Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/06/2024

Putin đến thăm Việt Nam như người anh về lại nhà cũ

Tổng hợp

Tng thng Putin khen ngi lp trường ca Vit Nam v Ukraine

Reuters, VOA, 20/06/2024

Tng thng Nga Vladimir Putin ca ngi Vit Nam vì lp trường "cân bng" trong cuc chiến Ukraine và nêu ra nhng tiến b v thanh toán, năng lượng và thương mi trong mt bài xã lun được t báo ca Đng cộng sản Vit Nam đăng hôm 19/6.

viengtham01

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin trò chuyện trước khi vào hội đàm. Ảnh : Minh Nhật

Trong bài viết được báo Nhân Dân đưa ra ngay trước chuyến thăm cp nhà nước ca ông Putin ti Vit Nam, tng thng Nga ca ngi quc gia do cộng sản Đông Nam Á cai tr vì đã "th hin lp trường cân bng v cuc khng hong Ukraine" và " thúc đy vic tìm kiếm con đường thiết thc gii quyết cuc khng hong bng các bin pháp hòa bình".

Vit Nam, nước chính thc theo đui chính sách đi ngoi trung lp trong quan h vi các cường quc thế gii, đã không lên án vic Nga tn công Ukraine, mt quan đim mà các nước phương Tây cho là quá thân thiết vi Đin Kremlin.

Trong bài viết có ta đ "Nga và Vit Nam : Tình hu ngh được th thách qua thi gian", ông Putin nhn mnh ti vic Hà Ni "theo đui chính sách đi ngoi đc lp" và "không can thip vào công vic ni b ca nhau".

Ông Putin d kiến s đến Hà Ni trong đêm ngày 19/6 và gp các nhà lãnh đo Vit Nam vào ngày 20/6, ngay sau chuyến thăm ca ông ti Triu Tiên.

Nhà lãnh đo Nga, người có chuyến thăm Vit Nam ln đu tiên k t năm 2017 khi tham d Hi ngh thượng đnh Hp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), cho biết Nga và Vit Nam cũng chia s "nhng đánh giá tương đng v tình hình khu vc Châu Á-Thái Bình Dương".

Quan đim ca Vit Nam trên Bin Đông khác vi quan đim ca Trung Quc, nước tuyên b ch quyn gn như toàn b tuyến đường thy chiến lược này, bao gm các m khí đt trong Vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, nơi các công ty Nga khai thác du khí.

Năng lượng và thanh toán

Ông Putin cho biết năng lượng là "lĩnh vc có tm quan trng chiến lược trong hp tác song phương" và nhc ti các liên doanh Nga-Vit v nhiên liu hóa thch Bin Đông và min bc nước Nga.

Ông lưu ý rng Gazprom cũng vn hành các m khí đt Vit Nam. Công ty năng lượng Nga Novatek "d đnh trin khai các d án khí hóa lng (LNG) trên lãnh th Vit Nam", theo ông Putin cho biết mà không nêu chi tiết.

Tng thng Nga cũng nêu sáng kiến "thành lp Trung tâm khoa hc và công ngh ht nhân ti Vit Nam" vi s h tr ca Rosatom, tp đoàn năng lượng ht nhân thuc s hu nhà nước ca Nga.

Khong mt thp k trước, Vit Nam đã đình ch kế hoch phát trin nhà máy đin ht nhân và không rõ liu quc gia Đông Nam Á này có ý đnh xem xét li quan đim đó hay không. Theo nhng người biết v vn đ này, Hàn Quc và Canada nm trong s các quc gia đã đ xut các phương án năng lượng ht nhân cho Vit Nam.

Ông Putin cũng ca ngi nhng tiến b v tài chính và thương mi trong bài viết đăng trên t báo ca Đng cộng sản Vit Nam.

Các quan chc cho biết, vic gii quyết các khon thanh toán gia hai nước tr nên phc tp do các lnh trng pht ca phương Tây đi vi các ngân hàng Nga và vn đ này t lâu đã tr thành ưu tiên trong các cuc gp song phương.

Vit Nam trong lch s là nước nhp khu ln vũ khí ca Nga.

Theo ông Putin, các giao dch bng đng rúp và đng Vit Nam chiếm 60% thanh toán thương mi song phương trong quý đu năm nay, tăng t hơn 40% vào năm ngoái.

"Ngân hàng Liên doanh Vit-Nga đóng vai trò quan trng trong vic bo đm các giao dch tài chính đáng tin cy", ông Putin viết, đ cp đến mt ngân hàng có tr s ti Hà Ni mà ông đã tham d l khai trương vào năm 2006.

Ông cũng lưu ý rng thương mi song phương đang gia tăng.

Tuy nhiên, thương mi ca Vit Nam vi Nga vn còn hn chế và Hoa K và Trung Quc là đi tác thương mi chính ca Hà Ni.

Reuters

********************************

Vit Nam chun b thm đ đón ông Putin, có nguy cơ khiến phương Tây phn n

Reuters, VOA, 19/06/2024

Vit Nam hôm 19/6 chun b tri thm đ chào đón ông Vladimir Putin trong chuyến thăm được coi là mt cuc đo chính công khai cho Tng thng Nga, người b cáo buc phm ti ác chiến tranh Ukraine, khi đng thi mang li li ích và ri ro cho các nhà lãnh đo cng sn Hà Ni.

viengtham02

C Vit Nam và Nga được treo trên các ct đèn dc đường ph hôm 19/6 bên ngoài Khác sn Metropole trung tâm Hà Ni, nơi Tng thng Vladimir Putin d kiến s lưu trú trong thi gian thăm Vit Nam.

