Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.

cay1

Ông tướng khoái... cây to

Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.

Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.

Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.

Cô giáo ưa... quyền lực

Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác. 

Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố  Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.

cay2

Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân

Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.

Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.

"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.

Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin

Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.

cay3

Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong

Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".

Tuy ba mà một

Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.

Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...

Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.

Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở ! 

Ánh Liên

 

Nguồn : VNTB, 01/04/2018

"Hèn" là trở lực lớn nhất của việc xây dựng và tích lũy vốn xã hội. Và vốn xã hội lại là cơ sở của một xã hội phát triển bền vững.

1111111111111111

Ông tướng khoái... cây to

Một gốc cây rất to di chuyển trên đường lộ 1A mà không thực hiện đầu đủ các thủ tục trên đường, dù vậy - xe vẫn bon bon trên đường bất chấp các trạm cảnh sát giao thông dày đặc trên đường. Nhìn vào là nghĩ đến thế lực, nhưng thế lực nào thì không ai nhận biết được, cho đến khi chủ vận chuyển lên tiếng về chủ nhân của gốc ai là "tướng D" - một tướng trong ngành công an.

Ông tướng Nguyễn Hữu Dánh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) về sau thật thà thừa nhận là cây của mình , nhưng không quên đá quả trách nhiệm thiếu thủ tục cần thiết trong di chuyển cây cho phía đơn vị vận chuyển. Tuy nhiên, không lâu sau đó, ông tướng lên báo chí và phủ nhận tất cả.

 

Người đọc bật ngửa về sự xoay chuyển 180 độ này, nhưng họ hiểu - tính trách nhiệm trong ngành đặc thù này rất là hiếm hoi.

Cô giáo ưa... quyền lực

Cô giáo quyền lực bị kỷ luật vào năm 2012 vì xúc phạm học sinh ("phân chó mà tưởng pa-tê" ; "giống như chó dại" ; "mày về uống thuốc thần kinh"), nhưng sau đó, thay vì đuối việc, thì cô giáo này lại được thuyên chuyển công tác đến trường khác. 

Tại môi trường mới, cô tiếp tục sử dụng quyền lực để im lặng trong tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm bất lực, hiệu trưởng bất lực, và học sinh phải chịu trận cho đến khi một học sinh nữ (tên Song Toàn) phản ánh và bật khóc trước các quan chức giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh một buổi đối thoại.

22222222222222

Cô giáo trở nên có quyền lực và thoải mái mạt sát học sinh vì được chống lưng bởi quyền lực người thân

Nhiều quan điểm cho biết, sở dĩ một giáo viên nhục mạ học sinh bằng lời nói và hành vi vẫn còn tồn tại chính là vì cô giáo được một vị nào đó quen biết ở Sở Giáo dục thành phố chống lưng. Và do đó, cô giáo này coi trời bằng vung, và bán rẻ nghề dạy của mình bằng ngôn ngữ mạt sát.

Buổi đối thoại đã đem lại tiếng nói và cơ hội cho tiếng nói nhỏ bé của người học sinh. Điều đáng nói, khi đối diện với cơn bão dư luận, thay vì một sự thành tâm, cô giáo quyền lực lại hàm ý trách cứ người học trò và đẩy sự vụ qua hình ảnh... ngành giáo dục.

"Tôi ước sao em Song Toàn nói với tôi thôi, chứ không phải nói trên diễn đàn Sở như vậy. Bởi điều này ảnh hưởng đến ngành giáo dục, người ta đang nhìn vào ngành", cô giáo quyền lực cho biết trên báo chí.

Và tỉnh Daklak kêu gọi dừng đưa tin

Tỉnh Daklak gửi công văn đến Ban tuyên giáo Trung ương đề nghị tạm dừng đưa tin vụ tuyển thừa 500 giáo viên. Lý do, "tránh làm nóng vấn đề, không để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Trước đó, một số giáo viên cho hay, họ phải mất vài trăm triệu để có thể có được một suất dạy. Và từ đây, báo chí đặt câu hỏi, có hay không một đường dây tham nhũng từ cấp cơ sở (trường), huyện và lên tỉnh. Tuy nhiên thay vì để báo chí phanh phui sự thật, thì lần này, báo chí bị cấm ! Với lý do nêu trên.

333333333333333

Đơn và hồ sơ kêu cứu nhóm giáo viên mất việc ở Krông Pắc gửi đến báo Tiền Phong. Ảnh : Tiền Phong

Cấm vì sợ sự thật hay là vì lý do muốn xử lý nội bộ ? Không ai biết rõ, nhưng họ biết, 500 giáo viên đã bị tước bỏ quyền lợi của mình và kết quả là không ai sẽ trả lại tuổi thanh xuân cho họ, bởi phương cách "bịt miệng báo chí" của tỉnh Daklak chính là hiện thực hóa cách thức "cứt trâu để lâu hóa bùn".

Tuy ba mà một

Ba câu chuyện, nhưng bài học rút ra là : trốn trách nhiệm và sử dụng quyền lực để buộc im lặng. Từ một cá thể là cô giáo/ông tướng cho đến một tập thể chính trị là chính quyền tỉnh Daklak.

