Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

27/06/2017

Thiếu 800 triệu tấn xăng, đền 618 tỉ, khai thác đá Vinh Hạ Long

RFA tiếng Việt

Việt Nam thiếu khoảng 800 triệu tấn xăng mỗi năm (RFA, 27/06/2017)

Việt Nam sẽ phải tiếp tục nhập khẩu xăng dầu vì hiện hằng năm mức thiếu hụt là chừng 800 triệu tấn xăng và 1 triệu tấn dầu DO.

VIETNAM-ECONOMY-PETROL

Một trạm đổ xăng ở Hà Nội trước giờ xăng tăng giá. Ảnh chụp ngày 28/08/2012. AFP photo

Báo cáo của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đưa ra vào 26 tháng 6 cho biết như vừa nêu. Theo đó dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam trong năm năm tới là khoảng 6,5 triệu tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu D.O. Tuy nhiên công suất thiết kế của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn như hiện nay thì chưa thể đáp ứng như cầu cho thị trường trong nước.

Nguồn xăng dầu thiếu hụt dự tính sẽ được cơ quan hữu quan Việt Nam nhập từ 5 quốc gia gồm Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa sẽ đi vào vận hành thương mại trong năm tới, với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm ; cung cấp gần 9 triệu tấn sản phẩm các loại.

Các nhà máy khác như PVOIL Phú Mỹ, Sài Gòn Petro, Nam Viet Oil, Đông Phương cũng có tổng công suất thiết kế gần 700 ngàn tấn xăng mỗi năm.

**********************

Quảng Trị đã chi 618 tỉ đồng cho nạn nhân Formosa (RFA, 27/06/2017)

Chính quyền tỉnh Quảng Trị đã chi trả 618 tỷ đồng tiền bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân của thảm họa môi trường biển, do Fomosa gây nên và dự kiến sẽ đền bù thêm số tiền gần 62 tỷ đồng đến cuối tháng 6 này.

xang2

Cá chết trên bãi biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình ngày 20 tháng 4 năm 2016. AFP photo

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cấp cho các địa phương tổng số tiền gần 680 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho người dân địa phương. Tuy nhiên, giới chức địa phương cho biết chưa chi trả hết số tiền vừa nêu vì một số nơi có số liệu kê khai không đúng với thực tế.

Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Chính yêu cầu các địa phương gấp rút chi trả xong tiền bồi thường thiệt hại đến ngày 30 tháng 6 ; đồng thời nghiêm túc thực hiện không mở rộng đối tượng, theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cũng cho biết sẽ chi trả theo chính sách bổ sung, bao gồm tiền học phí, bảo hiểm, dạy nghề… sau đợt chi trả vừa nêu với lý do chưa kịp thống kê.

Xin được nhắc lại, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đôn đốc chính quyền địa phương của 4 tỉnh, ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi thảm họa Fomosa, phải thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ là hoàn tất việc chi trả bồi thường trước ngày 30 tháng 6.

****************

Công ty quân đội khai thác đá tại vịnh Hạ Long (RFA, 27/06/2017)

Một công ty của quân đội Việt Nam bị dân chúng địa phương tố cáo hủy hoại cảnh quan và môi trường vịnh Hạ Long qua hoạt động khai thác đá.

xang0

Hoạt động khai thác đá tại một số núi ở vùng đệm vịnh Hạ Long, xâm phạm đến di sản thiên nhiên này.

Báo chí trong nước loan tin trong những ngày qua, Lữ đoàn 170, Bộ Tư Lệnh Vùng I Hải quân, liên tục triển khai các hoạt động khai thác đá tại một số núi ở vùng đệm vịnh Hạ Long, xâm phạm đến di sản thiên nhiên này.

Trước đó, người dân địa phương đã phàn nàn về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực phường Hà Tu, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, phá hỏng nhiều núi đá của vịnh Hạ Long, gây ô nhiễm môi trường. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh sau đó đã yêu cầu Sở Tài Nguyên Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng để xác minh thông tin liên quan.

Thông tin mới nhất vào ngày 27 tháng 6 được các báo trong nước loan đi cho biết sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, Lữ đoàn 170 đã cho chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác đá tại khu vực Vịnh Hạ Long. Báo Dân Trí trích lời Đại tá Đỗ Văn Hùng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 170 cho biết việc khai thác đá là vì mục đích quốc phòng.

Chính phủ luôn ủng hộ quân đội

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đảng, nhà nước và nhân dân luôn ủng hộ quân đội, tạo điều kiện tốt nhất cho quân đội trong quá trình tổ chức lực lượng, trang bị và thực hiện nhiệm vụ.

Phát biểu này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị Quân chính toàn quân được tổ chức tại Hà Nội vào sáng ngày 27 tháng 6.

Liên quan đến nhiệm vụ thời gian tới của quân đội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra các nội dung cụ thể bao gồm : thực hiện hiệu quả chiến lược bảo vệ tổ quốc, làm tốt công tác xây dựng thể chế, đảm báo tiến độ chất lượng việc thực hiện các dự án luật quan trọng do bộ chủ trì, tiếp tục thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về ‘xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020’.

Đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020 của quân đội là đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, tức là có thể vừa phục vụ mục đích vũ khí quốc phòng, vừa dùng cho đời sống.

*******************

Quân đội khai thác đá trong vịnh Hạ Long (fb.nhantuan.truong, 28/06/2017)

Vụ phá hoại quần thể Hạ Long tôi đã viết cảnh báo từ đầu năm 2014. Bây giờ mới biết "kẻ đứng sau" vụ tàn phá đất nước này là "quân đội".

quan1

Công ty quân đội khai thác đá trong vịnh Hạ Long

Như đã viết hồi tháng giêng năm 2014, các tấm hình tôi chụp Hạ Long có gởi lên UNESCO, hy vọng tổ chức quốc tế này can thiệp để ngăn cản bàn tay phá hoại (của quân đội). Tiếc là mấy tấm hình tôi chụp "ngoài rìa", không chứng minh được cái gì.

Bây giờ báo chí rộ lên vụ phá núi ở Hạ Long. Xem ra mức độ phá hoại của quân đội đã vượt xa bọn lâm tặc, cát tặc, dầu tặc...

Rừng phá, ta còn có hy vọng vài trăm năm sau cây cối sẽ mọc lại, rừng lại hoàn nguyên. Cát hút, đất ven bờ sông sụp lở. Nhiều lắm thì ta mất vài trăm cây số vuông đất, vài trăm, vài ngàn gia đình tiêu tán sự nghiệp. Còn bọn giặc "bán dầu" ở các mỏ ngoài khơi Vũng Tàu (mai mốt là ngoài khơi Phú Khánh), phần lớn đã và đang ngồi trong Bộ chính trị, bọn chúng ăn vào thế hệ tương lai, làm giàu bằng của cải quốc gia. Nhưng tính lại thì sự phá hoại của bọn này vẫn không nhằm vào đâu so với bọn phá hoại Hạ Long.

Cũng như Tân Sơn Nhứt, nơi nào có bàn tay "quân đội" nhúng vào, nơi đó "nát bét" ra hết cả.

Phá nước hay giữ nước ? câu hỏi cho "quân đội Việt Nam anh hùng".

Trương Nhân Tuấn

Quay lại trang chủ
Read 632 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)