Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/03/2024

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí ở Việt Nam đạt đến mức báo động

Tổng hợp

Biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam vào năm 2050 mất đến 14,5% GDP

RFA, 20/03/2024

Tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam mất đến từ 12-14,5% GDP vào năm 2025.

onhiem1

Một lớp sương mù dày đặc bao phủ đường chân trời Hà Nội - AFP

Đó là dự báo do Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) đưa ra và Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, ông Thomas Jacobs, nhắc lại tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Thường niên (VBF) diễn ra vào ngày 19/3 tại Hà Nội.

Ông Thomas Jacobs cho biết theo báo cáo phân tích môi trường của WB, Việt Nam đã mất 3,2% GDP vào năm 2020 do tác động của biến đổi khí hậu.

Biện pháp mà Việt Nam cần có để có thể đạt được mục tiêu kép vừa trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, vừa đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050 là đẩy nhanh các nổ lực nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và giảm phát thải carbon cho nền kinh tế.

Nguồn tài chính cần thiết cho công tác này được tính toán chừng 6,8% GDP mỗi năm, hoặc tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040.

**************************

Vi nhựa trong không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh gấp 50 lần Paris

RFA, 20/03/2024

Báo cáo về mật độ vi nhựa trong không khí ở khu vực bãi rác Phước Hiệp, thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy tốc độ lắng đọng vi nhựa lên đến gần 1.370 hạt/m3/ngày. Mức này được so sánh cao hơn đến 50 lần kết quả quan trắc tại thủ đô Paris, nước Pháp.

onhiem2

Vi nhựa trong không khí tác động đến sức khỏe con người thông qua quá trình hít thở. Một số loại vi nhựa dạng sợi có thể tồn tại trong phổi lên đến 180 ngày. VTC News

Mạng báo Tiền Phong loan tin ngày 19/3 dẫn "Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Cục Biển & Hải đảo Việt Nam thực hiện. Báo cáo mới vừa được công bố.

Báo cáo kết luận rằng ô nhiễm vi nhựa được ghi nhận ở tất cả các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích tại Việt Nam.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh quan trắc cho thấy phát hiện ra số mảnh nhựa có kích thước từ 5-200 micromet (µm) trong không khí, với thành phần chủ yếu là dạng sợi (chiếm 64%) và dạng mảnh (chiếm 36%).

Vi nhựa trong không khí tác động đến sức khỏe con người thông qua quá trình hít thở. Một số loại vi nhựa dạng sợi có thể tồn tại trong phổi lên đến 180 ngày.

Hầu hết các vi nhựa đề chứa những thành phần phụ gia, thuốc nhuộm là những chất độc hại đối với con người, sinh vật.

**************************

Hà Nội ô nhiễm, cư dân cấm con ra đường, người nước ngoài muốn rời đi

BBC, 20/03/2024

Ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày và không ít hệ lụy tới sức khỏe lâu dài của người dân ở Hà Nội.

onhiem3

Hà Nội được coi là một trong những thủ đô có mức ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Ảnh chụp vào cuối năm 2023.

Bà Nga Trang, 44 tuổi và sống ở Hà Nội, gần như đã dừng việc ra ngoài vào buổi tối. Bà cũng cấm con mình ra ngoài đường chơi vào cuối buổi chiều do tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng gây ra bởi nạn đốt rác thải.

Là người Hà Nội gốc, bà Nga là một trong nhiều người dân thủ đô phải thay đổi thói quen sinh hoạt do ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Theo một báo cáo toàn cầu được công bố hôm thứ Ba (19/3), tình trạng này thậm chí đang trở nên tồi tệ hơn.

Theo báo cáo thường niên của công ty công nghệ chất lượng không khí IQAir, Hà Nội là một trong những thủ đô có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới vào năm ngoái.

