Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Covid-19 bùng lên, Vit Nam l dp đón các hãng ln mun ri Trung Quc ?

VOA, 18/08/2021

Tình trng bùng phát dch Covid-19 gn đây đang phá v kế hoch di chuyn dây chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam ca các tp đoàn công ngh khng l M Apple, Google và Amazon, gia bi cnh các chính ph đang tht cht kim soát biên gii nhm ngăn chn s bùng phát ca các biến th mi ca virus corona, t Nikkei đưa tin hôm 18/8.

vn1

Apple, Google và nhiu tp đoàn ln khác ca Hoa K có kế hoch chuyn di các nhà máy sn xut ca h t Trung Quc sang Vit Nam trong nhng năm gn đây.

T báo ca Nht Bn dn bn ngun tin am tường cho biết lot đin thoi thông minh Pixel 6 sp ti ca Google s được sn xut ti Trung Quc, mc dù năm ngoái, công ty này tng lên kế hoch chuyn dây chuyn sn xut lot đin thoi này sang min bc Vit Nam.

Tin cho hay nguyên nhân ca quyết đnh tm hoãn di di này là do ngun lc k thut có hn Vit Nam và nhng quy đnh hn chế đi li được áp dng gián đon nhiu nơi.

Trong khi đó, tp đoàn Apple cũng s bt đu sn xut hàng lot tai nghe AirPods mi nht ca h Trung Quc thay vì ti Vit Nam như kế hoch trước đó, Nikkei dn hai ngun tin am tường cho biết. Tuy nhiên, tp đoàn này vn hy vng có th chuyn khong 20% sn lượng AirPods mi sang Vit Nam sau này.

Ngoài ra, kế hoch chuyn vic sn xut MacBook và iPad sang Vit Nam cũng b Apple hoãn li do thiếu ngun lc k thut, chui cung ng máy tính xách tay chưa hoàn thin và tình trng bùng phát dch COV-19, ngun tin ca Nikkei cho biết thêm.

Ngoài Google và Apple, công ty Amazon vi dây chuyn lp ráp mi được chuyn sang Vit Nam gn đây cũng đang gp khó khăn khi vic sn xut chuông ca thông minh, camera an ninh và loa thông minh b chm tr k t tháng 5, khi dch bt đu bùng phát khiến nhà chc trách đa phương phi áp dng các bin pháp và quy đnh phòng nga Covid-19 nghiêm ngt.

Các tp đoàn ln ca Hoa K bt đu có kế hoch chuyn di các nhà máy sn xut ca h t Trung Quc sang Vit Nam k t khi cuc chiến thương mi gia Hoa K và Trung Quc bt đu bùng n t thi Tng thng Donald Trump. Các kế hoch này càng được xúc tiến mnh hơn trong thi gian đu đi dch Covid-19, khi Trung Quc đi din vi làn sóng bùng phát dch mnh m khiến cho nn kinh tế nhiu khu vc b tê lit, còn Vit Nam được đánh giá là mt trong nhng quc gia phòng chng dch tt nht thế gii.

Ngoài Apple, Google, Amazon, các công ty M khác như Microsoft và Dell cũng đã có kế hoch chuyn sn xut sang Vit Nam trong nhng năm gn đây.

T Nikkei dn li mt giám đc điu hành chui cung ng ca Apple và Google cho biết hin nay ngoài vic c hai nước hin nay đu áp dng các bin pháp kim dch nghiêm ngt, tình trng thiếu nhân lc k thut cao ti Vit Nam cũng là yếu t gây tr ngi cho vic di di dây chuyn sn xut ca các tp đoàn này sang Vit Nam.

Đt bùng phát dch mi nht din ra ti Vit Nam k t cui tháng 4 đang gây ra nhng tác đng ln trên nn kinh tế Vit Nam. Mt thng kê ca Tng cc Thng kê Vit Nam cui tháng trước cho biết ch trong 7 tháng đu năm, đã có 79.700 doanh nghip tm ngng kinh doanh có thi hn, ngng hot đng ch gii th và hoàn tt th tc gii th, tăng 25,5% so vi cùng k năm 2020.

******************

Công nhân Bình Dương phản đối phương án ‘3 tại chỗ’ !

