Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/01/2021

Đặc khu kinh tế, tăng cường an ninh mạng, phí xuất khẩu, hàng lậu Trung Quốc

Tổng hợp

Hình thành hai khu kinh tế Phú Quốc và Vân Đồn, có phải dự luật đặc khu được ‘lách’ thành công ?

RFA, 14/01/2021

Trong văn bản của hãng Thông tấn xã Việt Nam phỏng vấn ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc, với tựa đề "Tương lai tươi sáng phía trước cho thành phố Phú Quốc", có nhắc đến tuyên bố của người đứng đầu thành phố về nội dung xây dựng thành phố đảo thông qua mô hình ‘Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt’.

dackhu1

Khu Vân Đồn - Thanh niên

Cụ thể, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về những ưu tiên đầu tư và phát triển của Thành phố Phú Quốc, ông Huỳnh Quang Hưng cho hay Thành phố Phú Quốc sẽ tập trung các nguồn lực phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững theo mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bên cạnh đó, ông cũng nói thêm thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa, đồng thời ưu đãi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Không riêng Phú Quốc, trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào ngày 15/5/2020 tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 102 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào đầu tháng 6/2019 đã ban hành kế hoạch muốn Vân Đồn trở thành khu kinh tế đặc thù với tổng nhu cầu vốn cần huy động để đầu tư giai đoạn 2019 – 2030 theo quy hoạch là 171.550 tỷ đồng.

Đáng quan tâm, Vân Đồn ở Quảng Ninh, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, và Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa là 3 địa phương nằm trong danh sách đặc khu trong dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, gọi tắt là Dự luật đặc khu được chính phủ Hà Nội soạn thảo vào năm 2018.

Dự luật này gặp phải nhiều phản đối của người dân cả nước vào tháng 6/2018. Nguyên nhân được nói do nhiều nhà quan sát kinh tế, chính trị và cả những người dân lúc bấy giờ lo ngại nếu Dự luật đặc khu được thông qua với những đặc quyền về thuế, chính sách nhập cảnh, và đặc biệt là thời hạn thuê đất lên đến 99 năm, có thể Việt Nam sẽ mất cả 3 đặc khu này vào tay Trung Quốc.

Dưới sức ép từ phía dư luận, cuối năm đó, chính phủ Hà Nội quyết định dời lại việc bàn thảo về Dự luật này, tới nay vẫn chưa thông qua.

Vì vậy, khi hai khu kinh tế Phú Quốc và Vân Đồn được hình thành, nhiều ý kiến cho rằng liệu đây có phải là biện pháp mà lãnh đạo Việt Nam ‘lách’ dự luật đặc khu thành công?

Trao đổi với RFA tối 14/1, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội cho rằng nếu để xác định nhà cầm quyền Việt Nam có lách luật hay không thì cần phải so sánh những quy chế của đặc khu kinh tế trước đây và bây giờ xem có những khác biệt nào không và những khác biệt đó có phải là vấn đề cốt lõi quan trọng không, lúc đó mới có thể đánh giá. Tuy nhiên, ông nêu lên thực tế :

"Cách thức của Đảng cộng sản hay làm là khi đối đầu trực diện không được người ta sẽ đi đường vòng, khi mục tiêu chính không đạt được thì họ thường lách, họ tìm những cách thức giảm nhẹ đi về hình thức nhưng mục tiêu, mục đích ban đầu họ vẫn giữ".

dackhu2

Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối luật An ninh mạng và dự luật Đặc Khu tháng 6/2018AFP

Đồng quan điểm nêu trên, ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết, nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương nhìn nhận :

"Họ không thông qua đặc khu được nhưng dưới những tên gọi khác thì họ âm thầm làm. Đấy là cái mẹo của họ, họ cứ biến Phú Quốc thành thành phố, rồi Vân Đồn thì không gọi là đặc khu, họ vẫn cứ tiếp tục thực hiện".

Giải thích điểm khác nhau giữa khu kinh tế và đặc khu kinh tế, Luật sư Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn cho hay khu kinh tế là một khu vực dành cho các hoạt động kinh tế, mà nếu doanh nghiệp hoạt động trong đó sẽ được hưởng nhiều quyền lợi ưu đãi hơn so với hoạt động bên ngoài.

