Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/03/2018

Những thanh củi lớn đang chờ bị đưa vào lò

Tổng hợp

Đà Nẵng : Liệu cựu Chủ tịch Trần Văn Minh có chọn "Tự thú trước bình mình"… ?

Tại Đà Nẵng mấy ngày qua dồn dập những tin đồn nhắm vào Cựu Chủ tịch Ủy ban thành phố (TP) ông Trần Văn Minh nào là bị khám xét nhà, nào là sắp bị bắt vì có liên quan đến những sai phạm của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm"…

cui1

Ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng (ảnh : Facebook Minh Tran)

Cũng phải thừa nhận rằng những tin đồn nhắm vào Cựu Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng ông Trần Văn Minh đa phần xuất hiện sau khi Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" sau khi bị Cơ quan Cảnh sát điều ra của Bộ Công an bắt giữ. Vào đầu tháng 02/2018, tin đồn lan truyền nhà ông Minh ở đường Lý Thường Kiệt, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng bị Công an khám xét. Tin đồn này ngay lập tức giới báo chí vào cuộc, bao vay quanh nhà ông Minh để săn tin. Gia đình ông Minh một phen vất vả và bản thân ông Minh ngay sau đó, vào ngày 09/02 trả lời báo chí ông Minh phản bác tin đồn này cho rằng là tin đồn ác ý, không có căn cứ. Cũng trong ngày 09/02, Đại tá Lê Văn Tam, Giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng cho báo chí biết là không có hề có việc lực lượng Công an Đà Nẵng phối hợp với Công an Bộ tiến hành khám xét nhà ông Minh.

Tin đồn khám xét nhà tạm lắng xuống thì vào những ngày đầu tháng 03/2018, tin đồn lại xuất hiện đối với ông Minh rằng là những ngày sắp tới ông Minh sẽ bị bắt vì liên quan đến việc ký giấy tờ mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản cho Vũ "nhôm" với giá thấp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Và tiếp nữa nữa cũng nhắm vào ông Minh chính là sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại Đà Nẵng khoảng mấy năm về trước với số tiền phải thu hồi mà Thanh tra chính phủ cộng sản Việt Namđưa ra là hơn 3.400 tỷ đồng. Trong hai lập luận này thì chiếm đa phần là lập luận ông Minh sẽ bị bắt theo vụ án ký, giấy mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản cho Vũ "nhôm".

Vũ "nhôm" hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an Việt Nam khởi tố cùng lúc 2 tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật của Nhà nước". Trong hai tội danh này thì tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do thân thế, chức vụ và quyền hạn của Vũ "nhôm" hiện nay Cơ quan Cảnh sát điều tra chưa tiết lộ rõ nên tội danh chưa rõ ràng mặc dù cộng đồng mạng đã lan truyền văn bản nói Vũ "nhôm" là sĩ quan tình báo cấp tá của Bộ Công an.

cui2

Quyết định bổ nhiệm ông Trần Văn Minh giữ chức Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng (ảnh : Facebook Minh Tran)

Trong số "9 dự án và 31 nhà, đất công sản" do Vũ Nhôm thâu tóm mà Cơ quan Cảnh sát đang điều tra vì có dấu hiệu vi phạm thì chiếm số nhiều trong số này do ông Trần Văn Minh ký, tiếp tay cho Vũ "nhôm" thâu tóm thị trường bất động sản ở Đà Nẵng. Riêng sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại Đà Nẵng, theo Facebooker Lê Hồng Hà có đăng tải status với nội dung là đầu tháng 11/2012 Thanh tra chính phủ cộng sản Việt Nam ban hành kết luận thanh tra số 2852 về việc thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có ý kiến dư luận trái chiều.

Ngoài vấn đề khắc phục sai trái, có đề nghị kỷ luật các đời chủ tịch Đà Nẵng, trong đó có điểm danh ông Trần Văn Minh. Kết luận thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và chỉ đạo xử lý tại văn bản số 1930/VPCP-V.I ngày 19/11/2012 của Văn phòng Chính phủ. Vụ việc này ít được nhắc đến trong suốt mấy năm qua cho đến khi cuộc họp báo quý 3 diễn ra vào ngày 26/10/2017, Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ đã nhắc lại : "Thành phố Đà Nẵng còn nợ Thanh ra Chính phủ về kết luận sai phạm đất đai ". Còn ông Trần Văn Minh lại nói trên báo chí rằng ; "làm gì còn 3.400 tỷ mà thu hồi !".

cui3

Quyết định cho ông Trần Văn Minh thôi giữ chức Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng (ảnh : Facebook Minh Tran)

Cũng cần phải nói, sở dĩ tin đồn ở Việt Nam hiện có nhiều đất để dụng võ là có cơ sở, cụ thể nhất là vào chiều ngày 31/07/2017, tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu : "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy" thể hiện quyết tâm chống tham nhũng trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. "Lò củi" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đốt đang thiêu rụi hàng loạt quan chức, cán bộ cộng sản từ Bắc xuống Nam nào là : Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa …Tại Đà Nẵng, sau khi bí thư Nguyễn Xuân Anh "về vườn" thì hàng loạt cán bộ cấp cao của thành phố cũng bị kỷ luật.

