Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/02/2017

Nghi phạm Đoàn Thị Hương được xác nhận là công dân Việt Nam

tổng hợp

Bộ Ngoại giao chính thức xác nhận Đoàn Thị Hương là công dân Việt Nam (VOA, 25/02/2017)

viet1

Đoàn Thị Hương, nghi phm người Vit trong vụ ám sát ông Kim Jong-nam ti Malaysia.

Bộ ngoi giao Vit Nam hôm th By chính thc xác nhn Đoàn Th Hương, mt trong hai nghi phm thc hin v ám sát Kim Jong-nam, là công dân Vit Nam và cho biết thêm cô này tưởng mình tham gia mt trò chơi khăm.

Thông cáo được đăng vi ta đ "Bn tin bo hộ công dân" trên website ca B cho biết đi din Đi s quán Vit Nam ti Malaysia đã tiến hành thăm lãnh s nghi phm và xác đnh "đúng là công dân Vit Nam".

Thông cáo nói sức kho ca khi phm "n đnh" và rng Đoàn Th Hương cho là mình đã "b li dng và nghĩ rng tham gia đóng video clip hài" trong cuc gp g các quan chc Đi s quán.

Thông cáo nói tiếp : "B Ngoi giao đã ch đo Đi s quán Vit Nam ti Malaysia đ ngh phía Malaysia x lý v vic theo đúng quy đnh ca pháp lut Malaysia, pháp lut và thông l quc tế ; đng thi tìm hiu các th tc đ h tr v mt pháp lý, tôn trng quyền li chính đáng ca công dân.

"Bộ Ngoi giao và các cơ quan chc năng Vit Nam s phi hp cht ch vi các cơ quan chc năng Malaysia trong vic điu tra v vic này".

Các quan chức đi s quán Indonesia cũng đã gp nghi phm còn li là công dân nước họ, Siti Aishah, và cô này cũng nói vi h là cô tưởng mình đang tham gia mt chương trình truyn hình thc tế.

Người anh trai cùng cha khác m ca lãnh t Bc Triu Tiên Kim Jong-un đã b sát hi ti sân bay quc tế Kuala Lumpur bng cht đc thn kinh VX, theo cảnh sát Malaysia.

*******************

Người Việt ở Mỹ nghĩ gì về Đoàn Thị Hương (VOA, 24/02/2017)

viet2

Nghi phạm Đoàn Th Hương trong v ám sát ông Kim Jong-nam (twicopy.org)

Đã hơn 1 tun k t sau v ám sát vào nhân vt được cho là anh trai cùng cha khác m vi nhà lãnh đo đc tài Bc Triu Tiên Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam, cng đng người Vit hi ngoi vn không th tin được có mt người Vit Nam là nghi phm trong v án.

Trả li phóng viên VOA tiếng Vit, ch Lý Tri Anh mt ch tim Nails Fountain Valley, California cho biết rng t trước ti nay ch ch được nghe nhng v ám sát trên phim, đây là ln đu tiên ch thc s thy mt v như vy và còn b sc khi nghe tin nó còn liên quan tới 1 người Vit Nam. Cùng chung ý kiến như vy, Tiến sĩ Nguyn Đình Thng, thành viên ca Liên minh bài tr nô l mi Á Châu (CAMSA) nói vi VOA :

"Chúng tôi cũng rất ngc nhiên là li có 1 người Vit Nam dính líu đến 1 v ám sát rt là động tri, rt là tày tri như thế này".

Tuy nhiên, cũng có sự nghi ng liu rng thc s cô gái đó có phi là người Vit Nam hay không, ch Lý Tri Anh băn khoăn :

"Mình hơi sc và lo lng không biết đó có phi người Vit Nam mình hay không, hay là h chỉ giá họa cho người Vit mình ?"

Khi được hi v vic phn ng chm tr ca chính quyn Vit Nam khi 1 công dân Vit Nam b tình nghi trong v án, ch Anh cho rng chính quyn chưa thc s quan tâm đến vic bo v công dân Vit Nam sinh sng nước ngoài, vì dù đúng dù sai, thì một nhà nước cũng nên bo v quyn li ca công dân :

"Cho dù tốt hay xu thì cũng phi bo v cái quyn ca công dân ca đt nước mình".

Với tư cách là mt nhà hot đng, ông Thng cho biết ông không h ngc nhiên v phn ng ca chính quyền Vit Nam hay c th là Ði s quán Vit Nam Kuala Lumpur trước v vic ca cô Đoàn Th Hương. Ông nói :

"Trong rất nhiu ln, trong rt nhiu năm, chúng tôi đã có nhng trường hp ca nhng người Vit Nam đi lao đng qua Malaysia, ri b bóc lt, ri b buôn bán làm nô l. Thì chúng tôi nêu lên vi tòa Đi s ca Vit Nam, thì h không làm gì c, h luôn luôn l đi và h đng v phía ca người ch s dng lao đng. Có nghĩa là, trong trường hp buôn người thì đó là nhng th phm can ti buôn người".

Ông nói thêm rằng mi cá nhân dù có phm ti hay không thì vn phi được tiếp cn vi s bo v v pháp lý.

Vụ án vn còn đang được gii hu trách Malaysia điu tra, tuy nhiên ch Lý Tri Anh s rng v vic này s làm cho hình nh ca người Vit ti Hoa Kỳ bị nh hưởng, vì "vi người M, h lúc nào cũng nhìn người Vit Nam mình mt cái ánh mt rt là hin hòa".

********************

Việt Nam khẳng định Đoàn Thị Hương 'là công dân Việt Nam' (BBC, 25/02/2017)

Bas du formulaire

viet7

Giới chức Việt Nam đã được phía Malaysia cho phép gặp nữ 'nghi phạm Đoàn Thị Hương' theo BBC News.

Giới chức Việt Nam đã được phía Malaysia cho phép gặp 'công dân' là nghi phạm mang tên Đoàn Thị Hương, người bị nghi là một trong hai nữ 'sát thủ' ra tay sát hại người được cho là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn, Kim Jong-un, một bản tin của Bộ Ngoại giao hôm thứ Bảy khẳng định nữ nghi phạm đúng là công dân Việt Nam.

Hôm 25/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra một thông báo dưới dạng 'Bản tin bảo hộ công dân', với nội dung toàn văn như sau :

"Sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman bên lề Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua, ngày 25/02/2017, phía Malaysia đã đồng ý để đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thăm lãnh sự đối với nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có liên quan đến vụ sát hại 01 công dân Triều Tiên.

"Sáng ngày 25/02/2017, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tiến hành thăm lãnh sự nghi phạm và xác định đúng là công dân Việt Nam, tên là Đoàn Thị Hương, sinh năm 1988 tại Nam Định ; sơ bộ thấy sức khoẻ ổn định. Trong tiếp xúc với cán bộ Đại sứ quán, Đoàn Thị Hương cho rằng bị lợi dụng và nghĩ rằng tham gia đóng video clip hài.

"Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đề nghị phía Malaysia xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật Malaysia, pháp luật và thông lệ quốc tế ; đồng thời tìm hiểu các thủ tục để hỗ trợ về mặt pháp lý, tôn trọng quyền lợi chính đáng của công dân.

"Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Malaysia trong việc điều tra vụ việc này", bản tin trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Hôm thứ Bảy, 25/2, giới chức Indonesia tại Malaysia đã được cho phép gặp công dân Siti Aisyah ở thủ đô Kuala Lumpur.

Sau cuộc gặp, giới chức Indonesia cho truyền thông hay nữ nghi phạm, 25 tuổi, nói đã 'được trả một khoản tiền tương đương 90 đô-la để chơi trò đùa lấy 'dầu trẻ em' đưa vào mặt người bị nghi là ông Kim Jong-nam.

Các quan chức tòa Đại sứ Indonesia ở Malaysia nói nghi phạm cho hay cô đã được đưa cho một khoản tiền Malaysia là 400 ringgit (400 MYR=90 USD).

"Cô ấy cho biết đã được trao tiền mặt để bôi 'dầu của trẻ em' lên mặt ông Kim Jong-nam như là một phần của một chương trình thực tế là một trò đùa.

Các xét nghiệm cho thấy ông Kim đã bị giết chết bằng loại chất độc thần kinh có độc tố rất cao là VX.

Chất độc này được Liên Hợp Quốc xếp loại là một dạng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ông Kim qua đời tuần trước sau khi hai phụ nữ bắt chuyện với ông trong một thời gian ngắn trong một phòng check-in tại sân bay Quốc tế Kuala Lumpur.

