Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/03/2024

Lạ : Việt Nam không có hợp đồng mua vũ khí lớn nào trong năm 2023

Nhiều nguồn tin

Việt Nam gần như không nhập khẩu vũ khí trong năm 2023

Thu Hằng, RFI, 14/03/2024

Dù có ngân sách hơn 1 tỉ đô la hàng năm để mua vũ khí, thiết bị quốc phòng, Việt Nam lại không có bất kỳ hợp đồng lớn nào trong năm 2023, trừ một tầu hộ tống được Ấn Độ tặng. Trong báo cáo ngày 11/03/2024, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) nhấn mạnh đến sự sụt giảm chưa từng có kể từ năm 2007, trừ trường hợp ngoại lệ 2020 vì Covid. Giới chuyên gia lo ngại Việt Nam có thể bị tác động nếu xảy ra một cuộc xung đột trong vùng.

vukhi1

Ảnh tư liệu : Các sĩ quan quân đội Việt Nam tìm hiểu về xe tăng Nga T-90MS tại Triển lãm Quốc tế Kỹ thuật quân sự Army-2020, Alabino, ngoại ô Moskva, Nga, ngày 23/08/2020. AP - Pavel Golovkin

Theo dữ liệu của SIPRI, Nga - nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam trong nhiều thập niên - đã giảm đáng kể số lượng vũ khí xuất khẩu. Hai nguồn thạo tin xin ẩn danh, được Reuters trích dẫn ngày 14/03, cho biết Hà Nội cũng không thể thanh toán hợp đồng mua vũ khí với Nga, vì sẽ bị xem là vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.

Israel, nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Việt Nam, cũng không bán bất kỳ loại vũ khí nào cho Hà Nội từ hai năm qua, dù Nhà nước Do Thái tăng xuất khẩu vũ khí trong thời gian này. Việt Nam cũng đàm phán với nhiều nhà cung cấp khác, trong đó có Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, CH Séc, nhưng không đạt được thỏa thuận quan trọng.

Việt Nam từ chối giải thích lý do sự sụt giảm này. Còn theo nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI, có thể là do còn nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán, trong khi Việt Nam xem xét các đề xuất khác nhau.

Giới chuyên gia quốc phòng cho rằng Việt nam đang thiếu vũ khí hiện đại để tự vệ trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn. Căng thẳng đã không ngừng gia tăng giữa rung Quốc và Đài Loan, cũng như ở Biển Đông trong thời gian gần đây. Giáo sư danh dự Carl Thayer, Viện Hàn lâm Quốc Phòng Úc ở Canberra, cho rằng "Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự quy ước càng nghiêng về phía Trung Quốc nếu Việt Nam tiếp tục giậm chân tại chỗ".

Việt Nam đang rất cần các chiến hạm, chiến đấu cơ, drone hiện đại, vì hệ thống phòng không, chủ yếu nhập từ Nga và Israel, đã lạc hậu, trong đó có một số hệ thống được đưa vào sử dụng từ cách đây hơn 30 năm. Việt Nam cũng cố phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, nhưng hiện giờ vẫn chưa sản xuất được vũ khí cỡ lớn, chiến đấu cơ hay tầu chiến.

Sau thành công của Triển lãm Quốc Phòng Quốc tế đầu tiên năm 2022 tại Hà Nội, Việt Nam dự kiến tổ chức triển lãm lần thứ hai vào cuối năm 2024.

Thu Hằng

*************************

Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu vũ khí bất chấp căng thẳng khu vực

BBC, 14/03/2024

Việt Nam nhập khẩu ít vũ khí nhất trong gần 20 năm qua dù tình hình thế giới và khu vực tiếp tục căng thẳng. Tại sao ?

vukhi2

Tên lửa đất đối đất R17-E do Nga sản xuất được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022 được tổ chức tại Hà Nội.

Theo dữ liệu do Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm thứ Hai (11/3), lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam năm 2023 giảm xuống mức nhỏ giọt giữa lúc nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo điều này có thể khiến Việt Nam trở nên mong manh khi xung đột xảy ra ở khu vực.

Dữ liệu cho biết thêm rằng mặc dù ngân sách nhập khẩu vũ khí hằng năm của Việt Nam rơi vào khoảng 1 tỷ USD, quốc gia này không đặt bất kỳ đơn hàng mới đáng kể nào trong năm ngoái.

Với giao dịch quan trọng nhất là một tàu hộ tống hải quân do Ấn Độ trao tặng, lượng nhập khẩu vũ khí năm 2023 của Việt Nam nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2007 (không kể năm 2020, trong đại dịch Covid-19), theo báo cáo nói trên.

Trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng như những xung đột thường xuyên xảy ra trên Biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu của các quốc gia khác trong khu vực, các chuyên gia quốc phòng nhận định rằng Việt Nam đang thiếu hụt vũ khí hiện đại để tự vệ trong một cuộc xung đột quy mô lớn.

"Nếu Việt Nam tiếp tục trì hoãn, sự chênh lệch về sức mạnh quân sự truyền thống sẽ ngày càng nghiêng về phía Trung Quốc", Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về an ninh Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, đánh giá.

Chính phủ Việt Nam từ chối bình luận để lý giải cho sự chững lại rõ rệt này.

Vào tháng 1/2024, một quan chức quốc phòng cấp cao nói rằng Việt Nam đã đạt được một loạt thỏa thuận tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế diễn ra hồi tháng 12/2022 [tại Hà Nội].

Bộ Quốc phòng Việt Nam không cung cấp thêm thông tin.

Nhiều cuộc đàm phán phức tạp đang diễn ra, trong đó Việt Nam tiếp tục xem xét những đề nghị cạnh tranh khác, có thể là lý do dẫn tới sự thiếu vắng các thỏa thuận công khai, theo Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI.

Theo ông Thayer và các chuyên gia khác, Việt Nam chủ yếu cần tàu chiến, máy bay chiến đấu và drones.

Việt Nam đang sử dụng các hệ thống phòng không được nhập khẩu từ Nga và Israel.

Trong đó, một số hệ thống đã được đưa vào vận hành hơn 30 năm trước, theo báo cáo năm 2019 của Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất các loại vũ khí cỡ lớn như máy bay hoặc tàu chiến, dù đã có những nỗ lực cải thiện ngành công nghiệp quốc phòng.

Số liệu của SIPRI cho thấy Nga - nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam trong nhiều thập kỷ - có lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu sụt giảm đáng kể vào năm ngoái.

Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thanh toán đơn vũ khí cho Nga do lo ngại vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, theo hai người nhận được báo cáo nhanh về nội dung của các cuộc thảo luận liên quan.

Họ từ chối tiết lộ danh tính do sự nhạy cảm của vấn đề.

Theo dữ liệu công khai, Hà Nội đã tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế lần đầu vào năm 2022 và đã công bố mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung bên cạnh nguồn cung truyền thống từ Moscow và xác nhận sự chuyển hướng này bắt đầu sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Tuy nhiên, những cuộc đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng khác chưa mang lại kết quả rõ rệt.

Dữ liệu của SIPRI cho thấy Israel - nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Việt Nam - không bán bất kỳ vũ khí nào cho Việt Nam trong hai năm qua, dù xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Israel tăng trong cùng giai đoạn.

Tuy có sự tăng cường đàm phán giữa Việt Nam với các nhà cung cấp tiềm năng khác, không có thỏa thuận lớn nào được báo cáo (ngoại trừ tàu hộ tống của Ấn Độ), do những vấn đề về chi phí và khả năng tích hợp vào hệ thống vũ khí hiện hữu.

Một số nhà cung cấp mà Việt Nam lựa chọn đàm phán có Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Séc.

Triển lãm quốc phòng lần thứ hai được lên kế hoạch tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12.

Hiện tại, Việt Nam đang dựa vào chính sách ngoại giao để duy trì quan hệ tốt với các siêu cường.

Sự thiếu vắng của những đơn hàng [vũ khí] lớn tiếp tục khiến Việt Nam "vô cùng mong manh", theo ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales (Úc).

Nguồn : BBC, 14/03/2024

*************************

Việt Nam không đặt thêm đơn hàng lớn nào về vũ khí trong năm 2023

RFA, 14/03/2024

Dữ liệu công bố hôm thứ Hai cho thấy, việc nhập khẩu vũ khí của Việt Nam năm ngoái đã chậm lại ở mức nhỏ giọt khi nước này cố gắng đa dạng hóa nguồn cung từ Nga, trong khi các chuyên gia cảnh báo nước này có thể dễ bị tổn thương trong một cuộc xung đột khu vực.

vukhi3

Các trực thăng của Không quân Việt Nam bay trình diễn trong hội chợ vũ khí năm 2022 -AFP

Hãng tin Reuters dẫn dữ liệu công bố hôm 11/3 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy, mặc dù có ngân sách hàng năm ước tính hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu vũ khí, nhưng năm ngoái nước này không đặt thêm đơn đặt hàng mới nào có giá trị lớn.

