Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một số người dân mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) hỏi ý kiến thể hiện sự bất bình trước việc cơ quan công an xông vào rạp đang chiếu phim Mai có gắn nhãn 18+ để kiểm tra giấy tờ tùy thân của khán giả.

mai1

Công an và lực lượng chức năng vào rạp hát kiểm tra giấy tờ tùy thân của khán giả ngày 26/2 - 24h.com.vn

Truyền thông nhà nước đưa tin vào khoảng 19 giờ ngày 26/2, tại rạp Cinestar Quốc Thanh ở phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng chức năng vào kiểm tra theo công văn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, với nội dung là tăng cường kiểm tra, giám sát bộ phim của đạo diễn Trấn Thành được dán nhãn T18 (chỉ cho khán giả đủ 18 tuổi trở lên được phép xem).

Cơ quan chức năng yêu cầu ngưng chiếu phim và bật đèn sáng để kiểm tra độ tuổi của khán giả dựa vào giấy tờ tuỳ thân. Tuy rạp Cinestar Quốc Thanh không trả lời cuộc điện thoại của phóng viên nhưng đại diện của Cinestar, được dẫn lời bởi báo mạng Dân Trí thì "Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất, nhưng không phát hiện khán giả xem phim nào chưa đủ độ tuổi quy định tại buổi chiếu".

Một luật gia ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, bình luận về sự việc đang gây xôn xao dư luận này :

"Luật Điện ảnh 2022 và các quy định hướng dẫn thi hành luật này bao gồm cả nghị định và thông tư, chỉ có quy định về phân loại phim, tiêu chí phân loại phim, hiển thị phân loại phim, cảnh báo trong phim, quy định về kiểm tra, xử phạt hành chính đối với việc người xem không đúng lứa tuổi đã phân loại tại các rạp còn chưa rõ ràng về thẩm quyền và thiếu tính thực tiễn".

Điều 19 của Luật Điện ảnh 2022 quy định về việc phổ biến phim trong rạp chiếu phim, theo đó các cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong rạp chiếu phim phải bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim.

Điều 47 của luật này cũng nói Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ "Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động điện ảnh theo thẩm quyền".

Theo vị luật gia trên, việc kiểm tra của cơ quan chức năng ở rạp Cinestar Quốc Thanh vừa qua không dựa trên cơ sở pháp luật theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền- công chức chỉ được làm những việc pháp luật quy định, trao quyền, trao nghĩa vụ.

Ông cho rằng cơ quan chức năng của phường Nguyễn Duy Trinh đã hoàn toàn sai vì "thay vì kiểm tra quy trình hoạt động của rạp, thì lại đi kiểm tra căn cước người xem".

"Để kiểm tra giấy tờ tùy thân của người xem, thì phải có dấu hiệu về ‘lỗi’ của khán giả. Nhưng trong trường hợp này thì khán giả có lỗi gì ? Không lẽ việc người ta xem phim lại là lỗi !"

Mai là bộ phim đơn thuần về câu chuyện gia đình và xã hội có một số cảnh "nóng", đang làm mưa làm gió trong các rạp chiếu phim, với doanh thu khoảng gần 500 tỷ đồng chỉ từ ngày 10/2 đến nay so với hơn 5 tỷ đồng doanh thu bộ phim "Đào, phở và piano" do Nhà nước đặt hàng sản xuất.

Ông Đinh Thuần Ngô, một người từng hành nghề luật sư nhiều năm ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi định cư tại Hoa Kỳ, bình luận với RFA trong ngày 28/2 :

"Có nhiều cách tiếp cận, thí dụ bạn trao quyền cho rạp, cấm người xem dưới 18 thì bạn phải tin người ta làm đúng, bởi vì khi người ta làm sai thì phạt người ta. Còn làm sao để phát hiện việc làm sai thì bạn có nhiều cách, thí dụ khi người ta mua vé thì bạn kiểm tra ngay từ đó".

Theo ông, cơ quan chức năng có thể thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy định về độ tuổi của khán giả một cách tế nhị hơn từ trước khi khán giả mua vé vào rạp. Ông nói :

"Về mặt luật, cơ quan công quyền có nhiều cách làm văn minh so với chuẩn mực thế giới hơn là làm theo cách rất là rừng rú ở thế kỷ 21 này.

Nhảy vô như vậy là hành xử không văn hóa vì họ mang danh một người văn hóa mà không có một hoạt động một cách văn hóa trong một môi trường văn hoá".

Ông cho rằng hành xử của các lực lượng chức năng trong vụ việc trên biểu hiện"xã hội Việt Nam không dựa trên một niềm tin".

Theo Nghị định 38 năm 2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hành vi "phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim" có thể bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi trên.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2021. Vụ kiểm tra trên có thể xem là lần đầu tiên các cơ quan chức năng vào cuộc làm việc gây xôn xao dư luận.

