Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hơn chục người du khách Việt Nam bỏ trốn đã bị bắt giữ (RFA, 27/12/2018)

Hơn chục người trong tổng số 152 du khách Việt Nam bỏ trốn khi du lịch Đài Loan đã bị bắt giữ tính đến lúc này

dailoan1

Du khách nước ngoài tại Đài Bắc vào ngày 27 tháng 12 năm 2018 - AFP

Cơ quan Di trú Đài Loan vào trưa ngày 27 xác nhận thông tin vừa. Theo đó thỉ có 6 người bị bắt tại các huyện thị khác nhau, 5 người khác tự ra trình diện.

Mạng báo Taiwan News vào 5 giờ chiều ngày 27 loan tin có phụ nữ Việt trốn từ 4 nhóm du khách bỏ trốn được đưa đến trốn và làm việc tại một nhà thổ nổi tiếng tại Cao Hùng là ‘Nhà thổ Vi Cá". Cơ quan Di Trú Quốc gia Đài Loan nói sẽ tiến hành điều tra sau khi nhận được tin báo này.

Danh tánh của những người bị bắt chưa được công khai và họ đang bị điều tra vì cáo buộc vi phạm Đạo luật Chống buôn người, Luật Nhập cư và Luật Lao động Đài Loan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Andrew Lee cho biết, Bộ này đã hợp tác chặt chẽ với chính quyền Việt Nam về vụ việc du khách bỏ trốn lớn nhất trong vòng 3 năm qua khi Đài Loan thực hiện chính sách hướng nam miễn thị thực cho các đoàn du khách từ Nam Á trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan CNA ngày 26/12 dẫn báo cáo từ Cục du lịch cho hay, có khoảng 566 du khách nước ngoài bỏ trốn từ tháng 11/2015, trong đó du khách Việt Nam chiếm 72% số người bỏ trốn là 409 người.

Hôm 25/12, thông tin 152/153 người Việt Nam khi đi du lịch ở thành phố Cao Hùng, phía Nam Đài Loan vào ngày 21/12 và 23/12 đã bỏ trốn khiến dư luận xôn xao.

Chính quyền Đài Loan sau đó đã cho dừng thị thực du lịch theo đoàn từ Việt Nam vốn chỉ yêu cầu doanh nghiệp lữ hành được chỉ định có 5 du khách là có thể xin thị thực và không cần chứng minh tài chính.

Vào chiều ngày 27 tháng 12, Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ Việt Nam, có đề nghị với Bộ Văn Hóa- Thể Thao- Du Lịch Việt Nam báo cáo vụ việc hơn 152 du khách Việt Nam đăng ký di du lịch Đài Loan nhưng khi vừa đến nơi thì bỏ trốn như vừa nêu.

********************

Vụ du khách Việt ‘biến mất’ ở Đài Loan: 3 người bị bắt (VOA, 27/12/2018)

Ba trong số 152 khách du lịch Việt Nam "mất tích" cuối tuần trước đã bị bắt hôm 26/12, theo Cơ quan Di trú Quốc gia Đài Loan (NIA).

dailoan2

Các du khách Việt Nam bị bắt giữ hôm 26/12.

Theo thông cáo đăng trên trang web của cơ quan chuyên trách vấn đề xuất nhập cảnh này hôm 27/12, ngoài ba người bị giữ, chính quyền địa phương đã tìm ra 4 người, trong đó có một người không bỏ trốn và ba người khác đã tự ý rời Đài Loan, hiện các nhóm đặc nhiệm vẫn tiếp tục truy tìm 145 người.

dailoan3

Hai người Việt bị Đài Loan bắt giữ hôm 26/12.

NIA cho biết rằng ba người bị bắt đã được giao cho cơ quan công tố xử lý các sai phạm theo các luật về di trú, phòng chống buôn người và lao động trái phép.

Ngoài ra, cơ quan này cho hay đã huy động lực lượng điều tra về khả năng có sự dính líu của các nhóm tội phạm.

Cơ quan Di trú Quốc gia Đài Loan cho biết đã thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để truy tìm những người vẫn còn bỏ trốn cũng như những kẻ đồng lõa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 26/12 đăng thông cáo trên trang web, cho biết rằng "Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với các cơ quan chức năng của Đài Loan đề nghị cung cấp thông tin, làm rõ vụ việc và phối hợp giải quyết, không để ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và giao lưu của người dân".