Cuộc gặp 30 phút

Sau một cuộc gặp 30 phút với Siti Aisyah vào thứ Bảy, Phó Đại sứ Indonesia Andreano Erwin nói :

"Cô ấy chỉ nói chung chung rằng ai đó yêu cầu cô làm việc này.

"Cô chỉ nói chung rằng cô đã gặp một số người nhìn trông như người Nhật Bản hay Triều Tiên.

"Theo cô, người đó đưa cho cô 400 ringgit để thực hiện việc này... Cô ấy chỉ nói rằng cô đã được đưa cho một loại dầu như dầu em bé".

viet4

Trong tiếp xúc với cán bộ Đại sứ quán, (nghi phạm) Đoàn Thị Hương cho rằng bị lợi dụng và nghĩ rằng tham gia đóng video clip hài, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

Các quan chức nói rằng họ không thấy bất kỳ dấu hiệu vật lý rằng nghi phạm đã bị ảnh hưởng bởi hóa chất.

Cảnh sát trưởng của Malaysia Khalid Abu Bakar cho biết hôm thứ Sáu rằng sự hiện diện của các chất độc thần kinh đã được phát hiện trong bệnh phẩm lấy từ mắt và mặt của ông Kim.

Ông Kim đã tìm cách trợ giúp y tế tại sân bay, nói rằng ai đó đã vẩy hoặc phun vào ông một chất lỏng. Sau đó, ông bị một cơn co giật và chết trên đường đến bệnh viện.

BBC Việt ngữ đang liên lạc với giới chức Việt Nam và sẽ tiếp tục cập nhật các chi tiết về vụ việc liên quan cái chết của người được cho là ông Kim Jong-nam và tình hình của nữ 'nghi phạm' có hộ chiếu Việt Nam mang tên Đoàn Thị Hương, khi bị phía Malaysia bắt giữ.

**********************

Vì sao Tướng Tô Lâm lên tiếng với truyền thông quốc tế ? (BBC, 25/02/2017)

Bas du formulaire

Một số nhà quan sát từ Việt Nam và Đông Nam Á nhận xét về phát biểu của Bộ trưởng Công an, Thượng tướng Tô Lâm, trả lời BBC hôm 24/2 về nghi phạm 'người Việt Nam' trong vụ 'ám sát' được cho là xảy ra với ông Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un.

Hôm thứ Sáu, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) cho rằng động thái xuất hiện trên truyền thông quốc tế tiếng Việt của ông Tô Lâm cho thấy vụ việc có tính chất 'nghiêm trọng' và Việt Nam muốn tránh những 'tác động chính trị' có thể có do việc một nghi phạm trong vụ việc xảy ra ở Malaysia mới đây, bước đầu được cho là 'công dân Việt Nam'.

Ông nói : "Tôi nghĩ rằng sự cố lần này tương đối là nghiêm trọng, một 'công dân Việt Nam' có liên quan và rõ ràng là nó có tác động về mặt chính trị nữa, cho nên tôi nghĩ rằng việc ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đưa ra các phát biểu đó thì hoàn toàn là bình thường và những phát biểu của ông Tô Lâm, tôi nghĩ cũng là phù hợp, hợp lý.

"Chỉ có điều là ai sẽ là người xử lý 'nghi phạm' Đoàn Thị Hương, nếu thực sự đấy là một công dân Việt Nam và thực sự cô Hương này có tham gia vào vụ 'ám sát'..., điều này còn phải phụ thuộc vào các thỏa thuận giữa hai bên.

"Chứ tôi cũng không nghĩ rằng Việt Nam chắc chắn sẽ có quyền để xử lý 'nghi phạm này', tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn phải chờ đợi những tình tiết tiếp theo và những thỏa thuận đàm phán tiếp theo liên quan trực tiếp thì mới biết được hướng xử lý tiếp sẽ là gì".

viet5

Hiện nhà chức trách Malaysia đang tiếp tục tiến hành điều tra và xác minh về vụ 'ám sát ông Kim Jong-nam'.

Khi được hỏi thế nào là 'tác động về mặt chính trị' đối với Việt Nam trong vụ việc, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đưa ra giải thích với BBC :

"Vì nhiều người cho rằng một 'công dân Việt Nam' mà 'tham gia trực tiếp' vào vụ 'ám sát' lần này thì nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng sự tham gia đấy chỉ là hành động cá nhân hay là có một thế lực nào đằng sau hay không, chẳng hạn...

