Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 02 novembre 2018 16:55

Xung quanh chuyện bỏ đảng

Ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận về sai phạm của Giáo sư Chu Hảo, đã dấy lên một đợt tuyên bố bỏ đảng, tỏ thái độ ủng hộ và bảo vệ Giáo sư Chu Hảo. Tiến sĩ Mạc Văn Trang và Nhà văn Nguyên Ngọc là hai người khởi đầu đợt bỏ đảng này.

camket1

Đợt tuyên bố bỏ đảng, tỏ thái độ ủng hộ và bảo vệ Giáo sư Chu Hảo.

Nhiều người hy vọng, sự kiện Chu Hảo sẽ tạo nên một phong trào bỏ đảng, thậm chí có thể thành hiệu ứng domino làm suy giảm đáng kể về số lượng đảng viên và từ đó phơi bày sự mục ruỗng trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra mà mới chỉ tạo nên một hiệu ứng Chu Hảo. Hiệu ứng này dừng lại ở con số 10 đảng viên tuyên bố bỏ đảng. Con số đưa ra ở đây thấp hơn con số của một số thông tin đã nêu vì không tính những người đã bỏ đảng từ trước, nhân sự kiện này mới công bố lên mạng xã hội để bày tỏ thái độ trước việc Giáo sư Chu Hảo sẽ bị kỷ luật.

Dù sao thì đây cũng là đợt bỏ đảng đông nhất, có tác động lớn đến đời sống chính trị, được công luận đề cập nhiều hơn cả. Về ý nghĩa, số đảng viên tuyên bố bỏ đảng đợt này có nhiều nhân sĩ trí thức được nhiều người biết đến hoặc từng giữ những vị trí cao trong hệ thống chính trị như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn (giảng viên Đại học khoa học tự nhiên), ông Hà Quang Vinh (cựu Phó chủ tịch huyện Bình Chánh) v.v...

Tiến sĩ Phạm Gia Minh (Phó Tổng thư ký Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài) tuyên bố từ chức cũng coi như là một tuyên bố bỏ đảng.

Trong lời tuyên bố bỏ đảng, có những tuyên bố mạnh mẽ chưa từng thấy, như lời cáo trạng, vạch rõ sự thật về Đảng cộng sản Việt Nam.

Giáo sư Chu Hảo thẳng thừng nhận xét Đảng cộng sản Việt Nam "không còn tính chính danh, hoạt động không chính đảng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại".

Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam "tự diễn biến thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước", "Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc".

Tuy chưa thành cao trào nhưng việc bỏ đảng sẽ tiếp tục diễn ra.

Đã từng có nhiều đảng viên bỏ đảng

Trước đây, hàng năm vẫn có những sự kiện tuyên bố bỏ đảng của những tên tuổi nhiều người đã biết tới như Luật gia Lê Hiếu Đằng, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Giáo sư Tương Lai, ông Võ Văn Thôn (nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Trung (trợ lý của ông Võ Văn Kiệt), Luật sư Lê Văn Hòa (nguyên Vụ trưởng Vụ 4 Ban Nội chính trung ương), Tiến sĩ bác sĩ Đinh Đức Long, Ông Tống Văn Công (cựu tổng BT báo Lao động), ông Đặng Xương Hùng (Nguyên Lãnh sự Ngoại giao tại Bỉ), Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Cống, Đại tá nhà văn Phạm Đình Trọng, Nguyễn Đắc Diên (bác sĩ Nha khoa) v.v...

Đây là những tên tuổi bỏ đảng vì lý do chính trị, khi mà họ thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã biến thành "tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước" (Nhà văn Nguyên Ngọc) "để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh"(Giáo sư Chu Hảo).

Việc bỏ đảng của họ có nhiều ảnh hưởng đến đời sống chính trị, có tác dụng làm tấm gương thoát ra khỏi một đảng mà đảng viên không còn tin tưởng, để phụng sự cho lý tưởng ban đầu là vì sự phát triển của đất nước, của dân tộc mà họ đã đặt nhầm vào Đảng cộng sản Việt Nam.

Số bỏ đảng không vì lý do chính trị đông hơn rất nhiều mà thôn xóm, khu dân cư nào cũng có. Có xã tới 38 đảng viên bỏ đảng. Phần nhiều, họ là những đảng viên cấp thấp, đã nghỉ hưu, không còn quyền lợi gắn với danh hiệu đảng viên. Họ bỏ theo cách không chuyển hồ sơ sinh hoạt về địa phương hoặc không sinh hoạt, không đóng đảng phí và cũng không tuyên bố. Cũng có người xin ra khỏi đảng và cấp ủy thấy họ ở lại cũng chẳng làm gì nên mãi rồi cũng chấp nhận và cho họ ra khỏi đảng.

Số này có thể tới vài chục nghìn. So với số đảng viên hiện nay vào khoảng 4 triệu 900 nghìn thì là một tỉ lệ không đáng là bao. Nếu là 49 nghìn người thì cũng chỉ chiếm 1% đảng số. Tuy vậy, đây cũng là vấn đề đáng lo ngại. Dù lý do bỏ đảng của thành phần này không phải trực tiếp vì lý do chính trị nhưng họ bị cho là biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa, suy thoái về chính trị, tư tưởng. Việc bỏ đảng không có ý nghĩa về hao hụt đảng số mà ý nghĩa của nó ở chỗ tự diễn biến, tự chuyển hóa mà Đảng cộng sản Việt Nam rất lo sợ.

Nói cho vui thì trong số bỏ đảng này còn có... Trịnh Xuân Thanh. Thanh tuyên bố bỏ đảng khi đang bị truy lùng ở Đức, sau đó bị Bộ Công an Việt Nam bắt cóc về và tặng cho 2 án chung thân vì nhiều thứ tội.

Bỏ đảng - một việc làm rất khó khăn

Việc bỏ đảng ở Việt Nam hiện nay vẫn là một việc rất khó khăn vì những lý do :

- Những người vào đảng vì lý tưởng cực hiếm. Đến khi biết đảng đã suy thoái nhưng dứt ra rất khó vì họ đã cống hiến cả tuổi trẻ và tâm huyết cho đảng. Họ vẫn mơ hồ hy vọng đảng sẽ tự thay đổi theo hướng tích cực, cho rằng hiện thực đen tối hiện nay là do một tổ chức nào đó, cá nhân nào đó sai lầm chứ đường lối của đảng vẫn đúng đắn !?

- Tuyệt đại đa số đảng viên vào đảng để có quyền lợi. Điều này rất dễ thấy. Có vào đảng thì mới được thăng tiến và quyền lợi vật chất gắn liền với vị trí họ đạt được, vị trí càng cao, quyền lợi vật chất càng lớn. Vì vậy, bỏ đảng đồng nghĩa với vứt bỏ những quyền lợi thiết thân nên không thể dứt ra khỏi. Họ xậy dựng, bảo vệ đảng cũng chỉ vì mong đảng tồn tại để giữ quyền lợi cá nhân mà thôi, như những thứ ký sinh trùng cố bám vào một thực thể đã mục ruỗng.

Đây là một đặc điểm riêng của các nước độc đảng, theo chủ nghĩa xã hội. Nói đúng hơn là họ lấy chủ nghĩa xã hội làm vỏ bọc để tạo ra đặc quyền đặc lợi cho đảng mình. Dĩ nhiên, quyền lợi ấy do toàn dân đóng góp. Vì vậy, việc vào rồi ra một tổ chức, lẽ ra là chuyện bình thường ở các nước dân chủ, nhưng ở Việt Nam, nó lại là một sự kiện chính trị làm lay động công luận.

