Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

05/10/2017

Kinh tế Việt Nam : thân phận nhược tiểu ngay cả với Nam Hàn

Tổng hợp

Vì sao Việt Nam chịu tác động lớn nhất trong xung đột Triều Tiên ? (VOA, 05/10/2017)

Moody’s dự báo nếu xy ra xung đt quân s bán đo Triu Tiên, tác đng ca nó s rt ln đi vi nn kinh tế Vit Nam, thông qua tương tác vi nn kinh tế Hàn Quc.

viethan1

Hàng may mặc là mt trong nhng lĩnh vc kinh tế ca Vit Nam s chu tác động mạnh nếu xy ra xung đt bán đo Triu Tiên.

Trong báo cáo vừa công b hôm 3/10, t chc đánh giá tín nhim ni tiếng Moody's nói Vit Nam và Nht Bn s là nhng quc gia bên ngoài chu nh hưởng nng n nht v tín nhim quc gia nếu xy ra xung đt. Nguy cơ này đang ngày càng tăng cao cùng vi những lời l đe da gay gt t các bên liên quan trong xung đt.

Theo báo cáo, cứ 10% st gim GDP ca Hàn Quc s kéo theo khong 0,7%-1,0% st gim GDP ca Vit Nam.

Chuyên gia Anushka Shah của Trung tâm Dch v Đu tư Moody’s ti Singapore cho VOA biết báo cáo đã xem xét đến nhiu yếu t đ đưa ra kết lun trên, bao gm trong 3 khía cnh quan trng : Sc mnh kinh tế, sc mnh tài chính và đ nhy cm đi vi ri ro.

Giảm xut khu

Cụ th, lĩnh vc đu tiên b nh hưởng bi xung đt là xut khu ca Vit Nam. Bà Anushka Shah nói : "Việt Nam là mt trong nhng nước xut khu phi hàng hóa nhiu nht vào Hàn Quc, chiếm ti gn 6% GDP. Đây rõ ràng là yếu t trc tiếp có th làm gim tiêu th ni đa cũng như đu tư".

Báo cáo của Moody’s cũng ch ra rng trang thiết b, máy móc đin t chiếm ti hơn 1/3 xut khu ca Vit Nam sang Hàn Quc, kế đó là qun áo và các vt liu cho qun áo (chiếm 14%).

"Khi chúng tôi xem xét về xut khu t Hàn Quc vào Vit Nam, lĩnh vc máy móc đin t, trang thiết b là rt quan trng. Tiếp đến là qun áo và các mt hàng trung gian như các sn phm công ngh thông tin là nhng lĩnh vc chính s chu tác đng nng", theo bà Anushka Shah.

Một yếu t khác, kinh tế Vit Nam tương tác vi nhiu quc gia có liên quan trong xung đt như M, Trung Quốc, Nht Bn, dn đến nguy cơ chu tác đng bt li t nhng tn tht kinh tế ca các nước này. Theo báo cáo, xut khu ca Vit Nam vào M chiếm khong 19% GDP ca Vit Nam, vào Trung Quc chiếm khong 11% và vào Nht chiếm khong 7% GDP.

Gián đoạn cung ứng

Việc gián đon cung ng ca Hàn Quc s có tác đng xu lên kinh tế Vit Nam. Báo cáo ca Moody’s nói Vit Nam là quc gia "d tn thương nht" đi vi bt kỳ s gián đon cung ng toàn cu nào t Hàn Quc.

Có đến 20% sn phm trung gian ca Việt Nam được nhp t Hàn Quc. Báo cáo dn ngun t Tng cc Hi quan Vit Nam cho biết trong na đu năm 2017, sn phm công ngh thông tin và linh kin là nhng sn phm ch yếu mà Vit Nam nhp vào t Hàn Quc. Nếu b gián đon ngun cung ng, Vit Nam có nguy cơ cao chu tác đng th cp đi vi thương mi và sn xut ni đa.

Sụt gim FDI

Chuyên gia của Moody’s nói ngun đu tư nước ngoài (FDI) gim t Hàn Quc cũng s có tác đng ln đến kinh tế Vit Nam, vn da khá nhiu vào ngun vn này.

"FDI rất quan trọng đi vi Vit Nam khi đánh giá v đ tín nhim. Cho đến nay, FDI ca Vit Nam khá mnh. Nhưng có đến 25% FDI đến t Hàn Quc nên nếu có xung đt xy ra, chc chc đây s là khu vc b nh hưởng nng".