Vấn đề đặt ra, khi quyền lực bất chấp sử dụng thì nhân phẩm, danh dự (hoặc gọi là đạo đức) sẽ bị vứt bỏ. Tuy nhiên, sự vứt bỏ này là tất yếu, và dường như ai cũng phải chấp nhận rằng, nếu nó không xảy ra như thế là trái với quy lệ của thể chế - xã hội. Đơn giản : tất cả cái sai trái và xấu xa, hay sự bán rẻ về mặt đạo đức không bị lên án và bị trừng phạt một cách tương xứng, hay nói đúng hơn là sự dung dưỡng cái xấu xa để bảo tồn quyền lực. Chính vì vậy, trong khi chúng ta cần phải hoan nghênh và bảo vệ cho sự can đảm lên tiếng phản ánh về nạn quyền lực của cô học trò Song Toàn. Thì đồng thời, cần phải lên án phê phán sự bao che, xu hướng bảo tồn - thỏa hiệp với cái xấu bằng cách kêu gọi sự "nhân văn" và "giữ lại cô giáo quyền lực" của ông Hiệu trưởng,...

Tương tự là chính quyền tỉnh Daklak trong sự vụ 500 giáo viên bị cắt hợp đồng, và ngành công an với ông tướng Cảnh sát giao thông lạm dụng quyền lực.

Tất cả những "mẫu" thỏa hiệp nêu trên xuất phát từ chính từ sự thiếu "tự trọng" - vốn là nền tảng cơ sở của một xã hội phát triển. Sự thiếu vắng này giúp gia cố một xã hội gian dối, thiếu trách nhiệm, ưa bạo quyền, thích áp đặt. Đi xa hơn, ở một góc nhìn khác, sự vụ xảy ra bởi ông tướng, cô giáo hay tập thể chính trị tỉnh nó phản ánh một thuộc tính "hèn" trong một hệ thức thiếu tính nhìn thẳng sự thật và giải quyết các vấn đề bằng góc nhìn thẳng và nó trở thành đặc trưng của xã hội lẫn thể chế. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong sự hao tổn vốn xã hội ? Tiếc là không ai cả, bởi các giá trị đáng giá nhất của một xã hội hiện đại, hệ giá trị đạo đức truyền thống bị đào xới và vứt bỏ. Đó là lý do vì sao mà dân tộc Việt nam là một dân tộc hiếu chiến nhưng bất hạnh. Một dân tộc có thể đoàn kết mạnh mẽ trong thời chiến nhưng thời bình là xâu xé và chiếm đoạt bất hợp pháp các nguồn vốn xã hội. Những nạn nhân dần trở thành những thủ ác của xã hội, và biến xã hội thành vòng xoay đổi chác cho hành vi của những người có quyền tráo trở ! 

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 01/04/2018

Published in Diễn đàn

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng (VOA, 28/03/2018)

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm 27/3 kêu gi Vit Nam hy b mi cáo buc và phóng thích nhà hoạt đng dân ch Nguyn Viết Dũng ngay lp tc.

vn1

Công an tỉnh Ngh An ra thông báo bt khn cp Nguyn Viết Dũng, ngày 27/9/2017. (Hình chp t trang Infonet)

HRW đưa ra li kêu gi trên mt ngày trước khi d kiến din ra phiên tòa xét x nhà hot đng 32 tui v ti ‘tuyên truyn chng nhà nước.’

Ông Nguyễn Viết Hùng, cha ca nhà hot đng Nguyn Viết Dũng, nói với VOA rng Dũng đã xut hin ti tòa án tnh Ngh An hôm 28/3, nhưng phiên tòa đã hoãn li đến 12/4 do lut sư bn vic gia đình nên không th có mt theo lch làm vic ca quan tòa.

"Lúc sáng nay chưa xy ra phiên tòa. Bn cáo trng Vin Kiểm sát cũng chưa công b. Phiên tòa b hoãn li cho đến này 12/4".

Ông Hùng nói ông chân thành cảm ơn nhng tiếng nói ca cng đng quc tế bênh vc cho nhng người tranh đu vì quyn con người ti Vit Nam.

Trong một tuyên b, ông Brad Adams, Giám đc Ban Á Châu ca T chc Theo dõi Nhân quyn nói : "Vic Vit Nam vn c s dng ti danh ‘tuyên truyn chng nhà nước’ đã mt hết sc thuyết phc đ dp tt tiếng nói ca nhng người bt đng chính kiến ch làm ung phí thi gian mà thôi".

"Cả Nguyn Viết Dũng ln nhng người đang kêu gi ci cách khác đều không h biu l ý đnh chu khut phc trước sc ép mnh tay kiu này ca chính quyn. Tt c nhng gì Vit Nam đang làm ch gây s chú ý ti chính sách l bch, không chp nhn bt đng chính kiến ca mình", ông Adams nói tiếp.

Từ ngày Nguyn Viết Dũng b công an bt hi tháng 9 năm 2017 cho đến sáng 28/3 ông Hùng mi có dp gp con trai mình ti tòa án.

vn2

Nhà hoạt đng Nguyn Viết Dũng

Ông Hùng nói ông ủng h các hot đng ca con trai, dù biết rng nhng tiếng nói ch trích chính quyn đu b con là ‘phn đng’ :

"Nhiều hot đng trước đây ca Dũng là nói lên s tht, nói lên nhng điu sai trái, bt công trong xã hi hin thi. Tôi rt ng hng, như vic lên tiếng bo v môi trường, nhưng vi xã hi Vit Nam thì nhng người nói lên s tht b coi là phn đng".

Hội sinh viên nhân quyn Vit Nam hôm 28/3 nói rng "Dũng là th khoa Trường Đi hc Bách Khoa Hà Ni, thông minh và dũng cm. Bn bè và cng đng cho rng Dũng vô ti".

Trước khi b bt, Dũng đã tham gia nhiu cuc biu tình phn đi Formosa, mt công ty thép Đài Loan đã x cht thi đc gây ra thm ha môi trường bin lan rng dc b bin min Trung Vit Nam.

