Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiếc ghế của Bí thư Thành ủy tại Hà Nội có thể coi là một chiếc ghế nóng 'có gai', một khách mời nói với hội luận trực tuyến hàng tuần của BBC News Tiếng Việt tuần này, nhân sự kiện Hà Nội có tân bí thư, sau khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều động về thay thế ông Hoàng Trung Hải.

bithu1

Ông Vương Đình Huệ tiếp Hoàng hậu Hà Lan Maxima khi bà thăm Việt Nam hồi 2017

Bình luận với Bàn tròn Thứ Năm hôm 13/02/2020, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, người tự giới thiệu là quen biết ông Vương Đình Huệ khi còn là du học sinh ở một quốc gia tại Đông Âu trước đây và có sinh hoạt chung trong một hội hữu nghị, nói :

"Tôi cũng có một chút quan tâm đến ông Vương Đình Huệ, vì ông Huệ từng học ở Bratislava và tôi trước đây thì học ở Czech. Chúng tôi sinh hoạt chung một hội gọi là Hội hữu nghị của những sinh viên, cựu sinh viên đi Tiệp Khắc ngày xưa về.

"Tôi có một vài dịp gặp vợ anh Huệ ở đó và cũng có nghe nhiều chuyện về anh Huệ. Tôi được biết anh Huệ thực tế là một người học giỏi, tuy nhiên đấy cũng là một điều đáng tiếc nữa, vì kinh nghiệm của tôi đã nhìn thấy nhiều lần là những người học giỏi mà đi vào con đường quan trường thì nhiều khi cũng không được may mắn, thông đồng bén giọt lắm.

"Và tôi có kiểm tra lại CV (sơ yếu lý lịch) của anh Huệ, thì tôi phát hiện ra là mặc dù con đường quan lộ của anh có vẻ rất rực rỡ, nhưng mà anh không bao giờ ở một chỗ nào đó lâu được hơn hai năm.

"Cho nên tôi cũng nghiêng về ý kiến như là mọi người nói ở đây, đó là có đây là một bước chuẩn bị để hy vọng là anh Huệ có thể vào được tứ trụ. Trong trường hợp anh Huệ vào được tứ trụ, thì có lẽ cũng là một tin tốt vì đây cũng là một trong số hiếm hoi những trường hợp một người được học hành tử tế, tức là anh làm Tiến sỹ ở Đại học Kinh tế của Bratislava, có thể nắm được một chức vụ quan trọng trong chính quyền".

'Chiếc ghế trong tranh biếm họa'

Về viễn kiến, sau khi ông Vương Đình Huệ, đang đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ được điều chuyển về Hà Nội làm Bí thư Thành ủy thay ông Hoàng Trung Hải, khách mời đang làm việc tại một Đại học tài Hà Nội, bình luận :

"Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng là như nhìn vào CV của anh Huệ, chúng ta cũng thấy câu chuyện này cũng chưa có gì là chắc chắn và nếu trong trường hợp anh Huệ ở lại Hà Nội, thì cá nhân tôi cũng chưa nhìn thấy một hy vọng nào cho đổi mới của Hà Nội cả.

"Tại vì chúng ta cũng biết rằng dân chúng từng rất kỳ vọng vào đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, một người cũng có một lý lịch học hành cũng rất hoành tráng, nhưng thực tế thì ở cương vị Bộ trưởng (Giáo dục & Đào tạo), cũng như ở cương vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại, đồng chí đều có vẻ chưa có gì nổi bật cả.

"Tình hình bây giờ, nếu anh Huệ ở lại lâu dài, thì sẽ có nhiều vấn đề rắc rối hơn nữa so với của bên (Thành phố Hồ Chí Minh của) ông Nguyễn Thiện Nhân. Chúng ta cũng biết rằng gần đây nhất vụ Đồng Tâm vẫn là một câu hỏi để ngỏ.

"Rồi những vấn đề tồn đọng lâu dài làm dân chúng bức xúc, như là đường sắt Cát Linh - Hà Đông, thì cũng chưa có một giải pháp nào cả.

"Cho nên tôi nghĩ rằng cái ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có vẻ giống như cái ghế có gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các tranh biếm họa về những quan lớn, người mới nhậm chức", Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh nói với BBC.

Ngay trước đó, cũng tại Bàn tròn Thứ Năm, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, một nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC :

"Về sự kiện có việc bổ nhiệm Bí thư thành ủy Hà Nội mới, tức là ông Vương Đình Huệ, thì câu chuyện này diễn ra như chúng ta đã biết ở giai đoạn mà đang chuẩn bị Đại hội Đảng sắp tới.

"Và câu chuyện đầu tiên quan trọng nhất ở Đại hội Đảng là câu chuyện nhân sự. Do đó, đối với nhiều nhà quan sát, cũng như giới nghiên cứu ở Hà Nội, việc bổ nhiệm ông Vương Đình Huệ về làm Bí thư ở Hà Nội không gây ra nhiều ngạc nhiên.

"Đặc biệt là trong bối cảnh khi ông Hoàng Trung Hải, (cựu) Bí thư Hà Nội đã phạm một số các khuyết điểm mà theo như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, như vậy ở đây là một sự sắp xếp nhân sự ban đầu để chuẩn bị cho việc công tác nhân sự cao cấp, hay là như cách nói của bên đảng (Cộng sản Việt Nam) là nhân sự chiến lược, đó là nhận xét đầu tiên của tôi.

"Thứ hai, nếu như chúng ta chỉ kỳ vọng ông Huệ được bổ nhiệm vào chức Bí thư Hà Nội, rồi sau đó, theo như thông tin đại chúng suy đoán, ông sẽ tiếp tục giữ một vị trí cao hơn, một trong tứ trụ chẳng hạn, thì rõ ràng câu chuyện này chỉ là tạm thời và không có hy vọng gì nhiều ở việc là ông Huệ sẽ có những hành động để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô".

'Làm nhân sự khép kín hay công khai, minh bạch' ?

Nhân sự kiện Bộ Chính trị thay đổi nhân sự cấp cao ở thành ủy Hà Nội, một trong ba thành phố hàng đầu của nhà nước, thay đổi Bí thư Thành ủy, trong đó còn có Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khi chưa xong nhiệm kỳ của Đại hội toàn quốc khóa XII của đảng Cộng sản, nhà nghiên cứu và luật gia từ Hà Nội đề cập khía cạnh công khai, minh bạch của công tác nhân sự chiến lược của đảng :

"Liên quan câu chuyện về nhân sự này thì hiện nay, tất cả tình hình nhân sự của Đại hội đảng chưa được rõ ràng cho lắm, mặc dù về phía đảng thì, như thông tin cho biết đã quy hoạch được khoảng 200 nhân sự, gọi là cán bộ chiến lược, thế nhưng trong nhân dân mà nói, cũng rất mong muốn giá như các vị mà được quy hoạch, mà danh sách được công khai, minh bạch cho người dân được biết, thì sẽ tốt biết bao.

"Bởi lẽ từ góc nhìn của người dân, từ việc người dân biết cụ thể những nhân sự nào được quy hoạch là chiến lược, thì chắc chắn người ta sẽ có những đánh giá - một thông tin nữa để cho về phía đảng (cộng sản Việt Nam) có thể lựa chọn được những người xứng đáng theo những tiêu chí như là Tổng bí thư mong muốn là không có ham muốn quyền lực, tận tâm với người dân và gương mẫu đảng viên.

"Thế thì nếu như việc đó làm được, tôi nghĩ có lẽ là lực lượng cán bộ mà đảng quy hoạch sẽ được sàng lọc, thì sẽ rất tốt. Bởi vì người dân sẽ biết là anh nào được nằm trong quy hoạch, anh ấy có tham nhũng không, tài sản của anh có không ? Thì người dân sẽ sẵn sàng có ý kiến.

"Thế nhưng rất tiếc cho đến nay chưa làm được việc đó. Cái đó, nếu như về phía đảng cần có một lực lượng cán bộ chiến lược của đảng và tương lai là lãnh đạo ở trong nhiệm kỳ tới đối với chính quyền mà làm được việc đó, thì tôi tin rằng sẽ sàng lọc được những người rất tốt và nó cũng góp phần cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

"Bởi vì tham nhũng là con người, nếu như đảng vẫn cứ làm theo cách xưa, là làm nhân sự khép kín, thì khó có thể giải quyết một cách rốt ráo câu chuyện chống tham nhũng, cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền".

Liệu có làm yên lòng dân về đất đai ?

Ngay trước Bàn Tròn hôm thứ Năm, 13/02, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể), đưa ra bình luận với BBC về thách thức chính mà tân Bí thư Thành ủy Hà Nội có thể đối diện :

"Tôi nghĩ có nhiều thách thức lắm, nhưng mà việc nổi cộm nhất ở trong phạm vi Hà Nội, đấy là việc Đồng Tâm, không biết là ông Bí thư mới của Thành ủy Hà Nội có giải quyết được hay không ? Và tất nhiên là những việc khác mà rất nổi cộm, tôi nói thí dụ như chuyện đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội.

"Liệu ông có giải quyết được không ? Đấy là những vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội.

"Tôi nghĩ là nhiệm kỳ của ông chỉ còn độ một năm nữa, thực sự là rất là ngắn, thay thế ông Hoàng Trung Hải và rất có nhiều khả năng đây cũng chỉ là một bước đệm, để cho nó đủ tiêu chuẩn là đã kinh qua những bước này, bước kia, để có thể ông bước sang một vị trí mới có thể là cao hơn".

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng trước cuộc Hội luận, hôm 12/02, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, một nhà quan sát chính trị, xã hội và nhà nghiên cứu Đông phương học, đưa ra góc nhìn và kỳ vọng của mình :

"Là một công dân của thủ đô Hà Nội, tôi thực sự rất vui mừng khi mà ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay cho ông Hoàng Trung Hải và cũng giống như những người dân ở Hà Nội khác, tôi rất kỳ vọng ông Vương Đình Huệ sẽ có những dấu ấn quan trọng khi mà nhận chức Bí thư thành ủy Hà Nội và sẽ giải quyết được những vấn đề đang tồn đọng ở Hà Nội...

"Như là đường sắt Cát Linh - Hà Đông, hay là những vấn đề làm yên lòng người dân trong các việc đất đai, các tranh chấp đất đai, nhất là đất đai nông nghiệp và tôi cũng mong muốn là sắp tới đây sẽ có những thay đổi về vấn đề công nhận một phần những đa sở hữu đối với đất đai.

"Bởi vì thực ra thì đối với các quốc gia phương Đông, mặc dù trên bề mặt là công hữu về đất đai, nhưng trên thực chất thể chế vẫn là thể chế đa sở hữu. Thế thì những gì mà đã là truyền thống của phương Đông, tôi nghĩ là nên tiếp tục và nên có những sự điều hòa, sự lý giải cho phù hợp để vừa vẫn giữ được công hữu về đất đai, nhưng cũng vẫn vừa đảm bảo được quyền lợi cho người dân.

"Tức là, nếu không thể tốt hơn được so với thời kỳ phong kiến, thì ít nhất cũng đảm bảo quyền lợi cho người dân ngang với thời kỳ đó và thậm chí là phát huy những mặt ưu việt của tư hữu về đất đai.

"Tôi nghĩ là với truyền thống vốn rất khác biệt với phương Tây và những người dân rất thông minh, rất nhân văn của Việt Nam, thì sẽ tìm được những tiếng nói để mà tháo gỡ các vấn đề hiện tại và vẫn tiếp tục phát triển trên nền của văn minh phương Đông rất là rực rỡ và rất lâu đời.

"Những gì đã xuất hiện ở dưới ánh mặt trời và đã tồn tại được hàng nghìn năm, thì bao giờ cũng có cái lý của nó, thế thì những gì chưa tốt, chúng ta nên gạn đục khơi trong, những gì mà chưa tốt thì chỉnh sửa, còn những gì mà là truyền thống tốt đẹp, thì nên tiếp tục và chỉ nền cái nền rất lâu đời như thế, mới có thể thành công".

Khả năng nào ở Đại hội 13 ?

Hôm thứ Bảy, 15/02, một nhà phân tích chính trị Việt Nam và quan sát đảng cộng sản trước đại hội lần thứ 13 của đảng này, đua bình luận với BBC về khả năng nào tiếp đây có thể chờ đợi hay diễn ra với ông Tân bí thư thành ủy Hà Nội và một số đồng chí của ông.

