Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp sĩ đường phố là anh hùng hay nạn nhân ? (BBC, 18/05/2018)

Chương trình "Thảo luận bàn tròn" của BBC Việt Nam phát sóng ngày 17/5/2018 đã đặt ra câu hỏi "Hiệp sĩ đường phố, anh hùng hay nạn nhân của xã hội ?" sau vụ việc làm hai người thiệt mạng trong tuần.

Trước đó, ngày 13/5, bảy người của đội 'săn bắt cướp' do thường dân tổ chức ở quận Tân Bình đã truy đuổi hai thanh niên trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận Ba.

hiep1

Hiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4

'Vì cái tâm muốn giúp xã hội'

Vụ việc đã khiến hai ông Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi thiệt mạng, ba người khác trong nhóm 'hiệp sĩ' khác bị thương.

Sang ngày 14/5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt được hai đối tượng gây ra vụ việc trên và ngày 16/5 đã bắt thêm được một đối tượng liên quan.

Khách mời tham gia bao gồm anh Nguyễn Trọng Nghĩa - Đội phó đội săn bắt cướp quận Tân Bình, 'hiệp sĩ' Lê Văn Tuyên, 'luật sư Lê Công Định đều từ Thành phố Hồ Chí Minh và nhà văn, blogger Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội.

Trong cuộc thảo luận với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết sự ra đi của anh Nam và anh Thôi là "sự mất mát to lớn" đối với Đội săn bắt cướp quận Tân Bình và gia đình các hiệp sĩ.

Theo ông Nghĩa, đội săn bắt cướp quận Tân Bình đã hoạt động gần 10 năm nay, chủ yếu tập trung vào địa bàn quận Tân Bình và quận Tân Phú.

Khi được hỏi, có một số ý kiến cho rằng các hiệp sĩ nên dừng lại công việc săn bắt cướp vì đây là nhiệm vụ của công an, ông Nguyễn Trọng Nghĩa trả lời :

"Đây đúng là công việc của cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện tại công an không đủ nhân lực tỏa đi tất cả các đường phố để sẵn sàng truy bắt các đối tượng. Do đó, nhóm hiệp sĩ đường phố được thành lập nhằm phối hợp và hỗ trợ lực lượng công an giảm bớt các tệ nạn xã hội".

BBC Tiếng Việt Nam cũng nói chuyện thêm với ông Lê Văn Tuyên, người trực tiếp tham gia vụ bắt cướp ngày 13/5.

Theo ông Tuyên, ông không quan tâm đến những bình luận cho rằng hiệp sĩ đường phố là công việc "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng".

Đối với ông đây là công việc vì "cái tâm muốn giúp đỡ giữ gìn trật tự xã hội" mặc dù bản thân đã bị bể xương bánh chè do ngã xe máy trong một lần truy bắt đối tượng.

Vì lý do đó, ông Tuyên không còn làm người nghề bảo vệ mà bây giờ đang sống bằng nghề làm bánh và đang tìm một việc mới.

Ông Tuyên cũng mong nhưng chưa bao giờ nghĩ tới việc được hỗ trợ tài chính hay phương tiện từ chính quyền địa phương.

Ông tin rằng cần thông cảm cho chính quyền và nhân viên chính quyền ở một số quận huyện rất nhiệt tình khi có thông báo (bắt cướp) đã "bỏ ngay công việc ra hỗ trợ".

"Có các anh công an rất nhiệt tình".

Ông Tuyên cũng thừa nhận so với công an thì các nhóm 'hiệp sĩ' chỉ là người dân, còn công an là người trong ngành.

Theo ông, chưa chắc các hiệp sĩ đã muốn chính quyền hỗ trợ vì mỗi nhóm có một cách nghĩ khác nhau về chuyện này.

Ông chia sẻ thêm rằng trong quá trình truy bắt đối tượng nếu các hiệp sĩ đâm vào người khác và gây thương tích thì họ phải tự chịu trách nhiệm.

Có trường hợp phải dừng xe và đưa họ vào bệnh viện và giải thích đàng hoàng.

Bàn về vụ việc này, luật sư Lê Công Định cho biết :

"Giữa một xã hội vô cảm, tinh thần của các hiệp sĩ là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, điều này cho thấy xã hội của chúng ta ngày càng loạn lạc và chính quyền ngày càng bất lực trong việc xử lý và duy trì trật tự công cộng".

Theo luật sư Lê Công Định, "Xét về phương diện pháp lý, hiệp sĩ cũng chỉ là những công dân bình thường, không có quyền sử dụng vũ lực để tấn công bất kì ai, kể cả trong trường hợp phải khống chế tội phạm.

Đây là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng theo pháp luật quy định. Do đó, sự hiện hữu và hành động của các tổ chức hiệp sĩ là trái với luật pháp".

"Nếu các hiệp sĩ gây thiệt hại về tài sản và con người kể cả đối với các đối tượng đang vi phạm pháp luật, thì đó cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ có những người đang thi hành công vụ như công an mới được phép sử dụng vũ lực một cách hạn chế để khống chế các hành vi phạm tội.

Còn người dân thường như các hiệp sĩ đường phố thì hoàn toàn không có thẩm quyền để làm những điều tương tự. Do đó, nếu họ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm pháp luật cho hành vi của mình", luật sư Lê Công Định nhấn mạnh.

Bình luận về việc ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nói cần phải trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ, luật sư Lê Công Định cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe điều này.

"Khi nói như vậy ông Nguyễn Thiện Nhân đã mặc nhiên thừa nhận rằng cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn bất lực và xã hội Việt Nam loạn lạc đến mức khuyến khích người dân phải tự vệ và tự bảo vệ nhau để chống lại các hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tự đi tìm công lý cho chính mình",

Mặc dù rất cảm kích trước hành động hiệp nghĩa của các hiệp sĩ, Luật sư Lê Công Định khuyên các hiệp sĩ không nên tiếp tục công việc nguy hiểm này vì việc duy trì và bảo vệ trật tự công cộng thuộc trách nhiệm của cơ quan công an.

Đồng tình với quan điểm của luật sư Lê Công Định, nhà văn Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội cho biết đây là công việc rủi ro và không được hỗ trợ về mặt pháp lý.