Trong một thông cáo gửi Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết theo ước tính, khoảng 60.000 trường hợp tử vong hằng năm ở Việt Nam có liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng ô nhiễm cũng gây ảnh hưởng đến ngành du lịch và cả nền kinh tế.

Trước đó trong tháng, bà Nga đã thu thập được hàng chục chữ ký để yêu cầu dừng việc đốt rác thải tại một địa điểm gần khu dân cư đông đúc nơi bà sinh sống.

"Điều này gây ảnh hưởng rõ rệt hơn các loại ô nhiễm khác, bởi chúng tôi có thể ngửi và nhìn thấy nó hàng ngày", bà chia sẻ.

Theo bà Angela Pratt, đại diện WHO tại Việt Nam, khí thải từ phương tiện giao thông, từ các hoạt động công nghiệp và sự yếu kém trong xử lý chất thải, bao gồm việc đốt rác thải, là những nguồn ô nhiễm không khí chính của Hà Nội.

Bà đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét thiết lập mức chấp nhận tối đa đối với các chất gây ô nhiễm không khí.

Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, cũng như chính quyền Hà Nội, đã không trả lời yêu cầu bình luận, đồng thời không cung cấp dữ liệu về tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí của người dân Hà Nội.

Trong một báo cáo năm 2021, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam cho biết các bệnh về đường hô hấp gây ra 11% số ca tử vong tại Việt Nam, với chi phí chăm sóc sức khỏe hằng năm lên tới khoảng 81 triệu USD, tính riêng tại Hà Nội.

Hà Nội thường xuyên đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới của IQAir từ đầu năm cho đến nay.

Đầu tháng này, liên tiếp ba ngày từ 4-6/3, Hà Nội có chỉ số không khí AQI trên mức 200, mức ô nhiễm rất cao.

Theo ghi nhận của IQAir, năm ngoái Hà Nội có mức bụi mịn PM 2.5 cao gấp chín lần giới hạn khuyến cáo của WHO.

Điều đó khiến Hà Nội trở thành thành phố tồi tệ thứ tám trong số 114 thành phố được theo dõi.

Trong đó, quận Tây Hồ là nơi ô nhiễm nhất Việt Nam năm 2023.

Đòn giáng vào nền kinh tế

Ngoài yếu tố sức khỏe, sương mù cũng gây tác động tiêu cực tới du lịch, ngành đã đóng góp hơn 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bác sĩ chuyên về sức khỏe du lịch Amornphat Kitro, người đã nghiên cứu về những rủi ro sức khỏe của khách du lịch tại Đông Nam Á, cho biết trong những tháng có mức độ ô nhiễm cao nhất, lượng khách du lịch nước ngoài đến thành phố Chiang Mai ở miền bắc Thái Lan giảm, đồng thời những người nước ngoài đang cư trú tại đây cũng rời đi.

Bà Giovanna Macchi, người Ý, 48 tuổi và đã sống ở Hà Nội được bảy năm, cho biết đã hạn chế các hoạt động ngoài trời của con bà.

Bà cũng chia sẻ thêm rằng bà cố gắng rời khỏi Hà Nội bất cứ khi nào có thể và khuyên bạn bè không nên tới đây những khi thành phố có mức ô nhiễm trầm trọng nhất.

"Chúng tôi đang tính sẽ rời Hà Nội vì ô nhiễm không khí", bà nói.

Trước đó, trong phiên họp 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập tới việc người nước ngoài chê Hà Nội "không khí tệ".

"Thủ đô muốn phát triển mà giao thông cứ tắc nghẽn, không khí ô nhiễm. Nhiều người nước ngoài thích ở Hà Nội nhưng không khí ô nhiễm quá. Trên truyền hình đưa tin hiếm khi không khí tốt, mức khá, trung bình là thấy mừng rồi", ông nói.

