Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/11/2017

Tỷ lệ tiến sĩ trong nước còn thấp, làm phim để quên sợ

Tổng hợp

Thêm 9000 tiến sĩ : "Một dự án sớm thất bại !" (RFA, 20/11/2017)

Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam vừa đưa ra dự thảo chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ từ năm 2018 đến năm 2025.

90001

Bằng Tiến sĩ của Việt Nam. Courtesy of Tiin.vv

Công suất "lò ấp"

Theo nội dung của dự thảo này, số lượng 9000 tiến sĩ sẽ chủ yếu phục vụ việc giảng dạy tại các trường đại học. Số tiền 12.000 tỷ đồng để chi cho dự án phần lớn được lấy từ Ngân sách Nhà nước (94%), từ các dự án nước ngoài và nguồn xã hội hóa là 5% và 1% từ các nguồn kinh phí khác như học phí hay đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học.

Dự thảo này gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận, trong đó phần đông đều phản đối dự án này vì họ cho rằng hiện nay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam quá nhiều mà chất lượng thì "chẳng ra sao".

RFA trao đổi với chuyên gia Giáo dục, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng về dự thảo này. Giáo sư Hưng cho rằng đây chỉ là dự án chữa cháy cho dự án 911 mà dưới thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đề ra là phải đào tạo 23.000 tiến sĩ mới đến năm 2020 :

Dự án này mới đây Bộ Giáo dục Đào tạo đã thú nhận là từ năm 2012 cho đến năm 2016, đề án này chỉ đem lại được 800 nghiên cứu sinh về nước công tác. Nghĩa là chỉ tiêu đạt được chỉ có 4%. Cho nên đây là một dự án bị phá sản.

Mặc dù thất bại nhưng họ không tìm cách cải tiến mà lại đòi hỏi tiền, một phần là tiền còn lại của dự án 911 để đào tạo 9000 tiến sĩ thì chuyện này hoàn toàn vô vọng.Trừ trường hợp các ông ấy đào tạo tiến sĩ y như cái lò ấp tiến sĩ ở Viện Xã hội học ở Hà Nội. Họ cho ấp mỗi năm ra nhiều tiến sĩ nhưng toàn tiến sĩ với các đề tài vớ vấn.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chỉ ra 2 khó khăn lớn nhất khiến dự án này có nhiều nguy cơ thất bại, đó là để có được 9000 tiến sĩ chất lượng thì Việt Nam phải cần 9000 thạc sĩ có năng lực, có đam mê nghiên cứu và có khả năng ngoại ngữ tốt. Ngoài ra, Việt Nam cần tìm được 9000 giáo sư từ các nền giáo dục phát triển để hướng dẫn những thạc sĩ này nghiên cứu.

Trước những khó khăn này, giáo sư Hưng cho rằng đây rốt cuộc chỉ là một dự án tiêu tốn tiền bạc của người dân :

Tôi đánh giá họ chỉ có nhu cầu muốn sử dụng 12.000 tỷ tiền thuế của dân. Mà đòi số tiền đó trong điều kiện ngân sách quốc gia đang cạn kiệt là một điều rất đáng phàn nàn, mà không mang lại kết quả được đâu. Một điều làm tôi rất ngán ngẩm đó là họ thất bại một cách thê thảm nhưng không tự phê bình và rút kinh nghiệm như họ thường nói.

Việt Nam hiện có trên 24.300 tiến sĩ tuy nhiên chất lượng của những tiến sĩ này còn gây nhiều tranh cãi. Chính Bộ Giáo dục Đào tạo cũng thừa nhận là mặc dù tiến sĩ đông nhưng kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam tụt xa so với các nước trong khu vực ASEAN. Cụ thể, số công trình nghiên cứu được Việt Nam công bố chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan, 1/3 so với Malaysia và 1/14 so với Singapore.

