Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/09/2017

Số phận bấp bênh của người Thượng ở Campuchia

Tổng hợp

Người Thượng ở Campuchia 'cầu cứu, không muốn về Việt Nam' (BBC, 13/09/2017)

29 người Thượng đang cầu cứu kêu gọi giúp đỡ họ trước việc chính phủ Campuchia dự tính trục xuất họ về Việt Nam.

thuong1

"Hãy giúp đỡ chúng tôi" - những người Thượng cầu xin đừng trục xuất họ về Việt Nam

Trong số hơn 200 người Thượng đã trốn sang Campuchia trong nhiều năm qua, 29 người này, gồm bảy trẻ nhỏ là nhóm người Thượng tỵ nạn cuối cùng còn sót lại ở Campuchia.

Ông Y Rin Kpa, một người Thượng, đại diện của nhóm 29 người cuối cùng ở Campuchia cho biết BBC biết ông sang Campuchia từ tháng 6/2015.

Ông đã đi tù gần 10 năm ở Việt Nam, sau khi tham gia vào cuộc biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo năm 2001 tại Daklak.

Ông cáo buộc : "Với người Thượng theo đạo Tin Lành, họ rất phân biệt đối xử, về tôn giáo, đất đai, việc làm.

"Con cái chúng tôi học hết 12 cũng không thể xin học trường nghề, học hết đại học cũng không kiếm được việc làm vì họ xét lý lịch là có đạo Tin Lành. Nên năm 2001, chúng tôi mới đi biểu tình đòi tự do tôn giáo, tự do dân chủ.

"Tôi dẫn đầu làng tôi, cùng với anh em đi biểu tình nên tôi mới bị đi tù 10 năm. Họ đến nhà bắt tôi đi mà không có lệnh bắt, đánh đập tôi. Sau khi ra tù, công an vẫn đến nhà chụp hình, mời tôi lên đồn, mà tôi chỉ đi làm cà phê, không làm gì cả.

"Họ nói nếu họ phát hiện tôi hoạt động, hoặc trốn đi, họ sẽ bắt giam tôi 10-20 năm, nên tôi sợ bị bắt lại nên tôi vượt biên qua Campuchia.

"Bây giờ tôi rất sợ. Tôi không tin họ sẽ tha thứ. Tôi chỉ cầu xin các tổ chức quốc tế gây áp lực lên chính quyền Campuchia để họ không bắt chúng tôi về. Chúng tôi không tin chính quyền Việt Nam sẽ đối xử tốt với chúng tôi".

Ông Y Rin cũng cho biết trong nhóm 29 người thì có 4 người trong đó cũng đã từng đi biểu tình năm 2001 giống ông. Họ đều lo sợ viễn cảnh trở về Việt Nam.

Về những nhóm người Thượng đã trở về Việt Nam, bà Grace Bùi, nhà hoạt động vì người tỵ nạn miền núi cho BBC biết hôm 12/9 :

"Tôi không thể liên lạc được với tất cả. Nhưng có biết, mới đầu về thì chính phủ Việt Nam cho họ về nhà, nhưng sau đó bắt họ lên đồn công an tra hỏi rất nhiều lần. Một số bị canh chừng 24/24.

"Có những người thì không biết họ đi đâu. Có người thì đi tù. Có một vài người thì không bị gì hết, chắc quá khứ họ chắc không có gì".

thuong2

Lá thư ông Y Rin Kpa gửi cho bà Grace Bùi cầu xin giúp đỡ

Cũng trong ngày 12/9, Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) ra thông cáo kêu gọi chính quyền Campuchia không nên trục xuất nhóm người Thượng gốc Việt về Việt Nam.

Thông cáo của HRW dẫn lời Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tỵ nạn (UNHCR) nói, những người tỵ nạn với những mối lo sợ có cơ sở về việc bị trừng phạt nếu quay trở lại Việt Nam.