Khi được BBC hỏi, vậy thì người dân không nên can thiệp khi thấy sự bất bình nữa hay sao thì ông Châu cho rằng :

"Không phải vậy. Người dân quan tâm có thể đuổi kẻ trộm, vây bắt cướp khi thấy sự việc xảy ra là tốt, nhưng còn việc chủ động hàng đêm đi săn bắt cướp là việc của công an".

Theo ông Châu, hiện có khoảng 100 hiệp sĩ hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Con số này là rất nhỏ so với lực lượng công an được đào tạọ chính quy, có chuyên môn và trách nhiệm của họ là bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

hiep2

Cảnh sát Việt Nam và phương tiện xe máy trong dịp bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng cuối 2017 - hình chỉ có tính minh họa

"Nếu công an nói họ thiếu người thì đó chỉ là sự nguỵ biện", ông Châu nói.

Ông Đoàn Bảo Châu cũng tin rằng có nhiều chiến sĩ công an trẻ tuổi khao khát được xã hội công nhận cần được giao nhiệm vụ săn bắt cướp.

Đó cũng là cơ hội để họ thể hiện và thăng tiến từ vị trí thấp khi mới vào ngành công an.

Tuy thế, theo báo Việt Nam, quan chức ngành công an Thành phố Hồ Chí Minh nói sự việc hôm 13/05 diễn ra nhanh quá, chỉ có 13 giây, nên công an không kịp can thiệp.

'Vừa là nạn nhân vừa là anh hùng'

Khi được hỏi các hiệp sĩ đường phố là nạn nhân hay là anh hùng của xã hội, nhà văn Đoàn Bảo Châu cho biết họ vừa là nạn nhân và vừa anh hùng của xã hội.

"Các hiệp sĩ là nạn nhân vì cơ quan công an, cụ thể là Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã không làm tốt chức năng của mình, khiến người dân phải ra đường bắt cướp. Tuy nhiên, các hiệp sĩ là anh hùng trong lòng người dân".

Nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng không đồng tình với việc các lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh hứa hẹn trang bị áo giáp cho các hiệp sĩ.

"Rõ ràng săn bắt cướp là nhiệm vụ của cơ quan công an nhưng tôi không hiểu tại sao các lãnh đạo lại động viên người dân đi làm công việc của chính quyền". Điều này đồng nghĩa với việc đẩy người dân ra làm 'lá chắn' sống".

Theo ông Châu biết thì thành viên các nhóm làm hiệp sĩ đều nghèo, làm các việc có thu nhập thấp và nếu có chuyện gì thì gia đình họ phải gánh chịu.

Mặc dù đánh giá cao lòng dũng cảm của các hiệp sĩ, nhà văn Đoàn Bảo Châu đề nghị nên giải tán các đội hiệp sĩ đường phố vì hậu quả đã quá rõ ràng, sau khi có hai hiệp sĩ tử vong :

"Chúng ta không nên khuyến khích sự tồn tại và công việc của các hiệp sĩ vì như vậy là trái pháp luật và rất nhiều rủi ro có thể xảy ra".

Ông cho rằng nếu để tình trạng này tiếp tục, không thể tránh khỏi chuyện có người trong các nhóm hiệp sĩ sẽ "lợi dụng sự tranh tối tranh sáng" để đánh người chẳng hạn, và sẽ chỉ tạo ra nhiều vấn đề trong tương lai.

*********************

Mỗi người Việt Nam uống hơn 40 lít bia mỗi năm (RFA, 18/05/2018)

Bình quân đầu người tại Việt Nam trong năm 2017 tiêu thụ hơn 40 lít bia, tăng gần gấp đôi lượng tiêu thụ bia hai năm trước đó.

hiep3

Một người đàn ông (trái) chở bia từ một cửa hàng đồ uống trong nội thành Hà Nội hôm 23/1/2017 - AFP

Thông tin vừa nêu được đưa ra tại Hội thảo về Phát Triển Ngành Đồ Uống Việt Nam diễn ra ở Sài Gòn vào sáng ngày 18 tháng 5.

Với mức tiêu thụ bia như hiện nay thì Việt Nam được xếp sau Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực.

Một xếp hạng được nêu lại tại hội thảo là Việt Nam đứng thứ 94/194 nước thành viên của Tổ Chứ Y Tế Thế Giới- WHO trong việc tiêu thụ cồn nguyên chất trên đầu người.

Bộ Công Thương Việt Nam đánh giá ngành đồ uống tại Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng tốt mặc dù xu hướng có giảm dần trong thập niên qua. Ngành này dự kiến đến năm 2020, sản lượng bia Việt Nam đạt khoảng 4,1 tỷ lít, năm năm sau đó lên 4,6 tỷ lít và năm 2025 là 5,5 tỷ lít.

Chủ tịch Hiệp Hội Bia-Rượu- Nước Giải Khát Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt, cho biết hiện có 2 doanh nghiệp trong ngành này đang phát triển mạnh là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhà Máy Bia Việt Nam và Tổng Công ty Cổ Phần Bia- Rượu- Nước Giải Khát Sài Gòn- Sabeco.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Máy Bia Việt Nam sở hữu hai nhãn nhiệu Heineken và Tiger tại Việt Nam.

Vào tháng 12 năm ngoái, hơn 53% cổ phần của Sabeco vào tay tỷ phú Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi.

*****************

Bộ quy tắc ứng xử cho 55 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam (RFA, 18/05/2018)

Việt Nam sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho người dùng trên mạng xã hội.

hiep4

Người dùng mạng xã hội tại Việt Nam. Ảnh minh họa - AFP

Đây là nội dung được đưa ra tại buổi tọa đàm do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ở Hà Nội vào sáng 18/5.

Theo báo cáo của tổ chức "We are Social" đưa ra tại buổi tòa đàm cho thấy, khoảng 55 triệu người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam chiếm 57% dân số cả nước, trong đó chỉ riêng người dùng mạng xã hội qua điện thoại là 50 triệu người. Phần lớn người Việt Nam sử dụng mạng xã hội như Facebook (61%) và Youtube (59%).

