Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/07/2017

Chính quyền cộng sản Việt Nam chỉ giỏi hiếp đáp dân lành

RFA tiếng Việt

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên 9 năm tù (RFA, 25/07/2017)

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tuyên truyền chống Nhà nước, Trần Thị Nga, xuyên tạc, điều 88 bộ luật Hình sự

Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa ngày 25/07/2017. Ảnh : Báo Nhân dân

Một trong 3 luật sư tham gia bào chữa cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm trong ngày 25 tháng 7 là luật sư Hà Huy Sơn, sau khi kết thúc vụ xử cho Đài Á Châu Tự Do biết về diễn tiến trong ngày tại tòa :

“Phiên tòa hôm nay các quan điều tra cho rằng nhưng clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Chị Nga ở tòa không thừa nhận những chứng cứ đó và các luật sư chúng tôi cho rằng những chứng cứ thu thập không đúng theo trình tự pháp luật của Việt Nam, nên chúng tôi yêu cầu tòa trả tự do vô tội, nhưng cuối cùng tòa không chấp nhận và tuyên bản án như vậy (9 năm tù, 5 năm quản chế). Tại tòa tôi không nghe chị Nga nói kháng cáo nhưng tôi nghĩ với tinh thần tòa hôm nay chị sẽ kháng cáo bản án này. Tôi thấy trong phiên tòa không có ai là người của gia đình cả chỉ có công an và những người do tòa triệu tập tới”

Những cáo buộc được nêu tại phiên xử trong ngày 25 tháng 7 đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là đưa lên mạng những bài viết và băng hình video tố cáo nhà nước cộng sản vi phạm nhân quyền, kêu gọi đa nguyên- đa đảng, bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.

Phiên xử sơ thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga được thông báo công khai ; tuy nhiên tương tự những phiên xử giới bất đồng chính kiến lâu nay, không ai được vào dự tòa.

Một số nhà hoạt động là thân hữu của bà Trần Thị Nga đến Hà Nam với mục đích tham dự phiên tòa nhưng đều phải ở ngoài. Nhà hoạt động Lã Việt Dũng từ Hà Nội đến Hà Nam tham dự trình bày lại :

“ Khi mọi người đến đề nghị được tham dự phiên tòa công khai, đã có rất nhiều cảnh sát công an đứng dầy đặc trong sân của tòa án họ lấy cớ trong tòa đã kín người, bọn anh đề nghị bắc loa ra ngoài để nghe và tất nhiên là bị từ chối lúc đầu họ cũng để đứng đó một cách bình thường, nhưng sau đó họ lấy cớ gây rối bất trật tự bọn họ đuổi bọn anh ra khỏi vỉa hè đấy, lúc đấy mọi người cũng đồng ý và tiến về vỉa hè đối diện với tòa và ngồi ở đấy. Bước tiếp theo họ cho xe đến bật máy nổ khói bụi ầm ĩ mịt mù để bọn anh không thể ngồi đấy được, nhưng mọi người vẫn kiên trì. Buổi chiều khi mọi người định quay lại chỗ đó thì họ đã giăng giây kín mít không cho ngồi đó nữa”

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga, 40 tuổi, hiện có hai con nhỏ, bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm nay, ngay trước tết âm lịch Đinh Dậu.

Bà là người được biết đến với tinh thần cương quyết, trực diện đấu tranh với lực lượng công an, an ninh, chính quyền trong các lần đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của công dân, chống bất công, cường quyền…

Bản thân là một công nhân xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đài Loan, bị ngược đại, thương tích nên bà thấu hiểu hoàn cảnh của những người lao động xa xứ. Sau khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động.

Tiếp đó bà tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hỗ trợ cho các nhà hoạt động khác, cũng như giúp đỡ những thành phần dân chúng phải khiếu kiện vì đất đai bị cưỡng chế phi pháp, lên tiếng về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên tại khu vực biển miền Trung…

Bà Trần Thị Nga từng bị những thành phần mặc thường phục hành hung đến thương tích vào giữa năm 2014. Nhà của bà ở Phủ Lý, Hà Nam thường xuyên bị canh giữ, bị ném chất dơ…

Bà Trần Thị Nga là thành viên của một số tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gồm Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Bầu bí Tương Thân…

Phiên tòa sơ thẩm xử nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga diễn ra không bao lâu sau phiên xử một nhà hoạt động nữ khác ở Việt Nam là blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà này cũng là một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ bị tòa án tỉnh Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 6 tuyên án 10 năm tù giam.