Trả lời báo chí trong nước, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo nói rằng Việt Nam nên dành số tiền đó để nâng cao đời sống giáo viên và chất lượng giảng dạy bởi vì hiện nay lương giáo viên còn thấp mà cơ sở vật chất nhiều trường học còn khó khăn.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng tỏ ra lo ngại về dự án này. Ông cho rằng nhiều tiến sĩ không đóng góp được bao nhiêu cho sự phát triển của xã hội :

Trong xã hội theo tôi có nhiều người có vị trí rất quan trọng nhưng không cần đến bằng cấp mà cần đến năng lực và kỹ năng khác. Trước đây chúng ta đã đào tạo hàng vạn tiến sĩ nhưng dư luận vẫn rất băn khoăn về vấn đề đó. Và rất nhiều người được đào tạo đó trở nên lãng phí khi mà những tri thức đó không ứng dụng vào đời sống được bao nhiêu.

Cá nhân tôi nghĩ rằng đối với các thầy cô ở bậc cao học thì việc phải có bằng cấp là cần thiết, cũng là theo quy chuẩn chung có nhiều nền giáo dục. Nhưng nếu các quan chức ông nào cũng thêm chữ Tiến sĩ hay Giáo sư thì tôi cho rằng đó là điều lãng phí lớn.

Tôi nghĩ nên xem xét lại chuyện này. Với giáo dục thì rất cần đầu tư, nhưng đầu tư cho chính đáng, đừng để cái danh nó át đi cái thực.

Giảng viên có nhất thiết phải là tiến sĩ ?

Hôm vừa rồi Bộ trưởng Giáo dục ông Phùng Xuân Nhạ đã lên tiếng giải thích về dự án này, nói rằng do Việt Nam hiện nay còn thiếu tiến sĩ giảng dạy nên cần phải bổ sung. Ông Nhạ cho biết hiện nay Việt Nam chỉ có 21% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ nên cần nâng tỷ lệ này lên 35%. Ông nói thêm với đại ý là Bộ Giáo dục đã ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ với yêu cầu cao hơn nên những tiến sĩ này sẽ có chất lượng tốt hơn.

Đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét về việc Việt Nam thiếu giảng viên học vị tiến sĩ :

Điều này tôi nghĩ nên có kiểm tra thật kỹ. Bởi vì đúng là trong hệ thống giảng dạy cần có thẩm hàm và tôi ủng hộ điều đó. Nhưng phải xem có thực là như vậy không. Đồng thời cũng cần khắc phục tình trạng nhiều người có nhiều danh vị nhưng hầu như không phát huy được điều đó và cuối cùng trở thành một lãng phí xã hội khá lớn.

Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lại phản đối lý do Bộ Giáo dục đưa ra rằng Việt Nam cần thêm giảng viên tiến sĩ. Bởi vì ông cho rằng chất lượng giáo dục không nằm ở việc giảng viên có phải là tiến sĩ hay không, mà thay vào đó cả sinh viên và giảng viên cần có được sự tự do trong học tập và giảng dạy để phát triển trí tuệ :

Đâu có phải bây giờ tăng số lượng tiến sĩ thì chất lượng đại học sẽ cao lên. Chất lượng đại học của Việt Nam tụt hậu là do Việt Nam đi lạc đường. Người ta không đào tạo con em người Việt theo hướng tự do, đa chiều để họ có thể có đầu óc phản biện và có được tinh thần độc lập. Phải như vậy họ mới có thể sáng tạo và phát minh.

Cho nên phải cải tiến môi trường và tư duy giáo dục của nhà chức trách Việt Nam và ban Tuyên giáo Việt Nam. Anh phải làm thế nào để bỏ đi việc dùng trường học làm cơ sở để tuyên truyền chính trị.

Cả hai nhân vật RFA có dịp được trò chuyện đều nói rằng hiện nay Việt Nam có quá nhiều tiến sĩ mà trong đó chỉ số ít là thật sự có chất lượng xứng với danh hiệu của họ. Còn lại số đông là những "tiến sĩ giấy" hữu danh vô thực. Vì vậy họ mong muốn đề án này cần được xem xét một cách kỹ lưỡng để Việt Nam có được đội ngũ giảng viên có cả học vị và trí tuệ cao trong tương lai.