- Ở Việt Nam có hơn 3 triệu triệu bộ đội, công chức nghỉ hưu trong đó có một tỉ lệ khá lớn là đảng viên. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng họ vẫn còn quyền lợi cả vật chất và tinh thần gắn bó với danh hiệu đảng viên. Có người còn ngây thơ lo nếu làm trái ý đảng sẽ bị cắt lương bảo hiểm vì họ hiểu lương hưu là chế độ mà đảng đãi ngộ ! ?

- Tâm lý bỏ đảng sẽ ảnh hưởng đến con cháu họ trong việc xin đi học, đi làm, tâm lý không có đảng là lép vế trong xã hội. Tâm lý này có cơ sở.

- Không dám bỏ đảng còn do tâm lý muốn hơn người. Đành rằng khi đã nghỉ thì không còn quan hệ cấp trên cấp dưới nhưng đảng viên vẫn là một tầng lớp được ưu tiên, chẳng hạn, tiếng nói được coi trọng hơn hay khi vi phạm điều gì cũng được nương nhẹ hơn, tranh chấp với người ngoài đảng dễ được chính quyền bênh vực. Mặt khác tuy đã nghỉ, họ vẫn muốn được làm cán bộ thôn xóm, cụm dân cư, muốn vào cấp ủy, muốn đứng đầu các tổ chức như cựu chiến binh, người cao tuổi, phụ nữ... Đây là một tâm lý thích có người để phụ trách, giao việc. Thậm chí một ông dân phòng, một tay đuổi chợ cũng cảm thấy hơn người vì có quyền đối với người khác. Tâm lý này đã ăn sâu bén rể trong cán bộ, đảng viên và cả dân chúng, khó mà gột rửa được.

Tóm lại nguyên nhân khiến Đảng cộng sản Việt Nam còn giữ được về mặt tổ chức là họ nắm chặt quyền lợi của đảng viên nên ai muốn thoát ra rất khó. Nếu không có yếu tố ấy thì thử hỏi, Đảng cộng sản Việt Nam có thể tồn tại được không ?

Kết

Trong một buổi hội luận về vấn đề bỏ đảng được livestream, có một câu hỏi của khán giả về bỏ đảng trong tư tưởng. Đây là vấn đề không mới như thú vị. Như vừa diễn giải, việc bỏ đảng ở Việt Nam vô cùng khó khăn và chỉ những người can đảm lắm, tự tin và có lý tưởng lắm mới làm được. Nó còn khó hơn cả việc vợ chồng bỏ nhau. Hãy so sánh, trong 1 tuần cuối tháng 10 vừa qua, có 10 người tuyên bố bỏ đảng nhưng thử hỏi trong thời gian ấy, có bao nhiêu cặp vợ chồng bỏ nhau ? Những con số thống kê cho thấy, số vụ ly hôn mỗi năm một tăng. Năm 2005 đã có 65.929 vụ, tính ra trung bình 1 tuần có 1264 vụ ly hôn. Như vậy việc ly hôn dễ hơn nhiều so với việc bỏ đảng.

Trở lại vấn đề bỏ đảng trong tư tưởng. Hãy xem trong số 4,9 triệu đảng viên, có mấy người ở trong đảng để phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một chế độ chỉ có trong lý luận Mác-Lê nin ? Trả lời câu hỏi này, chỉ ra được 1 đảng viên đã là khó. Nếu vào đảng hay chưa ra khỏi đảng mà không vì lý tưởng của đảng, không tin vào lý tưởng ấy mà chỉ vì quyền lợi cá nhân tức là đã ly khai đảng trong tư tưởng.

Như vậy, nếu từ bỏ đảng trong tư tưởng biến thành bỏ đảng trong hành động thì Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không còn đảng viên. Nhưng từ tư tưởng đến hành động là việc vô cùng khó khăn như vừa phân tích.

Tuy nhiên, để xây dựng một chế độ dân chủ, việc bỏ đảng không phải là một điều kiện hàng đầu. Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, không thấy ghi nhận một phong trào bỏ đảng ở các quốc gia này.

Con đường dân chủ hóa đất nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố : sự hy sinh phấn đấu của những người hoạt động dân chủ, sự hỗ trợ phong trào dân chủ của các tổ chức ngoài nước và chính phủ các quốc gia dân chủ, sự chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân, sự phân hóa và tự diễn biến trong nội bộ đảng... Khi nào vectơ tổng hợp của các yếu tố ấy đủ lớn thì xã hội mới cơ bản chuyển hóa sang nền dân chủ.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 02/11/2018 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn
vendredi, 02 novembre 2018 16:05

Khi ‘bùa Đảng’ hết ‘linh’

Bỏ thi gian và kiên nhn đc hàng chc bài viết trên các trang thuc h thng tuyên truyn Đng, t tp chí Ban tuyên giáo Trung ương (tuyengiao.vn), y ban kim tra Trung ương (ubkttw.vn), Tp chí Cng Sn (tapchicongsan.org.vn), đến các bài viết trên báo Nhân Dân, mới thy được s "kh tâm" ca Đng như thế nào, trước hin tượng "din biến hòa bình" xy ra "phc tp" và "gay gt" trong hàng ngũ Đng. Tình trng Đng mt "ngun cán b" hay chính xác hơn là có mt cuc "tháo chy" âm thm khi Đng tht ra đã diễn ra t nhiu năm nay…

bua1

"Lá bùa Đảng" - tm th đng viên - tng mt thi uy phong và n cha đy quyn lc.

"Gần đây, dư lun trong đng và nhân dân ti nhiu đa phương băn khoăn, thm chí bt bình v hin tượng mt s đng viên sau khi ngh hưu không tham gia sinh hot Đng đa bàn cư trú. Nhiu ý kiến cho rng điu này đã nh hưởng trc tiếp đến hình nh người đng viên, cũng như uy tín ca Đng và phn nào th hin s suy thoái v chính tr, tư tưởng ca mt b phn đng viên như Ngh quyết TW4, khóa XII đã ch rõ. Đáng lo ngi hơn là hin tượng này ngày càng ph biến ti nhiui" – đây là đon trích bài viết trên trang tin Đài Tiếng nói Vit Nam (VOV) ngày 31/10/2017.

Trước đó, mt ghi nhn "đau lòng" cũng đã đăng trong Sổ tay xây dng Đng thuộc Ban Tuyên giáo Thành y Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 2/2014, rng : "Gn đây, có mt số đảng viên tuyên b "b Đng", "công khai ra khi Đng"… Đim chung ca h là công b vic ra khi Đng trên các trang mng, t xem mình không còn là đng viên trước khi được cp y có thm quyn quyết đnh… H không ch ph đnh mc tiêu, lý tưởng ca mình khi đứng vào hàng ngũ ca Đng mà còn ph đnh s lãnh đo ca Đng. Đó là mt s phn bi".

Như vy là "s phn bi" đã din ra t lâu, âm thm làm Đng suy yếu, bi nhng đi tượng "suy thoái đo đc", "biến cht", mang tư tưởng "din biến hòa bình" và "tự chuyn hóa" trong hàng ngũ đng viên. Có điu, ch thy Đng than th, oán trách, đ tha, gin ly và thm chí cay cú nhưng không thy Đng "phê và t phê", cũng như thng thn nhìn nhn và đt ra câu hi rng ti sao Đng tr nên mt sc hp dn và không chỉ b "qun chúng" xa ri mà c đng viên cũng ngonh mt th mt đi không tr li, mà "trong s nhng đng viên sau khi ngh hưu b sinh hot Đng có c mt s đng chí nm gi cương v lãnh đo cp v, cp s các cơ quan trung ương và đa phương" – theo ông Nguyễn Văn Đnh, Phó V trưởng V Đng viên, Ban T chc Trung ương (VOV, 31/10/2017).