RFA, 18/08/2021

"3 tại chỗ" : Quá cập rập

Với con số gần bốn ngàn doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án "3 tại chỗ" (ăn - ở - sản xuất tại nhà máy) cho khoảng hơn 400 ngàn công nhân, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đặt kỳ vọng đại dịch Covid-19 sẽ không thể phá vỡ chuỗi sản xuất và cung ứng tại địa phương này. Tuy nhiên, phương án trên đang gặp nhiều trở ngại khi nhiều công nhân cho RFA hay trên thực tế phương án ‘3 tại chỗ’ không thực sự hiệu quả và đang có nhiều bất cập do các doanh nghiệp chưa "chuẩn bị kỹ" cho "3 tại chỗ" và người lao động thì hoàn toàn bị động.

vn2

Công nhân một hãng may mặc gia công hàng hiệu ở Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Ba công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Bình Dương (không muốn nêu tên và công ty đang làm việc vì lý do an toàn) cho biết :

"Bữa ở trong (công ty) có người dương tính sợ quá quậy lên công an cho về rồi xét nghiệm bữa giờ 20 mấy ngày ở nhà.

Khó khăn về chỗ ở, chỗ ngủ rất bất tiện, không được như ở nhà mà còn dễ lây bệnh, F0, F1 đầy luôn.

Nguy cơ 3 tại chỗ là dễ nhiễm bệnh hơn ở nhà vì công nhân ăn ở chung, ngủ chung, lây bệnh, ở ngoài này nhiều lắm".

Các công nhân dẫn chứng thực tế tại khu công nghiệp Đại Đăng, Sóng thần Thủ Dầu Một vừa qua đã phát hiện một ca dương tính nhưng do ăn, ở chung với nhau nên cuối cùng nguyên tập thể 400 công nhân phải bị đưa đi cách ly tập trung. Họ nói tiếp :

"Một khu vực, một bộ phận nào đó nếu có ca bệnh phải ngưng hết.

Giờ ba tại chỗ mà nhiều công ty giấu, những ca bệnh phát hiện đưa đi nhưng xưởng vẫn sản xuất, không ngừng hoạt động bởi vậy nguy cơ ngoài này bệnh suốt, không giảm được".

Ngoài lo sợ bị lây nhiễm tập thể thì việc "3 tại chỗ" cũng khiến họ có cảm giác bị tù túng. Đã vậy, thức ăn công ty cung cấp mỗi ngày không đủ. Thậm chí nhiều công nhân bị bệnh cũng không có thuốc uống.

Ngoài ra, theo lời kể của hai công nhân làm việc tại Công ty sản xuất bàn, ghế văn phòng và giày da thì từ khi công ty của họ thực hiện theo phương án "3 tại chỗ", hầu hết công nhân đều gặp đủ thứ khó khăn. Họ cho biết :

"Em làm công ty ghế văn phòng của công ty UE, cũng bắt ở lại ba tại chỗ phức tạp lắm, lúc ăn ngủ đâu tài trợ gì mình, chỉ được cái một trực. Lúc tắm rửa cũng mệt, phức tạp, nguy cơ lây bệnh cao. Nó tù túng, giờ mình vô chỗ ngủ, đồ đạc, anh em có người ngủ được người không vì tập trung ồn ào quá, có người thực khuya chơi. Chỗ tắm trong toilet thì phải đợi, khó khăn lắm.

Nhiều khi đi làm mình thiếu thốn đồ tiêu dùng hoặc ăn uống cũng nhờ người ngoài gửi vô mà nó không cho nhận, kiểu như nó sợ mình tiếp xúc người ngoài lây lan dịch. Lúc ban đầu cũng cho nhận gửi phòng bảo vệ, nhiều khi cơm trong đó ăn không được vì ít và nấu không ngon nhờ người ngoài gửi vô giùm nhưng trưa tới giờ ăn nó không cho nhận, bắt đúng 5g chiều mới được ra nhận, sau này nó không cho nhận bất cứ đồ gì".

"Em làm công ty bên giày da nghỉ cũng hai tháng nay, qua đây làm mới được hai tháng thì cũng bị dịch nghỉ tới nay.

Ở lại cũng nguy hiểm, ví dụ tối ngủ, tắm rửa, ăn uống phức tạp vì công ty em đông, tới 7.000 công nhân sản xuất, không có chỗ nghỉ ngơi, nghỉ như vậy không an toàn mấy. Nguy hiểm lắm, ở lại ba trong một cũng bị đó, làm ở lại tại chỗ xong công ty test mà giấu, sau này xét nghiệm ra nhiều quá mới có phía bên Bình Dương xuống, cho đi cách ly 240 mấy người.

Giờ ở đây cũng sợ, nhiều khi làm ở lại không ai dám đi làm. Vừa lên đây ở lại hai tháng xong bị luôn".