Trong một status của mình trên Facebook, ông Nguyễn Dân ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ trích sự thô bạo của cơ quan chức năng. Ông viết :

"Phải xem việc công an giữa buổi chiếu phim xông vào rạp kiểm tra có khán giả nào dưới 18 không là một việc tày đình.

Một đất nước (tự xưng) tự do dân chủ không thể có việc công an ngang nhiên hành xử thô bạo như vậy".

Theo ông, quan hệ giữa khán giả và rạp chiếu phim trên lý thuyết là một giao dịch dân sự đặc biệt, vì có liên quan đến cảm xúc nhưng lại không thành vì công an và cơ quan ban ngành cản trở.

Ông cho rằng ở các nước văn minh, khán giả hoàn toàn có thể kiện rạp đòi bồi thường tiền vé và tổn thất tinh thần. Còn rạp có thể kiện ngược lại công an hoặc sẽ có các định chế "trị" sự lộng quyền của các cơ quan này.

Nhạc sỹ Tuấn Khanh nói rằng trong một khung cảnh thưởng thức văn hóa, không có gì khó chịu bằng việc nhân viên công lực đột nhiên xuất hiện và khám xét.

"Đây là việc tính toán thuận lợi cho phía cơ quan nhà nước, nhưng không nghĩ đến tâm lý khán giả, và cú sốc đời sống văn hóa nói chung.

Thuốc lá ở Việt Nam cũng quy định tuổi để bán, nhưng chưa bao giờ thấy một cuộc kiểm tra nào tương tự ở nơi bán thuốc lá lẻ hay trong các quán bar, vũ trường... sự gắt gao riêng biệt này, quả là cần suy nghĩ về mục đích lẫn hành động".

Theo ông, bóng dáng của lực lượng công quyền "tùy tiện xen vào đời sống bình thường đối với người dân miền Nam vẫn là một ký ức nặng nề, có từ thời ngăn sông cấm chợ. Tưởng như mọi thứ đã đi qua, nhưng sau vài thập niên nó vẫn hiển hiện y như vậy".

Tuy nhiên, cũng có ý kiến ủng hộ việc làm của cơ quan chức năng. Fanpage Thường Dân có hơn 60 ngàn người theo dõi, thường đăng tải các ý kiến và thông tin ủng hộ Chính phủ Việt Nam có bài viết ngắn về vụ việc cho rằng, không phải ngẫu nhiên "các nước trên thế giới đều quy định độ tuổi được tiếp cận với thể loại phim truyện trên truyền hình hay chiếu ở rạp".

Tác giả đặt câu hỏi :

"Đối với một bộ phim chứa đựng nhiều hình ảnh bạo lực, lời nói thô tục, cảnh quay nóng bỏng đã được dán nhãn 18+, thì có nghĩa là chỉ người từ 18 tuổi trở lên mới được tiếp cận.

Việc một đoàn liên ngành trong đó có cán bộ công an kiểm tra các rạp chiếu phim khi có thông tin trẻ em (người chưa đủ 18 tuổi) vào xem phim thì có gì là ‘ngăn cản hoạt động giải trí văn hóa của người dân’ ???".

Bài viết cũng đề nghị "cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm những rạp chiếu nào vì lợi ích cá nhân bất chấp quy định pháp luật về độ tuổi để bán vé xem phim không đúng đối tượng. Cần làm nghiêm để bảo vệ tương lai trẻ em và của chính đất nước".

Phóng viên gửi email cho Cục Điện ảnh với đề nghị bình luận về việc kiểm tra đột xuất của lực lượng chức năng đối với Cinestar Quốc Thanh nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Theo báo mạng Dân Trí, ở một số cụm rạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, khâu soát vé khá lỏng lẻo và để nhiều khán giả dưới 18 tuổi mua vé xem phim Mai dù tác phẩm này dán nhãn T18.

Nguồn : RFA, 28/02/2024

Published in Việt Nam

Sức ép công luận buộc CA Phú Quốc xin lỗi người mua bán dâm (VOA, 01/02/2018)

Một lãnh đo công an tnh Kiên Giang nói hôm 1/2 ông ch đo tiến hành xác minh vic công an đo Phú Quốc bêu xu người mua bán dâm ngoài đường ph. Theo Phó Giám đc Công an tnh, Đi tá Lưu Thành Tín, sau 10 ngày xác minh, công an th trn Dương Đông trên đo s "xin li người b bêu xu" và "phi chu x lý theo mc đ vi phm".

congan1

Công an Phú Quốc "bêu riếu" 4 người dính líu ti mi dâm, gây bt bình trong công chúng, 29/1/2018

Vụ vic gây chn đng dư luận xy ra ngày 29/1, theo báo chí Vit Nam. Tin cho hay mt cán b ca công an th trn Dương Đông đã dùng loa phóng thanh trên mt đường ph, đc thông tin v các "ti li" ca 4 người, gm 3 ph n và 1 người đàn ông, được cho là có hành vi môi gii, mua bán dâm.

