Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam nhập khẩu than đá để chạy nhà máy nhiệt điện (RFA, 20/10/2017)

Chỉ trong 9 tháng đầu năm Việt Nam đã chi ra đến 1 tỉ 30 ngàn đô la Mỹ để nhập khẩu than đá để dùng cho các nhà máy nhiệt điện.

moitruong1

Than đá đang được chuyển đến nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. Ảnh chụp tháng 9/2007. AP

Than nhập khẩu của Việt Nam đến từ Indonesia, Nga, và Australia.

Việt Nam có một khu vực mỏ than lớn ở vùng Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, được khai thác từ thời Pháp thuộc. Than ở đây cũng được xuất khẩu nhưng ngày càng giảm, và theo các số liệu của Hải quan Việt Nam thì trong chín tháng đầu năm nay giá trị xuất khẩu than đá của Việt Nam chỉ có 207 triệu đô la Mỹ.

Hiện nay các khu vực có tiềm năng thủy điện của Việt Nam đã được khai thác phần lớn, các dự án điện hạt nhân lại bị hủy bỏ, nhà nước Việt Nam đang dự tính nguồn năng lượng tương lai bằng cách xây dựng các nhà máy điện chạy bằng than đá. Chỉ riêng ở khu vực Đông bằng Sông Cửu Long đã có đến 14 dự án nhà máy điện chạy than. Một số nhà máy khi hoàn thành đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ vì gây ô nhiễm môi trường như ở Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

******************

Đề nghị dìm bùn thải ở Vũng Tàu (RFA, 20/10/2017)

Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đang xem xét cấp giấy phép cho Cục hàng hải Việt Nam thực hiện việc nhận chìm 900 ngàn mét khối bùn thải trên vùng biển Vũng Tàu.

moitruong2

Tàu đánh cá ngoài khơi Vũng Tàu. Ảnh chụp tháng 3/2006. AP

Báo chí Việt Nam loan tin này và nói rõ số bùn thải do nạo vét luồng lạch cho tàu biển di chuyển trên sông Thị Vải.

Tin cũng cho hay là từ trước tới nay bùn nạo vét như vậy đều được đổ ra biển. Sắp tới đây với việc tu sửa, nạo vét các luồng lạch cho tàu chạy vào các cảng khu vực Sài Gòn, sẽ có đến 6 triệu 830 ngàn mét khối bùn được dự kiến sẽ nhận chìm xuống biển.

Xin nhắc lại là cách đây vài tháng một kế hoạch dìm 1 triệu mét khối bùn nạo vét cảng Tuy Phong của các nhà máy nhiệt điện chạy than của tỉnh Bình Thuận, đã bị hủy bỏ vì bị dư luận và báo chí phản đối.

********************

Nhà máy giấy Lee & Man chính thức hoạt động (RFA, 20/10/2017)

Nhà máy giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang chính thức được Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam cho phép vận hành. Lý do được bộ này nêu ra là đáp ứng được những yêu cầu về môi trường của bộ này đề ra.

moitruong3

Lễ khởi công nhà máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, ngày 29/3/2015. Photo courtesy of ricons.vn

Trong khi đó giới chuyên môn và người dân địa phương vẫn tỏ rõ quan ngại về tác động môi trường do nhà máy giấy được nói là lớn nhất khu vực này sẽ gây nên.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội nói rằng trong thời gian tới các cơ quan quản lý của nhà nước phải tăng cường giám sát không để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng trong báo cáo sau chuyến đi thị sát của Bộ Tài nguyên và môi trường tại nhà máy này, ông không thấy nói rõ về việc xử lý chất thải rắn.

Ngoài ra còn một quan ngại nữa là nguồn nguyên liệu của nhà máy này là giấy phế thải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên phải được kiểm tra cẩn thận.

Nhà máy giấy Lee & Man do Trung Quốc đầu tư, đã bị dân chúng và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phản đối vào tháng Sáu năm ngoái khi bắt đầu tiến hành chạy thử, vì lo ngại gây ô nhiễm lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong khi đó, tại một trại chăn nuôi heo tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bị dân chúng địa phương biểu tình đòi ngừng hoạt động vì gây hôi thối mà theo lời người dân địa phương là không thể nào chịu đụng nổi..