Công an tỉnh Ngh An hôm 27/9/2017 ra thông báo cho biết đã chính thức bt khn cp Nguyn Viết Dũng, vì có hành vi "tuyên truyn chng Nhà nước", sau khi lan truyn tin nhà tranh đu này đã b mt nhóm người mc thường phc bt cóc khi Dũng đến khu vc giáo x Song Ngoc, tnh Ngh An.

Hãng tin Reuters trích lời các nhân chứng cho biết ông Nguyn Viết Dũng b bt trong khi đang ngi trong mt quán ăn.

Nguyễn Viết Dũng, vi bit danh trên mng xã hi là Dũng Phi H, tng b tuyên 12 tháng tù hi năm 2015 vì tội "Gây ri trật t công cộng", theo Điu 245 ca B Lut hình sự, sau khi tham gia tun hành bo v cây xanh Hà Ni.

Trên mạng xã hi có tin nói rng Nguyn Viết Dũng đã thành lp Đng Cng Hòa và 'Hi nhng người yêu Quân lc Vit Nam Cng Hòa'.

********************

Carina cháy lộ ra vấn nạn chung cư (RFA, 27/03/2018)

Mười ba người chết và mấy chục người bị thương còn phải chữa trị do vụ cháy chung cư Carina Plaza ở Quận 8 – Sài Gòn gây nên đêm 22/3 rạng sáng ngày 23/3 . Bên cạnh đó là một số vụ hỏa hoạn khác tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam vừa qua khiến dư luận công phẫn về hệ thống phòng cháy tại các khu chung cư cũng như phương tiện chữa cháy hiện nay trong nước.

vn3

Chung cư Carina Plaza tại Quận 8, Sài gòn, bị cháy trong rạng sáng 23/3/2018. Courtesy of Facebook

Nhóm Phóng Viên RFA từ Việt Nam ghi nhận :

Hoang mang ! Tui đang phía ngoài, tui zô tui cứu người.

Khói nó bốc lên từ dưới tầng hầm. Mọi người ở phía trên lầu la lên "cứu ! cứu !".

Đó là lời kể của người dân chứng kiến vụ hỏa hoạn bùng phát vào khoảng hơn 1g ngày 23 tháng 03 vừa qua từ tầng hầm khu A chung cư Carina Plaza.

Ngay khi phát hiện khói bốc lên, người dân thông báo cho nhau cũng như gọi đến đội phòng cháy chữa cháy trong khu vực nhưng theo người dân thì thật lâu sau đó đội Phòng cháy chữa cháy mới xuất hiện. Một người đàn ông có con sống ở chung cư Carina cho biết :

Hai giờ mấy mà chưa có cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, chưa có xe phòng cháy tới mà. Mấy tiếng đồng hồ mà sao không chết người ta sao được !

Người đàn ông này cho biết ông đã có mặt kịp thời để giúp đỡ người thân của mình. Con trai của ông may mắn thoát nạn trong vụ cháy. Theo ông thì sự việc xảy ra lúc rạng sáng, đường xá thông thoáng nên việc di chuyển sẽ ít gặp khó khăn. Việc nhân viên cứu hỏa chậm trễ khiến người dân vô cùng thắc mắc.

Thế rồi hệ thống báo cháy không hoạt động cũng được người dân bào cho Ban Quản Lý chung cư từ trước ; thế nhưng theo họ thông tin không được để ý đến. Một phụ nữ ở chung cư Carina nói :

Trời ơi nó hỏng lâu rồi đâu có xuống kiểm tra khỉ mốc gì đâu !

Theo quan sát của chúng tôi thì hệ thống báo cháy và chữa cháy tại Carina Plaza toàn bộ không hoạt động chứ không chỉ hỏng hóc ở một vài nơi.

Ông Khải sống ở tầng 10 chung cư cho biết khi hỏa hoạn xảy ra người dân ở trên tầng cao hay thấp đều không hề nghe chuông báo cháy.

Anh thấy chung cư này thiết kế cũng tương đối tốt, tầng hầm có lỗ thoát khí rất lớn. Tuy nhiên vấn đề chuông báo cháy với hệ thống chữa cháy tự động rõ ràng là chuông báo cháy nó không hoạt động và chữa cháy tự động nó không phát huy, không có tự động chữaa cháy. Mình ở chung cư cần có những thiết bị đó phải là tốt. Tuy nhiên chung cư mình mọi năm đều có Phòng cháy chữa cháy gì đó qua kiểm định mà sao để tình trạng đó. Chứ anh biết chắc chắn là không có chuông báo cháy rồi !

Quan sát trong căn hộ của ông, chúng tôi thấy có duy nhất một vật màu đỏ trên trần nhà nhưng không thể khẳng định rằng đây là hệ thống chữa cháy tự động. Và một dấu hỏi lớn xuất hiện đó là hàng năm đều kiểm định hệ thống Phòng cháy chữa cháy nhưng đến khi xảy ra sự cố thì hệ thống này im lìm. Hai trục cung cấp nước cũng không có nước để cứu hỏa.

Lâu nay cơ quan chức năng Việt Nam có thực hiện công tác tuyên truyền về phòng và chữa cháy. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động này vẫn chỉ dừng lại ở việc hô hào qua một số cuộc diễn tập mà theo nhiều người mang tính trình diễn.

Những cư dân Carina Plaza mà chúng tôi tiếp xúc cho biết từ khi họ bắt đầu đến sinh sống tại chung cư, chưa có buổi hướng dẫn và diễn tập Phòng cháy chữa cháy nào cho họ cả.