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn cho rằng, mạng xã hội ngày càng có tác động rất lớn đến đời sống của người dân Việt Nam. Do đó, ông yêu cầu cần có bộ quy tắc ứng xử cho người dùng mạng xã hội tại Việt Nam và phải gắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Đại diện các hiệp hội, nhiều phóng viên báo chí, nhà mạng và các cơ quan chức năng có mặt tại buổi tọa đàm đều đồng ý sớm ban hành bộ quy tắc nhưng cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước nên tập trung xây dựng chính sách pháp luật, còn bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để các hiệp hội và viện nghiên cứu ban hành.

Bộ Thông tin Truyền thông cho biết buổi tọa đàm chỉ là bước đầu cho vấn đề này cũng như nhanh chóng xây dựng dự thảo quy tắc ứng xử trên mạng xã hội và sẽ đem ra ý kiến rộng rãi cho người dân khi hoàn thành.

Cũng tin liên quan, nhóm có tên Asia Internet Coalition (AIC) đang đi đầu trong công tác vận động Việt Nam có những nới lỏng trong dự thảo luật về mạng Internet.

Ông Jeff Paine, giám đốc điều hành của AIC được Reuters trích dẫn trong bản tin ngày 18 tháng 5 rằng, bản thân ông và một số người khác vào tháng qua đã nêu quan ngại đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và một số quan chức chính phủ khác trong chuyến họ đến thăm Singapore.

Nhiều nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam phải dựa vào mạng xã hội để kêu gọi ủng hộ.

Vào tháng tư vừa qua, hơn 50 tổ chức và cá nhân gửi thư cho người điều hành Facebook, Mark Zuckerberge, cáo buộc tập đoàn này làm việc chặt chẽ với chính phủ Hà Nội để dập tắt tiếng nói đối lập.

*********************

Việt Nam nhắm đến siết chặt Facebook, Google, đe dọa giới bất đồng (VOA, 18/05/2018)

Các nhà lập pháp Vit Nam d kiến b phiếu v mt lut mi v an ninh mng vào cui tháng này. Nó nhm mc đích áp đt các yêu cu pháp lý mi đi vi các công ty internet, và gia tăng mc đ kim soát đi vi vic bày t ý kiến bt đng trên mng.

hiep5

Nhà hoạt đng Lê Văn Dũng (phi) truyn trc tiếp qua Facebook ti mt quán cà phê Hà Ni

Các công ty công nghệ ca M như Facebook, Google và các công ty toàn cu khác đang n lc chng li các điu khon yêu cu h lưu tr d liu v người dùng Vit Nam ti đa phương và m văn phòng trong nước. Nhưng h đã không đưa ra quan đim mnh m tương t về các điu trong d lut nhm đến tăng cường vic chính ph đàn áp hot đng chính tr trc tuyến.

Các nhà hoạt đng chính tr Vit Nam da vào các phương tin truyn thông xã hi đ vn đng s ng h, và d lut mi được đưa ra sát vi thi đim hơn 50 nhóm đấu tranh cho các quyn và các nhà hot đng hi tháng 4 gi mt bc thư đến Tng Giám đc Điu hành Facebook Mark Zuckerberg cáo buc công ty ông làm vic quá cht ch vi chính ph Vit Nam đ bóp nght s bt đng.

Facebook và Google nói họ phi tuân thủ lut pháp đa phương các quc gia nơi h hot đng.

"Báo cáo minh bạch" mi nht ca Facebook công b hôm 15/5 cho thy trong na cui năm ngoái, công ty ln đu tiên bt đu chn nhng ni dung Vit Nam vi phm lut trong nước. Công ty cho hay có 22 trường hp như vy - mc dù h nói rng nhng trường hp này b "các cá nhân báo cáo vi phm v ph báng" ch không phi do chính ph yêu cu trc tiếp.

Năm ngoái, Google cũng đã chặn ln đu tiên các video trên YouTube theo yêu cu ca chính ph. Số liu cp nht công b hôm 18/5 cho thy công ty đã được yêu cu xóa hơn 6.500 video trong năm 2017, ch yếu là vì có li ch trích chính ph, và công ty đã tuân th phn ln các yêu cu.

Các báo cáo minh bạch cho thy rng hai công ty này không t đng thực hin theo yêu cu ca chính ph. Facebook cho biết h đã nhn được 12 yêu cu ca chính ph v d liu tài khon người dùng Facebook trong năm 2017 và ch tuân th 4 trong s đó, tt c đu là yêu cu "khn cp". Công ty đnh nghĩa "khn cp" là có liên quan đến "nguy cơ thương tích nng hoc t vong sp xy ra".

Trong trường hp ni dung b cáo buc là vi phm lut đa phương, c hai công ty đu cho biết li yêu cu g xung s phi qua xem xét v tính pháp lý, và khi h tuân th, ni dung đó ch b chặn cc b nước đó.

hiep6

Khoảng 55 triu người Vit Nam thường xuyên dùng mng xã hi

Việt Nam đã có các quy đnh cht v internet t năm 2013. H cm mi thông tin chng chính ph, xâm hi an ninh quc gia, gây "hn thù và xung đt" hoc "làm mt uy tín ca các t chc và cá nhân".

Các quy định cũng cm người dùng truyn thông xã hi "lan truyền thông tin gi hoc không đúng s tht".

Các quy định mi được trin khai trong năm 2017 còn tht cht hơn na. Thêm vào đó, mt ngh đnh khác có hiu lc hi tháng trước buc các mng xã hi phi g các ni dung vi phm trong vòng 3 gi sau khi có thông báo của chính ph, song Jeff Paine, giám đc điu hành ca Liên minh Internet Châu Á (AIC), cho rng quy đnh này ch áp dng vi các công ty trong nước.

Mặc dù vy, Facebook và Google dường như không gp bt kỳ đe da rõ rt nào nếu xét v mc đ thâm nhập sâu ca h vào xã hi Vit Nam.

Cả Facebook và Google đu cung cp dch v cho Vit Nam t tr s cp khu vc ca h Singapore.

