Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/08/2017

Vụ Trịnh Xuân Thanh để lộ bản chất mafia của Hà Nội

Tổng hợp

Nguyễn Hải Long bị bắt vì nghi làm gián điệp (VOA, 24/08/2017)

Cộng hòa Czech gii giao cho Đc mt người đàn ông Vit Nam b tình nghi làm gián đip, thuê chiếc ôtô dùng đ bt cóc cu giám đc du khí Trnh Xuân Thanh Berlin.

txt1

Xe Volkswagen 7 chỗ ngi, màu ánh bc, bin s xe 2AB – 3140 ca doanh nghip Hieu Bui Travel, Praha, Cng hòa Czech. (Photo Bui Quang Hieu)

Công tố viên Đc hôm 24/8 cho biết mt người đàn ông 46 tui được xác đnh là Nguyn Hi Long đã bị bt Cng hòa Czech ngày 12/8 và gii giao cho Đc hôm th Tư 23/8. Ông Long vì tình nghi làm gián đip, đã thuê chiếc xe ôtô th đô Praha vào ngày 20/7 đ s dng trong v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh Berlin hi tháng trước, theo tin ca hãng AP.

Chính quyền Đc cáo buc cơ quan tình báo Vit Nam và Đi s quán Vit Nam ti Berlin có liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh vào ngày 23/7, và đã trc xut các nhân viên tình báo ca Hà Ni ra khi nước này. Tuy nhiên, Vit Nam nói rng ông Thanh đã ra đầu thú ngày 31/7 ti Hà Ni.

txt2

Ông Trịnh Xuân Thanh "ra đu thú" hôm 31/7/2017.

Không rõ ông Long có phải là người trc tiếp lái chiếc xe này sang Đc hay không.

Các công tố viên nói rng nghi phm b buc ti là "gián đip và có liên đi trong v bt người bt hp pháp Đc".

Liên quan đến v bt cóc ông Trnh Xuân Thanh, hôm 18/8, Nhật báo TAZ ca Đc loan tin rng bà Frauke Köhler, Công t viên Liên bang Đc, đã xác nhn có bt gi "mt nghi can nước ngoài".

Tờ Thoibao.de nói người đàn ông b bt gi hôm 12/8 đ điu tra có tên Nguyn Hi Long, là mt ch văn phòng chuyn tin MoneyGram tại ch Sapa, th đô Praha.

Trang tin này còn cho biết văn phòng ca ông Long cũng b cnh sát kim tra và niêm phong các tài liu cùng nhiu trang thiết b đ phc v điu tra.

Trước đó người ch doanh nghip cho thuê xe Praha, ông Bùi Quang Hiếu, cho VOA biết rng ông đã cho mt người bn ca ông Trung tâm Thương mi Sapa thuê chiếc xe Volkswagen 7 ch ngi, màu ánh bc, bin s xe 2AB – 3140, t ngày 20 đến ngày 24 tháng 7.

Ông Hiếu cho biết :

"Cảnh sát hình s Liên Hiệp Châu Âu có làm vic với tôi về chiếc xe đó – cho ai thuê – và h đã thu gi xe ca tôi ngày 28/7/2017. Người thuê là mt người đng nghip ca chúng tôi. Cnh sát có đến hi tôi mt vài ln na. H hi tt c các nht ký cho thuê xe trong thi khong thi gian đy. Tôi đã cung cấp đy đ thông tin cho h".

txt3

Cổng vào Trung Tâm Thương mi Sapa Praha, CH Czech (nh : TV-Sapa.cz)

Hiện nay chiếc xe b nghi ng dùng đ ch nhóm bt cóc ông Trnh Xuân Thanh hôm 23/7 đã b cnh sát Cng hòa Czech tm gi và chuyn sang Đc đ phc v điu tra, theo ông Hiếu.

Hôm 16/8, báo Bild của Đc nói rng chiếc xe th hai tham gia v bt cóc là chiếc xe Audi Limousine 5 chỗ ngi, cũng mang bin s Cng hòa Czech và cũng là xe thuê.

