Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

01/05/2019

Dạy phòng chống xâm hại trẻ em, tranh chấp đánh bắt cá trên Biển Đông

Tổng hợp

Bộ Giáo dục chính thức dạy kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh lớp 1 (RFA, 01/05/2019)

Vào ngày 5/4 vừa qua, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ký ban hành Thông tư 5/2019, trong đó có danh mục bổ sung tài liệu dạy kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh lớp 1, có hiệu lực vào ngày 21/5 tới đây.

vn1

Trung tâm Phòng chống Tai nạn Thương tích Trẻ em cùng trường Tiểu học Nam Thành Công đã tổ chức ngoại khóa tuyên truyền về phòng tránh xâm hại trẻ em. Courtesy of kynangantoan.com

Những thay đổi này nhằm đáp ứng với việc nâng cao nhận thức về các tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em đang xảy ra ngày nhiều trong nước.

Trước thông tin này, một cô giáo không muốn nêu tên hiện đang dạy lớp 1 tại một trường tiểu học ở Sài Gòn cho chúng tôi biết cô chưa nhận được thông tin này từ phía nhà trường do đang trong kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên cô cũng cho rằng lẽ ra Bộ Giáo dục cần ra thông tư này sớm hơn :

"Giờ mới đưa vào chính khóa là muộn, giống như mất trâu mới lo làm chuồng. Lúc trước Bộ đưa vào ngoại khóa thôi, tụi chị có làm chương trình này nhưng là ngoài giờ lên lớp. Những tiết sinh hoạt tập thể chị có đưa vô".

Chị Tú Anh, hiện có con đang học lớp 1 ở Tây Ninh cũng xác nhận chị chưa được nghe thông tin này từ phía giáo viên chủ nhiệm :

"Có thể cô đã nghe rồi nhưng chưa có thông báo chính thức nên cô chưa thông báo. Đó là thời gian cận hè nên có thể đầu năm sau cô mới thông báo vụ đó".

Vẫn theo chị, tuy bây giờ mới ban hành là trễ nhưng chị ủng hộ thông tư này của Bộ Giáo dục :

"Trẻ mà bị như vậy (xâm hại) mình đâu tính được từ tuổi nào đâu, có thể từ mẫu giáo, 2, 3 tuổi cũng bị rồi nên bây giờ đưa vô chương trình học thì càng tốt, đưa càng sớm càng tốt".

Việc đưa ra Thông tư này được nhận xét như một phản ứng của Bộ Giáo dục trước những thông tin xâm hại tình dục trẻ em trong nước ngày càng nhiều. Dựa theo những thông tin báo chí trong nước loan tải, có ít nhất 8 vụ ấu dâm trẻ em trong tháng 4 vừa qua.

Gần đây nhất là vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, một đảng viên, đồng thời là cựu phó công tố viên đã ôm cổ và hôn một bé gái 9 tuổi trong thang máy chung cư ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Vụ việc được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, đến khi Công an quận 4 quyết định khởi tố ông Linh.

Theo báo chí trong nước, trong thông tư 5/2019, Bộ Giáo dục đề nghị phải có Bộ tranh về phòng tránh bị xâm hại để giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức thông qua quan sát, vận dụng vào thực tế cuộc sống.

vn2

Pano tuyên truyền cho người dân rằng xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. AFP

Trong đó, một tranh minh họa quy tắc bảo vệ cơ thể bé trai và bé gái phải có dòng chữ "Hãy nhớ ! Không để ai sờ, động chạm vào cơ thể được đồ lót che kín. Trừ khi học sinh cần được bác sỹ thăm khám". Bức còn lại minh họa 3 bước phòng tránh xâm hại thông qua hình ảnh như bỏ chạy để thoát khỏi tình huống nguy hiểm, hoặc kể lại với người thân về những gì đã xảy ra.

Nhận xét về bộ tranh này, chị Tú anh cho rằng chỉ thông tin cho học sinh lớp 1 qua hai bức tranh như trên để dạy trẻ là quá sơ sài,

"Nếu muốn có hiệu quả thì cần phải có nhiều tranh ảnh hơn chứ tài liệu đơn giản vậy thì tụi nhỏ chỉ biết câu đó là như vậy thôi, nhưng vấn đề cần hiểu phải giảng giải ra nhiều tài liệu khác hơn. Còn chỉ nhiêu đó thì không hiệu quả gì mấy. Nếu cho giáo dục vô chương trình của nhà trường cần biên soạn bài bản, chứ không thể chỉ có mấy tài liệu đó được".

