Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cục Hàng không Việt Nam họp khẩn về hãng Bamboo Airways sau khi tỷ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt

Cục Hàng không Việt Nam vào chiều ngày 30/3 tiến hành cuộc họp về kế hoạch quản lý hoạt động, điều hành khai thác bay của hãng Bamboo Airways sau khi Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt giam hôm 29/3 với cáo buộc "thao túng thị trường chứng khoán".

hopkhan1

Ông Trịnh Văn Quyết (bên trái ngoài cùng) cắt băng đưa máy bay Airbus A321Neo vào hoạt động tại sân bay Nội Bài, Hà Nội cho Bamboo Airways hôm 16/1/2019 - AFP

Truyền thông Nhà nước trong cùng ngày dẫn phát biểu tại cuộc họp của Cục trưởng Cục Hàng khôngViệt Nam Đinh Việt Thắng rằng Bamboo Airways là một trong những hãng hàng không có quá trình khởi nghiệp rất tốt tại Việt Nam. Cho đến nay, hãng này được Cục đánh giá có những chỉ số mà ông Thắng cho là ‘ấn tượng về chất lượng dịch vụ, đúng giờ’ ; đặc biệt chỉ số an toàn của Bamboo Airways thuộc nhóm hàng đầu VN.

Tại cuộc họp, lãnh đạo hiện nay của Bamboo Airways báo cáo kế hoạch và chương trình hoạt động trước mắt, và phía Cục Hàng không hứa sẽ có phương án hỗ trợ, tạo điều kiện cho hãng tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Kể từ ngày 31/3, ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bamboo Airways cho đến khi Đại Hội đồng Cở đông và Hội đồng Quản trị hãng này có quyết định mới.

Ông này cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Vào ngày 29/3, sau khi bị bắt ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, đã ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn nắm quyền chủ tịch FLC và các quyền liên quan tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Vinalines lỗ hơn 600 tỷ đồng sau 6 tháng hoạt động (RFA, 14/08/2019)

Sau khi đi vào hoạt động được gần 8 tháng của năm 2019, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã báo cáo thua lỗ hơn 630 tỉ đồng, trong đó chỉ riêng quý II là 495,5 tỷ đồng.

pha1

Tàu Vinalines Sky qua hai lần đấu giá vẫn chưa chào bán thành công - Vietnamfinance

Báo trong nước loan tin ngày 14/8, trích báo cáo tài chính quý II năm 2019 của Vinalines.

Theo báo cáo, từ tháng 4 đến tháng 6, Vinalines đã tạo ra doanh thu hơn 5.500 tỷ đồng, nhưng thua lỗ gần 500 tỷ đồng.

Nguyên nhân lợi nhuận bị xói mòn được Vinalines nhận xét là do khoảng cách giữa doanh thu và giá vốn quá gần vì phải bán các tàu và tài sản hoạt động không hiệu quả theo kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Ngày 29/5 vừa qua, Vinalines phải chi hơn 415 tỷ đồng để tiếp quản trở lại 75,01% Cảng Quy Nhơn sau khi chuyển nhượng sai quy định cho Công ty Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành 5 năm trước.

********************

Bamboo Airways lỗ hơn 300 tỷ đồng sau 3 tháng hoạt động (RFA, 14/08/2019)

Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch tập đoàn FLC, chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways. AFP

Theo văn bản của Bộ Tài Chính, sau hơn 3 tháng bay, hãng hàng không Bamboo Airways đã lỗ hơn 300 tỷ đồng, do đó UBND tỉnh Bình Định cần góp ý, xem xét kỹ phương án mua thêm máy bay của hãng này.

pha2

Sau hơn 3 tháng bay, hãng hàng không Bamboo Airways đã lỗ hơn 300 tỷ đồng - Ảnh minh họa

Báo trong nước loan tin này vào ngày 14/8.

Dù mới chính thức cất cánh vào ngày 16/1/2019 nhưng Bamboo Airways thuộc tập đoàn FLC đã xin tăng số lượng máy bay từ mức phê duyệt là 10 chiếc đến năm 2023 lên 22 máy bay ngay trong năm 2019 và 30 chiếc vào năm 2023. Tổng mức đầu tư cũng tăng lên 8.300 tỉ đồng.

