Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/09/2017

Thân phận lao động xuất khẩu và vượt biên chui

Tổng hợp

Đài Loan : Cảnh sát bắn chết một người Việt (BBC, 05/09/2017)

Một nhóm 30 người gồm lao động Việt Nam và Đông Nam Á cùng các nhà hoạt động vì quyền lao động đã biểu tình trước Cục Cảnh sát Quốc gia ở Đài Bắc (NPA) đòi điều tra vụ một người Việt Nam bị cảnh sát bắn chết hôm 31/08.

laodong1

Phía cảnh sát ra thông cáo nói người Việt Nam này đã "tấn công họ", người biểu tình yêu cầu điều tra làm rõ.

Phóng viên BBC Cindy Sui có mặt tại cuộc biểu tình hôm thứ Hai 04/09 cho biết ông Nguyễn Quốc Phi, 27 tuổi, bị một sỹ quan tại Huyện Tân Trúc bắn chết khi cảnh sát và một nhân viên chính phủ đến điều tra một vụ "ăn cắp xe hơi".

Phía cảnh sát ra thông cáo nói người Việt Nam này đã "tấn công họ" khi nhân viên công lực chặn ông Nguyễn Quốc Phi "đập phá" và "lấy cắp" xe.

Ông Phi đánh dập mũi và làm thâm tím mặt của nhân viên chính phủ, NPA nói.

Khi viên cảnh sát xịt hơi cay để trấn áp, anh ta chạy đến một cái mương gần đó để rửa mắt, rồi nhặt đá trong rãnh và ném vào hai người đàn ông đang cố bắt anh, truyền thông địa phương CNA dẫn lời cảnh sát Tân Trúc nói trước đó.

NPA nói ông Phi cố gắng vào xe tuần tra của cảnh sát, và đó là thời lúc cảnh sát bắn chín phát với sáu viên đạn bắn trúng người ông Phi.

Ông Phi được đưa đến bệnh viện, nhưng sau đó có thông báo ông đã chết.

Những người biểu tình bác bỏ cách giải thích đó và yêu cầu điều tra vụ bắn chết lao động Việt Nam.

Họ yêu cầu có giải trình thông tin về bối cảnh dẫn đến việc nổ súng để xác định xem cảnh sát có sử vũ lực quá mức hay không.

Họ nói tất cả những gì họ biết tại thời điểm này là từ truyền thông địa phương và yêu cầu điều tra kỹ và nói cảnh sát nên công bố bất kỳ video hoặc ghi âm nào về vụ việc, chẳng hạn như camera của xe.

"Tôi cảm thấy rất tức giận và buồn sau khi nghe tin này... Chúng tôi làm việc ở Đài Loan và thực sự thích Đài Loan, nhưng hôm nay, đồng hương của chúng tôi đã bị cảnh sát Đài Loan giết.

Chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi", ông Nguyễn Viết Ca, 28 tuổi, công nhân làm tại nhà máy hóa chất và đã ở Đài Loan trong bốn năm nói. "Thỉnh thoảng tôi đi trên đường và cảnh sát Đài Loan yêu cầu kiểm tra Thẻ Cư trú của tôi. Tôi cảm thấy sợ ... Tôi hy vọng chính phủ Đài Loan sẽ đối xử công bằng với người nhập cư".

Những người biểu tình và các nhà hoạt động nói cảnh sát không nên bắn vào một người không có vũ khí và hỏi liệu cảnh sát có thể làm như thế với một người nước ngoài da trắng hay không.

"Nếu tình huống tương tự xảy ra liên quan đến một công dân Đài Loan hay một người da trắng, cảnh sát sẽ xử lý tình huống này theo cách như vậy không ?", Yibee Huang, giám đốc điều hành của tổ chức Covenants Watch, hỏi.

laodong2

Các nhà hoạt động và lao động nhập cư cũng đổ lỗi cho vấn đề người nhập cư bỏ trốn vì mức phí quá đáng cả chính phủ Việt Nam và Đài Loan tạo điều kiện cho các công ty môi giới bòn rút từ người lao động.

Các nhà hoạt động và người lao động nhập cư cũng đổ lỗi cho vấn đề người nhập cư bỏ trốn (khi hết hợp đồng và có lúc trong giai đoạn còn hợp đồng) vì mức phí quá đáng mà cả Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đài Loan tạo điều kiện cho các công ty môi giới bòn rút người lao động.