Những thiếu sót vừa nêu dẫn đến hậu quả nặng nề mà trước hết là những thiệt hại về nhân mạng. Những người này đã vĩnh viễn mất đi những người thân yêu của mình. Một người đàn ông cho biết về những mất mát của mình sau hỏa hoạn :

Gia đình 3 người mất, một người nằm bệnh viện…

Cháu trai của ông tên Trọng Nhân, là người đang nằm bệnh viện. Anh Nhân đã mất vợ, mất con và một người em vợ.

Một người khác sống ở chung cư Carina cho biết :

Khi mà mấy người cứu hỏa đưa ra xác là ám khói đen hết. Tui thấy những người phụ nữ, người già với trẻ em là nhiều.

Và còn nhiều mất mát, nhiều gia đình bị đảo lộn cuộc sống. Anh Khải nói về những thay đổi trong cuộc sống gia đình anh sau hỏa hoạn :

Qua vụ cháy này giờ gia đình anh phải đi qua mẹ của anh. Nội chuyển đồ đạc đi cũng ảnh hưởng quá lớn rồi. Ra vô rồi cuộc sống nói chung cũng đảo lộn nhiều.

Đây là lần thứ 3 anh Khải quay lại căn hộ của mình để lấy đồ đạc chuyển tạm về nhà mẹ để sống nhờ.

Một thực trạng khiến nhiều người buồn thêm là nạn hôi của xảy ra vào thời điểm hỏa hoạn xảy ra. Một cư dân ở Carina nói về việc mất tiền và tài sản sau hỏa hoạn :

Mất tiền có mười mấy triệu thôi nhưng mà giấy tờ nó lấy. Để trong bóp, trong túi quần dài tối đi làm về treo lên, nó lấy nguyên cái bóp luôn. Rồi cái bóp của vợ nó lấy tiền thôi, nó bỏ giấy tờ lại.

Vụ hỏa hoạn gây chết 13 người tại chung cư Carina không phải là vụ đầu tiên tại Việt Nam. Vấn nạn cháy đang là mối nguy được cảnh báo tại nhiều nơi khắp cả nước ; liệu cảnh báo này được lắng nghe và khắc phục thế nào ?

Phóng viên RFA

******************

Đắk Lắk : Chính quyền muốn bịt miệng báo chí trong vụ 500 giáo viên bị mất việc (CaliToday, 28/03/2018)

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có công văn gởi cho Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị chỉ thị cho báo chí không được tiếp tục đưa tin về vụ 500 giáo viên ở tỉnh này bị mất việc. Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, việc đưa tin về hoàn cảnh của 500 giáo viên sau khi bị cắt hợp đồng, đang phải vật vả mưu sinh sẽ làm cho sự việc trở nên căng thẳng.

vn4

Sau khi bị mất việc, giáo viên về nhà nuôi heo. Ảnh : Tuổi Trẻ

Công văn do bà Huỳnh Thị Chiến Hòa-Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk gởi đi. Sáng ngày 28/3, qua trao đổi với báo chí, bà Hòa cho biết có đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương phải có "định hướng thông tin" cho báo chí về việc 500 giáo viên bị đuổi sau khi phải tốn một số tiền khá lớn để được vào làm hợp đồng tại các trường trên địa bàn huyện Krong Pắk.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, việc 500 giáo viên bị mất việc đang trở nên phức tạp, vì nó liên quan, ảnh hưởng đến rất nhiều người tại huyện Krong Pắk. Rất nhiều người chẳng những bị mất việc, mà còn bị lừa đảo tiền bạc, vì đã phải dùng một số tiền khá lớn để chạy chọt, hòng mong có chân vào biên chế. Cho đến nay, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đang cố giải quyết vấn đề nhưng vẫn chưa tìm được hướng.

Theo bà Hòa, trong khi chính quyền đang cố tháo gỡ vấn đề, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể có liên quan, truyền thông báo chí không nên tiếp tục đưa tin nhằm không để cho "các đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự".

Thật khó biết được "các đối tượng xấu" mà Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk muốn nói đến là ai, nhưng có một thực tế là 500 giáo viên bị mất việc tại huyện Krong Pắk đang rất vật vả mưu sinh, khi đột nhiên họ bị đuổi việc sau một thời gian giảng dạy trên các trường trong huyện. Việc 500 giáo viên bị mất việc liên quan đến chủ trương tinh giản biên chế mà Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra từ nhiều năm qua. Do đó, 500 giáo viên là nạn nhân của chủ trương này.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk, chỉ từ ngày 9 đến ngày 21/3 đã có đến 36 bài viết về việc 500 giáo viên mất việc. Theo bà Hòa, trong số đó có nhiều bài giựt tít không đúng nội dung, gây hiểu lầm. Sự việc đang trở nên rất căng thẳng tại tỉnh Đắk Lắk, tạo áp lực rất lớn cho lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề. Do đó, bà Hòa muốn báo chí không được tiếp tục đưa tin để cho dư luận chìm xuống để sự việc ở tỉnh Đắk Lắk bớt phần căng thẳng.

vn5

Ông Huỳnh Bê bị công an bắt. Ảnh : Thanh Niên

Như đã nói ở trên, việc 500 giáo viên đang dạy học bỗng nhiên bị mất việc không phải vấn đề riêng tỉnh Đắk Lắk, mà sắp tới đây sẽ còn diễn ra ở các tỉnh thành khác nữa. Vì nó liên quan đến chủ trương tinh giản biên chế mà Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đề ra và yêu cầu các tỉnh phải thực hiện. Sở dĩ có điều này là ngân khố của đảng cộng sản Việt Nam đã cạn kiệt. Từ nhiều năm qua chỉ biết đi vay mượn để giúp duy trì bộ máy. Chẳng những vậy, vay được bao nhiêu thì đảng viên, lãnh đạo đục khoét hết bấy nhiêu. Từ đó dẫn đến nợ nần chồng chất.