Vào ngày 21/6, Bộ Giao thông Vận tải sau khi họp với Cục Hàng không và các ban ngành liên quan đã thống nhất cho Bamboo Airways tăng quy mô từ 10 máy bay như hiện nay lên 30 máy bay vào năm 2023 và báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.

Đến ngày 14/8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký phê duyệt chủ trương mua thêm 20 máy bay của Bamboo Airways.

Tuy nhiên trong cùng ngày, Bộ Tài chính đã gửi văn bản đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị lãnh đạo tỉnh cần rà soát kỹ vì hãng này chưa thuyết minh được tính hiệu quả.

Trong văn bản của Bộ Tài chính chỉ ra chỉ sau 3 tháng cất cánh, Bamboo Airways đã lỗ 329 tỷ đồng. Trong khi đó, FLC - công ty mẹ của Bamboo Airways trong báo cáo tài chính năm 2018 đã nợ hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản công ty.

Trong văn bản, Bộ Tài chính kết luận, hoạt động của FLC phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, do đó, nếu FLC cam kết bảo lãnh mọi nghĩa vụ của Bamboo Airways phát sinh từ hợp đồng thuê, mua máy bay thì FLC và Bamboo Airways cần giải trình khả năng tài chính để thực hiện quyền bảo lãnh, nghĩa vụ liên quan…

****************

Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng cam kết đảm bảo quyền lợi cho 2.500 công nhân sau khi chủ Đài Loan bỏ trốn (RFA, 14/08/2019)

Hai ngày sau khi ông chủ và chuyên gia người Đài Loan tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Kai Yang Việt Nam biến mất không rõ lý do, khiến 2.500 công nhân lo mất việc, ngày 14/8 lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng đã chính thức vào cuộc.

pha3

Hàng ngàn công nhân công ty Kai Yang (Hải Phòng)lo lắng mất việc làm sau khi ông chủ Đài Loan biến mất -Courtesy of Báo Chính Phủ

Cụ thể, theo Báo Chính Phủ loan tin cùng ngày, Chủ tịch thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã trực tiếp chỉ đạo các ban, ngành và địa phương nhanh chóng bảo đảm quyền lợi cho công nhân lao động tại Công ty Kai Yang. Ông Tùng tuyên bố, nếu xảy ra nợ xấu, thành phố sẽ có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người lao động. Ông Tùng cũng giao Sở Lao động thương binh xã hội phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội rà soát giải quyết các chế độ thai sản, ốm đau cho công nhân công ty Kai Yang.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hải Phòng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Kai Yang Việt Nam có địa chỉ tại 196 đường Hoàng Quốc Việt, quận Kiến An) là doanh nghiệp 100 vốn đầu tư của Đài Loan, do ông Huang Shang Che làm tổng giám đốc. Kai Yang chuyên sản xuất các loại giày da xuất khẩu và có gần 2.500 công nhân, nhân viên đang làm việc tại công ty.

Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2005 và được báo cáo là kinh doanh khá ổn định hơn 10 năm qua.

Sau khi ông chủ Đài Loan và chuyên gia bỏ trốn không rõ lý do vào sáng 12/8, toàn bộ nhà máy bị ngân hàng niêm phong do nợ tiền ngân hàng. Ngoài ra, theo báo cáo của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm này, công ty Kai Yang đang nợ tiền bảo hiểm, tiền lương tháng 7 của gần 2.500 công nhân, nhân viên, nợ tiền công đoàn và nợ ngân hàng cùng các đối tác làm ăn khác.

Bà Chu Thị Kim Oanh, Chủ tịch Công đoàn của công ty Kai Yang cho biết, trước mắt công nhân tạm nghỉ việc một thời gian. Bà Oanh cũng xác nhận, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đã đồng ý bay sang Việt Nam để thống nhất cách trả lương tháng 7 cho công nhân và cố gắng duy trì công việc cho 2.500 công nhân.