"Tôi nghĩ là có một phương án là ông Vương Đình Huệ có thể sẽ ngồi lại ghế Bí thư Thành ủy đó tới năm 2022, tức là hai năm.

"Việc điều động này, theo tôi là do Tổng bí thư của đảng Cộng sản. Nhưng một năm chưa thể gọi là kinh nghiệm, mà ít nhất phải là hai năm.

"Hiện có thể đang có hai ứng viên cho chiếc ghế Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh phương án ông Huệ.

"Tôi chưa thấy có cơ sở nào cho một khách mời của Bàn tròn thứ Năm nói là vị quan chức cao cấp nào đó của Hà Nội hiện nay từng là người có học lực cụ thể như vậy, như thế, vì cũng có nhiều người khác cũng có tiếp xúc cá nhân và hiểu biết nhân thân vẫn còn đó.

"Về ứng cử viên cho ghế Thủ tướng Chính phủ ở Đại hội 13, thì Chỉ thị 214 vừa rồi đã mở ra cơ hội cho nhiều người có thể thành ứng cử viên, trong đó dường như các ứng viên cho các ghế Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội bước đầu đã có một số chỉ dấu gợi ý nhân sự.

"Các chỉ dấu tương tự cho ghế Chủ tịch nước, hiện có vẻ vẫn chưa rõ ràng bằng cho các vị trí kia".

Và ý kíến quan sát này nhận định thêm :

"Một điểm mạnh giúp cho ông Vương Đình Huệ, theo giới quan sát là ông dường như thuộc một phân nhánh quyền lực được tạm xếp loại theo tiêu chí 'địa phương', 'vùng miền', và dường như địa phương đó ở miền Trung của Việt Nam, là nơi có sự kết hợp giữa hai địa phương ở cơ sở, đang ngày càng có uy thế.

"Nhân sự có nguồn gốc từ địa bàn này dường như đã có sự phát triển và chiếm lĩnh các vị trí, tạo lập vị thế chính trị ở cấp trung ương ngày một sâu rộng và mạnh mẽ, các nhân sự đã hiện diện rộng khắp ở cả Ban chấp hành Trung ương đảng, các ủy ban từ kiểm tra trung ương đến nội chính, trong các ngành, các cấp, cách nhánh quyền lực đảng và chính quyền, và đặc biệt tới cả cấp thành viên trong Bộ Chính trị đầy quyền lực...

"Gần đây nhất hiện diện trong một thay thế nhân sự chỉ một năm trước khi bước vào Đại hội 13, ở thành ủy của thủ đô Hà Nội chính là một thí dụ rõ ràng như chỉ dấu", ý kiến quan sát từ góc độ quan điểm riêng và không muốn tiết lộ danh tính này, cho BBC hay.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 15/02/2020

Additional Info

  • Author Quốc Phương
Published in Diễn đàn
mercredi, 15 janvier 2020 13:16

Đêm cuối năm nghĩ về Hà Nội

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.

Kiều

cuoi1

Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội  (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thưở ấu thơ :

Mưa hoàng hôn

Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn…

Mưa ngày nay

Như lệ khóc đất quê hương tù đày

Sao "phần đất quê hương" này lại bị "tù đầy" và có lắm người thốt lên những lời ai oán, thê thiết, đắng cay đến thế :

Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về

Lòng khách tha hương vương sầu thương

Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ

rời lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly. 

(Vũ Thành, Giấc mơ hồi hương , Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, 1959).

Rồi Bắc/Nam thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca nhưng tất cả những nhân vật thượng dẫn (Hoàng Anh Tuấn, Phạm Đình Chương, Vũ Thành …) đều ù té đâm xầm ra biển, hốt hoảng bỏ của chạy lấy người, quên hẳn cái "giấc mơ hồi hương" mà họ đã từng ôm ấp chưa lâu – trước đó.

cuoi2

Kẻ ở lại, Nguyễn Ngọc Lan – sau chuyến hồi hương vào năm 1975 – đã tỉ mỉ ghi lại cảm xúc của mình, trong một tập hồi ký (Hà Nội của tôi thế đó) không được xuất bản. Lý do, theo lời của tác giả : "Các ông to bà lớn đầy mặc cảm bực bội, khó chịu… người ta không hãnh diện về cái nghèo của Hà Nội". Còn theo dư luận thì vấn đề, chả qua, chỉ vì lỗi của thằng đánh máy. Nó bỏ dấu sai : Hà Nội tội thế đó, Hà Nội tồi thế đó, Hà Nội tối thế đó

Thế nà thế lào ?

Phải đợi thêm gần hai thập niên nữa, khi đất nước chuẩn bị bước vào Thời kỳ Đổi mới (và giới văn nghệ sĩ được tạm thời cởi trói) người dân – cả ba miền – mới có cơ hội đọc được những phát biểu khách quan về Thủ đô của lương tâm nhân loại. Xin ghi lại một vài, theo thứ tự (abc) alphabétique :

- Phạm Xuân Đài : 

"Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ :

  • Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi
  • Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho.

Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hóa để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá.

(Phạm Xuân Đài, Hà Nội trong mắt tôi, Thế Kỷ, Hoa Kỳ 1994)

- Bùi Bích Hà :

"Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi… Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa thế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện ‘chủ nghĩa xã hội ưu việt’ trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này".

(Bùi Bích Hà, "Nhìn lại quê hương", Thế Kỷ 21, Sep. 2003, trong. 63-65).

- Tô Hoài :

"Nhà em bảo em lên ở Hà Nội. Giàu có nhà quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ, vẫn đồn thế mà. Người hèn đớn cũng kiếm được, không mất bữa. Gánh đồng nát mà lãi quan viên. Nhà em bảo thế, em cũng đã lên xem sao… Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường. Cả đêm không tải nào chợp mắt, ăn cơm lại oẹ ra, ốm đến nơi. Thế là cút ngay. Thuê kẹo em cũng không bao giờ dám lên Hà Nội nữa. 

Tô Hoài, Chiều chiều, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 1999).

- Phùng Quán :

"Có nơi nào trên trái đất này

Mật độ đắng cay như ở đây

Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ

Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…

Rõ ràng là… đất dữ ! Tuy nhiên, đó là Hà Nội của một thời đã qua rồi – tự thế kỷ trước lận. Sau khi Đảng và Nhà nước anh dũng và quyết tâm đổi mới, Chính phủ Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã ra đời. Hà Nội hiện nay đã hoàn toàn biến đổi, văn minh chưa từng thấy. Báo chí trong nước vừa đồng loạt và hân hoan ghi nhận một hình ảnh đẹp, khiến nhân dân thủ đô vỡ oà trong niềm vui và hạnh phúc lâng lâng :

"Hai người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành đèn tín hiệu trên trục đường Đại Cồ Việt - Phố Huế. Bức ảnh hai người đàn ông đi xe máy dừng chờ đèn đỏ giữa đêm khuya ở Hà Nội nhận được sự tán dương và chia sẻ mạnh mẽ. Trong đó, nhiều người còn khảng khái cho rằng : ‘Dù là người lao động, đi xe máy nhưng ý thức của hai người đàn ông này còn hơn rất nhiều người đi xe sang nhưng thường xuyên vượt đèn đỏ, lấn làn, cản trở giao thông của các phương tiện khác’. Theo TS. Đức, để giao thông Việt Nam có nhiều tấm hình đẹp như bức ảnh hai người dừng chờ đèn đỏ giữa đêm khuya đang gây ‘bão’ mạng xã hội, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng chốt trực, lưu động trên đường, nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị giao thông thông minh giám sát, kiên quyết không bỏ lọt vi phạm, phải tổ chức các đợt cao điểm để tạo sự răn đe, nâng cao ý thức của người dân".

Cơn "bão mạng xã hội" vừa đi qua Hà Nội, vào những ngày cuối năm, khiến tôi nhớ đến những con sóng nhỏ lăn tăn trong lòng một tù nhân lương tâm Việt Nam (Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh) khi ông bước chân đến Sài Gòn, hồi cuối thế kỷ trước :

"Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo ! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền-Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải thêm có 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể".

cuoi3

Ảnh : báo An Toàn Giao Thông chụp được vào lúc 1h sáng ngày 24/12 năm 2019

Bữa nay thì kể như êm. Lùa, đuổi "xuể" là cái chắc. Khoảnh khắc lịch sử đã ghi : vào lúc 1giờ sáng ngày 24/12/2019, ít nhất, đã có hai người đàn ông đi xe máy dừng chờ đèn đỏ ở Hà Nội rồi. Thiệt là "khẳng khái" và quí hóa hết biết luôn.

2019 - 1975 : 44 năm, chưa tới nửa thế kỷ, khoảng thời gian tuy không dài lắm nhưng vẫn đủ để Hà Nội bắt kịp Sài Gòn. Thêm năm mươi năm nữa, đến cuối thế kỷ này, không ai có thể đoán được rồi cả nước sẽ "rót" về đâu – kể cả đồng chí Tổng bí thư. Riêng tôi, đêm nay, chắc phải "rót" thêm rất nhiều chén nữa.

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 15/01/2020 (tuongnangtien's blog)

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Cựu bộ trưởng Son khai vụ Mobifone mua AVG là làm theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng (RFA, 18/12/2019)

Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son vào chiều ngày 18/12 khai trước tòa ông cho thực hiện thương vụ Mobifone mua AVG là theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Người đứng đầu chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng.

vn1

Ảnh minh họa : Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Nguyễn Xuân Phúc chụp ngày 21/3/2016 AFP

Truyền thông trong nước vào ngày 18/12 tường thuật rõ là dù bị mất ngủ vào đêm hôm trước, song tại tòa vào chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Bắc Son khai báo khá rành mạch về vai trò của ông là người đứng đầu Bộ Thông tin và truyền thông, đơn vị chủ quản của Mobifone mua AVG.

Theo lời khai của ông Nguyễn Bắc Son thì vào ngày 14/12 năm 2015, Bộ Thông tin và truyền thông nhận được công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của thủ tướng chấp nhận chủ trương cho Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).

Ông Nguyễn Bắc Son thừa nhận vai trò người đứng đầu khi bút phê vào tất cả các văn bản giao cho cấp dưới để hoàn thành thương vụ.

Trước tòa vào chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói rằng ông đã xin ý kiến nhiều nơi trong thương vụ Mobifone mua AVG. Ông Son khẳng định đã giao cho người phó là thứ trưởng bộ Thông tin và truyền thông lúc bấy giờ, ông Trương Minh Tuấn, cùng thực hiện dự án và đã thực hiện công việc mua bán một cách thận trọng, có báo cáo chính phủ.

Ông Nguyễn Bắc Son cũng nhận tội và không cần luật sư bào chữa.

****************

Nhiều công ty bình phong được người nước ngoài lập để sản xuất ma túy ở Việt Nam (RFA, 18/12/2019)

Cục Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy thuộc Bộ Công an Việt Nam thừa nhận lâu nay có nhiều người nước ngoài lập công ty bình phong để sản xuất ma túy ở Việt Nam.

vn2

Ảnh minh họa : một máy dập thuốc lắc bị bắt ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/6/2017 - AFP

Thông tin vừa nêu được đưa ra vào ngày 17 tháng 12 tại Hội nghị Song phương Việt Nam- Trung Quốc lần thứ 8 về hợp tác phòng chống, trấn áp tội phạm ma túy giữa hai nước láng giềng này với nhau.

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, nhiều người Trung Quốc, Đài Loan móc nối với các đối tượng trong nước lập ra các công ty, doanh nghiệp ‘bình phong’ nhằm ngụy trang cho hoạt động sản xuất, mua bán, vận chuyển ma túy với số lượng lớn.

Tình trạng tội phạm ma túy có liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam được nhận định diễn ra phức tạp, đặc biệt ở khu vực phía nam. Đơn cử vào ngày 6 tháng 8 vừa qua, Cục Cảnh sát Điều tra về tội phạm ma túy Việt Nam phối hợp cùng phía Trung Quốc phá xưởng sản xuất chất ma túy lớn do người Trung Quốc cầm đầu tại xã Dak Hà, huyện Dak Hà, tỉnh Kon Tum.

Trong vụ này phía Việt Nam bắt giữ 7 nghi can quốc tịch Trung Quốc, phía Trung Quốc bắt giữ 18 nghi can liên quan.

Trên tuyến biên giới phía bắc qua 7 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu ; lực lượng chức năng hai phía báo cáo phát hiện và bắt giữ hơn 2.100 vụ buôn lậu ma túy với gần 3.600 đối tượng. Số ma túy bị tịch thu gồm trên 345 kilogram heroin, hơn 20 kilogram thuốc phiện, hơn 79 kilogram cây thuốc hiện, hơn 86 kilogram ma túy tổng hợp, hơn 38 ngàn viên ma túy tổng hợp…

Việc vận chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng qua Lào, Campuchia vào Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc tiêu thụ cũng gia tăng trong thời gian qua.

****************

Trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam (RFA, 18/12/2019)

Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào hôm 18/12 báo cáo Chính phủ về việc triển khai thực hiện chỉ thị tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trong đó có việc trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển của Việt Nam.

vn3

Tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc. (Ảnh minh họa) - AFP

Theo Cục Kiểm Ngư Việt Nam 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm vì không có giấy tờ, không có nhật ký khai thác thủy sản, không có giấy phép khai thác mà đã vào khai thác tại vùng đánh cá chung ở phía Tây đường phân định, xâm phạm vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu cá này là các tàu lưới kéo và đa số là tàu vỏ sắt, công suất lớn, không có số hiệu và không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra, cắt lưới bỏ chạy sang khu vực phía Đông đường phân định. Do đó, cục kiểm ngư đã lập biên bản và tiến hành trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc như vừa nêu.

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm 2019 đến nay Cục Kiểm ngư đã tổ chức 20 đợt tuần tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản, huy động 44 lượt tàu kiểm ngư với hơn 420 ngày bám biển.

Cục Kiểm ngư Việt Nam đã lập biên bản và xử lý hành chính hoạt động thủy sản đối với hơn 200 trường hợp và thu về ngân sách với số tiền hơn 634 triệu đồng, phạt cảnh cáo 254 tàu vi phạm và tiến hành trục xuất 42 tàu cá Trung Quốc vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam như vừa nêu.

Cũng theo Cục Kiểm ngư thì các lỗi mà tàu cá Việt Nam thường vi phạm là không mang theo hoặc không có đầy đủ các loại giấy tờ, chứng chỉ theo quy định, không đánh dấu nhận biết tàu cá hoặc đánh dấu sai quy định, không có hoặc không mang theo đầy đủ phao cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc theo quy định. Hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật quá hạn khi hoạt động khai thác thủy sản và nhiều vi phạm khác.

*******************

Thủy điện thiếu nước, cán bộ trục lợi (RFA, 18/12/2019)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tính đến ngày 16/12, tổng lượng nước trong các hồ thủy điện trên toàn quốc đang bị thiếu hụt khoảng 11 tỷ m3, chiếm khoảng 1/3 lượng khi mức nước các hồ dâng bình thường.

vn4

Thủy điện Sơn La của Việt Nam AFP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 18/12 cho biết với lượng nước thủy điện là khoảng 24 tỷ m3 hiện có, EVN quy ra lượng điện có thể sản xuất là khoảng 10 tỷ kWH và lượng thiếu hụt là gần 5 tỷ kWh.

Số liệu của EVN cho thấy lượng điện do các hồ thủy điện miền Bắc có thể sản xuất đang thiếu hụt khoảng 3,2 tỷ kWh, miền Trung hụt hơn 1,2 tỷ kWh và miền Nam là 0,45 tỷ kWh.

Nguyên nhân của tình trạng này được Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia nói vì ảnh hưởng biến đổi khí hậu dù lưu vực có hồ thủy điện trên cả nước đã chuyển sang vận hành mùa khô. Theo đó, cùng với sự thiếu hụt nguồn nước trong mùa lũ, tuần suất nước về các hồ chứa vẫn tiếp tục yếu kém.

EVN nói đã huy động sản xuất điện từ các nguồn điện than, khí ngay trong mùa lũ, khai thác cao nguồn điện chạy dầu,… để tích lũy nước các hồ thủy điện nhưng việc tích nước lên mức bình thường là không thể đạt được.

Cũng liên quan đến tình trạng thiếu hụt nước thủy điện, một số cán bộ đã lợi dụng để trục lợi và bị đưa ra xét xử thời gian qua.

Mạng báo Pháp luật ngày 18/12 loan tin hôm 6/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên ông Đỗ Hồng Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Giám đốc Công ty Khai thác công trình Thủy lợi Nam Khánh Hòa, 17 năm tù và 10 cán bộ liên quan từ 2 năm đến 16 năm tù giam vì tội danh ‘tham ô tài sản’.

Theo cáo trạng, trong hai năm 2014, 2015, các bị cáo đã lợi dụng chủ trương bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, phục vụ tưới tiêu thủy lợi chống hạn để lập các hồ sơ khống nhằm chiếm ngân sách Nhà nước.

Các cán bộ của công ty Nam Khánh Hòa bị xác định thông đồng, ký khống các biên bản nghiệm thu, quyết toán các công trình thủy lợi để chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng tiền ngân sách.

*****************

Hà Nội : Không đun than tổ ong, đốt rơm rạ để giảm ô nhiễm không khí (RFA, 18/12/2019)

Truyền thông trong nước trích dẫn thông tin của Sở Tài nguyên và môi trường vào ngày 18/12. Theo đó, những nguyên nhân được Sở Tài nguyên và môi trường đưa ra gồm sự gia tăng của phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải ; các hộ kinh doanh dịch vụ đun bếp than tổ ong ; đốt rác tự phát ; các công trình xây dựng cuối năm tăng nhiều ; đối củi trong sinh hoạt... cũng là nguồn phát thải các chất ô nhiễm...

vn5

Hà Nội sẽ cấm dùng than tổ ong và đốt rơm rạ trên đồng ruộng để giảm ô nhiễm không khí trong thời gian tới - VnMedia -RFA edited

Riêng nguyên nhân ô nhiễm không khí Hà Nội có liên quan đến các nhà máy nhiệt điện than của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì trong ngày 18/12, EVN lên tiếng phản bác cho rằng thông tin này là không chính xác.

EVN khẳng định các nhà máy nhiệt điện của EVN đều đã trang bị hệ thống quan trắc tự động 24/24, và các thông số ô nhiễm trong khí thải, nước thải đều được truyền gửi online cho các Sở Tài nguyên và môi trường theo dõi. Và, những kết quả trong thời gian qua không có dấu hiệu tăng nồng độ bụi phát thải.

Để xử lý ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết Hà Nội đang đẩy mạnh việc cơ giới hóa công tác vệ sinh môi trường và kêu gọi đầu tư các dự án đốt rác phát điện ; triển khai tách nước thải, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước tại các ao hồ đồng thời trồng thêm cây xanh. Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ hạn chế và tiến tới không đun than tổ ong, đốt rơm rạ trên đồng ruộng...

Hôm 14/12, Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong các ngày 10 đến 13 tháng 12, chỉ số chất lượng không khí (AIQ) tại Hà Nội đã chạm ngưỡng rất xấu. Giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 trong nhiều ngày vượt mức cho phép.

Tổng cục Môi trường hôm đó ra khuyến cáo "Mọi người, kể cả học sinh, nên hạn chế vận động và tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, đeo khẩu trang chống bụi PM 2.5 khi đi ra đường".

Bộ Y Tế cũng có hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí.

Theo hướng dẫn này, người dân được khuyên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống, hạn chế ra khỏi nhà.

Bộ Y Tế cũng khuyên người dân nên dùng khẩu trang, vệ sinh mũi, súc họng, tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là các gia đình ở gần đường giao thông.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Dựa vào cách báo chí kháo các sai phm ca chính tr gia Hà thành, người ta có th thy c bí thư ln ch tch Hà Ni đu đang trong tầm ngm ca chiếc lò thiêu đt s nghip ca nhiu chính tr gia.

hanoi1

Ông Nguyn Đc Chung (trái) và Hoàng Trung Hải.

Hiển nhiên đường quan l ca h còn tuỳ xem kết qu điu tra các v án liên quan trong thi gian ti đây. Người ta đã chng kiến cú ngã nga trên đường quan l kéo ti khúc quanh ngc lộ ca bí thư Sài thành Đinh La Thăng. Câu "làm rõ ti đâu x lý ti đó" là ca sếp cũ ca c hai ông Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hi, đương kim bí thư Hà Ni. Ch có điu dưới thi ông Nguyn Tn Dũng, các sai phm ca nhiu đ đ chưa bao gi được làm rõ.

Sai phạm ca ông Hi t thi còn là phó ca ông Dũng liên quan ti d án ngàn t nhm m rng sn xut Công ty Gang Thép Thái Nguyên. D án đang đp chiếu nhưng hin vn phi tr lãi ngân hàng ti gn 500 t mi năm, theo trang Pháp Luật thành ph H Chí Minh.

Ông Hải được cho là đã có nhng ch đo không đúng trong d án mà vn đã tăng t chưa ti 4.000 t lên trên 8.000 t. Nhà thầu ca d án, Tp đoàn xây lp luyn kim Trung Quc, cũng được thanh toán ti trên 90% giá tr hp đng trong khi nhiu hng mc ca d án chưa hoàn thành. Các nhà thu cũng đã ngưng thi công t nhiu năm nay.

Truyền hình k thut sVTC hôm 10/12 đăng trên Facebook : "La liệt hng mc b b d, st thép hoen g, lau sy và c di mc um tùm, nước tù đng ... không ai nhn ra được đây là d án khng l tr giá hàng nghìn t đng". Hàng trăm người đã chia s và bình lun tin này.

Người ly tên Luu Vo viết : "Nó c ký chia nhau hoa hng". Người khác, Khai Hoang Xuan, viết : "Tôi ch mong Tng bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trng sc kho [tt] đ làm nt".

Bài trên trang mạng ca VTC cho thấy cái gi là d án ngàn t gi ch còn là đng sắt rỉ nm ch thanh lý. Cho ti nay hai cu ch tch hi đng qun tr, hai tng giám đc và mt phó tng giám đc trong ngành thép đã b bt giam ch ngày hu toà.

Một d án khác khá khm hơn nhưng cũng đã mun đưa vào hot đng ti bn năm nm ngay ti Hà Nội – D án đường st Cát Linh – Hà Đông, d kiến s đi vào hot đng trong tháng này. Báo Lao Đng dn li ông Nguyn Đc Chung, Ch tch Hà Ni, nói mi năm tin tr lãi vay ngân hàng cho d án chưa đi vào hot đng này cũng mc gn 300 t đng.

Dự án này mức đu tư ban đu chưa ti 9.000 t nhưng sau đã tăng lên ti 18.000 t. Nhà thu d án cũng li là mt công ty Trung Quc.

Nhưng d án và công ty Trung Quc này không phi là mi bn tâm chính ca Ch tch Nguyn Đc Chung. Ông Chung có l lo ngi hơn vi tiến đ điu tra v "Buôn lu, vi phm quy đnh v kế toán gây hu qu nghiêm trng, ra tin" xy ra ti Công ty trách nhim hu hn Gii pháp và Dch v k thut Nht Cường, Công ty trách nhim hu hn Gii pháp phn mm Nht Cường và các công ty liên quan. Nhật Cường được chính quyn Hà Ni trao cho nhng hp đng béo b.

Vụ án này hi tháng 11/2019 đã được đưa vào din theo dõi ca Ban Ch đo Trung ương v phòng, chng tham nhũng sau mt cuc hp do đích thân Tng Bí thư, Ch tch nước Nguyn Phú Trọng ch trì. Mười b can đã b khi t trong v Nht Cường nhưng b can ch cht Bùi Quang Huy, Tng Giám đc công ty, đã b trn, điu thường din ra trong các v án ln trong thi gian gn đây.

Hà Nội dưới thi Ch tch Chung cũng còn nhiu vn đ khác. Từ v Đng Tâm ti ô nhim nước sinh hot, ô nhim nước sông, ô nhim không khí và mi đây nht là v ct đôi que th xét nghim HIV và viêm gan B trái quy định ở bnh vin Xanh Pôn.

Hồi đu tháng này hàng trăm người cũng chia sẻ mt bài viết ca báo Lao Đng cho thấy cnh công nhân dùng máy xt bi bay mù mt trên đường Nguyn Trãi, Hà Ni, điu báo mô t là "kinh hoàng". Còn kết qu điu tra các d án, vn s nh hưởng ti quan l ca hai quan chc hàng đu ca Hà Ni, có kinh hoàng hay không thì còn phi ch thêm nhiu tháng na.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 13/12/2019

*******************

"Xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý" : Nhà quan sát

RFA, 12/12/2019

Hai ngày sau khi có tin Bí thư Hà Nội, cựu phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bị xem xét để kỷ luật, một nhà quan sát kỳ cựu đưa ra nhận định việc kỷ luật ông Hải là đụng đến Trung Quốc.

hanoi2

Bí thư Hà Nội, cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Hình minh họa.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có những vi phạm trong thời gian làm Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó thủ tướng chính phủ khi chỉ đạo dự án Gang Thép Thái Nguyên II (TISCO II). Những vi phạm này cần phải xem xét kỷ luật.

Đây là kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra tại kỳ họp thứ 41 từ ngày 4 đến 6 tháng 12 vừa qua và được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 9 tháng 12.

Theo đó thì ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.

Ông Hải làm phó thủ tướng phụ trách kinh tế ngành từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 4 năm 2016.

Việc ông Hải, đương kim Bí thư Thành ủy Hà Nội bất ngờ bị lật lại sai phạm thời còn làm phó thủ tướng từ hơn ba năm trước làm dấy lên suy đoán rằng ông này sẽ có kết cục tương tự cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, người đang thụ án tổng cộng 30 năm tù vì những sai phạm thời ông làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia.

AFP_VZ142

Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng trên đường ra tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018  - Hình minh họa

Hôm 11/12, nhà báo tự do Phạm Thành, tức blogger Bà Đầm Xòe, nói với RFA :

"Trước hết tôi thấy một sự khác biệt. Ông Đinh La Thăng, dưới quan điểm của tôi, ông ấy có tinh thần chống sự ảnh hưởng của Tàu Cộng đối với vấn đề của Việt Nam nói chung. Còn Hoàng Trung Hải là tay trong của Tàu Cộng, được cài cắm vào trong lãnh đạo Việt Nam có mục tiêu phá hoại kinh tế Việt Nam và bằng mọi cách làm suy yếu nước Việt Nam, để Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Tàu Cộng.

Còn sự giống nhau thì họ đều là hai quan chức Cộng sản, họ làm gì thì đều theo chủ trương đường lối của Đảng hết. Và họ là những người nằm trong tổ chức mà với tôi bây giờ thấy là tổ chức này không có mục đích kiến tạo cho Việt Nam ngày một phát triển về kinh tế cũng như về tiến bộ xã hội".

Cựu nhà báo từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam và là tác giả cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" nhận định rằng "về mặt tội đồ thì hai ông này như nhau nhưng mà mục tiêu thì mỗi người có một nét riêng".

hanoi4

Thời còn vinh quang của hai ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Đinh La Thăng khi cùng đi thăm các gian trưng bày Vietship 2014. Ảnh minh họa.

Ông Phạm Thành lý giải về việc đưa cáo buộc ông Hoàng Trung Hải "liên quan đến Trung Quốc" :

"Trước hết, ông Hoàng Trung Hải có một lý lịch, bố ông ấy là người Tàu. Ngày xưa, đã có rất nhiều người phản đối khi đưa ông Hoàng Trung Hải lên bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Khi đó, rất nhiều cựu chiến binh tố cáo ông Hải, một là nhân thân có bố là người Tàu, khi chết chôn ở tỉnh Thái Bình. Hai là các cán bộ cao cấp thời đó đã phản đối nhưng ông Hải được sự nâng đỡ của ông Nông Đức Mạnh nên vẫn giữ chức bộ trưởng.

Tôi nắm được tư liệu này là vì khi ấy tôi còn làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Một trợ lý của ông Nông Đức Mạnh đã mang tài liệu đó đến cho tôi cũng như nhiều nhà báo khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, các nhà báo khác trong hệ thống báo chí nhà nước. Nhưng mà vụ việc, các đơn tố cáo bị chìm xuồng. Các nhà báo thì không ai dám lên tiếng cả.

Bây giờ thì có thể nhìn vào hồ sơ mà Ủy ban trung ương vừa kết luận, ông này là chuyên gia kiến tạo để nhằm tất cả nguồn điện than vào Việt Nam mà thế giới người ta bỏ đi, Trung Quốc cũng bỏ đi, thế nhưng ông Hải vẫn đứng ra chủ trì để đưa nhiệt điện phế thải của Trung Quốc vào Việt Nam".

Ông Phạm Thành nhắc lại hậu quả mà các báo nhà nước Việt Nam tường thuật rằng dự án Gang Thép Thái Nguyên "đã có trên 8.100 tỷ đồng đầu tư mấy chục năm nay, cuối cùng thành bãi thải rác" và "rất nhiều dự án nhiệt điện khác do ông Hải khi còn ở cương vị phó thủ tướng đưa về".

Ông Phạm Thành cũng đề cập chuyện blogger, nhà báo tự do Lê Anh Hùng "từng viết tố cáo ông Hoàng Trung Hải ‘làm tay trong của Trung Quốc’ từ hàng chục năm nay mà không ai xử lý".

Đề cập về mối liên hệ giữa việc ông Hoàng Trung Hải sắp bị Đảng cộng sản Việt Nam xử lý kỷ luật và chuyện đấu đá phe phái trước Đại hội Đảng 13, ông Phạm Thành nói :

"Đại hội nào chẳng có đấu đá phe cánh, đương nhiên phe cánh này loại phe cánh kia. Tôi thấy rằng việc đưa được Hoàng Trung Hải ra để xử lý như vậy không biết tới đâu, nhưng nếu làm triệt để thì cũng là dấu hiệu tốt.

Bởi vì cái sự nguy hiểm của Hoàng Trung Hải là âm thầm, phá hoại cơ sở hạ tầng mạnh hơn những người khác. Nên nếu mà xử lý được, tống tù ông ta như Đinh La Thăng thì quá tốt. Nhưng mà tôi sợ rằng họ cũng chỉ làm tới mức đó thôi. Vì xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý. Nên việc này là rất khó. Người dân vui và hy vọng, những người có tư tưởng thoát Tàu cũng vui và đang chờ xem các phe phái đấu nhau thế này là đi tới đâu. Bắt Hoàng Trung Hải vào tù là dấu hiệu tốt, cũng có thể là tín hiệu tốt trong việc giữ gìn độc lập và thoát Trung. Chúng ta còn phải chờ xem".

Từ một góc độ khác, Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, nói với RFA hôm 12/12 về việc ông Hoàng Trung Hải sắp bị kỷ luật :

"Cái thứ nhất là việc chống tham nhũng không có vùng cấm. Người nào, bất cứ cương vị nào mà có sai phạm thì đều bị xử, không có loại trừ. Cũng không xử nội bộ mà xử công khai. Nghị quyết của Đảng cũng nói rằng sai phạm của một bộ phận không nhỏ, kể cả cấp quản lý, lãnh đạo bên trên.

Cái thứ hai là việc [ông Hoàng Trung Hải ]đã nghỉ rồi, tức là cái việc xảy ra cách đây ba bốn năm thì đã có tiền lệ rồi. Xử một số ông bộ trưởng, rồi xử ông Đinh La Thăng cũng nguyên là Bộ Chính trị. Cho nên cái này không có gì mới. Về ông Đinh La Thăng thì có khác một chút là khi Ban Chấp hành trung ương đã cách chức ra khỏi Bộ Chính trị rồi, sau đó thì mới khởi tố. Còn bây giờ ông Hoàng Trung Hải đương là Bộ Chính trị, đương chức, bị đề nghị kỷ luật. Gần đây có những văn bản quy định pháp luật trong nội bộ mà tôi cũng không nắm được. Thường thì những người đương là Bộ Chính trị mà việc bị xử lý kỷ luật là của Ban Chấp hành trung ương. Còn bây giờ Ban Chấp hành trung ương đã ủy quyền cho Bộ Chính trị thì cái đó có một số văn bản không công khai thì tôi không nắm được".

Đề cập về cáo buộc ông Hoàng Trung Hải "có yếu tố cài cắm liên quan đến Trung Quốc", Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết rằng "người ta nói lâu rồi nhưng cái kỳ thị sắc tộc thế là âm mưu sai lầm".

Ông giải thích :

"Bố ông Hoàng Trung Hải là người Việt gốc Hoa, tham gia kháng chiến thời chống Pháp. Sau thì con ông ấy lại tiếp tục tham gia cách mạng, hoạt động rồi trưởng thành như thế thì cũng là bình thường chứ không phải là người mới tinh hay là người Hoa mới nhập tịch Việt Nam. Đó là câu chuyện khác. Tôi có nghe bố ông Hải là thiếu tướng, sau đó ông Hoàng Trung Hải là con rồi trưởng thành lên. Cho nên nếu như vậy mà nói cài cắm thì lộ quá".

Không bàn luận sâu về mối liên quan giữa vụ việc của ông Hoàng Trung Hải và đấu đá phe phái trước Đại hội Đảng 13, nhưng Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng "thực tế là có hiện tượng như thế nhưng có sai phạm và có chứng cứ rõ ràng thì mới xử được, như vậy phải chăng là có phe chống tiêu cực và phe tiêu cực" và "cũng có thể là có câu chuyện ấy nhưng đâu phải là do mình dựng lên và muốn xử ai cũng được".

hanoi5

Công ty Gang Thép Thái Nguyên - Ảnh minh họa

Trong cùng vụ việc TISCO II, các ông Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ cùng là nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; ông Nguyễn Văn Tài, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành ; ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.

Dự án TISCO II được phê duyệt vào năm 2005 với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng (tương đương hơn 240 triệu đô la Mỹ). Dự án này có 2 gói thầu chính : gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với giá trị thánh toán trên 220 tỷ đồng ; gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim được tổ chức đấu thầu và Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc MCC trúng thầu với giá hơn 160 triệu đô la Mỹ.

Theo kết luận thanh tra toàn diện về dự án TISCO II của Thanh tra Chính phủ Hà Nội thì TISCO điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng. Đến năm 2013 MCC và các nhà thầu dừng thi công dự án ; đến nay một số thiết bị gỉ sét, hư hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư.

Vào tháng 4 năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam thông báo đã khởi tố vụ án về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Thông báo được đưa ra khi điều tra mở rộng 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án TISCO II.

Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án ngàn tỷ bị cho là yếu kém của ngành công thương Việt Nam đến nay vẫn chưa thể giải quyết.

Additional Info

  • Author Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Nước Hà Nội nhiễm bẩn và trách nhiệm của chính quyền (BBC, 17/10/2019)

Hàng trăm ngàn người dân đang sinh sống tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đang lo lắng bởi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn.

nuoc1

Nhiều người dân Hà Nội xách thùng đi lấy nước sạch trong nhiều ngày qua

Một nhà bình luận thời sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội nhận định rằng, qua vụ việc này, vấn đề giao cho tư nhân kinh doanh những lĩnh vực có tính chất độc quyền, cho thấy 'lỗi hệ thống' trong tư duy quản trị đất nước.

Nguồn nước nói trên do Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) cung cấp. Công ty này quản lý Nhà máy Nước sạch Sông Đà.

Do công ty không báo ?

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc tối 15/10 chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà khắc phục sự cố ; đồng thời, có giải pháp bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm.

Công văn cũng yêu cầu, Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.

Trước đó cùng ngày, hơn 1 tuần sau khi nước sạch sinh hoạt có mùi lạ, UBND Thành phố Hà Nội mới chính thức lên tiếng, công bố các kết quả xét nghiệm nước.

Báo Lao động dẫn lời ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, kết quả xét nghiệm cho thấy, các mẫu đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần.

Sáng 15/10, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, phân trần trong cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 Thành phố Hà Nội rằng, "Nhà máy nước sông Đà phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền, không có hành động để ngăn chặn, do đó dầu chảy vào nhà máy", theo báo Người lao động.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 16/10 rằng, bên cạnh việc phải xử lý hình sự những người đổ dầu trộm vào đầu nguồn nước sông Đà, thì việc nhà nước thả cho một công ty hoạt động trong một lĩnh vực độc quyền mà thiếu giám sát, trước hết là lỗi của nhà nước.

nuoc2

Các cửa tiệm tạp hóa 'cháy hàng' nước lọc

Ông A nói :

"Tôi nghĩ, lỗi chính trong chuyện này là về mặt nhà nước, về mặt chính quyền. Một mặt là chính quyền không giám sát chặt chẽ. Nếu họ phân biệt rõ ràng, những công ty cung cấp nước sạch kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên và ảnh hưởng đến rất đông người, nhà nước phải kiểm soát rất chặt và đôi khi chính quyền có thể sở hữu luôn các công ty công ích này.

