Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

11/05/2018

Nước sông Mekong cạn kiệt, bị xử án vì phản đối xí nghiệp gây ô nhiễm

Tổng hợp

Đập thủy điện đe dọa cuộc sống của 3,4 triệu dân lưu vực tiểu vùng Mekong (RFA, 11/05/2018)

Nguồn sinh kế của 3,4 triệu người dân Lào, Campuchia và Việt Nam đang bị đe dọa bởi việc xây dựng 65 đập thủy điện tại lưu vực nơi sông Mekong chảy qua các nước này. Đây là báo cáo được công bố hôm 10/05 liên quan đến tình trạng hệ sinh thái của lưu vực các sông Sesan, Srepok và Sekong (3S) do tổ chức Bảo Tồn Quốc tế (CI), Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) phối hợp với Ủy ban sông Mekong Campuchia (CNMC) phối hợp nghiên cứu. 

vn1

Mực nước xuống thấp tại khu vực sông Mekong - AFP

Cụ thể nghiên cứu cho thấy Chỉ số Sức khỏe nguồn nước (FHI) của hệ sinh thái 3S có điểm sinh lực là 66 trên 100, đồng nghĩa với việc nguồn nước tại đây chỉ ở trên mức trung bình. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho điểm số 80/100 đối với một số khu vực tuy nhiên đánh giá về năng lực quản trị của các khu vực này lại chỉ được 43 điểm.

Cũng theo nghiên cứu này, các công trình đập thủy điện tại lưu vực ba sông Sesan, Sprepok và Sekong đang tác động nghiêm trọng tới dòng chảy cũng như quá trình vận chuyển trầm tích và sự di cư của cá.

Ông Nick Souter, giám đốc nghiên cứu nước ngọt của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thuộc tổ chức Bảo Tồn Quốc Tế, đã trình bày kết quả chính của nghiên cứu, cho biết hiện có 65 đập thủy điện được xây dựng trên lưu vực 3 con sông vừa nêu. Trong số đó, 59 đập ở Việt Nam, năm đập ở Lào và hai đập ở Campuchia. Ngoài ra, một đập đang được xây dựng ở Việt Nam, 7 đập ở Lào và hơn 30 đập có khả năng được xây dựng trong lưu vực thời gian tới.

Còn theo ông Jake Brunner, giám đốc Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên của Tập đoàn Indo-Burma thì sự thay đổi của các hệ sinh thái chỉ mới xảy ra gần đây. Các vấn đề trầm tích và đánh bắt cá do ảnh hưởng của đập thủy điện thì đã có từ 20-30 năm trước đây nhưng không quá nghiêm trọng và việc giám sát lưu vực sông mới chỉ được quan tâm trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Ngoài ra, công tác bảo tồn cần khoảng 10 triệu đô la mỗi năm, một nửa trong số đó được chính ba quốc gia đầu tư, chủ yếu là từ Việt Nam và còn lại là các tổ chức phi chính phủ.

********************

Phản đối doanh nghiệp gây ô nhiễm, một nhóm phụ nữ bị kêu án (CaliToday, 11/05/2018)

Một nhóm phụ nữ lớn tuổi, trong đó có người trên 70 tuổi đứng trước nguy cơ bị tòa án huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) phạt án tù vì đã phản đối doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

vn2

Bảy phụ nữ tại tòa. Ảnh : Tuổi Trẻ

Nhóm phụ nữ này bao gồm : Vũ Thị Cương (52 tuổi), Trần Thị Nhẫn (62 tuổi), Ngô Thị Trúc Mai (50 tuổi), Trần Thị Thoại (61 tuổi), Hà Thị Mơ (61 tuổi), Đào Thị Tiến (58 tuổi) và Phạm Thị Bang (72 tuổi) tất thảy đều ngụ ấp Tân Tiến, xã Tân Phú, huyện Tân Châu.

Theo cáo trạng cho biết, từ trước tháng 9/2017, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Úc, chi nhánh 2 đã trúng thầu khai thác cát ở hồ Dầu Tiếng. Vì cát đang trong giai đoạn sốt nên doanh nghiệp này tranh thủ khai thác cát bất kể ngày đêm để đem bán. Xe của doanh nghiệp Việt Úc chở cát chạy trên con đường DH805 gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho những cư dân sinh sống tại đó.

Sự thật là đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra khiến cư dân ấp Tân Tiến vô cùng lo lắng. Vì theo người dân sinh sống nơi đây cho biết, xe chở cát chạy bất kể ngày đêm. Ngay cả vào những giờ cao điểm cũng chạy. Có đến hàng trăm chuyến xe chở cát chạy như vậy trong một ngày. Có rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra, từ trẻ em, học sinh cho đến người lớn đều trở thành nạn nhân của những chiếc xe chở cát này. Không những vậy, sau khi gây tai nạn, các tài xế chở cát của công ty Việt Úc không chịu dừng lại để chăm sóc mà còn cười hô hố khiến dân chúng càng phẫn nộ hơn.

Con đường DH805 được xây dựng trên cơ sở chính quyền và người dân cùng làm. Con đường chỉ có chiều rộng độ hơn 3,5m nên với những chiếc xe ben chở cát cũng đã chiếm hết đường đi. Đó là chưa nói, với khối lượng cát chở trên xe làm cho mặt đường nhanh chóng xuống cấp. Vì đường là của người dân và chính quyền cùng bỏ tiền ra làm nên người dân đã quyết bảo vệ tài sản của mình. Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình, chặn không cho xe chở cát của doanh nghiệp Việt Úc qua lại trên con đường.

Trước tình hình đó, từ tháng 9/2017, chính quyền có ít nhất 5 lần đối thoại giữa công tyViệt Úc với người dân ấp Tân Tiến nhưng đều bất thành.

Từ ngày 27 đến ngày 29/11/2017, hàng trăm người dân ấp Tân Tiến ít nhất 3 lần kéo ra đường để ngăn chặn đoàn xe chở cát của doanh nghiệp Việt Úc. Trong số hàng trăm người biểu tình phản đối có cả 7 người phụ nữ nêu trên. Tuy nhiên, công an xã Tân Phú ra biên bản và xử phạt hành chính đối với bà Cương và bà Nhẫn về tội "gây rối trật tự công cộng".

vn3

Người dân ấp Tân Tiến chặn xe chở cát của công ty Việt Úc. Ảnh : Thanh Niên

Trước việc người dân cứ biểu tình,chặn đoàn xe chở cát của công ty Việt Úc, chính quyền đã ra quyết định bắt giam đối với bà Cương và bà Nhẫn vì "nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của người dân và tình hình trật tự giao thông trên địa bàn nên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình".

Trong phiên tòa ngày 10/5, Viện kiểm sát huyện Tân Châu đề nghị tòa tuyên phạt 7 người phụ nữ nói trên tội "Gây rối trật tự công cộng". Trong đó, bà Vũ Thị Cương và Trần Thị Nhẫn cùng mức án 24-30 tháng tù giam, còn những người còn lại cho được hưởng án treo.
Tại phiên tòa, với tư cách là người bị hại nhưng công ty Việt Úc không cử đại diện, mà chỉ gửi đơn xin xét xử vắng mặt, đồng thời rút yêu cầu đòi các bị cáo phải bồi thường số tiền hơn 420 triệu đồng

Người Quan Sát

Quay lại trang chủ
Read 578 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)