"Lá bùa Đảng" - tm th đng viên - tng mt thi uy phong và n cha đy quyn lc. Mun thăng quan tiến chc phi có "bùa Đng". Điu này vn còn đúng nhưng "bùa Đảng" ngày càng mt thiêng, đến mc bây gi ít đng viên nào dám khoe mình đang th th đng. Mt thi, vào Đng là nim t hào và hãnh din (người viết bài này tng nghe không ít câu chuyn v nhân vt này hay nhân vt kia trong làng báo đã ôm lá cờ Đng khóc rưng rc trong bui l kết np Đng). Mun vào Đng không d : phi b xét lý lch gay gt, được hai đng viên chính thc gii thiu, và phi có "đơn t nguyn xin vào Đng" – nêu rõ "đng cơ đúng đn" vào Đng ; có "giác ng" chính tr ; phi tán thành quan điểm, đường li xây dng chủ nghĩa xã hội ; không ng h đa nguyên, đa đng ; không ph đnh ch nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng H Chí Minh ; và còn phi là "người ưu tú" và được "nhân dân tín nhim"… Sau khi được gii thiu, đi tượng còn phi tri qua thi kỳ thử thách đ "rèn luyn", "tu dưỡng đo đc cách mng"…

Những điu này trong thc tế ch tn ti trên lý thuyết. Đng đang tuyn m khá thoi mái cho "đu vào". Lc lượng nòng ct ca Đng vn là đoàn viên, công an, quân đi, viên chc chính quyn cơ s nhưng vic phát trin xây dng Đng cũng đang nhm vào s lượng hơn là gii hn trong thành phn "người ưu tú".

Điều 21 trong chương V ("T chc cơ s Đng") trong Điu l Đng ghi : "T chc cơ s Đng (chi b cơ s, đng b cơ s) là nn tng ca Đng, là ht nhân chính tr cơ s". Nói cách khác, Đng phi phát trin t cơ s đi lên. Cơ s phi mnh thì cơ cu t chc Đng mi cng. Điu này được thc hin cp cơ s bng các chiến dch "thi đua". Cơ s nào t chc "tuyn m" càng nhiu thì càng được đánh giá "cơ s chi b có cht lượng sinh hot Đng tt". Đng viên nào càng gii thiu được nhiu "nhân t mi" thì càng được "đim" cao và có cơ hi thăng tiến.

Riêng Sài Gòn, có lẽ không ít người trong gii báo chí không biết các chiến dch xây dng "ht nhân chính trị cơ s" bng vic tuyn nhân viên bo v, nhân viên gi xe, nhân viên căntin… (ti cơ quan nhà nước) vào Đng. Xây dng "đng b vng mnh" bng vic tuyn "vét" đã tr nên "khc lit" trước cơn st đon tuyt ri b Đng hoc b sinh hot Đng.

Một trong nhng thi đim mà Sài Gòn chng kiến s bùng n "háo hc" gi "đơn tình nguyn" vào Đng nhiu nht là giai đon mà Trường Cán b Thành phố Hồ Chí Minh (sau đi thành "Hc vin cán b Thành phố Hồ Chí Minh") nm dưới s điu hành ca "Nhà giáo ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ" Trương Th Hin. Cho đến trước khi bà Hin ngh hưu cui năm 2014, "năm nào trường cũng nhn được c thi đua ca Chính ph cũng như UBND Thành phố".

Dưới thi bà Hin, gn như không cơ quan nhà nước nào Sài Gòn, đc bit báo chí-truyn hình, dám chng li yêu cu đưa cán b-nhân viên đến Trường Cán b đ "tp hun" v vic "xây dng phát trin cơ s Đng", vi vic "đào to, bi dưỡng" đi ngũ đng viên mi, trong đó có c nhân viên bo v, nhân viên gi xe, nhân viên k thut, nhân viên văn phòng… ! Khó có th phớt lờ yêu cu ca "đng chí" Hin, vì chng ca "đng chí" y là mt người "hét ra la, xt ra khói" thi đim đó : bí thư Thành y Lê Thanh Hi.

TờTuyên Giáo (23/10/2018) đã viết v cái gi là "s sng còn ca Đng", trước "tình hình mi", "vn hi mi" và "khó khăn mới". Bài báo đã phân tích v nguy cơ suy thoái ca không ít đng viên. Bài báo cũng nhc li Ngh quyết Trung ương 4 khóa XII v "Tăng cường xây dng, chnh đn Đng ; ngăn chn đy lùi s suy thoái v tư tưởng chính tr, đo đc, li sng, nhng biểu hin "t din biến", "t chuyn hóa" trong ni b". Bài báo cũng cho thy B Chính tr đã… t mếm" được 27 biu hin suy thoái, "trong đó, có 9 biu hin suy thoái v tư tưởng chính tr ; 9 biu hin v suy thoái đo đc, li sng ; 9 biu hin "t din biến", "t chuyn hóa" trong ni b"… Gii pháp ca Đng là gì ?

Một là, đổi mi mnh m công tác giáo dc lý lun chính tr ; đu tranh bo v, vn dng sáng to và phát trin ch nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng H Chí Minh…

Hai là, tiếp tc đi mi ni dung, phương thc, nâng cao hơn na tính chiến đu, tính thuyết phc, hiu qu ca công tác tư tưởng, phc v yêu cu thc hin nhim v chính tr

Ba là, gắn thc hin Ch th 05-CT/TW ca B Chính tr khóa XII vy mnh vic hc tập và làm theo tư tưởng, đo đc, phong cách H Chí Minh" vi Ngh quyết Trung ương 4 khóa XI, XII v xây dng và chnh đn Đng, Ngh quyết 26-NQ/TW khóa XII v "Tp trung xây dng đi ngũ cán b các cp, nht là cp chiến lược, đ phm cht, năng lc và uy tín, ngang tầm nhim v"…

Bốn là, chủ đng phòng, chng nguy cơ "t din biến", "t chuyn hoá" trong cán b, đng viên và các tng lp nhân dân...

Năm là, kiên quyết đu tranh phòng, chng tham nhũng, x lý nghiêm minh nhng cán b, đng viên sai phạm, làm trong sạch b máy Đng và Nhà nước…

Các giải pháp này liu có th cu Đng ? Liu có th cu được con tàu trong khi ngày càng có nhiu thy th nhy ra khi, trước khi nó đm v bc ra bi va vào chính tng băng ý thc h chính tr khô cn và lc hu ? Bằng vào các bài viết báo đng liên tc v nguy cơ suy thoái ni b, có th thy Đng đang quan tâm đến s sng chết ca Đng còn hơn s sng còn quc gia. Đng đang rt cung cung. "Bùa Đng" đã hết "linh". Nim tin cho Đng đã cn. Không ai còn nghĩ con tàu cũ nát "kiên định đường li Marx-Lenin" này có th v được đến cái đích tưởng tượng ca nó.

