Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

30/05/2017

Việt Nam trong tầm nhìn của chính quyền Donald Trump

Tổng hợp

Kinh tế Việt Nam chưa là ưu tiên cho Trump ? (BBC, 30/05/2017)

Trong ngày đầu của chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một chuyên gia kinh tế nói với BBC rằng "về mặt kinh tế, Việt Nam chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cho Mỹ và có lẽ nằm ngoài những quan tâm trước mắt của nội các Trump".

tamnhin1

Các cuộc họp liên quan diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra ở Hà Nội

Trang Thông tin Chính phủ hôm 30/5 tường thuật, sau khi đến New York, Thủ tướng tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt tại Hoa Kỳ.

"Bất cứ doanh nghiệp nào làm tốt, đúng pháp luật thì Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh", trang này dẫn lời ông Phúc nói sau khi nghe Phó chủ tịch Sàn chứng khoán Nasdaq Robert H. McCooey Jr thông báo về việc ký kết bản ghi nhớ với một doanh nghiệp Việt Nam.

Theo những ảnh mà truyền thông Việt Nam đăng tải, dường như không có giới chức Hoa Kỳ nào hiện diện đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi máy bay của ông đáp xuống phi trường John F. Kennedy sáng 29/5.

Báo Việt Nam ghi nhận những người ra đón ông Phúc là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh và Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Hôm 30/5, Tiến sĩ Giang Lê, chủ nhân blog kinhtetaichinh bình luận với BBC : "Thương mại chắc chắn là quan tâm lớn nhất của Việt Nam ở thời điểm này. Tuy nhiên phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc thừa hiểu Việt Nam không có một khoản nhượng bộ nào khả dĩ để đổi lấy một thỏa thuận có lợi từ phía Mỹ".

"Tôi cũng không tin Việt Nam có đủ uy tín để có thể đứng ra làm trung gian mời chào Mỹ quay lại bàn đàm phán TPP như có người bình luận".

"Thảo luận về thương mại Việt - Mỹ nếu có sẽ chỉ mang tính chất xã giao, một vài thỏa thuận nào đó chỉ có tính hình thức".

"Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ông Phúc đạt được một thỏa thuận đáng kể, ví dụ thuyết phục được Mỹ chấp nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam".

Trả lời câu hỏi của BBC : "Ông có nghĩ rằng một hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với Mỹ sẽ là 'đũa thần' với kinh tế Việt Nam ?", ông Giang đáp : "Tôi cũng không mấy lạc quan về triển vọng có một hiệp định thương mại tự do như vậy dưới thời Donald Trump".

"Chính quyền Mỹ hiện tại đã rút khỏi TPP và đang cân nhắc đàm phán lại NAFTA và thậm chí cả các quy tắc của WTO".

"Về mặt kinh tế, Việt Nam chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cho Mỹ và có lẽ nằm ngoài những quan tâm trước mắt của nội các Trump".

"Được biết Bộ trưởng Ngoại thương mới của Mỹ, ông Robert Lighthizer là người có quan điểm bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ nhất trong số những bộ trưởng gần đây".

"Do vậy, khó có thể thấy Việt Nam có cửa nào ký được FTA với Mỹ trong vài ba năm tới".

tamnhin2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt tại Hoa Kỳ hôm 29/5

'Đũa thần'

"Tất nhiên với một nền kinh tế nhỏ và dựa vào xuất khẩu nhiều như Việt Nam, việc tiếp cận thị trường Mỹ thông qua một hiệp định thương mại tự do sẽ là một lợi thế lớn".

"Điều đó rất có thể là "đũa thần" cho đầu tư, tăng trưởng, giá bất động sản, chứng khoán…".

"Nhưng chưa chắc nó sẽ đem lại cho Việt Nam một xã hội bớt bất công, một môi trường sống trong sạch, và một nền hành chính lành mạnh".

"Để có được sự phát triển bền vững, bên cạnh các thuận lợi kinh tế từ bên ngoài như một hiệp định thương mại tự do với Mỹ, Việt Nam cần phải có những cải tổ sâu rộng bên trong về thể chế và cơ cấu kinh tế chính trị".