Ông Putin d kiến s đến Hà Ni vào ti ngày 19/6 sau chuyến thăm Bình Nhưỡng, nơi ông ôm hôn lãnh đo Triu Tiên Kim Jong-un.

Mc dù c Triu Tiên và Nga đu phi đi mt vi s cô lp quc tế nhưng Vit Nam đã xây dng các liên minh thn trng vi Hoa K và Liên Hiệp Châu Âu. Hoa K đã lên án vic Hà Ni tiếp đón nhà lãnh đo Nga.

Điu đó khiến đim dng Hà Ni trong chuyến công du ca ông Putin đc bit quan trng đi vi nhà lãnh đo Nga, theo ông Alexander Vuving thuc Trung tâm Nghiên cu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Inouye có tr s ti Hawaii cho biết.

"Nga mun gi thông đip rng h có bn bè khp nơi trên thế gii và n lc cô lp Nga ca phương Tây là vô ích", ông Vuving nói và cho biết thêm rng Hà Ni có nhng li ích riêng ngoài ngun gc cộng sản chung ca hai nước.

"Nga đóng mt vai trò đc bit và quan trng trong chính sách đi ngoi ca Vit Nam", ông Vuving nói, đng thi lưu ý rng Moscow là nhà cung cp vũ khí chính cho Hà Ni.

Nga đã phi hng chu các lnh trng pht ca phương Tây do M dn đu sau khi nước này xâm chiếm nước láng ging Ukraine vào tháng 2/2022 trong cái mà Moscow gi là mt "chiến dch quân s đc bit". Vào tháng 3/2023, Tòa án Hình s Quc tế (ICC) có tr s ti The Hague đã ban hành lnh bt gi Putin vì cáo buc ti ác chiến tranh Ukraine, nhng cáo buc mà ông ph nhn.

C Vit Nam và Nga đu không phi là thành viên ca ICC.

Mi quan h lch s

Vit Nam s là quc gia th ba ông Putin đến thăm, sau Trung Quc và Triu Tiên, k t khi ông tuyên th nhm chc nhim k th năm hi tháng 5. Ông Putin ít đi ra nước ngoài k t khi lnh ca ICC được ban hành.

Vit Nam đang chun b đón chào cp nhà nước đy đ đi vi ông Putin, trong chuyến thăm đu tiên ca ông k t năm 2017 và là chuyến thăm th năm ca ông ti quc gia Đông Nam Á. Cnh sát được trin khai trên hàng chc tuyến ph Hà Ni t sân bay đến khu vc trung tâm thành ph nhiu gi trước chuyến thăm d kiến ca ông Putin.

Hai nước có mi quan h lch s cht ch và có chung ngun gc cộng sản. Hàng chc nghìn cán b Vit Nam đã hc tp ti Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lnh, trong đó có người đng đu Đng cộng sản hin nay, Tng bí thư Nguyn Phú Trng.

"Tng thng Vladimir Putin là người có nhiu đóng góp cho quan h Vit-Nga. Ông luôn có tình cm tt đp, quan tâm đến Vit Nam và coi trng mi quan h vi lãnh đo cp cao Vit Nam", báo Quân Đi Nhân Dân viết trong mt bài viết.

Hoa Kỳ, đi thương mi hàng đu ca Vit Nam và đã nâng cp quan h ngoi giao vi Hà Ni vào năm ngoái, đã phn đi chuyến thăm ca Putin.

Người phát ngôn ca Đi s quán M ti Hà Ni cho biết trong tun này rng "không quc gia nào nên cho Putin mt nn tng đ thúc đy cuc chiến tranh xâm lược ca ông ta và mt khác cho phép ông ta bình thường hóa hành vi tàn bo ca mình".

'Ngoi giao Cây Tre'

Tuy nhiên, Vit Nam có lý do đ mo him vi chuyến thăm ca các đi tác ngoi giao khác, theo ông Ian Storey, chuyên gia cp cao ti Vin ISEAS-Yusof Ishak có tr s ti Singapore, cho biết.

"Hà Ni mun ông Putin ti vì nhiu lý do", ông Storey nói. u tiên, đ chng minh rng Vit Nam theo đui chính sách đi ngoi cân bng, không thiên v bt k cường quc nào".

Vit Nam theo đui cái mà h gi là "ngoi giao cây tre", duy trì quan h tt đp vi các cường quc thế gii, bt chp s thù đch gia các cường quc này.

Lưu ý rng Tng thng M Joe Biden đã đến thăm Vit Nam, sau đó là Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình vài tháng sau đó, ông Storey cho biết "chuyến thăm ca ông Putin s hoàn tt các chuyến thăm ca lãnh đo B Ba Ln".

Nga t trước đến nay là nhà cung cp quân s chính cho Vit Nam nên mi thông báo v bt k thương v vũ khí nào cũng s được theo dõi cht ch.