Vào ngày 20 tháng 10, người dân tiếp tục chặn xe tải chở thức ăn cho heo không cho vào trang trại.

Những người biểu tình nói rằng mùi hôi thối bốc ra từ trại này làm cho họ rất khó chịu.

Đại diện của chính quyền huyện Ninh Phước đã đến yêu cầu chủ trang trại, trong vòng một tuần, phải "di dời" đàn heo và thực hiện đầy đủ các các công trình xử lý nước thải.

Tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm khiến dân địa phương sống quanh nhà máy không chịu được phải tiến hành chặn không cho nhà máy tiếp tục hoạt động diễn ra tại nhiều nơi ở Việt Nam trong thời gian qua.

Một trường hợp gần nhất là ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ; người dân lập lán chặn không cho nhà máy dệt Pacific Crystal tại khu công nghiệp Lai Vu tiếp tục sản xuất vì xả thải gây ô nhiễm nguồn nước địa phương. Thế nhưng lực lượng phối hợp đã đến giải tán và người dân nói họ bị đánh đập bởi cương quyết không để doanh nghiệp gây ô nhiễm hoạt động.

*****************

Gần 150 ngàn ca sốt xuất huyết với 30 người chết (RFA,20/10/2017)

moitruong4

Bệnh nhân sốt xuất huyết tại một bệnh viện tại hà Nội hôm 9/8/2017. Photo : AFP

Việt Nam ghi nhận có gần 150 ngàn ca sốt xuất huyết tính từ đầu năm 2017 đến giữa tháng 10, trong đó 84,5% ca bệnh phải nhập viện và 30 trường hợp đã tử vong.

Số liệu vừa nêu được Bộ Y Tế đưa ra tại buổi tập huấn công tác điều trị sốt xuất huyết và tay chân miệng cho 6 tỉnh khu vực miền Tây, diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng 10.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết số ca sốt xuất huyết trong gần 10 tháng qua tăng cao do nhiều nguyên nhân, gây nên tình trạng bệnh viện quá tải. Ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh cần phải thực hiện và tuân thủ việc khám chữa bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ban hành.

Bộ Y Tế còn yêu cầu những "Nhóm điều trị sốt xuất huyết" trong các bệnh viện cần thiết duy trì hoạt động tích cực cũng như tư vấn và hỗ trợ cho bệnh nhân qua đường dây điện thoại nóng. Đồng thời, ngành y tế cũng khuyến khích người dân quan tâm và chú trọng trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Thủ đô Hà Nội trong mùa dịch sốt xuất huyết năm nay là một trong những địa phương bị dịch bệnh này hoành hành. Cả nước chỉ có tỉnh Hà Nam công bố dịch sốt xuất huyết vào đầu tháng 8 vừa qua.

Published in Việt Nam

Hà Nội trả lời vụ ‘Bắc Hàn xuất than sang Việt Nam’ (VOA, 06/09/2017)

Chính quyền trong nước hôm 6/9 đã lên tiếng phn hi v thông tin Bình Nhưỡng "chuyn hướng đưa than sang Vit Nam", bt chp lnh cm ca Liên Hip Quc và nhiu kh năng đi mt vi s trng pht ca M.

than1

Binh sĩ Bắc Hàn dn than th trn Sinuiju, đi din vi Trung Quc hôm 29/12/2011.

Trả li VOA tiếng Vit liên quan ti báo cáo ca Liên Hip Quc [Liên Hiệp Quốc] v vic Bc Hàn "xut than sang các nước thành viên [Liên Hiệp Quốc] khác là Malaysia và Vit Nam", sau khi Trung Quc ngưng nhp khu than t Bc Hàn hi tháng Hai, phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói :

"Là một thành viên có trách nhim ca Liên Hip Quc và cng đng quc tế, Vit Nam luôn luôn tuân th các ngh quyết liên quan ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc, trong đó có Ngh quyết s 2371".

than2

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hng nói "Vit Nam luôn luôn tuân th vi các ngh quyết liên quan ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc".

Nghị quyết Hà Ni đ cp trên được thông qua ngày 5/8, theo đó cm Bc Hàn xut khu than, st và qung st, chì và qung chì cũng như hi sn. Bin pháp này được cho là s khiến Bình Nhưỡng mt đi mt lượng ngoi t đáng k lên ti mt t đôla.