Việc giao chúng cho tư nhân làm là vô trách nhiệm và chắc chắn sẽ dẫn đến tai họa. Tôi cảnh báo rằng, những chuyện như ô nhiễm nước hay vỡ đường ống nước sẽ còn xảy ra nữa, bởi một công ty hoạt động chạy theo lợi nhuận, trong một lĩnh vực độc quyền, thì họ sẽ có những động lực lợi ích hoàn toàn khác với mục tiêu của công ty công ích".

Lỗi hệ thống ?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích rằng : "Điều rất đáng tiếc là ở Việt Nam, những công ty hoạt động công ích người "cổ phần hóa" mà thực chất là tư nhân hóa. Thực sự những gì có tính chất độc quyền thì người ta viện vào cớ là bây giờ nhà nước không còn tiền để đầu tư nữa, ngân sách đang khó, nên phải huy động nguồn vốn của dân, của doanh nghiệp để làm.

Theo ông, việc trao cho tư nhân kinh doanh trong những lĩnh vực độc quyền mà thiếu giám sát chặt chẽ cũng là một kiểu tham nhũng.

Ông nói rằng :

"Những vụ tham nhũng trong quá trình chuyển tài sản công thành tài sản tư, ví dụ như vụ 'bán' Cảng Quy Nhơn vừa rồi thì thực ra dễ nhìn thấy hơn. Của nhà nước trị giá tới 1000 mà họ bán cho tư nhân chỉ có 100 ; hay ngược lại, ở vụ AVG, của tư nhân chỉ đáng giá chẳng hạn có 100 thì mua tới 1000. Kiểu tham nhũng đó dễ phát hiện. Còn việc trao những hoạt động độc quyền cho một nhóm người thì tinh vi hơn, vì nó hoàn toàn hợp pháp".

"Điều quan trọng nhất là trong tư duy của lãnh đạo chính quyền cho đến tận những người chop bu của đất nước này là họ không phân biệt rõ, khu vực nào cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả, nơi nào cơ chế thị trường không hoạt động tốt và nhà nước phải giám sát chặt chẽ. Nguyên nhân chính nằm ở đó". Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận thêm.

Ông cũng nói rằng, đây là "lỗi hệ thống trong tư duy quản trị đất nước của cả Đảng Cộng sản Việt Nam và cả chính phủ này. Nếu người ta biết, cái nào nhà nước phải làm thì dứt khoát làm cho tốt ; cái nào có thể để tư nhân làm hiệu quả hơn thì để tư nhân làm, nhà nước chỉ giám sát thôi. Tiếc là [ở Việt Nam], nhà nước cứ lao vào làm những việc không phải của nhà nước, những việc mà giao cho tư nhân làm thì hiệu quả hơn, còn những việc đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại giao cho tư nhân. Tư duy cứ lộn đầu lộn đuôi như thế".

Nước nguồn sông Đà cấp cho khu vực nào ?

Báo Lao động dẫn Kế hoạch đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè năm 2019 do UBND Thành phố Hà Nội ban hành từ tháng 7 vừa qua, thì Nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn 1 có tổng công suất là 300.000 m3/ngày đêm, có thể nâng công suất lên 330.000 m3/ngày đêm.

Với lưu lượng hiện nay, nhà máy này cấp nước cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000 - 260.000 m3/ngày đêm.

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà đang cung cấp khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội gồm các quận : Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành cùng một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà từng dính rất nhiều sự cố vỡ đường ống nước.

Năm 2018, có chín bị cáo liên quan đến các vụ vỡ đường ống nước lãnh án  với tội danh"Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".

*****************

Sự cố mùi lạ và câu hỏi nguồn gốc Công ty nước sạch Sông Đà (BBC, 16/10/2019)

Truyền thông Việt Nam đang đặt câu hỏi về công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà sau khi có sự cố nước có mùi lạ ở Hà Nội từ ngày 10/10.

nuoc3

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà

Trong diễn biến mới nhất, công ty nước sạch sông Đà thông báo tạm dừng cấp nước để súc xả tuyến ống truyền tải.

Thời điểm cấp nước trở lại chưa được xác định.

Tờ VnEconomy ngày 16/10 đặt vấn đề về "Bí ẩn nhóm đại gia sở hữu công ty nước sạch Sông Đà".

Theo bài điều tra, tập đoàn Vinaconex đã bán toàn bộ cổ phần thoái vốn tại Nước sạch Sông Đà vào cuối năm 2017.

Khi đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Sinh Thái và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) cùng muốn mua.

Cuối cùng, Công ty đầu tư phát triển Sinh Thái thành công khi liên tục mua gom cổ phần thoái vốn từ Vinaconex gồm nhiều đợt và sở hữu 50,42% cổ phần tại đây.

Trong khi đó, REE được sở hữu 17,34 triệu cổ phần tương ứng 34,68% cổ phần của Nước sạch Sông Đà.

Đến ngày 4/1/2018, Sinh Thái sang tên 25,21 triệu cổ phiếu cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Năng lượng Gelex.

Tờ VnEconomy đặt giả thiết : "Nhiều chuyên gia cho rằng khả năng Sinh Thái chỉ là cái tên đứng ra gom cổ phần cho nhà đầu tư giấu mặt là Gelex vì nhóm này không muốn lộ diện ngay từ ban đầu".

Ngày hôm nay, ba cổ đông lớn nhất của công ty là nhóm Gelex nắm giữ 60,46% cổ phần, REE nắm 35,95% cổ phần, Quỹ đầu tư MB nắm 2,22%.

Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1984 tại Hà Nam.

Tầm cỡ Gelex

Theo các tài liệu trước đây được công bố trên truyền thông Việt Nam, Gelex đã thành công trong nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập lớn ở Việt Nam.

Ví dụ, Gelex từng mua gom 54,78% cổ phần và trở thành công ty mẹ của Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (Sotrans).

Năm 2017, Gelex đã thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Năng lượng Gelex để mua 65% cổ phần Công ty cổ phần Phú Thạnh Mỹ - chủ đầu tư dự án Thuỷ điện Sông Bung 4A.

Hiện nay, Gelex có ít nhất 11 công ty con.

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà, đặt trụ sở ở tỉnh Hòa Bình, nguyên có tên là công ty cổ phần nước sạch Vinaconex, trước khi đổi tên tháng 2/2018.

Công ty này tiền thân là Ban chuẩn bị sản xuất Nhà máy nước trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Vinaconex.

Theo báo Dân Trí, nhà máy nước sạch sông Đà do Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản lý với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000 m3/ngày đêm trên tổng công suất giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngày đêm.

Nguồn nước này được phân bổ cho cư dân Hà Nội thông qua Công ty cổ phần Viwaco, Công ty Nước sạch Hà Đông, Công ty Đồng Tiến Thành Hà Nam và Cổ phần Tây Hà Nội, Công ty Ngọc Hải.

*****************

Hà Nội ra khuyến cáo sau gần một tuần bị ô nhiễm nguồn nước (VOA, 15/10/2019)

UBND thành phố Hà Nội vừa ra thông báo vào chiều 15/10 khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước sông Đà cho việc ăn uống, sau khi các mẫu xét nghiệm từ nhiều khu vực khác nhau cho thấy hàm lượng chất Styren từ dầu thải cao hơn giới hạn cho phép từ 1,3 – 3,65 lần.

somdoc2

Chiều 14/10, bất ngờ dòng suối Bằng (phía cuối nguồn suối Trâm) nước dầu đen đổ ra khiến dòng nước bị đổi màu.

Khuyến cáo được đưa ra sau gần 6 ngày người dân ở các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông… phát hiện nguồn nước tiêu dùng có "mùi khét" bất thường, không thể sử dụng được.

Trước đó trong ngày, có mặt trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thừa nhận rằng thành phố đã "nhận được tin nhắn của người dân và báo chí phản ánh" vào ngày 10/10 và đã lập đoàn kiểm tra.

"Có thể nói, nguồn ô nhiễm này do ở trên đầu nguồn nước có một số người dân đã đổ dầu phế thải vào đầu con suối sau đó chảy ra hồ và nhà máy không kiểm soát tốt dẫn đến chảy vào hệ thống lọc nước của nhà máy. Từ hệ thống lọc nước này đã chảy vào hệ thống nước ăn của người dân. Đây chính là nguyên nhân tạo ra mùi bất thường", Vietnamnet dẫn lời ông Chung giải thích.

Theo lời người đứng đầu thành phố Hà Nội, Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng đã không báo cáo và cũng không ngăn chặn nguồn dầu thải này trôi vào nhà máy và vào nguồn nước.

Trong khi đó, phát biểu trước báo giới chiều 15/10, Tổng giám đốc Viwasupco, ông Nguyễn Văn Tốn, nói rằng "công ty cũng gọi điện cho chính quyền địa phương xuống lập biên bản nhưng sáng hôm sau cơ quan chức năng mới xuống" và giải thích lý do chậm làm báo cáo cho đến ngày 10/10 là vì toàn bộ nhân viên công ty phải tập trung xử lý dầu tràn, theo Tuổi Trẻ.

Bình luận trên Facebook về trách nhiệm của Viwasupco, Luật sư Lê Văn Luân cho rằng "Nếu công ty nước sạch Sông Đà đã biết trước nguồn nước bị nhiễm độc mà vẫn bỏ qua mà cấp nước cho dân, thì có thể cấu thành tội phạm hình sự về môi trường (Điều 237)".

Vị luật sư thường xuyên lên tiếng về những vấn đề thời sự cũng cảnh báo về một "bầu không khi ô nhiễm nghiêm trọng" mà người dân Việt Nam đang chung sống, như vụ cháy nhà máy sản xuất bóng đèn Rạng Đông dẫn đến hàng chục kilogram thủy ngân xả ra không khí mới đây, hay vị trí "hàng đầu" về lượng rác thải nhựa của Việt Nam…

Bản thân thủ đô Hà Nội cũng thường xuyên bị xếp vào danh sách các thành phố bị ô nhiễm không khí trên thế giới.

Hôm 2/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường và các thành phố Hà Nội, TP HCM phải "có giải pháp căn cơ", đồng bộ, rõ ràng hơn để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, không để cho người dân bức xúc.

*****************

Hà Nội : Sau ô nhiễm không khí đến nạn nước 'mùi lạ' (BBC, 15/10/2019)

Sự cố nguồn nước máy ở Hà Nội "bị nhiễm dầu" khiến người dân một số quận phải xếp hàng như thời bao cấp để lấy nước sạch.

somdoc3

Học sinh Hà Nội rửa tay từ vòi nước - hình minh họa

Trang Tuổi Trẻ hôm 15/10/2019 đăng hình dân khu đô thị Linh Đàm, Quận Hoàng Mai xếp hàng chờ đến lượt lấy nước sạch từ xe bồn vì "nước sinh hoạt có mùi lạ".

Vụ việc hiện còn đang được điều tra nhưng nhà chức trách cho hay, thông tin ban đầu nói nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước là từ khu vực Nhà máy nước sạch Sông Đà, Hòa Bình.

Họ đã ghi nhận, kiểm tra hiện trường khu vực được cho có 2,5 tấn dầu thải đổ trộm.

Cũng các báo Việt Nam cho hay, gần Nhà máy nước sạch Sông Đà, đơn vị cung cấp nước sinh hoạt cho Hà Nội, "dù dầu thải đã được thu gom, nhưng những dấu vết ở hiện trường vẫn còn dầu thải ở một số nơi, chưa được thu dọn sạch", tính đến ngày 14/10.

Một quan chức, ông Hoàng Văn Thức từ Tổng cục Môi trường cho hay hôm 14/10 rằng Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc đang phối hợp với tỉnh Hòa Bình làm rõ vụ việc một xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu ở gần nguồn nước dẫn vào Nhà máy nước sạch Sông Đà.