Hôm 8/8, cảnh sát Cng hòa Czech cho VOA-Vit ng biết cơ quan này đã chính thc m cuc điu tra v v ông Trnh Xuân Thanh b bt cóc Berlin, ri đưa lên mt chiếc xe đăng ký bin s Cng hòa Czech.

Tuy nhiên, hôm 24/8, trong một email tr li cho VOA, cảnh sát Cng hòa Czech nói không th tiết l thông tin c th v người thuê xe đã b bt và gii giao cho Đc điu tra.

Cho đến nay chính ph Đc vn qu quyết Vit Nam đã bt cóc ông Trnh Xuân Thanh trên lãnh th nước Đc và quyết tâm làm sáng t vic chính phủ nước ngoài dùng mt v bt người trái pháp lut.

************************

Czech giao cho Đức một nghi phạm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFA, 24/08/2017)


Một người đàn ông Việt Nam bị nghi có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vừa được cảnh sát Cộng hòa Séc giao cho Đức vào ngày 23 tháng 8.

txt4

Hình chụp ông Trịnh Xuân Thanh, không rõ ngày tháng, tại một công viên ở Đức. AFP photo

Hãng tin AP trích lời Công tố viên Liên Bang Đức cho biết người đàn ông có tên là Long N. H. bị bắt vào ngày 12 tháng Tám vừa qua. Người này đã thuê một chiếc xe hơi 7 chổ vào ngày 20 tháng Bảy tại thủ đô Praha và sau đó đến Đức. Chính chiếc xe này được cho là đã chở nhóm người bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại thủ đô Berlin sau đó.

Theo Công tố Liên Bang Đức thì nghị phạm bị cáo buộc làm gián điệp và tòng phạm trong việc bắt giữ phi pháp.

Trên tờ Thời Báo bằng Việt ngữ tại thủ đô nước Đức, nhà báo Lê Trung Khoa cho biết người đàn ông này tên là Nguyễn Hải Long, hiện có một văn phòng làm dịch vụ chuyển tiền tại khu chợ Sapa của người Việt tại thủ đô Praha, Cộng hòa Czech.

Ông Trịnh Xuân Thanh, từng là một quan chức cao cấp của ngành dầu khí Việt Nam, đã đào thoát sang Đức hồi năm ngoái sau khi bị cáo buộc tham nhũng. Ngày 31 tháng Bảy vừa qua, Bộ Công an Việt Nam nói rằng ông đã về nước đầu thú, nhưng sau đó vài ngày thì Bộ Ngoại giao Đức chính thức lên tiếng là Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Thanh trên đất Đức.

Chuyện này tạo nên một căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam với nước Đức, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu.

*******************

Một nghi can người Việt bị tạm giam tại Đức (RFI, 24/08/2017)

Hôm 24/08/2017, Viện Công tố Đức thông báo là một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã bị tạm giam tại Đức sau khi được dẫn độ từ Cộng hòa Séc.

txt5

Ảnh chụp cảnh ông Trịnh Xuân Thanh phát biểu trên truyền hình Việt Nam ngày 03/08/2017, cho biết là ông "đã ra đầu thú". REUTERS/Kham

Theo thông báo của Viện Công tố Đức, nghi can người Việt, được viết dưới tên tắt là Long N. H. ( Nguyễn Hải Long ?), 46 tuổi, bị tạm giam để điều tra về tội "hoạt động gián điệp" và "đồng lõa bắt cóc". Cụ thể, nghi can này, theo sự chỉ đạo của cơ quan mật vụ Việt Nam, vào ngày 20/07 đã thuê tại Praha một chiếc xe tải nhỏ Volkswagen, được sử dụng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23/07 để đưa về Việt Nam.

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên là nguyên Chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã biển thủ hàng triệu đô la từ công ty này, nhưng đã bỏ trốn ra nước ngoài cho nên bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế.