Trung Quốc sau đó đã ngưng nhp than ca Bc Hàn, và hãng tin Kyodo ca Nht dn mt báo cáo mt ca Liên Hip Quc nói rng Bc Hàn tiếp tc xut than sang các nước, trong đó có Vit Nam, thu v 270 triu đôla k t tháng Hai năm nay.

Phúc trình do một nhóm chuyên gia đại din cho các quc gia thường trc trong Hi đng Bo an thc hin nhn đnh rng vic "thc thi lng lo" các bin pháp trng pht hin thi, cũng như "các k thut ‘lách’" ca Bình Nhưỡng đã làm tn hi ti các mc tiêu ca Liên Hiệp Quốc là buc Bc Hàn phải t b các chương trình ht nhân và tên la.

Trong email gửi cho B Ngoi giao Vit Nam, VOA tiếng Vit cũng đt câu hi v vic liu Vit Nam hin có duy trì quan h thương mi vi Bc Hàn hay có gi vin tr cho Bc Hàn trong vòng hai năm qua hay không.

Theo trang web của Đi s quán Vit Nam Bình Nhưỡng, đu năm nay, "ti tr s y Ban Liên lc Văn hóa Đi ngoi Triu Tiên, Đi s Phm Vit Hùng thay mt toàn th cán b, nhân viên Đi s quán Vit Nam ti Triu Tiên đã trao s tin 1.000 USD (tương đương 7,5 tn phân bón) ng h Nông trường Hu ngh Mi Cc".

Bản tin ngn viết tiếp : "Vi s lượng phân bón trên, hy vng Nông trường Mi Cc s góp phn thúc đy phát trin và tăng sn lượng nông nghip năm 2017, qua đó thúc đy mi quan h hu ngh gia hai nước vn được các v lãnh đo dày công gây dng và vu đp".

than4

Đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Phạm Việt Hùng trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam. (Ảnh: TTXVN, 30/09/2017)

Trong năm 2015, ông Hùng đã "thăm Trường Đi hc Ngoi ng Bình Nhưỡng và trao tng B môn tiếng Vit, Khoa ngôn ng Dân tc ca trường 3 b máy vi tính và 2 b sách giáo khoa tiếng Việt t lp 1 đến lp 12".

Cũng theo trang web của cơ quan đi din ngoi giao Bình Nhưỡng, "năm 1996, Triu Tiên mua 2 vn tn go nhưng đến nay vn chưa thanh toán, c gc và lãi nay là 17 triu USD" và "t đó ti nay hai nước hu như không buôn bán với nhau".

Ngoài ra, từ năm 2000 ti 2005, Hà Ni tng Bình Nhưỡng tng cng "12 nghìn tn go".

*********************

Bất chấp Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn xuất than sang Việt Nam ? (VOA, 05/09/2017)

Bất chp các ngh quyết ca Hi đng Bo an, Bc Hàn tiếp tc xut khu các mt hàng cm sang các nước, trong đó có Vit Nam, thu v 270 triu đôla k t tháng Hai năm nay, mt phúc trình cho hay.

than1

Than đá của Bc Hàn tng được xut sang Trung Quc.

Kyodo News dẫn mt báo cáo mt ca Liên Hip Quc (Liên Hiệp Quốc) tiết l như vy t tháng trước, nhưng thông tin này mi ni lên sau khi Hoa Kỳ tuyên b cân nhc trng pht bt kỳ nước nào làm ăn vi Bình Nhưỡng, tiếp sau vic Bc Hàn thc hin v th ht nhân.

Hãng tin Nhật trích phúc trình viết rng "sau khi Trung Quc ngưng nhp khu than t Bc Hàn hi tháng Hai, Bình Nhưỡng đã chuyn hướng xut than sang các nước thành viên [Liên Hiệp Quốc] khác là Malaysia và Vit Nam".

Ngoài Kyodo News, kênh truyền hình Arirang ca Hàn Quc cũng đưa tin về hành đng bt chp Liên Hiệp Quốc ca Bc Hàn.

