Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/01/2017

Thời sự nhân quyền Việt Nam : Đặng Xuân Diệu, Phạm Thanh Nghiên, lính hải quân chết oan

tổng hợp

Thêm một tù chính trị Việt Nam bị đưa thẳng ra nước ngoài (RFA, 13/01/2017)

tu1

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đến Pháp hôm 13/1/2017. Tuong An/RFA

Không gặp được thân nhân

Thân nhân tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu từ xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An cho biết vào ngày 11 và 12 tháng giêng vừa qua công an tỉnh rồi công an huyện nói với gia đình về tin cơ quan chức năng Việt Nam ngưng biện pháp giam giữ đối với anh này và sẽ đưa anh ra khỏi Việt Nam đến Pháp.

Ông Đặng Xuân Hà, anh trai của tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu nói với RFA vào tối 12 tháng 7 :

"Sáng hôm nay có 3 công an Nghi Lộc đến nói với tôi được sự xem xét của công an nên sẽ cho Diệu đi. Họ đến bảo cho như thế nhưng Việt Nam thì không chừng, chẳng biết được ! Họ nói cho tôi gặp nhưng chỉ nói trước có 1 tiếng đồng hồ và tôi cách nơi giam giữ Diệu 1300 cây số thì làm sao gặp được".

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diêu năm nay 37 tuổi, là một trong nhóm thanh niên Công giáo- Tin Lành tại Vinh bị bắt năm 2011 và bị buộc tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo điều 79 Bộ Luật hình sự. Phiên xử vào ngày 8 tháng giêng năm 2013 tuyên anh Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Từ khi bị giam tù cho đến nay gia đình chưa hề được gặp mặt anh này một lần. Lý do được ban quản giáo các trại giam cho anh Đặng Xuân Hà là vì tù nhân Đặng Xuân Diệu cương quyết không chịu mặc đồ phạm nhân ; tức thừa nhận bản thân có tội.

"Họ lấy lý do đặc biệt nhất là Đặng Xuân Diệu không mặc áo phạm nhân. Đó là lý do họ nói với gia đình tôi- thân nhân của Đặng Xuân Diệu".

Thân nhân và các tù nhân chính trị khác từng bị giam chung cùng anh Đặng Xuân Diệu cho biết trong thời gian qua anh này từng một số lần tuyệt thực. Biện pháp này được thực hiện không phải vì chính bản thân anh Đặng Xuân Diệu mà là đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù cho những người khác.

Pháp can thiệp

Cựu tù nhân chính trị Trương Minh Tam, từng có lúc bị giam cùng khu với anh Đặng Xuân Diệu ở Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa, nói về điều này :

"Tại đó anh Diệu rất nhiều lần phải vào buồng kỷ luật, lý do vào đó không phải vì anh đòi hỏi quyền lợi cho cuộc sống của cá nhân mình mà anh cảm thấy bất công trong khu biệt giam và đấu tranh. Cho đến ngày hôm nay, những thay đổi ở khu biệt giam ở trại giam số 5 cũng như những trại giam khác tôi tin đó là sự cống hiến sự đóng góp xương máu của anh ấy cho những vấn đề về quyền con người ở trong trại tù".

Nhà hoạt động Paulus Lê Sơn, một trong những người bị bắt cùng vụ với ông Diệu cho chúng tôi biết một số nhận định khi nghe tin cơ quan chức năng Việt Nam ngưng giam giữ và đưa anh Đặng Xuân Diệu sang Pháp :

"Đây là lần đầu tiên mà nước Pháp can thiệp để đón nhận tù nhân lương tâm, đó là điểm mới. Và từ điểm này chúng ta thấy rằng công cuộc đấu tranh dân chủ cho Việt Nam càng ngày được quốc tế quan tâm nhiều hơn".

Cựu tù chính trị Trương Minh Tam nêu ra nghi ngờ về khả năng chính quyền Hà Nội dùng tù nhân lương tâm như một thứ để đổi chác với các chính quyền phương Tây :

"Tôi cũng có cảm giác rõ nét đó là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn tìm những hình thức thương lượng mà tôi nghĩ có thể hết sức tinh vi và họ luôn luôn biết lợi dụng những thời cơ để đạt được một mục đích gì đó của mình trong những việc trao đổi tù nhân chính trị ở Việt Nam cũng như tù nhân lương tâm với những đổi trác với nước ngoài, điều đó hoàn toàn có lý chứ không phải không".