Theo báo chí Đức, ông đã bị một toán người vũ trang bắt cóc tại một công viên ở thủ đô Berlin ngày 23/07 vừa qua, khi đang xin tị nạn tại Đức. Chính quyền Đức đã khẳng định là trong vụ bắt cóc này chắc chắn là có sự tham gia của cơ quan mật vụ Việt Nam. Sau đó, ngày 31/07/2017, Bộ Công an Việt Nam thông báo là ông Trịnh Xuân Thanh đã ra "đầu thú"tại Cơ quan An ninh điều tra và bản thân ông cũng đã được đưa lên đài truyền hình để xác nhận ông "tự nguyện" trở về nước.

Hãng tin CTK của Cộng hòa Séc, trích dẫn "một nguồn thạo tin", cho biết là một ngày sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một người Việt 46 tuổi đã bị bắt giữ ở Cộng hòa Séc, trước khi bị chính phủ Đức phát lệnh bắt giữ Châu Âu vào ngày 11/08.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã gây tổn hại nặng nề quan hệ giữa Việt Nam với Đức, bởi vì đối với Berlin, khi cho người bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được cứu xét , Hà Nội đã vi phạm luật pháp của Đức và luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu đại sứ Việt Nam tại Đức vào ngày 01/08 và tuyên bố tùy viên an ninh của tòa đại sứ là "persona non grata", buộc nhân vật này phải rời khỏi Đức trong vòng 48 tiếng.

Ngoài ra, chính phủ Đức cho biết sẽ xem xét về các biện pháp trả đũa về chính trị, kinh tế và viện trợ phát triển. Bộ Ngoại giao Đức đòi Việt Nam phải đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức để họ có thể xem xét đơn dẫn độ của Việt Nam cũng như đơn xin tị nạn của ông Thanh theo đúng luật pháp Đức.

Theo hãng tin AFP, chính phủ mới của Việt Nam, được thành lập vào tháng 4 năm 2016, đã cam kết sẽ kiên quyết chống nạn tham nhũng và cải tổ khu vực Nhà nước thiếu hiệu quả và làm ăn thua lỗ. Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc trừng trị những quan chức cao cấp là kết quả của những đấu đá nội bộ hơn là chống tham nhũng thật sự.

Trong bản xếp hạng của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) năm 2016, Việt Nam đứng hàng thứ 113 trên tổng số 176 quốc gia về tính minh bạch, thấp hơn những nước láng giềng Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Thanh Phương

*************************

Cộng hòa Séc dẫn độ sang Đức một nghi can người Việt (RFI, 24/08/2017)

Hãng tin CTK, ngày 23/08/2017, loan tin là Cộng hòa Séc sẽ dẫn độ sang Đức một người Việt Nam bị tình nghi có dính líu đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin để đưa về Việt Nam.

txt6

Biệt thự ở Hà Nội của ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ảnh chụp ngày 03/08/2017. REUTERS/Kham

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên là chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã biển thủ hàng triệu đô la từ công ty này, nhưng đã bỏ trốn ra nước ngoài cho nên bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế.

Theo báo chí Đức, ông bị một toán người vũ trang bắt cóc tại một công viên ở thủ đô Berlin ngày 23/07/2017, khi đang xin tị nạn tại Đức. Chính quyền Đức khẳng định trong vụ bắt cóc này chắc chắn có sự tham gia của cơ quan mật vụ Việt Nam. Sau đó, ngày 31/07, bộ Công An Việt Nam thông báo là ông Trịnh Xuân Thanh đã ra "đầu thú" tại Cơ quan An ninh điều tra và bản thân ông cũng đã được đưa lên đài truyền hình để xác nhận ông đã "tự nguyện" trở về nước.

Hãng tin CTK trích dẫn "một nguồn thạo tin" cho biết là một ngày sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một người Việt Nam 46 tuổi đã bị bắt giữ ở Cộng hòa Séc, trước khi bị chính phủ Đức phát lệnh bắt giữ Châu Âu vào ngày 11/08.