Theo báo cáo, được tng hp bi mt nhóm chuyên gia đi din cho các quc gia thường trc trong Hi đng Bo an gm Anh, Trung Quc, Pháp, Nga và M cũng như Nht Bn, Hàn Quc và Nam Phi, viết rng "vic thc thi lỏng lo" các bin pháp trng pht hin thi, cũng như "các k thut ‘lách’" ca Bình Nhưỡng đã làm tn hi ti các mc tiêu ca Liên Hiệp Quốc là buc Bc Hàn phi t b các chương trình ht nhân và tên la.

than2

Phúc trình này cũng nhắc ti v sát hi anh trai cùng cha khác m ca ông Kim Jong-un Malaysia đu năm nay mà hai n nghi phm Vit Nam Đoàn Th Hương b cáo buc có dính líu.

Phúc trình này cũng nhắc ti v sát hi người anh em cùng cha khác m ca ông Kim Jong-un Malaysia đu năm nay mà hai n nghi phm Indonesia và Vit Nam b cáo buc có dính líu.

Đầu tháng trước, Liên Hip Quc thông qua mt ngh quyết, theo đó cm Bc Hàn xuất khu than, st và qung st, chì và qung chì cũng như hi sn.

Tới ti 4/9, B Ngoi giao Vit Nam chưa lên tiếng phn hi v thông tin Bc Hàn xut than sang nước mình.

Cùng ngày, phát biểu ti mt phiên hp khn ca Hi đng Bo an Liên Hiệp Quốc, đi s Mỹ Nikki Haley dường như dường như đã cng c thêm các tuyên b trước đó ca B trưởng Tài chính M Steve Mnuchin và Tng thng Donald Trump v vic có th trng pht các nước làm ăn vi Bc Hàn.

Kênh truyền hình ABC trích li bà nói : "Hoa Kỳ s xem xét mi quốc gia làm ăn vi Bc Hàn và coi đó là vic vin tr các kế hoch ht nhân nguy him và liu lĩnh ca h [Bc Hàn]".

Published in Việt Nam

Phải nhập khẩu hàng trăm triệu tấn than chạy nhiệt điện (VietnamNet, 28/05/2017)

Nhu cầu than để sản xuất điện vào khoảng 130-150 triệu tấn vào năm 2030. Than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30-40 triệu tấn. Khối lượng than nhập lên tới cả trăm triệu tấn.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VI của Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam ngày 27/5, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội cho biết : Nhu cầu than để sản xuất điện vào khoảng 130-150 triệu tấn vào năm 2030. Than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30-40 triệu tấn. Khối lượng than nhập khẩu lên tới cả trăm triệu tấn.

vn1

Nhiệt điện cần lượng than lớn để sản xuất điện.

"Than nội địa do than khó cháy, hiệu suất cháy thấp nên việc đốt than trộn giữa than nội địa với than nhập khẩu dễ cháy cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc của các nhà máy nhiệt điện đốt than", ông Nghĩa đề xuất.

Với than nhập khẩu, chuyên gia này cho rằng do khối lượng nhập khẩu rất lớn nên cần có chiến lược dài hạn nhằm xác định nguồn than nhập khẩu, tổ chức vận chuyển than, xúc tiến việc đầu tư khai thác than tại các mỏ ở nước ngoài…

Đánh giá về sự phát triển nhiệt điện, ông Nghĩa cho rằng : Trong lịch sử phát triển điện năng của thế giới, nhiệt điện than luôn có vai trò chủ yếu. Theo IEA, năm 2014 nhiệt điện than chiếm 41% tổng sản lượng điện thế giới, gấp 2 lần nhiệt điện khí, 3 lần thủy điện, 4 lần điện hạt nhân, 10 lần điện tái tạo. Những nước có tỷ lệ nhiệt điện than cao là Trung Quốc (79%), Úc 68,6%, Ấn Độ 67,9%, Đức 45,1%, Indonesia 44,4%, Hàn Quốc 43,2%...

"Nói vậy để thấy nhiệt điện ở Việt Nam không có gì là ghê gớm, không phải là nhiều", ông Trương Duy Nghĩa khẳng định, "Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, ở Việt Nam nhiệt điện than chiếm 55% tới năm 2025, 53,2% tới năm 2030. Nay điện hạt nhân chưa đưa vào, việc đẩy nhanh các nguồn năng lượng khác còn có nhiều khó khăn thì khả năng tỷ lệ nhiệt điện than tới 60% hoặc cao hơn là thực tế".

