Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

03/04/2018

Sự thật về việc Việt Nam rút lui dò tìm dầu khí trên Biển Đông

Tổng hợp

PetroVietnam : ‘căng thẳng Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dầu khí’ (VOA, 03/04/2018)

Tập đoàn Du khí Vit Nam (PetroVietnam hay PVN) hôm 3/4 nhn đnh rng tình hình căng thng Bin Đông s nh hưởng đến hot đng du khí.

petro1

Giàn khai thác của PetroVietnam ti m Bch H (nh : PVN)

Hãng tin Reuters nói rằng PetroVietnam đưa ra nhn đnh hiếm thy này mt ngày sau khi Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh kết thúc chuyến thăm Hà Ni.

PetroVietnam đăng tải trên trang web rng : "Tp đoàn Du khí Vit Nam bước vào thc hin kế hoch sn xut kinh doanh năm 2018 vi những d báo đy khó khăn, thách thc đi vi hot đng du khí".

Ngoài nguyên nhân do giá dầu thô tiếp tc din biến khó lường, "tình hình bin Đông d báo tiếp tc có nhng din biến phc tp s nh hưởng đến hot đng tìm kiếm thăm dò du khí cũng như nh hưởng đến vic kêu gi các nhà đu tư nước ngoài tham gia đu tư tìm kiếm thăm dò du khí các lô còn m ca Tp đoàn", PetroVietnam nhn đnh.

Các nguồn tin cho hãng tin Reuters biết vào tháng trước, do b áp lc t phía Trung Quc, PetroVietnam đã dng dự án thăm dò m Cá Rng Đ khu vc có tranh chp trên Bin Đông. D án thăm dò du khí này do tp đoàn du khí ca Tây Ban Nha Repsol hp đng thc hin.

Hiện ti, Vit Nam đang xem xét rút li mt d án hp đng thăm dò khí đt tr giá 4,6 t đôla M vi tp đoàn ExxonMobil ngoài khơi b bin min trung, Công ty c phn CNG Vit Nam cho VOA biết.

Trong chuyến thăm Hà Ni va qua, Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh đ ngh hai bên 'cn hp tác khai thác chung trên bin'.

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng và Ngoi trưởng Trung Quc Vương Ngh có cuc gp g hôm th Hai 2/4/2018.

Tân Hoa Xã tường thut rng ông Trng cũng đ xut vic hai bên có th cùng phát trin, khai thác chung, và cùng bo v hòa bình, n đnh trên bin như mt bin pháp chuyn tiếp.

PetroVietnam còn nói thêm rằng vic suy gim sn lượng khai thác các m ch lc trong năm 2018 d báo còn din biến bt li, khó lường.

*********************

Petro Việt Nam lên tiếng thừa nhận căng thẳng với Trung Quốc sẽ gây tác động đến kinh tế (RFA, 03/04/2018)

Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PetroVietnam) vào ngày 3 tháng tư lên tiếng nói rằng tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông sẽ gây phương hại đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam tại khu vực đó.

petro2

Tàu tuần duyên Trung Quốc (trái) bị ba tàu Việt Nam ngăn chận trong vụ khủng hoảng mùa hè 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng thềm lục địa Việt Nam. Photo : RFA

Truyền thông quốc tế trích dẫn tuyên bố này từ web site của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, một tuyên bố về quan hệ Việt- Trung mà giới quan sát cho rằng rất hiếm khi PetroVietnam lên tiếng.

Ngoài ra PetroVietnam còn tỏ ra quan ngại hơn khi nói rằng sự bất định của tình hình Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài để tìm kiếm các mỏ dầu khí của Việt Nam ngoài khơi.

Ông Carl Thayer, một nhà phân tích về Việt Nam cho rằng Việt Nam đang rất cần nhiều năng lượng để giữ được mức độ phát triển kinh tế như hiện nay. Ông kết luận rằng chế độ Hà Nội sẽ gặp phải khó khăn khi một mặt thì cần nguồn tài nguyên để phát triển đất nước, mặt khác lại phải làm sao giữ hòa khí với Trung Quốc.

Quan ngại của PetroVietNam được đưa ra chỉ vài ngày sau khi có tin nói Việt Nam bị áp lực từ phía Trung Quốc nên phải cho ngưng việc khoan thăm dò khai thác khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng cũng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền vì nằm trong đường chín đoạn mà họ vạch ra chiếm đến 90% diện tích Biển Đông.

Cả hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đều không lên tiếng về chuyện này.

Tuy nhiên cũng có một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc làm áp lực lên chính công ty Repsol của Tây Ban Nha đang có hợp đồng với Hà Nội tại mỏ Cá Rồng Đỏ làm công ty này phải rút đi.

Ngày 2/4/2018, trong những cuộc nói chuyện giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với ông Vương Nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Bắc Kinh, người ta lại thấy nói đến việc hai nước tìm kiếm sự hợp tác khai thác trên Biển Đông.

************************

'Căng thẳng biển Đông ảnh hưởng hoạt động của PVN' (BBC, 03/04/2018)

Căng thẳng tại Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò và khai thác ngoài khơi của Việt Nam trong năm nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) nói hôm thứ Ba 3/4.

petro3

An toàn và an ninh cho hoạt động khai thác dầu khí cần được nước chủ nhà 'đảm bảo' : Một giàn khoan của tập đoàn Repsol - hình chụp không phải ở Biển Đông và chỉ có tính minh họa

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau tin Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc đã phải cho dừng một dự án khai thác nhiều tiềm năng ở ngoài khơi Vũng Tàu.

''Biển Đông được dự báo sẽ tiếp tục có những biến động trong năm nay… ảnh hưởng đến nỗ lực của tập đoàn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các mỏ ngoài khơi", Reuters dẫn nguồn trang web của PVN nói.

PVN hiếm khi công khai thừa nhận căng thẳng Biển Đông có những tác động tiêu cực đến hoạt động thăm dò và khai thác mỏ ngoài khơi của hãng, đặc biệt là các mỏ nằm gần vị trí 'đường chín đoạn' đánh dấu khu vực rộng lớn trên biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội hôm Chủ Nhật 1/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng hai bên cần giải quyết bất hòa trên biển thông qua đàm phám và 'cần tăng cường hợp tác trên biển, gồm cả việc tiến hành thảo luận về hoạt động khai thác chung'.

PetroVietnam nói tranh chấp với Trung Quốc sẽ gây ra thêm những khó khăn cho hãng trong việc duy trì sản lượng dầu thô, trong bối cảnh sản lượng đã giảm từ các mỏ chính của Việt Nam.

Hồi cuối tháng Ba, tin cho hay PetroVietnam đã yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng dự án Cá Rồng Đỏ ở ngoài khơi Vũng Tàu.

Đây là lần thứ hai trong vòng chưa tới một năm Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động tại các dự án đã ký với PVN.

Cá Rồng Đỏ trước khi ngưng đã chuẩn bị đi vào giai đoạn khai thác thương mại.

Ước tính Repsol và các đối tác trong dự án có thể bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la do việc ngưng hoạt động.

Sản lượng dầu thô của Việt Nam năm nay dự kiến giảm 14,7% so với năm ngoái, xuống 11,31 triệu tấn, tương đương 227,130 thùng/ngày, theo chính phủ Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 479 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)