Sự việc 500 giáo viên bị mất việc đã không còn là vấn đề riêng của tỉnh Đắk Lắk, ngày 26/3, ông Nguyễn Tiến Thành-Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ đã có công văn yêu cầu tỉnh Đắk Lắk phải khẩn trương kiểm tra, rà soát và sớm gởi bản phúc trình về sự việc gởi lên để tìm phương án xử lý.

Cũng liên quan đến việc xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến sự việc, sáng ngày 28/3, công an huyện Krong Pắk đã bắt giam ông Huỳnh Bê-Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Mây (xã Vụ Bổn, huyện Krong Pắk) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ông Huỳnh Bê, với cương vị là hiệu trưởng đã nhận tiền chạy việc của rất nhiều người nhưng sau đó chẳng thể bố trí họ giảng dạy được. Chưa hết, ông này còn lợi dụng chức vụ để ăn chặn tiền lương của các giáo viên dạy hợp đồng nơi ông là hiểu trưởng.

***********************

FBI bắt nghi phạm gốc Việt gửi bưu phẩm đáng ngờ đến nhiều cơ quan quân sự Mỹ (VOA, 28/03/2018)

Nghi phạm Phan Thanh Cong, 43 tui, hôm 27/3 xut hin trước mt tòa án tiu bang Washington, vì b cáo buc đã gi 11 bưu phm đáng nghi ng ti các cơ quan quân s th đô nước M.

vn6

Liên căn cứ quân s Anacostia-Bolling th đô Washington, D.C.

Theo tin của Reuters, các nhà điu tra FBI nói các bưu phm b nghi là do ông Cong gửi đi có cha cht n. Các bưu kin này được gi ti CIA, Trung Tâm Chiến Tranh ca Hi Quân, căn c Fort Belvoir, căn c Fort McNair, và liên căn c Anacostia-Bolling.

Ngoài ra, ông Cong còn gởi mt bưu phm ti cơ quan tình báo National Geospatial Agency, và một bưu phm ti Cơ quan Mt v Hoa Kỳ.

Một chuyên viên điu tra cho Reuters biết nghi phm b bnh tâm thn và tng gi thư vi ni dung không mch lc đến các quan chc chính ph.

Nghi phạm b bt ngay ti nhà thành ph Everett, tiu bang Washington, ngày 26/03.

Việc bt ông Cong xy ra vài gi sau khi có thông tin v các gói bưu phm kh nghi được gi ti Washington D.C. và các khu vc min Đông Hoa Kỳ.

vn7

Trụ s ca CIA thành ph McLean, bang Virginia.

Tờ The Mercury News ngày 28/3 đưa tin tòa án liên bang M đã quyết đnh khi t ông Phan Thanh Cong về hành vi gi vt liu n, ti danh có mc hình pht lên đến 10 năm tù.

FBI không rõ động cơ ca ông Cong, nhưng cnh báo còn mt s bưu phm đang trên đường ti tay người nhn. FBI đang phi hp vi Dch v Bưu chính M nhm điu tra xem còn bưu phm đáng ngờ nào đang được phát đi hay không.

Theo FBI, vụ vic không liên quan đến khng b nhưng chưa rõ đng cơ ca nghi phm. Tuy nhiên, không bưu phm nào phát n dù mt s nơi đã phi sơ tán khn cp đ x lý. Điu tra ban đu cho thy ít nht mt bưu phẩm có chứa thuc súng.

quan điu tra chưa cho biết thông tin v quc tch ca nghi phm.

Published in Việt Nam

Nhóm dư luận viên Việt Vision ‘tự giải tán’ (Người Việt, 09/03/2018)

Nhóm dư luận viên Việt Vision, chuyên đứng sau các vụ quấy rối các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc và lên án các nhà hoạt động, vừa tuyên bố "tự giải tán".

vn1

Một buổi họp mặt của nhóm dư luận viên Việt Vision. (Hình : Facebook Nguyễn Ngọc Bảo Trâm)

Thông báo "tự giải tán" này vừa được đăng trên trang Facebook Nguyễn Ngọc Bảo Trâm ngày 7 tháng Ba với nội dung : "Để phù hợp với tình hình thực tế hoạt động trong giai đoạn hiện nay, cũng như tiếp thu ý kiến của nhiều bạn bè, khán giả thân hữu. Việt Vision xin trân trọng thông báo kể từ lúc 15g00 ngày 7 tháng Ba, 2018, nhóm Việt Vision sẽ tự giải tán không còn ban điều hành, ban biên tập nữa. Các cá nhân tham gia trong ban điều hành, ban biên tập trước đây sẽ hoạt động với tư cách cá nhân, độc lập và tự chịu trách nhiệm trước những hành động hay phát ngôn của mình và không liên quan gì đến Việt Vision".

Thông báo còn viết thêm : "Chúc các anh chị em luôn vững tin với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, luôn trau dồi đạo đức, bản lĩnh chính trị để có những bài nói chuyện, phản biện hay đủ lý lẽ có sức thuyết phục cao chống lại các luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động ngày đêm chống phá lại đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta".

Các hoạt động từ năm 2014 của Việt Vision được công luận chú ý vì đây là một tổ chức dư luận viên công khai tôn chỉ của họ là "Phản biện chính luận, đập tan luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch".