Vừa qua đã có một số trường hợp tương tự tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu như như vụ blogger Điếu Cày- Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần… Thân nhân một số tù nhân chính trị khác như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài… cho biết người nhà họ cũng tiết lộ có gợi ý từ cơ quan chức năng bảo người nhà họ nếu đồng ý đi nước ngoài thì sẽ được cho đi ; thế nhưng bản thân người trong cuộc từ chối nên tiếp tục chịu giam cầm và khó khăn trong tiếp xúc với người thân theo qui định của Trại giam. Liên quan đến vụ án 14 Thanh niên Công giáo- Tin Lành trong đó có Đặng Xuân Diệu, hiện nay còn 2 người vẫn chưa được tự do là anh Hồ Đức Hòa bị kết án 13 năm và chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn 8 năm tù giam.

Chân Như, phóng viên RFA

**********************

Tù nhân Đặng Xuân Diệu được trả tự do và đưa sang Pháp (RFA, 13/01/2017)

tu2

Anh Đặng Xuân Diệu đang nói chuyện qua điện thoại với gia đình (anh mang đôi giày bata mới thay cho đôi dép từ trong tù). Photo by Tuong An/RFA

Các tổ chức quốc tế, đặc biệt phái đoàn ngoại giao của các quốc gia trong khối Liên Âu, có áp lực hiệu quả đối với chính quyền Việt Nam giúp cho tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu được trả tự do ; nhưng bị đưa sang Pháp trong ngày hôm nay 13 tháng 1.

Đảng Việt Tân, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, ra thông cáo cho biết như vừa nêu.

Theo đó Ủy ban Liên Hiệp Quốc Điều tra Bắt giữ Tùy Tiện lên tiếng về trường hợp tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu vào năm 2013. Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại học Standford, Hoa Kỳ đệ nạp đơn về trường hợp được chứng minh bắt giữ tùy tiện anh Đặng Xuân Diệu vào tháng 7 năm 2012.

Tù nhân chính trị Đặng Xuân Diệu, sinh năm 1979, là một trong nhóm hơn chục thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt vào năm 2011.

Tất cả bị đưa ra tòa xét xử vào tháng giêng năm 2013 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Anh Đặng Xuân Diệu và anh Hồ Đức Hòa bị tuyên án nặng nhất với 13 năm tù giam.

***********************

Đặng Xuân Diệu lần đầu tiên trả lời phỏng vấn khi đặt chân đến Pháp (RFA, 13/01/2017)

tu3

Anh Đặng Xuân Diệu với ly rượu champagne đầu tiên tại Paris, Pháp quốc. Photo by Tường An/RFA

Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đáp chuyến bay Việt Nam 011 xuống phi trường Charles de Gaulle của thủ đô Paris lúc 7g10 sáng thứ Sáu 13/1/2017, sau khi được "tạm đình chỉ thi hành án" trong nhà tù Việt Nam để đến định cư tại Pháp.

Ngay sau khi được đón tiếp và đưa về đến nơi ở mới, Đặng Xuận Diệu đã dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặc biệt. Đây là lần đầu tiên anh trả lời phỏng vấn báo chí kể từ khi được ra khỏi nhà tù Việt Nam.

Cảm giác khó tả !

Tường An : Cám ơn anh Đặng Xuân Diệu đã nhận trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do RFA. Câu hỏi đầu tiên xin được hỏi cảm giác của anh như thế nào khi đặt chân xuống phi trường Charles de Gaulle ?

Đặng Xuân Diệu : Cảm giác khi tôi xuống phi trường Charles de Gaulle trong tâm trạng được gặp những người cùng chí hướng, rồi những người đã vất vả trong thời gian dài để tôi được tự do và có mặt tại sân bay Charles de Gaulle. Cảm giác rất là khó tả !

Theo quy luật chung thì ai cũng vui mừng cả nhưng mà với bản thân thì cũng có một số điều trăn trở. Đó là hành trình mình đã lựa chọn, những công việc mà mình đang muốn, hay mục đích mà mình đang đặt ra thì chưa đến đâu cả. Mặc dù mình đã được ra khỏi nhà tù nhưng cũng còn biết bao nhiêu anh em vẫn còn chịu cảnh tù đày.

Tường An : Anh có thể cho biết chính quyền Việt Nam đã quyết định trả tự do cho anh lúc nào ? Và họ có nói lý do trả tự do cho anh hay không ?