Dữ liệu cho thấy, đợt giao hàng chính chỉ là một tàu hộ tống hải quân do Ấn Độ tặng, khiến lượng nhập khẩu vũ khí năm 2023 của Việt Nam là thấp nhất kể từ năm 2007 - không tính năm 2020 trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia quốc phòng nhận định rằng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng như các cuộc chạm trán thường xuyên ở Biển Đông giữa tàu Trung Quốc và tàu của các cường quốc khác trong khu vực, Việt Nam do Cộng sản cai trị thiếu vũ khí hiện đại để tự vệ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về an ninh Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết : "Sự chênh lệch về sức mạnh quân sự thông thường sẽ gia tăng theo hướng có lợi cho Trung Quốc nếu Việt Nam tiếp tục kéo dài thời gian".

Chính phủ Việt Nam từ chối bình luận về nguyên nhân dẫn đến sự chậm lại rõ ràng. Một quan chức quốc phòng hàng đầu cho biết vào tháng 1 rằng nước này đã đạt được một số thỏa thuận tại hội chợ quân sự vào tháng 12 năm 2022, nhưng Bộ Quốc phòng không nêu chi tiết.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI cho biết, việc thiếu thông tin về các thỏa thuận công khai có thể là kết quả của các cuộc đàm phán khó khăn đang diễn ra, trong đó Việt Nam đang xem xét các đề nghị cạnh tranh.

Thayer và các chuyên gia khác cho biết, quốc gia Đông Nam Á này chủ yếu cần tàu chiến, máy bay chiến đấu và thiết bị bay điều khiển từ xa (drone). Theo báo cáo năm 2019 của Bộ Quốc phòng, nước này đang vận hành các hệ thống phòng không được nhập khẩu từ Nga và Israel, một số hệ thống trong số đó đã được ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn 30 năm.

Nước này đang cố gắng cải thiện ngành công nghiệp quân sự của mình nhưng vẫn chưa thể sản xuất được vũ khí cỡ lớn như máy bay hay tàu thủy.

Dữ liệu của SIPRI cho thấy, Nga, nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam trong nhiều thập kỷ, đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu vào năm ngoái và Việt Nam đã phải vật lộn để thanh toán cho số vũ khí của Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, theo hai người thuật lại tóm tắt về các cuộc thảo luận từ chối nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Theo dữ liệu công khai, Hà Nội đã tổ chức hội chợ vũ khí quốc tế đầu tiên vào năm 2022, công khai tuyên bố rằng họ muốn đa dạng hóa nguồn cung từ Moscow, xác nhận một sự thay đổi bắt đầu sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Nhưng các cuộc đàm phán với những bên bán vũ khí tiềm năng khác vẫn chưa mang lại kết quả rõ ràng.

Theo dữ liệu của SIPRI, nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Việt Nam là Israel đã không bán cho Hà Nội bất kỳ loại vũ khí nào trong hai năm qua, mặc dù xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Israel đã tăng lên trong giai đoạn đó.

Các cuộc đàm phán của Việt Nam với các nhà cung cấp tiềm năng khác, bao gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Cộng hòa Séc đã tăng cao hơn nhưng không có thỏa thuận lớn nào, ngoại trừ tàu hộ tống Ấn Độ (tặng), giữa lúc có các vấn đề về chi phí và khả năng tích hợp với kho vũ khí hiện có mà phần lớn các chuyên gia cho biết có nguồn gốc từ Liên Xô.

Hội chợ vũ khí thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2024. Trong khi đó Việt Nam đang dựa vào ngoại giao để duy trì quan hệ tốt đẹp với các siêu cường.

Nhưng nếu không mua các đơn hàng lớn, Việt Nam vẫn "rất dễ bị tổn thương", Nguyễn Thế Phương, chuyên gia quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Australia cho biết.

Nguồn : RFA, 14/03/2024

****************************

Nhp khu vũ khí ca Vit Nam gim xung cc thp bt chp căng thng trong khu vc

Reuters, VOA, 14/03/2024

D liu công b hôm th Hai 11/3 cho thy, nhp khu vũ khí ca Vit Nam năm ngoái đã gim xung mc cc thp gia lúc nước này c đa dng hóa ngun cung ngoài nước Nga ra, trong khi đó, các chuyên gia cnh báo rng Vit Nam thế mong manh trong mt cuc xung đt tm c khu vc.

vukhi4

Trin lãm vũ khí Hà Ni, Vit Nam, hi năm 2022.

Theo d liu ca Vin Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm (SIPRI), được đưa ra hôm 11/3, mc dù ngân sách hàng năm đ nhp khu vũ khí ước tính là hơn 1 t đô la M, nhưng năm ngoái Vit Nam không có thêm đơn đt hàng mi nào vi giá tr ln.