Điều 275, Bộ luật hình sự Việt Nam :

Tội tổ chức, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, bị phạt tù từ hai 5 đến 7 năm, nếu "phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng" thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm, còn nếu "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" thì tù từ 12 năm đến 20 năm.

"Bộ Nội Vụ Campuchia đã sai lầm khi từ chối đơn tỵ nạn của 29 người Thượng và đã không hợp tác với UNHCR để giúp họ tái định cư. Chính phủ Campuchia cũng không tiến hành quá trình xem xét đơn tỵ nạn với LHQ, khi LHQ đáng lẽ phải xem xét quyết định từ chối đơn xin tỵ nạn của chính phủ Campuchia".

Campuchia cũng từ chối đề nghị của LHQ đưa họ sang một đất nước thứ ba, thông cáo này cho hay.

Theo tờ Phnom Penh Post, UNHCR vẫn hi vọng họ có thể đưa 29 người này sang một đất nước thứ ba.

"Chúng tôi đã gửi thư đến Ngoại trưởng [Campuchia] ghi rằng dù luật Campuchia yêu cầu họ rời Campuchia nhưng không yêu cầu phải đưa họ về đất nước ban đầu của họ, và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ họ di chuyển sang một đất nước khác mà họ muốn đi và sẵn sàng đón nhận họ", tờ Phnom Penh dẫn lời Alistair Boulton, phát ngôn viên của UNHCR.

Tuy nhiên, Tan Sovichae, Giám đốc Cục Tỵ nạn Campuchia nói quyết định phụ thuộc vào Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng, không phải Liên Hiệp Quốc.

thuong3

Nhóm người Thượng vượt biên sang Campuchia hồi đầu 2015

Ông Sovichae nói ông không thể trả lời cho Bộ trưởng Kheng, nhưng ông tin ông Kheng sẽ không thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Nhiều người Thượng trốn chạy sang Campuchia là những người đã tham gia vào cuộc biểu tình năm 2001 và 2004 yêu cầu tự do tôn giáo.

Thông cáo HRW cáo buộc Việt Nam vốn đã có "lịch sử lâu dài trong việc bức hại người Thượng. Rất nhiều những người là nhóm người thiểu số dân tộc, ủng hộ Pháp và Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, và rất nhiều người theo đạo Công Giáo.

"Kể từ khi chính phủ Cộng Sản lên nắm quyền, những nhóm người này luôn bị bức hại, ép buộc phải từ bỏ tôn giáo, đóng cửa nhà thờ và luôn bị cảnh sát, binh lính và quan chức Việt Nam theo dõi giám sát".

Trước đó, báo Nhân Dân tường thuật rằng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR) tại Thái Lan phối hợp chính quyền Campuchia và Công an Việt Nam hoàn tất thủ tục trao trả, tiếp nhận những người vượt biên trái phép tự nguyện hồi hương.

"Họ là những nạn nhân bị kẻ xấu dụ dỗ, xúi giục vượt biên sang Campuchia trái phép bằng nhiều con đường khác nhau, để được qua một nước thứ ba, nuôi ảo vọng về một cuộc sống giàu có, sung túc, không phải lao động", theo báo Nhân Dân.

********************

Người Thượng ở Campuchia sắp bị trả về Việt Nam (RFA, 12/09/2017)

29 người Thượng xin tị nạn tại Campuchia bao gồm 7 trẻ em sẽ bị trả về Việt Nam trong vòng khoảng 2 tuần nữa sau khi rớt 2 vòng phỏng vấn xin quy chế tị nạn với chính phủ Campuchia.

thuong4

Những người Thượng xin tị nạn tại Campuchia kêu gọi quốc tế can thiệp - Courtesy of Grace Bui

Những người này nằm trong số 36 người Thượng hiện còn lại ở Campuchia, trong số đó có 7 người đã qua phỏng vấn và được cấp quy chế tị nạn. Theo Dự án Hỗ trợ người Thượng ở Thái Lan, 7 người này vào tuần tới sẽ được Liên Hợp quốc chuyển sang Philippines để chờ một nước thứ ba tiếp nhận.

Ngay sau khi nhận được tin sẽ bị trả về Việt Nam vào hôm thứ năm, ngày 7 tháng 9, những người Thượng ở Campuchia đã bày tỏ lo lắng, và kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên chính phủ Campuchia để họ không bị trả về Việt Nam. Ông Y Rin Kpa, 47 tuổi, một trong số 29 người tị nạn sắp bị trả về Việt Nam cho đài ACTD biết :

Xin cộng đồng quốc tế, tổ chức nhân quyền và Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn can thiệp và gây áp lực lên chính phủ Campuchia để chính phủ Campuchia hợp tác đầy đủ với Liên Hợp quốc.

Ông Y Rin Kpa nói thêm những người Thượng này chỉ muốn được tị nạn hoặc đi một nước thứ ba an toàn.

Ông Y Rin Kpa cho biết những người Thượng xin tin nạn ở Campuchia đều là những người chạy từ Việt Nam vì bị đàn áp tôn giáo, có người đã từng bị đi tù. Phần đông trong số họ là những người theo đạo tin lành và theo các nhóm thờ nguyện không được chính phủ Việt Nam thừa nhận. Ông nói bản thân ông đã chạy sang Campuchia sau khi thụ án tù 10 năm theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự, tuyên truyền chống phá nhà nước vì ông đã tham gia biểu tình chống đàn áp tôn giáo hồi năm 2001 ở Việt Nam.

Họ mời tôi lên huyện lần cuối cùng và họ nói là nếu mà anh có hoạt động chính trị hoặc chạy trốn Campuchia mà chúng tôi bắt được anh thì anh sẽ bị ở tù 10 đến 20 năm. Họ chụp hình tôi nữa, tôi quá sợ hãi và bắt buộc phải chạy sang Campuchia lánh nạn

Ông Y Rin Kpa tới Campuchia vào tháng 6 năm 2015 và đã chờ quy chế tị nạn từ đó tới giờ.

Cộng đồng quốc tế gây sức ép

Trước nguy cơ những người Thượng sẽ bị trả về Việt Nam, hôm 28 tháng 8, một tổ chức về người tị nạn là Mạng lưới Các quyền của người tị nạn Châu Á Thái Bình Dương (APRRN-Asia Pacific Refugee Rights Network) đã gửi thư lên Bộ trưởng Nội vụ Campuchia thúc giục chính phủ nước này không trả những người Thượng về Việt Nam. Bức thư viết :

APRRN được báo động vì những báo cáo gần đây cho biết Campuchia đã không đảm bảo được sự bảo vệ cho những người Thượng qua việc rút lại những cam kết đảm bảo cho họ sang một nước thứ ba an toàn.

APRRN thúc giúc chính phủ Hoàng gia Campuchia đảm bảo an toàn cho 36 người Thượng còn lại ở Campuchia và đảm bảo là họ không bị trả về Việt Nam.

Hôm 12 tháng 9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Campuchia phải bảo vệ những người Thượng xin tị nạn tại nước này. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này nói rằng dù trong bất cứ một tình huống nào chính phủ Campuchia cũng không nên bắt ép những người tị nạn này trở về Việt Nam nơi họ sẽ phải đối mặt với những đàn áp tàn bạo vì lý do chính trị và tôn giáo.

Theo HRW, Bộ Nội Vụ Campuchia đã sai khi từ chối hồ sơ xin tị nạn của 29 người này và cũng không hợp tác với Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn để định cư cho những người này.