Một nhân vật nổi bật của nhóm này, ông Trần Nhật Quang, được nhiều người biết hơn với biệt danh Quang "lùn" được ghi nhận là dư luận viên "lão thành" thường gây ồn ào trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Hồi tháng Mười, 2017, ông Quang gây bất bình khi cầm đầu một nhóm gọi là "Hội Cờ Đỏ" tổ chức một cuộc gặp quy tụ khoảng 700 người tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, để lên án các linh mục đang giúp các nạn nhân thảm họa cá chết kiện công ty Formosa và đòi bồi thường.

Một trong những vết nhơ liên quan đến Việt Vision vẫn được nhiều người nhắc đến là các thanh niên mặc đồng phục áo thun đỏ ghi tên nhóm có mặt tại khu vực Hồ Gươm múa hát và tranh cãi, xô đẩy với người tham gia tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma hôm 14 tháng Ba, 2015, ở Hà Nội.

Thời điểm đó, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, khi còn là giám đốc Công An Hà Nội, tuyên bố "đang xác minh lực lượng dư luận viên tự phát". Tuy vậy, sau đó không thấy truyền thông Việt Nam cập nhật kết quả xác minh thế nào và nhóm này vẫn hoạt động cho đến ngày "tự giải tán".

Tin nhóm Việt Vision tuyên bố tự giải tán làm dấy lên suy đoán rằng các thành viên nhóm này "đã bị thất sủng" và có thể là do cộng sản Việt Nam đã hình thành "Lực Lượng 47" thay thế hoặc không còn đủ kinh phí trả cho tất cả các nhóm dư luận viên đang hoành hoành trên mạng xã hội nhằm mục tiêu "định hướng dư luận, đưa thông tin tốt về đảng cộng sản Việt Nam".

Hồi tháng Mười Hai, 2017, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội cộng sản Việt Nam, khoe quân đội cộng sản Việt Nam thành lập một lực lượng với hơn 10.000 người được gọi là "Lực Lượng 47", tức theo "Chỉ Thị 47" làm "hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ", theo báo Tuổi Trẻ.

Đó là lần đầu tiên và hiếm hoi, người ta thấy có một thứ "lực lượng" như thế trong tổ chức quân đội cộng sản Việt Nam được phô trương công khai. (T.K.)

********************

Đắk Lắk : 500 giáo viên 'tuyển dư' bị buộc thôi việc (BBC, 10/03/2018)

Hơn 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, ở Tây Nguyên của Việt Nam, vừa nhận thông báo bị thôi việc vì bị "tuyển thừa".

vn2

Giáo viên môn mỹ thuật Lê Thị Thu Hiền cùng các em học sinh dân tộc thiểu số ở một trường tiểu học huyện Krông Pắk. Chị cũng là một trong hơn 500 giáo viên có thể bị mất việc.

Uỷ ban Nhân dân Huyện Krông Pắk thông báo hôm 9/3, khoảng hơn 500 giáo viên hợp đồng và hiệu trưởng trên tất cả các trường từ mầm non đến cấp Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện phải nghỉ việc vì vượt quá chỉ tiêu.

Sự việc này liên quan tới việc huyện Krông Pắk tuyển dư hơn 500 giáo viên đã được truyền thông trong nước phản ánh từ năm 2017.

Rất nhiều giáo viên đã tỏ ra rất bức xúc vì cho rằng vào thời điểm tuyển dụng, phía lãnh đạo huyện đã cố tình tuyển dư dù biết không đủ biên chế.

Thi tuyển 83, buộc thôi việc hơn 500 người

"Đã biết đang dư giáo viên mà vẫn nhận vào là không có trách nhiệm với giáo viên", ông Nguyễn Trí Thọ, một trong những giáo viên hợp đồng nói với BBC hôm 10/3.

"Phía chúng tôi sau khi nghe lãnh đạo huyện thông báo đã sang UBND huyện gặp chủ tịch huyện nhưng được báo là chủ tịch đang đi vắng".

Theo báo Tuổi Trẻ, phó chủ tịch huyện Ngô Thị Minh Trinh nói rằng biên chế 2017 tổ chức thi tuyển dụng 83 giáo viên trên hơn 600 giáo viên hợp đồng trên toàn huyện.

Hơn 500 người "không đủ điều kiện" dự thi thì sẽ bị đuổi việc, tuy nhiên bà Trinh không nói rõ các điều kiện ở đây là gì.

Trả lời BBC, ông Thọ giải thích rằng, đợt thi tuyển này chỉ áp dụng cho một số môn ở các cấp học nhất định, ví dụ như cấp mẫu giáo chỉ thi tuyển giáo viên âm nhạc, cấp tiểu học chỉ tuyển giáo viên tiếng Anh…

Hơn 500 giáo viên không giảng dạy các môn học không thuộc chỉ tiêu thì không thể tham gia thi tuyển. Cho nên chỉ có khoảng 100 giáo viên có thể thi vào 83 vị trí này.

"Ở trong quyết định tuyển dụng cho mỗi giáo viên, có ghi rõ là quyết định này phải thi tuyển, xét tuyển không đậu mới chấm dứt, đây là chưa thi tuyển đã chấm dứt hợp đồng", ông Thọ nói.

Theo bà Trinh, các giáo viên "tuyển thừa" và các giáo viên thi trượt vòng xét tuyển sẽ bị chấm dứt hợp đồng trước 30/4.

vn3

Một giáo viên bức xúc trả lời báo giới sau khi lãnh đạo huyện thông báo chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên

'Tuyển dư để ăn tiền chạy chọt'

Ông Thọ và nhiều giáo viên cho rằng UBND huyện đều nắm rõ số lượng học sinh, số lớp học những vẫn muốn tuyển dư để "ăn tiền đút lót".