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 02/11/2018

Published in Diễn đàn

Sự kiện ông Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng đề nghị "kỷ luật" đã và đang làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận người Việt Nam trên khắp thế giới.

chuhao1

Vụ kỷ luật ông Chu Hảo đã và đang làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận người Việt Nam

Một số vị trí thức, nhân sĩ khác như Mạc Văn Trang, Nguyễn Quang A, Tương Lai, Nguyên Ngọc... đều lên tiếng tuyên bố bỏ Đảng ngay sau đó. Đây là một điều đáng mừng vì những người này cho đến nay đều được nhìn nhận, trong đảng cộng sản lẫn phong trào dân chủ, là những người cấp tiến và ôn hòa.

Dù quyết định của họ, so với số năm tuổi đảng họ có, là quá muộn nhưng nó cũng có tác dụng làm gia tăng bất mãn trong nội bộ đảng cộng sản, vốn dĩ đã quá phân hóa và quan trọng hơn, xác tín với tất cả người dân Việt Nam rằng đảng cộng sản không có gì để nói và không còn bất kì giải pháp nào khi họ vẫn đang độc tôn nắm giữ quyền lực.

Tuy nhiên, qua những sự kiện này, khi đọc những phát biểu của các vị như Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang bỏ Đảng bởi lý do : "Đảng đã đánh mất lý tưởng như lúc ban đầu..." và lá thư kiến nghị cho đảng cộng sản mà các vị này gửi rồi kí tên sau đó, tôi rất lấy làm lạ và cảm thấy cần thảo luận về các quan điểm này một cách rõ ràng (1).

Đầu tiên, với suy nghĩ riêng của mình, cũng như nhiều người khác đã chia sẻ, tôi tin rằng các vị nhân sĩ này đều là những người lương thiện trong đời sống cá nhân. Họ cũng đồng ý hoàn toàn rằng Việt Nam chỉ có thể tốt đẹp hơn khi chuyển sang cách tổ chức xã hội theo phương thức dân chủ, là mô hình đảm bảo đầy đủ các quyền con người được long trọng ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế về quyền dân sự, kinh tế và chính trị có giá trị như một bộ luật đã được quốc tế xác quyết.

Tuy nhiên, có lẽ vì tin rằng "lý tưởng của đảng cộng sản không xấu, chỉ những người đang vận hành nó xấu" nên các vị này từng lựa chọn thái độ cải tổ xã hội từ bên trong. Từ niềm tin dẫn đến hành động và từ sự thực khách quan dẫn đến hành động có một khoảng cách dài mà nếu không phân tích rõ ràng, chúng ta sẽ bị nhầm lẫn và bối rối.

Có rất nhiều kiến nghị đã được chấp bút và kí tên, bởi các vị nhân sĩ, trí thức được gửi cho đại diện đảng cộng sản sau đó. Nó là một sự tiếp nối bền bỉ như hành động của các vị sĩ phu ngày trước nếu chúng ta nhìn lại lịch sử của các chế độ quân quyền ngày xưa. Cũng rất nhiều sớ, tấu được dâng lên bởi các vị nho sĩ, quan lại, sĩ phu. Nhưng tất cả đều có chung một kết quả là thất bại.

chuhao2

Nhiều kiến nghị đã được chấp bút và kí tên, bởi các vị nhân sĩ, trí thức là một sự tiếp nối bền bỉ như hành động của các vị sĩ phu ngày trước

Vậy tại sao nó thất bại ? Có thể nào mong đợi những người đang độc quyền thụ hưởng mọi quyền lợi trong xã hội tự nguyện hành động để thay đổi thực tại đó không ? Điều đó Chỉ có thể nếu chúng ta đang bàn đến việc thay đổi tư duy đối với một cá nhân hay một vài cá nhân. Nhưng cả một khối người thì sao? Và nhất là khi tất cả đứng trong tổ chức đảng cộng sản, bị ràng buộc trong lý tưởng chung của nó ?

Vậy lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam là gì ?

Nếu lấy cần một dấu mốc quan trọng để hiểu rõ tư tưởng, lý tưởng của đảng cộng sản thì Phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh là một hành động tiêu biểu. Hai câu khẩu hiệu "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc trốc tận rễ" và lá cờ "Vạn Tuế Sô Nga, Sô Nga Vạn Tuế" vẫn còn được lưu giữ trong bảo tàng và lịch sử đảng cộng sản (3). Nó là minh chứng thể hiện một điều rằng đảng cộng sản không yêu nước. Trái lại, lý tưởng của nó là xóa bỏ quốc gia để tiến tới một thế giới đại đồng, thế giới Cộng sản.

chuhao3

Phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh là một minh chứng thể hiện một điều rằng đảng cộng sản không yêu nước.

Đảng cộng sản cũng không hề thương nòi. Thậm chí, nó đập bỏ và xóa bỏ hẳn những giềng mối đạo đức của xã hội như lòng yêu nước, yêu tự do, tình yêu thương con người, lòng trắc ẩn, sự thủy chung, tình cảm gia đình, hàng xóm... mà xã hội Việt Nam đã vun đắp từ bao đời trước. đảng cộng sản chỉ kêu gọi đấu tranh giai cấp, với những phương tiện bạo lực, khủng bố, thảm sát... để biện minh cho cứu cánh của nó. Lý tưởng đó có khác gì một tên khủng bố IS đánh bom chết hàng ngàn người rồi nói thản nhiên "vì muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn" ?

Ngay dưới giai đoạn mà miền Bắc Việt Nam mang quốc hiệu "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" và ông Hồ Chí Minh vẫn còn nắm quyền bính trong tay, được nhiều vị nhân sĩ, trí thức ủng hộ và nhắc lại tiếc nuối khi liên hệ đến "lý tưởng đẹp" thì sao ? Đảng cộng sản đã ám sát rất nhiều những người yêu nước thuộc những đảng phái đối lập như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam canh tân cách mạng Đảng…chỉ để hòng giành độc quyền lãnh đạo, tiến tới "giải phóng miền Nam". Ngay sau đó, họ đã thực thi chính sách "Cải Cách Ruộng Đất" khiến hàng trăm ngàn người bị thảm sát theo tiếng hô hào đấu tranh giai cấp (4).

Nghiêm trọng hơn, giềng mối đạo đức xã hội bị băng hoại khi một người con có thể chỉ thẳng vào khuôn mặt khắc khổ của mẹ mình đang quì mọp trong đám đông, gào thét lên : "Cái con này, mày nhớ tao là ai không ?", rồi sự trù dập phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, những cuộc đánh tư sản dẫn đến hàng triệu thuyền nhân lênh đênh trên biển...

chuhao4

Chính sách "Cải Cách Ruộng Đất" khiến hàng trăm ngàn người bị thảm sát theo tiếng hô hào đấu tranh giai cấp

Có rất nhiều cảm giác và xúc động khi nhìn lại giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1930 trở lại đây. Nhưng trong tất cả các biến cố đó, có một sự xúc động mạnh mẽ khi chất vấn "Trí thức Việt Nam đã ở đâu ?". "Bỏ Đảng chỉ vì Đảng mất lý tưởng" ? Chẳng lẽ trí thức Việt Nam gián tiếp thừa nhận đảng cộng sản đã từng có lý tưởng ? Lý tưởng của đảng cộng sản là gì ? Chẳng lẽ đó là lý tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc ? Nếu không phải là một sự ngộ nhận về lòng yêu nước, thì các vị nhân sĩ, trí thức này có thực sự mong muốn "Dân Chủ Hóa Đất Nước" cho Việt Nam hay không ?