Nôn nóng muốn biết "số phận" của mình như thế nào, hàng trăm công nhân đã tập trung tại công ty Kai Yang vào sáng 14/8 để mong gặp ông Chủ tịch như lời bà Oanh thông báo, nhưng đến cuối ngày họ được cho biết ông Chủ tịch chưa thể có mặt…

****************

Bộ Tài Nguyên đề nghị xử lý nhiều dự án xâm phạm vịnh Hạ Long (RFA, 14/08/2019)

Bộ Tài nguyên và môi trường đã có văn bản đề nghị tỉnh Quảng Ninh, rà soát lại các quy hoạch, kiên quyết xử lý các dự án đang triển khai để tránh xảy ra sai phạm trước việc nhiều dự án xâm phạm vịnh Hạ Long. Báo chí trong nước đăng thông tin này hôm 14/8/2019.

pha4

Vịnh Hạ Long - AFP

Theo tin, tỉnh Quảng Ninh phải rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư mới cũng như các dự án đang được triển khai liên quan, đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý bảo vệ môi trường khu vực Vịnh Hạ Long và báo cáo về Bộ trước ngày 25/8/2019, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra một số dự án sai phạm điển hình gồm : Dự án Khu du lịch Tuần Châu, thành phố Hạ Long (thi công ngoài ranh giới được giao), Dự án "Cải tạo, nâng cấp bến cập tàu động Mê Cung" và Dự án "Cải tạo, nâng cấp bến cập tàu động hang Tiên Ông" (thi công xây dựng khi báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

Hồi tháng 5/2019, lãnh đạo bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cũng đã yêu cầu Thanh tra bộ chủ động kiểm tra, xử lý vi phạm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bị bê tông hóa. Bộ trưởng bộ này là ông Nguyễn Ngọc Thiện giao cục Di sản Văn hóa chủ trì, phối hợp với Thanh tra bộ làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về vấn đề quản lý vịnh Hạ Long, đề xuất phương án bảo vệ di sản.

Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan vào ngày 17/12/1994. Sau đó, nơi đây lần thứ hai được vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về giá trị địa chất.

Published in Việt Nam

2 tấn cá chết dạt biển Đà Nẵng, chính quyền nói nước đạt chuẩn (VOA, 13/11/2018)

Khoảng hai tn cá chết dt vào b bin Đà Nng cui tun qua và chính quyn thành ph min Trung nói nước bin vn đt chun theo kết qu quan trc.

vn1

Hình minh họa. Một phiên họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 22/10/2018 - AFP

Nhận định trên do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ra trong Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2018 vào sáng ngày 13/11.

Về công tác phát hiện vi phạm, bà Lê Thị Nga nói số vụ án tham nhũng và các tội phạm về chức vụ được phát hiện tăng hơn 32% và số bị can tăng hơn 13%.

Ngoài ra điểm được cho đặc biệt là nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em đã được phát hiện. Báo cáo thẩm tra về Công tác điều tra, xử lý tội phạm cho biết tỷ lệ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đạt hơn 81%.

Ngành Kiểm sát nhân dân được nói chú trọng tới công tác giải quyết tham nhũng, đẩy nhanh giải quyết các vụ tham nhũng kinh tế nghiêm trọng do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Tuy nhiên, đã có hơn 3000 trường hợp tố giác vi phạm thời hạn giải quyết ; 39 trường hợp đã phê chuẩn bắt khẩn cấp nhưng sau đó phải trả tự do, không xử lý hình sự ; 24 bị can bị oan trong giai đoạn điều tra.

Báo cáo thẩm tra về ngành Tòa án nhân dân cho rằng năm 2018, tòa án nhân dân Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Tòa án nhân dân đã đưa 200 vụ án tham nhũng với 472 bị cáo ra xét xử. Các trường hợp tuyên án chưa tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội được nêu ra là 86 trường hợp hủy án, 149 trường hợp sửa án. 117 trường hợp được hưởng án treo không đúng quy định, có trường hợp gây bất bình trong dư luận.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu số vụ tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên tăng hơn 30%, số đối tượng tăng hơn 32% ; đặc biệt tội hiếp dâm trẻ em tăng 2,47%. Vị đại biểu này nhấn mạnh tỷ lệ phạm tội ở độ đuổi này cao hơn 30% là rất đáng quan ngại.

Liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng vấn đề này đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Bà Thủy nêu ra các dẫn chứng như trộm tiền tại máy ATM, sửa kết quả kỳ thi phổ thông trung học quốc gia, vụ đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ tại Phú Thọ.

Trong khi đó, Đại biểu quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) chỉ rõ tội phạm ma túy đang diễn ra phức tạp hơn, lan rộng từ thành thị đến nông thôn. Số liệu báo cáo tội phạm vi phạm pháp luật về ma túy được nói tăng 6,04% so với 2017. Các vụ tử vong do ảo giác vì ma túy được đánh giá tăng và bị trẻ hóa.

*******************

Đại biểu Quốc hội đề xuất ‘tù tại gia’, nhiều người lo lắng về bất công (VOA, 13/11/2018)

Một đi biu quc hi Vit Nam mi đây đ xut vic xem xét áp dng hình thc "tù ti gia", mt ý tưởng được mt s người ng h song cũng có nhiều người khác lo lng rng cách thi hành án này có th b li dng, to ra nhng bt công.

vn3

Ước tính có khong 200.000 ti phm đang bị giam gi trong các nhà tù Vit Nam

Theo các báo trong nước, ông H Đc Phc nêu ra ý tưởng hôm 12/11 trong mt phiên tho lun v D lut Thi hành án. V đi biu ca tnh Ngh An được các báo như Giao Thông và Vietnam Finance trích li nói rng ông đ ngh nghiên cu hình thc "tù ti gia" đ "gim bt áp lc quá ti tri giam" cũng như "gim áp lc chi tiêu ca ngân sách nhà nước".

Ông Phớc, người cũng gi chc Tng Kim toán Nhà nước, phát biu rng cách làm này có th áp dng đi vi nhng trường hp "phm ti nh, ít có kh năng gây nguy him cho xã hi", các bn tin cho hay.

Ngược li, ông Phc nhn mnh rng ti phm v ma tuý, tham nhũng, giết người, hay ti phm an ninh quc gia vn "phải cách ly với xã hi", theo các bn tin.

Về qun lý tù nhân ti gia, ông Phc gi ý vic giam gi trong "khung nhà st" ri giao cho gia đình chăm sóc, còn giám th có thnh kỳ hoc đt xut kim tra", nếu đ tù nhân trn mt, gia đình người đó s phi chịu trách nhim, mt bn tin ca báo Giao Thông cho hay.

Bên cạnh đó, bài báo cũng tường thut rng ông Phc còn gi ý mt cách làm khác là gn chip đin t đ theo dõi đi tượng "tù ti gia" ging mt s nước khác đã làm. Tù nhân loi này s "ch được đi loanh quanh trong một khu vc nht đnh", ông nói.

Điều được v đi biu ca Ngh An cho là "vn đ quan trng nht" trong đ xut ca ông là phi có quy trình và quy đnh v loi ti nào, mc án nào mi được hưởng "tù ti gia".

vn4

Bộ trưởng Công an Vit Nam Tô Lâm

Các báo trong nước cho hay ý tưởng ca ông Phc nhn được s đng tình ca Ch nhim Ủy ban Tư pháp Quc hi Lê Th Nga. Trong khi đó, khi được hi v vn đ này, B trưởng Công an Tô Lâm ch phát biu ngn gn vi báo chí rng "Đây là vấn đ mi, chúng tôi ghi nhn ý kiến ca đi biu Quc hi và s nghiên cu".

Nhà báo kỳ cựu Nguyn Như Phong, người tng gi cp bc đi tá trong ngành công an, chia s vi VOA v nhn đnh ca ông :

"Bộ trưởng rt thn trng bi vn đ quá mi. Th hai là nó còn liên quan đến văn hóa ca tng nước, tng dân tc. T xưa đến nay, vi ti phm các th người ta c mun tng vào tù, nht tht cht. Cái đy bây gi cũng cn thay đi tư duy đi".

Qua nhiều năm làm báo cho ngành công an và hiểu biết khá rõ v các tri giam, ông Phong nói vi VOA rng nhng nơi đó "có nhiu cái phc tp" nhưng ông không đi vào chi tiết, mà ông nói thêm rng "nếu đ cho mt s người được ci to ti nhà, đó cũng là mt hình thức rất hay, rt nhân đo".