**************************

Bộ trưởng Nhạ : Tỉ lệ tiến sĩ quá thấp, phải tăng lên ! (Pháp Luật, 16/11/017)

Sáng 16/11, bên hành lang Quốc hội trong ngày chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về đề án 12.000 tỉ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ được công luận quan tâm mấy ngày qua.

tiensi1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về đề án 12.000 tỉ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói : "Tỉ lệ tiến sĩ ở ta hiện nay khoảng 21%, như vậy là quá thấp nên phải nâng tỉ lệ này lên. Theo Đề án 911 là phải 35%. Nếu với 9.000 tiến sĩ như trong đề án thì cũng mới chỉ đáp ứng được 30%".

Phóng viên : Vậy đây là lý do để Bộ Giáo dục và đào tạo đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỉ đồng ?

Phùng Xuân Nhạ : 9.000 tiến sĩ này cũng không phải là đào tạo mới tinh và đề án này cũng không phải là đề án mới. Đây là đề án chỉnh sửa từ Đề án 911, trong đó tập trung rất sâu vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài. Rồi cơ chế, chính sách làm sao để cho các tiến sĩ làm việc tốt, đặc biệt là với các tiến sĩ kiêm nhiệm. Hiện nay số tiến sĩ kiêm nhiệm vào khoảng 10.000.

Do vậy hiện nay có rất nhiều nguồn tiến sĩ. Ta phải tạo điều kiện cho các nhà khoa học về các trường đại học để cống hiến. Đồng thời đào tạo các thạc sĩ. Chứ không phải đào tạo tràn lan. 

Thông tin về vấn đề này có thể chưa rõ, nên dư luận chưa hiểu hết. Chúng ta không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng để làm sao đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

Phóng viên : Vậy chúng ta kiểm soát, siết chặt chất lượng đào tạo tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo như thế nào ?

Phùng Xuân Nhạ : Có chứ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ và có lộ trình siết chặt. Lúc đầu nhiều cơ sở đào tạo cũng rất lo ngại những cũng phải chấp nhận. Theo lộ trình thì tiến sĩ phải có ít nhất một năm học chuyên và phải có bài báo đăng. Như vậy cách tiếp cận này thì cơ sở đào tạo dần tiến tới tự chủ và có trách nhiệm chia sẻ thì họ sẽ có trách nhiệm.

Chứ không phải đào tạo tràn lan.

Phóng viên : Có ý kiến cho rằng kinh phí đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay rất thấp, trong khi kinh phí đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài rất cao, có thể trên 1 tỉ đồng. Bộ có điều chỉnh cái này trong thời gian tới không ?

Phùng Xuân Nhạ : Đúng thế, chúng ta phải điều chỉnh. Đành rằng người đi học tiến sĩ là tính đến lợi ích sau này và phải hoàn thành trách nhiệm. Nhưng những người giỏi thì lại có rất nhiều cơ hội có học bổng. Chúng ta muốn những người giỏi đi học tiến sĩ và Nhà nước đứng ra để hỗ trợ thì cũng phải tính một mức nào đó. Dĩ nhiên có thể mức hỗ trợ không bằng các học bổng khác nhưng cũng phải đáp ứng nhu cầu của họ và tính đến chuyện phát triển tiếp.

Định mức này thì Bộ đã làm việc với Bộ Tài chính và sẽ tính toán làm sao để suất đào tạo tiến sĩ phù hợp với từng vùng, từng miền. Nhưng hướng tới của Bộ Giáo dục và đào tạo hiện nay là có nhiều cơ sở đào tạo rất tốt, khuyến khích liên kết với nước ngoài để giám định chất lượng, cùng hướng dẫn. Mô hình đào tạo như vậy là không nhất thiết phải gửi tất cả ra nước ngoài.

Như vậy, đề án 9.000 tiến sĩ không phải là đề án mới, mà là thay đổi và nâng cao chất lượng của Đề án 911 trước đây.

Phóng viên :  Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Chân luận

**************************

Bằng cấp giả tràn lan vì muốn làm quan chức ? (RFA, 16/11/2017)

Bằng giả như nấm sau mưa

Một vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là chuyện bằng cấp của ông cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Sau khi bị kỷ luật về những sai phạm khi còn đương chức bí thư thành ủy, ông Anh đã bị phát hiện sử dụng bằng Tiến sĩ do một trường ở Mỹ cấp nhưng bằng này không đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo đề ra. Vì vậy bằng Tiến sĩ của ông không được chấp nhận ở Việt Nam. Sự việc đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian.