Thực ra vụ bắt Vũ "nhôm" có nhiều nhận định của dư luận cho đây là vụ án liên quan đến việc đấu đá giữa hai phe Công an và Quân đội hơn là liên quan đến công cuộc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam nhưng với những gì đang bị phanh phui vì có dấu hiệu sai phạm, Cựu Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng ông Trần Văn Minh nhiều khả năng sớm muộn cũng bị đưa vào "lò củi" mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang khởi xướng đốt.

Chiều ngày 15/03/2018, đoàn công tác của Bộ Công an từ Hà Nội vào Đà Nẵng đột xuất vào làm với Thành ủy Đà Nẵng. Đột xuất đến nỗi Bí thư thành ủy Đà Nẵng hiện tại là ông Trương Quang Nghĩa phải hoãn buổi làm việc với sở Giao thông Vận tải có lịch xếp trước đó. Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có gửi văn bản tới Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ yêu cầu phối hợp điều tra việc mua bán , chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay theo kết luật của Ủy ban Kiểm tra trung ương.

Ông Trần Văn Minh (SN 1955), giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng từ tháng 09/2006 đến tháng 06/2011. Ông Minh thôi giữ chức vụ vào tháng 07/2011 và Nghỉ hưu vào tháng 02/2016.

Với việc Bộ Công an đột xuất vào Đà Nẵng làm việc khiến một lần nữa tin đồn về việc bắt giữ ông Minh càng tiến gần đến hiện thực. Câu hỏi mà dư luận đặt ra liệu Cựu Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng này có chọn giải pháp "tự thú trước bình minh" để nhận sự khoan hồng hay không ?

Quê Hương

*******************

Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kết luận của Thanh tra chính phủ, Trương Minh Tuấn chí nguy (CaliToday, 20/03/2018)

Ngày 19/3, một số tờ báo trong nước, như : Thanh Niên, Dân Trí cho biết rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù đang đi công cán ở nước ngoài vẫn đồng ý với kết luận của Thanh tra chính phủ. Trước đó, trong bản kết luận thanh tra, Thanh tra chính phủ khẳng định Bộ Thông tin và truyền thông mắc phải rất nhiều sai phạm trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Nghe nhìn toàn cầu (AVG). Với việc đồng ý với kết luận thanh tra toàn bộ hồ sơ của Thanh tra chính phủ sẽ được chuyển sang cho Bộ Công an để điều tra làm rõ. 

cui4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/

Song song cùng với đó, Thanh tra chính phủ cũng phải gởi bản phúc trình sang cho Ủy Ban Kiểm tra trung ương để xem xét. Vì trong thương vụ mua bán giữa MobiFone và AVG có dính líu đến rất nhiều lãnh đạo, cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam quản lý.

Cùng với việc đồng ý với kết luận của Thanh tra chính phủ, dư luận phần nào biết được ai chính là người đã ra lệnh tất cả các tờ báo phải đồng loạt tháo bỏ phản bác kết luận Thanh tra chính phủ của Bộ Thông tin và truyền thông nhằm chạy tội cho Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và những người liên quan. Vì ông Trương Minh Tuấn là Ủy viên trung ương đảng lại còn là phó Ban Tuyên giáo trung ương. Lệnh phải gỡ bỏ bài phản bác cho dù được phát đi từ Ban Tuyên giáo trung ương, nhưng chắc chắn người ra lệnh phải có quyền lực còn cao hơn cả cơ quan này. Đó chỉ có thể là từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như những gì mà dư luận đồn đoán trước đó.