Hai quan chc nói vi Reuters trong tun này rng ông Putin cũng d kiến s công b các tha thun trong các lĩnh vc bao gm thương mi, đu tư, công ngh và giáo dc, mc dù điu đó có th thay đi.

Trước đó trong ngày 19/6, Vit Nam công b rng h mun công ty du khí nhà nước Zarubezhneft ca Nga đu tư vào năng lượng xanh nước này.

Reuters

Nguồn : VOA, 19/06/2024

*****************************

Tổng thống Nga Putin công du Việt Nam cấp Nhà nước

Nguyễn Giang, Trọng Thành, RFI, 19/06/2024

Trong hai ngày, hôm nay 19/06 và ngày mai, 20/06/2024, tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin công du Việt Nam cấp Nhà nước theo lời mời của tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. 

viengtham03

Đoàn xe của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin di chuyển đến Phủ Chủ tịch - Ảnh: TTXVN

Tháp tùng tổng thống Nga, có nhiều lãnh đạo cao cấp trong chính quyền Nga, như ngoại trưởng Sergei Lavrov, phó thủ tướng, chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật Dmitri Chernyshenko ; bộ trưởng Tư pháp Konstantin Chuichenko, bộ trưởng Công thương Anton Alikhanov, bộ trưởng Giao thông Roman Starovoit, bộ trưởng Năng lượng Sergei Tsivilev.

Trong phái đoàn Nga còn có đại diện nhiều công ty, ngân hàng, như tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom, công ty cổ phần Xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, tập đoàn Ngân hàng Kinh tế đối ngoại Liên bang Nga…

Đây là lần thứ năm ông Putin công du Việt Nam với tư cách tổng thống Liên bang Nga và là lần thứ hai công du Việt Nam cấp Nhà nước.

Đây là dịp để lãnh đạo hai nước "gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa ngoại giao nhân dân". 

Theo giới quan sát, nhân dịp này Nga và Việt Nam muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế-thương mại song phương. 

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine và Nga bị phương Tây cô lập và trừng phạt, Câu hỏi đặt ra đối với giới quan sát là chính quyền Việt Nam tính toán gì khi đón tiếp tổng thống Putin ?

Từ Singapore, thông tín viên Nguyễn Giang cho biết.

Nhìn từ phía Việt Nam thì đây là chuyến thăm nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga trên tất cả các lĩnh vực và nâng tầm trong tình hình mới", theo lời Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Đặng Minh Khôi nói với báo chí hôm nay 19/06. 

Đây cũng là quan hệ được cho là "tin cậy lẫn nhau", có truyền thống từ thời chiến tranh. Và chuyến thăm của ông Putin, người bị Tòa án Hình sự quốc tế ICC truy nã từ tháng 3/2023 nhưng Việt Nam không ký công ước làm thành viên của tòa án này nên ông Putin an toàn khi tới Việt Nam. 

Theo giới quan sát thì các tính toán địa chính trị gần đây được lãnh đạo Việt Nam đặt vào đường lối gọi là "tự chủ chiến lược", hàm ý Hà Nội có thể phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn, theo thể chế khác nhau, thậm chí đối chọi nhau. 

Không e ngại chỉ trích đó, giới chức Nga và Việt Nam hai bên cho hay chuyến thăm có mục tiêu làm "giữ lửa" cho quan hệ song phương, từ thương mại, năng lượng, dầu khí tới mua bán vũ khí. Phía Nga hẳn đánh giá cao tình hữu nghị và hành động trải thảm đỏ đón ông Putin của Việt Nam khi mà ông bị nhiều nước khác tẩy chay, thậm chí lên án. 

Điều đáng nói là chuyến thăm xảy ra khi hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị" năm 1994. Tuy ít người để ý đến văn bản này nhưng nó lại khá quan trọng, giúp Nga đảm bảo có một vị trí vững chắc sau Chiến tranh Lạnh ở Đông Nam Á, thông qua quan hệ với cựu đồng minh là Việt Nam.

Đài báo Nga vẫn dùng di sản chủ nghĩa cộng sản, các tài liệu về Lenin, thậm chí cả Stalin để tạo mối ràng buộc về chiều sâu với các cơ quan Đảng, công an, quân đội và truyền thông Việt Nam.

Cũng hiệp ước đó tạo nền móng cho hợp tác quân sự và năng lượng, gồm cả năng lượng nguyên tử hai bên dù trước mắt, mảng khai thác dầu khí là quan trọng nhất.

Hai bên Nga-Việt cũng muốn đẩy thêm trao đổi kinh tế-thương mại vì đây là lĩnh vực phản ánh quan hệ song phương của Việt Nam với Nga còn quá thấp, chỉ đạt có 3,6 tỷ USD năm 2023, so với con số khổng lồ 171 tỷ đô la với Trung Quốc, 111 tỷ với Hoa Kỳ và 72 tỷ với Liên Hiệp Châu Âu.

Thế nhưng phía Việt Nam ý thức được rằng Nga bị Hoa Kỳ cấm vận tài chính, các trao đổi với Nga sẽ khiến Việt Nam phải cân nhắc để không bị trừng phạt như một số ngân hàng Trung Quốc gần đây. Báo chí Việt Nam nói tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Nga còn cao, vì tính đến hết tháng 5 năm nay Việt Nam có khoảng 25 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đô la, tức là cao hơn nhiều so với tổng vốn đầu tư xấp xỉ một tỷ đô la của Nga vào Việt Nam tính tới cùng thời điểm nói trên.

