Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

12/05/2017

Nhân quyền là trọng tâm của chuyến viếng thăm của Thủ tướng Việt Nam ?

Tổng hợp

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây áp lực với Việt Nam về nhân quyền (RFA, 12/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11 tháng 5, giới chức ngoại giao và các đại diện lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền trong nước và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

nhanquyen1

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Tiếp tục vi phạm nhân quyền

"Hạn chế các quyền tự do của người dân, sách nhiễu những người bất đồng chính kiến", là những bước lùi trong năm qua về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo phát biểu của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 23 được tổ chức tại Thượng viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC hôm 11/5/2017.

Trong bài phát biểu trước đông đảo cử toạ là những đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện Quốc hội Hoa Kỳ và các hội đoàn người Việt tại Mỹ, ông Busby cũng lên tiếng chỉ trích tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam :

"Chính phủ Việt Nam vẫn phân biệt đối xử đối với một số nhóm tôn giáo.

Các hạn chế còn tồn tại đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp tôn giáo của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và một phần vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi vẫn thấy những báo cáo về các vụ những người theo các đạo giáo này bị bắt giữ, giam cầm".

Có cải thiện, nhưng rất ít

nhanquyen2

Bà Libby Liu, Tổng giám đốc RFA phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Người đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam đã có những cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong năm qua nhưng không đáng kể :

"Chúng tôi cũng thấy một chút tiến bộ trong vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã ra luật tôn giáo tín ngưỡng mới thả lỏng hơn quá trình đăng ký, phê duyệt và giảm thời gian chờ đợi trong quá trình công nhận một tôn giáo mới.

Tuy nhiên một số nhóm tôn giáo chẳng hạn như Cao Đài, Hòa Hảo và một số nhóm Phật giáo vẫn bị chính quyền can thiệp vào quyền được thực thi tôn giáo của họ".

Quốc hội Việt Nam thông qua đạo luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo hồi tháng 11/2016, tuy nhiên nhiều tôn giáo đồng phản đối đạo luật mới ban hành vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân.

Ông Busby cũng nói rằng trong một vài năm qua không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có một số tiến bộ về nhân quyền nhưng tất cả còn rất hạn chế. Ông cho biết những tiến bộ này thể hiện qua số tù nhân chính trị trước đây khoảng 160 người, nhưng giờ đã giảm xuống chỉ còn khoảng 90.

Đàn áp các nhà hoạt động

Ông Scott Busby cũng nêu ra những vấn đề còn rất quan ngại liên quan đến việc đánh đập, xách nhiễu, bắt giữ những blogger, nhà hoạt động, những người tham gia lên tiếng phản đối thảm họa môi trường do Formosa gây ra hồi năm ngoái ở các tỉnh miền Trung :

"Năm ngoái chúng tôi đã chứng kiến Việt Nam bắt giữ ít nhất 6 nhà hoạt động dân chủ bao gồm các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm.

Cô bị bắt tháng 10 năm ngoái sau khi viết những bài phản ánh quan ngại của cô về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường và hiện tại vẫn chưa được tòa xét xử".

Đề cập đến Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra vào cuối tháng này, ông Scott Busby cho biết Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật mù mờ vẫn dùng để kết án những người bất đồng chính kiến và cho phép các nhóm tôn giáo được hoạt động bao gồm cả các nhóm chưa được đăng ký.

Hoa Kỳ sẽ không xem nhẹ nhân quyền

Đại diện lập pháp Hoa Kỳ, Dân biểu Chris Smith phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam, khẳng định đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền để có quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ.

Ông cũng nói Hoa Kỳ sẽ không vì quyền lợi của mình mà đặt nhẹ nhân quyền với Việt Nam :

"Hoa Kỳ cần phải đảm bảo là Việt Nam hiểu được rằng mối quan hệ hữu nghị Việt – Mỹ về thương mại, an ninh…phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tự do và dân chủ".