Để tự bảo vệ con mình, chị Tú Anh đã mua hai quyển sách ‘Đừng lạm dụng cháu’ và ‘Đừng tùy tiện thơm cháu’ về cho con gái xem và giảng giải rõ về những hành vi xâm phạm cho con :

"Hai quyển đó là hai quyển rất nổi tiếng ở đây, nó phổ thông nhất ở đây về giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ, cho phụ huynh dạy. Hai quyển đó đa số phụ huynh biết rất nhiều. Trong đó ghi đơn giản, dễ hiểu nên khi bé đọc câu chuyện trong đó có thể hiểu sơ sơ, ba mẹ cũng cần dạy thêm. Mình tự tìm hiểu thôi chứ Bộ Giáo dục không tư vấn gì hết. Trong hội phụ huynh chia sẻ với nhau sách này tốt cho bé thì mình mua".

Cô giáo ở Sài Gòn cho biết dù cô chưa nhận được thông tin về thông tư 5/2019 này, nhưng ở trường,vào mỗi thứ hai đầu tuần chào cờ, các cô giáo vẫn cho các em học sinh xem những video clip nói về tự bảo vệ cho mình để tránh bị xâm hại.

"Ngay vùng ‘đồ bơi’ cho những đứa trẻ kể cả bé gái, bé trai, trước hết phải có ý thức tự bảo vệ mình trước đã, rồi có những bé nhớ lời cô thì sẽ phản kháng. Còn đối với kẻ xâm hại lớn mạnh, mà trẻ không có sức phản kháng lại. Chứ nếu có truyền thông như vậy thì mình không dám nói hết nhưng cũng được 80% là mấy bé có ý thức".

Vẫn theo cô giáo này, dù trước đây không có thông báo chính thức từ Bộ Giáo dục nhưng các cuộc họp ở sở, phòng ban đều có yêu cầu lồng ghép những nội dung đó. Giáo viên đứng lớp bắt buộc lồng ghép nội dung này vào để giáo dục các em tự bảo vệ mình.

Theo thống kê từ Bộ Công an, trong năm 2018 đã có gần 1.300 trường hợp bạo lực tình dục đối với trẻ em đã được báo cáo.

Hầu hết trong các trường hợp, thủ phạm được phát hiện là những người quen thuộc với trẻ, như giáo viên, cán bộ an ninh trường học, người thân và hàng xóm, khiến các nhà lập pháp và các tổ chức phi chính phủ kêu gọi phụ huynh cảnh giác hơn và chú ý hơn đến trẻ em.

Tại Hoa Kỳ, khi các bé vào lớp 1, trường tiểu học sẽ có chương trình học sẽ dạy các bé về cách bảo vệ bản thân.

Trao đổi qua email với Đài Á Châu Tự Do, một phụ huynh tại Hoa Kỳ cho biết, khi con anh vào lớp 1, trường học đã gửi thư về cho từng phụ huynh để hỏi xem liệu phụ huynh có đồng ý để trường dạy các bé bảo vệ bản thân hay không. Sau buổi học, các bé biết được việc phải báo với bố mẹ khi có người đụng vào người mà không được sự đồng ý của trẻ. Ngoài ra, chương trình học còn nhấn mạnh các bé không được để người thân (trừ bố, mẹ) hay họ hàng đụng vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể.

Tại Việt Nam, sau mỗi vụ xâm hại trẻ em được truyền tải rộng rãi lại có các trung tâm, trường học tự mở lớp hướng dẫn học sinh cách phòng vệ, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục đưa nội dung này vào chương trình chính thức.

Trong báo cáo mang tên ‘Out of the shadows : Shining light on the response to child sexual abuse’ (tạm dịch : Ra khỏi vùng tối : Tìm hiểu về phản ứng đối với xâm hại tình dục trẻ em) do Đơn vị Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit) được phổ biến đầu năm nay, Việt Nam hiện đang đứng cuối danh sách toàn cầu về tình trạng xâm hại trẻ em, đứng hạng 37 trong số 40 quốc gia được khảo sát về chống xâm hại tình dục trẻ em với điểm yếu nằm ở thu thập dữ liệu, chế tài dành cho người phạm tội và sự can thiệp của truyền thông.