Ông thừa nhận thực trạng giáo viên chạy chọt từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng xảy ra ở Việt Nam.

"Thực sự giáo viên cũng như nhiều ngành nghề khác. Giờ muốn làm nhà nước thì phải chạy chọt. Những năm trước mặt bằng chung là 80-150 triệu.

"Thực sự thực trạng này rất là bất cập, nhiều người trình độ rất cao, rất tốt, ra trường bằng đỏ thì không có việc, phải về cuốc đất. Người chạy chọt được, bằng cấp thì thấp, nhưng được vào làm".

"Rất nhiều người ở đây hoàn cảnh rất khó khăn, chỉ có ít đất canh tác phải nói cha mẹ bán đất đai để mà chạy chọt vào.

"Giáo viên hợp đồng lương tháng rất ít, có người làm được 7 năm lương chỉ hơn 600.000 đồng, trừ bảo hiểm thì chỉ hơn 500.000 đồng một chút".

"Năm ngoài, sau khi đài VTV đã đưa tin phản ánh việc thừa 600 giáo viên mà huyện vẫn tuyển thêm 100 giáo viên khác, rất nhiều giáo viên này đi vay 200 triệu đồng chạy vào.

"Nguyện vọng của giáo viên chúng tôi là các lãnh đạo UBND huyện tìm một phương án nào đó, một là để tất cả các giáo viên đi dạy lại, hai là đền bù hợp đồng thoả đáng.

"Giáo viên chúng tôi đã mất bao nhiêu tiền để chạy việc, đi học nâng cấp bằng để đảm bảo chất lượng giáo dục tốt.

Ông Thọ cho biết ông và một số giáo viên đã liên hệ với phía đoàn luật sư Daklak để xin hỗ trợ pháp lý cho vụ việc trên.

"Chúng tôi đang thu thập các quyết định tuyển dụng, nâng lương mà UBND đã đánh về cho mỗi giáo viên. Có một số còn có giấy viết tay từ những người cò, những lãnh đạo cao cấp mà đã nhận tiền chạy chọt của giáo viên".

vn4

Các giáo viên tìm đến UBND huyện để khiếu nại, đòi giải trình hôm 9/3

"Làm như thế này chúng tôi rất bức xúc, mong muốn có một giải pháp để các giáo viên quay trở lại trường", ông Thọ nói.

Theo truyền thông trong nước, từ 2011-2015, huyện Krông Pắk đã ký hợp đồng với hơn 500 giáo viên.

Ông Nguyễn Sỹ Kỷ, hiện là phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên chủ tịch giai đoạn 2011-2016 đã bị Uỷ ban kiểm tra ra quyết định cảnh cáo.

Báo Tuổi Trẻ của Việt Nam nói Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập tổ kiểm tra xác minh đơn tố cáo Chủ tịch huyện đương nhiệm Y Suôn Byă.

Còn báo Zing cũng từ Việt Nam cho hay, vợ ông Y Suôn Byă là Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện, trong khi em trai ông là Phó trưởng phòng Nội vụ huyện.

Lê Thị Thu Hiền

*****************

Bát nháo chợ đêm Đà Lạt (Người Việt, 09/03/2018)

Những nét văn hóa một thời làm nên hồn cốt của "Đà Lạt mộng mơ" đang dần mai một, thành phố thơ mộng, hiền hòa nay lộn xộn, nhếch nhác.

vn5

Du khách đông nghẹt tại chợ đêm Đà Lạt. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, chợ đêm Đà Lạt lộn xộn, nhếch nhác, có tình trạng tiểu thương lừa đảo, "chặt chém"… làm mất đi dáng vẻ hiền hòa, mến khách của thành phố du lịch vốn nổi tiếng này.

Chợ hoạt động từ 6 giờ chiều cho đến rạng sáng hôm sau. Theo những người lớn tuổi ở đây, chợ đêm Đà Lạt đã có hơn nửa thế kỷ qua. Từ thời đô thị chưa có đèn chiếu sáng thâu đêm, những gánh hàng rong bán hột vịt lộn, xôi, sữa đậu nành… trước khu vực chợ Đà Lạt đốt đèn dầu, bếp củi bập bùng trong sương trông giống như ở "cõi âm" nên mới có tên chợ Âm Phủ. Chính sự giản đơn, dân dã đó lại có sức hút đối với du khách và chợ đêm Đà Lạt trở thành địa chỉ ẩm thực về đêm hấp dẫn.

Do nổi tiếng, nên hiện nay chợ đêm Đà Lạt có rất nhiều đơn vị giành nhau quản lý. Cụ thể, từ cuối năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt giao công ty Hiệp Thanh Bình quản lý. Công ty này lập dự án quản lý 120 gian hàng, nhưng có 52 gian hàng không hợp tác với công ty và kiến nghị được Ủy ban nhân dân phường 1 quản lý. Riêng khu ẩm thực trước thương xá Latulip, sát cầu thang chợ, lại do Ban Quản Lý Chợ Đà Lạt thu lệ phí.

