạm Thị Yến bị công an Uông Bí không cho tạm trú nữa, và đã về nơi trú quán gốc là TP Hạ Long.

bavang2

Những lời 'giảng' của bà Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng nói rằng Cao Mỹ Duyên, cô gái giao gà bị hãm hiếp, sát hại là do "ác nghiệp từ tiền kiếp" đã gây bức xúc lớn trong dư luận

Bức xúc trên mạng

Nhà báo, Facebooker Nguyễn Đức bình luận hôm 22/3 trên trang cá nhân :

"Ma tăng Chùa Ba Vàng đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cúng một lễ oan gia mà bắt người dân nộp 950 triệu. Thật là cưỡng đoạt bá tánh vốn mê lầm tin lời ma sư.

Đây là đường dây lừa đảo trùm sò nhất bị lộ".

bavang3

Trang FB của Nguyễn Đức - Hình ảnh ĐứcĐỨC

"Tôi đã trao đổi với một số đại biểu quốc hội. Theo đó, các đại biểu đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi vi phạm pháp luật của những kẻ mượn danh Phật, nhân danh đạo pháp để gây rối loạn, gieo mê tín u mê cho xã hội.

Để những kẻ mượn áo nhà sư trục lợi, làm bậy thì khác nào mặc nhiên cho tà đạo lên ngôi nhiễu loạn chúng sinh.

Họa này phải dẹp !"

bavang4

Người dân xếp hàng chờ đến lượt vào 'thỉnh vong' ở chùa Ba Vàng

"Start-up chùa"

Facebooker Ngọc Lan thì có cái nhìn hóm hỉnh, bình luận về chùa Ba Vàng dưới góc độ một 'start-up chùa'.

Chị nhận xét chùa này có hoạt động marketing "cực kỳ chuyên nghiệp, cả online, cả ofline", và biết nhìn ra cơ hội thị trường, "khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình" và khôn ngoan tránh phải trả thuế khi tổ chức mô hình là chùa.

bavang5

Trang FB của Ngọc Lan - Hình ảnh Lan

"Họ nhìn ra cơ hội thị trưởng ở cái xứ này, họ khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân mình. Khách hàng của họ có điểm yếu là hễ bị gì là tin do nghiệp, họ cung cấp gói giải nghiệp để khách hàng yên tâm.

Còn định giá chát, thì ông nào làm sản phẩm - dịch vụ cao cấp đều biết tâm lý "Đắt - sắt ra miếng". Quả là bậc thầy về tâm lý kinh doanh", Ngọc Lan viết.

Về người chủ trì chùa Ba Vàng, chị bình luận ông có khả năng "thuyết trình hơn cả đa cấp, trình vượt trội anh vũ trọc luôn. Vừa bán hàng mà không hề hạ mình, đứng trên đầu trên cổ khách hàng mà chốt sale.

"Đây là một mô hình doanh nghiệp đi đúng xu hướng kinh tế thị trường cần nhân rộng ở từng tỉnh, từng huyện", bài viết kết luận đầy châm biếm.

bavang6

Toàn cảnh chùa Ba Vàng

Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng ?

Rất nhiều câu hỏi tiếp tục được đặt ra quanh vụ chùa Ba Vàng - ai cho phép xây chùa ? hoạt động 'thu tiền để thỉnh vong' của chùa có hợp pháp ? và nhất là ai là người chống lưng cho các hoạt động này ?

Bài viết có tựa đề "Ai bảo kê cho chùa Ba Vàng buôn tăng bán phật" của nhà báo Hoàng Hải Vân trên trang Facebook của ông được rất nhiều người bình luận và chia sẻ.

"Việc truyền bá mê tín dị đoan vong báo oán "mỗi năm thu trăm tỷ" của ngôi chùa Ba Vàng "kỷ lục Đông Dương" này là sự biến dị trơ tráo của tình trạng buôn tăng bán phật đang diễn ra khắp nơi. Việc lừa đảo trục lợi ở đây là rất khó chối cãi, cho nên cơ quan điều tra phải vào cuộc.

"Từ một ngôi chùa gỗ với một vài phế tích, chỉ trong vòng 10 năm người ta đã cho phép phá rừng để xây một ngôi chùa to hoành tráng trên diện tích hàng chục ngàn mét vuông thành "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương" với số tiền trùng tu là gần 500 tỷ đồng (theo báo Nông thôn ngày nay).

"Giáo hội Phật giáo, dù là Trung ương, tỉnh hay trụ trì chùa Ba Vàng, đều không có khả năng tự mình phá rừng làm chùa. Cơ quan nào cho phép phá rừng ? Cơ quan nào cấp phép xây chùa ? Ai bảo kê cho các hoạt động lừa đảo phi pháp của ngôi chùa này ? Đó là các câu hỏi cần được các cơ quan bảo vệ pháp luật trả lời, nếu các cơ quan này muốn bảo vệ sự minh bạch của luật pháp, của chính sách tôn giáo và bảo vệ đồng bào Phật tử.

