Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/05/2017

APEC : Việt Nam tìm lối thoát trước viễn ảnh kinh tế yếu kém

Tổng hợp

Mỹ gặp đối tác chủ chốt ở APEC tại Hà Nội (BBC, 20/05/2017)

Đại diện Thương mại của Tổng thống Trump có cuộc gặp với các đối tác chủ chốt hôm thứ Bảy 20/5 bên lề kỳ họp của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC (MRT) đang diễn ra tại Hà Nội, hãng tin Anh Reuters đưa tin.

my11111

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer

Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang theo xu hướng từ bỏ các hiệp định thương mại đa phương và ưu tiên các hiệp định song phương.

Với chủ trương giành lại việc làm cho dân Mỹ, tổng thống Trump gây lo ngại về một thời kỳ của chủ nghĩa bảo hộ mới.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer, một nhà đàm phàn thương mại có tư tưởng bảo hộ và đầy kinh nghiệm từ thời tổng thống Reagan, mang đường lối "Đặt Hoa Kỳ lên trước" tới kỳ họp các bộ trưởng phụ trách thương mại APEC lần này, hãng tin AFP bình luận.

Sáng Chủ nhật 21/5, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại New Zealand - Todd McClay sẽ chủ trì buổi làm việc của các bộ trưởng TPP- 11 để bàn thảo về tương lai của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Lightzier có các cuộc gặp ngoài lề với đối tác Nhật Bản và Canada hôm thứ Bảy 20/5.

Theo một thông cáo chung của ông Lighthizer và đối tác Nhật Hiroshige Seko, hai bên "đồng ý thúc đẩy thương mại có lợi cho hai bên, chống các cản trở thương mại và các biện pháp bóp méo thương mại", hãng tin AFP cho hay.

Bộ trưởng Thương mại Canada nói cuộc gặp của ông với ông Lighthizer là tốt đẹp và họ thảo luận "một số vấn đề đa phương", theo hãng Reuters.

my2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (hàng sau bên trái) hôm 20/5. Trong ảnh còn có bộ trưởng thương mại các nước Peru, Singapore, New Zealand và Malaysia và Việt Nam.

Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định TPP hồi tháng Một, sau khi ông Trump gọi hiệp định này là "hiệp định giết chết việc làm". Từ đó, nó được gọi là 'TPP-11', hay 'TThành phố trừ 1'

Bộ trưởng thương mại của 11 nước còn lại được cho là cam kết khởi động lại hiệp định này mà không có Washington, trong khi vẫn mở cửa cho Mỹ quay lại tham gia nếu muốn.

Hãng Reuters cho biết một dự thảo thông cáo chung dự kiến sẽ ra hôm 21/5 nhấn mạnh vào tự do thương mại và cảnh cáo mối nguy của chủ nghĩa bảo hộ.

Nhưng các nước thể hiện sự khác biệt trong kỳ họp các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần này ở Hà Nội.

Về một mặt, Trung Quốc muốn có vai trò quán quân của tự do thương mại toàn cầu sau khi Mỹ đã thay đổi về chính sách. Trung Quốc vận động cho một hiệp định thương mại tự do với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế châu Á có tên gọi Hợp tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Mặt khác, Nhật Bản đang dẫn đầu các quốc gia muốn theo đuổi TPP, một hiệp định không bao gồm Trung Quốc và có phạm vi rộng hơn hiệp định mà Trung Quốc đề nghị.

my3

Bộ trưởng Công thương Nhật Hiroshige Seko tới dự kỳ họp của các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC

Nhật Bản vẫn kỳ vọng đưa Mỹ quay trở lại tham gia TPP, nhưng cũng đang nỗ lực vận động để toàn bộ 11 thành viên còn lại thông qua hiệp định này.

"Lợi ích thu được từ TPP đáng để chúng ta giữ lại hiệp định này nếu có thể. Chúng ta muốn có sự đồng thuận cho TPP-11", Bộ trưởng Thương mại Úc Steven Ciobo nói với báo giới.

Thách thức lớn nhất là đạt được đồng thuận của Việt Nam và Malaysia, hai nước chủ yếu là hưởng lợi nếu được tiếp cận vào thị trường Mỹ, hãng Reuters bình luận. Giới chức cả hai nước này đều nói nếu Mỹ không tham gia TPP, họ sẽ muốn đàm phán lại.

Một quan chức Nhật Bản nói việc đàm phán sẽ không có ý nghĩa nếu mục tiêu cuối cùng là đưa Mỹ trở lại với TPP.

Với Washington hiện nay, việc đàm phán lại Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) là quan trọng hơn nhiều.

Lãnh đạo 21 nước trong khối APEC, trong đó có ông Trump, sẽ nhóm họp tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11/2017.