Trên Facebook cá nhân, vị cu đi tá công an viết c th hơn rng "Nói mt cách phũ phàng, trn tri, thì nhà tù là nơi ‘rèn’ cho người phm ti thêm ý chí, thêm th đon đ đi phó vi pháp lut". Ông cũng đưa ra quan sát cá nhân rằng đi vi mt s người, "nhng năm tháng tù đã giúp cho h ‘ng’ ra cái giá ca s t do... Nhưng thc s, s này không phi là nhiu".

Sau khi báo chí đưa tin v ý tưởng "tù ti gia" ca đi biu H Đc Phưc, nhng người s dng mng xã hi đã có nhiều thảo lun v đ tài này.

Một s người cho rng đi biu Phc dường như đã nhm gia hình thc qun chế hình phạt tù. Cu đi tá Nguyn Như Phong có cùng quan đim. Ông nói vi VOA :

"Có thể là nhm ln đy. Qun chế ti gia khác vi tù ti gia. Bi vì tù có nghĩa là anh s làm mt cái nhà tù ngay trong nhà ca anh thì không nên. Nhưng mà anh đeo mt cái còng hay khóa ở c chân và quy đnh rng anh ch được phép đi ra, ly cái tâm nhà ra ngoài được 30 m hay 20 m. Còn anh đi quá là anh đã phm ti, thì tôi nghĩ bây gi công ngh có th hoàn toàn làm được vic đó".

Gác vấn đ khái nim nào là đúng sang mt bên, trên Facebook, các cuộc tho lun trong din đàn "Góc nhìn Báo chí – Công dân" hay trên các trang cá nhân ca lut sư Lê Luân, các nhà báo Hoàng Linh, Nguyn Như Phong, nhà văn Trn Quc Quân, là các Facebooker có s lượng theo dõi đông đo, cho thy nhiều người lo ngi v các l hng s b li dng, nếu "tù ti gia" được thi hành.

Mối lo được nhiu người đ cp nht trong s hàng trăm li bình lun là nhng k ti phm có nhiu tin, đc bit là ti phm tham nhũng, có th "chy án" làm "biến tướng" vic thi hành án, chưa k bên cnh đó là nhng điu còn chưa được làm rõ v trách nhim ca giám th và quyn được giám sát ca công dân đi vi vn đ này.

vn5

Tội phm tham nhũng Vit Nam vn có th phi nhn án tù nng n theo lut hin hành

Nhà báo Nguyễn Như Phong có cách nhìn riêng v vic trng tr ti phm tham nhũng. Ông nói vi VOA :

"Với ti tham nhũng nên có cách pht hay nht là pht tin. Khi người ta đã tham nhũng đ bng mi cách người ta có tin, thì đi vi loi ti đy c pht tin tht nng. Nó còn ác hơn là đi tù. Còn nói tht là đi tù vi loi ti đy ch gii quyết gì đâu".

Theo luật hình s hin hành ca Vit Nam, ti tham ô và nhn hi l có th nhn án tù thp nht là 2 năm, cao nht là t hình, tùy theo mc đ vi phm.

Đề xut v "tù ti gia" ca đi biu quc hi H Đc Phc được đưa ra trong bi cnh mà bn thân ông mô tả vi báo chí là "các cơ s giam gi đang quá ti, tt c các ti phm nh hay nng đu được đưa vào các cơ s giam gi, và ngân sách nhà nước phi chi mt khon không nh cho vic này".

Không có các con số chính thc được Vit Nam công b v tng chi phí cho việc giam gi các tù nhân. Các ngun khác nhau ước tính không chính thc rng đến năm 2016, Vit Nam có xp x 200.000 tù thường phm hoc hình sự.

********************

Hãng hàng không Tre Việt được cấp giấy phép bay (RFA, 13/11/2018)

Hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) của ông Trịnh Văn Quyết được Bộ Giao thông và vận tải cấp giấy phép bay hôm 12/11. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 12/11.

vn6

Hình chụp hôm 30/7/2018 : ông Trịnh Văn Quyết trả lời phỏng vấn ở văn phòng tại Hà Nội. AFP

Bamboo Airways được điều hành bởi Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết, người được đánh giá là một trong những người đàn ông giàu nhất Việt Nam.