Thông báo viết tiếp: "Các cơ quan chức năng của Đài Loan cho biết đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc; trước mắt dự kiến tạm dừng việc cấp thị thực đoàn đối với công ty lữ hành International Holidays Trading Travel do đã để xảy ra tình trạng trên. Bộ Ngoại giao cũng đã đề nghị Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan trong nước phối hợp xử lý vụ việc".

Tin cho hay, đây được coi là vụ du khách "biến mất" đồng loạt lớn nhất kể từ khi Đài Loan bắt đầu thực thi chương trình visa có tên gọi là Quan Hồng năm 2015.

Theo tìm hiểu của phóng viên VOA tiếng Việt, đây là dự án thị thực điện tử miễn phí không cần phải chứng minh tài chính và việc làm nhằm thúc đẩy các du khách tới Đài Loan theo nhóm từ các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Miến Điện. Tuy nhiên, các nhóm du khách chỉ có thể xin visa thông qua các công ty lữ hành đã được Đài Loan cho phép.

dailoan4

Khách du lịch ở Đài Loan.

Theo NIA, Bộ Nội vụ Đài Loan sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên trách về du lịch và Bộ Ngoại giao để xem xét toàn diện nhằm đảm bảo tính hiệu quả của chương trình Quan Hồng.

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Đài Loan, chưa hồi đáp trước một đề nghị phỏng vấn của VOA tiếng Việt.

Chuyện du khách Việt "mất tích" trở thành thông tin được nhiều người đọc nhất trên hầu hết các trang báo của Đài Loan cũng như Việt Nam trong những ngày qua.

Vụ việc đã gây ra tranh luận trên mạng xã hội cũng như phần bình luận của nhiều cơ quan báo chí tiếng Việt.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, "Đài Loan và Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam trong năm 2017".

Thống kê của Bộ này cho biết rằng tính đến hết năm ngoái, "số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan hơn 206.000 người, trong đó lao động làm việc trong ngành sản xuất công nghiệp chiếm trên 87% và dịch vụ xã hội chiếm 13%".

Viễn Đông

****************

Đài Loan tìm kiếm 152 du khách Việt Nam "mất tích" (RFI, 26/12/2018)

Báo chí Đài Bắc hôm nay 26/12/2018 cho biết chính quyền hòn đảo đang tìm kiếm 152 người Việt đến Đài Loan bằng visa du lịch, và có thể đã ở lại để làm việc một cách bất hợp pháp.

dailoan5

Thành phố Cao Hùng (Kaohsiung) nhìn từ biển vào.wikipedia

Theo Cơ quan Nhập cư Đài Loan, tổng cộng có 153 người quốc tịch Việt Nam đã đến thành phố Cao Hùng hồi cuối tuần, nhưng chỉ tìm thấy có một người. Thông cáo của cơ quan này cho biết đã "thành lập một lực lượng đặc nhiệm và làm việc với cảnh sát, để điều tra về nhóm du khách mất tích và nhóm nào đứng sau họ".

Báo chí Đài Bắc cho rằng những người Việt này có thể đến Đài Loan để lao động bất hợp pháp. Họ có nguy cơ bị trục xuất và bị cấm nhập cảnh từ ba đến năm năm.

Bộ Ngoại Giao Đài Loan thông báo visa của những khách du lịch người Việt mất tích đã bị hủy, và Văn phòng đại diện Đài Loan tại Việt Nam đã ngưng cấp visa cho 182 người Việt khác, dù đã được cơ quan du lịch chấp thuận. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với AFP là đã yêu cầu chính quyền Đài Loan làm rõ vụ này, và phối hợp giữa đôi bên để chương trình trao đổi về du lịch không bị ảnh hưởng.

Cách đây ba năm, Đài Loan đã đưa ra chính sách miễn thị thực nhằm thu hút du khách 16 nước Nam Á và Đông Nam Á (trong đó có Úc và New Zealand). Theo Tổng cục Du lịch Đài Loan, trước đó khoảng 150 du khách cũng đã "mất tích" tương tự, nhưng không rõ sau đó có bao nhiêu người được tìm thấy.

Chương trình miễn thị thực trên của Đài Bắc nằm trong "Chính sách Hướng Nam" để đẩy mạnh ngành du lịch, trong bối cảnh khách từ Hoa lục giảm mạnh do Bắc Kinh muốn gây áp lực lên kinh tế Đài Loan.