Theo nghiên cứu ca Simon Kemp, mt nhà tư vn truyn thông k thut s có văn phòng Singapore, khong 55 triu trong số 96 triu người Vit Nam thường xuyên s dng mng xã hi.

Chính phủ mun kim soát nhiu hơn, bao gm buc các hãng lưu tr d liu ti đa phương và m văn phòng công ty trong nước - mt điu khon mà nhng lãnh đo các công ty lo s là nó được soạn thảo nhm giúp chính ph đe da các công ty bng cách đt các cá nhân trước nguy cơ b bt gi.

Luật mi cũng trao thêm nhiu quyn lc cho B Công an Vit Nam, b có nhim v đp tan gii bt đng đt nước do cng sn cai tr.

Facebook cho biết h d kiến là các quy đnh mi s yêu cu h hn chế nhiu ni dung hơn. Google t chi bình lun.

(theo Reuters)

Published in Việt Nam

Thật bi hài chuyện mấy "hiệp sĩ đường phố" khi truy đuổi toán cướp để bảo vệ cái xe máy cho một nhân viên ngành công an, rồi bị đâm chết 2 người và bị thương mấy người thành tiêu điểm nóng của xã hội ngày hôm qua và hôm nay.

aogiap0

Trao cho các nhóm "Hiệp sĩ" tự đi bắt cướp thay cho cơ quan cảnh sát và công an là phi luật pháp.

Ở đó, báo chí và ý kiến người dân đã chỉ ra rằng : Việc dùng các cá nhân tự đứng lên tổ chức thành các nhóm "Hiệp sĩ" rồi trao cho họ việc tự đi bắt người mà họ cho là cướp thay việc của cơ quan cảnh sát và công an là việc làm phi luật pháp. Trong một nhà nước pháp quyền, việc đó không hề nên khuyến khích. Dù rằng việc nêu cao tinh thần trượng nghĩa và loại bỏ thói vô cảm trong xã hội là điều cần thiết.

Chúng tôi đã có bài viết : "Tại sao lại là hiệp sĩ ? Công an để làm gì ?" Ở đó, chúng tôi đã phân tích các khía cạnh pháp lý, hậu quả của việc cho một số công dân không được đào tạo chuyên nghiệp đi bắt cướp trên đường phố.

Bởi, những người không được đào tạo chuyên nghiệp, không có kỹ năng, không được sử dụng vũ khí để hỗ trợ mà đi bắt cướp thì gây nguy hiểm cho tính mạng của chính họ và những người dân xung quanh.

Đặc biệt, nguy hiểm hơn, là trao cho những người không đủ quyền hành, không hiểu biết đầy đủ luật pháp một cách chuyên nghiệp đi bắt giữ người là trái luật pháp cũng là việc coi thường quyền tự do, tính mạng của người dân.

Và nếu như trong những người gọi là "hiệp sĩ" kia nếu có những người không tốt, thì đây là cơ hội ngàn vàng cho việc trấn cướp được thực hiện cách hoàn hảo.

Đó là chưa nói đến việc nếu dùng những người dân bắt cướp thì lực lượng công an, cảnh sát chuyên nghiệp được đào tạo, ăn lương và các chế độ khác cũng như các thiết bị hỗ trợ để làm gì ?

Và nhỡ một số trong họ khi bắt cướp mà tấn công chết người nghi là cướp thì họ có phải chịu trách nhiệm với pháp luật hay không ? Cũng như, nếu họ bị chết, hoặc bị thương thì nhà nước có bớt những đồng lương đã cấp cho công an, cảnh sát để trả cho họ hoặc nuôi vợ con, bố mẹ họ ?

Tất cả những điều đó, đã được xã hội lên tiếng, mà không chỉ bây giờ, từ rất lâu nhưng đều bị các cơ quan, quan chức nhà nước bỏ ngoài tai.

Tưởng chừng như, sau cái chết của một số "hiệp sĩ" bắt cướp vừa qua, các quan chức và nhà cầm quyền đã biết rút ra bài học cho mình về việc nhà nước pháp quyền không cho phép giao cho người dân việc của chuyên ngành cảnh sát, công an. Nếu có, thì chỉ có việc người dân hỗ trợ trong khả năng có thể để các lực lượng chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình mà thôi.

Thế nhưng, không

Khi đến thăm các "Hiệp sĩ" bị thương, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với những "hiệp sĩ đường phố" như anh Hoàng và nhiều người khác, khi làm "nhiệm vụ" cần có áo giáp bảo vệ, không thể tay không bắt giặc, nhất là khi các đối tượng có hung khí nguy hiểm. Và ông yêu cầu Công an Thành phố cần nghiên cứu hỗ trợ, trang bị áo giáp cho các 'hiệp sĩ' đường phố để giảm thiểu rủi ro khi bắt tội phạm.

Nghe những lời này từ Bí thư Thành ủy, người dân không khỏi lắc đầu ngao ngán với cách nghĩ của ông Bí thư Thành ủy này.

Người ta đặt ra những câu hỏi :

Vậy thì khi phong trào "hiệp sĩ" được nhân rộng với quy chế, quyền được giao một cách dễ dãi, bao nhiêu áo giáp cho đủ đáp ứng được nhu cầu của người dân khi "Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha" ? Thậm chí, khi những đối tượng xã hội, côn đồ nhân dịp này xung phong làm "hiệp sĩ" và được cấp áo giáp rồi "giữa đường thấy kẻ đeo vàng chẳng tha" thì ai sẽ làm hiệp sĩ để đi bắt các "hiệp sĩ" này ?

Đặt ra điều này không phải không có lý, khi mà nhiều năm gần đây, việc công an giả dạng côn đồ ngày càng nhiều nhằm trấn áp những người yêu nước cũng như nhiều công an dùng súng để trấn lột dọc đường và đặc biệt là nạn tham nhũng, mãi lộ... cũng là những hình thức cướp có tổ chức và được bảo kê.

Mặt khác, nhiều đối tượng cướp ngày càng hung hãn, tinh vi và hết sức manh động không chỉ đi cướp bằng dao búa, mà bằng súng đạn, bằng mìn, lựu đạn... thì có tiếp tục trang bị súng, lựu đạn, mìn cho các "hiệp sĩ" ?

