Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

17/11/2023

Chống lẩn tránh thuế, ngừng kinh doanh gỗ, video Angkor Wat

RFA tiếng Việt

Kết luận cuối cùng của Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế đối với ống thép Việt Nam

RFA, 17/11/2023

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng về việc điều tra chống lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ.

chong1

Ống thép - Báo Công Thương

Thông tấn xã Việt Nam loan tin ngày 16/11 dẫn thông báo từ Bộ Công thương Chính phủ Hà Nội về quyết định vừa nêu từ phía Hoa Kỳ.

Quá trình điều tra được nêu rõ vào ngày 4/8/2022, DOC đăng công báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép nhập từ Việt Nam ; chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30. Số này bị cáo buộc làm từ thép cán nóng nhập của Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ về rồi gia công, chế biến đơn giản thành ống thép để xuất sang Mỹ. Mục đích được nói là lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tương ứng mà Hoa Kỳ áp dụng đối với các nước/lãnh thổ vừa nêu.

Hôm 9/8 vừa qua, DOC đăng công báo kết luận cuối cùng về việc điều tra sản phẩm ống thép hàn carbon và ống thép hàn không hợp kim dạng tròn của Việt Nam và cho rằng các sản phẩm nhập từ Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với mặt hàng tương tự của Đài Loan bởi không dùng thép cán nóng từ Đài Loan.

Còn đối với các sản phẩm ống thép bị điều tra còn lại, vào ngày 9/11, DOC đăng công báo kết luận giữ nguyên nhận định sơ bộ ban hành hồi tháng 4/2023. Theo đó doanh nghiệp Việt Nam có lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Tuy vậy DOC tiếp tục cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam (trừ doanh nghiệp bị kết luận không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra) được tham gia cơ chế tự xác nhận không sử dụng thép cán nóng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc để được miền áp dụng biện pháp.

RFA, 17/11/2023

************************

Việt Nam tạm ngừng kinh doanh tạm nhập-tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ Campuchia, Lào

RFA, 17/11/2023

Kể từ ngày 1/1/2024, hoạt động kinh doanh tạm nhập-tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên Campuchia, Lào phải tạm ngưng.

chong2

Xe tải chở gỗ tại biên giới giữa Campuchia và Việt Nam - AFP

Thông tư số 21/2023/TT-BCT quy định như vừa nêu và truyền thông Nhà nước loan tin ngày 16/11.

Quy định mới được đưa ra sau bốn năm thực hiện một quy định trong lĩnh vực này từ tháng 11/2018 và có hiệu lực đến ngày 31/12/2023.

Mục đích của quy định mới được cho biết nhằm tiếp tục duy trì chính sách để hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ bất hợp pháp qua biên giới. Nhóm gỗ tròn, gỗ xẻ thuộc danh mục tạm nhập-tái xuất gồm HS 44.03 và 44.07.

Thông tư số 21 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2027.

Cách đây hơn chục năm, tổ chức Global Witness chuyên theo dõi về tình trạng tham nhũng tại những nơi phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, khoáng sản, dầu mỏ, kim cương…, ra báo cáo nêu rõ một số tập đoàn Việt Nam sang Campuchia và Lào phá rừng để trồng cao su.

Vào tháng 2 năm ngoái, Mạng Mongabay, chuyên đưa tin trong lĩnh vực bảo tồn và môi trường thế giới, loan đi phóng sự cho thấy bất chấp các quy định mới nhằm ‘làm trong sạch’ ngành gỗ Việt Nam, các nhà nhập khẩu trong nước vẫn tiếp tục nhập về khối lượng lớn gỗ cứng từ các điểm nóng về phá rừng trên thế giới.

RFA, 17/11/2023

***********************

TikToker Hứa Quốc Anh gặp rắc rối sau vụ đăng video ở đền Angkor Wat

RFA, 17/11/202

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh hôm 16/11 cho biết cơ quan này và Sở Thông tin Truyền thông đang xem xét vụ việc TikToker Hứa Quốc Anh đăng tải video trên mạng xã hội về đền Angkor Wat ở Campuchia vừa qua và bị phía Campuchia phản đối.

chong3

Đền Preah Vihear trên biên giới Thái Lan và Campuchia - AFP

Truyền thông Nhà nước hôm 16/11 trích lời ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh văn phòng Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho hay : "Sở Văn hóa và Thể thao đã nắm thông tin và phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông về chức năng quản lý nhà nước trên môi trường mạng internet. Sau khi có kết luận chính thức, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp và có ý kiến phù hợp đối với các vấn đề liên quan".

Trước đó, vào ngày 30/10, TikToker Hứa Hoành Anh, người có 700.000 người theo dõi trên mạng xã hội này, đăng tải một video tại đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap của Campuchia cho thấy một cô gái mặc trang phục truyền thống Thái Lan và cầm một cây gậy đi quanh khu đền. Video có cả hình ảnh cờ Thái Lan và nhà vua Thái Lan cùng âm thanh nội dung "xin chào Thái Lan".

Vào ngày 12/11, Cơ quan Bảo vệ Di sản Thế giới Angkor Wat của Campuchia đã yêu cầu mạng TikTok phải chặn video này và thúc giục những người theo dõi không tiếp tục chia sẻ video có "nội dung không phù hợp". Cơ quan này cho rằng đoạn video ảnh hưởng đến văn hóa và di sản của Campuchia

Video hiện không còn xuất hiện trên TikTok.

Hôm 14/11, TikToker đã đăng tải một video xin lỗi và hứa sẽ không tái diễn hành động này.

Khu đền Preah Vihear nằm trền biên giới giữa Thái Lan và Campuchia hiện là đối tượng bị tranh chấp giữa hai quốc gia. Việc đăng tải hình ảnh và video về ngôi đền có liên quan đến Thái Lan rất dễ làm cho người Campuchia phẫn nộ.

RFA, 17/11/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 179 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)