Bà Grace Bùi, đại diện Dự án Hỗ trợ người Thượng tại Thái Lan nói với đài ACTD rằng chính phủ Campuchia từ trước tới nay luôn hợp tác với chính phủ Việt Nam để tìm cách đánh rớt những người Thượng xin tị nạn

Grace Bùi : Thực ra chính phủ Campuchia và chính phủ Việt Nam hai bên là bạn với nhau nên chính phủ Campuchia không muốn làm phiền chính phủ Việt Nam nên họ sẽ đánh rớt hầu hết tất cả mọi người. Những người này đã được chính phủ Campuchia phỏng vấn 2 lần nhưng mà không ai đậu nhưng mà UN không có làm gì được hết chỉ đứng nhìn thôi vì đó là Campuchia. Họ còn chưa có được cơ hội phỏng vấn UN nữa.

Theo con số thống kê của UN tính từ năm 2015 đến nay, đã có khoảng hơn 200 người Thượng từ Việt Nam sang Campuchia xin tị nạn. Tuy nhiên theo Dự án Hỗ trợ người Thượng, chỉ có 20 người trong số này, bao gồm cả 7 người vừa qua phỏng vấn, được cấp quy chế tị nạn.

Theo HRW, vào khoảng giữa tháng 8 năm 2017, một đoàn quan chức của Bộ Nội vụ Campuchia bao gồm cả nhân viên cao cấp thuộc Cơ quan Tị nạn đã cùng giới chức Việt Nam đến thăm một số làng ở Việt Nam nơi gia đình của những người tìm kiếm quy chế tị nạn tại Campuchia đang sinh sống. HRW trích các nguồn tin từ người Thượng và các tổ chức phi chính phủ cho biết những giới chức này đã đe dọa họ hàng của những người tị nạn, bắt họ viết thư nói rằng họ có thể trở về Việt Nam an toàn.

Tuy nhiên, theo các tổ chức về nhân quyền thì đã có những bằng chứng cho thấy người Thượng bị trả về đã bị đàn áp. HRW cho biết có một người đã bị bắt giam và thẩm vấn suốt 12 ngày sau khi về Việt Nam. Hồi tháng 5 vừa qua, một video được trình chiếu trên truyền hình Việt Nam cho thấy những người Thượng thừa nhận là mình đã bị lừa sang Campuchia và rằng họ được chính phủ Việt Nam đối xử nhân đạo khi trở về.

HRW cho rằng những người Thượng trong đoạn video này đã bị bắt ép trả lời như vậy.

Chính phủ Việt Nam có điều luật 91 trong Bộ luật Hình sự quy định về tội trốn đi nước ngoài. Những người bị buộc vào tội này có thể bị đối mặt với án tù từ 3 đến 12 năm.

UNHCR cũng đã gửi đơn lên Bộ Nội Vụ Campuchia về tình trạng của những người Thượng, tuy nhiên Giám đốc cơ quan về người Tị Nạn của Campuchia là ông Tan Sovichea cho biết Campuchia không thể cấp quy chế tị nạn cho những người Thượng và họ sẽ bị trả về Việt Nam, nhấn mạnh quyết định này là do Bộ trưởng Nộ vụ Campuchia đưa ra chứ không phụ thuộc vào Liên Hợp quốc.

Bà Grace Bùi cho biết Dự án Hỗ trợ người Thượng hiện cũng đã làm việc với nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, Liên Hợp quốc và đại sứ quán Mỹ để tìm cách cho những người Thượng được ở lại hoặc sang nước thứ ba. Tuy nhiên bà nói sẽ rất khó để cho Liên Hợp quốc can thiệp với chính phủ Campuchia và do đó việc những người này được ở lại Campuchia như là một phép lạ vậy.

****************

Human Rights Watch : ‘Campuchia phải bảo vệ người Thượng tị nạn’ (VOA, 12/09/2017)

Tổ chc theo dõi nhân quyn Human Rights Watch (HRW) hôm 12/9 lên tiếng rng chính quyn Phnom Penh nên bo v nhng người Thượng Vit Nam đang xin t nn Campuchia.

thuong5

Cao ủy Người t nn LHQ tiếp xúc vi nhóm người Thượng Vit Nam ti Campuchia.

Việc Campuchia tr nhng người đi xin t nn này v Vit Nam là vi phm các nghĩa v pháp lý quc tế cũng như trong nước.