Đặt ra câu hỏi này cũng không phải vô cớ, bởi ngay gần đây, còn có cán bộ công an trộm súng để bán cả trăm triệu đồng.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tổ chức những Tổ công tác 141 chặn dọc các đường phố, ngã tư, căng dây và hung hãn bắt bất cứ ai mà họ thích vào lục lọi từ quần áo, tư trang đến xe cộ mà không cần bất cứ lệnh bắt bớ, khám xét nào. Không khí Hà Nội cứ như thời chiến hoặc vùng bị tạm chiếm. Người dân đi đường bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng và họ đối xử với người dân không khác gì những kẻ có quyền phán xét, lục soát như đối với các tội đồ.

Hẳn nhiên, đã sinh ra công an được trao nhiều đặc quyền, họ bất chấp tất cả mọi vấn đề về luật pháp, về quyền tự do, quyền con người... cũng như việc lạm dụng là điều hết sức dễ hiểu. Biết bao nhiêu sự phẫn nộ, bức xúc bởi lực lượng này đã nhiều khi biến thành những toán cướp có tổ chức và được bảo kê, ngang nhiên giữa đường.

Cũng như trước đây, nhà nước đã tổ chức nhiều đội săn bắt cướp, nhiều khu vực bị thi hành các quyết sách bất chấp sự đối chiếu với các văn bản luật pháp trong nước và quốc tế.

Thế nhưng, nạn cướp không hề giảm xuống.

Và vấn đề sẽ tiếp tục là vấn đề, những vòng luẩn quẩn cứ tiếp tục luẩn quẩn đưa xã hội đến sự hỗn loạn bởi luật pháp không nghiêm, bởi hệ thống suy đồi và tham nhũng, từ trên xuống dưới thi nhau... cướp. Bởi cha ông ta vẫn thường nói : "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" là vậy.

Do đó, việc cần làm hiện nay, là nhanh chóng thay đổi chế độ độc tài - một chế độ dung túng cho cướp bóc và nhiều khi của cải cướp được lại được làm thước đo giá trị con người.

Nhiều người đặt câu hỏi rằng : Lẽ nào Nguyễn Thiện Nhân không biết việc tổ chức các nhóm "Hiệp sĩ" như trên là bất hợp tình và bất hợp lý gây nhiều hậu quả tai hại ?

Tôi vẫn nghĩ rằng ông ta biết. Bởi hầu hết mọi người đều biết điều này : Chính cơ chế cộng sản đã tạo nên tư tưởng "cướp" trong xã hội.

Thế nhưng, điều này thì tôi không hy vọng có cơ hội thành hiện thực từ những người như Nguyễn Thiện Nhân.

Bởi, ông ta cũng chỉ là một người cộng sản - một tư bản đỏ thời nay.

Mà với họ, thì chiếc ghế sinh lợi, sinh ra tiền bạc từ những hành động tối tăm như những đặc ân của đảng mới là quan trọng.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 15/05/2048 (nguyenhuuvinh's blog)

Published in Diễn đàn

Trách nhiệm của công an bị chất vấn sau vụ hiệp sĩ bị giết ở Thành phố Hồ Chí Minh (VOA, 14/05/2018)

Mạng xã hi tràn ngp các ý kiến ca nhiu người Vit cht vn v vai trò và trách nhiệm của công an đi vi vic bo v trt t, tr an sau v hai "hip sĩ đường ph" b các k cướp giết chết hi đêm 13/5 thành ph H Chí Minh.

hs1

Cảnh sát Thành phố Hồ Chí Minh khám hin trường v ti phm đâm chết "hip sĩ đường ph", 13/5/2018

Vụ vic gây chn đng đã xy ra ti qun 3 khi mt nhóm người tình nguyn chng trm cướp – thường được gi là các hiệp sĩ – ra tay ngăn chn mt nhóm ti phm ăn trm mt xe gn máy đt tin.

Báo chí Việt Nam nói ít nht 4 nghi phm đã chng li 5 hip sĩ, đâm chết 2 người trong nhóm và 1 người dân khác. Ba hip sĩ còn li b thương và được đưa đi cp cu.

Từ thành ph H Chí Minh, mt thành viên trc "s đin thoi nóng" ca nhóm hiệp sĩ, anh H Tun Sang, 32 tui, nói vi VOA rng tinh thn ca nhóm "vn gi vng" và "tiếp tc bo v người dân" :

"Trong thời gian ti anh em s có bin pháp đ t bo v cho mình an toàn hơn. Không có vì thế anh em phi s hay chùn bước trước nhng cái khó khăn vừa ri".

Chia buồn v s mt mát đau đn ca hai hip sĩ, mt người s dng Facebook vi tên Lê Phi viết anh thy "kinh khng" v s manh đng ca nhóm cướp, và nhn mnh rng anh lo ngi v mt xã hi "được duy trì trt t bi nhng người dân bình thường xung phong làm hip sĩ thay vì lc lượng chc năng được tr lương".

Anh Phi nhận xét các hip sĩ "chu quá nhiu ri ro, thit thòi". Trong quan đim ca anh, "càng có nhiu hip sĩ chng t xã hi đó ngày càng bt n, vô chính ph và lc lượng bo an yếu kém".

**********************

"Hiệp sĩ" bị giết, công an ngồi nhìn (CaliToday, 14/05/2018)

Một nhóm "hiệp sĩ" đường phố phát hiện bọn trộm chiếc xe Honda SH liền lao vào bắt. Bọn trộm liền tháo chạy nhưng sau đó quay lại lấy hung khí chém một người chết tại chỗ, người kia tử vong trên đường đi bịnh viện, 3 người còn lại bị thương. Điều đáng nói là sau khi vụ giết người xảy ra, người dân đã báo cho nhóm công an đang canh nghĩa địa của người Hồi giáo đã bị cưỡng chế trước đó ít lâu nhưng nhóm này không phản ứng, vì vụ giết người xảy ra trên địa bàn phường khác, không thuộc phạm vi quản lý của mình.

hs2

Hiện trường xảy ra vụ trọng án chỉ cách nơi nhóm công an độ chừng 20m. Ảnh : Tuổi Trẻ

Từ những tin tức sơ khởi cho biết, khoảng 21h tối ngày 13/5, nhóm "hiệp sĩ đường phố" thuộc quận Tân Bình phát hiện 4 đối tượng khả nghi liền bí mật theo dõi. Đến đường Cách mạng tháng 8 (CMT8), 4 tên này phát hiện chiếc xe Honda SH liền đến bẻ khóa để trộm.