Trong khi đó, đặc khu kinh tế tương tự như khu kinh tế, nhưng ưu đãi đặc biệt hơn, như thời gian thuê đất dài hạn hơn, thậm chí, có quyền tài phán riêng biệt...

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói thêm :

"Thật ra sau thời điểm Luật Đặc khu tạm gác lại sau phản ứng của người dân nhiều giới, thời điểm đó người ta đã biết ở Vân Đồn thực tế là đã sử dụng rất nhiều, thậm chí nhiều ban bệ đã được sắp đặt sẵn, nên việc Quốc hội hoãn như vậy thì chắc chắn ảnh hưởng đến họ rất nhiều. Vừa rồi ta thấy đưa Vân Đồn ra để làm thí điểm như một kiểu đặc khu là cách mà chính quyền cứu Vân Đồn, tức cứu một sự thật đã lỡ làm trước, thực ra việc này đúng ra là không nên vì giống như cầm đèn chạy trước ô tô".

Chính phủ Hà Nội vào ngày 17/2/2020 đã ban hành quyết định số 266 được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt để Vân Đồn được chính thức quy hoạch đến năm 2040 thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực; là cửa ngõ giao thương quốc tế.

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, vấn đề đáng được quan tâm là tổ chức những khu vực đặc khu kinh tế, tức những vùng kinh tế cần thiết đầu tư là việc nước nào cũng phải làm, lấy những vị trí đắc địa nhất để tiến hành làm. Ông tiếp lời:

"Phú Quốc phải phát triển vì nó rất đắc địa, một hòn đảo thiên nhiên đẹp, bãi biển phong phú, tổ chức ở đấy đơn vị kinh tế văn minh, tiến bộ, làm cho đời sống người dân có thu nhập cao, điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài lành mạnh thì đấy là chuyện rất cần thiết, không nên bài bác. Vấn đề là phải xem thử họ nhân danh nghĩa làm như thế nhưng họ nghiên cứu đến đâu, họ bất chấp môi trường bị hủy hoại đến đâu, bất chấp đầu tư tiêu cực đến đâu thì mình phải tìm cách kiểm soát, theo dõi để ngăn ngừa".

Vẫn theo ông Nguyễn Khắc Mai, những khu vực kinh tế văn minh, tiến bộ thì phải đi đôi với việc phát huy quyền kiểm soát, giám sát của nhân dân. Ông cho rằng đây là vấn đề lớn phải đặt ra.

"Chỉ có điều là chính sách, chủ trương có nhất quán, minh bạch không. Thứ hai nữa là nó có thật sự ngăn ngừa những yếu tố ngoại lai tiêu cực, ví dụ như để cho sự lũng đoạn của Tàu Cộng xâm nhập vào thì rất nguy hiểm".

Hiện tại, trong danh sách 3 đặc khu được nêu ra trong dự thảo Luật đặc khu, chỉ riêng Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa vẫn chưa được thay đổi thành ‘khu kinh tế’ như Phú Quốc và Vân Đồn.

Truyền thông Việt Nam ngày 24/6/2020 đăng tin cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định tạm dừng triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong cho đến khi Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua, theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và các bộ có liên quan.

Nguồn : RFA, 14/01/2021

***********************

Thành lp Phòng An ninh mng ti Thành phố Hồ Chí Minh đ ‘bo v tuyt đi an toàn’ cho Đi hi 13

VOA, 13/01/2021

B Công an Vit Nam va có quyết đnh thành lp Phòng An ninh mng và phòng chng ti phm s dng công ngh cao (PA05) ti Thành phố Hồ Chí Minh, gia bi cnh an ninh trên c nước đang được siết cht đ chun b cho k đi hi 13 ca Đảng cộng sản.

xuatquan3

Nhim v trước mt ca Phòng PA05 là phi hp vi các đơn v ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh bo v an toàn cho Đi hi Đảng cộng sản ln th 13.