Với việc đồng ý với kết luận thanh tra, hồ sơ được chuyển sang cho cơ quan hữu trách thuộc Bộ Công an thụ lý thì tình thế của ông Trương Minh Tuấn đang chí nguy. Vì theo kết luận của Thanh tra chính phủ, thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG thực chất là màn nâng khống giá trị thực của doanh nghiệp để đục khoét tiền của nhà nước với số tiền lên đến hơn 7,000 tỷ đồng. Mà, những kẻ chịu trách nhiệm chính không ai khác chính là những lãnh đạo của Bộ Thông tin và truyền thông. Dù không chỉ trực tiếp nhưng Thanh tra chính phủ ngầm ám chỉ đó chính là Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông) cùng một số khác liên quan, như : Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone, Cao Duy Hải, Tổng giám đốc MobiFone. Đặc biệt, trong thương vụ nâng khống giá trị thực của AVG để lấy tiền ngân sách còn phải kể đến một số nhân vật chóp bu, như : Bộ trưởng Công an Tô Lâm, chịu tránh nhiệm gián tiếp là Trần Đại Quang, Chủ tịch nước (lúc đó là Bộ trưởng công an).

Để thương vụ được diễn ra theo ý muốn, tháng 10/2014, AVG đã gởi văn bản cho Bộ trưởng Thông tin và truyền thông thời điểm đó là ông Nguyễn Bắc Son về việc doanh nghiệp này sẽ chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài và họ đã nhận 10 triệu Mỹ kim tiền đặt cọc. Sau khi nhận được văn của của AVG, Bộ Thông tin và truyền thông đã có công văn gởi sang cho Bộ Công an để trao đổi. tháng 12/2014, Bộ Công an có văn bản gởi cho Bộ Thông tin và truyền thông là không cho phép AVG chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ được phép bán cho doanh nghiệp trong nước. Sau đó, MobiFone là doanh nghiệp nhà nước đã được chỉ định để mua 95% cổ phần của AVG.

Theo yêu cầu của Thanh tra chính phủ, cả AVG lẫn Bộ Thông tin và truyền thông đều không cung cấp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào trong việc họ đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài để chào bán cổ phần của AVG, đồng thời cũng không hề chứng minh được đã nhận khoản cọc 10 triệu Mỹ kim. Nói cách khác, từ việc chào bán cổ phần, đến việc nhận cọc 10 triệu Mỹ kim đều không hề có thật, mà nó chỉ là chiêu trò được lập ra để nhằm mục đích rút tiền ngân sách.

Việc xử lý thương vụ mua bán 95% cổ phần AVG không hề đơn giản, dù rất nhiều lãnh đạo đều biết rõ những sai phạm này nhưng bởi vì nó dính líu đến quá nhiều lãnh đạo cấp cao nên đã gần hai năm qua sau khi đã qua những lần thanh tra, song kết quả vẫn không được công bố.

Đến ngày 8/3/2018, Ban Bí thư dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghe Ban Cán sự đảng Thanh tra chính phủ báo cáo kết quả việc thanh tra thương vụ mua bán 95% cổ phần AVG. Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam kết luận đây là sự việc rất nghiêm trọng và yêu cầu Thanh tra chính phủ phải sớm có kết luận để xử lý những người có liên quan.
Đến ngày 12/3, nhằm chạy tội cho mình, một cuộc họp kéo dài 6 giờ giữa MobiFone và AVG nhằm hủy bỏ thỏa thuận mua bán 95% cổ phần được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chủ trì. Kết quả, các cổ đông sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ số tiền đã được MobiFone thanh toán. Điều đặc biệt, mặc dù là người chủ trì cuộc họp nhưng trong biên bản hủy bỏ thỏa thuận lại không hề có chữ ký của ông Trương Minh Tuấn.

Ngày 14/3, Thanh tra chính phủ tung ra kết luận thương vụ mua bán và Bộ Thông tin và truyền thông đã có những sai phạm nghiêm trọng.

Ngày 15/3, Bộ Thông tin và truyền thông tung ra phản bác lại kết luận của Thanh tra chính phủ. Chỉ vài phút sau khi đăng lên, toàn bộ các bài báo trên các trang mạng đều bị gỡ xuống.

Người Quan Sát

********************

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông ngồi bên lò lửa (Người Việt, 19/03/2018)

Báo Thanh Niên ngày 19 tháng Ba, 2018, nêu các tội của ông Bộ trưởng Thông tin và truyền thông (4T) Trương Minh Tuấn trong khi vụ Mobifone mua AVG sắp được chuyển cho công an điều tra.

cui5

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông cộng sản Việt Nam Trương Minh Tuấn trong lần họp báo công bố vụ cá chết tại biển miền Trung vào cuối tháng Sáu, năm 2016. (Hình : Getty Images)

Hôm 19 tháng Ba, tờ Thanh Niên cũng như tờ Lao Động đưa tin, theo văn bản số 2398/VPCP-VI của Văn Phòng Chính Phủ gửi tới Thanh tra chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an, Mobifone và các cơ quan liên quan, thì ông Thủ tướng ớng Nguyễn Xuân Phúc đã "đồng ý với kết luận thanh tra về việc Mobifone mua 95% AVG".