"Đây không phải là hoạt động tôn giáo hợp pháp. Đây rõ ràng là điển hình của sự lợi dụng tôn giáo để trục lợi. Các vị luật sư đừng nói do người nộp tiền đều tự nguyện nộp tiền nên không phạm tội hình sự nhé, dùng thần quyền đẩy người ta vào tròng để tước đoạt so với dùng thế quyền để tước đoạt không khác gì nhau đâu !"

bavang7

Trang FB của Hoàng Hải Vân - Hình ảnh Hoàng

Trong khi đó, trên mạng ngày 24/3 đã xuất hiện video phỏng vấn cựu thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn lên tiếng bênh vực chùa Ba Vàng.

Ông Sơn nói : "Tôi chưa một lần đến chùa Ba Vàng, chưa gặp Thầy Trúc Minh nhưng theo dõi rất nhiều bài trên mạng".

"Tôi đánh giá đây là hoạt động hiệu quả, hội tụ rất nhiều phật tử. Ngần ấy con người chịu đến nghe trong nhiều năm, chả nhẽ Thầy lừa được nhiều người thế", ông Sơn nói.

Chiều 20/3, sau khi giới truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã có buổi "pháp thoại" phát sóng trực tiếp trên trang web lẫn mạng xã hội.

Ông cho rằng vì "chùa lớn, có tiếng trong tỉnh Quảng Ninh, cả nước và cả trên thế giới nên có những người ganh ghét, đố kỵ".

Về việc cầu thỉnh vong linh, sư thầy Thích Bảo Tiến, phụ trách pháp thỉnh oan gia trái chủ nói "Tất cả khổ đều do duyên, phật tử không nên than trời, trách đất mà phải đổ cho kiếp trước, cái nghiệp của mình nhưng do mình vô minh nên không biết".

Cùng ngày, Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói trong học thuyết Phật giáo không có chuyện thỉnh, giải oan gia trái chủ như Chùa Ba Vàng và lời lý giải của Phật tử Phạm Thị Yến cũng không đúng với giáo lý nhà Phật, trái đạo đức xã hội.

Sang ngày 25/03, thành phố Uông Bí có văn bản yêu cầu trụ trì chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động 'thỉnh vong', 'cúng oan gia trái chủ' tại chùa này.

****************

Trụ trì chùa Ba Vàng bị đề nghị đình chỉ các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (RFA, 26/03/2019)

Bị kết luận là "làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội" Đại đức Thích Trúc Thái Minh, Trụ trì chùa Ba Vàng bị đề nghị đình chỉ các chức vụ hiện nay như Phó Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam), Phó Trưởng Ban thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu.

bavang8

Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh - Courtesy of FB Chùa Ba Vàng

Chiều 26/3, thông tin với báo giới sau cuộc họp kín kéo dài về vụ "thỉnh vong cúng oan gia trái chủ" ở ngôi chùa có chánh điện lớn nhất Việt Nam, Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó chủ tịch kiêm Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc thông báo như trên và từ chối trả lời thêm câu hỏi của báo chí.

Theo đó, việc sư thầy Thích Trúc Thái Minh để cho Phật tử Phạm Thị Yến đăng đàn thuyết pháp tại chùa Ba Vàng thời gian qua là không đúng, với tư cách là trụ trì chùa Ba Vàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về việc này. Giáo hội yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt hoạt động thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ.

Kết luận cũng nói, Đại đức Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đã vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.

Do đó, Thường trực Hội đồng trị sự phía Bắc đề xuất Hòa thượng, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay lập tức ra quyết định tạm đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong khi chờ Hội nghị Ban thường trực Hội đồng trị sự ra quyết định cách chức theo đúng quy định tại Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ VI. 

Báo điện tử Vietnamnet dẫn lời của Hòa thượng Thích Gia Quang cho biết, trong buổi họp giao ban của Ban Trị sự thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam phía Bắc xem xét về vụ việc tại chùa Ba Vàng, có sự tham gia của đại diện Ban Tôn giáo chính phủ và đặc biệt là đại diện Cục An ninh nội địa.

Sư thầy Thích Trúc Thái Minh - tên thật là Vũ Văn Hiếu hiện giữ các chức vụ : Ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội) ; Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội ; Phó ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu, Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Ba Vàng, Trụ trì chùa Diên Phúc.

Theo quyết định, ông Thích Trúc Thái Minh cũng phải sám hối trước Đại tăng, giao cho Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm Thầy giáo giới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh theo luật pháp.