Thụy My

*******************

Đài Loan bắt 11 người trong nhóm 152 du khách Việt Nam bỏ trốn (Người Việt, 27/12/2018)

Hôm 27 tháng Mười Hai, giới chức Cơ Quan Di Trú Đài Loan cho biết đang bắt giữ 11 người trong nhóm 152 du khách Việt Nam bỏ trốn sau khi đến đảo quốc này vào cuối tuần trước.

dailoan6

Sáu trong số 152 du khách Việt Nam bỏ trốn bị bắt.(Hình : Cơ quan di trú Đài Loan)

Ngoài 6 người bị bắt tại các huyện thị khác nhau trên toàn Đài Loan, 5 người khác hôm 27/12 đã tự ra trình diện tại quận Trung Lịch, thành phố Đào Viên.

Hãng thông tấn CNA cho hay, ba du khách đầu tiên bị phát hiện ở khu vực Chương Hóa, Gia Nghĩa và Tân Trúc. Bốn người khác tự ra trình diện tại thành phố Đào Viên. Ngoài ra có hai phụ nữ hơn 50 tuổi bị bắt tại Đài Nam, Chương Hóa vào sáng ngày 27 tháng Mười Hai.

Báo mạng Zing cho biết Văn phòng công tố Đài Loan đang tạm giữ các du khách để phục vụ điều tra. Những người này bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Chống buôn người, Luật Nhập cư và Luật Lao động Đài Loan.

Ngoài ra, theo báo Taiwan News, có ba người khác trong nhóm này được xác định là đã về lại Việt Nam. Ba người này đều xuất cảnh trước ngày 25 tháng Mười Hai.

Trước đó, đội đặc nhiệm Di Trú Đài Loan đã mở cuộc tìm kiếm 152 khách du lịch Việt Nam "mất tích" sau khi đến Đài Loan này từ hôm 21 tháng Mười Hai và được chia thành bốn đoàn. Sự vụ được ghi nhận là vụ mất tích đồng loạt lớn nhất của du khách từ khi chương trình cấp visa đặc biệt–"Quan Hồng" -, được khai triển vào năm 2015 dành cho những người đến từ Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Brunei.

Giới chức Di Trú Đài Loan nhận định vụ 152 khách du lịch Việt Nam là một vụ buôn người.

dailoan7

Đài CCTV ghi lại cảnh nhóm du khách Việt bỏ trốn ngay sau khi check-in khách sạn tại Cao Hùng. (Hình chụp qua màn hình)

Theo tờ Apple Daily của Hồng Kông hôm 26 tháng Mười Hai, Việt Nam là nước đứng đầu về số người bỏ trốn tại Đài Loan. Tờ báo dẫn lời giới chức địa phương nói phụ nữ người Việt Nam cư ngụ bất hợp pháp tại Đài Loan thường bị ép buộc làm gái mại dâm trong khi đàn ông làm công nhân xây dựng hoặc khai thác gỗ lậu.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, "đại biểu quốc hội Việt Nam ", được báo Phụ Nữ Việt Nam dẫn lời : "Vụ 152 khách du lịch Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan là đáng buồn vì đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Và, cũng có thể nói 152 du khách này đã làm nhục quốc thể".

Tờ báo cũng cho biết thêm hồi tháng Tư, 2017, công an tỉnh Phú Thọ đã triệt phá một đường dây chuyên đưa người Việt xuất cảnh trái phép sang Đài Loan. Đường dây do một người đàn ông ở tỉnh Phú Thọ cầm đầu được ghi nhận đã đưa trót lọt 88 người ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nam… sang Đài Loan với visa du lịch rồi bỏ trốn. Mỗi người đi xuất cảnh dạng này phải trả phí cho người ở Đài Loan 5.000 Mỹ kim, chưa kể chi phí cho người trong đường dây ở Việt Nam.

Theo truyền thông Đài Loan, sau vụ 152 khách du lịch Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, Bộ Nội Vụ, Cục Du Lịch và Bộ Ngoại Giao Đài Loan sẽ tiến hành đánh giá toàn diện về chương trình "Quan Hồng" và siết chặt các biện pháp quản lý visa du lịch. (T.K.)

********************

152 khách Việt 'mất tích' : Bắt ba du khách, Đài Loan thắt chặt visa (BBC, 27/12/2018)

Cơ quan Di trú Quốc gia Đài Loan (NIA) đã bắt giữ ba trong 152 du khách Việt 'mất tích' vào cuối tuần trước.

dailoan8

Nhóm người Việt nghi ngờ thuộc nhóm 152 du khách Việt mất tích

Có tổng cộng bảy người đã được phía Đài Loan tìm ra.

Sáng 27/12, NIA cho biết kể từ khi tiến hành cuộc tìm kiếm, một du khách đã liên lạc được và "thực tế đã không rời nhóm", trong khi đó ba du khách khác đã tự trở về Việt Nam.

Đến tối 26/12, đội đặc nhiệm của NIA sau đó phát hiện và đã bắt giữ ba du khách Việt khác ở các huyện Gia Nghĩa, Chương Hóa và Tân Trúc.

Hiện ba du khách Việt này đang bị điều tra bởi văn phòng công tố thành phố Cao Hùng về các cáo buộc vi phạm Luật Chống buôn người, Luật Di trú và Luật Tuyển dụng việc làm, NIA cho biết.

Hiện vẫn còn 145 du khách Việt Nam khác đang bị truy tìm.

NIA cho biết đã thông báo và đang kết hợp chặt chẽ với Cơ quan Di trú Việt Nam để giải quyết tình trạng vi phạm bất hợp pháp này ở hai quốc gia.

Cơ quan Di trú Việt Nam thì cho biết đang theo sát tình hình và đã tiến hành một cuộc điều tra riêng.

dailoan9

Một người Việt nghi ngờ ở trong nhóm du khách 152 người bị bắt giữ

Đài Loan xem xét lại visa Quan Hồng

Trong khi đó, Đài Loan cũng đang xem xét lại visa Quan Hồng sau vụ việc du khách Việt biến mất - vốn là vụ mất tích lớn nhất trong những năm gần đây ở hòn đảo này, theo Cục Du lịch.

Ông Chu Vĩnh Huy, lãnh đạo Cục Du lịch cho biết rằng cơ quan này sẽ thắt chặt quy trình xem xét thị thực.

Và Cục Du lịch Đài Loan cũng sẽ kết hợp với NIA và Bộ Ngoại giao Đài Loan để kiểm tra ngẫu nhiên các hồ sơ đăng ký thị thực.

"Vụ việc xảy ra tuần trước là một trường hợp cá biệt. Vẫn có những nhóm tour chất lượng và chúng ta không nên nhìn nhận chương trình này một cách tiêu cực", Cục Du lịch cho biết.

"NIA vẫn đang điều tra vụ việc này và chúng tôi sẽ đề ra những biện pháp phù hợp để giải quyết các trường hợp tương tự".

152 khách Việt mất tích như thế nào ?

Theo Taipei Times, Chủ tịch Hiệp hội Giải cứu và Hỗ trợ khách quốc tế du lịch Đài Loan, ông Hứa Cao Khánh cho biết :

Nhóm khách Việt đầu tiên gồm 23 người đến Cao Hùng hôm 21/12 cho chuyến tour 5 ngày. Bốn nhóm khác gồm 130 người đến Đài Loan hôm 23/12 cho chuyến tour 4 ngày.

Cả 153 khách này đều ở hai khách sạn Star International ở quận Tam Dân và khách sạn Đế Hào ở quận Diêm Trình, theo báo Zing.

Có thông tin cho thấy những kẻ buôn người đã đưa xe đến đón các du khách này tại khách sạn, ông Hứa nói.

Trưởng đoàn dẫn nhóm đầu tiên đã báo cảnh sát, nhưng cảnh sát khi đó cho biết họ không thể bắt giữ vì các du khách có thị thực hợp pháp.

Bảy du khách trong nhóm đầu tiên biến mất hôm 24/12, 16 người còn lại biến mất vào hôm 25/12.

Còn bốn nhóm khách gồm 130 người đến hôm 23/12, thì 128 người biến mất hôm 24/12, còn một người khác thì rời đi hôm 25/12.

Người duy nhất còn lại là trưởng đoàn tour.

Theo báo Zing, "một nhân chứng họ Trần chứng kiến sự việc tại khách sạn Star International tối 23/12, khi du khách người Đài này đến khách sạn vào lúc 21h30, anh nhìn thấy một nhóm du khách kéo hành lý và lần lượt bước lên một chiếc SUV đang chờ sẵn ven đường. Cảnh tượng y hệt diễn ra liên tục trong một tiếng, rất huyên náo".