Nên loại bỏ "3 tại chỗ"

Theo thống kê được báo nhà nước Việt Nam đăng tải vào cuối tháng 6, Bình Dương hiện có hơn 1,2 triệu công nhân lao động làm viêc tại 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp. Trong đó hơn 400 ngàn lao động làm việc trong đại dịch theo phương án "3 tại chỗ".

vn3

Thông báo tuyển dụng của một công ty tại Khu công nghiệp Bình Dương. RFA

Hồi cuối tháng 7, đã có hơn 110 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngưng thực hiện phương án "3 tại chỗ" do xuất hiện trường hợp nhiều công nhân bị dương tính với SARS-CoV-2 khi tiến hành test nhanh trong công ty. Điều này càng khiến nhiều chủ doanh nghiệp và công nhân lo lắng. Nhiều người bày tỏ mong muốn chính phủ Hà Nội cần suy xét kỹ lại phương án ‘3 tại chỗ’ đang được áp dụng tại Bình Dương. Họ nói :

"Nhà nước nên bãi bỏ 3 tại chỗ, cho người ta đi làm rồi về thẳng phòng trọ, không được ra ngoài, vẫn vô xưởng vẫn về còn an toàn hơn ở trong.

Người bị ngừng việc lương không có, còn những người trong xưởng lương cũng không được 100% vì làm mà tổ sản xuất thiếu người nên nó cũng không ổn định, như để đối phó, để người ta nhìn vô không ngừng sản xuất".

"Giờ nhiều khi mình làm không đạt được như lúc chưa vô ở nên làm chút thì bắt đi tổ này tổ kia, nói chung công nhân trà trộn bên này bên kia, thà làm một chỗ, tổ mình không thì không sợ, còn bắt sang tổ khác tùm lum mình sợ.

Chỉ muốn đi làm chiều cho về nhà lại vì giờ đang tình hình giãn cách, mình cũng đâu đi tới đi lui được, mình đi làm rồi về phòng hoặc có xe đưa rước gì đưa mình về tới nơi rồi sáng rước mình đi làm cho an toàn".

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đưa ra thống kê vào ngày 30/7 cho biết toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp với hàng chục ngàn lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm cả những nhà máy thực hiện ‘3 tại chỗ’.

Bộ Công thương vào ngày 6/8 cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế cho biết rằng mô hình ‘3 tại chỗ’ hoặc ‘một cung đường, 2 điểm đến’ bộc lộ nhiều bất cập trong thực tế giãn cách xã hội dài ngày và yêu cầu thời gian tới sẽ phải có mô hình sản xuất mới thay thế.

Trong khi lãnh đạo còn đang loay hoay với những phương án để có thể vừa dập dịch vừa giữ được sản xuất, nhiều công nhân lo lắng họ sẽ không trụ nổi nếu tình hình này kéo dài :

"Những vật dụng, nhu yếu phẩm mua bên ngoài giờ tăng giá chứ không gì giảm, lương không có mà mua gì cũng mắc hơn. Dữ lắm cũng khoảng một tháng hoặc hơn tháng chứ hoài như vậy thì công nhân chịu không nổi.

Nhà nước lên danh sách hỗ trợ thì người có, người không chứ nhiều công nhân quá cũng không tới tay họ được, nhiều người cầu cứu đói khổ đăng lên tùm lum.

Hiện tại khu vực phường Phú Tân Thủ Dầu 1 chưa thấy được nhận, ghi danh sách rồi mà chưa thấy được hỗ trợ".

"Mình thấy tình hình kéo dài như vầy chắc nguy cơ công nhân viết đơn xin nghỉ vì chịu không nổi đáp ứng của công ty".

*******************

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai yêu cầu Thủ tướng cấp gạo cho hơn 1,5 triệu hộ

RFA, 18/08/2021

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai là hai địa phương mới nhất yêu cầu chính phủ trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân. Trước đó, bốn tỉnh miền Nam gồm Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau đã có yêu cầu tương tự. Báo chí Nhà nước đưa tin hôm 18 tháng 8.

vn4

Người dân Quận 3 trật tự xếp hàng mua hàng hóa, thực phẩm các loại và trứng tại điểm xe bán hàng lưu động của Sở Công Thương trên đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : Thanh Vũ/TTXVN

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính hỗ trợ 142.200 tấn gạo cho 1.580.110 hộ lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu hỗ trợ ngân sách gần 30 nghìn tỷ đồng để thuê phòng và mua lương thực. 

Theo Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng, mức hỗ trợ cho từng người là 15 kg gạo/người, 1,5 triệu tiền thuê phòng/hộ/tháng và 50.000 đồng/người/ngày, không rõ trong thời hạn bao lâu.

UBND tỉnh Đồng Nai xin 3.100 tấn gạo cho 208.567 người dân, mỗi người 15 kg. Trong số người dự kiến hỗ trợ, người lao động mất việc chiếm đại đa số : 161.096 người.

Đồng Nai cũng vừa quyết định thành lập Trung tâm Chỉ huy Điều hành để điều hành phòng, chống dịch Covid-19.

Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giãn cách xã hội từ cuối tháng 5 theo Chỉ thị 15 và 16, Đồng Nai giãn cách đã gần hai tháng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam