Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ tài trợ 15,5 triệu đôla cho Đại học Fulbright Việt Nam (VOA, 09/06/2017)

Chính phủ Hoa Kỳ vừa chính thức tài trợ 15,5 triệu đôla cho Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), một trường đại học tự trị, phi lợi nhuận và theo mô hình giáo dục của Mỹ đầu tiên được thành lập tại Việt Nam.

vn1

Đại sứ Mỹ Ted Osius trao chứng nhận tài trợ 7,2 triệu đôla từ USAID cho Chủ tịch FUV Đàm Bích Thủy, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/6/2017. (Facebook FUV)

Cùng lúc, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO của Ngân hành ANZ, thay cựu Thượng nghị sị Mỹ Bob Kerrey, làm Chủ tịch FUV.

Đại sứ Mỹ Ted Osius công bố khoản tài trợ trị giá 7,2 triệu đô do Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp cho FUV trong ba năm tại một buổi lễ tổ chức ở Trung tâm Hoa Kỳ, Thành phố Hồ Chí Minh hôm 6/6. Khoản tài trợ này sẽ giúp FUV xây dựng chính sách tuyển sinh, các thủ tục hỗ trợ tài chính và học bổng, cũng như mở rộng số lượng sinh viên, theo FUV.

Tại buổi lễ, Đại sứ Ted Osius phát biểu : "Đây là khoản tài trợ đầu tiên của USAID dành cho FUV, một sự khẳng định cam kết của USAID hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống giáo dục đại học… Khoản tài trợ sẽ giúp đảm bảo những sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam có thể theo học tại FUV, cho dù họ xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội nào".

Đại sứ Osius cũng trao quyết định tài trợ 8,3 triệu đô la Mỹ của Vụ Văn hóa và Giáo dục (ECA) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Khoản tài trợ này sẽ được tháo ngân thông qua Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Boston và chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển FUV.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từng tài trợ để phát triển Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), tiền thân của FUV trong hơn hai mươi năm qua.

Khoản tài trợ mới tái khẳng định cam kết của Chính phủ Hoa Kỳ đối với sự thành công của Đại học Fulbright Việt Nam.

Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam phát biểu tại buổi lễ :

"Chúng tôi rất vinh dự được nhận những khoản tài trợ này từ chính phủ Hoa Kỳ. Đây là sự ủng hộ quan trọng cho sự phát triển của FUV vào giai đoạn đầu có ý nghĩa then chốt này. Chúng tôi mong đợi tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác này khi chúng ta viết tiếp chương mới cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ".

Đại sứ Osius nói Hoa Kỳ lấy làm tự hào về vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho Đại học Fulbright Việt Nam nhưng ông nhấn mạnh rằng "sự thành công của trường đại học này sau cùng sẽ phụ thuộc vào người dân và xã hội Việt Nam trong việc khởi xướng và cổ suý cho những lý tưởng mà trường đại diện".

Ông nói FUV cần sự ủng hộ của cả cộng đồng để có thể trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới, đáp ứng kỳ vọng và khát khao tri thức của các thế hệ sinh viên Việt Nam tương lai.

Báo Thanh Niên hôm 9/6 trích lời bà Đàm Bích Thủy cho biết việc tuyển sinh sẽ bắt đầu từ tháng 7, khởi đầu bằng ngành học chính sách và quản lý công ở bậc cao học. Chương trình cử nhân sẽ bắt đầu vào mùa thu 2018.

Bà Bích Thủy cho biết : "Chúng tôi sẽ tuyển 60 bạn và tất cả đều sẽ được cấp học bổng toàn phần. Chúng tôi vừa nhận được 2 khoản tài trợ đầu tiên của chính phủ Mỹ, tổng trị giá 15,5 triệu USD, trong đó một phần sẽ được dành để cấp học bổng".

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama loan báo việc thành lập trường đại học Fulbright Việt Nam, trường đại học tư độc lập kiểu Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.

vn2

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey

Cũng trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, ông Bob Kerrey, một cựu thượng nghị sĩ Mỹ, được chọn làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của FUV. Nhưng tháng 5 vừa rồi, ông Bob Kerrey âm thầm rút lui khỏi vị trí này. Trang mạng Counterpunch.org. cho biết lý do là vì quyết định bổ nhiệm ông gặp nhiều chỉ trích ở Việt Nam.

Đầu năm 2017, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn tuyên bố Việt Nam không tán thành quyết định bổ nhiệm ông Bob Kerrey vì những tranh cãi liên quan tới vai trò của ông Kerrey, dính líu vào một vụ thảm sát thường dân trong Chiến tranh Việt Nam.