Nguyễn Duy Thông, 25 tuổi, công nhân làm cho nhà máy thép, cho biết mặc dù chính phủ Việt Nam có chính sách hạn chế phí môi giới đưa người đi lao động với mức dưới 4.000 USD nhưng không thực hiện chính sách này, và phí thực tế có thể là 5.000 USD và thậm chí lên đến 7.000 USD.

"Đó là lý do tại sao một số người lao động thấy họ trở thành lao động bất hợp pháp để họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn và gửi về cho gia đình", ông Thông nói.

Ông nói thêm là nhiều người phải bỏ trốn vì họ không thể trả nổi phí môi giới quá cao.

Ông cũng phàn nàn rằng cơ quan đại diện của Việt Nam tại Đài Loan - Văn phòng Kinh tế và Văn hoá Việt Nam ở Đài Bắc - không nói gì về vụ bắn này.

"Họ hoạt động được là nhờ tiền thuế của nhân dân ; họ nên đại diện cho chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi", ông nói.

Ông Thông và những người khác kêu gọi chính phủ Việt Nam và Đài Loan điều tra kỹ những gì đã xảy ra trong vụ nổ súng, và tại sao người lao động nhập cư này lại bị bắn nhiều phát như vậy.

Một nhà hoạt động sau đó đã trao thỉnh nguyện thư cho một quan chức của NPA. Tuy nhiên, thay vì đưa ra tuyên bố, cảnh sát NPA và cảnh sát Tân Trúc đã từ chối bình luận thêm vì vụ án đang được giới công tố điều tra.

Họ không tiết lộ chi tiết bao gồm việc có bao nhiêu viên đạn đã bắn trúng ông Phi và trúng những chỗ nào. Tuy nhiên truyền thông địa phương đưa tin rằng năm viên đạn đã trúng bụng trong khi một viên vào chân.

Một phát ngôn viên của Cục Cảnh sát Quốc gia (NPA) nói với BBC rằng viên cảnh sát nổ súng hiện vẫn đang làm việc sau vụ việc này.

Hơn 600.000 lao động nhập cư, chủ yếu từ Đông Nam Á, được tuyển dụng làm công nhân xây dựng, công nhân nhà máy, người giúp việc gia đình hoặc trong các công việc thủ công khác tại Đài Loan.

Số liệu thống kê của chính phủ Đài Loan nói vào cuối năm ngoái, hơn 53.000 lao động nhập cư đã được liệt kê vào diện "vắng mặt mà không có phép chính thức" ((AWOL) ở Đài Loan.

Việc cảnh sát bắn thường dân, kể cả người nhập cư, là hiếm xảy ra ở Đài Loan.

Cindy Sui, BBC News, Đài Bắc

**********************

Ukraine bắt 20 người Việt vượt biên trái phép (BBC, 05/09/2017)

Một chiếc xe du lịch nhỏ vận chuyển trái phép 20 công dân Việt Nam đã bị bắt giữ hôm 4/9 gần thị trấn Skole, khu vực Lviv, phó giám đốc lực lượng cảnh sát quốc gia Vyacheslav Abroskin, công bố thông tin trên Facebook.

laodong3

20 người Việt sau khi bị bắt giữ vì tìm cách vượt biên trái phép vào EU

Cơ quan truyền thông tư nhân UNIAN của Ukraine cũng đưa tin phát hiện 14 người đàn ông và 6 phụ nữ người Việt Nam bên trong chiếc xe van.

laodong4

Được biết, mỗi người phải trả khoảng 5.000-8.000 đôla để vượt biên.

20 người này không có giấy tờ tùy thân và đang tìm cách vào các nước ở Liên minh Châu Âu. Họ bị nghi ngờ là đã vượt qua biên giới Nga - Ukraine tại quận Hlukhiv, khu Sumy hai ngày trước đó.

Người lái xe, một công dân Ukraine, đã bị bắt. Được biết, những người vượt biên trái phép đã trả khoảng 5.000-8.000 đôla/người để vượt biên.

Trong bài đăng trên Facebook, ông Abroskin nói chiếc xe và tất cả tài liệu đã bị tịch thu để điều tra theo Khoản 2 của Điều 332 Bộ luật hình sự về "Vận chuyển bất hợp pháp người qua biên giới quốc gia".

Trước đó ở vùng Chernihiv, các cảnh sát biên phòng cũng đã bắt giữ bốn công dân Bangladesh không có giấy tờ.

Quay lại trang chủ
Read 769 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)