Ti bui l ra mt đơn v an ninh mi hôm 12/1, Ch tch Thành phố Hồ Chí Minh Nguyn Thành Phong được báo chí dn li nói vic thành lp Phòng An ninh mng là "mt trong nhng yếu t tr ct" đ xây dng thành ph, vì đây là mt đô th đc bit, là đa bàn tp trung các hot đng chng phá, tn công mng ca ti phm s dng công ngh cao.

Ngoài ra, vic thành lp đơn v an ninh mi ti Thành phố Hồ Chí Minh vào thi đim này còn được cho là "th hin rõ quyết tâm bo v thành công Đi hi đi biu toàn quc ln th 13 ca Đng".

Theo lch trình d kiến, k đi hi đ bu ra ban lãnh đo cp cao nht ca Vit Nam s din ra t ngày 25/1 – 2/2. An ninh đang được siết cht vào thi đim này, vi nhiu nhà hot đng, nhng người bt đng chính kiến b bt giam và tuyên các án tù nng n gn đây.

Ti hi ngh tng kết công tác năm 2020 và trin khai nhim v công tác năm 2021 din ra vào tháng trước, Cc An ninh mng, thuc B Công an Vit Nam, cho biết đã có hơn 10.000 bài viết và video b cho là "xu đc" b an ninh mng vô hiu hóa. Cơ quan này cũng cho biết đã ngăn chn truy cp gn 3.400 trang mng đt máy ch ti nước ngoài b cáo buc đăng ti "thông tin xu đc".

Ti bui l thành lp đơn v mi, Thiếu tướng Nguyn Minh Chính, Cc trưởng Cc An ninh mng và Phòng chng ti phm s dng công ngh cao (A05 - B Công an) cũng cho biết trước mt, nhim v ca Phòng PA05 là phi hp vi các đơn v ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh đ "bo v tuyt đi an toàn" cho Đi hi 13.

**********************

Cước phí xuất khẩu tăng cao kỷ lục bởi Covid-19 gây khó cho doanh nghiệp Việt

RFA, 14/01/2021

Giá cước vận chuyển container tăng vọt 25%

Theo thông tin từ Logistics Marketplace (Phaata.com), vào ngày 13/1, ghi nhận giá cước vận chuyển container tăng vọt 25% trên các tuyến Châu Á đến Bắc Âu và Địa Trung Hải trong suốt một tuần và đang ở mức gấp 3 lần so với thời điểm cuối tháng 10, theo chỉ số Freightos Baltic Index (FBX).

dackhu4

Các container hàng hóa tại cảng Đà Nẵng. Hình chụp ngày 16/6/2017. AFP

Logistics Marketplace, trước đó vào ngày 4/1, cho biết giá cước tăng cao vì tình trạng thiếu container tiếp tục kéo dài.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 6/1 ghi nhận phản ảnh từ một số doanh nghiệp xuất khẩu do thiếu container rỗng nên giá cước vận chuyển hàng hóa bị nhảy vọt từ 1.500 USD lên 10.000 USD/container 40 feet.

Tuổi Trẻ Online, vào ngày 26/12/2020, đăng tải thông tin nhiều doanh nghiệp phải giảm từ 50 đến 75% lượng hàng hóa xuất khẩu do thiếu container. Trong đó, xuất khẩu nông sản Việt Nam bị giảm hơn một nửa.

Giám đốc (giấu tên vì lý do an toàn) một công ty kinh doanh nông sản hữu cơ, tại Thành phố Hồ Chí Minh, vào tối ngày 14/1 lên tiếng với RFA liên quan vấn đề này.

"Các doanh nghiệp than khó nhiều lắm vì chi phí logistics bị tăng cao vì do các hãng tàu quyết định. Nói chung vì nguồn thu bị thiếu nên phải tăng giá thêm. Bây giờ các hãng vận tải trong nước cuối năm cũng tăng giá, với lý do là vào dịp Tết Nguyên đán. Các chuyến vận tải cũng bấy nhiêu nhưng vì không đủ nguồn thu nên họ có quyền tăng giá. Nói chung, doanh nghiệp cũng thương lượng lại nhưng mấy doanh nghiệp lớn còn được giá tốt chứ các công ty nhỏ thì khó".

dackhu5

Một tàu chở hàng neo đậu tại cảng ở thành phố San Lorenzo, Argentina ngày 22/12/2020, vì công nhân làm việc ở cảng đình công đòi tăng lương từ ngày 9/12/2020. AFP

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn

Cục Hàng hải Việt Nam, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải và Cục Xuất nhập khẩu, thuộc Bộ Công thương vào ngày 12/1 tổ chức cuộc họp về việc tăng giá vận tải hàng hóa container bằng đường biển.