Human Rights Watch cho biết B Ni v Campuchia đã t chi mt cách sai trái vic cp quy chế t nn cho 29 người Thượng và không hp tác với Cao y T nn LHQ (UNHCR) đ xúc tiếp vic tái đnh cư cho s người này.

Chính phủ Campuchia đã không tiến hành quá trình xem xét chung mà UNHCR đã đ xut. Campuchia t chi mt đ ngh ca UNHCR đ đưa nhng người Thượng này sang mt nước th ba, theo HRW.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á ca Human Rights Watch, nói : "Trong bt kỳ trường hp nào, Campuchia cũng không nên buc nhng người t nn này tr v Vit Nam, nơi mà h s phi đi mt vi s bc hi nghiêm trng vì lý do chính trtôn giáo".

Các thành viên của nhóm b đe da rng h s b b tù nếu tng c ý vượt biên ra nước ngoài, và hin nay h rt quan ngi không biết s b đi x như thế nào nếu b tr v Vit Nam.

Một người Thượng Phnom Penh tng b b Vit Nam trước khi chạy trn sang Campuchia nói vi Human Rights Watch rng ông rt s khi b tr li Vit Nam : "H s không đ tôi sng yên n, h s bt tôi, và h s sách nhiu tôi nhiu hơn trước đây. H s dùng nhng li ngt ngào đ thuyết phc mi người quay tr v. Nhưng khi quay tr v thì chúng tôi s b bt. Tôi biết vì tôi đã b giam tù ri. "

Ông Ray Nong thuộc t chc The Montagnard Human Rights Organization North Carolina vào tháng trước nói VOA rng Hà Ni gây áp lc buc Phnom Penh trc xut nhng người Thượng hi hương :

"Chính phủ Campuchia cho rng Vit Nam không có vn đ đàn áp tôn giáo vì h theo li tuyên b ca chính ph Vit Nam. Hà Ni gây áp lc lên chính ph Campuchia".

Hôm 12/9, báo Phnom Penh Post dẫn ngun tin cơ quan t nn Campuchia cho biết 29 người Thượng s được hi hương v Vit Nam trong 10 ngày ti.

Báo này cũng cho biết trong 29 người này có 7 tr em, h nm trong nhóm 36 người mà UNHCR đang tìm cách tr giúp đ h có th đnh cư sang nước th ba.

Ông Y Rin Kpa, 47 tuổi, nói vi t Phnom Penh Post rằng ông rt s hãi và lo lng vì có th b chính quyn Vit tr thù. "H s không dng li ; h s tiếp tc trng pht tôi", ông nói.

Ông Kpa nói ông đã bị giam tù gn 10 năm Vit Nam, t năm 2001 đến năm 2010, sau khi tham d mt cuc biu tình t do tôn giáo.

Sau 6 tháng bị giam tù ti tnh Đk Lk - nơi mà ông ta nói ông đã b đánh đp tàn nhn đến khi đu chy máu - ông đã được đưa ra xét x ti mt phiên x bí mt và sau đó b giam cn gn mt thp niên.

Ông nói Y Rin nói : " Họ không đối x vi chúng tôi mt cách công bng. . . H đã ly đt ca chúng tôi, h không cho phép chúng tôi th phượng, h thc s chà đp và áp bc chúng tôi".

Ông Y Rin chạy trn sang Campuchia cùng v vào ngày 7/6/2015 và k t đó đến nay gia đình ông ch được cấp qui chế t nn.

Cho đến này 11/9, UNHCR nói vi báo Phnom Penh Post rng h vn hy vng chính ph Campuchia s cho phép 29 người Thượng còn li được chuyn đến mt quc gia khác, nhưng nhường như li thnh cu ca UNHCR khó có th được chính quyn Campuchia chấp nhn.

Nguồn : Human Rights Watch, Phnom Penh Post

Quay lại trang chủ
Read 553 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)