**********************

Phật tử chùa Ba Vàng Phạm Thị Yến bị phạt 5 triệu đồng (RFA, 26/03/2019)

Bà Phạm Thị Yến, phật tử chùa Ba Vàng, vừa bị Ủy ban Nhân dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh xử lý hành chính hành vì vi phạm nếp sống văn hóa với mức phạt là 5 triệu đồng. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh cho báo chí biết tại buổi họp báo hôm 26/3.

bavang9

Bà Phạm Thị Yến trong một lần thuyết giảng - Ảnh chụp màn hình Youtube Câu lạc bộ Cúc Vàng

Sáng ngày 26/3/2019, lãnh đạo thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp báo về vụ việc "thỉnh oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng" gây xôn xao dư luận thời gian qua mà không có sự tham gia của sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến, người xuất hiện trong các đoạn clip trên mạng xã hội.

Mạng báo Zing.vn, dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí cho biết, Phật tử Phạm Thị Yến, pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán sẽ bị xử phạt 5 triệu vì "vi phạm nếp sống văn hóa" và sẽ xem xét xử lý hình sự thêm với bà này nếu có dấu hiệu lừa đảo.

Theo khoản 2 điều 15 của Nghị định 158 năm 2013 của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch Việt Nam quy định phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi như lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Hôm 20/3/2019, báo Người Lao Động đăng tải phóng sự với tiêu đề "Gọi vong chùa Ba Vàng - bí ẩn nguồn thu trăm tỉ" trong đó nêu ra những hoạt động ở ngôi chùa bề thế ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian qua mà dư luận cho là mê tín dị đoan, cùng với việc đặt ra câu hỏi về số tiền thu của người dân đến cúng dường ở đây đi về đâu.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh nhiều lần khẳng định, hoạt động "thỉnh oan gia trái chủ" ở chùa là đúng với chánh pháp theo Kinh Từ bi Thủy Sám, tuy nhiên Hòa thượng Thích Nhật Từ bác bỏ điều này và cho rằng đây không phải là kinh điển cho Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng.

Cũng trong cuộc họp báo, chính quyền Uông Bí cũng cho biết, bà Phạm Thị Yến là công dân sống tại thành phố Hạ Long. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu cơ quan chức năng rà soát các trường hợp tạm trú tại chùa Ba Vàng và yêu cầu bà Yến trở về nơi cư trú.

Bà Phạm Thị Yến đồng thời cũng là chủ tịch câu lạc bộ Cúc Vàng. Bà thường xuyên có các bài giảng được phát lại trên youtube. Một số bài giảng của bà Yến gần đây khiến dư luận bức xúc như khi bà nói việc cô gái giao gà bị hiếp và giết hại hồi Tết nguyên đán vừa qua là do đã phạm tội sát sinh trong kiếp trước, hay bà nói những anh hùng liệt sỹ hy sinh là vi nghiệp trong kiếp trước. Bà cũng có những video dạy chữa bệnh bằng cách bôi dầu hỏa lên người và cạo gió đến thâm tím người mà bà nói là để lôi hết độc ra ngoài.

***********************

Tai tiếng vụ chùa cúng vong đặt ra câu hỏi về ‘tha hóa’ Phật giáo ở Việt Nam (VOA, 26/03/2019)

Gần mt tun nay, dư lun xã hi Vit Nam rúng đng và có nhiu tho lun v v n cư sĩ ti mt ngôi chùa thu nhng khon tin ln đ "thnh vong", "gii oán" cho nhng người đi chùa. T v vic do báo chí trong nước đưa ra ánh sáng, nhiu người đt câu hi phi chăng có s biến tướng, tha hóa ti nhng ngôi cha thuc Giáo hi Pht giáo Vit Nam.

taitieng1

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) gp rc ri vì thu tin đ "gii vong"

Vụ bê bi được báo Lao Đng đưa tin trước tiên vào ngày 20/3 trong mt lot phóng s dài kỳ, và sau đó tiếp tc được tường thut trên nhiu báo đài khác như Soha, Pháp Luật Vit Nam, VTV, VTC.

Các bài phóng sự viết rng bà Phm Th Yến, n cư sĩ ti chùa Ba Vàng tnh Qung Ninh, thường "rao ging nhng chuyn hoang đường" cho rng nhng tai ha mà nhiu người gánh chu hin này là do li sng "tin kiếp" và "các vong linh báo oán gây ra".

Bất chp nhiu điu phi lý trong các li rao ging ca n cư sĩ 49 tui, vn có hàng chc ngàn người đến gp bà Yến mi năm đ "thnh vong", "gii oán", theo các bn tin. Bà Yến thu ca mi người t vài triu cho đến hàng t đng đ đi li vic bà "giúp" h thoát khi nhng xui xo, bnh tt, tin cho hay.

