Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/08/2017

Việt Nam không yên sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Tổng hợp

Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech (BBC, 21/08/2017)

Cuộc điều tra vụ việc mà Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giờ không còn nằm trong lãnh thổ Đức mà đã mở rộng sang Cộng hòa Czech, nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC trong chương trình Bàn tròn cuối tuần hôm 20/8.

txt1

Văn phòng của doanh nghiệp chuyển tiền do ông Nguyễn Hải Long đứng tên hiện đang đóng cửa im ỉm.

Ông Lê Trung Khoa cho biết hôm 13/8, một người Việt là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ.

Ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram, là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Khoa nói.

"Hôm 17/8, cảnh sát Czech cũng đã khám và lưu giữ lại toàn bộ dữ liệu và hồ sơ của ông Long tại cửa hàng để điều tra thêm những chi tiết có liên quan, đặc biệt những cá nhân đứng sau ông Nguyễn Hải Long là ai, dùng hộ chiếu nào và đi bằng con đường nào để dùng chiếc xe thuê làm những chuyện khác", nhà báo Lê Trung Khoa nói với BBC.

Văn phòng Money Gram tại Trung tâm thương mại Sapa đã đóng cửa từ nhiều ngày nay, với dòng chữ "Hôm nay đóng cửa" dán trên cửa.

txt2

Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh 'bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech

Ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel, hãng đã cho ông Long thuê chiếc xe nói trên, hôm 21/8 cho BBC biết trước đó bốn hôm ông được mời đến Sở thanh tra xét hỏi của Prague để làm việc với cảnh sát Czech và Đức.

"Trong phòng có ba cảnh sát Đức và khoảng năm, sáu cảnh sát Czech. Có một phiên dịch người Czech, nói tiếng Czech dịch ra tiếng Đức, và một phiên dịch người Việt Nam dịch từ tiếng Việt ra tiếng Czech", ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cho biết trong buổi làm việc hôm 17/8, cảnh sát hỏi ông chi tiết 'từ đầu đến cuối câu chuyện liên quan đến cái xe' mà ông Long đã thuê của Hieu Bui Travel từ ngày 20 đến 24/7.

"Cách hỏi của cảnh sát Đức khác với cảnh sát Czech là hết sức chi tiết. Họ hỏi [tôi] cũng khoảng 5 đến 6 tiếng", ông Hiếu kể.

"Khi tôi hỏi trực tiếp người cảnh sát Đức chiếc xe của tôi hiện đang ở đâu thì họ nói đang ở bên Đức. Tôi nói là tôi cần xe để kinh doanh, họ nói họ sẽ cố gắng làm sớm trong vòng một, hai tuần để trả lại cho tôi", ông Hiếu tiếp lời.

Sau nhiều lần làm việc với cảnh sát từ ngày 28/7, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông bị hỏi về vụ việc này.

txt3

Biển báo trên cửa doanh nghiệp Money Gram do ông Nguyễn Hải Long làm chủ ghi dòng chữ "Dneska Zavreno" ("Hôm nay đóng cửa"). Ảnh chụp ngày 21/8.

Theo thông cáo của Công tố liên bang Đức hôm 10/8, phía Đức tập trung điều tra về nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài và tước đoạt quyền tự do một cách bất hợp pháp.

Thông cáo hôm 10/8 cũng nói phía Đức đang nghi ngờ "các nạn nhân được đưa tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi từ đó đưa về Việt Nam".

Trước đó hôm 9/8, Đức tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh 'đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc' hồi cuối tháng Bảy, tuy nhiên phía Việt Nam nói đối tượng đã tự nguyện 'ra đầu thú'.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức "chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh" và đó là hành vi mà Đức thấy là "không thể chấp nhận".

Tin tức trái chiều giữa Việt Nam và Đức về chuyện Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Hà Nội vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Năm 17/8, vấn đề này lại được nhiều phóng viên nêu ra.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng được dẫn lời nói "Việt Nam luôn muốn duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đã xây dựng được" với Đức.

