Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/12/2023

Công tác người Việt ở nước ngoài có thực sự "chuyển biến tích cực"

RFA tiếng Việt

Trong khi dư âm vụ đại án tham nhũng "chuyến bay giải cứu" vẫn còn âm vang trong công chúng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng "khoe" rằng công tác về người Việt Nam ở nước ngoài ở nước ngoài đã có những "có chuyển biến rất tích cực".

nuocngoai1

Vụ án rúng động ngành ngoại giao "chuyến bay giải cứu" khiến hàng loạt quan chức đầu ngành ngoại giao phải hầu toà và chịu án tù - Photo : RFA

Thứ trưởng Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng phát biểu như vậy với báo giới trong nước về kết quả hai năm triển khai thực hiện Kết luận số 12 của Bộ Chính trị ban hành hồi năm 2021 về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Cụ thể, theo bà Hằng, Kết luận 12 thể hiện rõ "tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài". Tất cả 94 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đều thực hiện tinh thần "chăm lo" và "trách nhiệm" ấy và đã đạt được nhiều kết quả mà bà Hằng nói là "tích cực", "thiết thực" và "ý nghĩa". 

Bà Thứ trưởng ngành ngoại giao cũng nêu lên một số kết quả nổi bậc đã đạt được trong hai năm thực hiện Kết luận này, bao gồm "chăm lo, hỗ trợ cộng đồng người Việt ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý ; Kịp thời triển khai công tác bảo hộ công dân, thực sự trở thành "điểm tựa" cho bà con trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn". 

Bỏ qua vụ án "Chuyến bay giải cứu"

Bình luận về công tác chăm lo cho người Việt ở nước ngoài của các cơ quan đại diện, ông Hoàng Hùng, một người Việt sinh sống ở Cộng hoà Czech, cho biết :

"Người Việt ở nước ngoài khi muốn liên lạc với các cơ quan đại din Việt Nam ở nước ngoài thì rất khó khăn. Nếu không tin các bạn có thể gọi điện liên lạc với các cơ quan đại diện người Việt Nam ở nước ngoài nhiều khi là không được. Thế nên, nhiều khi người Việt Nam cần sự giúđỡ và bảo hộ của cơ quan đại diện tại nước ngoài là không được".

Nhà văn Võ Thị Hảo, từ nước Đức, nhận định với RFA rằng bài phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng không đề đả động gì đến vụ án rúng động ngành ngoại giao "chuyến bay giải cứu" khiến hàng loạt quan chức đầu ngành ngoại giao phải hầu toà và chịu án tù :

"Khi mà đồng bào đang khốn khổ nhất, đang phải đấu tranh giữa cái sống và cái chết, người ta muốn về với người thân hoặc là có những người muốn tránh đại dch COVID ở Châu Âu hay ở Mỹ thì phải tìm đến những chuyến bay gọi là "giải cứu".

Họ đều là những nạn nhân bị hút máu qua các "chuyến bay giải cứu" trong hoàn cảnh khốn khổ nhất, thì mới có thể thấy rằng là cái mục đích và sự chịu trách nhiệm về "chăm sóc" cho quyền lợi thực sự của đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tệ đến mức nào.

Trong đó, ông Bộ trưởng Ngoại giao là người có trách nhiệm cao nhất vẫn an nhiên tại vị".

Trong phiên toà xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu" vào cuối tháng 7/2023, bốn quan chức đã nhận án chung thân, 45 quan chức khác và doanh nhân đã chịu án tù từ 16 tháng đến 20 năm. 

Gần 200.000 công dân Việt Nam từ 62 quốc gia khác nhau được cho là đã trở về thông qua khoảng 1.000 chuyến bay do Chính phủ Việt Nam tổ chức trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dch vào năm 2020-2021. 