Chuyên gia cũng cho biết thêm : "Theo tôi, thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam ở thời điểm này là tư duy kế hoạch hóá nền kinh tế còn rơi rớt lại từ thời kinh tế tập trung trước những năm 1990, một ví dụ điển hình là mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm".

tamnhin3

Từ đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải đốc thúc việc thu ngân sách

"Ngay cả nếu chấp nhận rằng nền kinh tế thị trường hiện tại ở Việt Nam không hoàn toàn "thị trường" mà lại có "định hướng Xã hội Chủ nghĩa". "Việc áp đặt các kế hoạch kinh tế như vậy sẽ làm quá trình phân bổ nguồn lực vật chất lẫn con người bị méo mó, làm triệt tiêu phần nào tính hiệu quả của thị trường".

"Đúng là Trung Quốc cũng có chỉ tiêu tăng trưởng GDP hàng năm nhưng xem ra tư duy kinh tế của lãnh đạo nước họ ít tính kế hoạch hóa hơn Việt Nam".

"Tuy vẫn có những chính sách công nghiệp như đầu tư vào tàu cao tốc, pin mặt trời, Trung Quốc đã từ bỏ những nguyên tắc kế hoạch hóa theo kiểu tư duy ngành mũi nhọn, quả đấm thép như Việt Nam".

"Trong khi lãi suất, tỷ giá bị kiểm soát rất chặt và vấn đề nợ xấu cũng không hề nhỏ, thị trường tài chính Trung Quốc ít bị định hướng hơn so với thị trường Việt Nam".

"Nếu kinh tế Việt Nam trở nên "thị trường" hơn, chỉ cần tương đương với Trung Quốc, triển vọng của Việt Nam sẽ tốt lên nhiều".

"Trở lại các thách thức trước mắt của chính phủ cho mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm nay. Tôi không biết gần đây có chuyên gia nào ước lượng tốc độ tăng trưởng tiềm năng cho Việt Nam không, nhưng một tính toán của tôi cách đây vài năm cho thấy tốc độ này thấp hơn con số mục tiêu nói trên và có xu hướng giảm dần trong hơn một thập kỷ qua".

"Một khi đặt mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn lớn hơn mức tiềm năng, ngoại trừ có vài may mắn đột xuất như giá dầu bất ngờ tăng hay TPP được khôi phục lại, chính phủ sẽ phải thực thi các chính sách tài khóa và tiền tệ có tính chất kích thích tăng trưởng".

"Về mặt tài khóa, ngân sách Việt Nam trong vài năm lại đây bị sức ép thâm hụt lớn, nợ công tăng nhanh".

Từ đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải đốc thúc việc thu ngân sách và tình hình giá dầu thế giới phập phù sẽ tiếp tục là rủi ro lớn cho nguồn thu của Việt Nam".

"Do vậy, khả năng tăng mạnh chi tiêu hoặc đầu tư công từ ngân sách để kích thích tăng trưởng sẽ rất khó".

"Có chăng là chính phủ chỉ còn có thể trông đợi từ nguồn ODA mà tốc độ giải ngân sẽ khó có đột biến, nhất là trong bối cảnh gia tăng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

"Về mặt tiền tệ, giới doanh nghiệp trông đợi lãi suất giảm từ mấy năm nay nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có sự thận trọng đúng đắn khi đặt mục tiêu kìm giữ lạm phát lên trên mục tiêu tăng trưởng".

"Ngay cả nếu chính phủ ép Ngân hàng Nhà nước phải giảm lãi suất để kích thích kinh tế không có gì bảo đảm việc nới lỏng tiền tệ sẽ có tác dụng ngay vào nền kinh tế thực mà chỉ thổi bùng lại bong bóng chứng khoán và bất động sản".

"Thực ra Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng một công cụ tiền tệ mà tôi cho rằng sẽ rất hiệu quả là phá giá Việt NamD".

"Tuy nhiên có thể họ rất lưỡng lự sử dụng công cụ này vì sợ sức ép lên nợ nước ngoài".

"Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn nên phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài".