Dân biểu Chris Smith cho biết ông dự định sẽ giới thiệu một dự luật mới ra Hạ Viện trong hai tuần tới. Nếu được thành luật, Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ không liên quan đến nhân đạo đối với Việt Nam, nếu chính quyền không cải thiện trong việc đối xử với tù nhân tôn giáo và chính trị.

Tham dự ngày Nhân quyền cho Việt Nam, luật sư Dina Nguyễn, Giám đốc Thủy cục quận Orange, bang California cho biết cô quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam. Cô mong muốn rằng người dân Việt Nam hãy đồng lòng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ :

"Quốc hội Mỹ là một chính quyền rất mạnh trên thế giới và có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Việt Nam để họ có sự thay đổi và không còn tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Đây không phải là điều sẽ đạt được qua đêm, nhưng với sự đóng góp của những người quan tâm tại Hoa Kỳ thì một ngày nào đó chắc chắn chúng ta sẽ có tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam".

Cuối tháng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Donald Trump. Những người quan tâm đến tình hình Việt Nam hy vọng vấn đề nhân quyền sẽ được chính phủ Mỹ chú trọng trong các đàm phán sắp tới với Việt Nam.

Lan Hương, RFA

*********************

Ông Trump nên 'ra điều kiện' nhân quyền khi gặp ông Phúc (VOA, 13/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền Vit Nam 11/5, Dân biu Chris Smith, đi din bang New Jersey, ra tuyên b nói rng vn đ nhân quyn Vit Nam có liên quan đến các chính sách v an ninh và gii quyết công ăn vic làm Hoa Kỳ.

Phát biểu ti s kin ngày Nhân quyn Vit Nam Đin Capitol, dân biu Chris Smith nói Hoa Kỳ nên "ra điu kin" là ch khi nào Vit Nam có tiến b "đáng k, có th kim chng, và có nhng ci tiến không th đo ngược" v t do tôn giáo, quyn lao đng, t do Internet và các quyn t do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới m rng các li ích thương mi hoc bán vũ khí cho Vit Nam.

Quốc hi Hoa Kỳ ch đnh ngày 11/5 hàng năm là "Ngày Nhân quyn Vit Nam" t năm 1994.

Là Chủ tch mt nhóm dân biu chuyên giám sát nhân quyn quc tế, ông Smith hi thúc Tng thng Trump yêu cu Vit Nam phóng thích các tù nhân lương tâm và "đm bo chính ph Vit Nam hiu rng nhng ci tiến ln v nhân quyn là cn thiết cho mt mi quan h đi tác mnh m gia hai quc gia", khi ông gp Th tướng Nguyn Xuân Phúc trong ba tuần na.

Trước c ta hơn 200 người t tp ti Đin Capitol, dân biu Smith nói :

"Có một mi liên h trc tiếp gia sc mnh và s thnh vượng ca Hoa Kỳ và s tiến b ca công lý, nhân quyn và tinh thn thượng tôn pháp lut Vit Nam. Nếu không có cải thiện v nhân quyn, nếu Vit Nam không thay đi, thì người M vn tiếp tc hu thun nhng người ng h dân ch, các nhà báo, và các nhóm tôn giáo b đàn áp khc nghit. Chúng tôi hy vng chính ph M tìm cách đ buc Vit Nam tr t do cho hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo, như lut sư nhân quyn Nguyn Văn Đài, nhà lãnh đo Pht giáo Thích Qung Đ, blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh và nhiu người khác thuc các cng đng tôn giáo và sc tc đa dng ca Vit Nam, gm Công giáo, Tin lành, Pht giáo, Khmer Krom, Người Thượng, H’mong, Hòa Ho và Cao Đài".

nhanquyen3

Dân biểu Chris Smith và ch Vũ Minh Khánh (gia), v ca lut sư Nguyn Văn Đài.

Chính quyền Cng sn Vit Nam hn chế nghiêm ngt t do tôn giáo Vit Nam. y ban lưỡng đng Hoa Kỳ v T do Tôn giáo Quc tế (USCIRF) đã ra kiến ngh vào ngày 1/5/2017 rng B Ngoại giao Hoa Kỳ nên ch đnh Vit Nam là "Quc gia cn Quan tâm Đc bit - CPC ", đưa vào danh sách đen cùng các nước khác như Trung Quc, Rp Saudi, Iran, Bc Triu Tiên và Ai Cp vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo và nghiêm cm vic thc hành tôn giáo.

USCIRF đã đưa ra khuyến cáo tương t mi năm k t năm 2002 cho đến nay.

Dân biểu Smith là tác gi ca Đo lut T do Tôn giáo Quc tế Frank Wolf, đã tr thành lut vào tháng 12 năm 2016. Ông Smith kêu gi Chính ph Hoa Kỳ s dng tt c các công cụ sn có trong d lut đó như t chi visa, buc các quan chc Vit Nam phi có trách nhim vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo.

Ông Smith cũng đã thông báo các kế hoch tái gii thiu Đo lut Nhân quyn Vit Nam, mt d lut mà ông đã bo trợ, và được H vin thông qua bn ln trước đây. D lut này dù được s ng h mnh m ca lưỡng đng, nhưng chưa được Thượng vin Hoa Kỳ thông qua. Đo lut Nhân quyn Vit Nam yêu cu nhiu hành đng phi hp ca Hoa Kỳ v vn đ nhân quyn, bao gm tự do tôn giáo, ở Vit Nam.

*************************

Công an đe dọa và sách nhiễu Phật tử Giáo hội Việt Nam Thống nhất (RFA, 12/05/2017)

Một số huynh trưởng Gia đình Phật tử và tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Huế bị công an đe dọa và sách nhiễu nhân dịp lễ Phật Đản năm nay.

nhanquyen4

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế. Ảnh: Que Me : Hanh dong cho Dan chu Viet Nam

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Paris vào ngày 12/5 ra thông cáo báo chí cho biết như vừa nêu.

Ủy ban này cho biết vừa nhận được tường trình theo đó vào ngày 28/4 vừa qua, an ninh triệu tập hai huynh trưởng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế là Ngô Đức Tiến và Nguyễn Văn Đê đến làm việc tại đồn công an Phú Vang.

Tại đó họ bị đe dọa sẽ phải vào nhà giam nếu theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vì đó là tổ chức bất hợp pháp.

Cơ quan an ninh cho rằng tham gia hoạt động của giáo hội này là phạm luật và không được dự lễ Phật đản tổ chức ở của Long Quang tại Huế.

Vào ngày 4/5 vừa qua, huynh trưởng Lê Công Cầu bị an ninh mời đi làm việc suốt ngày. Yêu cầu của phía an ninh là ông này phải chấm dứt mọi liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Công an và an ninh cũng đến nhà của nhiều Phật tử theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và yêu cầu họ không được dự lễ Phật Đản do giáo hội này tổ chức.

Những tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho rằng chưa hề có lệnh chính thức nào cấm giáo hội này hoạt động, do đó giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thể bị cho là bất hợp pháp.

Những huynh trưởng bị mời làm việc với cơ quan an ninh đều không ký vào những biên bản mà lực lượng chức năng soạn thảo.

Vị lãnh đạo hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhiều lần minh định rằng giáo hội của ông sẽ không đăng ký với nhà nước vì theo ông tư cách hợp pháp của giáo hội đã có từ lâu và yêu cầu bắt buộc đăng ký là một vi phạm luật pháp quốc tế.

Hiện nay tại Việt Nam có Giáo hội Phật giáo do Nhà nước lập nên và được mọi ưu đãi ; trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từng tồn tại từ trước năm 1975 bị cho là bất hợp pháp.

Quay lại trang chủ
Read 685 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)