*****************

Hội nghề cá Việt Nam : lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc không có giá trị (RFA, 01/05/2019)

Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin cho biết, bắt đầu tư ngày 1/5, Trung Quốc sẽ áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá tại các khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông tại khu vực phía Bắc vĩ tuyến 12.

vn3

Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. AFP

Cơ quan hải giám Trung Quốc cho hay lệnh cấm áp dụng đối với toàn bộ ngư dân Trung Quốc cũng như các nước khác trong khu vực và trong thời gian có lệnh cấm Trung Quốc sẽ tăng cường các lại tàu chấp pháp, giám sát, tuần tra và thực hiện nghiêm ngặt trong 24 giờ mỗi ngày và bất cứ vi phạm nào trong thời gian này sẽ bị xử lý ngay lập tức.

Đây là lệnh cấm vào dịp hè kéo dài 3 tháng được Trung Quốc đơn phương áp dụng bắt đầu từ năm 1999 trở lại đây.

Trước lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết lệnh đánh bắt cá không có giá trị.

"Thứ nhất người ta muốn thể hiện cái quyền của người ta về cái đường lưỡi bò, với lý do là để bảo vệ thì nó cũng đơn giản như mọi năm đều nó là bảo vệ nguồn cá trong vùng biển đó. Tuy nhiên đối với Việt Nam chúng tôi thì nó chả có giá trị pháp lý gì cả vì nó vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật biển của Việt Nam. Vùng biển Việt Nam thì do người Việt quản lý chứ chả cần đợi người khác bảo vệ quyền lợi trên vùng biển của chúng tôi. Người Việt Nam sẽ lo việc đó".

Một ngư dân giấu tên ở đảo Lý Sơn từng va chạm với phía Trung Quốc cho biết, lệnh cấm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhưng các ngư dân vẫn phải ra biển, và chấp nhận tốn phí hơn :

"Nó bị ảnh hương chứ, nó diễn ra hàng năm luôn đó, nó tập trận trung lung tung ngoài khơi đó, mình ra khơi nhưng tàu chiến của nó không cho chúng tôi làm, họ không bắt mà chỉ đuổi tàu mình đi chỗ khác thôi, tốn thời gian, tốn dầu mỡ, tốn công sức chứ chẳng thay đổi được gì cả. Nó cấm thì cấm chứ mình vẫn đi làm nhưng là tốn nhiều hơn lắm".

Ngư dân cho biết mỗi chuyến đi biển bình thường tốn khoảng từ 100 triệu đến 150 triệu thì giờ có thể tốn từ 200-300 triệu cho mỗi lần ra khơi.

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam cho biết dù Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ lâu nhưng mãi đến năm 2009 mới bắt đầu thực hiện được.

"Trung Quốc đã ra cái lệnh cấm đánh bắt cá thường xuyên trên vùng biển Đông nhưng chưa có thực hiện, mãi đến năm 2009 khi Trung Quốc có đủ sức mạnh thì Trung Quốc bắt đầu thực thi nó. Đây là quyết định đơn phương của Trung Quốc với mục tiêu cho rằng để bảo vệ đàn cá di cư vì đây là mùa săn bắt cá nhiều nhất, bởi vì mùa này sóng yên biển lặng nên là mùa chủ yếu đánh bắt cá của các ngư dân. Chính vì vậy Trung Quốc tuyên bố là bảo vệ các đàn cá nhưng mà đây có một số vấn đề nó không thuyết phục"

Điều thứ hai được thạc sĩ Hoàng Việt cho biết, Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho tất cả loại tàu cá trên Biển Đông nhưng dường như lệnh chỉ áp dụng cho các tàu Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia mà thôi.

"Hiện nay thì Trung Quốc đang áp dụng biện pháp là cho rất nhiều dân quân trên biển, lực lượng này về mặt lý thuyết là quân sự khoác áo dân sự nhưng tất cả vẫn trong tầm kiểm soát của quân đội hải quân Trung Quốc, họ tỏa khắp nơi trên khu vực biển và tạo ra những hành động gây hấn rất mạnh mẽ".

Vào năm 2012, sau khi Trung Quốc kêu gọi các nước tôn trọng lệnh cấm để bảo vệ nguồn cá thì sau đó báo chí Trung Quốc loan tin chuẩn bị đưa một nhà máy mang tên Hải Nam Bảo Sa 001 có trọng tải hơn 32.000 tấn với công suất hơn 2.000 tấn hải sản mỗi ngày và có thể giúp cho đội tàu cá từ 300 đến 500 tàu của Trung Quốc ở lại lâu dài trên biển.