Qua tìm hiểu, VOA được biết vic làm ca n cư sĩ Phm Th Yến nhn được s đng tình t v sư tr trì chùa Ba Vàng, có pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.

Theo các nguồn thông tin công khai, Đại đc Thích Trúc Thái Minh, 52 tui, tr thành tr trì chùa Ba Vàng hi năm 2007. Ông đã kêu gi pht t đóng góp cho vic xây dng li và m rng chùa gp nhiu ln t năm 2011. Sau đó 3 năm, chùa Ba Vàng t mt ngôi chùa g nh đã lp kỷ lc là "ngôi chùa trên núi có tòa chính đin ln nht Vit Nam (4.500 m2)".

Các bản tin trong nước nói v hòa thượng Thái Minh tng phát biu rng "có vong linh, ma qu đi theo người, gây bnh tt."... Trong khi đó, nhiu nhà tu hành khng đnh là thuyết "vong báo oán" không có trong giáo lý nhà Pht.

Nhà sư có pháp danh Huyn Không hiện tu ti mt ngôi chùa Ba Vì, Hà Ni, nói vi VOA :

"Trong đạo Pht không cho phép người ta làm cúng vong vi c cu siêu. 20 năm trước tôi đã lên án vic này. Càng ngày mê tín d đoan Vit Nam càng gây nên cho dân nhng cái mê mui, còn đi vi Phật giáo thì làm uế tp nhng người đang tu hành theo bát chính đo".

VOA quan sát thấy nhiu người Vit Nam bày t trên mng xã hi h rng "bàng hoàng", "phn n" v nhng gì din ra ti cha Ba Vàng. Báo chí trong nước nói hot đng ca bà Phm Th Yến mang lại "ngun thu c trăm t đng" cho ngôi chùa.

Viết trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Hi Vân gi s vic chùa Ba Vàng là "s biến d trơ tráo ca tình trng buôn tăng bán pht" không ch riêng ngôi chùa đó mà theo ông còn "đang din ra khp nơi".

Facebooker có hơn 92.000 người theo dõi này đt ra các câu hi "Cơ quan nào cp phép xây chùa ? Ai bo kê cho các hot đng la đo phi pháp ca ngôi chùa này ?" và nhn mnh "Đó là các câu hi cn được các cơ quan bo v pháp lut tr li, nếu các cơ quan này muốn bo v s minh bch ca lut pháp, ca chính sách tôn giáo và bo v đng bào Pht t".

taitieng2

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) nhìn t ngoài

Trong khi đó, một nhà báo kỳ cu khác, ông Chu Vĩnh Hi, nêu quan đim cá nhân rng s vic ti chùa Ba Vàng nói riêng, và nhiu chùa chin khác trên đt nước Vit Nam nói chung, có nguyên nhân t vic chính quyn "chính trị hóa" Pht giáo.

"Phương châm Đo Pháp-Dân Tc-Ch Nghĩa Xã Hi ca Pht giáo là ngun cơn ca s tha hóa và biến tướng trong Pht giáo", ông Hi viết trên trang Facebook cá nhân.

Lâu nay, có những thông tin truyn ming cho rng nhiu nhà sưđảng viên Đng Cng sn Vit Nam, sĩ quan quân đi hoc sĩ quan công an.

VOA không có điều kin đ kim chng các thông tin đó mt cách đc lp. Tuy nhiên, hi tháng 3/2018, khi Hòa thượng Thích Thanh Sam viên tch, báo Nhân Dân ca đng đăng tiu s ca v hòa thượng có đon cho hay ông có huy hiu 50 năm tui đng.

Nhà báo Chu Vĩnh Hải đim li lch s rng trong thi kỳ Chiến tranh Vit Nam trước năm 1975, "nhng người cng sn đã tiến hành lôi kéo Pht giáo min Nam đng v phe mình, và h phn nào đã thành công". Tiếp đến, ông Hi nhn đnh là "gi đây chính quyn Hà Ni đang thành công trong việc thao túng Giáo hi Pht giáo Vit Nam".

Ông Hải nêu quan đim rng mt khi b thao túng như vy, "s tha hóa, biến tướng ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam din ra là điu tt yếu". Và theo nhà báo kỳ cu này, s tha hóa, biến tướng đó "sẽ không bao gi dng li".

Các bài viết, quan đim do ông Hoàng Hi Vân và Chu Vĩnh Hi đưa ra được hàng trăm người khác chia s tiếp thông qua mng xã hi, vi hàng nghìn phn ng "yêu, thích".

Bình luận v mi liên quan gia hot đng chính tr và nhà tu hành Phật giáo, nhà sư Huyn Không nói vi VOA :

"Những người tu h ch tu theo Pht ch không dính đến nhng chuyn chính tr hoc nhng cái kinh tế đi theo. Nếu mà tu còn mang màu sc chính tr, hoc cho mt đng phái nào thì đy là nhng người tu gi. Phi đi theo Pht là Pht ca đi chúng, ch không phi là Pht ca mt đt nước nào hết".