Mùi lạ trong nước máy

Từ vài hôm qua, cư dân mạng Việt Nam đã đăng tải tin tức về mùi lạ trong nước máy.

Hiện nay, hình ảnh người dân xếp hàng lấy nước được mô tả là "chủ nghĩa xã hội trở lại", hàm ý cảng xếp hàng cả ngày để mua nhu yếu phẩm, nước máy từ vòi chung cho cả khu phố thời trước Đổi Mới ở Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội gặp cảnh thiếu nước sạch dùng trong sinh hoạt.

Mới trong tháng 4 năm nay, báo chí Việt Nam đã đăng cảnh báo về nguy cơ "ba triệu cư dân" ở thủ đô thiếu nước sạch.

Ngoài việc thiếu nước do dân số tăng, nguồn cung ứng chưa đáp ứng được, nhất là trong vụ hè nóng nực, còn có vấn đề đường ống.

Theo báo Lao Động (04/2019), "đường ống nước sạch sông Đà thường xuyên xảy ra sự cố, nhất là dịp hè".

Dù việc này được lãnh đạo công ty cấp nước Hà Nội nêu ra, tuyến cung cấp nước này vẫn luôn "tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao vì xảy ra vỡ đường ống".

Cuối năm 2018, một vụ vỡ đường ống khiến khoảng 20.000 hộ dân ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm - Hà Nội, bị thiếu nước sạch.

Thủ đô liên tục có vấn đề

Là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất từ 1976, Hà Nội là đô thị lớn thứ nhì ở quốc gia Đông Nam Á này, và đang phát triển nhanh.

Tuy nhiên, đây cũng là đô thị đang trải qua thời kỳ có nhiều vấn đề vốn không chỉ được dư luận nêu ra, mà đã lên cả diễn đàn Quốc hội Việt Nam.

Hồi năm 2018, những vấn đề nổi cộm tại Hà Nội như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập úng bị cho là "đều từ quy hoạch mà ra" đã được bàn đến ở Quốc hội.

Báo chí Việt Nam nêu thẳng nhiều vấn đề như "sông chết, phố xá ngập lụt", "mất nhiều đất công lại còn ngập trong nợ nần" của Hà Nội.

Sang năm 2019, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng chưa từng có xảy đến với Hà Nội gần đây gây hoang mang cho dự luận Việt Nam và đặt câu hỏi về năng lực của chính quyền và lãnh đạo đô thị này.

Cùng lúc, lãnh đạo Việt Nam và Hà Nội vẫn đang muốn thành phố "có lộ trình phát triển công nghiệp 4.0 và phấn đấu trở thành thành phố thông minh".

******************

Hà Nội cảnh báo người dân tạm thời không dùng nguồn nước đang ô nhiễm nấu ăn (RFA, 15/10/2019)

Chính quyền Hà Nội sau 6 ngày nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, đã chính thức lên tiếng khuyến cáo người dân thành phố không nên sử dụng nguồn nước này để nấu ăn.

somdoc4

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội họp báo công bố kết quả ô nhiễm nguồn nước. Courtesy : soha/suckhoecongdong/RFA Edited

Tại cuộc họp báo về hiện tượng nước sạch có mùi lạ trên địa bàn thành phố, Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên nấu ăn bằng nước dùng đóng chai hoặc do các đơn vị khác cung cấp trong thời gian công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) thuộc công ty Viwaco, thay hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư…

Chính quyền Hà Nội cũng cho biết sẽ bố trí nhiều xe cung cấp nước sạch Hà Nội để sẵn sàng chở nước cung cấp cho người dân theo yêu cầu.

Theo kết quả xét nghiệm nguồn nước của trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế thành phố xác nhận mùi "khét" có trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy Viwaco tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, hàm lượng Styren trong nước cao hơn giới hạn cho phép. Ngoài ra trong nước còn có mùi nồng nặc của hóa chất Clo.

Được biết, chất Styren là hợp chất hữu cơ không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt. Tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu và chất này thường được dùng để sản xuất polystyrene và nhiều polymer khác.

Trước đó, vào ngày 8/10 tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình bị phát hiện có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm và chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài là hồ chứa nước của nhà máy.

Tại cuộc họp báo ông Lê Văn Dục giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội xác nhận với báo chí, một số cán bộ của công ty đã phát hiện tình trạng này nhưng không có bất cứ báo cáo nào với cơ quan chức năng, không có bất kỳ hành vi ứng cứu, ngăn chặn ô nhiễm từ nguồn dầu này, dẫn đến việc Số váng dầu này chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy và qua hệ thống phân phối đến hồ chứa của các quận khiến nước có mùi lạ. Cho đến ngày 10/10 công ty nước sạch Sông Đà mới có báo cáo sự cố nêu trên.

Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã yêu cầu tỉnh Hòa Bình cùng các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ việc xả trộm dầu thải và xác minh, xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi tội phạm.

Vào ngày 14/10, Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc công ty cổ phần kinh doanh nước sạch Sông Đà hôm 14/10/2019 giải thích việc nhiều người dân Hà Nội ngửi thấy mùi trong nước mấy ngày qua là do chất Clo trong nước cao.

"Thực ra mùi thì chỉ là cảm nhận. Công ty cho rằng đó là mùi clo hay còn mùi gì nữa thì nên đợi kết quả của cơ quan y tế.

Tôi khẳng định kết quả tự kiểm tra của công ty là nước đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đây là số liệu chứng minh, không phải muốn nói thế nào cũng được. Còn nước có mùi do lượng clo cao, ngoài ra công ty chúng tôi khẳng định không có chất độc gì trong nước", ông Tốn nói với mạng báo VnExpress.

***************

Bộ Tài nguyên và môi trường giải thích nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (RFA, 14/10/2019)

Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do mưa ít, hiện tượng nghịch nhiệt và chưa quản lý tốt các nguồn ô nhiễm.

somdoc5

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội. RFA

Báo trong nước loan tin này ngày 14/10, trích nội dung họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và môi trường diễn ra trong cùng ngày.

Tại buổi họp báo, ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết ngoài những nguyên nhân kể trên, tại Hà Nội, một phần nữa là do người dân đốt rơm rạ và vẫn không thể kiểm soát được những phác thải từ giao thông, xây dựng… cộng với thói quen sinh hoạt của người dân cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí.

Ngoài ra, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông lạc hậu cũng xả ra khiến không khí kém chất lượng. Vấn đề này đang được đề nghị với các ngành và các địa phương để cùng giải quyết.

Số liệu từ 13 trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn Hà Nội cho thấy nồng độ bụi PM2.5 từ ngày 12-29/9 có xu hướng tăng.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, do tháng 9 là thời điểm giao mùa nên chất lượng không khí cũng theo chiều hướng xấu. Theo kết quả tổng hợp từ Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và trạm quan trắc tự động của Lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cũng đã gia tăng mạnh mẽ.

Trong kết quả so sánh của Bộ Tài nguyên và môi trường với một số thành phố trong khu vực Châu Á dựa theo số liệu của 15 trạm quan trắc tự động do Đại sứ quán Mỹ lắp đặt tại các thành phố một số nước Châu Á giai đoạn 2016-2018, Hà Nội đứng vị trí 10/15 thành phố vào 2 năm 2016-2017, còn năm 2018 đứng thứ 11/15 thành phố có chất lượng không khí kém.

Cũng trong buổi họp báo, ông Hoàng Văn Thức trả lời truyền thông trong nước về đánh giá tác động của dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm – Thác 75 thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo ở tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết Bộ Tài nguyên và môi trường đã thẩm định chặt chẽ và thận trọng. Trong đó hội đồng thẩm định gồm có Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Văn hóa thể thao và du lịch cùng Vườn Quốc gia Tam Đảo, sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc… đồng thời có phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước để đánh giá tính đa dạng sinh học của khu vực mà chủ đầu tư triển khai dự án.

Dựa theo kết quả đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có văn bản đề nghị Chủ đầu tư phải có các công trình kiến trúc phù hợp với du lịch sinh thái, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng…

Tuy nhiên, khi trả lời về việc dự án có ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Tam Đảo hay không, ông Thức cho biết "Đây là câu hỏi khó. Chúng ta phải đứng trên quan điểm phát triển nhưng phải bảo tồn".

Published in Việt Nam

Tình trạng ô nhiễm không khí tại thủ đô Hà Nội trong thời gian qua được báo chí cả trong và ngoài nước đề cập đến. Có những bất nhất trong thông tin và nhận định từ phía người dân với phát biểu của giới chức chính phủ và cả chuyên gia.

onhiem1

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. Courtesy moitruong.com.vn

Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 4 tháng 4 năm 2019, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp, cho rằng chỉ có một số ngày Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng :

"Ô nhiễm của Hà Nội hiện nay chưa vượt mức báo động, chỉ có một số ngày vượt mức 300 hay 400 AQI thôi, tức là vượt khoảng 1,5 cho đến 2 lần tiêu chuẩn cho phép, không kéo dài nhiều ngày cho nên việc báo động cảnh giác chưa có gì ghê gớm lắm. Nhưng người ta cũng khuyên những ngày đó thì người già trẻ em nếu không có việc gì cần thiết thì không nên ra đường nhiều và hít cái vùng ô nhiễm của không khí".

Chúng tôi liên lạc một người dân tại Hà Nội để tìm hiểu tình hình thực tế và được cho biết như sau :

"Thủ đô Hà Nội bây giờ không khí càng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Đi ra đường không thấy bầu trời xanh đâu cả, toàn nhìn thấy khói bụi không. Mình có sống trong Đà Nẵng, bầu trời trong Đà Nẵng khác hoàn toàn với ở đây".

Một người dân khác cho biết :

"Hiện tại bây giờ những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang bị ô nhiễm rất trầm trọng. Bản thân tôi là người đang sống tại thủ đô Hà Nội thì thấy mức độ ô nhiễm không khí hiện tại rất là cao".

Trong trả lời báo chí Việt Nam hôm 3/4, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định, thông tin Hà Nội là thành phố ô nhiễm bụi mịn (bụi siêu nhỏ PM 2.5) xếp thứ hai Đông Nam Á là chưa chính xác. Ông cho rằng, đây là báo cáo về hiện trạng chất lượng không khí toàn cầu của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, nhưng chỉ có số liệu của 20 thành phố thuộc bốn quốc gia ở Đông Nam Á.

Ô nhiễm bụi khói trong không khí được đo lường theo nồng độ và phân loại theo kích thước. Loại mịn nhất có ký hiệu hoá học là PM 2.5 nhỏ dưới 2,5 microgram, bằng 3% đường kính sợi tóc và nhỏ/ nhẹ như khói, lơ lửng lâu trong không khí. Vì quá nhỏ, nhẹ và gần như vô hình nên bụi khói PM 2.5 theo hơi thở đi sâu vào phổi, thậm chí là cả tim, mạch. Theo Kỹ sư Phạm Phan Long, chủ tịch tổ chức Viet Ecology, khi nồng độ bụi khói PM 2.5 trong không khí tăng thêm 10 microgram/m3, độ rủi ro của tất cả các loại bệnh cũng tăng theo, cụ thể là 4% đối với các loại bệnh thông thường, 6% đối với bệnh tim và 8% đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng giải thích thêm :

"Ô nhiễm bụi PM2.5 tức đường kính hạt bụi 2.5 micrometers, rất nhỏ, thì trung bình ngày khoảng 120, thì nếu gấp đôi là 240, gấp 3 là 360… nếu gấp 2 lần thì phải cảnh giác rồi, còn gấp 3 lần thì coi như ô nhiễm nặng. Nếu 360 trở lên thì người ta đã khuyên người già trẻ em không nên ra đường tham gia giao thông, có hại sức khỏe".

onhiem2

Quang cảnh Hà Nội bị khói bụi về đêm. Hình chụp ngày 27/10/17.Courtesy : Ảnh chụp màn hình zing.vn

Cũng theo Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018, tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết đối với trẻ em sống ở Bắc Kinh, Jakarta và Hà Nội, ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp lên 40% và hen suyễn lên 20%. Đối với người trưởng thành, nguy cơ ung thư phổi tăng 25-30%, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.