Tờ Lao Động kể rằng : "Hiện Thanh tra chính phủ đang thực hiện việc sao chép, thống kê logic toàn bộ các tài liệu trong thương vụ mua bán ồn ào này để chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ công an xem xét khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật".

Cũng trong ngày 19 tháng Ba, tờ Thanh Niên có bài viết "Vụ MobiFone mua AVG : ‘Làm xiếc’ bằng tiền nhà nước" trong đó nêu ra vai trò "chỉ đạo" của ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn trong vụ tổng công ty quốc doanh Mobifone mua công ty truyền hình cáp trả tiền AVG của tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vũ.

Trong khi nhiều báo lớn khác nín khe thì tờ Thanh Niên và tờ Lao Động "đánh trực diện" Ông Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn. Nếu không có ai "ở trên" bật đèn xanh, các báo này không thể thoát các đòn trả thù của ông ta mà tổng biên tập và ký giả viết tin viết bài điều tra khó tránh khỏi bị rút thẻ, các tờ báo khó tránh những số tiền phạt rất lớn nếu không muốn nói bị đóng cửa.

Bài viết của tờ Thanh Niên ngày 19 tháng Ba, 2018, ám chỉ ông Trương Minh Tuấn khi viết : "Theo nguồn tin của Thanh Niên, việc phù phép AVG từ lỗ thành lãi không chỉ xuất phát từ phía MobiFone. Hành vi này hiện đang được các cơ quan thanh, kiểm tra tiếp tục làm rõ xem có sự chỉ đạo từ phía những cán bộ có quyền lực hay không nhằm che giấu vi phạm".

Một cách cụ thể hơn tờ Thanh Niên nói thẳng về ông bộ trưởng 4T khi viết : "Trong nhiều hồ sơ tài liệu Thanh Niên thu thập được còn thể hiện : cuối năm 2017, sau khi Ban bí thư, thủ tướng chỉ đạo thanh tra chính phủ vào cuộc, ông Trương Minh Tuấn có dấu hiệu chỉ đạo MobiFone phải tìm mọi cách để thoát lỗ", kể cả ngoài các phương án đã thống nhất giữa Bộ Thông tin và truyền thông và MobiFone sau khi mua AVG về. Có lúc, lãnh đạo MobiFone phải chịu áp lực "nếu không làm được thì nghỉ".

Tờ Thanh Niên kể tiếp rằng : "Theo Thanh tra chính phủ, khoản tiền đầu tư mua cổ phần AVG về bản chất là tiền nhà nước đã được Bộ Thông tin và truyền thông và MobiFone ‘nhập nhèm’ tại nhiều khâu, đoạn. Cụ thể, khi báo cáo với thủ tướng, lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông đều nêu việc sử dụng vốn chủ sở hữu 30% tổng mức đầu tư, vay vốn tín dụng 70% còn lại. Tuy nhiên, tại quyết định số 236/2015 phê duyệt dự án do ông Trương Minh Tuấn, thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ký đã không xác định cụ thể nguồn vốn để đầu tư. Trên thực tế, MobiFone đã sử dụng 100% vốn chủ sở hữu để thanh toán. Trong số này có một khoản vay thể hiện từ ngân hàng nhưng thanh tra chính phủ chỉ rõ MobiFone đã đi ‘vay nóng’ một ngân hàng khoản tiền 3.428 tỉ đồng, đến cuối tháng Ba, năm 2016, đã trả hết khoản nợ này".

Ngày 13 tháng Ba, 2018, hầu hết các báo tại Việt Nam đều đưa tin, sau một phiên họp giữa đại diện hai công ty Mobifone và AVG có sự tham dự của đại diện Bộ Thông tin và truyền thông, hai công ty vừa kể đã "thống nhất" hủy bỏ "toàn bộ" hợp đồng trong đó Mobifone sẽ mua AVG với giá chuyển nhượng là 8.889,8 tỷ đồng mà hai bên đã ký kết với nhau từ tháng Giêng 2016.

cui6

Bản tin "đánh trực diện" Trương Minh Tuấn, bộ trưởng Thông tin và truyền thông, của báo Thanh Niên ngày 19 tháng Ba, 2018. (Hình : NV Crop)

Theo những gì thấy nêu trên mặt báo : "MobiFone và AVG thống nhất hủy việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thoả thuận. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này là 8.889,8 tỷ đồng. Các cổ đông đã chuyển nhượng (phía AVG) sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền MobiFone đã thanh toán. Còn MobiFone cũng trả lại AVG số cổ phần và các tài sản đã nhận chuyển nhượng. Đồng thời, hai bên ‘sẽ cố gắng để cả hai không chịu thiệt hại từ việc này’". Bản tin của VnExpress viết hôm thứ Ba, 13 tháng Ba, 2018, về sự thỏa thuận ký hôm thứ Hai, 12 tháng Ba, 2018.