Nhà sư nói thêm rng "Pht trong tâm" và nhng người xây chùa to "ch làm tn phước ca nhng pht t".

Trước nhng bài báo và ý kiến n ào ca dư lun v v bối chùa Ba Vàng, ti mt bui hp báo hôm 25/3, trung tướng Lương Tam Quang, người phát ngôn ca B Công an cho biết chính quyn tnh Qung Ninh, Trung ương Giáo hi Pht giáo Vit Nam, và Ban Tôn giáo Chính ph đã yêu cu kim tra v v vic. Trung tướng Quang nói thêm rng "trong quá trình kim tra, nếu có du hiu vi phm pháp lut s x lý theo đúng quy đnh".

Việt Nam có chưa đến 10% dân s là Pht t, theo cuc Tng điu tra Dân s và Nhà năm 2009. Tuy nhiên, cũng có mt s ước tính khác cho rng khoảng 45-50 triu người Vit Nam "có tín ngưỡng Pht giáo".

********************

"Chùa Ba vàng hóa số phận chính khách" (VNTB, 25/03/2019)

Chùa Ba Vàng – ngôi chùa tại Quảng Ninh đang làm mưa làm gió trên báo chí nhà nước lẫn quốc tế. Lần đầu tiên, ngôi chùa bị chỉ trích đích danh là "buôn vong, đi ngược giá trị Phật giáo", và thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận.

bavang1

Chùa Ba Vàng về đêm - Ảnh minh họa

Người đứng đầu Chùa Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng tuyên bố : chùa lớn nên bị ganh ghét, ngoại đạo ác hại. 

Nhưng trong một nguồn tin được truyền tải hẹp trên mạng xã hội, việc đánh chùa Vàng đã bắt đầu có kế hoạch từ năm trước và tăng tốc trong quý 1 năm 2019, và sẽ kéo dài đến hết năm 2019 cho đến khi ra một kết quả chính trị.

Kết quả chính trị là gì ?. Là một chuỗi hình ảnh có dính dáng đến một vị Ủy viên Bộ Chính trị, gương mặt sáng cho ngôi vị tứ trụ tương lai, ông Phạm Minh Chính. Và ông Phạm Minh Chính, Trung tướng công an, hiện đang giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Và người khởi động phong trào đánh vào gương mặt chính trị hiện đang là người nằm trong tứ trụ.

Nhiều Facebooker nổi tiếng như Mai Quốc Ấn đã đặt câu hỏi về việc diệt trừ mê tín dị đoan thật, hay chỉ đơn thuần là chiêu trò trước Đại hội Đảng XIII.

Nếu xét theo chiêu trò chính trị, sự hạ bệ chính trị nhằm đạt được vị trí nhân sự chủ chốt trong tương lai được tận dụng khá triệt để. Từ khi quanlambao cho đến chandungquyenluc, đã cho thấy, sự đấu đá nội bộ nằm trong khối thống nhất lý thuyết mang tên Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng chùa Ba Vàng lần này đánh thẳng vào những điều mà đảng viên không được làm, mặc dù về mặt thực tế - những con người vô thần luôn hữu thần.

Trong tuyên bố mới đây, ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên bố sự cẩn trọng về mặt nhân sự, mặc dù thời điểm Đại hội Đảng Đảng cộng sản Việt Nam 2 năm nữa mới được tiến hành. Chọn lọc nhân sự, không chỉ đề phòng việc lọt vào những con người tự chuyển biến – tự chuyển hóa, mà còn là về đạo đức của người cách mạng.

Hãy nhìn về cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bắc Hà và bộ sậu của ông ta, những hình ảnh được Osin Huy Đức đưa lên để "đả phá" lại là hình ảnh đang ngồi chắp tay trước Phật giáo, còn cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là chuỗi tràng đeo trên cổ với sự khẩn cầu từ Phật. Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng, hình ảnh giao tiếp của ông là về Lý Thái Tổ. Có thể giải thích được là, ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn vô thần, nhưng trên cả, là sự cẩn trọng trong duy trì đạo đức tối cao của người vô thần. Và khi ông Trọng, trong tay thâu vén quyền lực, cũng duy trì một thái độ nghiêm khắc đối với hệ đảng viên, đặc biệt đảng viên cao cấp trong nhãn quan vô thần của mình.

Trở lại vấn đề về chùa Ba Vàng, sự dồn dập của báo chí lần này dường như có chủ ý, và việc mạng xã hội có những hình ảnh ông Phạm Minh Chính với nhóm trụ trì của chùa Ba Vàng là một sự tác động dư luận. Sự sai phạm của chùa Ba Vàng có thể là tiền đề để mở ra các sai phạm về mặt chính trị của ông Chính trong tương lai, và điều này trở nên hệ trọng đối với một ngôi sao chính trị trước thềm Đại hội Đảng khóa XIII trước đó.