Vị chuyên gia này cho rằng : Các nhà máy nhiệt điện đốt than tiêu thụ một khối lượng rất lớn than nên cũng sản sinh ra một khối lượng lớn chất thải độc hại, trong đó có chất thải rắn là tro xỉ và bụi,các khí độc hại SO2, NOx, nước thải của quá trình sản xuất công nghiệp.

Tuy sản sinh ra nhiều chất thải độc hại nhưng về bản chất, các nhiệt điện than không gây nguy hại cho môi trường do đã được đầu tư đầy đủ và nghiêm túc để xử lý. Tuy nhiên nếu các hệ thống xử lý chất thải bị trục trặc thì sẽ rất nguy hại cho môi trường. Vì vậy các nhiệt điện than cần được quan trắc đầy đủ và nối mạng về môi trường.

L. Bằng

*******************

Hàng chục ngàn nhân viên ngân hàng nguy cơ mất việc (VietnamNet, 28/05/2017)

85% công tác kiểm toán, tài chính sẽ làm bằng máy, trong thời gian ngắn tới đây, mọi phương tiện giao thông sẽ chuyển đổi sang không người lái. Đó là những viễn cảnh sẽ xảy ra sau cuộc cách mạng 4.0.

Chia sẻ tại hội thảo "Cách mạng công nghiệp thời kỳ 4.0" do Viện Quản trị Kinh doanh FSB tổ chức, TS Cấn Văn Lực, giám đốc của Trường đào tạo BIDV, cho rằng, ngân hàng hiện được coi là ngành chịu sự "đe dọa" rất lớn của Cách mạng 4.0. 

"Rất có thể, sẽ có sự thay thế hàng loạt con người bằng các "người máy", các "bộ não nhân tạo", thậm chí, ngành ngân hàng có thể bị biến mất, chỉ còn các nghiệp vụ được tích hợp vào những hạ tầng phục vụ thương mại. 

Cho dù Cách mạng 4.0 có thể làm cho nhiều nghề biến mất, nhiều người được dự báo thất nghiệp, thì theo các diễn giả, đây vẫn là cuộc cách mạng tất yếu mà con người chỉ có thể chọn cách tham gia hoặc bị loại khỏi "cuộc chơi". 

vn2

Ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng 4.0

Còn Phó Giáo sư Tiến sĩ Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT nhấn mạnh, cuộc cách mạng lần này lớn hơn nhiều lần so với các cuộc cách mạng trước, và đi kèm với đó là sự tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của cuộc sống như cách mọi người chăm sóc sức khỏe, cách các hoạt động sản xuất sẽ diễn ra... Cách mạng 4.0 tác động vô cùng to lớn, có thể làm thay đổi cấu trúc ngành nghề trên thế giới, thay đổi cuộc sống loài người.

Theo ông Bình, ngành chế tạo máy bay, ô tô, năng lượng, dầu khí, điện lực, bán lẻ, viễn thông... sẽ bị ảnh hưởng. "Trong thời gian ngắn tới đây, mọi phương tiện giao thông sẽ chuyển đổi sang không người lái", ông Bình nói.

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia, cách mạng công nghiệp 4.0 đang là một thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt. Ngay từ bây giờ, mỗi doanh nghiệp đều phải chuẩn bị sẵn sàng để không bị bỏ lại trong cuộc cách mạng này.

Kết quả khảo sát (được thực hiện với 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội) cho thấy, có 85% doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến cuộc cách mạng 4.0, trong đó, có 55% doanh nghiệp đánh giá cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam ; 23% đánh giá tác động bình thường ; 11% đánh giá không tác động lắm và 10% đánh giá không tác động ; 6% không biết.

Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp được khảo sát thì có đến 79% cho biết họ chưa làm gì để đón sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ; 55% doanh nghiệp đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai.

Theo ông Lực, trong ngành tài chính ngân hàng, 46-47% khách hàng đã tiếp cận với digital banking - ngân hàng số (qua internet, mobile, facebook...). Có thể nói Việt Nam đã tiếp cận sớm với 4.0 và cuộc cách mạng này đã đi vào cuộc sống.

Ông Trương Gia Bình cho rằng : "Lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là cả thế giới đều bước vào cuộc cách mạng 4.0 ở cùng một vạch xuất phát. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chân, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo hướng 4.0 thì rất có thể, sau cuộc cách mạng, vị thế của nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế sẽ hoàn toàn khác".