Tuy là kẻ bị thiệt hại rất lớn nhưng ông Phạm Nhật Vũ lại quá tử tế "không yêu cầu phạt và đòi bồi thường khi hủy giao dịch". Ngoài số tiền đã thanh toán cho AVG, MobiFone cho biết đã phải trả một số chi phí liên quan như thuê tư vấn và đại diện AVG "cũng đồng ý sẽ thanh toán cả những khoản này", theo VnExpress.

Mobifone là tổng công ty quốc doanh kinh doanh dịch vụ điện thoại di động trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. AVG là công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG) có ông Phạm Nhật Vũ, em ruột nhà tư bản đỏ tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng, làm chủ hơn 55% cổ phần.

Cuộc họp và thỏa thuận xé bản hợp đồng hai công ty đã ký với nhau được vội vã xúc tiến sau khi "ban bí thư" Đảng cộng sản Việt Nam do chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi chủ tọa ngày 8 tháng Ba, 2018, "nghe Ban cán sự Đảng, Thanh tra chính phủ báo cáo kết quả việc thanh tra dự án MobiFone mua 95 % cổ phần AVG".

Trên trang mạng của mình, Thanh tra chính phủ cho đăng toàn bộ bản "Kết luận thanh tra" vụ Mobifone mua AVG nêu các hành động vi phạm pháp luật của những người cầm đầu Mobiphone lúc đó và trách nhiệm của những kẻ ở cấp cao hơn tại các Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ công an, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Người ta thấy các cán bộ quốc doanh Mobifone với sự chống lưng của các lãnh đạo trực tiếp tại Bộ Thông tin và truyền thông, và cả những "ông lớn" tại các bộ công An, kế hoạch và đầu tư bị nhìn thấy đã mánh mung, toa rập với đám tư bản đỏ, tẩu tán tài sản nhà nước để chia nhau trước khi Mobifone được cổ phần hóa, bán lại trên thị trường chứng khoán để nhà nước rút tiền ra.

Tuy là một vụ mua bán không có gì gọi là "bí mật quốc gia" cần phải giấu đút, nhưng nội dung cuộc mua bán giữa Mobifone và AVG lại bị giữ kín. Hồi đó, đã có tin ì xèo về việc Mobifone bỏ ra một số tiền rất lớn (tương đương gần 400 triệu USD) để mua công ty AVG đang lỗ chỏng gọng, trị giá chỉ khoảng hơn 80 triệu USD, có thể thấp hơn.

Ngay khi Thanh tra chính phủ công bố bản "Kết luận thanh tra", Bộ Thông tin và truyền thông vội vã cho phổ biến ngày 15 tháng Ba, 2018, trên VnExpress một bản phản bác cũng rất dài, quy kết cơ quan thanh tra của nhà nước là "hồ đồ" khi "bật" lại rằng "các kiến nghị biện pháp xử lý, trong khi các nội dung nhận định là không đúng quy định pháp luật, không đúng bản chất sự việc, có tính chất suy diễn theo hướng có lỗi và ‘hình sự hóa’ quan hệ kinh tế".

Không những vậy, ông Trương Minh Tuấn, qua bản phản bác, dọa rằng : "Bộ Thông tin và truyền thông sẽ có công văn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc áp dụng luật đối với dự án. Trong trường hợp có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu Thanh tra chính phủ thu hồi và sửa lại kết luận thanh tra hoặc sẽ khiếu nại về kết luận thanh tra theo quy định tại Điều 57 Luật Thanh Tra".

Bản phản bác của Bộ Thông tin và truyền thông trên VnExpress sau ít giờ xuất hiện đã bị gỡ xuống ngay.

Bây giờ, hồ sơ Mobifone mua truyền hình cáp An Viên AVG đang được chuyển sang cho công an điều tra có thể dẫn đến khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu trái luật. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thấy tương lai nhảy vào Bộ chính trị đang bị khép lại và cái lò lửa đang bị đẩy lại gần hơn, hơi nóng phà vào mặt. (TN)

Quay lại trang chủ
Read 662 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)