Trả lời báo giới, bà Thu Hằng khi đó cũng nói rằng "đến nay chưa có thêm thông tin mới về động thái từ phía bạn" liên quan tới điều mà Berlin nói là 'các bước đi cần thiết' nếu Việt Nam không để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.

********************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Dân biểu Đức kêu gọi trừng phạt Việt Nam (VOA, 18/08/2017)

Các dân biểu H vin Đc kêu gi phi có bin pháp quyết lit hơn đ trng pht Vit Nam sau v bt cóc ông Trịnh Xuân Thanh Berlin, mt hành đng b chính ph Đc cáo buc là mt "vi phm trng trn" đi vi lut pháp Đc.

vietduc1

Bài viết ca nht báo Suedeutsche Zeitung vi hàng tít "Các ngh sĩ kêu gi lnh trng pht đi vi Vit Nam sau v bt cóc".

Báo Der Spiegel dn li dân biu Burkhard Lischka phát biu : "Theo ý tôi, cn trc xuất thêm mt v, nhân viên tình báo Vit Nam khác na và đóng băng các ngân khon dành riêng cho các d án cá th trong khuôn kh chương trình vin tr hp tác phát trin" cho Hà ni.

vietduc2

Nghị sĩ Burkhard Lischka trên trang web ca quc hi Đc. Ông kêu gi đóng băng các qu vin tr phát trin ca Đc đi vi Vit Nam.

Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo ln khác ca Đc như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.comHasePost.de hôm 12/8 đều đăng ti phát biu ca dân biu Lischka, Phát ngôn viên v chính tr ni v trong khi ngh viên đng Dân ch Xã hi Đc (SPD).

Dân biểu Lischka khng đnh vi VOA hôm 17/8 v li kêu gi này nhưng t chi bình lun thêm v những biện pháp mà ông đưa ra.

Truyền thông Đc cũng trích li mt dân biu khác, ông Juergen Hardt, kêu gi các bin pháp chung ca khi Liên minh Châu Âu đi vi Vit Nam. Dân biu Hardt, người phát ngôn v ngoi giao ca khi ngh viên đng Dân ch Thiên chúa giáo (CDU) đề xut các bin pháp như trc xut thêm nhiu người khác – như đã trc xut mt nhân viên s quán Vit Nam ti Berlin – người b chính ph Đc tuyên b là "không được hoan nghênh" (persona non grata).

vietduc3

Thành viên Quốc hi Đc Juergen Hardt kêu gi bin phát trng pht chung ca Châu Âu đi vi Vit Nam.

Dân biểu Hardt nói rng nhng bin pháp chế tài mà ông kêu gi, không nên làm hi đến người dân Vit Nam.

Chính phủ Đc cáo buc Vit Nam thc hin v bt cóc cu lãnh đo ngành du khí Trnh Xuân Thanh, người b Hà Ni truy nã v ti danh làm tht thoát gn 150 triu USD trong thi gian điu hành Tng Công ty c phn Xây lp du khí Vit Nam (PVC).

Sau khi Hà Nội không đáp tr yêu cu ca Berlin cho phép ông Thanh tr v Đc đ được xét đơn t nn theo đúng trình t, người phát ngôn B Ngoi giao Đc cho biết là chính ph Đc "đang xem xét nhng bin pháp tiếp theo đ cho các đi tác Vit Nam biết rng chúng tôi không th chp nhn hành đng đó".

Theo phân tích của tp chí Forbes, mt trong nhng la chn đ đi phó vi Vit Nam là Đc s hn chế ngun tài trợ phát trin cho nước này.

Năm 2015, Đức cam kết 257 triu USD tin vin tr phát trin cho Vit Nam trong 2 năm.

vietduc4

Thủ tướng Đc Angela Merkel (phi) tiếp th tướng Nguyn Xuân Phúc ti Hi ngh Thượng đnh G20 mi được t chc Hamburg tháng trước. Theo tp chí Forbes, quc hi ca bà Merkel đang vn đng hành lang EU đ trng pht Vit Nam vì v bắt cóc Trnh Xuân Thanh.