Theo bà Anuska Shah, sở dĩ Vit Nam chu tác động nặng nht vì gii hn v "sc mnh tài chính". Bà gii thích : "Hồng Kông, Singapore, Đài Loan cũng đu chu tác đng vì h có nhiu tương tác vi các bên. Nhưng h li có đ tín nhim cao hơn Vit Nam bi vì h có được vùng đm tài chính ln, điu mà Vit Nam không có. Chng hn v mt tài chính, Vit Nam gn như không có tc đ tài chính vì n công quá ln. Vì vy, tôi cho rng kh năng v chính sách đ có th đi phó vi xung đt là rt gii hn".

Năm 2016, tổng n ca chính ph Vit Nam chiếm đến 52,6% GDP. Đặc bit, vi mc n công chiếm đến 63,5% GDP, báo cáo ca Moody’s nói các nhà làm chính sách ca Vit Nam s phi đi din vi "nhng th thách đáng k" trong vic hoch đnh mt kế hoch "gim xóc" và đi phó vi cú sc kinh tế khi xy ra xung đt.

Khánh An

********************

Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu nổ ra xung đột Triều Tiên (RFI, 04/10/2017)

Nếu căng thẳng về hạt nhân Bắc Triều Tiên tiếp tục leo thang và cuối cùng dẫn đến xung đột trên bán đảo Triều Tiên, không chỉ riêng Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, mà cả một số nước khác cũng bị tác động lây, nặng nhất là Việt Nam và Nhật Bản. Đó là dự báo mà công ty xếp hạng tín nhiệm Moody’s đưa ra ngày 03/10/2017. Ngân Hàng Thế Giới hôm 04/10 cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

viethan2

Samsung dự định sẽ tuyển dụng thêm 60.000 công nhân tại Việt Nam trong năm 2017

Theo Moody’s, nếu xung đột xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nạn nhân đầu tiên dĩ nhiên sẽ là Hàn Quốc, nhưng một số quốc gia khác cũng sẽ bị tác động dây chuyền, trong đó có Việt Nam. Đơn giản chỉ là vì nhiều tập đoàn của miền nam Triều Tiên như Samsung hay LG đã đưa Việt Nam vào dây chuyền sản xuất của họ, qua việc xây nhiều nhà máy lắp ráp điện thoại thông minh và hàng điện tử tại Việt Nam, lợi dụng giá nhân công còn rất thấp.

Riêng tập đoàn Samsung hiện là một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, đóng góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. "Ông lớn" này mà "sổ mũi" thì kinh tế Việt Nam cũng bị "hắt hơi" lây. Chẳng hạn như năm 2016, do sự cố Galaxy Note 7 mà tập đoàn Samsung đã bị thiệt hại nặng và kinh tế Việt Nam lúc đó cũng đã bị sụt giảm theo. Năm 2017, phần lớn cũng nhờ Samsung khởi sắc trở lại mà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 ước tính đạt được đến 7,46%.

Theo lời ông Martin Petch, đặc trách về tín dụng của Moody’s, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất nếu dây chuyền sản xuất toàn cầu bị rối loạn do sản xuất ở Hàn Quốc bị ngưng trệ hay suy giảm. Hiện giờ, khoảng 20% hàng hóa bán thành phẩm nhập khẩu của Việt Nam là từ Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc cũng chiếm hơn 5% tổng sản phẩm nội địa GDP.

Cũng theo lời ông Petch, các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam sẽ đối đầu với những thách thức to lớn trong việc đề ra và thi hành các biện pháp nhanh chóng và hiệu quả để đối phó với khủng hoảng. Ông báo động là rủi ro cao hơn dẫn đến tình trạng tăng trưởng chậm lại có thể ảnh hưởng đến các hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Trong khi đó, Ngân Hàng Thế Giới, ngày 04/10, vừa công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương. Báo cáo đưa ra dự báo khả quan là mức tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ đạt 6,4% năm 2017, một phần là nhờ tăng trưởng của Trung Quốc cao hơn là dự báo ban đầu.

Tuy nhiên, Ngân Hàng Thế Giới cũng cảnh báo về những nguy cơ có thể tác động đến viễn cảnh tích cực đó, mà hàng đầu là mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên, có thể leo thang thành xung đột vũ trang, gây rối loạn trao đổi mậu dịch và kinh tế. Đây là lần đầu tiên Ngân Hàng Thế Giới nhấn mạnh như thế đến Bình Nhưỡng và các mối đe dọa địa chính trị trong một báo cáo kinh tế quan trọng.

Tại Jakarta ngày 03/10, bộ trưởng Tài Chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cũng đã bày tỏ quan ngại về tác động của khủng hoảng Bắc Triều Tiên đến nền kinh tế của các nước ASEAN. Bà Indarwati cho rằng những yếu tố giúp cho các nước Đông Nam Á tăng trưởng mạnh, chẳng hạn sức mua ngày càng tăng của thành phần trung lưu, có thể sẽ "thay đổi hoàn toàn" do những nguy cơ về an ninh và địa chính trị.