"Chính phủ Việt Nam hiện tại có lý do để tin rằng trong ngắn hạn, kinh tế thế giới có triển vọng tốt".

"Mỹ, Nhật, Châu u đang trên đà phục hồi dù còn một số khó khăn. Kinh tế Trung Quốc cho đến thời điểm này tương đối ổn định, không còn mấy chuyên gia lo nền kinh tế này sẽ "hạ cánh cứng" nữa".

"Nhưng cũng chính vì độ mở quá lớn nên kinh tế Việt Nam dễ bị rủi ro do tác động của các sự kiện bên ngoài : bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, tính khí bất thường khó đoán của Tổng thống Trump, hay chỉ đơn giản một sự cố như vụ nổ pin điện thoại Note 7 của Samsung năm ngoái".

"Tất nhiên trong ngắn hạn, chính phủ Việt Nam không thể làm gì để đối phó với những rủi ro bên ngoài như vậy".

"Về dài hạn cải tổ và tái cơ cấu nền kinh tế, mà cách hiệu quả nhất là để thị trường phát huy sức mạnh tối đa, sẽ là chìa khóa cho tăng trưởng bền vững", ông Giang Lê nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt.

************************

Donald Trump ‘quan tâm thâm hụt thương mại’ với Việt Nam (BBC, 30/05/2017)

Nhà Trắng đề cập thâm hụt thương mại với Việt Nam "gia tăng mạnh thời gian gần đây", trước lúc diễn ra hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

tamnhin4

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ từ 29 đến 31/5

Ông Nguyễn Xuân Phúc vào thứ Tư 31/5 sẽ là lãnh đạo đầu tiên từ Đông Nam Á hội kiến tại Nhà Trắng từ khi ông Trump nhậm chức tổng thống.

Tại cuộc họp báo hàng ngày hôm 30/5, thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer có nhiều cuộc gặp với đoàn Việt Nam cùng ngày.

Đại sứ Robert Lighthizer cũng sẽ phát biểu tại một buổi tiệc tối của Phòng thương mại Mỹ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào 30/5.

Theo thư ký báo chí Nhà Trắng, Đại sứ Robert Lighthizer sẽ đề cập đến "giải quyết các thách thức do sự gia tăng mạnh gần đây trong thâm hụt thương mại với Việt Nam".

"Tổng thống đã nhấn mạnh rằng thâm hụt thương mại và những hành vi thương mại không công bằng đã gây hại cho người lao động Mỹ."

"Chính phủ đang đẩy mạnh quan hệ với các đối tác quan trọng như Việt Nam bằng việc tạo ra sân chơi bình đẳng," ông Sean Spicer nói.

Hôm 31/3, Tổng thống Donald Trump ra sắc lệnh hành pháp yêu cầu phân tích nguyên nhân thâm hụt thương mại của Mỹ với 16 nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

tamnhin5

Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, trong năm 2016, Hoa Kỳ chi 38,1 tỉ USD để mua hàng hóa Việt Nam, trong khi chỉ xuất khẩu 8,7 tỉ USD sang Việt Nam.

Nghĩa là Hoa Kỳ thâm hụt 29 tỉ USD thương mại với Việt Nam.

tamnhin6

Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đăng hình trên Twitter

30 phút hội đàm ?

Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã bay từ New York đến Washington DC chiều 30/5.

Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đăng hình trên Twitter về giây phút ông đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quân sự St. Andrews, ở thủ đô Washington DC.

Tham dự lễ đón còn có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump khoảng 30 phút ở Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, theo một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ.

Ông David Brown, nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, viết trên báo mạng Asia Sentinel rằng khi gặp nhau, ông Phúc sẽ nói "đúng theo kịch bản", còn ông Trump sẽ "chi phối cuộc gặp, nói rất nhiều".

Với phong cách "phóng đại và không chính xác" khi phát ngôn, biết đâu ông Trump sẽ đem lại một vài ngạc nhiên trong cuộc gặp, theo tác giả.

Ông David Brown cho rằng việc ông Donald Trump tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc như lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới Nhà Trắng chứng tỏ giới ngoại giao Việt Nam, cụ thể là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Đại sứ Phạm Quang Vinh, đã thực hiện được "một giây phút quan trọng".