Trong tuần qua, bà Đàm Bích Thủy, cựu CEO Ngân hàng ANZ, được giao chức Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam thay thế ông Bob Kerrey. Trước đó bà Thủy giữ chức Hiệu trưởng đồng thời là thành viên sáng lập FUV.

Trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia vào ngày 24/5/2016, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, ông Barack Obama, nói trường đại học Fulbright Việt Nam là "một dấu son trong tiến trình hòa giải và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".

Nhiều trí thức Việt Nam chào đón sự ra đời của trường đại học Fulbright như một bước ngoặt trong nỗ lực hiện đại hóa ngành giáo dục đại học Việt Nam. Người ta hy vọng, với FUV, một tầng lớp trí thức mới sẽ được đào tạo một cách bài bản để có thể góp một bàn tay xây dựng đất nước.

****************

Việt Nam và các nước khác phớt lờ lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc (VOA, 09/06/2017)


Các quốc gia đi đu vi Trung Quc trong cuc tranh chp ch quyn lãnh hi pht l lnh cm đánh bt cá vô cùng nghiêm ngặt do Bc Kinh ban hành trong năm nay Bin Đông, đt các đoàn tàu ca h trước nguy b chn bt.

vn3

Tàu Tuần duyên Trung Quc phun vòi rng xua đi mt tàu cá Philippines.

Bắc Kinh tuyên b lnh cm đánh bt kéo dài 3 tháng bt đu t ngày 1/5, dài hơn 30 ngày so vi năm trước, đng thi hn chế nhiu phương cách đánh bắt cá. Lnh cm áp dng Bin Đông, khu vc trên vĩ tuyến 12 dc theo phía bc đường xích đo. Đài Loan, Vit Nam và Philippines tuyên b ch quyn lãnh hi trong khu vc cm đánh bt, không đng tình vi lnh cm ca Trung Quc.

Việt Nam lên án lnh cm, trong khi Philippines, nước đã có các cuc đàm phán được mô t là ‘tích cc’ vi Trung Quc v v tranh chp hàng hi hi tháng trước, gi im lng đ tránh khoác lên tính chính đáng cho lnh cm này, theo gii phân tích. Đài Loan trao thưởng cho các chủ tàu áp đt lnh cm ca riêng h, và tuyên b s giúp bt c ngư dân nào b Trung Quc bt gi.

Lệnh cm đánh bt cá được ban hành sau khi mt tòa án quc tế ra phán quyết bác b tuyên b ch quyn ca Bc Kinh đi vi phn ln Bin Đông hi năm ngoái, đã khiến Trung Quc b coi thường trên khp Châu Á, và mt khác, nhc nh các nước khác v quyn kim soát trên thc tế ca Trung Quc đi vi vùng bin này.

Ông Termak Chalermpalanupap, học gi Vin ISEAS Yusof Ihsak Singapore :

"Phản đi lnh cm cũng không có tác dụng gì, bi vì như vy là chúng ta tha nhn h đang áp đt lnh cm, nhưng ti hin trường, ngư dân biết h cn tránh nhng nơi nào".

vn4

Một tàu cá ca ngư dân Qung Ngãi b tàu v thép ca Trung Quc đâm thng vào khi đang đánh bt trên vùng bin ca Vit Nam (nh chp t TuoiTre)

Trong nhiều năm qua, Bc Kinh đã thi hành các bin pháp hn chế đánh bt hi sn theo mùa trên Bin Đông, ln đu tiên tuyên b lnh cm vào năm 1995 bng cách chn bt các tàu đánh cá nước ngoài. Sau nhiu năm, ngư dân có kinh nghim biết h có th hot đng an toàn nơi nào, theo các nhà phân tích.

Hội đng các vn đ Đi lc ca Đài Loan nói Trung Quc s "kim tra" các tàu thuyn mà h cho là bt hp pháp và bt gi bt c ai không có giy phép, tên tàu hoc cng đăng ký.

Ông Douglas Guilfoyle, giáo sư luật quc tế thuc Đi hc Monash, Australia, nói rng tuy vy, im lng và phn đi "không đng nghĩa vi vic chp nhn quyn kim soát ca bt c mt nước nào trên "bin c"- được hiu là các vùng bin bên ngoài vùng đc quyn kinh tế tính t b bin quc gia.

Giáo sư Guilfoyle :

"Không ai bị buc phi tranh cãi các tuyên b ch quyn không có cơ s pháp lý. Lut pháp quc tế đòi hi mt quc gia mun khng đnh mt quy đnh mi, phi được s chp nhn ca các nước khác. Chp nhn bng cách đng ý hoc gi im lng không phi là mt phương pháp thường tình trong vic lp quy đnh trong lut pháp quc tế".

Mặc dù đã tăng cường đi thoi vi Bc Kinh trong sut mt năm, Vit Nam vn cm thy bt bình vi Trung Quc v các tranh chp ch quyn lch s. Hi tháng 3, Việt Nam tuyên b s điu tàu ra bo v các tàu đánh cá, chng li vic thi hành lnh cm.

Ông Murray Hiebert, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) nói các tàu đánh cá có th b tun duyên và cnh sát bin Trung Quc bt giữ, hay đánh chìm.

Ông nói :

"Một s tàu đánh cá ca ngư dân Vit Nam s tiếp tc ra khơi và đi mt vi nguy cơ b sách nhiu hoc bt gi. Mt s khác thn trng hơn đ tránh rc ri".

Ông Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu Chương trình Trung Quc ti Trường Quan hệ Quc tế S. Rajaratnam, Đi hc Nanyang Singapore, nói đng nào thì Trung Quc cũng s chn bt các tàu Vit Nam.

Ông Zhang nói :

"Điều này không ch xy ra trong thi gian lnh cm đánh bt có hiu lc. Trong mùa đánh cá, nếu tàu Vit Nam tiến vào các vùng biển do Trung Quc kim soát, lc lượng tun duyên Trung Quc và các tàu thc thi pháp lut khác s có hành đng chng h".

Ông Guilfoyle nói các nước bt bình vi các v gi tàu có th kin ra Tòa Trng tài quc tế, ít nht đ đòi tr li tàu.

Một báo cáo ca tp chí National Geographic hi năm ngoái nói sn lượng đánh bt cá hàng năm Bin Đông lên ti 16,6 triu tn cá, và ngành khai thác hi sn mướn khong 3,7 triu lao đng, nhưng ngun hi sn đang suy gim. Các nước đòi ch quyn nói rng khu vực này là tuyến hàng hi quan trng và giàu v tr lượng khí đt thiên nhiên và du ha.

Published in Việt Nam

Việt Nam : Lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc vô hiệu lực (RFA, 11/05/2017)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 10 tháng 5 ra thông cáo khẳng định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc áp dụng trên vùng Biển Đông từ ngày 1 tháng 5 đến 16 tháng 8 là không có giá trị.

tau1

Tàu đánh cá của Trung Quốc nằm bến tại cảng cá thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, ngày 1 tháng 5 năm 2017. AFP photo

Cơ quan quản lý nghề cá của Trung Quốc mới đây ra thông báo tạm ngừng đánh cá có thời hạn đối với tất cả các nghề trừ nghề câu từ 12 giờ ngày 1 tháng 5 đến 12 giờ ngày 16 tháng 8 trên các vùng biển bao gồm, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và vùng đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc ở phía đông đường phân vịnh Bắc Bộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng thông báo cho ngư dân về thông báo mới của Trung Quốc. Bộ cũng yêu cầu các tỉnh động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.

Kể từ năm 1999 năm nào Trung Quốc, vào dịp hè, cũng ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên một phạm vi rộng ở khu vực biển Đông là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với một số nước Châu Á khác trong đó có Việt Nam. Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống ngoài quần đảo Hoàng Sa trong dịp này cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị tàu chấp pháp của Trung Quốc xua đuổi, bắt và tịch thu hải sản.

Trong một diễn tiến khác, ngày 10 tháng 5 tàu cảnh sát biển Việt Nam đang ở thăm hữu nghị tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, tổ chức Ngày Mở Cửa để tiếp xúc với người dân địa phương.

Trang tin của đài phát thanh Trung Quốc hôm 10 tháng 5 cho biết trong Ngày Mở Cửa, đã có hơn 100 người dân địa phương Hải khẩu lên tàu tham quan, tiếp xúc gần gũi với các thủy thủ Việt Nam.

Tàu Cảnh sát biển 8004 rời việt Nam lên đường sang thăm Trung Quốc hôm 8 tháng 5 theo lời mời của Cảnh sát biển Trung Quốc. Đây là chuyến thăm hữu nghị đầu tiên của tàu cảnh sát biển Việt Nam đến một quốc gia khác. Báo Quân Đội Nhân Dân cho biết chuyến thăm của tàu đến Trung Quốc giúp tạo không khí thân thiện và hữu nghị giữa hai lực lượng và giảm nguy cơ va chạm xung đột trên các vùng biển của Việt Nam.

************************

Kiên Giang : Cá, nghêu chết trắng bãi (BBC, 11/05/2017)

tau2

Cá chết tại Hòn Heo, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang hôm 9/5

Trong vài ngày gần đây, nhiều người dân tại hai xã Dương Hóa và Thuận Yên của tỉnh Kiên Giang phát hiện nhiều tôm cá nghêu sò chết hàng loạt.