Hành vi "bêu tên" của công an đa phương được ghi li trong mt đon video dài 4 phút và tung lên mng. Video lan truyn nhanh chóng vi nhiu người bày t phn n trên mng xã hi rng đng thái này là "không cn thiết", và "phn cm".

Báo Thanh Niên tường thut rng mt cán b công an đã nêu danh tính, hoàn cnh tng người, song không dng đó, cán b công an này còn "dõng dc mô t chi tiết nhng hành vi mua bán dâm" trước đông đo người hiếu kỳ, trong đó có c nhng du khách.

Một đi din của công an th trn Dương Đông hôm 30/1 bin bch vi báo chí rng "bui công b quyết đnh x pht" nhng người mua bán dâm nhm mc đích "tuyên truyn, giáo dc, răn đe".

Tuy nhiên, trên báo chí chính thống ln trên mng, nhiu người coi đó là cách làm "hoàn toàn không thể chp nhn được". Mt người dân đa phương trc tiếp chng kiến song không mun nêu tên nói mt cách bc xúc vi báo Thanh Niên rng vic công an "bêu riếu" nhng người đó gia chn đông người, chng khác gì "trit đường h hoàn lương trở v", bên cnh đó là nhng tác đng không đo đếm được ti "người thân, con cái h".

Không lâu sau khi vụ vic bt đu gây xôn xao trên mng xã hi, lut sư Trn Vũ Hi có nhiu nh hưởng vi công chúng viết trên Facebook cá nhân hôm 30/1 rng cách hành x ca công an Dương Đông là vic "làm nhc có t chc" cũng như th hin s "man r", nhiu kh năng nh hưởng đến thu hút khách đến Phú Quc.

Cùng ngày, một lut sư ni tiếng khác, ông Lê Luân, viết trên Facebook rng hành vi ca công an là "lm quyn" và "trái pháp luật nghiêm trng". Theo ông, nhng người nhân danh công v song đã vượt quá gii hn cho phép "cn được trng tr nghiêm minh và x pht tht nng".

Ý kiến này được nhiu người ng h, lut sư Hi thm chí gi ý rng người ch huy, ch đo "vụ làm nhục" này cn phi b "cách chc, lt lon, loi ngũ". Ông Hi viết có làm như vy mi răn đe được nhng ai có suy nghĩ "lut là tao", mt thut ng không chính thc hàm ý nói đến nhng người thi hành công v t coi mình chính là pháp lut, mun làm gì thì làm.

Phát biểu vi báo chí hôm 1/2, Đi tá Tín, Phó Giám đc Công an Kiên Giang, nhn xét rng công an Dương Đông đã "nóng vi, dn đến sai sót" khi tiến hành công tác phòng chng ti phm, nâng cao ý thc chp hành pháp lut ca nhân dân.

Cũng tại cuc gp vi báo chí, đi tá kiêm phát ngôn viên ca công an Kiên Giang Phm Trung Thành nói công an tnh đã yêu cu công an huyn Phú Quc tìm 2 người mua bán dâm đã b "bêu tên" đ xin li.

Đại tá Thành cho hay my ngày nay công an địa phương "đã n lc đi tìm" đ xin li nhưng "chưa gp được". Người phát ngôn này cho biết thêm ngoài vic đó ra, công an huyn cũng phi kim tra li quy trình "công khai hóa" các hành vi vi phm pháp lut, cũng như phi rút kinh nghim "trong toàn lc lượng" đ tránh lp li sai sót.

Luật sư Hà Huy Sơn nói vi VOA v điu công an cn làm khi xin li :

"Việc xin li nhng người đó mà li phi có mt h trước đám đông, hoc trước báo chí đúng là mt ln na xúc phm đến người ta. Theo tôi, nên xin li đơn phương ca phía công an công khai trên báo chí thôi và cũng không cn thiết có mt người b hi".

Luật sư Sơn nói thêm nhng người đã b "bêu riếu" trong v này có th tiến hành mt v kin hành chính v vic làm không đúng lut ca công an. Nhưng ông d đoán những người b hi s không làm to chuyn vì "không có li" cho họ.