90002

Một số bằng cấp giả bị cơ quan chức năng thu giữ. Courtesy of Thanhnien

Hay tháng 4 đầu năm nay, chính quyền huyện Đak Tô tỉnh Kon Tum đã kỷ luật cảnh cáo 6 cán bộ ở huyện này vì sử dụng bằng trung học phổ thông giả.

Tuy nhiên đây chỉ là một số trong nhiều trường hợp các quan chức bị phát hiện sử dụng bằng giả hay bằng không được chấp nhân ở Việt Nam hiện nay.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2004 cho biết có hơn 10 ngàn trường hợp dùng bằng giả đã bị phanh phui.

RFA trao đổi với Giáo sư Tiến sĩ Vũ Minh Giang, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về tình trạng này. Giáo sư Giang cho rằng nguyên nhân phần lớn là do hệ thống đề bạt cán bộ còn chú trọng đến quy trình và tiêu chí hình thức :

Tức là phải đạt qua chứng chỉ này hay cấp kia, đặc biệt là bằng cấp này bằng cấp kia. Tôi nghĩ rằng xuất phát là có thể những người nghĩ ra những nhu cầu điều kiện đó là do muốn chuẩn hóa. Nhưng cái chuẩn hóa đó rất nhanh chóng bị biến dạng. Hiện nay đó đang là một hạn chế trong việc nâng cấp, nâng chức, đề bạt vào vị trí nào đó. Và điều này chắc chắn phải có sự điều chỉnh nào đó.

Nhiều thông tư, quyết định của các Bộ ngành Nhà nước ghi rõ các tiêu chuẩn bắt buộc về giáo dục đối với cán bộ, công viên chức. Ví dụ trong Thông tư 1204/QĐ-BNV ban hành ngày 19/11/2012 của Bộ Nội vụ có ghi rõ tiêu chuẩn chức danh đối với các bậc lãnh đạo của Bộ này, trong đó đều yêu cầu trình độ giáo dục từ cấp đại học trở lên. Hay cũng một quyết định khác của Bộ này yêu cầu tất cả các Giám đốc sở tại các tỉnh thành phải có bằng đại học trở lên.

GS Vũ Minh Giang cho rằng đây chính là lý do những người không đáp ứng được các tiêu chuẩn này đã tìm cách làm bằng giả để đạt yêu cầu.

Còn Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ương lại cho rằng bằng cấp giả phát sinh là do sự tha hóa "từ trên xuống" :

Bằng giả không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước cũng có nhưng ở Việt Nam thì nó quá xá. Là vì một nền chính trị hư danh và một xã hội đề cao sự hư danh. Vì thế nên người ta chạy theo cái hư danh đó và sẵn sàng tìm giải pháp tồi tệ nhất và không chính đáng để cố giành giật để kiếm chác.

Hiện tại Bộ Giáo dục đang dự kiến sẽ chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ. Hiện Việt Nam đã có trên 24.300 tiến sĩ trong khi dư luận còn thắc mắc về chất lượng của nhiều người có bằng tiến sĩ ở Việt Nam.

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mới đây trả lời báo chí với đại ý rằng cần thêm tiến sĩ là do hiện nay không đủ tiến sĩ giảng dạy ở các trường đại học.

Lối thoát

Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân hồi đầu tháng 7 năm nay, Nguyên Bộ trưởng Giáo dục Giáo sư Phạm Minh Hạc nói rằng điều đáng buồn là đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ và người có quyền mà lừa dối thì làm sao nói được dân. Ông cũng phê bình việc xử lý các đối tượng sử dụng bằng giả chưa kiên quyết, chẳng hạn ở nhiều nơi chỉ cảnh cáo hay cùng lắm là buộc thôi việc.

Ông Phạm Vũ Luận, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi còn đương chức cũng từng nói rằng "người học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài".

Giáo sư Vũ Minh Giang cho rằng việc tuyển chọn hay thăng quan tiến chức trong bộ máy công quyền ở Việt Nam cần giảm sự quan trọng hóa về bằng cấp, và chú trọng đến năng lực thì mới có thể chấm dứt được tình trạng làm bằng giả tiến thân :

Đối với hệ thống cán bộ công chức nói chung thì cần điều chỉnh bớt chú trọng đến tiêu chí hình thức mà nên chú ý đến thực chất của con người. Dù thế nào cũng phải chuẩn hóa, nhưng chuẩn hóa không nên dựa quá nhiều vào hệ thống chính trị bằng cấp như hiện nay. Tôi nghĩ nhiều nước họ cũng có cách tuyển dụng hay.