Ông Lực lời khuyên cho các doanh nghiệp khi tham gia cuộc cách mạng này : "Hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất, tìm hiểu sâu, đánh giá tác động của nó đối với lĩnh vực hoạt động và doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp cho công ty của mình".

Duy Anh

*******************

Khi quan chức quá giàu… (Người Lao Động, 27/05/2017)

Sáu lô đất biệt thự trị giá hàng chục tỉ đồng mỗi lô, ở vị trí cực đắc địa tại trung tâm tỉnh Lào Cai, đều rơi vào tay 6 quan chức tỉnh này sau khi đấu giá.

vn3

Cận cảnh 6 lô biệt thự ven bờ kè sông Hồng.

Ừ, thì "đúng quy trình" cả - theo giải thích của những người có trách nhiệm ở tỉnh này. Quy trình chung theo luật và quy trình riêng do các anh bày ra, có thể gọi là "sân chơi riêng", các anh không trúng đấu giá thì còn ai vô trúng nữa !

Rõ ràng là vụ này hết sức bất thường rồi, khỏi cãi. Dư luận cả nước đang nhìn vào và bỉ bôi còn trung ương thì xem đây là chuyện không thể bỏ qua. Và, điều bất thường nữa là các quan chức Lào Cai lấy đâu ra tiền nhiều như thế để sở hữu đất đắt như kim cương ? Trúng đấu giá từ năm 2014, giá đất tính theo thị giá, tính tới thời điểm này thì đã tăng thêm nhiều lắm. Mà chắc gì tài sản của họ chỉ là những lô đất biệt thự ven sông ấy. Đừng quên Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo ở miền núi Tây Bắc.

Tất cả đều trông chờ lời giải thích từ lãnh đạo Lào Cai. Một lãnh đạo tỉnh này phát biểu đơn giản với báo chí : "Họ có tiền thì họ trúng thôi". Còn người dân, dư luận thì mỉa mai : Đấu giá đất công khai mà quan chức không trúng mới là lạ !

Những kiểu giải thích như trên gợi nhớ những trường hợp khác. Một quan chức tỉnh Đắk Lắk xây biệt thự sai phép, khi công luận đặt câu hỏi lấy tiền đâu xây thì ông bảo tích cóp nhờ chạy xe ôm thời trẻ (?). Xe ôm mà làm giàu được như thế thì cả làng giành chạy ! Một ông quan huyện ở Thanh Hóa chẳng biết dùng chiêu gì mà "hút" cả đàn dê được cấp cho dân theo diện cứu trợ về trang trại mình. Mấy ông quan xã ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam còn "ăn" mấy chục con gà cứu đói của dân. Chuyện tham vặt lòi ra, xấu mặt cả đời. Nó di hại lớn hơn, lâu dài hơn là khiến cho người dân mất niềm tin vào quan chức, vào chính quyền. Đó là hệ quả nguy hiểm khôn lường.

Câu chuyện ở Lào Cai chưa ngã ngũ song đã kịp thời một lần nữa gióng lên cảnh báo về sự bất minh của tài sản quan chức, nhất là khi Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản đối với đối tượng là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Có khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện này. Với các đối tượng khác thì giao cho tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ vào quy định này để quy định với đối tượng thuộc diện cấp ủy mình quản lý bảo đảm việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản.

Kê khai tài sản là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng nhưng công tác này nhiều năm qua chưa được thực hiện hiệu quả. Tình trạng kê khai không trung thực, kê khai xong không ai giám sát hoặc không giám sát được, là rất phổ biến, khiến cho việc kê khai dù là bắt buộc nhưng mang tính hình thức. Quy định 85 đề cao khâu giám sát tài sản sau kê khai hy vọng sẽ khắc phục được hiện trạng trên. Và nay, trường hợp ở Lào Cai chính là liều thuốc thử đối với quy định mới này.

Dân giàu thì nước mạnh. Dân hầu hết còn nghèo mà quan chức quá giàu thì làm sao có "công bằng, dân chủ, văn minh" ? Xã hội chúng ta khuyến khích làm giàu, cả dân lẫn quan, nhưng phải chính đáng và hợp pháp.

Nguyễn Ngọc

Published in Việt Nam