Tóm lại, trong các tính toán của Việt Nam thì tự chủ chiến lược đang là nét nổi bật trong việc đón ông Putin sang thăm, nhưng kết quả tốt đẹp, những lợi ích mà Nga đem lại cho Hà Nội, cũng như hệ quả của việc này ra sao trong quan hệ với các nước Phương Tây thì còn cần thời gian chúng ta mới có thể biết được.

Nguyễn Giang – Trọng Thành

******************************

Công du Hà Nội, Tổng thống Putin giúp Việt Nam tăng trọng lượng trước Trung Quốc ở Biển Đông ?

Thu Hằng, RFI, 19/06/2024

Hà Nội trải thảm đỏ đón tổng thống Nga Vladimir Putin công du cấp Nhà nước trong hai ngày 19-20/06/2024. Chọn công du Bắc Triều Tiên và Việt Nam, tổng thống Nga muốn khẳng định còn nhiều bạn, dù bị phương Tây "cô lập". Về phía Việt Nam, liệu có thể trông cậy vào mối quan hệ bằng hữu với Nga để tạo thêm trọng lượng với Trung Quốc ở Biển Đông, trong khi Hà Nội hiểu rõ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sẽ khó bỏ qua chuyến công du này ?

viengtham04

Công an đứng gác và ngăn đường trước Nhà Hát Lớn, để chuẩn bị đón tổng thống Nga Vladimir Putin, Hà Nội, Việt Nam, ngày 19/06/2024. Reuters - Athit Perawongmetha

Chuyến thăm của tổng thống Putin diễn ra đúng dịp kỉ niệm 30 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị (1994-2024), được đại sứ Nga tại Hà Nội đánh giá là "văn kiện đặt nền móng cho sự phát triển, thực hiện các dự án, ý tưởng lớn". Hai bên dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố chung và ký văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có năng lượng.

Dù Nga gây chiến ở Ukraine và bị các nước phương Tây trừng phạt, Hà Nội vẫn duy trì mối quan hệ nồng ấm với Matxcơva trong khuôn khổ "ngoại giao cây tre" cân bằng giữa các cường quốc. Việt Nam cần Nga để tạo trọng lực đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Chiến lược này nằm trong những dự án, hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi độc chiếm đến 80% diện tích.

Việt Nam hợp tác khai thác dầu khí với Nga để bảo vệ chủ quyền

Từ khoảng 40 năm nay, liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro khai thác mỏ Bạch Hổ, một trong những mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam. Theo trang PetroTimes ngày 16/03, kế hoạch mỏ Thiên Nga - Hải Âu, Lô 12/11 của tập đoàn Zarubezhneft EP Vietnam B.V sẽ tiếp nhận dòng khí đầu tiên vào quý IV/2026. Tháng 03/2024, tập đoàn Nga đã gửi tới bộ Tài Nguyên và Môi Trường báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Tổng sản lượng của mỏ trong toàn chu kỳ khai thác từ 2025 đến 2047 dự kiến sẽ đạt hơn 7,43 tỷ mét khối khí đốt và 332,5 ngàn tấn condensate.

Năm 2023, khi tham gia Diễn đàn Tuần lễ năng lượng, bộ trưởng Công thương Việt Nam và bộ trưởng Năng lượng Nga đã ký bản ghi nhớ sửa đổi thỏa thuận cấp chính phủ về hoạt động của liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro. Theo trang Thông tấn xã Việt Nam ngày 18/06, thỏa thuận trên "phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của các bên đối với hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng và dầu khí".

Trong khi một số tập đoàn Châu Âu, như Repsol, phải từ bỏ một số dự án do bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng các doanh nghiệp Nga vẫn trụ lại. Có lẽ Matxcơva nằm trong số những "người bạn hùng mạnh" mà "Việt Nam có thể viện đến trong trường hợp cần thiết", theo nhận định của nhà nghiên cứu Collin Koh trong thư điện tử trả lời trang Deutsche Welle ngày 18/06. Hà Nội không che giấu điều này, đặc biệt khi đón tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin, bất chấp chỉ trích từ Hoa Kỳ và phương Tây, cũng là những đối tác quan trọng.

"Mượn" Nga làm đối trọng với Trung Quốc ?

Có lẽ chiến lược "ngoại giao cây tre", "kết bạn" với các cường quốc đang giúp Hà Nội tiếp tục củng cố đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Một mặt Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Ví dụ gần đây, Việt Nam phản đối một tầu quân y của hải quân Trung Quốc được đưa đến Hoàng Sa để chăm sóc quân nhân. Mặt khác, Hà Nội vẫn lặng lẽ tăng tốc, thậm chí sử dụng cả máy nạo vét hút, giống như thiết bị được Trung Quốc sử dụng, để gia tăng xây dựng tiền đồn ở quần đảo Trường Sa. Trong báo cáo ngày 07/06, Viện Nghiên cứu Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), trực thuộc Trung tâm CSIS, cho rằng "năm 2024 sẽ là năm bồi đặp đảo kỷ lục của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa".