Nguồn : BBC, 20/03/2024

**************************

Ô nhim không khí t hi Hà Ni, ph huynh cm con vui chơi ngoài tri

Reuters, VOA, 20/03/2024

Bà Nga gn như không ra ngoài vào bui ti và cm con chơi ngoài tri sau gi hc vì ô nhim không khí do đt rác ngày càng ti t hơn khu ph bà sinh sng ti Hà Ni.

onhiem4

nh v ô nhim không khí Hà Ni hôm 30/9/2019.

Là người Hà Ni, bà Nga, 44 tui, là mt trong nhiu cư dân th đô Vit Nam có thói quen hàng ngày b thay đi do ô nhim không khí nng n, mà mt phúc trình toàn cu công b ngày 19/3 cho biết đang ngày càng ti t.

Phúc trình thường niên ca IQAir, mt công ty công ngh cht lượng không khí, cho thy Hà Ni là mt trong nhng th đô có cht lượng không khí ti t nht thế gii vào năm ngoái.

T chc Y tế Thế gii (WHO) nói vi Reuters, theo ước tính thn trng, có khong 60.000 ca t vong quc gia 100 triu dân này hàng năm có liên quan đến ô nhim không khí. Các chuyên gia cnh báo rng ô nhim cũng nh hưởng đến du lch và toàn b nn kinh tế.

Bà Nga đã thu thp hàng chc ch ký vào đu tháng này đ ngăn chn vic đt rác ti mt đa đim gn căn h ca bà mt qun đông dân cư.

Bà nói : "Điu này nh hưởng đến chúng tôi trc tiếp hơn các ngun ô nhim khác vì chúng tôi có th ngi và nhìn thy nó hàng ngày".

Đi din ca WHO ti Vit Nam, Angela Pratt, cho biết khí thi t xe c, hot đng công nghip và qun lý cht thi kém bao gm c vic đt rác là mt trong nhng ngun gây ô nhim chính ca Hà Ni.

B Y tế và B Môi trường Vit Nam cũng như chính quyn Hà Ni không tr li yêu cu bình lun cũng như yêu cu v d liu t l mc các bnh liên quan đến ô nhim ti thành ph hơn 8 triu dân này.

Trong mt phúc trình năm 2021, B Môi trường cho biết các bnh v đường hô hp chiếm 11% s ca t vong Vit Nam, vi chi phí liên quan đến chăm sóc sc khe ước tính khong 81 triu đô la mi năm ch riêng Hà Ni.

Thành ph này thường xuyên đng đu danh sách các thành ph ô nhim nht toàn cu hàng ngày ca IQAir trong năm nay. Theo IQAir, năm ngoái, t chc ghi nhn mt đ trung bình ca các ht nh và nguy him trong không khí, được gi là PM 2.5, cao hơn gn chín ln so vi gii hn do WHO khuyến ngh.

Điu đó khiến Hà Ni tr thành th đô ti t th tám trong s 114 thành ph được theo dõi.

Mt cú giáng vào nn kinh tế

Theo B Môi trường, ngoài sc khe, khói mù còn có tác đng tiêu cc đến du lch, vn chiếm hơn 6% tng sn phm quc ni ca Vit Nam vào năm ngoái.

Bác sĩ y khoa du lch Amornphat Kitro, người đã nghiên cu các ri ro sc khe đi vi khách du lch Đông Nam Á, cho biết lượng khách nước ngoài đến thành ph Chiang Mai phía bc Thái Lan gim sút vào nhng tháng có mc đ ô nhim cao nht, trong khi người nước ngoài cư trú thường ri đi trong nhng khong thi gian đó.

Bà Giovanna Macchi, 48 tui, quc tch Ý đã sng Hà Ni được 7 năm, cho biết bà hn chế các hot đng ngoài tri ca con cái, ri khi thành ph bt c khi nào có th và khuyên bn bè đng đến thăm thành ph trong thi k ô nhim ti t nht.

"Chúng tôi đang cân nhc vic ri khi Hà Ni vì ô nhim không khí", bà nói.

Reuters

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA, BBC, VOA
Read 205 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)