Ngoài ra, cuộc gặp cũng cho Việt Nam hy vọng rằng sau khi TPP đã thất bại với Mỹ, một thỏa thuận thương mại song phương vẫn có thể hứa hẹn.

Trong cuộc gặp, Thủ tướng Việt Nam cũng có thể bày tỏ mong muốn mua hàng hóa quốc phòng từ Mỹ.

Về vấn đề tranh chấp Biển Đông, ông David Brown cho rằng nhiều khả năng Tổng thống Mỹ sẽ không có cam kết cụ thể nào, do bận rộn với vấn đề Bắc Hàn vốn cần sự hợp tác của Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài viết đăng trên báo Mỹ Washington Times hôm 30/5.

Trong đó, ông bày tỏ "ủng hộ nhiệt thành quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, để cùng viết thêm một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc".

Đồng thời trả lời Bloomberg, ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ : "Trong chuyến thăm này, doanh nghiệp hai nước sẽ ký kết nhiều hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổng trị giá hàng chục tỷ USD".

******************

Chuyến 'thăm dò' Mỹ khó thành công của ông Nguyễn Xuân Phúc (VOA, 30/05/2017)

tamnhin7

Tổng thng M Donald Trump và Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc

Các chuyên gia cho rằng cuc gp gia Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc và Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 31/5/2017 không có kết qu rõ rt, trong đó ông Phúc có mong mun "thăm dò" thái đ ca Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Bá Lc, cu chuyên gia kinh tế ca Vin Đi hc Cn Thơ, và Hi trưởng Hi khoa hc và K thut Vit Nam ti Hoa Kỳ nói vi VOA – Vit ng :

"Trong chuyến đi này kết qu s có nhiu gii hn, vì ch là chuyến xã giao và có nhiu yếu t làm cho nhng điu hai bên ha hn có gii hn, không có ngay trong bui gp này".

Ông Lộc phân tích lý do dn đến kết qu hn chế :

"Các lý do gây giới hn là : hai chế đ gn như trái ngược nhau, cách suy nghĩ và làm vic khác nhau ; khác nhau v mô thc kinh tế ; chế đ cng sn còn dùng nhiu chiêu trò không dân ch đ cai trị kinh tế ; ngoài ra còn có yếu t Trung Quc trong tương quan gia M và Vit Nam. Vì vy cuc gp ch có kết qu chng mc nào đó".

Giáo sư Nguyn Mnh Hùng thuc đi hc George Mason Virginia, Hoa Kỳ nói rng chuyến đi ca ông Phúc là đ thăm dò, tìm kiếm cơ hi thúc đy quan h kinh tế, nhm có li cho chiến lược ca Vit Nam.

"Ông có thể thăm dò, tìm cách đ khuyến khích s hin din kinh tế ca M, mi mc các nhà đu tư M. Vit Nam cũng mun có nhng tha hip thương mi vi M. Quan h kinh tế này còn có lợi cho chiến lược ca Vit Nam. Đng sau đó là, tuy Vit Nam không nói ra, nhưng h rt cn mt đi trng vi Trung Quc. Ông Trump thì t v lơ là vi Á châu, thì đây là dp đ Vit Nam nhn mnh tm chiến lược ca mình".

tamnhin8

Quanh cảnh sau mt phiên hp 11 nước TPP, Hà Ni, Vit Nam, 21/5/2017

Ông Lộc nhn đình rng Vit Nam cn Hoa Kỳ vì Vit Nam mun n đnh và phát trin Kinh tế, an ninh khu vc Bin đông bt n, do Trung quc xâm ln bin đo, trong khi đó Hoa Kỳ cn Vit Nam vì bo đm an toàn hàng hi vì đa chính tr ca Vit Nam và Hoa Kỳ muốn đưa Vit Nam ra khi vòng km kp ca Trung Quc.