Còn tại khách sạn Đế Hào, "một số du khách người Việt được cho là 18h nhận phòng thì 19h đã rời đi".

dailoan10

Theo số liệu của Cục Du lịch Đài Loan, từ 2015, có khoảng 414 du khách đến Đài Loan đã mất tích, trong đó có 409 người đến từ Việt Nam, còn lại là 5 người Campuchia.

Tất cả 152 du khách Việt này đều không phải chứng minh tài chính khi làm visa vì họ nộp theo diện visa Quan Hồng, công ty du lịch Việt nam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ lý lịch.

Vì vậy theo ông Hứa, sẽ không hợp lý nếu bắt công ty du lịch Đài Loan phải chịu chi phí trục xuất các du khách này.

Cục Du lịch Đài Loan cũng cho biết chỉ có một du khách là "du khách thực sự, có nghĩa thậm chí những người hướng dẫn du lịch cũng không trung thực".

Thêm chi tiết khác là tất cả các du khách này đều đã mua vé khứ hồi.

Bộ Ngoại giao Đài Loan trước đó cho biết đã hủy thị thực của 152 hành khách này và cũng sẽ hủy đơn xin thị thực của 182 du khách Việt Nam khác trong cùng chương trình đăng ký sang Đài Loan.

Cục Du lịch Đài Loan đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao ngừng cấp thị thực du lịch cho các tour du lịch cho khách Việt Nam qua công ty ETHoliday, công ty Đài Loan giúp tổ chức chuyến tour.

Theo số liệu của Cục Du lịch Đài Loan, từ 2015, có khoảng 414 du khách đến Đài Loan đã mất tích, trong đó có 409 người đến từ Việt Nam, còn lại là 5 người Campuchia.

Published in Việt Nam

Đánh bom xe buýt ở Ai Cập, 3 du khách Việt Nam tử vong (VOA, 29/12/2018)

Ba du khách Việt Nam cùng mt hướng dn viên Ai Cp chết và 9 du khách Việt Nam khác b thương trong mt v n mt qu bom t chế đt trên đường đi ca chiếc xe buýt ch h gn Kim t tháp Giza gn th đô Cairo ca Ai Cp, t Nouvel Observateur ca Pháp dn li B Ni v nước này cho biết.

aicap1

Cảnh sát Ai Cp ti hin trường v n bom

Khi bị trúng bom, chiếc xe buýt này đang ch 14 du khách Vit Nam, thông cáo ca B Ni v cho biết.

Vụ n din ra vào lúc 18g15 theo gi đa phương trên đường Maryoutiya Quân Haram ca thành ph Giza, hãng truyn thông BBC ca Anh đưa tin.

Quả bom được giấu bên trong mt bc tường đã phát n khi chiếc xe buýt này chy ngang, cũng theo BBC.

Một tài xế Ai Cp cũng b thương trong v tn công. Lc lượng an ninh đã được trin khai ti hin trường, cũng theo B Ni v Ai Cp.

Hiện chưa có nhóm nào đng ra nhận trách nhiệm v tn công.

Lúc đầu, B Ni v Ai Cp xác nhn có hai người chết, nhưng sau đó Reuters dn li văn phòng công t nhà nước cho biết có thêm mt người na cũng t vong.

Những người b thương đã được đưa đến bnh vin Al Haram gn đó, nơi Thủ tướng Mostafa Madbouly nói vi truyn hình đa phương rng người hướng dn viên đã chết vì vết thương quá nng.

"Chiếc xe buýt đã đi chch khi tuyến đường được đm bo an ninh", ông Madbouly nói vi Đài Extra News TV.

"Chúng tôi đã liên lạc vi Tòa Đi sứ Vit Nam đ truyn đt v mc đ ca v vic và điu quan trng hin nay là chăm sóc nhng người b thương", ông nói thêm.

Ai Cập là mc tiêu ca nhiu v tn công do các nhóm Hi giáo cc đoan thc hin. Các nhóm cc đoan này nhm ch yếu vào lc lượng an ninh và tín đồ dòng Chính thng giáo Coptic Ai Cp thiu s.

Lực lượng an ninh đã được tăng cường ti các đa đim du lch Ai Cp sau v tn công.

Hồi tháng 10 năm 2015, Nhà nước Hi giáo (IS) đã nhn trách nhim v đám bom làm thit mng 224 người trên một máy bay Nga ch du khách ca nước này sau khi ct cánh t Charm el-Chiekh, khu tm bin ni tiếng ca Ai Cp nm phía nam bán đo Sinai.

