Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/10/2017

Hà Nội không hề nương tay với người bất đồng chính kiến

Tổng hợp

Ngày 25/10 xử sơ thẩm Phan Kim Khánh (RFA, 13/10/2017)

Ông Phan Văn Dung, bố của Phan Kim Khánh vừa cho tôi biết qua điện thoại, sáng nay, 12/10, tòa án Thái Nguyên gọi điện cho ông. Họ thông báo ngày 25/10 tới đây sẽ xử sơ thẩm và hẹn chiều nay sẽ đến nhà đưa giấy.

danap1

Phan Kim Khánh - facebook Phan Kim Khánh

Phan Kim Khánh sinh năm 1993, bị bắt ngày 21/3/2017, khi chỉ còn mấy tháng nữa là xong chương trình 5 năm đại học. Anh là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Anh bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước (điều 88). Hiện Phan Kim Khánh bị giam ở trại giam Cẩm Sơn 1 Thái Nguyên. Theo báo chí nhà nước, từ cuối năm 2015 đến nay, Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là "Báo Tham nhũng" và "Tuần Việt Nam" ; 3 trang trên mạng xã hội facebook lấy tên là "Báo Tham Nhũng", "Tuần Báo Việt Nam" và "Dân chủ TV" ; 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là "Việt Báo TV" và "Việt Nam online".

Bị bắt cùng đợt với Khánh có Bùi Hiếu Võ. Bùi Hiếu Võ bị bắt ngày 17/3/2017, trước Phan Kim Khánh 4 ngày.

Phan Kim Khánh thường trú ở xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Bố mẹ Khánh sinh được hai con là Khánh và em gái Khánh là Phan Thị Trang. Trang lấy chồng gần nhà, đã có hai con. Luật sư Hà Huy Sơn là người bào chữa cho Khánh cho biết, "gia đình Khánh rất nghèo, có lẽ thuộc diện hộ nghèo ở địa phương nhưng Khánh học rất giỏi. Ngôi nhà của gia đình Khánh nằm dưới chân một quả đồi, cơn bão số 10 vừa qua có bị sạt 1 mảng đồi, đất đá đầy sau nhà nhưng may mắn ngôi nhà của gia đình ko bị cuốn trôi" và nhận xét "Khánh là người rất đáng mến, dễ tiếp xúc, khiêm tốn, ngoan hiền, mọi người, dân làng, thầy cô, bạn bè rất quý mến. Có lẽ tài sản lớn nhất của gia đình ông Dung bây giờ chính là người con trai, Phan Kim Khánh".

Còn Luât sư Lê Văn Luân dành cho Khánh những lời rất thiện cảm : "Sinh viên trẻ Phan Kim Khánh dù bị bắt nhưng sau này lịch sử sẽ ghi danh em lại như một người trẻ có nhiệt huyết và trí tâm dành cho công cuộc xây dựng đất nước.

Chỉ khi em bị bắt tôi mới biết em là ai và quả thực, tôi lại có thêm niềm tin vào giới trẻ bản lĩnh và là lực lượng thay đổi cũng như xây dựng quốc gia sau này".

Nguyễn Tường Thụy

************************

Dân biểu Canada gốc Việt : ‘Dự luật Magnitsky giúp cải thiện nhân quyền tại Việt Nam’ (VOA, 13/10/2017)

Nữ dân biu liên bang Canada gc Vit Anne Minh–Thu Quach nói rng D lut Magnitsky s giúp ci thin tình trng vi phm nhân quyn ti Vit Nam.

danap2

Dân biểu Canada Anne Minh Thư Quach (bìa phi) tham d mt s kin nhân quyn cho Vit Nam (nh Twitter Anne Minh Thu Quach)

Trả li phng vn VOA Vit ng, n dân biu gc Vit 35 tui nói rng quc hi Canada va thông qua D lut S-226, Công lý cho Nạn nhân ca các Viên chc tham nhũng Ngoi quc, nếu được chính ph Canada ký thành lut s tr thành mt công c hu hiu cho phong trào tranh đu cho nhân quyn và chng tham nhũng trên toàn thế gii, trong đó Vit Nam.

Dân biểu Anne Minh–Thu Quach, người thường được cng đng người Vit ti Canada gi vi tên tiếng Vit là Quách Minh Thư, nói :

"Dự lut S-226 s giúp Canada đóng băng tài sn ca bt c viên chc nào vi phm nhân quyn Vit Nam và nghiêm cm nhng viên chc này nhp cảnh vào Canada. Khi ký thành luật, D lut này s gây áp lc lên chính ph Vit Nam và đưa ra mt thông đip rõ ràng rng chúng tôi s áp đt chế tài đi vi nhng viên chc không tôn trng nhân quyn Vit Nam".

Bà Minh Thư cho biết H vin Canada va thông qua dự lut Magnitsky vào ngày 4/10 vi tt c 277 phiếu thun. Trước đó d lut đã được Thượng vin thông qua vào ngày 11/4.

Các dân biểu thuc c ba đng gm Đng T do, Đng Bo th đương quyn và Đng Tân Dân ch (NDP) mà bà Minh Thư là thành viên, đều ng h d lut này.

Cũng tương t như Lut Magnistsky ca Hoa Kỳ do cu Tng thng Obama ký ban hành tháng 12/2016, d lut S-226 ca Canada cho phép chính ph Canada tch thu hoc đóng băng tài sn ca nhng người ngoi quc vi phm nhân quyn.