Phát ngôn viên của một tòa án ở thủ đô Praha, Marketa Puci, ngày 23/08, nói với hãng tin AFP rằng họ đã quyết định dẫn độ người Việt nói trên sang Đức, chiếu theo lệnh bắt giữ Châu Âu. Nhưng người phát ngôn này không nêu chi tiết vụ việc, kể cả danh tính của người Việt bị dẫn độ sang Đức, mà chỉ cho biết là người này đã chấp nhận bị dẫn độ. Cảnh sát Cộng hòa Séc từ chối bình luận về vụ này.

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã gây tổn hại nặng nề quan hệ giữa Việt Nam với Đức, bởi vì đối với Berlin, khi cho người bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được cứu xét, Hà Nội đã vi phạm luật pháp của Đức và luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Đức đã triệu đại sứ Việt Nam tại Đức vào ngày 01/08 và tuyên bố tùy viên an ninh của tòa đại sứ là "persona non grata", buộc nhân vật này phải rời khỏi Đức trong vòng 48 tiếng.

Ngoài ra, chính phủ Đức cho biết sẽ xem xét các biện pháp trả đũa về chính trị, kinh tế và viện trợ phát triển. Bộ Ngoại giao Đức cho biết đòi Việt Nam phải đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức để họ có thể xem xét đơn dẫn độ của Việt Nam cũng như đơn xin tị nạn của ông Thanh theo đúng luật pháp Đức.

Theo hãng tin AFP, chính phủ mới của Việt Nam, được thành lập vào tháng 04/2016, đã cam kết kiên quyết chống nạn tham nhũng và cải tổ khu vực Nhà nước thiếu hiệu quả và làm ăn thua lỗ. Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc trừng trị những quan chức cao cấp là kết quả của những đấu đá nội bộ hơn là chống tham nhũng thật sự.

Trong bảng xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) năm 2016, Việt Nam đứng hàng thứ 113 trên tổng số 176 quốc gia về tính minh bạch, thấp hơn những nước láng giềng Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Thanh Phương

**********************

Đức điều tra thêm hai người Việt (BBC, 24/08/2017)

Nhà chức trách Đức đang điều tra thêm hai đối tượng liên quan đến nghi vấn bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tháng trước từ Berlin.

Một đối tượng là ông Long N. H., một người Việt 46 tuổi sống tại C.H. Czech đã được dẫn độ về Đức hôm 24/8, AFP đưa tin.

Một đối tượng khác là ông Ho. N. T., người gốc Việt làm việc tại cơ quan nhập cư và tỵ nạn của Đức, và đã bị đình chỉ để điều tra vì nghi ngờ cung cấp thông tin cho an ninh Việt Nam.

Về phía Việt Nam, các báo chí vẫn tiếp tục yên lặng về cuộc khủng hoảng này.

Nhân viên Việt Nam bị đình chỉ công tác

Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF) của Đức hiện đang điều tra liệu một nhân viên người Việt của họ có tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không, hãng truyền thông DW của Đức đưa tin hôm 22/8.

Theo hãng tin này, một nhân viên gốc Việt tên Ho N. T., đã bị đình chỉ công tác trong thời gian điều tra vụ bắt cóc và có thể phải đối mặt với vấn đề pháp lý.

txt7

Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố hôm 2/8 về vụ ông Trịnh Xuân Thanh 'bị bắt cóc' và yêu cầu một nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin phải rời đi trong vòng 48 giờ

Công dân người Việt này bị nghi ngờ là đã cung cấp "thông tin" cho nhóm an ninh Việt Nam, gồm bảy người, đã đến Berlin vào tháng 7 để bắt giữ và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.

Trong một bản tuyên bố được gửi tới DW, BAMF cho biết, Ho N. T. đã "được triệu tập ngay lập tức đến một cuộc họp nhân sự và cho thôi nhiệm vụ" khi các cáo buộc được công bố trên các phương tiện truyền thông ở Đức.

Nhưng cơ quan này cũng nói thêm rằng "theo thông tin hiện tại, chưa có mối liên hệ trực tiếp giữa nhân viên và các nghi can bắt cóc".

Cơ quan này cũng cẩn thận nhấn mạnh rằng trong suốt sự 26 năm làm việc tại BAMF, ông Ho N. T. không được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, và tất cả nhân viên của BAMF đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trung thành và trung lập.

txt8

Hôm 24/8, Tổng Công tố viên Liên bang Đức cho biết, nghi can Long N. 46 tuổi đã lái chiếc xe từ Praha đến Berlin vào ngày 20/7, 3 ngày trước khi có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Nhưng BAMF cũng nói rằng công ty đã không được nhận thức về hoạt động "ngoài giờ" của Ho N. T.

Trang báo Đức Der Spiegel thì viết rõ hơn họ tên của người này là Ho Ngoc T.

Còn tờ thoibao.de bằng tiếng Việt ra ở Đức thì viết cho rằng Ho. N.T. là ông Hồ Ngọc Thắng, người thường có các bài bình luận khác nhau trên trang Facebook cá nhân về quan hệ Đức - Việt.

Czech dẫn độ nghi can bắt cóc người Việt về Đức

Hôm 24/8, Chính quyền Czech dẫn độ một công dân Việt Nam về Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng trước, cơ quan báo chí AFP đưa tin.

Sáng hôm 24/8, Tổng Công tố viên Liên bang Đức cho biết, nghi can Long N. 46 tuổi đã lái chiếc xe từ Prague đến Berlin vào ngày 20/7, 3 ngày trước khi có thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Tờ thoibao.de cũng trong ngày hôm đó thì cho rằng Long N.H. chính là ông Nguyễn Hải Long.

Trước đó, ông Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC rằng một người Việt, ông Nguyễn Hải Long là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ .

Ông Long đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram và là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Lê Trung Khoa nói.

Đài DW nhận định vụ bắt cóc này đã gây ra một vết rạn nứt ngoại giao giữa Đức và Việt Nam, với Berlin triệu tập đại sứ của Việt Nam và trục xuất một cán bộ an ninh tình báo Việt Nam đầu tháng này.

***************

Có thế lực phía sau bài báo lăng mạ chính phủ Đức ? (VOA, 23/08/2017)

Bài viết trên t báo chính thng ca nhà nước Vit Nam, Tun Văn ngh Thành phố Hồ Chí Minh, cho rng "không có vic bt cóc" Trnh Xuân Thanh vì "không ai có th ri khi Châu Âu nếu không t nguyn".

Lần đu tiên, mt t báo chính thng ca nhà nước Vit Nam đưa ra bình lun cách hành x ca chính ph Đc trong v Trnh Xuân Thanh.

Bài báo trong số mi nht ca Tun báo Văn Ngh Thành phố Hồ Chí Minh phát hành ngày 18/8 cho rng "không có vic bt cóc" Trnh Xuân Thanh vì "không ai có th ri khi Châu Âu nếu không t nguyn".

Với nhng ngôn t đ kích mnh m, bài viết ca t báo thuc Liên hip các Hội Văn hc Ngh thut thành ph Hồ Chí Minh khng đnh B Ngoi giao Đc "h đ, hoc c tình h đ đ mua phiếu ca vài k cc đoan chng Vit Nam đang có quc tch Đc cho cuc bu c vào thi gian vài tun ti".

txt9

Bài báo trên Tuần báo Văn ngh cho rng chính ph Đc "h đ" khi cáo buc Vit Nam bt có Trnh Xuân Thanh và đang tìm cách "mua phiếu" t nhng người Vit gc Đc cho cuc bu c sp ti.

Tác giả ca bài báo, có tên Vũ Hương, mun nói đến cuc bu c quc hi liên bang Đc s din ra vào ngày 24/9.

Mặc dù chính ph Vit Nam gn đây đã tiếp cn chính ph Đc đ tìm cách gii quyết v bt cóc Trnh Xuân Thanh ở Berlin theo t cáo ca B Ngoi giao Đc nhưng "nhng bài báo như thế này", theo nhn đnh ca nhà nghiên cu Lê Hng Hip t Singapore, "không có li cho các n lc ca Vit Nam trong vic gii quyết khng hong ngoi giao hin nay vi Đc".

"Không rõ liệu có s ch đo nào đng sau các bài viết này hay không nhưng theo tôi vic dùng nhng cáo buc không có căn c và lăng m nước Đc như bài viết trên Tun báo Văn ngh thì rõ ràng là thiếu khôn ngoan và thiếu cn trng", ông Hip nói vi VOA. "Nó không giúp ích gì cho việc gii quyết vn đ và nó càng làm cho vn đ tr nên khó gii quyết hơn đi vi Vit Nam".

Nhà báo độc lp Phm Chí Dũng cũng có nhn đnh tương t và cho rng bài viết ca mt t báo nhà nước chính thng "mang tính quy chp và vu khng". Nhà báo này nghi ng có mt thế lc đng sau nhng bài viết như vy.

Giống như nhà nghiên cu Lê Hng Hip, thành viên ca Hi Nhà báo Đc lp Phm Chí Dũng cũng nhn đnh gn đây tun báo Văn Ngh Thành phố Hồ Chí Minh có nhng bài viết liên quan đến chính tr và "hoàn toàn không phù hp mt chút nào vi tính cht văn hc ngh thut".

Tháng trước, Tun báo Văn ngh có bài viết đánh vào giáo sư Ngô Bo Châu khi cho rng v giáo sư này đang "trên con đường tr thành ngụy dân ch phn bi Dân tc mình".

Theo mô tả trên website ca Tun báo Văn ngh Thành phố Hồ Chí Minh, đây là t báo "sáng tác nghiên cu lý lun – phê bình văn hc – ngh thut" ca Liên hip các hi văn hc ngh thut thành ph H Chí Minh và được B Thông tin và Truyền thông cp phép ngày 31/12/2014. Tuy nhiên theo nhà báo Dũng, người sinh sng thành ph H Chí Minh, t báo này nm trong nhóm có "ch đo mang tính Đng t Thường trc thành y Thành ph Hồ Chí Minh".

"Hiện nay dư lun cũng đang đt du hi ai đng đng sau, thế lc nào đng đng sau t báo này đ dường như c ý to ra s căng thng nhưng li bng tính cht vu khng".

Theo nhận đnh ca ch tch Hi nhà báo Đc lp, hin đang có nhiu phe phái chính tr Vit Nam, "thm chí trong Đng, trong chính ph cũng có nhiều phe phái".

Gần đây trên mng xã hi cũng đã ni lên nhng trang Facekook cá nhân ca các nhà lãnh đo Vit Nam như Trn Đi Quang, Tô Lâm, Nguyn Xuân Phúc hay Nguyn Phú Trng vi các bài viết được cho rng có mc đích nhm vào ai đó hoc to dư lun.

"Phía sau Tuần báo Văn ngh cn phi làm rõ xem là thế lc chính tr nào và thế lc chính tr đó có liên quan đến nhng quan chc cp cao nào và các quan chức cp cao đó không nht thiết phi đng nht vi chính ph, cũng không nhiết thiết phi đng nht vi Đng", theo nhà báo Dũng.

Mối quan h Vit-Đc tiếp tc xu đi sau khi các thành viên quc hi Đc kêu gi nhng bin pháp trng pht Việt Nam vào tun trước và theo nhn đnh ca tp chí Forbes gn đây, hip đnh thương mi Vit Nam-EU (EVFTA) mà Vit Nam rt mong ch có nguy cơ đ v vì s căng thng ngoi giao t v Trnh Xuân Thanh.

Thành viên của Vin Nghiên cu Đông Nam Á ISEAS và là người quan sát chính trường Vit Nam, Lê Hng Hip, cho rng cn phi "d b" và "loi tr" nhng bài viết như vy trong tương lai "đ giúp cho nhng bin pháp ca Vit Nam trong vic hóa gii căng thng vi Đc hin nay có th đt được kết qu".

Nhà báo Dũng cho rằng Vit Nam cn phi chm dt li viết tuyên truyn, công kích, nht là nhm vào vic "mt sát nước Đc" như ca Tun báo Văn ngh nếu không mun thy mi quan h gia 2 nước trm trng hơn hin nay.

Quay lại trang chủ
Read 724 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)