Vào ngày 24 tháng 7, Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Lượng 52 tuổi khi đang đi trên đường đến địa bàn thị xã Hoàng Mai nhân dịp cùng một thân hữu khác đến thăm người vợ của tù nhân Nguyễn Văn Oai.

Cáo buộc được đưa ra trong một thông cáo báo chí nói rằng là ông Lê Đình Lượng có hành vi hoạt động lật đổ nhà nước theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hình thức bắt giữ ông Lê Đình Lượng bị nhiều người hiểu luật cho là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam.

Việt Nam mở cửa cải cách kinh tế cách đây 3 thập niên và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại Châu Á ; tuy nhiên chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo hầu như bất dung mọi tiếng nói bất đồng. RFA tiếng Việt

https://youtu.be/zOPR-YQ_JCM

*******************

Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 24 tháng 7. Cáo buộc được đưa ra là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

Résultat de recherche d'images pour "Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)"

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng -  Courtesy Facebook lo.ngoc.135

Theo thân nhân ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì cơ quan chức năng tiến hành bắt cóc và sau đó đưa ra cáo buộc như vừa nêu.

Con dâu ông Lê Đình Lượng vào tối ngày 24 tháng 7 nói với Đài Á Châu Tự Do là ông này bị bắt bởi những người mặc thường phục khi đang lưu thông tại khu vực Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Còn báo Nghệ An thì đưa tin Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Nghệ An căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được thì những hoạt động của ông Lê Đình Lượng vi phạm qui định tại Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bản thân ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Biên giới Phía Bắc. Trong thời gian gần đây, ông lên tiếng đấu tranh đòi hỏi môi trường biển sạch và bồi thường thỏa đáng cho người dân tại khu vực miền Trung, sau khi Formosa xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nhiều người trong khu vực.

Ông Lê Đình Lượng cũng tích cực trong việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử.

Đây là trường hợp bắt giữ mới nhất đối với những người hoạt động lên tiếng cho môi trường biển sạch, bồi thường thỏa đáng cho người dân chịu tác động bởi thảm họa mà nhà máy thép Formosa gây nên.

Hai trường hợp bị bắt và giam giữ đến nay là thanh niên Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động Hoàng Bình.

Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 25/7 chính thức thông báo kết luận toàn bộ đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất quốc phòng.

Đây là kết quả thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Một người dân Đồng Tâm không muốn nêu tên cho biết người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này :

Dân Đồng Tâm không đồng ý với kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội. Dân Đồng Tâm sẽ gặp trực tiếp Thanh tra Thành phố Hà Nội để đối thoại. Hiện tại đang yêu cầu họ đối thoại.

Kết luận thanh tra nói là dựa vào nguồn gốc đất theo Quyết định ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố.

Cũng theo bản kết luận, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng nhưng đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài. Cụ thể là việc tiếp tục để người dân sản xuất nông nghiệp khi hợp đồng canh tác đất hết hạn vào năm 2012.

Ngoài ra, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân sinh sống trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép.

Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng rà soát, và quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn.

Ngoài ra, Thanh tra Thành phố cũng đề nghị có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn.

Sau khi kết luận thanh tra được công bố, cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, là một trong 4 người dân Đồng Tâm bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 với cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại Đồng Tâm cho biết cụ và người dân Đồng Tâm không đồng tình với kết luận này.

Báo Dân Việt trích lời cụ Kình nói rằng cụ và nhiều người dân khác ở Đồng Tâm vẫn bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giói rõ ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân.

Cụ Kình cũng nói thêm là sau khi Hà Nội công bố dự thảo Kết luận thanh tra vào ngày 7/7 thì đến ngày 20.7 thành viên Tổ đồng thuận đã đến trực tiếp Thanh tra thành phố trao văn bản phản bác, đồng thời mong muốn xin một bản Dự thảo kết luận thanh tra nhưng Thanh tra Hà Nội cho biết “vì nguyên tắc nên không thể đáp ứng yêu cầu".

Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà thực tế là do tranh chấp đất đai.

Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.

Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.

Ngày 7 tháng 7, dự thảo kết luận thanh tra được đưa ra, sang đến ngày 20 tháng 7, người dân Đồng Tâm có văn bản yêu cầu thanh tra lại.

https://youtu.be/TPkOafBU2eg

Quay lại trang chủ
Read 761 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)