Nhắc lại lịch sử, cũng là khơi lại một vết thương lòng vì đối với mọi người, kí ức tập thể của dân tộc cũng thuộc về kí ức của chính bản thân mình, càng khắc sâu hơn đối với những người yêu nước. Nhưng phải hiểu rõ, dám đối diện với lịch sử của dân tộc mình, dù nó u ám bi thương, thì mới mong tạo ra được một lịch sử mới cho dân tộc.

Qua đây, tôi chỉ muốn minh định một điều về con đường tranh đấu của phong trào dân chủ.

Thứ nhất, chúng ta cần xác tín với nhau rằng đảng cộng sản hoàn toàn không thể cải tổ được. Cải tổ, tức là thêm vào, hay bớt đi một số những cái mới, cái cũ trên một nền tảng có sẵn. Nhưng đảng cộng sản là một Đảng tham nhũng và lý tưởng của nó đã sai ngay từ đầu, từ gốc, dù bằng những tranh luận lý thuyết hay thực tế đau thương đã được kiểm nghiệm mấy chục năm trên dải đất hình chữ S này.

Cần phải có một cuộc cách mạng để đưa đất nước thoát ra khỏi nó. "Cải tổ toàn diện", mà nhiều người dùng, cũng chỉ là một cách diễn đạt dài dòng thay cho từ "cách mạng".

Thứ hai, chúng ta phải từ bỏ hẳn, không nể nang, không thương tiếc, thái độ tranh đấu nhân sĩ. Phải phân biệt và có chính kiến rõ ràng giữa phe dân chủ và phe đảng cộng sản.

Chúng ta là những người yêu nước, mong muốn đất nước có được tự do, dân chủ và đồng thuận chung sức chung lòng cùng nhau xây dựng một đất nước phồn vinh.

Họ, tức những người đang nắm giữ số phận và khống chế đảng cộng sản, là những người đang cố gắng trì hoãn lại lộ trình này. Dù đã rã hàng nhưng hiện tại trước mặt, họ vẫn là một tổ chức… có tổ chức.

Cách tranh đấu hữu hiệu nhất là chúng ta phải kết hợp lại với nhau trong một tổ chức chính trị nghiêm chỉnh, đứng đắn, cùng với một dự án chính trị khả thi với những phương án cụ thể giải đáp cho những vấn đề thực tại và vạch ra một tương lai có thể đi tới cho Việt Nam. Chúng ta phải phát huy và xiển dương những giá trị tốt đẹp mà đảng cộng sản hoàn toàn không có.

Những giá trị đó là tri thức, tình yêu, tình bạn, tình đoàn kết của những người anh em, chí hữu chia sẻ những giá trị tiến bộ chung. Đó cũng là sự bao dung, kiên nhẫn, biết lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác biệt. Dù không đồng ý với nhau thì cũng phải áp dụng một đạo lý thảo luận dựa trên những giá trị tôi vừa đề cập, hòng tìm ra một đồng thuận, mà qua đó sẽ gắn bó và thắt chặt những người Dân chủ lại với nhau.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã và đang nỗ lực đóng góp vào phong trào dân chủ theo hướng đi này.

Điều cuối cùng mà tôi muốn nói là phong trào dân chủ phải vạch ra một lộ trình tranh đấu để đánh giá đúng đắn và chính xác những phương tiện tranh đấu và những việc cần làm. Trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2, chúng tôi đã đưa ra một lộ trình tranh đấu gồm 5 bước (5) :

· Xây dựng một cơ sở tư tưởng

· Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt

· Xây dựng và kiểm điểm phương tiện

· Xây dựng cơ sở quần chúng

· Tiến công giành chính quyền.

chuhao5

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2

Việt Nam đang ở trong một khúc quanh trọng đại. Đảng cộng sản lúng túng và bế tắc hơn bao giờ hết khi chuyển dần sang chế độ độc tài cá nhân từ chế độ độc tài đảng trị theo một logic tự nhiên của quá trình đào thải.

Ở bên ngoài, Trung Quốc đang ở trong chu kì cuối sự phân rã của một đế quốc, sau nhiều năm che giấu những khủng hoảng về kinh tế, môi sinh, chính trị… Họ không còn là chỗ dựa cho đảng cộng sản Việt Nam được nữa. Không những thế, dự án đầy tham vọng "một vành đai, một con đường" (Belt and Road Initiatives) của nó đang gây ra những tác hại nghiêm trọng khi dần biến Cambodia và Lào, hai nước có chung đường biên giới với Việt Nam thành những nhượng địa hay thuộc địa của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng là quốc gia gây ra những tai tiếng lớn về cơ sở hạ tầng và tăng thêm khối nợ công ngày càng lớn cho Việt Nam, chính ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận là quá lớn, có thể lên tới 250% GDP.

Chúng ta ở trong một tình thế đầy thử thách, cam go nhưng cũng nhiều hy vọng. Nhìn vào phong trào dân chủ lúc này, tôi cho rằng, chúng ta cần đặt lại những câu hỏi nền tảng để củng cố và ý thức lại tinh thần, trách nhiệm và tình yêu quê hương đất nước.

Ý nghĩa thật sự của đời người là gì? Là một người Việt Nam yêu nước trong lúc này, trước một hiện tại, cần phải làm gì? Dựa trên những đức tính và giá trị nào?...Chỉ khi nào lương thiện với chính mình, thành thật với chính tâm hồn mình thì chúng ta mới bình tĩnh nhận định được một hướng đi đúng đắn và sáng suốt cho lộ trình tranh đấu đưa đất nước đến dân chủ, tự do.

Việt Dân

(31/10/2018)

Chú thích :

(1) https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/nguyen-thu-truong-khoa-hoc-va-cong-nghe-chu-hao-vi-pham-rat-nghiem-trong-ky-luat-dang/787616.antd

(2) http://onthivanhoc.com/dan-y-bai-phan-tich-moi-quan-ke-thua-phat-trien-giua-ke-si-hien-dai-va-nguoi-nho-si-truyen-thong-van-12/

(3) http://www.sggp.org.vn/xo-viet-nghe-tinh-dinh-cao-cua-cao-trao-cach-mang-1930-1931-230710.html

(4) https://goo.gl/images/pu5DS9

(5) https://www.thongluan-rdp.org/thdcdn/item/602-khai-sang-k-nguyen-th-hai

Tham khảo:

https://thongluan2016.blogspot.com/2016/12/nhin-lai-chu-nghia-mac-le-nguyen-gia.html

https://thongluan2016.blogspot.com/2018/03/tro-lai-quoc-hieu-viet-nam-dan-chu-cong.html

https://thongluan2016.blogspot.com/2017/08/chon-lua-giua-van-ong-quan-chung-va.html

Additional Info

  • Author Việt Dân
Published in Quan điểm

Bỏ Đảng, bỏ Đoàn sẽ thành phong trào ? (BBC, 30/10/2018)

Việc có thêm các bạn trẻ tuyên bố 'bỏ đảng' 'bỏ đoàn' làm dấy lên câu hỏi liệu đây có trở thành một phong trào lan rộng hay không ?

bo1

Việt Nam hiện có hàng triệu đoàn viên thanh niên cộng sản

Người trẻ 'bỏ đảng'

Chỉ vài ngày sau khi Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật hôm 25/10, tới nay đã có gần 20 người tuyên bố 'bỏ Đảng', theo danh sách được cập nhật liên tục trên mạng xã hội.