**********************

Công an tỉnh Kiên Giang tìm các cô gái bán dâm để xin lỗi (CaliToday, 01/02/2018)

Vài ngày sau khi bêu tên 3 cô gái bán dâm và một khách làng chơi trên đường phố tại thị trấn Dương Đông (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), công an tỉnh Kiên Giang cho biết họ đang nổ lực tìm kiếm những người bị bêu tên để xin lỗi.

congan2

Các cô gái bị bêu riếu trở thành đối tượng để công an hạ nhục. Ảnh : Thanh Niên

Trước những phản ứng của dư luận về hành vi lạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của công an thị trấn Dương Đông, sáng ngày 1/2/2018, công an tỉnh Kiên Giang đã tổ chức họp báo để cung cấp tin tức về việc xảy ra liên quan đến việc bêu tên những người có hành vi mua bán dâm.

Tại buổi họp báo, ông Lưu Thành Tín, Đại tá cộng sản Việt Nam, phó Giám đốc công an tỉnh Kiên Giang cho hay, không chỉ dư luận bất bình, mà ngay đến cả lãnh đạo Bộ công an, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tỉnh ủy, công an tỉnh Kiên Giang cũng hết sức quan tâm đến việc làm lạm quyền của công an thị trấn Dương Đông.

Theo ông Tín, việc công khai các hành vi vi phạm luật pháp là điều cần thiết để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, không phải loại tội phạm, tệ nạn nào cũng phải công khai và công khai ở nơi nào là điều cần phải hết sức thận trọng. Theo ý kiến ông Tín, việc làm của công an thị trấn Dương Đông là "sai sót về nghiệp vụ" nên sẽ bị kiểm tra quy trình và xử lý theo đúng pháp luật và ngành công an.

Tại buổi họp báo, người đại diện công an tỉnh Kiên Giang, đại tá Phạm Trung Thành-Trưởng phòng Tham mưu Tổng hợp, kiêm phát ngôn nhân công an tỉnh cho biết, trước hết thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra quy trình công khai mà công an thị trấn Dương Đông đã dùng để bêu riếu tên 3 cô gái bán dâm và 1 khách làng chơi trên đường và phải có bản phúc trình trong vòng 1 tuần. Tiếp đến là tổ chức tìm người mua dâm và bán dâm để xin lỗi. Bước cuối cùng là rút kinh nghiệm.

"Mấy ngày nay anh em đã nỗ lực đi tìm những người bị bêu tên trên vỉa hè để xin lỗi nhưng chưa được gặp"- đại tá Thành cho biết.

Song, với dư luận, việc nhục mạ, đem người dân ra đấu tố, bêu riếu như thời trung cổ xong rồi đi xin lỗi là không thể chấp nhận được, cho dù đó là người có công việc thấp hèn. Công an thị trấn Dương Đông đã xúc phạm nhân phẩm thì cũng phải bị xử lý theo đúng pháp luật.

Trước đó, vào ngày 29/1, công an thị trấn Dương Đông đã bắt 4 người, 3 nữ 1 nam đã bị xử phạt hành chính vì tội mua bán dâm đứng trước vỉa hè rồi dùng loa phóng thanh, đọc to quá trình thực hiện hành vi mua bán dâm cùng quyết định xử phạt cho nhiều người cùng nghe. Việc tổ chức bêu riếu nhân phẩm người khác trên đường đã thu hút được đông đảo người dân. Trong số đó có rất nhiều người đã sử dụng điện thoại quay vào mặt các cô gái. Man rợ hơn, công an còn nêu rõ tên tuổi, nơi cư ngụ và hành vi vi phạm cụ thể của từng người trong quá trình diễn ra việc mua bán dâm.

Tất cả những việc làm man rợ đó đều đã được người dân ở thị trấn Dương Đông ghi hình và đăng tải lên Internet. Ngay lập tức, việc làm lạm quyền, xúc phạm nhân phẩm của công an đã gặp phải phản ứng của dư luận.

Ngày 30/1, công an thị trấn Dương Đông đã có bản phúc trình gửi lên cấp trên, trong đó khẳng định việc bêu riếu, đấu tố như thời "Cải cách ruộng đất" là "đúng quy trình". Bản phúc trình của công an thị trấn Dương Đông nêu rõ, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn thị trấn nổi lên tình trạng mua bán dâm dưới nhiều hình thức, công an thị trấn nhiều lần xử lý nhưng tình hình vẫn tái diễn. Do đó, họ đã phải sử dụng biện pháp bêu riếu tên tuổi của khách làng chơi và các cô gái bán dâm để răn đe và giáo dục.

Trong bản phúc trình của mình, công an thị trấn Dương Đông không thừa nhận việc tổ chức bêu riếu, đấu tố người vi phạm là sai trái. Ngược lại, còn khẳng định đã làm đúng quy trình, do căn cứ vào công văn của Tỉnh ủy Kiên Giang, của Giám đốc Công an tỉnh và của Huyện ủy Phú Quốc.

Người Quan Sát 

Published in Việt Nam