"Ngoại đạo ác hại", trở thành một hàm ý có thể mở rộng cho những đấu đá chính trị của Việt Nam.

Nhưng câu chuyện của quanlambao, chandungquyenluc, hay cả câu chuyện chùa Ba Vàng (nếu được xác thực trong tương lai) đã cho thấy một vấn đề rất rõ ràng trong nền chính trị Việt Nam hiện tại, đấy là mà những đảng viên ngồi trong Hội trường Ba Đình đều mang trong tì vết, và sự leo cao trong nền chính trị hiện tại hoàn toàn là những bước đi móc ngoặt, hoặc những chỗ dựa sai phạm mà bản thân các đảng viên đều ngầm biết nhau, chỉ đến khi "tiến thân" thì sai phạm đó được bộc lộ ra ngoài và trở thành gót chân Asin.

Điều thứ ba, Chùa với nguồn thu lợi nhuận hàng trăm ngàn tỷ đồng, và lành tính hơn so với BOT, nhưng giống như BOT, nó trở thành một sân sau cho các quan chức tiến nhanh và mạnh, tạo thành sự hợp lực giữa tiền và quyền. Nó là sự bắt tay giữa các lợi ích nhóm, và khi cần thì nó sẽ trở thành một nơi "hóa vàng" cho số phận chính trị của một cá nhân nào đó.

Một nền chính trị đấu đá, sáng tối xen kẻ, âm dương chằng chịt đã trở thành một kiểu mẫu của một nền cách mạng Việt trong thời đại mới.

An Viên

******************

Chùa Ba Vàng : Giáo hội Phật giáo Việt Nam hứa xử lý nghiêm nếu có sai phạm (RFA, 25/03/2019)

Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới đây cho Thông tấn xã Việt Nam biết Giáo hội sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc nếu phát hiện những sai phạm được báo chí đưa liên quan đến vụ Chùa Ba Vàng do đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì là đúng. Tuổi trẻ loan tin này hôm 25/3.

bavang2

Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Photo : facebook chua Ba vang

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết giáo hội đã có văn bản chỉ đạo Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh để tổ chức ngay buổi họp với đại đức Thích Trúc Thái Minh về vụ Chùa Ba Vàng bị tố cáo làm các lễ thỉnh vong.

Người đại diện giáo hội cho biết giáo hội sẽ họp vào ngày 26/3 để kiểm điểm những sự việc xảy ra và sẽ không nương nhẹ những hoạt động không đúng trong cơ sở thờ tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Những ngày gần đây, báo chí trong nước đồng loạt có những bài viết về hoạt động thỉnh vong tại Chùa Ba Vàng và cho biết hoạt động này đã đem lại cho chùa mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.

Hôm 21/3, báo Pháp Luật cho biết hai năm trước Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng cảnh báo về hoạt động này khi có dư luận phản ánh về tình trạng gọi vong tại chùa.

Cụ thể, Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh lúc đó đã có văn bản báo cáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh, đề nghị ngăn chặn hoạt động mê tín dị đoan diễn ra tại chùa Ba Vàng nhưng ý kiến của Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh rơi vào im lặng.

Ban Tôn giáo chính phủ hôm 22/3 đã lên tiếng về những hoạt động trục vong, gọi hồn ở chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh là vi phạm luật tín ngưỡng, tôn giáo, không phù hợp với truyền thống và phải loại bỏ khỏi các cơ sở Phật giáo.

Trong khi đó, hôm 25/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, sở đã phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra việc đăng ký và hoạt động các trang web của chùa Ba Vàng và bà Phạm Thị Yến, một phật tử của Chùa Ba Vàng, như chuabavang.com.vn ; phamthiyen.com ; thaythichtructhaiminh.com.

Theo đó, các trang thông tin này đều chưa chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế và tổ chức hoạt động đối với các trang thông tin điện tử, chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động. Sở này yêu cầu các trang thông tin nêu trên chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cấp phép, thông báo sử dụng theo quy định. Đại diện chùa Ba Vàng đã thừa nhận vi phạm trên.

****************

Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng ‘gọi vong, cúng oan gia trái chủ’ (Người Việt, 24/03/2019)

Chùa Ba Vàng đột ngột ngừng "gọi vong, cúng oan gia trái chủ" sau mấy ngày dậy sóng dư luận vì bị báo chí trong nước xúm vào kể tội và bị nhà cầm quyền mở cuộc điều tra.

bavang8

Người thưa thớt trước cổng chùa Ba Vàng sau mấy ngày dậy sóng dư luận. (Hình : Kiến Thức)

Nhiều báo tại Việt Nam cho hay từ ngày 23 Tháng Ba, chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thông báo với các phật tử về việc tạm thời dừng các hoạt động "gọi vong" để cúng "oan gia trái chủ".