Thấy vậy, nhóm "hiệp sĩ" liền ập vào bắt quả tang định bắt sống. Toán cướp tháo chạy, nhóm "hiệp sĩ" liền đuổi theo. Được chừng khoảng 200m, toán cướp liền rút hung khí quay ngược trở lại tấn công nhóm "hiệp sĩ". Kết quả, 1 người bị chém chết tại chỗ, 1 người khác bị tử vong trên đường đến bịnh viện, 3 người khác đang phải điều trị tại bịnh viện.

Tin trên mạng xã hội cho biết, chủ nhân của chiếc xe Honda SH là phóng viên làm cho truyền hình ANTV, Đài truyền hình thuộc Bộ Công an. Ngay sau khi vụ giết người thương tâm xảy ra, phóng viên có tên Lỗ Phương (32 tuổi) này vẫn thản nhiên tươi cười, nhờ bạn chụp hình để lưu lại khoảnh khắc, mà quên mất rằng, đã có ít nhất 2 người bỏ mạng chỉ vì bảo vệ chiếc xe SH cho mình.

Trên Facebook của một người có tên "Ha Thanh Phuc" cho biết, sau khi vụ giết người trên đường CMT8 xảy ra, cách đó chỉ khoảng 20m là một nhóm công an đang ngồi chờ ngay chỗ nghĩa trang của người theo Hồi giáo. Khu nghĩa trang này cách đây khoảng gần một tháng đã xảy ra vụ cưỡng chế, chiếm đất của người theo Hồi giáo nhằm xây dựng tuyến đường ngầm Metro. Người anh của Facebook" Ha Thanh Phuc" liền chạy đến để kêu cứu. Bất chấp những gì đang xảy ra, nhóm công an vẫn ngồi yên và nói không thuộc địa bàn mình quản lý nên không có trách nhiệm phải thụ lý sự việc.

Từ các tin tức được tiết lộ do công an cung cấp cho biết, hai người tử vong do bọn trộm giết là Nguyễn Hoàng Nam (sinh năm 1989, ngụ Sài Gòn) và Nguyễn Văn Thôi (sinh năm 1976, quên Bình Định). Cả hai người này đều thuộc nhóm "hiệp sĩ đường phố" quận Tân Bình.

Trong những năm gần đây, tại nhiều địa phương hình thành một số nhóm được gọi là "hiệp sĩ đường phố". Những người này không được đào tạo qua trường lớp, không được trang bị vũ khí cũng như kiến thức về pháp lý nhưng rất năng nổ trong việc bắt cướp trên đường. Từ đó trở thành cái gai trong mắt các băng nhóm tội phạm.

hs4

Tuy nhiên, do không được trang bị kiến thức về pháp luật, lại luôn đi với số đông. Từ đó, một số kẻ đã lợi dụng điều này để "cậy đông hiếp yếu". Thay vì bảo vệ luật pháp thì đã có vô số hành động đạp trên luật pháp.

Chỉ riêng tại thành phố Sài Gòn, lực lượng công an ở đây đã đến hơn 25 ngàn người. Đây là con số vô cùng lớn. Với lực lượng hùng hậu, tốn rất nhiều tiền từ ngân sách nhưng tình hình tội phạm, trộm cướp, tệ nạn ở thành phố này vẫn luôn đứng hàng đầu và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cho dù chính quyền thành phố mở ra rất nhiều đợt truy bắt nhằm cứu vãn tình hình trật tự tại đây.

Chính vì bất lực trước việc tệ nạn, tội phạm gia tăng, nên khi người dân bất bình trước việc tội phạm hoành hành, công an bất lực nên một số người dân đã hình thành những nhóm "hiệp sĩ" để bắt trộm cướp thay cho công an. Đáng nói hơn, việc bắt trộm, cướp, giữ gìn trị an thay vì của công an, lại được nhóm "hiệp sĩ" này đảm nhiệm. Trong khi nhóm "hiệp sĩ" lại chẳng được thừa nhận, không được hưởng lương và chẳng được trang bị vũ khí. Cái mà họ được là xã hội ghi nhận, công an hoan nghênh và báo chí dưới sự chỉ đạo của Tuyên giáo Thành ủy liên tục tung hô trên các phương tiện truyền thông.

Công an ở Sài Gòn không đi bắt trộm cướp, mà chỉ ngồi canh những lô đất cưỡng chế. Việc bắt trộm cướp đã bị đẩy cho những "hiệp sĩ đường phố". Nhiệm vụ của công an là đi thu tô, thuế mà thôi.

Người Quan Sát

*********************

Đuổi bắt cướp ở Sài Gòn, 3 người bị cướp đâm thiệt mạng (Người Việt, 13/05/2018)

Ít nhất 3 người thiệt mạng và 4 người khác phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi truy đuổi 4 nghi can cướp trên đường phố Sài Gòn vào tối Chủ Nhật, 13 tháng Năm, 2018.

hs5

Hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng. (Hình : Zing)

Các báo tại Việt Nam gần như đồng loạt loan tin vụ đuổi bắt cướp vào khuya 13 tháng Năm xảy ra trên đường Cách Mạng tháng Tám, thuộc phường 10, quận 3, Sài Gòn.

Tin tức cho hay, một người tên Lỗ Phương, 32 tuổi, dựng chiếc xe gắn máy SH để vào mua đồ tại cửa hiệu trên đường Cách Mạng tháng Tám, gần chợ Hòa Hưng. Một lúc sau, băng trộm khoảng 4 người xuất hiện bẻ khóa xe. Trong lúc trộm chuẩn bị dắt xe đi thì nhóm hiệp sĩ khoảng 8 người xuất hiện, truy cản.