D liu cho thy đáng k nht ch là mt tàu h tng hi quân do n Đ tng Vit Nam, và như vy, lượng vũ khí nhp khu năm 2023 ca Vit Nam rơi xung mc thp nht k t năm 2007 - không tính năm 2020 có đi dch Covid-19.

Các chuyên gia quc phòng cho rng trong bi cnh căng thng gia tăng gia Trung Quc và Đài Loan, cũng như có các cuc chm trán thường xuyên Bin Đông gia tàu Trung Quc và tàu ca các cường quc khác trong khu vc, Vit Nam do đng cng sn cai tr b thiếu vũ khí hin đi đ t v trong mt cuc xung đt quy mô ln.

Carl Thayer, chuyên gia cp cao v an ninh Vit Nam ti Hc vin Quc phòng Úc Canberra, nói : "S chênh lch v sc mnh ca lc lượng quân s thông thường s gia tăng theo hướng có li cho Trung Quc nếu Vit Nam tiếp tc dm chân ti ch".

Chính ph Vit Nam t chi bình lun v nguyên nhân ca tình trng nhp khu vũ khí b gim tc. Mt quan chc hàng đu ca B Quc phòng nói hi tháng 1 rng nước này đã đt được mt s tha thun ti hi ch quân s vào tháng 12/2022, nhưng B Quc phòng không đi vào chi tiết.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cu cp cao ti SIPRI nói rng vic không có my thông tin v các tha thun công khai có th là do các cuc đàm phán khó khăn vn đang din ra, trong đó Vit Nam đang xem xét các li chào hàng cnh tranh nhau.

Thayer và các chuyên gia khác cho rng quc gia Đông Nam Á này ch yếu cn tàu chiến, máy bay chiến đu và máy bay không người lái. Theo báo cáo năm 2019 ca B Quc phòng, Vit Nam vn hành các h thng phòng không được nhp khu t Nga và Israel, mt s h thng trong s đó đã được gii thiu ln đu tiên cách đây hơn 30 năm.

Nước này đang c gng ci thin ngành công nghip quân s ca mình nhưng vn chưa th sn xut được vũ khí c ln như máy bay hay tàu chiến.

D liu ca SIPRI cho thy, Nga, nước cung cp vũ khí hàng đu cho Vit Nam trong nhiu thp k, đã gim đáng k lượng xut khu vũ khí toàn cu vào năm ngoái và Vit Nam đã phi vt v tìm cách thanh toán cho vũ khí ca Nga mà vn không vi phm lnh trng pht ca M, theo hai người nm thông tin v các cuc tho lun. H t chi nêu tên vì tính nhy cm ca vn đ.

Theo d liu công khai, Hà Ni đã t chc hi ch vũ khí quc tế đu tiên vào năm 2022, công khai tuyên b rng h mun đa dng hóa ngun cung thay vì ch da vào Moscow, điu này xác nhn mt s thay đi bt đu t sau khi Nga sáp nhp Crimea vào năm 2014.

Nhưng các cuc đàm phán vi nhng bên bán tim năng khác vn chưa mang li kết qu rõ ràng.

Theo d liu ca SIPRI, Israel, nước cung cp vũ khí ln th hai cho Vit Nam, đã không bán cho Hà Ni bt k loi vũ khí nào trong hai năm qua, mc dù xut khu vũ khí toàn cu ca Israel đã tăng lên trong giai đon đó.

Các cuc đàm phán ca Vit Nam vi các bên cung cp tim năng khác, bao gm n Đ, Hoa K, Hàn Quc, Nht Bn và Cng hòa Séc đã din ra dn dp hơn nhưng không thy có tin các bên đt được tha thun ln nào, ngoi tr chiếc h tng hm được n Đ tng, gia lúc Vit Nam có các vn đ v chi phí và kh năng tích hp vi kho vũ khí hin có, mà theo phn ln các chuyên gia, chúng có ngun gc t Liên Xô.

Hi ch vũ khí th hai d kiến s được t chc ti Hà Ni vào tháng 12.

Trong lúc này, Vit Nam đang da vào ngoi giao đ duy trì quan h tt đp vi các siêu cường.

Nhưng nếu không mua vũ khí vi giá tr ln, Vit Nam vn "rt mong manh", Nguyn Thế Phương, chuyên gia v quc phòng Vit Nam ti Đi hc New South Wales Australia, nói.

Reuters

Nguồn : VOA, 14/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thu Hằng, RFI, BBC, RFA, Reuters, VOA
Read 353 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)