Forbes dẫn li mt nhà phân tích khng đnh chính ph ca th tướng Angela Merkel đang vn đng hành lang các nước láng ging trong khi EU đ ngăn cn tiến trình đàm phán Hip đnh thương mi t do EU-Vit Nam (EVFTA) mà c 2 bên đã nhất trí vào tháng 12/2015.

Hiệp đnh thương mi gia Vit Nam và 28 nước thành viên Châu Âu d kiến s được thông qua trong năm nay và s có hiu lc vào năm sau.

Theo đánh giá của Forbes, vic các mt v Vit Nam bt cóc ông Thanh Berlin có thm đổ b hip đnh được đánh giá là vô cùng quan trng đi vi Vit Nam, đc bit sau khi Hip đnh đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành vì s rút lui ca M.

Đức là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam trong khi EU và giá tr thương mi 2 chiều Vit Nam-EU đã tăng 38 t USD trong 1 thp niên qua lên 48 t USD. EVFTA d kiến s giúp GDP ca Vit Nam tăng khong 15%.

Tuy nhiên theo đánh giá của mt cu ch nhim văn phòng chính ph, Vit Nam "đã tiên liu s xy ra chuyn này chuyn kia. Có th s phi chp nhn khi phi làm mt công vic đ làm trong sch ni b".

Luật sư Trn Quc Thun nói vi VOA rng Vit Nam "phi đem (Trnh Xuân Thanh) v vì rõ ràng TXT là đu mi, là mt nút tht trong mt v án tham nhũng ln Vit Nam".

Các luật sư ca ông Trnh Xuân Thanh, đm trách h sơ xin t nn ca ông Đc, cho rng có mt thế lc chính tr đng đng sau v vic này.

Hôm 16/8, Bộ Ngoi giao Đc cho VOA Vit Ng biết chính ph Vit Nam đã tiếp cn Đc và đ ngh đi thoi. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoi giao tuyên b Vit Nam "mong mun duy trì phát trin quan h đi tác chiến lược vi Đc".

******************

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và hệ lụy (RFA, 17/08/2017)

Vụ Trịnh Xuân Thanh bị phía Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc đưa từ Berlin về Hà Nội trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước lâu nay. Quan ngại nhất là hành động đó sẽ gây hại đến mối bang giao Việt-Đức và cả Việt Nam–Liên Hiệp Châu Âu (EU).

vietduc5

Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo

Phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận ý kiến của giới quan sát.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhận định, mối quan hệ Việt - Đức sau khi nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

"Riêng tôi thấy phát ngôn của ông Ngoại trưởng là khá căng. Ông ấy bảo đây là một hành động không thể chấp nhận được, và phía Đức không tha thứ cho hành động này. Thì trong quan hệ quốc tế mà nói như thế là rất nặng. Đây là một tình trạng rất mong manh. Và câu chuyện này, tôi nghĩ có thể phát triển rất phức tạp".

Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - thành viên của Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam đánh giá, vụ việc Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực đến mối bang giao Việt - Đức.

"Bây giờ Việt Nam làm như thế này là vi phạm nghiêm trọng cái luật pháp của người ta. Thì rõ ràng là một cái ảnh hưởng rất là lớn, rất xấu".

Trên cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến cho rằng, chính phủ Đức áp dụng "tiêu chuẩn kép" về phòng chống tội phạm trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, và vụ việc này không ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Đức, Việt - EU. Bà Nguyễn Nguyên Bình phản bác lại những điều đó.

"Mà đến như thế, làm sao mà không ảnh hưởng đến quan hệ. Giả sử như hai người là hai hàng xóm láng giếng của nhau, mà anh cứ tự nhiên xông vào nhà, lục lọi nhà người ta ra để bắt một người mà anh gọi là tội phạm của nhà anh. Thế thì làm sao mà cái người hàng xóm ấy lại để yên được, người ta không giận, không muốn cắt đứt với anh. Đấy là nói chuyện hàng xóm với nhau, chứ còn hai quốc gia thì nó phải khác. Đức là một quốc gia có luật pháp lâu đời và nghiêm chỉnh, làm sao người ta chịu những chuyện như thế".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng có quan điểm tương tư nhà văn Nguyên Bình và ông nhận định, việc Chính phủ Đức yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức không phải vì họ muốn giữ hay ủng hộ Thanh.