Ngay sau đó băng trộm bất ngờ dùng hung khí tấn công khiến 2 hiệp sĩ chết tại chỗ. Một người dân tham gia hỗ trợ bắt trộm cũng thiệt mạng. Bốn người khác bị thương, cấp cứu tại bệnh viện.

Sau khi đâm chết người, các nghi can này đã bỏ chạy thoát thân.

Danh tính 2 hiệp sĩ tử vong là Nguyễn Hoàng Nam (29 tuổi, ngụ Gò Vấp) và Nguyễn Văn Thôi (42 tuổi, quê Bình Định) còn tên tuổi người dân chưa xác định.

Hiện trường vụ án cách trụ sở công an phường 10, quận 3 chỉ vài bước chân.

"Hiệp sĩ", là tên gọi của truyền thông tại Việt Nam đặt cho các nhóm (đa số là thanh niên) tình nguyện tham gia bắt trộm cướp, vốn rất phổ biến ở hai thành phố Sài Gòn và Bình Dương.

Báo Pháp Luật ở Sài Gòn cho hay, nhóm hiệp sĩ thuộc "Đội hiệp sĩ quận Tân Bình" do ông Trần Văn Hoàng làm đội trưởng. Người này cũng bị thương trong vụ việc trên. (KN) 

*************************

Phó Thủ tướng yếu cầu làm rõ vụ nhóm "hiệp sĩ đường phố" bị sát hại (RFA, 14/05/2018)

hs2

Cơ quan chức năng đang điều tra tại hiện trường. Facebook

Phó Thủ tướng Việt Nam vào hôm 14/5 yêu cầu Bộ Công an điều tra và xử lý nghiêm các thanh niên trộm cắp xe và dùng dao tấn công người dân làm 2 "hiệp sĩ đường phố" tử vong và 3 người khác bị thương nặng.

Thông tin được truyền thông loan đi cho biết, vào chiều tối ngày 13/5 một nhóm "hiệp sĩ đường phố" thuộc quận Tân Bình gồm 8 người trong khi đang di chuyển trên khu vực quận 3 phát hiện hai thanh niên chuẩn bị trộm xe máy trước một cửa hàng mua bán.

Khi nhóm "hiệp sĩ" và người dân khu vực xung quanh truy đuổi và bắt giữ thì các thanh niên này đã dùng dao tấn công làm 2 "hiệp sĩ" thiệt mạng và 3 người khác đang trong tình trạng nguy hiểm.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trưởng điều tra xử lý nghiêm các thanh niên này đồng thời gửi lời chia buồn, hỗ trợ và động viên gia đình các nạn nhân.

Vụ việc đang được Bộ Công an cùng với các cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành điều tra và truy bắt các thanh niên này.

Công an tại các quận có liên quan cũng lên tiếng về cáo buộc không can thiệp kịp thời khiến bọn gian ra tay sát hại những ‘hiệp sĩ đường phố’.

Nhiều ý kiến lâu nay cho rằng các nhóm mệnh danh ‘hiệp sĩ đường phố’ tham gia bắt cướp, phá án là tích cực ; tuy nhiên họ không được trang bị những kỹ năng cần thiết, cũng như còn thiếu nhiều qui định pháp lý khiến họ đứng trước những nguy cơ về tính mạng cũng như mặt tư pháp.

*********************

Hai 'hiệp sĩ' Sài Gòn bỏ mạng vì bắt cướp (BBC, 14/05/2018)

Việc hai 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết khi cố ngăn chặn một nhóm trộm xe máy làm dấy lên câu hỏi về năng lực của chính quyền trong việc bảo vệ người dân.

hs7

Hiện trường vụ 'hiệp sĩ đường phố' bị đâm chết ở Sài Gòn đêm 13/4

Tình trạng đôi khi thiếu an ninh trật tự ở Sài Gòn khiến nhiều nhóm 'hiệp sĩ đường phố' hoạt động tự phát nhiều năm dù không vũ khí tự vệ, không lương, không giấy phép hoạt động.

Theo truyền thông Việt Nam, nhóm 'hiệp sĩ' quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh bị nhóm trộm tấn công bằng hung khí trên đường Cách Mạng tháng Tám (phường 10, quận Ba) sau khi bị nhóm 'hiệp sĩ' phát hiện đang cố ăn trộm chiếc xe máy SH của người dân đậu bên đường đêm 13/5.

Ba 'hiệp sĩ" khác bị thương phải nhập viện, trong đó một người trọng thương, theo báo Tuổi Trẻ.

Hai 'hiệp sĩ' tử vong được xác định tên Nguyễn Hoàng Nam, 1989 và Nguyễn Văn Thôi, sinh năm 1976, quê Bình Định.

Trong sáng 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có Công điện gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Công an, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng, theo báo chinhphu.vn.

Ông Trương Hòa Bình cũng "biểu dương nhóm 'hiệp sĩ' đã sẵn sàng hy sinh thân mình, góp phần bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố".

Hiện sự việc đang được công an quận Ba và các phòng nghiệp vụ của công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra, báo Tuổi Trẻ cho hay.

'Tự phát'

hs8

Người dân đặt câu hỏi về tính hiệu quả của lực lượng công an, cảnh sát Việt Nam sau vụ hai hiệp sĩ đường phố tử vong ngày 13/5

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lâm Hiếu Long, thành viên của Đội Hiệp sĩ Thành phố Hồ Chí Minh nói với BBC ngày 14/5 qua điện thoại rằng ông 'rất đau lòng', nhưng 'không bỏ cuộc'.

"Tôi rất đau lòng vì đều là anh em của mình. Trước đây họ làm chung trong nhóm nhưng mới tách ra hoạt động riêng. Tôi nghĩ rằng tội phạm ngày càng manh động. Mình đã lường trước rồi nhưng không ngờ chúng lại lại táo bạo như vậy", ông Long nói.

"Chúng tôi không lo sợ vì sợ thì đâu làm được nữa. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục làm, làm mạnh hơn".

Theo ông Long, nhóm của ông thành lập tự phát, gồm bảy người, hoạt động từ năm 2010. Công việc của nhóm là phát hiện đối tượng nghi vấn ngoài đường, theo dõi, truy đuổi và bắt giữ khi đối tượng ra tay 'thực hiện hành vi xấu'.