Giáo sư Carl Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc trước đây từng trả lời với RFA rằng "Nhà máy chế biến cá trên biển của Trung Quốc có thể giúp cho hàng trăm tàu cá Trung Quốc, họ có thể ở trên biển hàng tháng trời. vì vậy Trung Quốc đang tự mình hành động mà không có hợp tác. Họ đang giết con ngỗng đẻ trứng vàng.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng chủ tịch hội nghề cá Việt Nam xác nhận với chúng tôi rằng, Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt này của Trung Quốc và coi lệnh này không có giá trị đối với phía Việt Nam, vì ngư dân vẫn hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam và do luật pháp Việt Nam kiểm soát.

Khu vực Biển Đông là vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trung Quốc là nước đơn phương đòi chủ quyền phần lớn khu vực này, tự vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn chiếm tới khoảng 90% diện tích Biển Đông.

******************

Việt Nam, Indonesia phản đối nhau về vụ va chạm tàu và bắt ngưn (VOA, 30/04/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 30/4 cho biết đã gi công hàm ti Đi s quán Indonesia ti Vit Nam yêu cầu xác minh thông tin và điu tra v v bt 12 ngư dân Vit Nam, đng thi th ngay các ngư dân này và bi thường tha đáng cho h, theo thông tin t truyn thông trong nước. Trong khi đó, phía Indonesia cho biết đã triu hi Đi s Vit Nam ti Indonesia để yêu cu gii trình v v vic.

vacham3

nh chp t video ghi li cnh "va chm" gia tàu kim ngư Vit Nam và tàu chiến Indonesia ngày 27/04/2019.

Phản ng ca B Ngoi giao Vit Nam din ra mt ngày sau khi tin tc v v bt gi và va chm gia tàu Indonesia và tàu kim ngư Vit Nam ngay trong khu vc din ra bt gi.

"Ngay sau khi nhận được thông tin v v vic, B Ngoi giao Vit Nam đã có công hàm gi Đi s quán Indonesia ti Vit Nam đ ngh các cơ quan chc năng Indonesia xác minh thông tin, điu tra làm rõ v vic, không lp li hành đng tương t trong tương lai, đng thi th ngay các ngư dân ca tàu các BĐ 97916 TS, đối x nhân đo và đn bù tha đáng cho tàu cá và ngư dân Vit Nam", người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng được báo Tui Tr dn li nói.

Trước đó, hôm 29/4, các hãng tin quc tế dn thông cáo ca hi quân Indonesia cho biết một tàu tun tra ca nước này khi đang tiến hành bt gi mt tàu cá Vit Nam đánh bt bt hp pháp trong vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia, thì b "tàu cnh sát bin Vit Nam đâm vào" hôm 27/4.

Phía Indonesia xác nhận đã bt gi 12 ngư dân Vit Nam và khẳng đnh tàu cá ca Vit Nam b chìm là do b va chm tình c.

Ngoài ra, hải quân Indonesia còn nói thêm rng hai tàu kim ngư ca Vit Nam đã c gng bo v cho chiếc tàu cá b bt bng cách đâm vào tàu tun duyên Indonesia, gây hư hi mn tàu.

"Khi tàu KRI Tjiptadi-381 bắt đu kéo tàu cá đi, thì tàu kim ngư Vit Nam KN 264 đã đâm vào tàu chiến, trong khi tàu KN 213 đâm vào chiếc tàu cá đ đánh chìm tàu", báo Jakarta Globe đưa tin ngày 30/4.

Trong khi đó, người phát ngôn Lê Th Thu Hng trong cùng ngày thông tin với báo chí Vit Nam rng tàu cá BĐ 97916 TS cùng vi 14 ngư dân đã b bt khi đang hot đng ti "vùng bin Vit Nam, thuc khu vc Vit Nam và Indonesia đang tiến hành phân đnh vùng đc quyn kinh tế".

"Khi phát hiện s vic, tàu Kim ngư 213 của Vit Nam đang hot đng gn v trí đã t chc ngăn cn, bo v tàu cá nhưng tàu 381 ca Indonesia đã kéo tàu cá chy vi tc đ ln nên b phá nước", báo Thanh Niên đưa tin.

Khi tàu cá Việt Nam b chìm, hai ngư dân trên tàu đã nhy xung bin đã được tàu kiểm ngư Vit Nam cu, 12 ngư dân còn li b tàu Indonesia bt đi.

Theo truyền thông Indonesia, B Ngoi giao nước này hôm 30/4 đã triu tp Đi s Vit Nam ti Indonesia "đ yêu cu gii trình v v vic liên quan đến tàu chiến ca Hi quân Indonesia và hai tàu kiểm ngư Vit Nam" vùng bin Natuna, mt khu vc tranh chp mà Indonesia tuyên b ch quyn.

Quay lại trang chủ
Read 712 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)