Hãng hàng không Tre Việt mới đây đã ký mua 20 chiếc Dreamliner 787 của Boeing trị giá 5,6 tỷ USD và cam kết chi 3,2 tỷ USD để mua 24 chiếc máy bay Airbus A321neo.

Bamboo Airways cho biết chuyến bay khai trương ban đầu vốn được lên kế hoạch vào tháng trước, sẽ diễn ra trước cuối năm nay.

Thông báo của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết giấy phép của Hàng Không Tre là nhắm đến 100 tuyến bay, kể cả các điểm du khách ít đến tại Việt Nam và các nơi khác ở Châu Á, với kế hoạch cuối cùng là bay đến Bắc Mỹ.

Bamboo Airways hy vọng sẽ lấy được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh bằng cách thu hút họ đến những điểm đến ít được chú ý ở Việt Nam như Quy Nhơn và Thanh Hóa bằng cách cung cấp các gói du lịch trọn gói tới những resort của FLC.

Ngành hàng không của Việt Nam đã phát triển tăng vọt trong những năm gần đây, với số lượng hành khách tăng từ 25 triệu trong năm 2012 lên 62 triệu trong năm ngoái.

Với việc Bamboo Airways được cấp phép, Việt Nam sẽ có ba hãng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways.

Trước đây, vào năm 2009, hãng hàng không tư nhân hoạt động đầu tiên của Việt Nam là Indochina Airlines của Nhạc sĩ Hà Dũng đã ngừng hoạt động chỉ sau một năm trên thị trường do những khó khăn về tài chính.

*****************

Mỏ Cá Tầm bắt đầu khai thác vào giữa tháng Giêng năm 2019 (RFA, 13/11/2018)

Tập đoàn dầu khí Vietsovpetro, liên doanh giữa Nga và Việt Nam, sẽ bắt đầu sản xuất dầu thô tại mỏ Cá Tầm ngoài khơi vùng biển phía Nam Việt Nam từ ngày 15 tháng 1 năm 2019.

vn7

Lễ khởi công chế tạo Khối thượng tầng Giàn khai thác CTC1-WHP tại mỏ Cá Tầm. Hình chụp ngày 23/03/18. Courtesy : Ảnh chụp màn hình pvn.vn

Reuters cho biết tin vừa nêu từ 3 nguồn tin độc lập hôm 13/11.

Theo Reuters, dự báo sản lượng dầu thô được khai thác từ mỏ này sẽ ở mức 20 ngàn đến 25 ngàn thùng/ngày.

Petro Vietnam, hồi tháng 10, cho biết dự án này sẽ mang lại lợi ích cho các công ty tham gia khai thác cũng như sẽ tạo công ăn việc làm cho những công ty khác hoạt động trong lãnh vực dầu khí ở quốc nội, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn.

Việc sản xuất dầu ở mỏ Cá Tầm được cho là có vai trò quan trọng trong bối cảnh những mỏ dầu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn để duy trì sản lượng dầu khí.

Chuyên gia dầu khí Readul Islam, thuộc Tập đoàn Rystad Energy ở Singapore được Reuters trích lời cho biết dự đoán sản lượng dầu thô được khai thác từ mỏ Cá Tầm sẽ đạt mức tối đa trong những tháng đầu trước khi bình ổn ở mức khoảng 15 ngàn đến 20 ngàn thùng/ngày cho đến năm 2020. Vì là mỏ dầu nhỏ nên mỏ Cá Tầm có thể bị giảm sản lượng khai thác vào năm 2021.

Petro Vietnam hồi tháng 10 cho biết sản lượng dầu thô của Việt Nam được dự báo giảm 10% một năm từ nay cho đến năm 2025. Chính phủ Việt Nam cho biết vào tháng 3 rằng sản lượng dầu thô trong năm 2018 được dự báo giảm 11,3 triệu tấn, tức khoảng 14,7%.

Published in Việt Nam