Bà Minh Thư nói cng đng người Vit ti Canada rt ng h d lut quan trng này.

Các cộng đng gc Vit xem đây là mt thng li ln cho phong trào tranh đu cho nhân quyn ti Vit Nam và khp nơi trên thế gii.

Ngoài ra, bà Minh Thư nói rng bà rt ng hc giới tranh đu vì dân ch và nhân quyn ti Vit Nam :

"Tôi tiếp xúc vi nhiu nhóm tranh đu cho nhân quyn cho Vit Nam ti Canada. Như va ri tôi gp g nhóm thanh niên thành ph Montreal có tên là ‘Viet Nam to Fight,’ nhóm này đã tổ chức mt cuc biểu tình vào tháng 8 lên tiếng v các v vi phm nhân quyn Vit Nam trong các v biu tình chng nhà máy Formosa và các v bt b sau đó. Chúng tôi cũng lên tiếng cho các nhà tranh đu hin đang b giam cm ti Vit Nam".

Vào đầu năm nay, trong thư ng gi ban t chc mt cuc biu tình trước Vin lp pháp tnh Ontario, Dân biu liên bang Quách Minh Thư viết : "Phúc trình ca T chc Theo dõi Nhân quyn cho biết có 112 bloggers, các nhà tranh đu dân ch b giam gi trong các nhà tù vì đã thc hin các quyền căn bn ca công dân. Đ ngh chính ph Canada không nên làm ngơ trước nhng vi phm nhân quyn liên tc tái din Vit Nam".

Dân biểu Quách Minh Thư cũng nhc li bà đã nhiu ln viết thư cho Tòa đi s Vit Nam và Bộ ngoại giao Canada yêu cu tr tự do cho các tù nhân lương tâm như Nguyn Ngc Như Quỳnh, Trn Huỳnh Duy Thc, Cn Th Thêu, Nguyn Văn Đài, Nguyn Văn Oai, Trn Th Nga, và Trn Th Thúy.

danap3

Blogger Mẹ Nm, tc Nguyn Ngc Như Quỳnh b tòa x 10 năm tù.

"Hàng trăm người Vit đây đã có cuc gp vi các thành viên H vin lên tiếng yêu cu Bộ ngoại giao Canada gây áp lc chính ph Vit Nam phi tôn trng và ci thin tình trng nhân quyn Vit Nam".

Là thành viên đảng Tân Dân Ch (NDP), bà Minh Thư, đi din dân c vùng Beauharnois-Salaberry phía Nam thành ph Montreal và đc c vào quc hi Canada vào tháng Năm 2011.

Trước đó bà giáo viên dy tiếng Pháp và có chân trong ban qun tr trường hc ở gần thành ph Montreal.

Sinh năm 1982, bà là cư dân tnh Québec. Song thân ca bà là người t nn Vit Nam, đnh cư ti Canada sau biến c năm 1975.

**********************

Kêu gọi trả tự do cho nữ tù chính trị Blogger Mẹ Nấm (RFA, 12/10/2017)

Chính quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ; cũng như chấm dứt tình trạng bắt bớ mở rộng ra nữa đối với những blogger và nhà báo theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

danap4

Phiên xét xử blogger Mẹ nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại Nha Trang, ngày 29 tháng 6 năm 2017. AFP

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Civil Rights Defender, trụ sở tại Thụy Điển, ra thông cáo với kêu gọi như vừa nêu nhân tròn 1 năm blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và rồi đưa ra tòa tuyên án 10 năm tù giam với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88.

Nhà hoạt động nữ, Trịnh Kim Tiến, người hiểu rõ những công việc mà blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thực hiện suốt thời gian trước khi bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm 2016, cho biết ý kiến về thông tin liên quan :

"Em nghĩ bây giờ bất cứ tiếng nói nào lên tiếng cũng đều là ủng hộ tinh thần cho gia đình rất nhiều, và việc quốc tế lên tiếng mạnh mẽ cho Mẹ Nấm đó là điều rất tốt, mặc dù không nhiều đi chăng nữa thì cũng có phần sức ép lên việc họ bắt giam một người phụ nữ đơn thân, việc lên tiếng đó thể hiện họ vẫn luôn quan tâm đến Việt Nam và luôn quan tâm về Mẹ Nấm".

Cô này cũng cho biết những người quan tâm đang chờ phiên xử phúc thẩm đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

"Đến hôm nay gia đình vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin về phiên xử kế tiếp. Hằng tháng mẹ chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn cho con của chị ấy đi thăm nuôi, mỗi lần thăm nuôi chị được gặp tầm 15 phút, tình trạng sức khỏe Quỳnh rất yếu, tay chân co rút, đến đợt gần đây nhất họ cho chị Quỳnh nhận thuốc từ gia đình gởi vào nhưng tình trạng vẫn hết sức là yếu.

Kể từ năm 2006, hoạt động qua công cụ mạng xã hội của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được cho biết nhằm mục đích chống lại tình trạng tham nhũng tràn lan của các cấp chính quyền Việt Nam, cũng như nạn vi phạm quyền con người, và chính sách đối ngoại của Hà Nội với Bắc Kinh trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông.

Civil Rights Defender cho rằng biện pháp bắt bỏ tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của chính quyền Việt Nam là vì động cơ chính trị.

Quay lại trang chủ
Read 694 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)