Ngày 27/10, Giáo sư Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay cũng "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam" để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.

Trong số những người tuyên bố bỏ đảng cùng Giáo sư Chu Hảo, có người là nhà văn, có người là quân nhân, có người từng làm trong bộ máy chính quyền nhà nước. Đại đa số đã về hưu. Tuy nhiên cũng có một số người trong độ tuổi 25 đến ngoài 40.

Một trong số đó là trường hợp của Nguyễn Hữu Hiếu, sinh năm 1990.

Trả lời BBC ngày 27/10, ông Hiếu cho biết từng là quân nhân và là đảng viên. Tuy nhiên có nhiều sự kiện xảy ra khiến ông thay đổi tư tưởng, và quyết định ra khỏi đảng từ tháng 3/2018. Sau vụ Giáo sư Chu Hảo, ông Hiếu quyết định công bố việc này.

"Từ năm 2014, vụ dàn khoan Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều tới lòng tự tôn dân tộc của tôi. Sau đó tới vụ Formosa. Đến lúc đó tôi vẫn nghĩ chủ trương của đảng là đúng, vấn đề là do cán bộ xấu. Nhưng càng về sau tôi càng thấy không thể chịu đựng được".

"Ngoài ra, những sự việc trong đơn vị khiến tôi càng thấy những điều đó là xấu. Không được tự do thoải mái, lúc nào cũng phải trong khuôn khổ, không có tự do ngôn luận".

"Phải mãi đến năm 2017 tôi mới chính thức nhận ra rằng cái sai là từ gốc... Đến năm 2017 tôi đã xin ra quân. tháng 3/2018 tôi xin trả lại thẻ đảng".

Trong thời gian trong quân ngũ, ông Hiếu nói từng bị cảnh cáo bên Đảng, bị kỷ luật giam quân hàm do đăng bài trên Facebook về Biển Đông, Trung Quốc và sai lầm của Đảng Cộng sản.

"Cháu rất tiếc không thể sống giả tạo như vậy được. Từ lâu cháu đã biết chế độ này sai quá sai rồi với lại cháu có nhiều mục tiêu và lí tưởng khác để theo đuổi. Cháu yêu nước nhưng không yêu đảng cộng sản và cháu biết rằng không một đảng phái, một tổ chức nào có quyền quyết định vận mệnh của dân tộc mình....", ông Hiếu từng viết trên Facebook để trả lời một bình luận phê phán việc ông công khai 'bỏ Đảng'.

Một trường hợp khác là ông Hoàng Tiến Cường sinh năm 1970, là kỹ sư giao thông, thành viên Câu lạc bộ bóng đá và thiện nguyện No-U. Ông Cường nói vào đảng từ những năm đang tuổi 20.

"Tôi đã hoạt động trong tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] được 10 năm. Nhưng nay thấy người ta đối xử với các nhân sỹ trí thức như bác Chu Hảo theo cách đó nên tôi chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng", ông Cường nói với BBC hôm 29/10.

"Chuyện bỏ đảng của tôi không phải là chuyện to tát, nó quá đỗi bình thường. Tôi đã từ bỏ đảng trong tư tưởng từ lâu rồi, nhưng nay là cơ hội để công khai".

Theo lời ông Cường, "vào Đảng chỉ là chuyện con gà tức nhau tiếng gáy". Thấy hàng xóm, đồng nghiệp vào đảng thì "mình cũng vào đảng". Và cũng phải khá vất vả mới được vào đảng.

"Tôi cũng phải mất ít quà cáp để được vào đảng. Rồi người ta phải điều tra ba đời dòng họ nhà tôi, đủ trong sạch mới cho vào đảng. Tóm lại cũng khá vất vả", ông Cường nói.

Nhưng trong suốt thời gian là đảng viên, ông Cường nói ông nhìn thấy những sự việc khiến tư tưởng của ông dần thay đổi.

"Tôi thấy nhiều người vào đảng chỉ để 'mũ ni che tai', làm căn cứ để leo lên chức bậc này nọ".

Ông Cường nói ông từng xuống đường nhiều lần để phản đối một số chính sách của nhà nước. Ông từng bị an ninh Hà Nội bắt về quận, về phường và nhiều lần cưỡng chế.

"Cũng chính vì thế mà từ năm 2011 đến nay tôi bị chính quyền tước hết công ăn, việc làm. Tôi đã tự đi làm lao động tự do để kiếm sống".

"Tôi hoạt động độc lập, không muốn làm ảnh hưởng đến ai, chỉ mong họ tự cảm nhận và hành động. Từ việc viết blog, biểu tình và làm từ thiện".

"Nay, khi tuyên bố bỏ cái tổ chức ấy. Tôi xác quyết tôi không làm theo trào lưu, không "đi hai hàng" như một vài người phán xét".

"Tôi làm vậy vì tôi tôn trọng những vị nhân sỹ, trí thức đã đóng góp nhiều hơn tôi rất nhiều cho đất nước cũng như cái tổ chức đó [Đảng Cộng sản Việt Nam] mà còn bị đối xử như vậy, thì tôi "phận mỏng cánh chuồn" còn không tuyên bố [từ bỏ đảng] được sao ?"

Khó trở thành trào lưu ?

Không chỉ 'bỏ đảng', một số thanh niên đã tuyên bố công khai trên Facebook cá nhân về việc 'bỏ Đoàn', và sẽ 'không vào Đảng'. Như trường hợp của Trịnh Bá Tư, con trai bà Cấn Thị Thêu - người từng đi tù hai lần liên quan đến vụ xử đất oan.

bo2

Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang (trái) và nhà văn Nguyên Ngọc là những trí thức đầu tiên tuyên bố 'từ bỏ đảng' để ủng hộ Giáo sư Chu Hảo

Hay chị Trần Thị Kim Thoa, làm nghề bán hàng online.

Trong trao đổi với BBC, chị Thoa nói vụ kỷ luật Giáo sư Chu Hảo chỉ là một trong những 'cái cớ' để chị tuyên bố từ bỏ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và quyết không vào Đảng.

Chị Thoa nói lý do chính là do chị thấy vào đảng hay không không có ý nghĩa gì nhiều với cuộc sống của chị.

"Không là đảng viên, tôi vẫn là một công dân tốt". Chị Thoa cũng nói rằng qua báo chí, chị thấy đảng viên chưa phát huy được vai trò của mình và vẫn không có dân chủ ở nhiều cấp.

Nhưng những trường hợp như vậy không nhiều.

Đến nay, danh sách tuyên bố bỏ Đảng, bỏ Đoàn được cộng đồng mạng chia sẻ mới có khoảng dưới 20 người. Trong đó có thêm một vài nhân vật tên tuổi như ông Nguyễn Trung, nguyên đại sứ trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt ; Tiến sỹ Phạm Gia Minh (rút khỏi chức vụ Phó Tổng thư ký của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài) ; Trung úy quân đội Nguyễn Hữu Hiếu, v.v..

Khi được hỏi việc bỏ Đảng, bỏ Đoàn liệu có trở thành trào lưu trong giới trí thức nói chung và giới trẻ nói riêng, ông Hoàng Tiến Cường nói với BBC rằng ông "chỉ hi vọng".

"Tôi hi vọng là như vậy. Nhưng tôi nghĩ cũng khó. Vì việc thay đổi nhận thức cần phải trải qua một quá trình rất lâu dài. Như tôi đã tốn hết 10 năm", ông Cường nói với BBC từ Hà Nội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Hiếu nói : "Tôi cho rằng khó thành phong trào". Lý do, theo ông, là vì với những người lớn tuổi, chủ yếu có hai xu hướng, một là "biết đường lối sai nhưng im lặng", hai là "nghĩ rằng đường lối đúng nhưng cách làm sai", nên vẫn ở lại.