Một ý khác được nhà nghiên cứu Collin Koh ở Singapore lưu ý là Bắc Kinh hiện đang đối đầu căng thẳng với Manila ở Biển Đông, dùng vòi rồng cản trở các tầu tiếp liệu cho lực lượng đồn trú trên những hòn đảo Philippines đòi chủ quyền cùng với hàng loạt sự cố khác từ tháng 02 vừa qua. Việt Nam cũng thường xuyên tiếp tế cho các đảo nằm trong quyền kiểm soát ở Trường Sa, nhưng Trung Quốc không can thiệp mạnh mẽ như đang làm với Philippines.

Bất chấp lập trường và phản ứng ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, "Việt Nam sẽ không nhân nhượng về chủ quyền", theo nhà nghiên cứu Collin Koh, nhưng "điều mà họ tìm kiếm là quản lý vấn đề một cách hợp lý với Trung Quốc". Khó có thể giải quyết tranh chấp chủ quyền một sớm một chiều và Việt Nam có lẽ sẽ đi theo còn đường "quản lý" hơn là "giải quyết". Trong hành trình này, người bạn Nga tiếp tục là một trong những đối tác có trọng lượng cho Việt Nam.

Thu Hằng

*****************************

Ông Putin đến Hà Nội : Việt Nam quan trọng như thế nào với Nga ?

BBC, 19/06/2024

Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài ở thủ đô Hà Nội vào lúc 1 giờ 40 ngày 20/6.

viengtham05

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung (bìa trái) đón ông Putin vào rạng sáng 20/6

Đón Tổng thống Putin tại sân bay Nội Bài vào rạng sáng 20/6 có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung ; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải ; Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ; Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ; Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi.

Chuyến thăm cấp nhà nước của ông Putin tới Việt Nam diễn ra ngay sau chuyến thăm Bắc Hàn và không lâu sau khi ông thăm Trung Quốc hồi tháng 5.

Thông qua chuyến công du của ông Putin tới Việt Nam và các nước trước đó, Nga được cho là đang gửi tín hiệu cho thế giới rằng chính sách "hướng về phương Đông" vẫn đi đúng hướng và phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga sau cuộc chiến ở Ukraine.

Một số nhà phân tích nhận định với BBC rằng trong khi chuyến thăm Bắc Hàn là tình hữu nghị mang tính vụ lợi vì các mục tiêu ngắn hạn vì ông Putin cần đạn dược còn ông Kim Jong-un cần công nghệ quân sự, thì vai trò của Việt Nam đối với Nga quan trọng hơn nhiều so với trước đây.

Các chuyên gia an ninh-quốc phòng cũng cho hay việc ông Putin thăm Hà Nội ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới cho thấy sự coi trọng của ông đối với quan hệ Nga - Việt Nam.

viengtham06

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin vào ngày 20/6 là theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vai trò của Việt Nam với Nga

Sau khi Tổng thống Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine, Nga đã bị quốc tế cô lập và áp những lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ.

Tổng thống Putin cũng bị Tòa án Hình sự Quốc tế ICC phát lệnh truy nã vào ngày 17/3/2023 với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh".

Trong hai năm qua, nhà lãnh đạo Nga chỉ công du đến các quốc gia láng giềng, chẳng hạn các nước thuộc Liên Xô cũ mà vẫn còn nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga, cũng như Trung Quốc và những nước ngoài khối thân hữu với Nga là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Các chuyên gia cho rằng ông Putin đến Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn là phương pháp giúp Nga tái định hình lại mối quan hệ, cố gắng đào sâu vào những mối quan hệ sẵn có để có thể giảm thiểu tác động của chính sách có thể gọi là thù địch, cấm vận của phương Tây.

"Việt Nam càng quan trọng với Nga vì Nga hiện không có nhiều bạn nữa. Bạn thân của Nga hiện chỉ có một số nước do quá gần Nga, chịu quá nhiều ràng buộc nên buộc phải làm bạn như những nước cộng hòa Trung Á", Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá với BBC.

Về kinh tế, các nước phương Tây nhắm vào các cá nhân giàu có, ngân hàng, các công ty và doanh nghiệp quốc doanh của Nga, hạn chế khả năng của Nga trong việc chi tiền cho cuộc chiến.

Nga cũng bị ngăn cản tiếp cận với nhiều loại hàng hóa, bao gồm các sản phẩm điện tử thương mại, bán dẫn và linh kiện máy bay.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/6 nhận định với BBC rằng, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho Nga về khía cạnh kinh tế.

"Kinh tế Nga đang gặp khó khăn như thế mà Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa với Nga ở mức độ nào đó thì cũng là điều mà Nga cần", ông đánh giá.

Hà Nội là đối tác thương mại lớn nhất của Moscow tại Đông Nam Á, trong đó Nga xuất khẩu các mặt hàng như than đá, phân bón, hóa chất, thực phẩm… sang Việt Nam.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đạt 3,63 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022, dù vẫn chịu nhiều tác động từ biến động địa chính trị, theo lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Âu-Châu Mỹ thuộc Bộ Công thương Việt Nam.

Tính đến hết tháng 5/2024, Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD. Hôm 19/6, Việt Nam tuyên bố muốn công ty dầu khí nhà nước Zarubezhneft của Nga đầu tư vào năng lượng xanh ở nước này.