Đặng Xuân Diệu : Ở đây gọi là "tạm đình chỉ thi hành án". Tôi được biết kế hoạch khoảng 5 giờ (thứ Năm 12/1/2017). Đến khoảng 11 giờ kém thì người ta bảo lịch lên sân bay, 5 giờ rưỡi người ta vào làm thủ tục, kiểm tra đồ đạc, tất cả để rồi tôi di chuyển từ trại giam sang sân bay Tân Sơn Nhất.

Lý do thì họ nói tôi được đi sang Pháp để định cư. Và họ cũng nói trong quyết định đình chỉ thi hành án này lên sân bay họ sẽ giao và nếu tôi không đi thì các cơ quan chức năng sẽ bắt trở lại.

Hành trình từ nhà tù Việt Nam đến Paris

Tường An : Anh có thể kể lại những diễn biến sự việc từ lúc được báo tin trả tự do cho tới lúc anh bước chân lên máy bay sang Paris ?

Đặng Xuân Diệu : Quý vị và các bạn có biết là thủ tục để ra khỏi nhà tù người ta sẽ kiểm tra tư trang của mình và những đồ vật cấm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình lên sân bay thì Đại sứ quán Pháp đã có lịch hẹn sẽ gặp tôi trước khi lên sân bay khoảng 30 phút. Họ cũng đề nghị gặp riêng tôi chứ không có người của cơ quan chức năng chứng kiến. Thế nhưng bên phía Việt Nam thì không cho !

Và sau đó thì họ chuyển giao cho tôi một số tài liệu, giấy tờ liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh. Khi tôi lên máy bay lúc 11 giờ kém 10 , người ta giao cho tôi quyết định đình chỉ thi hành án, và tôi lên máy bay.

Quý vị cũng biết là trong quá trình thi hành án, tôi không sử dụng áo phạm nhân do cơ quan cấp phát, tôi chỉ sử dụng đồ cá nhân của tôi có đóng dấu "phạm nhân" ở sau lưng hoặc trước ngực. Thế nhưng khi tôi lên sân bay thì ở bên phía an ninh họ nói là họ sẽ gửi hành lý cho tôi và họ nói là họ sẽ đưa cho tôi và máy bay cùng phiếu gửi hành lý lại cho tôi.

Thế nhưng sau khi tôi sang sân bay Charles de Gaulle, kiểm tra lại hành lý mới biết áo của tôi đã bị an ninh đánh cắp !

Hầu như tất cả áo chemise, quần, áo dài có đóng dấu "phạm nhân" đều bị đánh cắp, chỉ trừ đồ lót.

Can thiệp của Đại sứ quán Pháp

Tường An : Trong thời gian anh ở tù thì có những phái đoàn ngoại giao nào đến thăm anh ạ ?

Đặng Xuân Diệu : Có hai lần : một lần là của phái doàn ngoại giao tham tán Liên Hiệp Châu Âu EU ở Việt Nam, lần thứ nhất vào ngày 24/2/2016. Lúc đó Đại sứ Pháp có nhã ý mời tôi sang Châu Â. Lúc đó tôi đang trong tình trạng sức khỏe không bảo đảm, danh dự và tính mạng của tôi đang bị chà đạp nên tôi nói rằng tôi phải gặp gia đình rồi mới quyết định được.

Và lần thứ hai sau đó 6 tháng, tức là ngày 14/9, cũng phái đoàn EU. Lúc đó do sự tác động của nhiều phía, trong đó có cả gia đình, cơ quan chức năng của trại giam, trong đó có cả tham tán EU đã động viên nên rời khỏi nhà tù để chấp nhận sang định cư ở Pháp.

Đó là nguyện vọng lớn nhất của gia đình, đặc biệt là mẹ già của tôi mong muốn. Đó là lần mà tôi đã đồng ý sang định cư tại Pháp.

Tiếp tục tranh đấu cho quê hương

Tường An : Hiện giờ sức khỏe của anh như thế nào ?

Đặng Xuân Diệu : Tôi sang đây được mọi người tiếp đón, cho nên về mặt tinh thần thì tôi rất là thoải mái và cuộc sống thấy rất là ấm cúng. Còn về thể xác thì sau một thời gian dài chấp hành án và nhiều ngày tuyệt thực vì bất công cho nên tôi nghĩ thể xác của tôi có một số trục trặc và tôi cũng dự định sẽ đi kiểm tra sức khỏe để có những con số cụ thể.