Vì những lùm sùm dậy sóng dự luận hồi tuần qua, lượng người đổ về chùa Ba Vàng trong ngày Thứ Bảy 23 Tháng Ba, 2019 được ghi nhận là giảm hẳn, không còn cảnh chen chúc, đầy nghẹt người tới ghi danh để được "gọi vong".

Đồng thời, bà Phạm Thị Yến, người nổi tiếng trong các clip video "giảng pháp vong báo oán, oan gia trái chủ" để "thu tiền giải nghiệp" từ hàng triệu tới hàng chục triệu đồng, đã không còn thấy xuất hiện tại chùa Ba Vàng, theo tờ Thanh Niên. Trước phản ánh của báo chí, công an Uông Bí, "đang trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ và chưa triệu tập bà Yến".

Bà Phạm Thị Yến (chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng chùa Ba Vàng) bị một số báo lôi đời tư của bà ra kể. Trước khi trở thành "người nhà chùa", bà vốn là một thợ may ở Hải Phòng, gia đình lục đục vì chuyện mê tin dị đoan dẫn đến ly dị, bỏ con cho chồng nuôi. Bà cũng bị một số báo thuật lại lời hai người chị của bà kể chuyện chính bà Yến cũng không giúp mẹ bà thoát chết dù đã đến chùa Ba Vàng chữa bệnh bằng "trục vong".

Nhiều báo dẫn văn bản của nhà cầm quyền thành phố Uông Bí buộc trụ trì chùa Ba Vàng "chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo" vì "Việc tuyên truyền giảng pháp của phật tử Yến gây bất bình trong dư luận, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn".

Việc "thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ" không thấy liệt kê trong danh mục các hoạt động của chùa Ba Vàng gửi cho nhà cầm quyền cũng như tới cơ quan có nhiệm vụ theo dõi hoạt động tôn giáo là "Ban Tôn Giáo Chính Phủ", theo tờ Lao Động. Thêm nữa, cơ quan này nói các hiện tượng "trục vong", gọi hồn" không có trong truyền thống Phật giáo, nếu các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo".

Mấy ngày qua, báo chí trong nước cũng dẫn lời viên chức cấp cao của Giáo hội Phật giáo được nhà cầm quyền công nhận, thường bị gọi là "Phật giáo quốc doanh" lên tiếng phủ nhận những nghi thức "trục vong" và đền tội cho cái "ác nghiệp" trong tiền kiếp bằng những số tiền nhiều khi nạn nhân không đủ khả năng chi trả, là không có trong giáo lý Phật giáo.

bavang9

Bà Phạm Thị Yến thuyết giảng tại chùa Ba Vang. (Hình : chùa Ba Vàng)

Đại đức Thích Trúc Thái Minh tên thật là Vũ Minh Hiếu, năm nay 52 tuổi, quê ở xã Lâm Thao huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp Đại Học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), ở lại trường làm giảng viên một thời gian rồi "chuyển công tác về Viện Nghiên cứu chế tạo máy của Bộ Công Thương, được bầu làm bí thư Đoàn. "

Giữa năm 1998, ông đến Trúc Lâm Thiền Viện tại Đà Lạt làm lễ phát bồ đề tâm và đến tập sự xuất gia tại chùa Diên Phúc (Hà Tây cũ). Sau hai tháng thực tập, giữa năm 1999, ông trở lại Thiền Viện Trúc lâm Đà Lạt xin xuất gia, lấy pháp danh là Thích Trúc Thái Minh.

Năm 2001, sư Thái Minh quay ra Bắc, cùng góp sức xây dựng thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Ông được Ban Lãnh Ðạo Thiền Viện cử làm tri khách tăng. Năm 2007, ông làm trụ trì chùa Ba Vàng cho đến nay.

Khi ông mới về làm trụ trì, chùa Ba Vàng chỉ là một chùa rất nhỏ. Nhưng ông có công "vận động" Phật tử "đóng góp" để xây dựng được một ngôi chùa khi khánh thành năm 2014 được mô tả là có chánh điện lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn hẳn những nước có truyền thống Phật giáo gần như quốc giáo như Thái Lan, Myanmar, Lào, Cambodia.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng xác nhận trong một bài giảng pháp về "trục vong", giải oán, những tội lỗi trong tiền kiếp có hậu quả trong đời sống hiện tại cần phải được "giải nghiệp". Hoạt động "trục vong" có vể giống như hoạt động "gọi hồn", "lên đồng" qua một người khác "nhập" để kể lể.