Cũng đã đến lúc phải nghĩ ra một cách nào đó để tuyển dụng những người có năng lực xuất sắc vào các vị trí. Tôi nghĩ có lẽ phải cần một chiến lược nhân tài. Bất cứ cộng đồng nào cũng có bộ phận tinh hoa mà mình gọi là nhân tài, cứ nói chọn nhân tài nhưng lại chọn theo kiểu quy trình anh có cái này không, có cái kia không thì chưa chắc đã được.

Giáo sư Minh Giang cho rằng việc tuyển dụng hay thăng cấp nên dựa vào những thành tích mà người đó đã đạt được trong quá khứ, hay được những đồng nghiệp tin tưởng giới thiệu. Như vậy xã hội sẽ nhận thức được một điều rằng nếu tôi không có tài thì tôi không được trọng dụng, còn nếu tôi có khả năng dù không có bằng cấp tôi vẫn được đánh giá cao.

Còn Giáo sư Nguyễn Khắc Mai lại nhận thấy rằng để giảm thiểu những bất cập trong toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng trong đó điển hình như vấn đề bằng giả, cần phải sửa đổi hệ thống chính trị độc đảng và Quốc hội phải thực sự dân chủ. Bởi vì theo ông, hiện tại còn nhiều giả dối trong chính hệ thống chính trị, nên sẽ không thể làm gương cho các ngành khác, trong đó có giáo dục.

Còn trong bài báo trên trang Nhân Dân, Giáo sư Phạm Minh Hạc cho rằng để hạn chế tình trạng này, quy trình cấp phôi bằng tại các trường cần chặt chẽ hơn. Các lãnh đạo Nhà nước cần kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm những trường hợp dùng bằng giả. Bằng do cơ sở nước ngoài cần được thẩm định bởi Nhà nước.

**************************

Giới hoạt động dùng phim ảnh giúp dân Việt ‘vượt qua nỗi sợ hãi’ (VOA, 16/11/2017)

Một nhóm các nhà báo công dân đc lp người Vit tiếp tc s mng kêu gi người dân ý thc v thc trng ca đt nước bng vic công b tp tiếp theo trong lot phim phóng s-tài liu "Vượt Qua Ni S Hãi" ra mt ln đu tiên vào tháng 11 năm ngoái với ni dung xoay quanh tình trng cưỡng chế đt đai khp c nước.

tiensi2

Một hình nh trong tp phim "Vit Nam Cn Thay Đi" ca lot phim phóng s-tài liu "Vượt Qua Ni S Hãi"

Được đt tên "Vit Nam Cn Thay Đi", tp th hai trong sê-ri phim s dng nhng đon phim được ghi ti hin trường, nhng cuc phng vn người dân cùng nhng hình nh tư liu khác c M và Vit Nam đ kêu gi s thc tnh và ci m tư tưởng, điu mà các nhà làm phim nói là chất xúc tác to nên s thay đi.

Video mở đu vi mt cuc biu tình chng Tng thng Donald Trump thành ph Los Angeles, bang California hi tháng 2. Blogger Điếu Cày (Nguyn Văn Hi), mt trong nhng nhà bt đng chính kiến ni tiếng nht tng b Vit Nam cm tù và sau đó được phóng thích sang M, xut hin trong tư cách mt người quan sát người dân Hoa Kỳ thc hin quyn t do biu đt không b cn tr.

"Đây là những hình nh tuyt vi biu dương cho nn dân ch thc th khi quyn con người được tôn trng và được bo v bi nhng người thc thi công quyn, cho dù chính kiến ca h có th khác bit", Điếu Cày nói. "Đó là nn dân ch ca nước M".

Và đó cũng là điều mà Helena Lee, người lãnh đo d án sn xut sê-ri phim này, mun nhiều người dân Vit Nam nhìn thy.

Quay lại trang chủ
Read 651 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)