"Vấn đề như họ đã nói với thủ tướng ta, cái việc trao trả Thanh phải đúng quy trình, theo các bước đi trong luật pháp Đức. Chứ không phải họ nói thế vì họ muốn giữ Thanh. Ở đây, ta phải phân biệt các vấn đề về pháp lý và thủ tục, gọi là xin tỵ nạn. Chứ không phải thấy họ đòi trả lại Thanh là họ ủng hộ đâu. Hoàn toàn không phải".

Theo thông tin từ báo Taz, phía Chính phủ Đức có thể đình chỉ việc giải ngân các gói tín dụng cho Việt Nam. Ông Joachim Nagel - đại diện toàn quyền của KfW ("Cơ quan Tín dụng Tái thiết"), giám đốc tương lai của ngân hàng phát triển Đức đã hủy chuyến thăm Việt Nam.

"Thì ông này có kế hoạch sang Việt Nam, nhưng mà bây giờ đã hoãn, không sang nữa. Và người phát ngôn của cơ quan này nói rằng, "bây giờ chưa phải thời điểm để bàn về việc này". Thì tôi thấy rằng đây là tác động rõ nhất".

Thông tin mới trên truyền thông Đức cho biết, ngày 10/8/2017, Văn phòng Công tố liên bang Đức đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ việc Trịnh Xuân Thanh từ Văn phòng công tố của tiểu bang Berlin, với nghi vấn ông Thanh bị giữ tại Đại sứ quán Việt Nam trước khi được đưa về Hà Nội. Bên cạnh đó, cảnh sát Cộng hòa Czech cũng đã vào cuộc điều tra sự việc. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là một sự mở rộng phạm vi điều tra và có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam-EU, trong đó có tiến trình thông qua Hiệp định thương mại Tự do (E-V FTA) giữa hai bên, bởi liên minh này có những điều khoản về chính sách đối ngoại và an ninh chung.

"Tôi hy vọng, cái điều tốt nhất, hy vọng không ảnh hưởng đến cái hiệp định. Chứ nếu nay mai, sự việc này còn diễn tiến, hai bên không giải quyết được với nhau. Thì tôi biết hiện nay, hai bên đang giải quyết sau hậu trường rất là mạnh. Nhất là khi 1 nhà ngoại giao của ta bị trục xuất. Thông thường theo thông lệ quốc tế, là phải có trục xuất trở lại, nhưng Việt Nam chắc không có động thái đó. Như vậy thì phải có cái hợp tác với nhau, giải quyết với nhau cho ổn thoả chuyện này, chứ để bung bét ra là rất nặng nề".

Trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) vừa qua tại Manila, Việt Nam bị "cô lập", đơn độc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, với vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sẽ càng khó khăn trên con đường tìm kiếm sự ủng hộ của Cộng đồng quốc tế cho các giải pháp ngoại giao và pháp lý, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

"Nếu mà phía Đức vẫn cứ dứt khoát nói rằng Việt Nam vi phạm không chỉ luật pháp Đức mà còn luật pháp quốc tế nữa. Sau này, trong vấn đề ta muốn dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích trên Biển Đông, những nơi mà chúng ta bị vi phạm thì tiếng nói của ta sẽ yếu đi. Bởi vì bản thân anh không tôn trọng luật pháp quốc tế, thì sao anh đòi nước khác phải tôn trọng luật pháp quốc tế".

Truyền thông Đức đánh giá, đây là giai đoạn khó khăn, "thời kỳ đóng băng" trong quan hệ song phương Việt-Đức. Chưa biết khi nào thì mối quan hệ có thể được cải thiện, nhưng những hệ luỵ, tác động trước mắt là không hề nhỏ.

Quay lại trang chủ
Read 766 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)