Vụ tn công này đã nh hưởng nng n đến ngành du lch Ai Cp, ngành kinh tế ch cht ca nước này vn đã b chao đảo vì bt n chính tr k t cuc ni dy ca qun chúng hi năm 2011 dn ti s ra đi ca cu Tng thng Hosni Mubarak.

Những tháng va qua, ngành du lch Ai Cp đã hi sinh phn nào vi 8,2 triu du khách đến thăm vào năm 2017, theo con s thng kê chính thức. Tuy nhiên con s này vn còn thua xa 14,7 triu du khách đến Ai Cp vào năm 2010.

Hồi tháng 5 năm nay, Tng thng Ai Cp Abdel Fatah al-Sisi đã nói vi ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ca Đng Cng sn Vit Nam đang thăm Ai Cập, rng ông nóng lòng mun nhìn thy du khách Vit Nam quay tr li Ai Cp, theo tường thut ca t Egypt Today.

******************

Xe chở đoàn du khách Việt Nam trúng bom ở Ai Cập (RFA, 28/12/2018)

Một xe chở đoàn 14 du khách Việt Nam bị trúng bom bên đường hôm thứ sáu 28 tháng 12 khi đang di chuyển gần Kim Tự Tháp Giza. Vụ việc khiến hai du khách người Việt tử vong, 10 du khách Việt cùng hai người Ai Cập khác bị thương. Đó là tài xế và hướng dẫn viên. Hai du khách Việt may mắn không hề hấn gì.

aicap2

Ảnh chụp hôm 21/12/2018 về khu Giza - AFP

Bộ Nội Vụ Ai Cập ra thông cáo xác nhận tin vừa nêu; theo đó chiếc xe buýt chở khách du lịch Việt Nam đang đi trong vùng Marioutiyah gần khu vực kim tự tháp thì quả bom tự chế giấu sau một bức tường phát nổ.

Vụ nổ bom gây chết du khách như vừa nêu xảy ra vào khi ngành du lịch Ai Cập đang có dấu hiệu hồi phục sau nhiều năm suy giảm do tác động của bất ổn chính trị và bạo lực kể từ đợt nổi dậy năm 2011 lật đổ ông Hosni Mubarak, tổng thống từ Ai Cập từ năm 1981.

Vụ nổ bom vào lúc 6:15 chiều ngày 28 tháng 12 vừa nêu chắc chắn sẽ buộc chính phủ Ai Cập xiết chặt biện pháp an ninh quanh các nhà thờ và cơ sở liên hệ trước Lễ Giáng Sinh của người theo Chính Thống Giáo Coptic sẽ được mừng vào tháng tới.

Ai Cập từng phải đối phó với những tay súng Hồi Giáo suốt nhiều năm qua tại Bán đảo Sinai. Hoạt động nổi dậy của những tay súng Hồi Giáo thường lan vào lãnh thổ chính Ai Cập nhắm đến cộng đồng Thiên Cháu Giáo thiểu số hoặc du khách nước ngoài.

Vụ nổ bom vào ngày 28 tháng 12 là vụ tấn công nhắm vào du khách ngoại quốc đầu tiên trong gần hai năm qua.

Thống kê cho thấy những vụ các tay súng tấn công nhắm vào tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Ai Cập trong vòng hai năm qua giết chết hơn một trăm người. Những vụ tấn công thường nhắm vào các nhà thờ hay xe buýt chở khách hành hương đến những tu viện nằm trong sa mạc.

*****************

Xe chở du khách Việt Nam bị đánh bom ở Ai Cập, 4 người chết (Zing, 29/12/2018)

Truyền thông Ai Cập cho biết 3 du khách Việt Nam và 1 hướng dẫn viên đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe chở khách gần kim tự tháp Giza, Ai Cập.

aicap3

Xe chở du khách Việt Nam biến dạng sau vụ đánh bom tại Ai Cập Chiếc xe chở đoàn du khách Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn phần hông, cửa kính vỡ vụn do sức ép từ vụ nổ bom. Vụ tấn công khiến ít nhất 3 công dân Việt Nam thiệt mạng.

Vụ đánh bom xảy ra lúc 18h15 (giờ địa phương) ngày 28/12 trên phố El Maryoutiya thuộc quận Haram, tỉnh Giza, cách kim tự tháp lừng danh Giza khoảng 4 km. Chiếc xe trên cũng đang chở đoàn du lịch Việt Nam tới thăm kim tự tháp Giza

Quả bom được giấu cạnh một bức tường phát nổ khi chiếc xe chở đoàn gồm ít nhất 14 du khách Việt Nam đi qua.

aicap4

Hiện trường vụ đánh bom xe chở đoàn du khách Việt Nam tại Ai Cập. Ảnh: BBC.