Tường An : Thưa anh, dù anh mới đặt chân xuống Pháp chưa được 24 giờ, câu hỏi này có thể là hơi quá sớm nhưng cũng xin được hỏi anh có dự định gì cho tương lai hay không ?

Đặng Xuân Diệu : Đúng là câu hỏi hơi sớm. Tôi đến đây, điều kiện hay phương tiện để tôi làm được cái gì thì lúc này tôi chưa xác định được. Nhưng mục đích thì không sớm vì tôi vẫn mong muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình để thay đổi được xã hội cũng như nền chính trị của Việt Nam ngày càng được tự do và dân chủ thực sự.

Mục đích của tôi như thế, có phương tiện hỗ trợ trong chừng mực nào thì tôi sẽ hy sinh, cố gắng để làm trong chừng mực đó.

Tường An : Xin cám ơn anh Đặng Xuân Diệu đã dành cuộc phỏng vấn đầu tiên cho đài Á Châu Tự do, và cũng xin chúc anh những ngày may mắn, bình an trên nước Pháp !

Đặng Xuân Diệu : Nhân đây tôi cũng muốn gửi lời cám ơn tất cả thính giả của Đài Á Châu Tự Do RFA cũng như những người trong thời gian qua đã ủng hộ tôi về tinh thần, vật chất !

Cám ơn những người đã chào đón tôi ở tại nước Pháp !

Và tôi muốn cám ơn một cách đặc biệt đến những cá nhân, tổ chức, cơ quan đã vận động cho tôi có được tự do ngày hôm nay tại đất nước Pháp !

Tường An, thông tín viên RFA tại Paris

*************************

Ông Đặng Xuân Diệu ‘hạnh phúc khi tới Pháp’ (VOA, 13/01/2017)

tu4

Anh Đặng Xuân Diu trước khi b bt.

Tù nhân lương tâm Đng Xuân Diu đt chân đến nước Pháp sáng ngày 13/1 sau khi được chính quyn Vit Nam th t do trước đó 1 ngày.

Đại din t chc Voice Europe đón ông Diu ti sân bay và cho VOA Vit Ng biết ông "sc khe còn rất yếu nhưng vui mng khi có được t do trên đt Pháp".

Nhà chức trách tr t do cho ông Diu trùng vi thi đim ông John Kerry, Ngoi Trưởng Hoa Kỳ, ti Hà Ni trong chuyến công du cui cùng đến Vit Nam vi tư cách ngoi trưởng.

Bà Ca Dao, một trong những người đón ông Diu ti sân bay cho biết ông Diu "trong tù b rt nhiu bnh, như thp khp, bao t và đu óc rt hay quên," nhưng có tinh thn tt khi ti Pháp.

"Nhìn gương mt anh thy rt là khe. Nhưng bên trong anh y nói có bnh rt nhiu nhưng cảm thy vui và hnh phúc khi đến nước Pháp".

Ông Diệu, 38 tui, là mt trong 3 người b kết án cao nht trong s nhng thanh niên Công Giáo b bt năm 2011. Chính quyn Hà Ni kết án tù nhng người này do "hot đng nhm lt đ chính quyn". Ông nhn mc án 13 năm tù giam và 5 năm qun chế nhưng đã được th t do sm. Trong thi gian tù, ông nhiu ln tuyt thc đ đu tranh đòi quyn con người và đòi các quyn li căn bn trong tri giam. Theo thông tin t gia đình, sc khe ông Diu suy yếu trm trọng trong những năm gn đây.

Được hi v d đnh ca ông Diu trong cuc đu tranh cho nhân quyn trong nước sau khi được tr t do, bà Ca Dao cho biết "hin ông chưa có phát biu gì v điu này".

Bà Ca Dao nói ông Diệu cũng chưa chia s gì v kinh nghim trong thời gian tù.

Bà Lương Thế Hương, người cùng ra đón ông Diu sân bay, và cũng là người tiếp tay lo v th tc giy t cho quy chế t nn ca ông, nói rng s giúp người tù nhân lương tâm va được th t do này "hòa nhp càng sm càng tt vi xã hội bên này".'