Với giới trẻ, ông Hiếu nói "xu hướng chung là vô cảm, không chịu đọc, không chịu học, nhiều bạn chỉ thích sống an nhàn, mê chuyện ngôn tình, hài nhảm".

Ngoài ra, "do nhà tôi có điều kiện, tôi còn trẻ, còn nhiều cơ hội nên quyết định buông bỏ. Nhiều người mà tôi có dịp nói chuyện cũng bày tỏ ý chán nản, nhưng vẫn yên lặng làm việc để kiếm kế sinh nhai", ông Hiếu nói với BBC từ Sài Gòn.

Không phải là mới

Hiện tượng gọi là 'chán Đảng khô Đoàn' không phải là mới ở Việt Nam.

Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi năm ngoái đã phát biểu khi về thăm Hải Phòng (tháng 11/2017) về nhu cầu thúc đẩy công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị nhằm "ngăn chặn tình trạng "chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị".

Hồi 2012, báo VN cũng đã nêu ra chuyện nhiều đảng viên cộng sản tự thôi không sinh hoạt Đảng.

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh (6/2012), thủ tục 'chuyển sinh hoạt Đảng' tạo lỗ hổng khiến nhiều đảng viên chỉ cần khi đổi chỗ ở hoặc về hưu không mang giấy giới thiệu và hồ sơ gốc nộp cho nơi mới là xong, không cần sinh hoạt như là đảng viên nữa.

Truyền thông Việt Nam cho rằng để ngăn chặn tình trạng tự ý bỏ sinh hoạt, 'lãn Đảng, thoái Đảng' vì lý do cuộc sống hay chán Đảng Cộng sản thì cần phải đề cao 'đạo đức cách mạng' hoặc đẩy mạnh tuyên truyền, chấn chỉnh.

*********************

Cựu ủy viên trung ương, các cựu phụ tá thủ tướng đòi rút đề xuất kỷ luật Giáo sư Chu Hảo (VOA, 30/10/2018)

Cựu ủy viên trung ương đng Nguyn Đình Bin đăng bài trên Facebook đ ngh rút li đ xut k lut giáo sư Chu Ho.

bo3

Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin - Con nuôi của Fidel Castro

Một cu y viên trung ương đng và mt s cu ph tá ca các đi th tướng trước đây va công b các bài viết riêng r yêu cu mt y ban ca Đng Cng sn Vit Nam rút li đ xut k lut giáo sư Chu Ho.

y ban Kim tra Trung ương hôm 25/10 đã đã gây chn đng gii trí thc Vit Nam vi vic đ ngh đng k lut v giáo sư tng gi chc th trưởng B Khoa hc-Công ngh-Môi trường, vi lý do ông "suy thoái v tư tưởng chính tr, đo đc, li sng", "t din biến", "t chuyn hóa" khi xut bn nhng cun sách có ni dung "trái vi quan đim, ch trương, đường li ca đng".

Một thông cáo ca y ban, được báo chí nhà nước đăng ti li, cho biết thêm mt lý do khác đng sau đ xut k lut giáo sư Chu Ho là ông còn có "những bài viết, phát ngôn" có ni dung "trái vi Cương lĩnh chính tr, Điu l Đng, ngh quyết, ch th, quy đnh ca đng…".

Theo tìm hiểu ca VOA, y ban ca đng cáo buc ông Chu Ho khi còn là giám đc-tng biên tp ca Nhà xut bn Tri Thc đã cho xuất bn các cun sách b xem là "trái quan đim" v triết hc, chính tr-kinh tế hc như "Bàn v t do" ca John Stuart Mill, "Kho Lun Th Hai V Chính Quyn" ca John Locke, hay "Nn Dân Tr M" ca Alexis De Tocqueville, v.v…

Trong một bài viết dài trên mng xã hi Facebook, đăng hôm 29/10 chế đ công khai, cu Th trưởng Thường trc B Ngoi giao, ông Nguyn Đình Bin, đưa ra quan đim rng "các vic làm và phát biu ca giáo sư Chu Ho, cũng như ca nhiu đng viên, trí thc tâm huyết, tài năng khác, hoàn toàn không có gì là sai phạm".

Thậm chí v cu th trưởng, người tng là mt y viên trung ương đng, còn cho rng các vic làm và phát biu đó "là có ích cho công cuc đi mi tư duy lý lun, cho đng, cho dân, rt đáng hoan nghênh và khuyến khích".

Ông Bin đã trích dẫn mt bài phát biu ca chính Tng Bí thư Đng Nguyn Phú Trng cách đây 2 năm, trong đó ông Trng kêu gi rng "đ vượt qua khó khăn, thách thc, đưa đt nước tiến lên, phi đi mi toàn din, đng b, đc bit là đi mi tư duy lý lun… phát huy tự do tư tưởng, bo đm dân ch, khuyến khích nhng tìm tòi sáng to".

Đối chiếu vi phát biu đó, cu th trưởng Bin bày t suy nghĩ rng "nhng vic giáo sư Chu Ho đã làm và phát biu […] là ph biến các công trình nghiên cu, các tư duy, lun thuyết ca nhiu hc gi ni tiếng trên thế gii, đưa ra các khuyến ngh" mà theo ông Bin là "xut phát t đng cơ xây dng, vì Đng, vì dân".

Vẫn theo cách nhìn nhn ca v cu y viên trung ương, vic làm ca giáo sư Chu Ho là "thiết thc phc v cho công tác nghiên cứu, đi mi tư duy lý lun nói trên".

"Tôi lại rt bun và lo lng" v vic y ban Kim tra Trung ương đ xut k lut giáo sư Chu Ho, ông Bin viết.

Chỉ ra thc tế là đ xut ca y ban "đang gây nên phn ng không đng tình rng rãi trong dư lun, nht là trong tng lp trí thc", v cu y viên trung ương tiên liu rng nếu đ xut được thc hin, "thay vì góp phn nâng cao uy tín ca Ủy ban Kiểm tra Trung ương  [y ban Kim tra Trung ương] nói riêng và ca Đng nói chung, nó s có tác đng ngược li, không ch v đi nội mà cả v đi ngoi na".

Vì vậy, ông Bin viết tiếp : "tôi khn thiết đ ngh Ủy ban Kiểm tra Trung ương  bình tâm và sáng sut xem xét li và dũng cm rút quyết đnh nói trên đi vi Giáo sư Chu Ho".

VOA cố gng liên lc đin thoi vi cu y viên trung ương đng, cu th trưởng ngoi giao Nguyn Đình Bin đ hi xem kiến ngh ca ông ch đăng trên Facebook hay đã được gi đến y ban Kim tra Trung ương, cũng như điu gì đã thúc đy ông viết kiến ngh.

Tuy nhiên, sau khi nghe phóng viên VOA giới thiu danh tính, ông Bin đã giữ im lng, không nói bt c mt li nào.

Trong bài viết trên Facebook được gn 220 người chia s và hơn 630 người thích, ng h, ông Bin nhn đnh nếu y ban Kim tra Trung ương rút li đ xut k lut ông Chu Ho, vic làm đó "sp phần ly li và nâng cao uy tín" ca y ban nói riêng và ca đng nói chung.