Thanh Phương

*********************

Việt Nam và Nhật Bản 'ảnh hưởng nặng' nếu có chiến tranh Triều Tiên (BBC, 03/10/2017)

Xung đột quân sự nổ ra tại bán đảo Triều Tiên sẽ ảnh hưởng lớn tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, theo đánh giá của Công ty Dịch vụ Đầu tư Moody's (Singapore), thuộc tập đoàn Moody's.

viethan3

Xung đột quân sự nổ ra tại bán đảo Triều Tiên sẽ ảnh hưởng lớn tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam

Trong một báo cáo mới nhất về tình hình đầu tư quốc tế xuất bản hôm thứ Ba, Moody's cho biết Việt Nam và Nhật Bản sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất về tín dụng nếu có xung đột tại bán đảo Triều Tiên, và nguy cơ này đang tăng cao cùng những tuyên bố của các bên liên quan.

"Một cuộc xung đột xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tín dụng lớn nhất tới Hàn Quốc. Bên cạnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là những quốc gia có nguy cơ cao nhất", báo cáo cho biết.

Moody's nói rằng đối với những quốc gia có khả năng sẽ đóng vai trò chủ đạo nếu có xung đột xảy ra, Mỹ và Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Đối với Mỹ, việc tăng mạnh ngân sách cho quân sự gây áp lực lên tình hình tài khóa. Ngược lại, tăng trưởng của Nhật Bản có khả năng chậm lại một cách đáng kể, ảnh hưởng xấu tới kế hoạch bình ổn dài hạn các khoản nợ công.

Với Việt Nam, việc giảm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể làm suy yếu hồ sơ tín dụng của quốc gia này.

"Với tình trạng nợ công sẵn có (chiếm 52,6% GDP năm 2016), chính phủ Việt Nam có thể khó đối phó cú sốc kinh tế mà không làm suy yếu tình hình tài khóa hiện tại", báo cáo cho biết.

Báo Việt Nam (VnExpress 07/2016) cho hay từ 2004 đến 2016 có 75 nghìn lao động Việt Nam sang Hàn Quốc và con số này tiếp tục tăng.

Báo cáo này của Moody's tập trung vào các ảnh hưởng tín dụng từ xung đột, căng thẳng kéo dài. Đối với trường hợp căng thẳng chỉ diễn ra ngắn hạn, mức độ ảnh hưởng tới các quốc gia trên thế giới sẽ không đáng kể.

Bên cạnh đó, nếu xung đột tại bán đảo Triều Tiên dẫn đến việc chuyển dần vốn đầu tư ra khỏi các thị trường mới nổi với rủi ro cao, các nguy cơ và rủi ro thanh khoản cũng sẽ tăng. Việc các quốc gia chịu ảnh hưởng ở mức nào theo đó sẽ phụ thuộc vào thời gian diễn ra xung đột và thời điểm các khoản nợ đến kì hạn.

****************

Kinh tế Việt Nam sẽ bị tác động mạnh bởi xung đột Bắc Hàn (RFA, 03/10/2047)


Việt Nam nằm trong số những nước ở Châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu có một xung đột về quân sự xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Đó là kết luận được công ty chuyên đánh giá về tính dụng quốc tế Moody’s Investor Service đưa ra trong báo cáo mới được công bố hôm 3/10.

viethan4

Hình minh họa. Màn hìnhchứng khoán tại một công ty giao dịch ở Hà Nội nháy đỏ cho thấy giá cổ phiếu xuống thấp. AFP

Trong báo cáo có tựa tạm dịch là ‘Chủ quyền – Toàn cầu, Việt Nam và Nhật Bản là những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất về tín dụng khi có một xung đột tiềm tàng ở bán đảo Triều Tiên’, Moody’s cho rằng những sự không chắc chắn về khả năng một cuộc xung đột quân sự ở bán đảo Triều Tiên đang lên cao cùng với những lời nói đao to búa lớn.

Báo cáo nhận định một xung đột sẽ có ảnh hưởng mạnh lên Nam Hàn, Nhật Bản và Việt Nam. Trong khi đó Trung Quốc bị ảnh hưởng hạn chế hơn.

Xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ mất xuất khẩu vào Nam Hàn và gián đoạn về đường dây cung cấp sẽ làm yếu đi hồ sơ tín dụng của Việt nam.

Theo đánh giá của Moody’s, với gánh nặng nợ hiện nay, chính phủ Việt Nam sẽ không có đủ vùng đệm để tránh sốc cho nền kinh tế khi sức mạnh tài chính suy yếu.

Quay lại trang chủ
Read 628 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)