Liên quan đến mt tha thun thương mi gia Vit Nam và Hoa Kỳ, ông Lc cho rng "Hoa kỳ và Vit Nam rt có th bàn tho và cam kết v Hip ước mu dch song phương và đu tư mi vi các đim gn giống – Hip đnh đi tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP, mà ông Trump đã tuyên b rút ra khi ngay sau khi nhm chc :

"Tổng thng Trump chung mô hình hp tác song phương. Kỳ này có l là h bàn hip đnh song phương, nhưng có ký hay không thì chưa biết được, vì phải v tho lun, trình bày li cho B Chính tr, cho nên chưa có chi tiết c th lm trong bui gp g này ; ch ha vi nhau thôi ri bàn chi tiết sau".

Ngoài ra, tiến sĩ kinh tế Phm Chí Dũng t Sài Gòn nhn đnh rng chuyến đi ca ông Phúc khó đt được nhng thành tu v thương mi do Tng thng Trump loan báo s ra chế tài đi vi Vit Nam vì Vit Nam nm trong danh sách 16 nước gây hi cho M v thâm ht mu dch - nhp siêu hàng năm t Vit Nam hơn 30 t đôla.

Ông Phạm Chí Dũng nói thêm :

"Chuyến đi của ông Nguyn Xuân Phúc khó mà thành công, k c khi ông Phúc tuyên b vi hãng Bloomberg rng phía Vit Nam s ký hp đng hàng chc t đôla vi doanh nghip Hoa Kỳ, tôi cho rng cũng rt khó".

Cho đến nay, các cuc gp song phương vi các đi tác chính của Hoa Kỳ, xu hướng chuyn dn sang các tha thun song phương trong chính sách "Nước M trên hết" ca chính quyn ca Tng thng Trump cho thy các đi tác hu như chưa tìm được tiếng nói chung nào, và Vit Nam cũng s không là mt ngoi lệ.

********************

Ông Phúc đi Mỹ là 'cơ hội kết thân với ông Trump' (BBC, 30/05/2017)

tamnhin9

Đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay John F. Kennedy, New York sáng 29/5 (giờ địa phương)

"Ông Phúc là lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang [Washington D.C. ]. Điều đó làm tăng uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC hôm 27/5.

Điểm đáng chú ý ở đây, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là ông Phúc chỉ là một trong nhiều lãnh đạo thế giới nói chuyện qua điện thoại với ông Trump, nhưng lại là một trong số ít những người được ông Trump mời gặp.

Thêm vào đó, tùy viên báo chí của ông Trump ra thông cáo nói rằng vị tổng thống "rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, khiến cho tầm quan trọng của chuyến đi càng được nhấn mạnh.

Trong cuộc trao đổi với BBC ít hôm trước ngày ông Phúc đi Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng việc cá nhân ông Trump không mặn mà với Đông Á không có nghĩa là chính quyền Mỹ lơ là khu vực này, và dẫu cho phía Việt Nam có thể không đạt được nhiều kết quả trong mảng kinh tế, thương mại như mong muốn, nhưng ít nhất cũng sẽ đạt được những "thắng lợi ngoại giao" nhất định.

'Cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân'

Không chỉ ở vị thế đại diện quốc gia, chuyến đi còn trao cho ông thủ tướng Việt Nam một cơ hội tốt để nâng cao vị thế cá nhân, theo nhà nghiên cứu đồng thời là giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason.

tamnhin10

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc theo kế hoạch sẽ gặp ông Trump vào ngày 31/5/2017

"Ông [Phúc] có cơ hội tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, [qua đó] có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy đối với Trung Quốc, đối với Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Mỹ có chính quyền mới, ông [Phúc] muốn sang để tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt để ông ấy thiết lập đường dây cá nhân, mối liên hệ cá nhân, thăm dò tìm hiểu để tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được".

Khác với các nhà lãnh đạo khác, ông Trump là người "thích ngoại giao cá nhân", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Vấn đề là làm sao để ông Phúc tạo ra được ấn tượng với ông Trump, để ông ấy thích mình. Nếu ông ấy thích mình thì sẽ có lợi cho đất nước".

"Làm được vậy thì đó chính là thắng lợi của ông Phúc".

Vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh vùng

Trong thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những thế lực có thể giúp tạo đối trọng với Trung Quốc, như Nhật Bản, Ấn Độ và ở khối ASEAN, nhưng rõ ràng, cho đến lúc này thì "đối trọng quan trọng nhất là Mỹ", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Cơ cấu an ninh vùng đang hình thành trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Nếu Mỹ rút ra thì Trung Quốc sẽ độc quyền, bá quyền mà không ai cưỡng lại được. Cho nên các nước nhỏ muốn Mỹ hiện diện để tạo đối trọng an ninh, tạo sức cân bằng nhất định để các nước nhỏ còn có thể 'thở' được".

Từ phía nước chủ nhà, tuy ông Trump "lơ là Đông Nam Á", nhưng các chiến lược gia và bộ máy cố vấn của ông tổng thống "đều hiểu tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam trong cơ cấu an ninh vùng", và chính sách chung của Mỹ luôn muốn có "thế cấu trúc an ninh đa cực" trong khu vực.

"Sẽ còn có cả Nhật, Ấn Độ, và có những quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói, trong đó "Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà chiến lược Mỹ".

Trong lúc chính quyền Mỹ ở cấp cao chưa đưa ra được một chính sách ngoại giao có hệ thống đối với Á Châu để thay thế cho chính sách xoay trục trước đây, thì một trong những điều ông Phúc có thể làm được khi gặp gỡ trực tiếp với ông Trump là "cần chứng tỏ là mình hiểu biết, nước mình có một vai trò quan trọng trong nền an ninh Á châu-Thái Bình Dương", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận.

tamnhin11

Cảnh sát biển Việt Nam vừa tiếp nhận từ Hoa Kỳ tàu tuần duyên CSB 8020

Mặt khác, bất chấp khoảng trống ở phần thượng tầng, hệ thống hành chính cấp dưới vẫn "có sự liên tục về chính sách" bởi "như ông Trump nói ông trao rất nhiều quyền cho các tướng lĩnh để họ tự làm", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Cho nên chúng ta thấy vẫn xảy ra việc [Mỹ] vừa trao tàu tuần duyên [cho Việt Nam], bởi đó chỉ là sự tiếp nối của chính sách cũ, là điều mà những người trong bộ máy hành chính có thể làm được, họ tiếp tục thực hiện, miễn là đảm bảo quyền lợi của nước Mỹ", Giáo sư Hùng nêu ví dụ.

Thách thức lớn cho Việt Nam trong chủ đề kinh tế, thương mại

Một trong những thách thức chính của chuyến đi là việc đàm phán song phương với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

"Ông [Trump] chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam", Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

"Ông [Phúc] sang vào thời điểm không được thuận lợi như trường hợp của những ông thủ tướng khác".

"Ông sang vào lúc Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, không coi [khu vực] đấy là quan trọng".

"Điểm thứ hai là ông ấy đã quay lưng lại với TPP, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu".

"Điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không ?"

"Đó là những thách thức lớn, nhất là khi Việt Nam đặt trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại".

tamnhin12

Tổng thống Donald Trump đã nhận lời tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tháng 11 tới tại Đà Nẵng

"Thắng lợi ngoại giao"

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, là cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn ông Donald Trump đều muốn có thắng lợi ngoại giao.

"Sẽ có sự dàn xếp trao đổi nào đó, để ông nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi với những người ủng hộ mình".

"Có nhiều chuyện có thể xảy ra, như có thể là tuyên bố đạt được một số hợp đồng mua hàng nào đó, hoặc hai bên có thể đạt được một số đồng ý về nguyên tắc nhằm đưa tầm quan trọng của quan hệ hai nước lên một bậc cao hơn".

"Có thể là hai bên sẽ đặt ra một số nguyên tắc điều đình, tạo cơ chế để tiếp tục liên hệ với nhau. Có thể giống như cơ chế khi ông Tập Cận Bình gặp ông Trump để giải quyết những vấn đề khó khăn giữa hai nước..".

Tuy nhiên, kết quả cụ thể có đạt được gì hay không, hay đạt được tới mức nào, sẽ "phụ thuộc rất nhiều vào sự điều đình, chuẩn bị" của ban tham mưu của hai nhà lãnh đạo.

Quay lại trang chủ
Read 848 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)