"Nếu có những nghi ngờ như vậy, nó có thể gây ra những tác động về mặt chính trị, về mặt ngoại giao và làm sao giải quyết được các nghi ngờ đó để có thể, ví dụ như khẳng định rằng các cơ quan hay giới chức của Việt Nam không có dính líu gì vào đấy và đấy chỉ là 'hành động của cá nhân' cô Đoàn Thị Hương chẳng hạn.

"Tôi nghĩ điều ấy hết sức quan trọng và Bộ Công an cũng như giới chức của Việt Nam sẽ cần phải làm việc để chứng minh điều ấy...

"Những phản ứng của Việt Nam trong thời gian qua có thể có những điều có thể làm tốt hơn, nhưng tôi nghĩ về cơ bản là phù hợp và trong thời gian này, chúng ta vẫn phải chờ đợi kết quả điều tra của phía Malaysia cũng như việc bên Malaysia cho phép bên Việt Nam cũng như bên Indonesia được tiếp xúc và bảo hộ cho công dân của mình, chúng ta mới có thể có được thêm thông tin và biết được điều gì đã thực sự đã xảy ra", nhà nghiên cứu từ Viện Iseas nói với BBC.

'Đánh giá rất cao'

Một ý kiến khác, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị khu vực đang có mặt ở Hà Nội cho rằng động thái của Bộ trưởng Tô Lâm có tính 'mới' và ông 'đánh giá cao' động thái có tính chất cở mở này với truyền thông quốc tế của Việt Nam.

Trao đổi với BBC hôm 24/2, ông Hợp nói :

"Đây là một cái mới và nó tốt thôi vì nếu có thể nhìn lại quá khứ thì chưa bao giờ có một Bộ trưởng Công an nào trả lời một việc tương tự và trước đây cũng chưa có việc nào xảy ra như việc này cả.

"Tôi đánh giá rất cao việc Bộ trưởng Công an Việt Nam đã trả lời trực tiếp một số cơ quan truyền thông nước ngoài, đầu tiên là trả lời Đài phát thanh Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và sau đó thì đến BBC...

"Và bây giờ truyền thông Việt Nam cũng bắt đầu mở ra, cũng đưa tin, đưa tin do mình làm và đưa tin từ các hãng khác làm".

'Đã từng từ chối'

Hôm thứ Sáu, trả lời BBC Việt ngữ qua điện thoại, Thượng tướng Tô Lâm nói về 'nghi phạm người Việt' và khả năng xử lý vụ việc, ông nói :

"Nếu là người Việt Nam thì chúng tôi phải bảo hộ và đưa về Việt Nam xử lý theo pháp luật Việt Nam. Nhưng điều đầu tiên là phải xác minh đúng là người Việt Nam và có liên quan đến vụ án. Sau đó sẽ phải đánh giá có vi phạm như thế nào theo luật pháp Việt Nam".

Từ Hà Nội, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển đưa ra bình luận cho rằng phát biểu của ông Tô Lâm thể hiện một 'mong muốn và ý định' của chính phủ Việt Nam' tuy nhiên mong muốn này có được chấp nhận hay không 'còn tùy thuộc' vào thỏa thuận với phía Malaysia.

Phó Giáo sư Giao nói : "Theo tôi đây là mong muốn của chính phủ Việt Nam, nhưng quyền tài phán hình sự giữa các quốc gia là khác nhau, do đó đây là mong muốn hay ý định của chính phủ Việt Nam, nhưng ý định dẫn độ công dân đó để xét xử theo pháp luật Việt Nam có thực hiện được hay không, còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận với phía Malaysia, nếu Malaysia đồng ý".

Nhân dịp này, chuyên gia về chính sách pháp luật nhắc lại trường hợp trước đây một công dân Canada gốc Việt (Việt Kiều) đã bị phía Việt Nam xử tử hình do bị khép vào tội buôn bán, vận chuyển ma túy trái phép với số lượng lớn, ngay trong lúc phía chính phủ Canada đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao và đàm phán nhằm bảo hộ công dân, cũng như dẫn độ về Canada.

Ông nhận xét : "Đây là chuyện rõ nhất đã xảy ra, Việt Nam đã từng từ chối Canada việc dẫn độ công dân Canada gốc Việt phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là ví dụ rất cụ thể. Tôi xin nêu ví dụ cụ thể đó để làm rõ vấn đề này lên".

Quay lại trang chủ
Read 728 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)