Nhóm không có thời gian hoạt động cụ thể mà có thể đi ngoài đường từ 5-8 tiếng một ngày.

Được hỏi về vấn đề giấy phép hoạt động, ông Long cho biết đã xin UBND Thành phố Hồ Chí Minh từ 5 - 6 năm trước nhưng không có phản hồi.

"Chúng tôi muốn được hỗ trợ cung cấp một số dụng cụ để việc trấn áp tội phạm được an toàn hơn thôi. Chứ giấy phép ở đây chỉ là một tờ giấy của chính quyền để xác nhận chúng tôi là ai và công việc là gì. Vì nếu tham gia bắt cướp mà chỉ mang danh một 'người dân' bình thường thì rất khó".

"Họ có cấp [giấy phép] hay không thì không cần thiết. Họ có không cấp thì chúng tôi vẫn hoạt động vì đây là giúp người, thực hiện theo đúng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và mọi người dân đều có trách nhiệm thực hiện", Hiệp sĩ đường phố từ Thành phố Hồ Chí Minh cho BBC hay.

Ông Long cũng cho hay nhóm của ông hoạt động tám năm nay theo kiểu 'tay không bắt cướp' do 'pháp luật không cho phép mang theo vũ khí'.

Các 'hiệp sĩ' chỉ phòng thân bằng cách mang theo khúc côn 'kiểu để đi học võ', hoặc 'dùng bàn ghế bên đường để chống trả'.

'Không vụ lợi'

Như mọi nhóm 'hiệp sĩ đường phố khác', nhóm của ông Long hoạt động không lương. Mỗi người đều có một nghề riêng để nuôi sống gia đình.

Ông Long nói tiêu chí hoạt động của nhóm là "Không vụ lợi và đoàn kết".

Trả lời câu hỏi vì sao làm việc này khi đã có lực lượng cảnh sát, công an của nhà nước, lãnh thuế của người dân để làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự cho dân. Ông Long ngập ngừng :

"Cái này khó trả lời. Có số điện thoại đường dây nóng một ngày báo mất xe rất nhiều. Nhưng có khi đến công an phường trình báo thì lại nhận được câu trả lời là tài sản mình thì mình giữ chứ sao lại để mất ở đây".

"Nhiều khi [công an] chưa thực sự trấn át tội phạm một cách triệt để nên anh em phải hỗ trợ thôi chứ biết làm sao bây giờ".

"Nói không làm thì không được. Nếu ai cũng không làm thì làm sao xã hội bình yên được", ông Long nói với phóng viên BBC ngày 14/5.

Cũng theo ông Long, từ vụ việc hai 'hiệp sĩ đường phố' tử vong ngày 13/5, nhóm của ông đã họp bàn để 'chấn chỉnh đội ngũ' và rút kinh nghiệm. "Không áp sát đối tượng quá, không để chúng chạy thoát và tri hô để bà con hỗ trợ", ông Long cho biết về bài học rút ra.

Nhà nước 'bất lực' ?

Sau cái chết của 'hai hiệp sĩ đường phố', mạng xã hội tràn ngập các ý kiến trái chiều.

Phần đông ủng hộ công việc và sự hi sinh của các 'hiệp sĩ vì dân'. Nhưng cũng có không ít chỉ trích sự thiếu chuyên nghiệp của họ và cho rằng 'nhà nước bất lực trong việc bảo vệ nhân dân'.

Trên Facebook của nhóm Hiệp sĩ Thành phố Hồ Chí Minh, một bạn đọc tên Nguyễn Trí Hiển bình luận : "Nhìn anh nằm đó lạnh lẽo giữa dòng người, máu chảy thành dòng mà mình thấy nghẹn ngào quá, xót xa quá".

"Không được trang bị công cụ hỗ trợ nhiều, cũng không có vũ khí quân dụng, nghiệp vụ không được đào tạo đầy đủ, chỉ anh em trong câu lạc bộ sinh hoạt rồi hỗ trợ nhau..".

"Hiệp sĩ trong quá trình truy bắt tội phạm lỡ gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm hình sự lẫn dân sự. Tội phạm trả thù thì cũng phải tự mình gánh chịu. Trong trường hợp này anh nằm xuống trong lúc bảo vệ sự bình yên trong thành phố thì anh sẽ được gì".

Nhà văn Nguyễn Viện chia sẻ trên Facebook cá nhân : "Chúng ta cần những người nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Nhưng chúng ta dứt khoát không cần những 'hiệp sĩ' đêm đêm tuần tra ngoài đường. Sự tồn tại của những hiệp sĩ này chỉ chứng tỏ rằng nhà nước bất lực trong việc bảo vệ an ninh cho dân chúng, cũng có nghĩa là nỗi nhục của các cơ quan chức năng".

Cây bút tự do Bổn Đình Nguyễn, "khâm phục và ủng hộ hành động ra tay giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng phản đối thành lập tổ chức phái sinh để săn bắt cướp khi hoàn toàn thất thế trước bọn chúng !"

Nhà báo Phạm Trung Tuyến viết trên Facebook rằng ông "thương tiếc những người đàn ông dũng cảm !" Nhưng "họ sẽ không được ghi công như liệt sĩ, và đồng đội của họ thậm chí có thể gặp rắc rối pháp lý".

Luật sư Lê Công Định thì chia sẻ trên trang cá nhân rằng ông "chưa thấy ở nước nào có "hiệp sĩ đường phố", nên càng chưa thấy hiệp sĩ nào mất mạng vì một chiếc xe gắn máy vô nghĩa".

"Trong khi những người không nhận một xu nào từ tiền thuế của dân thì lại đánh đổi mạng sống và rủi ro cho gia đình mình vì trật tự xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân, còn lực lượng hùng hậu ngốn thuế mỗi ngày thì chỉ biết... ung dung điều tra sau khi có kẻ chết thay mình".

"Một lực lượng vũ trang đến tận răng, ăn đến ngập mặt như thế, chỉ có thể gọi là : ăn hại !", luật sư Định viết.

Published in Việt Nam