Chưa hết, một số người thuê mặt bằng của thương xá rồi lấn ra cầu thang để kinh doanh. Tại chợ đêm Đà Lạt, người bán, người mua ngồi ngay vỉa hè, lòng đường. Nhiều hàng quán cho người đứng đón, chặn du khách mời mọc gây phản cảm. Ngoài ra, rác, nước thải… từ chính những quán ăn này bốc mùi hôi thối rất khó chịu.

vn6

Chợ đêm Đà Lạt, nơi xảy ra vụ nữ Việt kiều Mỹ bị đánh ngất xỉu vì chê thức ăn nấu còn sống. (Hình : Người Lao Động)

Theo ông Đặng Mậu Nhi, phó Ban Quản Lý Chợ Đà Lạt, vấn đề cấp bách lúc này là tổ chức lại chợ Đà Lạt để quản lý tốt hơn. "Do chợ Đà Lạt có nhiều đơn vị quản lý nên khó có tiếng nói chung phối hợp để giải quyết các vụ việc. Phần Ban Quản Lý Chợ chỉ quản lý khu vực nội bộ chợ Đà Lạt, còn từ cầu thang Latulip trở ra phía ngoài đường Nguyễn Thị Minh Khai thuộc phường 1 trông coi", ông cho biết.

Đáng chú ý, mới đây, tối 6 tháng Ba, một nữ Việt kiều Mỹ bị chủ quán ăn tại chợ đêm Đà Lạt xua người đánh bất tỉnh, phải vào bệnh viện cấp cứu chỉ vì phàn nàn về đồ ăn quá kém.

Theo báo Thanh Niên, sau vụ đánh du khách vừa qua, các bên liên quan như Ban Quản Lý Chợ, chính quyền phường 1 và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt "sẽ có cuộc họp cùng các hộ kinh doanh để tuyên truyền và bắt buộc các cơ sở kinh doanh cam kết để bảo đảm an ninh trật tự ở chợ đêm".

Ngày 8 tháng Ba, công an phường 1 cho biết sau khi xem lại camera và làm việc với chủ quán cơm Bích Thủy ở chợ đêm Đà Lạt đã xác định được bà Lò Thiều Mai Trang (29 tuổi), nhân viên của quán cơm, đã túm tóc, đánh bà Do Saphia Thuy (28 tuổi), Việt kiều Mỹ, ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu. Công an cũng lập biên bản và buộc quán ăn Bích Thủy tạm ngưng hoạt động.

Ông Phùng Khắc Đồng, chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết lãnh đạo tỉnh đã có văn bản gửi ủy ban thành phố Đà Lạt và các cơ quan chức năng "yêu cầu điều tra, xử lý chủ quán ăn đánh du khách ngất xỉu".

Bát nháo chợ đêm Đà Lạt

"Đây là trường hợp nhỏ nhưng không bỏ qua. Trường hợp này là ‘con sâu làm rầu nồi canh.’ Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương nhưng mức độ như thế nào thì phải chờ", ông nói. (Tr.N)

***************

Ghế của Bộ trưởng thông tin cộng sản Việt Nam ‘lung lay ?’ (Người Việt, 09/03/2018)

Cộng đồng mạng đang dấy lên suy đoán rằng cái ghế của Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn đang "lung lay" sau khi có tin Ban bí thư Đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu giải quyết vụ Tổng công ty Viễn Thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG).

vn7

Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn. (Hình : quochoi.vn)

Báo Tuổi Trẻ viết : "Ban bí thư cho rằng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm".

"Ban bí thư đề nghị các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương xem xét, xử lý vụ việc bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của đảng và pháp luật với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật và thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát", bài báo cho hay.

Mobifone được ghi nhận chi khoảng 8.889 tỷ đồng (hơn 390,6 triệu USD) để sở hữu AVG. Vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG đã âm ỉ trên mạng xã hội từ năm 2015 vì những khuất tất và những đồn đoán về vai trò của Bộ trưởng Tuấn và bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái "rượu" của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị cho là "chủ mưu" trong vụ này.

Ông Tuấn, khi còn là thứ trưởng, đã ký quyết định phê duyệt để ông Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Mobifone, ký hợp đồng mua AVG. Bà Nguyễn Thanh Phượng, cựu chủ tịch ngân hàng Bản Việt, là người bị cáo buộc "đưa Lê Nam Trà lên ghế chủ tịch Mobifone và cùng Phạm Nhật Vũ (em trai của Phạm Nhật Vượng và là chủ tịch AVG) tính kế đưa AVG lên mức giá cao hơn chín lần giá trị thực".

Hồi tháng Tám, 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra chính phủ "khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG". Tuy vậy, sau gần hai năm, đến nay Ban bí thư mới đề nghị "sớm công bố kết luận thanh tra dự án này".

Đáng lưu ý, hồi tháng Mười Một, 2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói ông "mong sớm kết luận vụ Mobifone-AVG".

Sau khi tin Ban bí thư yêu cầu giải quyết vụ Mobifone-AVG được loan ra, ngoài điềm báo không lành cho Bộ trưởng Tuấn, nhiều khả năng các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải (cựu tổng giám đốc Mobifone), Phạm Nhật Vũ sẽ vướng vòng lao lý. Riêng bà Nguyễn Thanh Phượng có bị suy suyển gì trong vụ này hay không thì vẫn là một ẩn số. Do vậy, vụ này được đánh giá là có thể lớn không kém vụ Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh và tạo nên một chấn động đáng kể trên thương trường và chính trường ở Việt Nam trong năm 2018.

Từ năm 2015, một blogger ẩn danh dưới tên Nguyễn Văn Tung đã công bố trên mạng xã hội loạt bài "Đại án tham nhũng Mobifone mua AVG". Ngoài việc đưa chi tiết cáo buộc những nhân vật liên quan đến vụ Mobifone-AVG, tác giả còn đặc biệt chỉ đích danh Phó Tổng Thanh Tra Ngô Văn Khánh và Thanh tra chính phủ phải chịu trách nhiệm thanh tra những bê bối trong thương vụ này. (T.K.)

Published in Việt Nam