Ngoài ra, ông Hoàng Việt cũng cho rằng Việt Nam về mặt chính trị còn có thể đóng vai trò là "cầu nối" giữa Nga với các tổ chức khu vực ASEAN.

Chính sách trọng tâm "hướng Đông" của Nga được chú trọng từ năm 2012 khi ông Putin lên nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba. Chiến lược tập trung vào ba mục tiêu, gồm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Viễn Đông nước Nga, hồi sinh quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ thông qua hội nhập Á-Âu và tăng cường quan hệ với các nước Đông Á.

"Việt Nam đang nổi lên như một ngôi sao khá hay và khá tốt ở trong khu vực Đông Nam Á. Mà khu vực Đông Nam Á này cũng đang nổi lên là một khu vực đóng vai trò quan trọng", Thạc sĩ Hoàng Việt đánh giá.

"Chúng ta thấy là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đến Hà Nội năm ngoái cho thấy vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á như thế nào. Thế thì nói cho cùng, không chỉ Nga mang lại lợi ích cho Việt Nam mà Việt Nam cũng mang lại lợi ích cho Nga", ông lập luận.

Và cũng theo các nhà quan sát, mối quan hệ Việt - Nga có thể trở thành hình mẫu cho các nước ASEAN đang muốn tăng cường hợp tác với Moscow trong những lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi.

Vai trò của Nga với Việt Nam

Trong hơn 74 năm thiết lập bang giao, có những nhân tố bên trong và bên ngoài tác động không thuận tới quan hệ giữa Việt Nam và Nga, nhưng tình hữu nghị giữa hai nước được chính quyền Việt Nam rao giảng là thân thiết, thủy chung, sâu sắc vẫn bền vững qua thời gian.

"Sự hỗ trợ của Moscow trong Chiến tranh Việt Nam rất quan trọng đối với chiến thắng của Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam luôn biết ơn sự hỗ trợ của Moscow trước, trong và sau cuộc chiến và điều này sẽ không thay đổi", Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC.

Ngoài ra, hàng chục ngàn cán bộ đã học tập tại Liên Xô cũ trong Chiến tranh Lạnh, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Hà Nội cũng được cho là sẽ phụ thuộc vào Moscow về hỗ trợ quân sự trong nhiều năm tới, khi quân đội Việt Nam vẫn phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga để mua phụ tùng, đạn dược và nâng cấp vũ khí, bất chấp nỗ lực bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung.

"Ngoài ra, giới lãnh đạo của lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn coi Nga là người bạn đáng tin cậy", ông Storey bổ sung.

Từ Úc, ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia về quốc phòng Việt Nam tại Đại học New South Wales, nói với BBC rằng vị thế của Nga trong chính sách đối ngoại và đặc biệt là trong chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam rất to lớn.

Về chính sách đối ngoại, ông cho rằng việc tăng cường và duy trì quan hệ với Nga thể hiện Việt Nam vẫn duy trì chính sách đối ngoại tạm gọi là trung lập nhưng cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với dường như là tất cả mọi quốc gia, đặc biệt là các cường quốc G5 ở trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Còn về chính sách quốc phòng, theo ông Phương, mối quan hệ tốt đẹp với Nga cũng giúp Việt Nam duy trì khả năng tiếp cận công nghệ vũ khí của Nga trong tương lai trong bối cảnh tình hình thế giới đang ngày càng phức tạp, khó đoán.

Nga từ lâu vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chính của Việt Nam, từ máy bay chiến đấu và tàu ngầm công nghệ cao, cho đến xe quân sự và vũ khí thô sơ.

Trong khi đó, Giáo sư Vuving đánh giá nếu nói về việc Việt Nam cần Nga thì không phải chỉ là vấn đề cung cấp vũ khí, mà còn vì Nga có thể giúp cho Việt Nam bớt đi những áp lực từ cả Mỹ lẫn Trung Quốc.

"Vì Việt Nam là một nước nhỏ nằm ở vị trí chịu áp lực rất mạnh mà Việt Nam không muốn ngả theo Mỹ cũng không muốn ngả sang Trung Quốc thì Nga sẽ giúp Việt Nam bớt áp lực", chuyên gia này lí giải.

Ông cũng nhấn mạnh rằng trong vấn đề Biển Đông, Nga đang đứng gần với Việt Nam hơn là Trung Quốc trong cuộc tranh chấp sẽ là điều hết sức có lợi cho Việt Nam.

"Các công ty dầu khí của Nga đã hoạt động ở Việt Nam cũng góp phần nào giúp Việt Nam giữ chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Biển Đông, và nếu Nga giúp Việt Nam trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không phản ứng mạnh mẽ lắm".

"Nếu như Mỹ hay Nhật Bản mà giúp Việt Nam trên Biển Đông thì Trung Quốc phản ứng mười, còn Nga giúp thì có thể Trung Quốc chỉ phản ứng một nửa thôi", ông nêu ví dụ.

Chính sách ngoại giao 'cây tre'

Trong bối cảnh các siêu cường cạnh tranh mức độ ảnh hưởng trong khu vực, Mỹ, quốc gia nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào năm ngoái, đã phản đối chuyến thăm của ông Putin.

"Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình", người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phát biểu trước chuyến thăm.

Các chuyên gia cho rằng Hà Nội có nhiều lý do để mạo hiểm khiến các đối tác khác phật lòng vì chuyến công du của nhà lãnh đạo Nga.

"Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, trong đó cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiết và hiệu quả với tất cả các cường quốc, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga", Tiến sĩ Storey trả lời phỏng vấn của BBC.

Ông cho rằng với chính sách "ngoại giao cây tre", Việt Nam cố gắng không thiên vị nước nào, đưa ra dẫn chứng rằng Hà Nội tuy không lên án việc Nga xâm lược Ukraine nhưng cũng không bỏ qua điều đó. Nhiều quan chức của Việt Nam dù không bày tỏ công khai nhưng họ cho rằng Điện Kremlin đã phạm phải một sai lầm to lớn về mặt chiến lược.

Riêng đối với Nga, chuyên gia Thế Phương nhận xét vì Moscow luôn là một đối tác truyền thống và đem lại rất nhiều lợi ích nên "Việt Nam không thể bỏ rơi Nga lúc khó khăn nhất".

"Việt Nam vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt với Nga nhưng không có nghĩa là Việt Nam vì mối quan hệ với Nga mà sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây. Cho nên Việt Nam sẽ cố gắng để cân bằng các mối quan hệ này".

Giáo sư Vuving cho rằng nếu nhìn lại quá trình cân bằng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Mỹ và Nga thì Hà Nội đang thực hiện "một bước lùi, hai bước tiến".

"Làm sao để vẫn chơi được vẫn cả Nga lẫn Mỹ thì Việt Nam đã dùng phương pháp một bước lùi, hai bước tiến. Việt Nam đã lùi một bước trong quan hệ với Mỹ trong năm 2022 và sau đó tiến hai bước trong quan hệ với Mỹ trong năm 2023. Trong lúc đó, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trong quan hệ với Nga", ông bình luận.

Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng Hà Nội đã rút ra bài học trong lịch sử khi cân bằng quan hệ với các cường quốc.

"Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, từng về phe của Liên Xô nhưng cuối cùng sau này Việt Nam cũng chịu rất nhiều thiệt hại trong chiến tranh. Nhưng mà cũng không có cường quốc nào đứng ra chịu với Việt Nam cả".

Theo ông, đó là bài học, và nếu Việt Nam xử lý tốt trong lúc này thì Hà Nội sẽ chứng tỏ vai trò của Việt Nam như thế nào trên trường quốc tế.

Nguồn : BBC, 19/06/2224

**************************

Tổng thống Putin : Phương Tây khinh ghét, Việt Nam chào đón

BBC, 19/06/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin được nhiều người miêu tả là một người bị phương Tây khinh ghét, nhưng ông nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi đến thăm Việt Nam, theo Reuters.

viengtham07

Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta", Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC tiếng Việt hôm 18/6.

"Tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta", Tiến sĩ Ian Storey, học giả của Viện ISEAS (Singapore), nói với BBC tiếng Việt hôm 18/6.

"Putin được coi là người đã đưa quan hệ Việt – Nga trở lại đúng hướng sau khi ông Gorbachev bỏ rơi Hà Nội.

"Hình ảnh 'người đàn ông mạnh mẽ' của Putin cũng được người Việt Nam yêu thích, đặc biệt là đối với nam giới trẻ tuổi", ông Storey nhận định.

Việt Nam không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nơi đã ban hành lệnh bắt giữ Putin với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Mối quan hệ giữa Hà Nội và Moscow bền chặt trong nhiều thập kỷ.

Giống như Moscow, Hà Nội cũng theo dõi chặt chẽ những gì truyền thông nhà nước đưa tin, và các nhóm vận động phương Tây cho rằng quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm trọng ở Việt Nam.

"Tôi rất vui khi biết ông Putin tới Việt Nam vì ông rất tài năng, thực sự là một nhà lãnh đạo thế giới", ông Trần Xuân Cường, 57 tuổi, cư dân Hà Nội, nói trước tượng đài người sáng lập nhà nước Liên Xô Vladimir Lenin ở thủ đô Việt Nam, theo trích dẫn của Reuters.

Một người dân Hà Nội khác, Nguyễn Thị Hồng Vân, cho biết quà lưu niệm Nga ở cửa hàng của bà bán rất chạy.

"Người Việt Nam rất yêu thích các sản phẩm của Nga", bà nói với Reuters, xung quanh là búp bê Matryoshka và mũ có thêu chữ CCCP - viết tắt của Liên Xô.

Nhà lãnh đạo Nga ít có các chuyến công du nước ngoài kể từ phán quyết của ICC, điều mà Moscow cho biết họ không công nhận.

Nga cũng phủ nhận việc phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine kể từ khi nổ ra cuộc xâm lược toàn diện mà Putin phát động vào tháng 2/2022.

'Thích lãnh đạo quyền lực'

Ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Úc, cũng có chung nhận định rằng "cả giới lãnh đạo và công chúng Việt Nam vẫn dành tình cảm lớn cho Nga" vì tâm lý của người Việt là "thích những nhà lãnh đạo mạnh và có quyền lực".

Ông Phương nói với BBC :

"Quan sát cuộc chiến của Nga tại Ukraine thì một bộ phận lớn công chúng vẫn ủng hộ hành động quân sự của Nga.