Nhà chức trách Ai Cập xác nhận ít nhất 3 người Việt Nam và 1 hướng dẫn viên bản địa thiệt mạng; nhiều người khác bị thương, trong đó 2 người đang trong tình trạng nguy kịch. Reuters đưa tin ít nhất 9 người Việt Nam bị thương. Những người bị thương được đưa tới điều trị tại bệnh viện Al Haram.

Reuters dẫn lời một nữ du khách 41 tuổi tên Lan Le cho biết đoàn du khách Việt Nam đang trên đường tới một buổi trình diễn âm nhạc và ánh sáng tại kim tự tháp Giza.

"Chúng tôi đang trên đường tới buổi trình diễn và rồi đột nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng bom nổ. Mọi người đều gào thét, tôi không còn nhớ gì sau đó nữa", nữ du khách trả lời sau khi đã được đưa tới bệnh viện.

Vụ nổ khiến một bên hông xe bị phá hủy nghiêm trọng, các cửa sổ đều vỡ nát.

aicap5

Xe bus bị phá hủy nghiêm trọng sau vụ đánh bom. Ảnh : Reuters.

BBC dẫn lời Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly cho biết đoàn xe bị đánh bom sau khi đi ra ngoài lộ trình dự tính mà không thông báo cho lực lượng an ninh. Trong khi đó, theo Reuters, người lái xe khẳng định đoàn xe không đi ra ngoài lộ trình.

"Chúng tôi đang làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập để xử lý tác động của vụ việc. Điều quan trọng nhất hiện giờ là chăm sóc người bị thương", Thủ tướng Madbouly phát biểu vài giờ sau khi vụ tấn công xảy ra.

Hiện chưa có lực lượng nào đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công. Trong quá khứ, các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan từng tấn công vào các đoàn du lịch.

Vụ đánh bom hôm 28/12 là vụ tấn công đầu tiên nhắm vào du khách tại Ai Cập sau vụ đâm dao tại Hurghada khiến 2 người thiệt mạng tháng 7/2017. Trước đó, 3 du khách châu Âu cũng bị sát hại khi đang trú chân tại một khách sận 4 sao cũng ở Hurghada hồi đầu năm 2016.

Nhà chức trách Ai Cập đang nỗ lực khôi phục ngành du lịch sau khi doanh thu sụt giảm trầm trọng do nhiều năm bất ổn chính trị. Tuy nhiên, các vụ tấn công và bạo lực vẫn là vấn nạn nhức nhối cản trở sự hồi sinh của ngành du lịch tại Ai Cập.

Các lực lượng vũ trang Ai Cập đang tiến hành nhiều chiến dịch truy quét lớn, trong đó có Chiến dịch Sinai 2018 nhằm vào các nhóm vũ trang khủng bố từ tháng 2/2018 trên bán đảo Sinai cũng như ở các vùng phía nam đất nước và ở biên giới với Libya. Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi cho biết ưu tiên hàng đầu của chính quyền Ai Cập là tiêu diệt các nhóm cực đoan có vũ trang để tái lập ổn định cho quốc gia Bắc Phi này. Tới nay, các chiến dịch quân sự đã tiêu diệt hơn 100 tay súng cực đoan.

Duy Anh

****************

Xe chở du khách Việt bị đánh bom ở Ai Cập, 4 người thiệt mạng (VnExpress, 29/12/2018)

Quả bom phát nổ trên đường ở Cairo, cách kim tự tháp nổi tiếng chưa đến 4 km, khiến ba người Việt trong một đoàn du lịch thiệt mạng.

aicap6

Chiếc xe buýt chở du khách Việt bị phá hủy trong vụ đánh bom. Ảnh : AFP.

"Chúng tôi đang trên đường đến một chương trình âm thanh và ánh sáng thì nghe thấy tiếng nổ. Rất tồi tệ, mọi người đều la hét", Lan Le, 41 tuổi, du khách có mặt trên xe, kể lại, theo Reuters.