Hội đoàn người Việt ở nước ngoài

Cũng theo lời bà Hằng, tại những địa bàn có đông người Việt sinh sống, công tác phát triển hội đoàn người Việt cũng được chú trọng.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết hiện nay, có khoảng 1.000 hội đoàn người Việt sinh sống, học tập và làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Những hội đoàn này, theo ông Hiệu, đã giúp tập hđồng bào hội nhập xã hội sở tại, gắn kết cộng đồng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Do đó, một trong các nhiệm vụ trong thời gian tới của các cơ quan đại diện, theo bà Lê Thị Thu Hằng, là phải chú trọng công tác chăm lo, đầu tư nguồn lực cho công tác hỗ trợ người Việt ở nước ngoài, "Củng cố và phát huy hơn nữa vai trò của các hội đoàn để những hội đoàn này thực sự là hạt nhân để quy tụ, hỗ trợ, phát triển cộng đồng ngày càng đoàn kết, vững mạnh và hướng về quê hương".

Ông Hoàng Hùng cho biết, ở Cộng Hoà Séc hiện nay có khoảng 70000 người Việt sinh sống. Các hội đoàn thân với Sứ quán Việt Nam có nhiều hoạt động và thu hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, theo ông Hùng, những hoạt động đó chỉ mang tính hào nhoáng bề ngoài chứ không giúp được những vấn đề thiết thực cho bà con :

"Các hội đoàn đó tại Cộng Hòa Séc có nhiều thành viên và các hoạt động của họ là trải rộng ra nhiều lĩnh vực và họ là một hội đoàn mạnh nhất ở Cộng hòa Séc. Thế nhưng mà bảo rằng là hỗ trợ cho người Việt ở Cộng hòa Séc hay không thì các hội đoàn này không có hỗ trợ được gì nhiều.

Ví dụ như vấn đề lạm thu hay là vụ "chuyến bay giải cứu" là các hội đoàn này trong suốt thời gian đó họ không hề lên tiếng bảo vệ cho người Việt.

Họ đã trực tiếp tiếp xúc với người dân và những tiếng than vãn là có đến tai của họ nhưng họ làm ngơ không quan tâm đến vấn đề đó thì những vấn đề khác, ví dụ như phát quà cho các cháu, tổ chức lễ hội trung thu… thì nói thật nó chỉ mang tính chất hào nhoáng chứ không thiết thực".

Vận động người còn định kiến

Một nhiệm vụ đáng chú ý khác mà bà Hằng có nhắc đến là "nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt ở nước ngoài ; Kiên trì vận động những kiều bào mà bà Hằng cho là còn định kiến để bà con yên tâm hướng về Tổ quốc và hành động phù hợp với "lợi ích quốc gia - dân tộc".

Ông Hoàng Hùng bày tỏ rằng ông hoàn toàn ủng hộ các chủ trương như vậy. Vì vậy, các cơ quan đại diện nên chấn chỉnh từ những việc nhỏ, ví dụ như xoá bỏ định kiến của người Việt mỗi khi đến sứ quán làm giấy tờ :

"Cái chủ trương này nếu làm được thì tốt quá ! Thế nhưng mà liệu có làm được hay không.

Bây giờ, ví dụ như vấn đề về định kiến của người Việt khi lên công tác lãnh sự làm việc với cơ quan lãnh sự là trong hơn 20 năm nay rồi.

Người Việt Nam khi lên lãnh sự lẽ ra đó phải là một ngôi nhà chung của người Việt, nhưng mỗi lần lên đó người Việt cảm giác như là một lần "đi đánh trận" và các vấn đề lạm thu hạch sách vẫn còn rất nhiều". 

Nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng bà Hằng đang làm thay nhiệm vụ của công an :

"Bà ấy tuyên bố như vậy là sơ hở. Bà ấy đang làm nhiệm vụ của công an chứ không phải là nhiệm vụ của ngành ngoại giao.

Nhiệm vụ của ngành ngoại giao là bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài, làm sao để cho những công dân Việt Nam ở nước ngoài có được một cuộc sống tốt hơn, hòa nhập tốt hơn chứ không phải để phá bỏ những định kiến.

Đừng có làm nhiệm vụ của ngành công an ở trong bộ Ngoại giao".

Nguồn : RFA, 20/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 358 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)