**********************

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh (RFA, 13/01/2017)

tu5

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên. Courtesy of fvpoc.org

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh vào chiều tối ngày 13/1/2017 khi đưa người thân ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do khi còn bị giữ tại Cửa khẩu Mộc bài, bà Phạm Thanh Nghiên cho biết :

Tôi đang ở cửa khẩu Mộc Bài, tôi đưa ba tôi sang Bangkok để chữa bệnh, đồng thời đi thăm em trai và em gái đằng chồng nhà tôi. Nhưng mà tự nhiên họ nói với tôi là tôi thuộc diện cấm xuất cảnh. Tôi hỏi lý do thì họ không nói được. Bây giờ tôi đang ngồi chờ, họ thì đang làm việc với nhau, không biết thế nào. Tôi đã hết quản chế từ hơn 1 năm trước, từ ngày 19/8/2015, hôm nay là ngày đầu tiên tôi xuất cảnh thì họ nói với tôi là tôi không được xuất cảnh.

Bà Phạm Thanh Nghiên, 40 tuổi là cựu tù nhân lương tâm. Bà bị bắt vào tháng 9 năm 2008 ; đến tháng giêng năm 2010 bị đưa ra xét xử với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước và bị tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Bà từng lên tiếng về việc Trung Quốc giết hại ngư dân Việt trong vùng biển Vịnh Bắc bộ và Biển Đông. Để phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam, bà là người đầu tiên thực hiện tọa kháng chống Tàu ngay ở nhà mình. Sau khi mãn hạn tù, bà vẫn tiếp tục nhiều hoạt động như tham gia chiến dịch Nhân quyền 2015, các nhóm Công dân tự do, Cà phê nhân quyền… Trong thời gian quản chế bà bị cơ quan chức năng triệu tập khoảng 40 lần và gây nhiều khó khăn cho gia đình, người thân của bà.

Bà được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao giải Hellman-Hammett năm 2009.

*********************

Một lính hải quân bị chết oan (RFA tiếng Việt, 13/01/2017)

tu6

Nghi án lính hải quân bị đồng đội và cấp trên đánh chết

Gia đình một lính hải quân bị chết bất thường vào tháng 10 năm ngoái vừa làm đơn kêu cứu gửi đến các lãnh đạo cao cấp nhất Việt Nam yêu cầu điều tra vì đơn vị có những lý giải bất nhất, không thuyết phục về cái chết của người thân. Đơn được đưa lên mạng xã hội vào ngày 12 tháng 1.

Nạn nhân là Lê Công Đức, 22 tuổi sống tại xã Thụy Bình, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tử vong trong khi đang công tác tại C1D476 Lữ đoàn 147 vùng 1 Hải quân vào sáng ngày 24/10/2016. Cơ thể Lê Công Đức xuất hiện rất nhiều vết sưng bầm, nhiều bộ phận bị mổ khâu lại và được đơn vị báo cáo là tử vong trong khi làm nhiệm vụ.

Ngày 27/12/2016, gia đình Đức lại nhận được kết luận chính thức khác là Đức đã tự sát dù từ đầu lãnh đạo đơn vị nói với gia đình nạn nhân chết khi đang làm nhiệm vụ. Gia đình đã gửi đơn kêu cứu lên cơ quan chức năng vì kết luận này không đủ cơ sở và không có tính thuyết phục.

Một thân nhân cho Đài Á Châu Tự do biết :

Từ ngày nộp đơn tới nay là gần 2 tháng nhưng cơ quan chức năng không có phản hồi gì về đơn kêu cứu của gia đình. Ngoài ra, gia đình cũng cho biết Thượng tá Phạm Hữu Biều lừa bà Thủy - là mẹ của Đức ký vào văn bản có nội dung đơn vị hỗ trợ gia đình 100 triệu, sau đó lại lừa ông Lê Công Khương - cha của nạn nhân ký vào văn bản khác với đại ý đơn vị và các quân nhân đóng góp để viếng Lê Công Đức. Khi được hỏi để xem lại các giấy tờ, Thượng tá Biều nói một bản bị đổ nước chè vào đã vứt đi, giờ chỉ còn 1 bản. Gia đình ông Khương cho đó là không đúng vì nội dung chi 2 khoản riêng biệt khác nhau và 2 người ký riêng 2 bản chứng từ có nội dung chi khác nhau.

Hiện gia đình ông Khương vẫn đang chờ giải thích chính thức từ phía cơ quan chức năng về kết luận Đức tự sát.

Quay lại trang chủ
Read 688 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)