Trong số 4 người thiệt mạng có 3 du khách Việt Nam và một hướng dẫn viên người Ai Cập. Quả bom phát nổ lúc 18h15 (23h15 Hà Nội) ngày 28/12, khi chiếc xe chở đoàn khách đi qua quận Al-Haram, cách quần thể kim tự tháp Giza chưa đến 4 km, theo Bộ Nội vụ Ai Cập. Bom được giấu sau một bức tường, cách vị trí chiếc xe 5-6 mét. 

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập cho biết trên chiếc xe gặp nạn có 18 người, trong đó có 15 công dân Việt Nam và ba người Ai Cập.

"Tôi đang trên xe buýt từ chỗ làm về nhà thì nghe thấy một tiếng nổ lớn. Chúng tôi tưởng có xe rơi từ trên cầu xuống. Sau đó, tôi nhìn thấy người dân và các tài xế taxi bỏ chạy. Họ bảo rằng một xe buýt du lịch vừa nổ", nhân chứng Ali Fekri cho biết.

aicap7

Kính cửa xe buýt vỡ sau vụ nổ. Ảnh: AFP.

Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã đến thăm các du khách bị thương trong bệnh viện Al Haram. "Xe buýt đi chệch khỏi tuyến đường được bảo đảm bởi lực lượng an ninh", Madbouly nói với kênh Extra News. Tuy nhiên, tài xế sau đó bác bỏ thông tin này, khẳng định rằng ông không đi chệch.

"Chúng tôi đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam để giảm tác động của vụ này. Điều quan trọng bây giờ là chăm sóc những người bị thương", Thủ tướng Madbouly cho biết thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ai Cập Ahmed Hafez gọi vụ tấn công là hành động khủng bố. 

"Vụ đánh bom xe chở khách du lịch là hành vi hèn hạ đáng ghê tởm", ông viết trên Twitter. "Chúng tôi xin chia buồn với thân nhân của các nạn nhân người Việt Nam và Ai Cập. Chúng ta sẽ tiếp tục với quyết tâm nhổ tận gốc rễ chủ nghĩa khủng bố". 

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị Ai Cập cấp thị thực khẩn cho thân nhân của những người bị nạn, để sớm sang Ai Cập phối hợp với các bên liên quan giải quyết quyền lợi cho các nạn nhân. Phía Ai Cập cam kết giúp đỡ và tạo điều kiện cho các du khách Việt Nam không bị thương được trở về nước an toàn.

Mỹ, Anh và Arab Saudi đã lên án vụ tấn công. "Chúng tôi sát cánh với tất cả người Ai Cập trong cuộc chiến chống khủng bố và ủng hộ chính phủ Ai Cập trong việc đưa thủ phạm ra công lý", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino nói.

Chưa có bên nào nhận trách nhiệm vụ đánh bom. Những kẻ cực đoan Hồi giáo, bao gồm các chiến binh liên kết với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đang hoạt động ở Ai Cập và từng nhắm mục tiêu vào du khách nước ngoài.

Đây là vụ đánh bom nhắm vào khách du lịch đầu tiên ở Ai Cập trong ba năm, kể từ sau vụ gài bom khiến 224 người trên máy bay chở khách du lịch Nga đi qua bán đảo Sinai thiệt mạng vào tháng 10/2015. Tháng 7/2017, một kẻ cực đoan tại khu nghỉ mát ở Hurgada dùng dao đâm chết hai du khách Đức.

aicap8

Vị trí của đại kim tự tháp Giza. Đồ họa: BBC.

Ai Cập trong nhiều năm qua đã chiến đấu với cuộc nổi loạn của phiến quân Hồi giáo ở Bắc Sinai - phong trào phát triển mạnh mẽ sau cuộc lật đổ tổng thống Mohamed Morsi năm 2013. Kể từ tháng hai, lực lượng an ninh tiến hành chiến dịch lớn tập trung vào bán đảo Sinai nhằm quét sạch chi nhánh IS tại địa phương. Quân đội Ai Cập cho biết 450 chiến binh Hồi giáo và 30 lính Ai Cập chết trong chiến dịch này.

Quần thể kim tự tháp Giza, bao gồm ba khu phức hợp kim tự tháp và tượng Đại nhân sư cách trung tâm Cairo khoảng 13 km, là điểm đến nổi tiếng thu hút du khách toàn cầu. Đại kim tự tháp Giza (kim tự tháp lớn nhất và lâu đời nhất trong quần thể) là công trình duy nhất còn tồn tại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại. 

Phương Vũ

Published in Việt Nam