Tờ Trí Thức Trẻ dẫn lời đại đức Thái Minh nói trong một buổi giảng pháp tuần qua rằng Chùa Ba Vàng là chùa lớn nên "bị ganh ghét, đố kỵ".

Một số báo cũng kể lại những quy định tu tập khác thường tại chùa Ba Vàng khiến nhiều tu sĩ phải bỏ đi. Ông Thái Minh cũng từng bị cấp trên của ông là ông hòa thượng Thích Thanh Quyết và nhà cầm quyền tỉnh "xử lý" sai phạm nhiều lần nhưng rồi "đâu lại vào đấy".

Theo tờ Đất Việt "Sau khi có nhiều thông tin phản ánh về "thỉnh vong, oan gia trái chủ", chùa Ba Vàng dừng hoạt đông này nhưng vẫn nhận đăng ký của các Phật tử. Điều này dẫn đến nghi vấn là rất có thể, hoạt động này rất có thể được rút vào "bí mật" vì "cá nhân nào có nhu cầu thực hiện "thỉnh vong, oan gia trái chủ" để chữa bệnh thì vẫn được cư sĩ phát cho tờ phiếu đăng ký, rồi nhà chùa sẽ chủ động liên lạc thông báo lại".

Vụ việc tại chùa Ba Vàng đến đây chắc vẫn chưa hết chuyện. (T.N)

********************

Chùa Ba Vàng ngưng làm lễ thỉnh vong (RFA, 24/03/2019)

Truyền thông trong nước hôm 24/3 cho biết chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh vốn đang bị sức ép của dư luận về các lễ cúng "oan gia trái chủ" vừa quyết định ngưng tiếp nhận thỉnh vong và giải vong sau khi có công văn của Uỷ ban Nhân dân thành phố Uông Bí yêu cầu chùa chấm dứt hoạt động này.

bavang10

Hình ảnh một buổi lễ ở Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh - Courtesy of FB Chùa Ba Vàng

Các báo trong nước cho biết, vào ngày 22/3, ông Phạm Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã ký văn bản gửi trụ trì chùa Ba Vàng, yêu cầu chấm dứt hoạt động không có trong danh mục hoạt động tôn giáo. Công văn được báo chí trích nêu rõ : "qua rà soát và theo dõi, hoạt động tôn giáo diễn ra tại chùa Ba Vàng cơ bản thực hiện theo danh mục Chùa Ba Vàng đã đăng ký. Tuy nhiên còn có các hoạt động tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo chưa đúng với danh mục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền". Công văn viết tiếp "Cụ thể nghi thức thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ, các hoạt động giảng pháp do Phật tử Phạm Thị Yến, chủ nhiệm câu lạc bộ Cúc Vàng, Phạt tử chùa Ba Vàng thực hiện. Việc tuyên truyền giảng pháp của Phật tử Yến gây bất bình trong dư luận nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn".

Cũng trong ngày 22/3, Ban Tôn giáo chính phủ cũng đã lên tiếng về các hoạt động thỉnh vong ở Chùa Ba Vàng, gọi đây là những hoạt động vi phạm luật tín ngưỡng, tôn giáo, không phù hợp với truyền thống và phải loại bỏ khỏi các cơ sở Phật giáo.

Trong ngày 24/3, trang chủ của Chùa Ba Vàng cũng không truy cập được. Thay vào đó, trang có dòng thông báo trang đang được xây dựng. Các kênh youtube và facebook của chùa hiện vẫn hoạt động bình thường.

Việc chùa Ba Vàng tổ chức các lễ thỉnh vong đã được thự hiện từ nhiều năm nay. Báo chí trong nước đã có nhiều bài về hoạt động này trong vài ngày gần đây, và tố cáo chùa đã thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ hoạt động này.

Sự việc được báo chí trong nước chú ý tới sau khi một đoạn video được lan truyền trên mạng cho thấy bà Phạm Thị Yến trong một buổi thuyết giảng các Phật tử nói rằng cô gái giao gà bị hiếp và giết hại hôm Tết nguyên đán vừa qua là do oan tiền kiếp. Những lời nói của bà Yến đã gây bất bình trong dư luận và khiến báo chí vào cuộc.

Hôm 21/3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức nói chuyện có quay trực tuyến với hàng trăm Phật tử, trong đó vị Đại đức nói rằng các lễ oan gia trái chủ ở chùa là có thật và là do nguyện vọng của người dân. Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng cáo buộc báo chí đã ghen ghét, vu khống nhà chùa.

Chùa Ba Vàng có từ thế kỷ thứ 18 nhưng đã được xây lại mới lại từ tháng 1/2011 và khánh thành vào tháng 3/2014, đồng thời nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương", theo Vietnamnet.

Quay lại trang chủ
Read 568 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)