"Mối quan hệ với quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố là có 'tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc' được xây dựng trên cơ sở hỗ trợ của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam và thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

"Tâm lí lịch sử tạo ra một sự yêu mến rất lớn của đông đảo người dân Việt Nam với nước Nga, cũng như ông Putin.

"Vì đứng dưới góc độ của công chúng Việt Nam, ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh.

"Xu hướng của người Việt Nam hiện nay là thích những nhà lãnh đạo mạnh và có quyền lực, nên ông Putin sang Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ từ công chúng.

"Tuy nhiên, không thể bỏ qua một thực tế rõ ràng là vẫn có những luồng quan điểm không ủng hộ Nga, hoặc có những người vẫn yêu mến nước Nga nhưng không ủng hộ hành động quân sự của quân đội Putin ở Ukraine".

Trao đổi với BBC tiếng Việt trước chuyến thăm lần thứ năm của ông Putin tới Việt Nam, Tiến sĩ Ian Storey nói rằng "Nga là một người bạn lâu năm và đáng tin cậy của Việt Nam".

Ông nói :

"Sự hỗ trợ của Moscow trong Chiến tranh Việt Nam rất quan trọng đối với chiến thắng của Hà Nội.

"Đảng cộng sản Việt Nam luôn biết ơn sự hỗ trợ của Moscow trước, trong và sau cuộc chiến và điều này sẽ không thay đổi.

"Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, trong đó cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiết và hiệu quả với tất cả các cường quốc, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga.

"Hà Nội tuy không lên án việc Nga xâm lược Ukraine nhưng cũng không bỏ qua điều đó. Nhiều quan chức của Việt Nam dù không bày tỏ công khai nhưng họ cho rằng Điện Kremlin đã phạm phải một sai lầm to lớn về mặt chiến lược".

Theo ông Storey, tình cảm của người dân Việt Nam dành cho ông Putin vẫn ở mức rất cao, bất chấp quyết định xâm lược Ukraine của ông ta.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một bộ phận người dân Việt Nam phản đối hành động gây hấn của Nga và không đồng tình với việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khi biểu quyết lên án Nga.

"Những người chỉ trích lập trường của Việt Nam trong cuộc chiến Ukraine đã đặt câu hỏi : 'Nếu chúng ta không đứng lên vì Ukraine, ai sẽ đứng lên bảo vệ chúng ta nếu Việt Nam bị Trung Quốc tấn công ?'", ông Ian Storey nói với BBC tiếng Việt.

Thạc sĩ Hoàng Việt từ Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì nhìn nhận rằng tình cảm của người Việt Nam với ông Putin có sự thay đổi sau cuộc chiến Ukraine.

"Có nhiều người học ở Nga đã từng hoặc đang nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và công an. Nhóm này thì vẫn rất thích và thần tượng vai trò của ông Putin.

"Nhưng sau cuộc chiến Ukraine thì dư luận Việt Nam có sự phân hóa trong cái nhìn về ông Putin".

Trong khi đó, Giáo sư Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thì nhận định với BBC rằng "sự biểu lộ của người dân Việt Nam đối với tổng thống Putin sẽ là thứ mà chính quyền sẽ kiểm soát rất ngặt nghèo".

"Thành ra người nào mà thích Nga và hoan hô Putin thì sẽ được thoải mái.

"Thế nhưng những người không thích Putin mà thậm chí là muốn phản đối thì sẽ không có đất để thể hiện được cái chuyện đó".

Mối quan hệ truyền thống

viengtham08

Tổng thống Nga Vladimir Putin nâng ly cùng các quan chức Việt Nam vào ngày 12/11/2013 tại Hà Nội

Nga là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam và các công ty Nga khai thác dầu khí tại các mỏ của Việt Nam ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam đã đi học ở Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó có các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và người đứng đầu Đảng cộng sản hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng, một nhà tư tưởng Mác-Lênin.

Hà Nội rải rác những tòa nhà theo phong cách Liên Xô, bao gồm bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung Hữu nghị Việt-Xô, được xây dựng vào cuối những năm 1970 trên địa điểm nơi có một phòng triển lãm của Pháp bị ném bom.

Ở một đất nước bị lãnh đạo cộng sản kiểm soát chặt và nơi tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói rằng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt, ông Putin ít khả năng phải đối mặt với những lời chỉ trích công khai, theo Reuters.

"Tâm hồn Nga là một điều tuyệt vời. Nó nhẹ nhàng tình cảm, yêu hòa bình", ông Trần Xuân Việt, 83 tuổi, nói với Reuters. "Tôi sẽ luôn dành sự tôn trọng và tình cảm cho Putin. Thực tế, có rất nhiều điều về ông ấy mà tôi thường (...) áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình".

Một số thanh niên Việt Nam cũng hoan nghênh chuyến thăm của Putin.

"Tôi khá thích Tổng thống Nga Putin. Tôi hy vọng chuyến thăm này sẽ tăng thêm tình đoàn kết, hợp tác và hữu nghị giữa Nga và Việt Nam", Phạm Hoàng Hải Đăng, sinh viên 20 tuổi, nói với Reuters.

Nguồn : BBC, 19/06/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Reuters, Nguyễn Giang, Trọng Thành, Thu Hằng, BBC tiếng Việt
Read 565 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)