Tại cuộc họp vừa nêu, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), bà Huỳnh Thị Mỹ, cho biết doanh nghiệp ngành nhựa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do cước vận tải biển tăng gấp 3-4 lần.

Bà Huỳnh Thị Mỹ trưng dẫn trường hợp điển hình một doanh nghiệp Ấn Độ trong khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, chuyên sản xuất sợi xuất khẩu, phải tuyên bố đóng cửa nhà máy trong tháng 12/2020. Nguyên nhân được nói là do giá cước vận chuyển tàu biển quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và chi phí sản xuất tại Việt Nam không còn thấp như trước đây.

Các doanh nghiệp trong những ngành thủy sản, nhựa và gỗ, trong cuộc họp hôm 12/1, cũng cho rằng trong ba tháng vừa qua, giá thuê container rỗng tăng liên tục và đội giá quá cao là mức tăng bất hợp lý và các hãng tàu cần có sự minh bạch thông tin về giá, cũng như mức tăng sao cho phù hợp hơn.

Đài RFA, vào tối ngày 14/1, trao đổi với một nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành, trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, và được cho biết công ty này bị gặp khó khăn vì tình trạng thiếu container. Nhân viên ẩn danh trình bày :

"Vấn đề này không chỉ xảy ra đối với Đức Thành mà các công ty khác ở Việt Nam, theo tôi biết, đã được đề xuất báo cáo với Thủ tướng về vấn đề thiếu hụt container để xuất khẩu. hệ lụy là giá container bị tăng lên đột biến. Công ty Đức Thành thì giá container bị tăng lên khoảng 2-3 lần, nhưng theo tin tức trên báo chí thì có một số doanh nghiệp phải trả phí container gấp 10 lần. Đó là tình hình khó khăn trong Quý III/2020".

Giải pháp

Trong cuộc họp do Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Xuất nhập khẩu tổ chức vào ngày 12/1, các hãng tàu lên tiếng giải thích do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho việc giải phóng hàng và quay vòng container rỗng bị kéo dài.

Đại diện các hãng tàu cho biết thêm vào đó là lượng hàng hóa xuất đi Châu Âu và Mỹ tăng đột biến dẫn đến thiếu container rỗng đóng hàng.

Các hãng tàu khẳng định không cắt giảm chuyến đi từ Việt Nam, thậm chí còn tăng chuyến nhưng do lượng container bị thiếu hụt trầm trọng nên dẫn đến tình trạng giá cước bị tăng cao như hiện nay.

Tình hình thiếu hụt container được các hãng tàu dự báo có thể kéo dài đến hết Quý I/2021, thậm chí đến Quý II nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Đài RFA liên lạc được với nhân viên phụ trách vận chuyển hàng hóa thuộc Singapore Airlines, văn phòng tại Việt Nam và được cho biết trong năm 2020, thậm chí đến ngay cả hiện tại thì công ty vận chuyển hàng hóa đường biển lẫn đường hàng không (seafreight, airfreight) đều đối diện với khó khăn về năng lực vận hành bị hạn chế rất nhiều bởi dịch Covid-19.

Nhân viên đại diện của Singapore Airlines xác nhận các hãng hàng không đều đang chịu lỗ nặng và phải hoạt động cầm chừng trong khi công ty vận chuyển đường biển gặp ách tắc do nhu cầu đi đến Châu Âu và Mỹ tăng rất cao mà các hãng tàu lại không có đủ container cho khách hàng. Vì vậy, tình trạng thiếu container đã đẩy giá cước lên cao, tăng vọt đến 7-8 lần.

Nhân viên ẩn danh này cho RFA biết thêm rằng các hiệp hội vận tải đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ vấn đề giá cước và nguồn cung container. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả nào.