Tại kỳ họp gần đây nhất vào tháng 11/2016, lãnh đạo các nước này đã cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

********************

Đại diện các nước APEC họp tại Hà Nội (RFA, 17/05/2017)

Đại diện các nước thuộc Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) đang họp tại Hà Nội hôm nay, 17 tháng 5, để tìm giải pháp thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận liên quan đến việc xây dựng khu vực thương mại tự do Châu Á – Thái Bình Dương (gọi tắt là FTAAP).

kt1

Trang trí cho Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 21 tháng 4 năm 2017. AFP photo

FTAAP được đề xuất sau vòng đối thoại thất bại tại Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2006, mục đích nhằm kết nối các nền kinh tế thuộc vành đai Thái Bình Dương từ Trung Quốc đến Chile, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Theo các nhà phân tích quốc tế, một trong các hiệp định giúp cho FTAAP thành hiện thực là hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước. Tuy nhiên hiệp định này đang gặp nhiều khó khăn sau khi Hoa Kỳ, 1 trong 12 nước thành viên hiệp định, tuyên bố rút khỏi hiệp định vào hồi đầu năm nay.

Tại phiên họp lần này, đại diện các nước cũng thảo luận các giải pháp ủng hộ thương mại đa phương, ủng hộ WTO.

Sau cuộc họp vừa nói, Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách thương mại lần thứ 23 (MRT 23) sẽ diễn ra trong 2 ngày 20 và 21 tháng 5 cũng tại Hà Nội.

Đây là một trong những hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành quan trọng nhất được tổ chức hàng năm. Hội nghị MRT 23 lần này sẽ rà soát việc triển khai chủ đề và các ưu tiên của năm APEC 2017. Chủ đề mà Việt Nam, nước chủ nhà của APEC 2017, lựa chọn là tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung.

Bốn ưu tiên được Việt Nam đưa ra trong APEC năm nay bao gồm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, nân cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số, tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu….

Hội nghị cấp cao APEC 2017 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm nay. Tháng trước, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến dự hội nghị.

***********************

Cố vấn thương mại của Tổng thống Trump đi Việt Nam (VOA, 17/05/2017)

kt2

Tân đại din thương mi ca Hoa Kỳ Robert Lighthizer.

Tân đại din thương mi ca Hoa Kỳ s công du Vit Nam vào ngày 18/5 đ d mt hi ngh trong khuôn kh Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Đây là chuyến thăm nước ngoài đu tiên ca ông Robert Lighthizer trên cương v mi sau khi ông được Thượng vin M chun thun đu tun này, theo phát ngôn viên Nhà Trng Sean Spicer.

Người phát ngôn này nói trong mt cuc hp báo rng, như vy, Tng thng Trump đã có toàn bộ các thành viên ni các đ trin khai chiến dch đt nước M lên trên hết như cương lĩnh tranh c ca "ông ch" Nhà Trng.

Tại cuc hp ca APEC din ra vào ngày 20 và 21/5 Hà Ni, ông Lighthize nhiu kh năng s đi mt vi các đi tác trong Hiệp đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà M đã rút ngay sau khi ông Trump nhm chc.

kt3

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc s công du M cui tháng này, trong khi Tng thng Trump đến Vit Nam vào cui năm.

Các thành viên còn lại ca TPP như Vit Nam, Nht Bn hay Australia vn đang tìm cách làm hi sinh tha thun thương mi mà nhà lãnh đo M coi là "thảm ha" này.

Trong một din biến mi nht, hôm 16/5, tr li báo chí, Th tướng Nht Bn Shinzo Abe bày t mong mun rng Hoa Kỳ s tái gia nhp TPP. Phía M chưa hi đáp trước li kêu gi này.

Năm nay diễn ra nhiu hot đng ngoi giao gia Hà Ni và Washington với các chuyến công du cp cao.

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc s ti Hoa Kỳ vào cui tháng, và d kiến thương mi s đng cao trong ngh trình làm vic.

Việt Nam s t chc hi ngh thượng đnh APEC vào cui năm nay Đà Nng, và Tng thng Donald Trump xác nhận s ti tham dự.

Viễn Đông

******************

Việt Nam đề xuất hợp tác khai thác hải sản với Indonesia (RFA, 17/05/2017)

kt4

Một lính hải quân Indonesia nhắm bắn chìm một tàu cá Việt Nam bị bắt giữ do đánh cá trộm vùng đảo Anarmas, tỉnh Riau vào ngày 5 tháng 12 năm 2014. AFP photo

UBND Thành phố Vũng Tàu vừa đề xuất với chính quyền Thành phố Padang, Indonesia cho tàu cá của Vũng Tàu sang Padang đánh bắt hải sản và chế biến tại Indonesia hoặc tàu cá của hai tỉnh cùng đánh bắt rồi đưa về Bà Rịa- Vũng Tàu chế biến.

Đây là đề xuất được đưa ra tại buổi lễ ký kết chương trình hành động trong quan hệ hợp tác, đối tác giữa hai thành phố ngày 17/5 tại TP Vũng Tàu.

Tin trong nước ngày 17/5 cho biết phía Indonesia nói sẽ nghiên cứu đề nghị này.

Ngoài ra, tại buổi lễ, hai bên cũng đồng ý đưa nông dân sang học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm trong chế biến hải sản, trao đổi giáo viên và tham dự các hoạt động văn hóa giữa hai thành phố.

Phía đại diện Padang cho biết đã giới thiệu Bà Rịa – Vũng Tàu với cư dân địa phương, và Vũng Tàu cũng sẽ làm điều tương tự.

Mới hồi đầu tháng 5, cơ quan chức năng Indonesia công bố số liệu cho thấy gần 600 ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của nước này.

Quay lại trang chủ
Read 705 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)