Người dân Hà Nội nhận định :

"Theo quan điểm của tôi, hiện tại ô nhiễm môi trường rất là cao, đặc biệt người trẻ tuổi hay những em nhỏ sẽ bị nhiễm bệnh nhiều hơn, cũng như những người cao tuổi. Đó là một trong những điều tôi cảm thấy cần phải khắc phục".

"Mình cảm thấy, nhất là đối với trẻ em, khi đi ra đường phải hấp thụ không khí, mà phổi của trẻ em rất là kém, đưa trẻ em ra đường rất nguy hiểm. Kể cả mình trẻ như thế này nhưng khi ra đường thấy khói bụi cảm thấy cũng rất là khó chịu".

Theo Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, nếu báo động một cách ghê gớm như Bắc Kinh, New Delhi… thì Hà Nội chưa đến mức độ như vậy, cho nên chỉ cần có những biện pháp lâu dài để cải thiện chất lượng không khí như giảm lượng xe… chứ những biện pháp tức thời như cấm nhà máy nhưng những thành phố kia thì Hà Nội chưa đến mức như vậy. Chưa có lần nào nhà nước phải đưa ra biện pháp để giảm thiểu nguồn thải một cách miễn cưỡng như vậy. Ông nói tiếp :

"Ô nhiễm không khí do rất nhiều nguồn gây ra, đặc biệt là nguồn xe máy. Xe máy thì dân đi là chính, nếu muốn giảm ô nhiễm không khí thì bất cứ xe gì cũng phải bảo dưỡng, để khí thải đảm bảo tiêu chuẩn Euro3 Euro4… thì sẽ giảm ô nhiễm không khí chung của thành phố thôi, ngoài ra còn có ô nhiễm do ô tô, nhà máy… nhưng o nhiễm xe máy vẫn là chính".

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y yế Thế giới - WHO công bố vào tháng 10 năm 2018, việc tiếp xúc với không khí độc hại ở cả trong nhà và ngoài đường khiến hơn 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi trên toàn cầu tử vong mỗi năm.

WHO cũng cho biết, trẻ em được cho là dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn vì nhịp thở của các em nhanh hơn do đó dễ nhiễm các chất độc hơn, trong khi não bộ và cơ thể của các em vẫn đang phát triển.

Theo WHO, mỗi ngày 93% số trẻ em dưới 15 tuổi trên thế giới đang hít thở không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nghiên cứu Thực trạng Không khí toàn cầu (State of Global Air - SOGA) 2019 vừa công bố được The Guardian dẫn lại cho thấy, dự báo tuổi thọ của trẻ em ngày nay sẽ bị rút ngắn khoảng 20 tháng so với mức trung bình do tình trạng ô nhiễm không khí.

Không khí ô nhiễm góp phần gây ra khoảng 10% tất cả các ca tử vong trên thế giới trong năm 2017, tương đương thuốc lá và cao hơn sốt rét, tai nạn giao thông.

Theo SOGA, khu vực Nam Á chịu ô nhiễm nặng nề nhất và tuổi thọ của trẻ em ở đây dự báo sẽ ngắn hơn 30 tháng so với mức trung bình, trong khi con số tương ứng ở vùng hạ Sahara là 24 tháng.

Vào đầu tháng 3 năm 2019, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đã công bố Báo cáo Chất lượng không khí toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đưa ra số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí (PM2.5).

Theo báo cáo này, Jakarta (thuộc Indonesia) và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á.

Nghiên cứu hồi tháng 1/2018 của tổ chức phi chính phủ Phát triển xanh GreenID cho thấy, năm 2017, người dân Hà Nội chỉ có 38 ngày được hít thở không khí trong lành.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

"Hà Nội không vội được đâu", câu tụng truyền tưởng chừng để miêu tả nạn tắc đường ở thủ đô, nhưng không phải vậy, nó ám chỉ cái cơ chế thực hành mệnh lệnh pháp luật chậm rãi ở đây.

"Cái sự không vội của Hà Nội"

"Hà Nội không vội được đâu", câu tụng truyền tưởng chừng để miêu tả nạn tắc đường ở thủ đô, nhưng không phải vậy, nó ám chỉ cái cơ chế thực hành mệnh lệnh pháp luật chậm rãi ở đây.

khongvoi1

Tòa nhà 8B Lê Trực gây bức xúc dư luận - Ảnh VietTimes, 29/10/2015

Tòa nhà 8B Lê Trực, tòa nhà nâng tầng trái pháp luật, làm hao tổn biết bao giấy báo mực và sự phẫn nộ của dư luận, tòa nhà chịu lệnh phải phá dỡ từ phía chính quyền thành phố Hà Nội lẫn trung ương (với người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc). Thế nhưng, sau 3 năm, mặc cho "chủ động, tích cực trong chỉ đạo", thì tiến độ tháo dỡ vẫn nhàn nhã đến lạ thường.

Rời bỏ thủ đô Hà Nội, tìm đến trường hợp anh Hà Văn Nam (một người chống BOT bẩn bị hành hung), từng bị bắt cóc và hành hung ngay giữa ban ngày tại thủ đô, thế nhưng thủ phạm là ai, các cơ quan công an của thành phố vẫn chưa đưa ra câu trả lời, mặc dù trong một video được trích xuất từ camera hành trình của một xe khác đã cho thấy rõ biển số : 29B – 409.60. 

khongvoi2

Trước khi bị bắt lên ô tô anh Nam đã kịp thời phát trực tiếp hình ảnh chiếc xe ô tô gắn biển số 29B- 409.60 của nhóm đối tượng lạ mặt. Ảnh Việt báo, 29/01/2019

Cũng như hai câu chuyện trên, những homestay hay biệt thự nằm chiễm chệ trên rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội) với mô-tuýp phá rừng, san, gạt đồi (gọi tạm là "xẻ thịt rừng") dù bị chỉ trích và chỉ ra cái sai trong cả sử dụng đất rừng để xây biệt thự, hay "tự phát, trái phép, sai phạm", thì đến nay, rừng phòng hộ mọc lên biệt thự, khu nghỉ dưỡng cũng đã chìm vào trong cơn bão sự kiện Việt Nam.

khongvoi3

Khu sinh thái Thiên Phú Lâm khoét sâu vào lõi rừng tại xã Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh : Hiếu Duy Zing.vn, 30/10/2018.

Sự chậm trễ về mặt thực hiện pháp luật được lý giải vì thủ đô là đất quan lớn quan bé sinh sôi liên tục, nơi mà ra đường chạm mặt quan là chuyện thường, hầu như các công trình sai phạm lớn nhỏ đều dính dáng ít nhiều đến quan lớn to. Trong khi đó, tính "cả nể" trong thực hiện pháp luật dựa trên độ quen biết và tiền lại được đặt lên hàng đầu. Nếu sai phạm thì nó là sai phạm mang tính đường dây, theo vì cá nhân. Nó không khác gì câu chuyện từ biển số xe xanh của ông Trịnh Xuân Thanh đã lôi nguyên đường dây tham nhũng hay câu chuyện Vũ "nhôm" đã đưa hàng loạt quan to nhỏ, và không ít doanh nghiệp nhỏ to ra tòa. Hay khía cạnh khác, Hà Văn Nam là "kẻ chống đối" trong mắt chính quyền nên xử lý mang tính chậm chạp, còn "Sóc Sơn" lại là nơi cư ngụ của những "tinh hoa chế độ", trong đó có cả "diva âm nhạc" lẫn "ông trùm báo chí" nên nhanh nhảu… chìm xuồng.

Hà Nội không bao giờ vội là vì vậy !.

Nhưng cái "không vội" của Hà Nội lại là thứ cần xóa bỏ và triệt tiêu, bởi nó là ung nhọt dung dưỡng cho cái sai mang tính quyền và tiền. Nơi mà sự bất công bằng trong pháp luật tồn tại như 1 thể hiển nhiên và buộc phải chấp nhận. Và điều này đã kéo theo sự mất tin tưởng vào quyền lực trung ương, quyền lực cưỡng chế của nhà nước… Biến cả một hệ thống sai phạm trở thành một ví dụ điển hình nhất về thể chế hiện nay, nơi pháp luật bảo hộ những người nằm trong đường dây lợi ích và đối xử khắc nghiệt, vô nhân tính đối với những người đứng ngoài nó. Và vì thế, trong mắt không ít người, thủ đô Hà Nội vừa là biểu tượng của hòa bình, vừa là biểu tượng của sự vô pháp, nơi các mâu thuẫn xã hội vẫn đang tiếp tục diễn ra trong sự lỏng lẻo của nền luật pháp.

Trong một tương phản, Hà Nội có thể chậm trễ xử lý với những sai phạm về đất đai, xây dựng hay thậm chí là đối với vấn nạn làm thủ đô trở nên nhếch nhác như nạn xâm lần vỉa hè để buôn bán. Nhưng Hà Nội lại mạnh tay với những người bị nghi ngờ là thách thức quyền lực nhà nước. Và hầu hết các đối tượng thách thức quyền lực nhà nước đều có điểm chung là nhấn mạnh tính pháp quyền, tính minh bạch và sự công bình của luật pháp. Họ đòi hỏi quan và dân phải bình đẳng như nhau thay vì cùng một lỗi mà quan bị khiển trách và dân bị xử tù. 

Đó hẳn nhiên, nêu bật tính mâu thuẫn của thể chế, một thể chế phấn đấu pháp quyền nhưng dung túng sai phạm hoặc chậm trễ trong xử lý sai phạm, trong khi đó, những ai đòi hỏi quyền làm người lại bị cho là "lật đổ, chống chế độ" và xử lý rất nhanh với đội ngũ công an, tòa án, nhà tù hòa làm một. 

Phải chăng vì thế mà "pháp quyền" Việt Nam lại là "pháp quyền xã hội chủ nghĩa" ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 08/03/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 13 janvier 2018 15:58

Hà Nội : nỗi lòng người đi !

Tưởng nhớ tác giả tài hoa của bài hát này, nhạc sĩ Anh Bằng vừa rời bỏ trần gian, đem Nỗi Lòng Người Đi bất hủ của ông xuống với Tuyền Đài, chúng ta lại một lần nữa chìm vào giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của một người Hà Nội đi xa nhớ về người yêu nơi ấy.

Giờ đây biết ngày nào gặp nhau,

Biết tìm về nơi đâu, ân ái trao nàng mấy câu.

Thăng Long ơi, năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời

Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi,

Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai màu...

hanoi1

Nhạc sĩ Anh Bằng

Lời ca nhức nhối, ngập tràn nỗi nhớ nhung trong bài ca bất hủ Nỗi Lòng Người Đi trên của nhạc sĩ Anh Bằng thì hẳn không người yêu Hà Nội nào không thuộc, không thích. Và nếu có một cuộc bầu chọn bài hát hay nhất về Hà Nội mọi thời thì chắc chắn bài hát nghẹn ngào này sẽ đứng đầu.

Tưởng nhớ tác giả tài hoa của bài hát này, nhạc sĩ Anh Bằng vừa rời bỏ trần gian, đem Nỗi Lòng Người Đi bất hủ của ông xuống với Tuyền Đài, chúng ta lại một lần nữa chìm vào giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của một người Hà Nội đi xa nhớ về người yêu nơi ấy.

Hà Nội, thành phố u tịch thời ấy như buồn hơn, trầm mặc hơn khi một phần người dân thành phố đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, rời bỏ quê cha đất mẹ để lên đường di cư vào miền Nam. Hà Nội năm ấy sụt sùi mưa để khóc những người con ra đi mà vẫn quay đầu nhìn lại, khóc cho những gia đình ly tán và khóc cho những cặp tình nhân trẻ phải chia lìa đôi lứa khi chưa trao nhau nụ hôn đầu.

Tôi xa Hà Nội năm lên 18, khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan trong mây chiều

Hà Nội ơi, nào biết ra sao bây giờ.

Ai đứng trông ai ven hồ,

Khua nước trong như ngày xưa...

hanoi2

Hà Nội, thành phố u tịch thời ấy như buồn hơn, trầm mặc hơn khi một phần người dân thành phố đã phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, rời bỏ quê cha đất mẹ để lên đường di cư vào miền Nam.

Một tình yêu đôi lứa dang dở lồng trong bối cảnh của một thành phố buồn kẻ ở khóc người đi. Hà Nội giống với Huế hơn Sài Gòn ở chỗ khi chia xa mới nhớ nhiều. Như một báu vật mà xa mới nhớ, mất mới tiếc vậy. Chỉ khi ta phải rời xa cái nơi ấy cùng người yêu "16 trăng tròn đắm say", mà con đường trở về bỗng trở nên mịt mờ diệu vợi thì nỗi nhớ quắt quay mới dày vò ta. Để đêm về ta được gặp em trong những giấc mơ hoang đường nhất, và ngày lên ta lại mong lúc đêm về để được gặp em nơi ấy...

Giờ đây, biết ngày nào gặp nhau

Biết tìm về nơi đâu, ân ái trao nàng mấy câu.

Sài Gòn ơi, mộng với tay cao hơn trời

Tôi hái hoa tiên cho đời,

Để ước mơ nên đẹp đôi...

Chỉ còn những ước mơ hay những hoài vọng muộn màng về cái nơi vừa gần vừa xa ấy. Cái nơi luôn mời gọi ta trong những đêm hoang dã với những giấc mơ điên cuồng nhưng lại chống ta trở về bởi một thực tế trần trụi nhất. Nhưng than ôi ! Ngày rời Hà Nội ta đã để lại trinh tiết cùng với người em gái nhỏ xinh của ta mất rồi...

Mai Tú Ân

Nguồn : VNTB, 13/01/2018

Published in Văn hóa

Không khó để thấy "cây gia phả" của dòng họ "Không vội" ở Thủ đô vẫn xum xuê, tươi tốt, chưa có dấu hiệu suy tàn.

Nói đến chức năng quản lý của chính quyền, dư luận thường gay gắt với việc "không quản được thì cấm", còn chuyện buông lỏng không "cấm" mà cũng chẳng "quản" thì hình như chỉ là việc nên "gãi" nhè nhẹ, từ đầu… gối trở xuống !

Có thể điều mà dân biết nhưng lại chẳng ai biết nằm ngoài tầm "biết" nên khi đề cập tốt nhất là tránh kiểu "thày bói xem voi", cần phải nhìn tận mắt, sờ tận tay.

Hiện tượng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh không chỉ xảy ra tại các quận nội thành, nơi nào có vỉa hè (công cộng) chắc chắn sẽ tìm thấy cảnh hàng quán kinh doanh, trông giữ xe cộ trái quy định bao gồm cả kinh doanh hợp pháp ( ?) của doanh nghiệp nhà nước.

Nói đến chuyện kinh doanh trên vỉa hè của doanh nghiệp nhà nước thì không thể nói kiểu "xem voi", nên đành phải trình làng cái ảnh để "có sách, có chứng".

hanoi1

Cột điện cao thế và dây ngầm chiếm dụng vỉa hè tại đường Ỷ Lan - Hà Nội. (Ảnh : Xuân Dương)

Ngành Điện Hà Nội cho dựng hàng cột điện cao thế ngay trên vỉa hè khu dân cư, những cột này chỉ cách mép đường chừng… 20 cm.

Xin nói rõ thêm là đường và vỉa hè có từ lâu lắm rồi, còn cột điện thì mới được ngành Điện dựng gần đây. 

Vì sao lại dựng cột điện cao thế trên vỉa hè, cách mép đường chỉ một gang tay ? Câu trả lời không khó tìm, một là để giảm kinh phí vận chuyển cột và hai là không phải đền bù khi dựng cột trên ruộng lúa của dân. 

Nhìn bức ảnh sẽ thấy, vỉa hè không phải chỉ dùng để dựng cột điện mà còn là nơi tập kết xe chở rác của bên môi trường, vậy nên cấm chiếm dụng vỉa hè có nên bắt đầu từ chính cơ quan nhà nước ?

Kinh doanh kiểu này nước không "ích" mà nhà (dân) cũng chẳng lợi, chỉ có lợi cho một số doanh nghiệp thế nhưng chính quyền sở tại (xã, huyện) chẳng thế làm gì vì đã có sự chỉ đạo từ "sở tại" cao hơn.

Đầu năm 2016, Sở Tài chính Hà Nội đã lập 3 đoàn liên ngành để kiểm tra việc trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp tại một số điểm trên địa bàn. 

Đến hết ngày 18/2/2016, đoàn liên ngành đã kiểm tra trên 25 điểm trông giữ xe, trong đó, đa số các điểm đều vi phạm. 

Các vi phạm chủ yếu là không có bảng niêm yết, thu mức phí cao hơn quy định, sử dụng vượt diện tích được cấp phép. Tổng số tiền phạt là hơn 100 triệu đồng [1].

Dịp Tết Đinh Dậu, thành phố đã có cố gắng cải thiện tình hình, chẳng hạn người dân đi phủ Tây Hồ được gửi xe hoàn toàn miễn phí tại bãi xe do Công an quận Tây Hồ và Đoàn thanh niên quận Tây Hồ tổ chức. 

Theo ước tính trên trong 3 ngày Tết điểm trông giữ xe này đã trông giữ khoảng gần 20 nghìn lượt xe máy và gần 5 nghìn lượt ô tô [2].

Tuy nhiên đó chỉ là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tổng thể về hoạt động trông giữ phương tiện giao thông trên địa bàn thủ đô.

Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, chặt chém du khách vẫn là nét xấu không nên có vào dịp đầu xuân ở thành phố được xem là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.

Vì sao hiện tượng này cứ tiếp diễn qua nhiều năm mà không có biện pháp giải quyết ?

Có người bảo là do dân tham, cũng có ý kiến quy cho chính quyền phường xã không làm tròn trách nhiệm.

Suy cho cùng, dân tham thì thời nào cũng thế, ở đâu cũng thế, nếu giáo dục mà chưa thay đổi được thói "tham" của dân thì phải dùng đến pháp luật.

Nhưng nếu thực thi công vụ, tức là nắm trong tay pháp luật mà cũng "tham" thì phải hỏi ai ?

Một khi chính ngành Điện còn phớt lờ quy định về khoảng cách an toàn trong Luật Điện lực, một khi người thừa hành công vụ không phải là bất lực mà có lúc còn "đồng tình" để cho dân vi phạm thì luật pháp sẽ chỉ còn trên giấy.

Người dân vi phạm bị thanh tra phạt còn doanh nghiệp nhà nước vi phạm sao không bị phạt ?

Có lẽ nếu phạt thì tiền chuyển đi chuyển lại vẫn nằm trong kho bạc, vẫn là tiền ngân sách nên phạt chỉ tốn thêm thời gian và phí chuyển khoản ?

Liệu có phải phạt xong cứ để cho vi phạm còn có cái phạt tiếp cũng là một dạng "lợi ích nhóm", người vi phạm lợi, ngân sách lợi và người phạt cũng lợi, chỉ có người dân nói chung, cảnh quan đô thị và uy tín chính quyền là bị thiệt ?

Với các lỗi sử dụng quá diện tích cho phép, tự ý in vé thu tiền, thu tiền cao hơn quy định, mức phạt là 12 triệu đồng, tội gì mà không vi phạm bởi số thu được lớn hơn rất nhiều số tiền bị phạt.

Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho rằng "xử phạt không xuể với những sai phạm" [1], nói cách khác, cơ quan chức năng không đủ nhân lực làm công tác "phạt" nên đành để cho dân bị "chặt chém" ?

Nếu thế thì dân cần "công bộc" để làm gì, vừa phải đóng thuế để nuôi họ, vừa bị "chặt chém" vì sự bất lực của họ ?

Sau khi nhậm chức, Bí thư Hoàng Trung Hải và Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung có một số phát biểu và việc làm được nhân dân đánh giá cao.

Thế nhưng vì sao một số lãnh đạo cơ quan chức năng dưới quyền hai ông lại có những tuyên bố rất "vô tư" khiến dư luận không thể hiểu. 

Chẳng hạn sau khi UBND thành phố Hà Nội chính thức ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, phản bác ý kiến của Chủ tịch thành phố về "quy hoạch băm nát thủ đô", ông Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tuyên bố : "mọi quy hoạch đều được thực hiện đúng, không có gì sai".

Vì sao khi Bí thư Thành ủy yêu cầu chấm dứt tình trạng "Hà Nội không vội được đâu" thì đại diện Sở Tài Chính lại cho rằng "xử phạt không xuể với những sai phạm" ?

Xem ra, tình trạng đang trở nên phổ biến là cấp trên cần nhưng cấp dưới "không vội". Không khó để thấy "cây gia phả" của dòng họ "Không vội" ở Thủ đô vẫn xum xuê, tươi tốt, chưa có dấu hiệu suy tàn.

Một khi "bóng mát" của cây "Không vội" vẫn còn bao phủ khắp mọi nơi thì các hạt giống "Đổi mới" dẫu có được chăm bẵm vẫn chỉ là những mầm non còi cọc vì lấy đâu ra ánh sáng để phát triển ?

Quyết tâm thể hiện qua lời nói là để dân nghe, việc làm thực tế là để dân tin, đã qua rồi thời mà người ta tin vào học thuyết tuyên truyền của Gơ Ben, rằng "dù vô lý đến mấy, nói đi, nói lại, nói mãi người ta cũng sẽ tin".

Hy vọng Hà Nội sẽ không "nói đi, nói lại, nói mãi" mà là "làm đi, làm nữa, làm mãi".

Xuân Dương

Nguồn : GDVN, 09/02/2017

Tài liệu tham khảo :

[1] http://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/ha-noi-loan-gia-trong-giu-xe-phat-xong-dau-lai-vao-day-972434.tpo

[2] http://dantri.com.vn/doi-song/dich-vu-trong-giu-xe-tha-ho-het-gia-ngay-dau-sau-ky-nghi-tet-20170203064507566.htm

Additional Info

  • Author Xuân Dương
Published in Diễn đàn

Tết là dp l c truyn quan trng nht ca người Vit, nên mi dp Tết đến Xuân v đu được người người trông ch vi mt tâm trng đc bit. Trên khp mi min quê Vit Nam, mi nơi đu có mt bu không khí Tết mang nhng đc trưng v văn hóa, phong tc, tập quán, khí hu… s ti.

hanoi1

Bên trong chợ hoa Tết Hàng Mã là c mt thế gii đ trang trí Tết.

Hà Nội không ch là trung tâm chính tr ca Vit Nam, mà còn là trung tâm kinh tế và văn hóa ca vùng đng bng Bc B nói riêng và c nước nói chung. Vì vy, không khí Tết Hà Ni rt nhn nhp và nhiu sc màu.

Ngay từ đu tháng Chạp, lượng xe ô tô khp các tnh thành đã bt đu nườm nượp đ v th đô, như th các tín đ "hành hương" v thánh đa, vi lưu lượng ngày càng ln. Đây ch yếu là xe ca các quan chc đa phương v chúc Tết lãnh đo và các cơ quan trung ương, t b máy Đảng, Chính ph cho đến h thng Mt trn T quc và các đoàn th. Vit Nam, người ta càng chng tham nhũng thì tham nhũng càng din ra trng trn, tràn lan ; càng cm cp dưới đi thăm, chúc Tết, biếu quà cp trên thì nét "văn hóa" "đm đà bn sc xã hi ch nghĩa" này li càng n r. Bên cnh xe ca các lãnh đo và cơ quan đa phương là xe ca các doanh nghip, c nhà nước ln tư nhân, trên khp các tnh thành đ v Hà Ni chúc Tết các cơ quan b ngành, nhng người đã đem đến cho h nhng d án hay hp đồng béo b.

Hà Nội vn dĩ hay b ách tc giao thông, nay li phi đón nhn mt lưu lượng ln xe c t ngoi tnh ùn ùn đ v, khiến tình hình càng tr nên trm trng. Ngày 16/1, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã phi khn cp triu tp mt cuc hp vi lãnh đạo thành ph Hà Ni và các b ngành đ bàn gii pháp chng ùn tc giao thông trên đa bàn.

Là trung tâm kinh tế và văn hóa ca đng bng Bc B và c nước, nên các hot đng kinh tế và văn hóa thi đim giáp Tết Hà Ni din ra rt nhn nhp. Các hot động văn hóa nghệ thut cũng din ra sôi đng, nht là các chương trình hài Tết và các chương trình ngh thut theo ch đ "Mng Đng, mng Xuân, mng đt nước, Th đô đi mi".

Dưới đây là mt vài hình nh ca Hà Ni trước thm năm mi Đinh Du 2017.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 24/01/2017

Additional Info

  • Author Lê Anh Hùng
Published in Văn hóa