RFA cũng ghi nhận các hãng tàu, tại cuộc họp ngày 12/1, đã đề xuất với các cơ quan chức năng của Việt Nam xem xét giải quyết tình trạng hàng ngàn container vô chủ ở cảng để "lấy nguồn" container rỗng cho xuất khẩu.

Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trong cuộc họp ngày 12/1, phản hồi rằng đề xuất phương án của các hãng tàu như giải tỏa container tồn đọng ở cảng sẽ được cân nhắc phù hợp.

Ông Hoàng Hồng Giang cho rằng giá cước thuê container rỗng đóng hàng tăng là do cung cầu của thị trường. Thế nhưng, Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các hãng tàu cần thực hiện minh bạch giá.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải, yêu cầu các hãng tàu cần minh bạch giá cước, chia sẻ chi phí với chủ hàng để tránh tăng giá quá cao. Ông Trần Thanh Hải cho biết Bộ Công thương và Bộ Giao thông-Vận tải sẽ báo cáo lên Thủ tướng vấn đề này để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các bên.

Trong khi tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu Việt phải trả chi phí container tăng kỷ lục và giải pháp cho tình trạng này chưa biết ngã ngũ về đâu thì doanh nghiệp chỉ có thể đối phó bằng cách, như chia sẻ của nhân viên Công ty Cổ phần Gỗ Đức Thành :

"Công ty Đức Thành đã thông báo đến khách hàng về tình hình này để cho họ chuẩn bị cũng như dự phòng các trường hợp thiếu hụt container và kế hoạch xuất khẩu của Đức Thành cũng bị ảnh hưởng".

Truyền thông Nhà nước Việt Nam ghi nhận nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt bị rơi vào hoàn cảnh không thể ký hợp đồng mới, vì lo ngại tình trạng cước phí vận chuyển tăng đột biến chưa thể kiểm soát được trong thời gian ít nhất nửa đầu năm 2021.

********************

Hải Dương phát hiện đường dây nhập lậu hàng hóa từ Trung Quốc về Hà Nội số lượng cực lớn

RFA, 14/01/2021

Công an tỉnh Hải Dương ngày 14/1 thông báo phát hiện một đường dây gồm 14 xe container vận chuyển hàng nhập lậu từ Trung Quốc về thành phố Hà Nội với số lượng hơn 300 tấn hàng hóa nhập lậu.

dackhu6

Các xe container bị giữ và kiểm tra. NLĐ/ RFA Edited

Truyền thông nhà nước Việt Nam dẫn lời Đại tá Lê Ngọc Châu, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, cho biết đường dây vừa nêu lợi dụng việc nhập khẩu hàng hóa chính ngạch với số lượng lớn từ Trung Quốc qua cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh để trà trộn hàng lậu đưa về Hà Nội.

Ông Lê Ngọc Châu cho hay, sau khi xác định được đường đi của các chuyến hàng thông qua 14 xe container di chuyển qua đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Cảnh sát Kinh tế đã tiến hành kiểm tra phát hiện lượng hàng hóa nhập lậu do Trung Quốc sản xuất gồm giầy dép, quần áo và nhiều hàng tiêu dùng khác…

Theo Công an tỉnh Hải Dương, đây là vụ vận chuyển hàng lậu lớn nhất từ trước đến nay qua tỉnh này. Hiện đoàn xe được đưa về thành phố Hải Dương để phân loại, kiểm đếm hàng hoá, dự kiến diễn ra trong 10 ngày.

Trong cùng ngày 14 tháng 1, ở phía nam, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thực phẩm tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Qua kiểm tra, ban này phát hiện hơn 5.590 kg thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và các phụ phẩm động vật gồm 4.400 kg lá lách bò, 760 kg trứng gà non, hơn 340 kg thịt heo ba chỉ, 42 kg sụn gà, 50 kg cá thác lác không có giấy tờ và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng trên.

Chủ cơ sở này cho biết, lô hàng được thu mua từ các tỉnh thành và từ nhiều nguồn khác nhau nên không có hóa đơn, chứng từ. Ngoài việc phải tiêu hủy lô hàng vì không rõ nguồn gốc, dự kiến còn bị xử phạt với số tiền khoảng 90 triệu đồng.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 537 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)