Một đng thái như vy "là điu hết sc cn thiết hin nay", ông Bin viết, đng thi khuyên rng y ban "không nên lp li nhng vp váp đã xy ra không ít lần trong lch s Đng", đó là "phm sai lm đ ri sau li phi sa".

Bản kiến ngh ca v cu y viên trung ương đã nhn được hơn 170 li bình lun t các cu cán b nhà nước và gii trí thc, vi đa s bày t "tán đng", "hoan nghênh" v ni dung "chân thành", "đúng đắn", "sáng sut", "thng thn" ca bài viết.

Tuy nhiên, cũng có một s li bình lun cho rng dù ý kiến ca ông Bin "rt tâm huyết" song như nhng gì đã xy ra vi các đng viên và người dân khác, ý kiến ca ông "s ch như ném đá ao bèo" đi vi đng.

Đánh giá về vic đng lng nghe ý kiến t đng viên và gii trí thc đến đâu, dch gi Phm Nguyên Trường, người nhit tình ng h phong trào dân ch, khai trí, và đã tham gia làm sách vi nhà xut bn ca giáo sư Chu Ho, nói vi VOA :

"Ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan rt to trong h thng cng sn. Làm sao nó li nghe mt ông như ông Bin. Đng chưa bao gi cn trí thc. H ch đưa mt vài người trí thc mà nghe theo h trong mt giai đon nào đó đ làm cái gi là trang trí thôi".

Giới trí thc nht trong lng

Trước bài viết ca cu th trưởng Bin hai ngày, hôm 27/10, nhng người s dng mng xã hi đã chia s mt thư ng ca các cu ph tá mt s đi th tướng trước đây và mt s nhà báo ni tiếng, vi ni dung cũng đòi y ban Kim tra Trung ương "rút li kết luận sai trái" v vic xem xét k lut giáo sư Chu Ho.

bo4

Từ trái sang, Nhà văn Nguyên Ngc, Tiến sĩ Nguyn Xuân Din, Giáo sư Chu Ho. Photo Facebook Nguyen Xuan Dien

Những người ký thư, trong đó có các ông Trn Đc Nguyên, Nguyn Trung, Nguyn Quang A, Lê Đăng Doanh, Huỳnh Sơn Phước, các bà Phm Chi Lan, Vũ Kim Hnh, nhn mnh trong thư ng rng "s quy kết" ca y ban về ông Chu Ho là "không chính đáng, không đúng s tht, th hin s trn áp thô bo nhng n lc rt đáng trân trng ca mt trí thc hết lòng vì dân vì nước" cũng như "chà đp nhng ý kiến chân tht và xây dng ca ông v nhng vn đ nóng bng ca đất nước".

Chúc mừng ông, Giáo sư Chu Ho

Chỉ mt ngày sau khi bn kết lun ca y ban Kim tra Trung ương được công b, giáo sư Chu Ho hôm 25/10 đã tuyên b thoái đng. Đng thái này dn đến mt s suy lun t gii quan sát rng đng s lúng túng trong bước đi tiếp theo.

Tuy nhiên, cựu Phó Ch nhim Văn phòng Quc hi Trn Quc Thun nói vi VOA rng vic k lut có th s vn din ra :

"Có một s trường hp trước đây khi có đ ngh k lut thì người ta xin ra khi đng, thì hng] li ra cái lut là xóa tên, hay là có cái lệnh là khai tr đng. Thí d như trường hp anh Phm Chí Dũng thành ph H Chí Minh trước đây. Xin ra khi đng cũng phi qua mt trình t, thông qua cp y. Trong thi gian đó, Ban Kim tra h cũng có th làm như đã làm vi anh Phm Chí Dũng".

Hồi cui năm 2013, đng viên bt đng chính kiến Phm Chí Dũng, người có nhiu bài viết ch trích chính quyn, đã b mt cơ quan đng cp đa phương khai tr, dù ông Dũng đã np đơn "xin ra khi đng" trước đó 3 tun.

Ít nhất 13 trí thc b Đng sau ‘hiu ng Chu Ho’

Trong vài ngày ngay sau việc y ban Kim tra Trung ương xác đnh giáo sư Chu Ho có sai phm đến mc phi b k lut, còn bn thân ông Chu Hảo tuyên b thoái đng, đã có ít nht 13 nhà trí thc tuyên b "b đng".

Trong số h là phó giáo sư tiến s Mc Văn Trang ; nhà văn, đi tá quân đi Nguyên Ngc ; ông Nguyn Trung, nguyên tr lý Th tướng Võ Văn Kit ; tiến s Phm Gia Minh ; trung tá quân đội Trn Nam.

Họ nói vi VOA rng h "quá bc xúc" vì đng "không còn phc v li ích ca nhân dân, dân tc", đng "đã chn sai đường", và h d báo rng con s thoái đng "s gia tăng sau hiu ng Chu Ho".

*****************

Việt Nam : Báo chí Nhà nước biện minh cho việc kỷ luật ông Chu Hảo (RFI, 30/10/2018)

Trước những phản ứng mạnh mẽ của giới trí thức về vụ giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, báo chí chính thức ở Việt Nam đồng loạt đăng bài biện minh cho quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

bo5

Giáo sư Chu Hảo với quyển sách dịch của Dewey "Democracy and Education- Dân chủ và Giáo dục" do nhà xuất bản Tri Thức của ông phát hành. Ảnh tại Hà Nội ngày 31/08/2010. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam

Vào tuần trước, ủy ban này đã thông báo quyết định xem xét kỷ luật giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ, và hiện là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, vì ông Chu Hảo đã cho xuất bản một số cuốn sách "có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước", cũng như đã "có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng".

Trong một bài viết đăng hôm qua, 29/10/2018, tờ Nhân Dân Điện Tử cho rằng việc kỷ luật ông Chu Hảo, một đảng viên đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa", là việc làm "nghiêm túc và hết sức cần thiết". Cũng hôm qua, trang Báo điện tử VTV News, trích lời tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, cho rằng không ai có thể đồng tình với việc làm của một số trí thức "lấy danh nghĩa đóng góp xây dựng đất nước để truyền bá những nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước".

Hôm nay, tờ Hà Nội Mới đăng lại một bài báo tờ Quân đội Nhân Dân đăng trên mạng ngày 26/10. Tác giả bài báo này cho rằng lẽ ra ông Chu Hảo phải bị kỷ luật từ lâu, vì vi phạm của ông "diễn ra trong thời gian dài" và mặc dù đã được nhiều lần "chân thành" góp ý, nhắc nhở, nhưng ông vẫn không "khắc phục khuyết điểm".

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Bin, nguyên thứ trưởng bộ Ngoại Giao, cựu đại sứ Việt Nam tại Pháp, hôm nay đăng trên trang Facebook cá nhân một bài viết bênh vực giáo sư Chu Hảo. Ông Nguyễn Đình Bin yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng rút lại quyết định về việc thi hành kỷ luật giáo sư Chu Hảo, vì ông cho rằng, thay vì góp phần nâng cao uy tín của Đảng, quyết định này "sẽ có tác động ngược lại, không chỉ về đối nội mà cả về đối ngoại nữa".

Sau vụ giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, ngày càng có nhiều trí thức, trong đó có bản thân ông Chu Hảo, tuyên bố từ bỏ đảng. Đáng chú ý nhất là tuyên bố bỏ Đảng của nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc.

Thanh Phương 

Published in Việt Nam

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 30/10/2018

Published in Diễn đàn