Bà Dương Thị Lệ Thanh, một chủ hộ nuôi nghêu tại xã Thuận Yên cho biết, chiều 7/5, thấy nhiều cá chết trôi nổi tại cầu Tam Bản, huyện Kiên Lương. Sáng 8/5, bà ra bãi nghêu gia đình nuôi thả thì thấy chết dạt đầy bãi.

Bà Thanh cho BBC biết, gia đình bà vay vốn nhà nước và đã nuôi thả nghêu 3 năm qua, "năm nay được mùa nhất thì lại chết trắng !"

Ông Phan Văn Đắc, hay còn gọi là Mười Nghêu, là một trong những hộ nuôi trồng nghêu lớn nhất tại xã Thuận Yên cho biết, tổng thiệt hại riêng hộ của ông đã lên đến 2 tỷ đồng.

Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi trồng nghêu tại xã Thuận Yên, ông Ong Vĩnh Kim, cho biết trong xã có tới 11 xã viên, toàn xã mất trắng cả 40 ha thủy sản nuôi trồng, "chỉ riêng hộ anh Mười đã thiệt hại như thế, thì cả xã tôi thiệt hại biết bao nhiêu".

tau3

Nghêu chết trắng bãi tại ấp Bãi Chà Và, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương hôm 10/5

Một người dân sống trong vùng lân cận, anh Phạm Tấn Thăng cho biết, sau khi nghe người dân nói thông tin cá chết, đã xuống để khảo sát.

Anh cho biết, bãi nghêu chết trải dài 10km, xuất hiện ở các bãi Tà Xăng, Chà Và tại hai xã Thuận Yên của thị xã Hà Tiên và xã Dương Hòa của huyện Kiên Lương.

Anh cho biết chưa có người dân nào báo cáo bị ngộ độc vì ăn cá, tuy có một số người nói đã bị tiêu chảy, đau bụng.

Ngay sau đó chính quyền địa phương cũng ra khuyến báo người dân ngừng tiêu thụ thủy hải sản trong khu vực. Tuy nhiên những người dân cho biết phía chính quyền vẫn chưa tiến hành thu gom các loại thủy hải sản đã chết, nên cả khu vực vẫn bốc mùi hôi thối.

Gần khu công nghiệp

Gần khu vực cá chết tại cầu Tam Bản có nhiều các cụm khu công nghiệp chế biến thực phẩm. Anh Thăng cho biết, người dân đã phát hiện một công ty chế biến thực phẩm có đường dẫn ống thải ngầm đổ ra biển, nhưng không biết là ống thải ra những hóa chất gì.

Thêm vào đó thủy hải sản tầng đáy như cá bống, cá đuối, cua ghẹ, sò nghêu đều chết hết, nhưng các loại cá tầng mặt vẫn còn sống, chủ nhiệm hợp tác xã nuôi trồng nghêu cho biết.

tau4

Bản đồ thị xã Hà Tiên

"Người dân chúng tôi không biết cá, nghêu chết vì lí do gì nhưng chỉ mong nhà nước và các cơ quan giải quyết cho chúng tôi", bà Thanh nói.

Những người dân cho biết chính quyền địa phương, công an xã đều đã xuống thu gom hải sản chết, và mẫu nước tại nơi phát hiện cá, nghêu chết.

Trung tâm Quan Trắc tại tỉnh Kiên Giang cho biết đã gửi mẫu về Phòng Tài nguyên Môi trường trung ương từ hôm 8/5 và nói sẽ có thông báo sau "5 ngày".

******************

Việt Nam khởi tố 'trùm' buôn lậu tê giác (BBC, 11/05/2017)

tau5

Tang vật tịch thu

Việt Nam khởi tố, bắt tạm giam một người bị cho là cầm đầu một trong các đường dây lớn buôn bán trái phép sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm động vật hoang khác từ Châu Phi về Việt Nam.

Ông Nguyễn Mậu Chiến, sinh năm 1970, bị công an Việt Nam khởi tố cùng đồng phạm Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1983.

Trước đó hôm 27/4, ông Chiến bị công an bắt giữ với tang vật khoảng khoảng 36 kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh và một số sản phẩm từ động vật hoang dã.

tau6

Việt Nam là một trong những quốc gia buôn bán, nhập lậu nhiều ngà voi, sừng tê giác nhất thế giới

Báo Lao Động nói ông Chiến khai "đã cùng cháu họ là Nguyễn Văn Tùng tìm mua số hàng trên từ Nam Phi về qua Malaysia, Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó, khi đang trong quá trình vận chuyển bằng tàu hỏa ra Hà Nội để tiêu thụ thì bị bắt".

Nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế nói Việt Nam là một trong những quốc gia buôn bán, nhập lậu nhiều ngà voi, sừng tê giác nhất thế giới.

Đã từng xảy ra các vụ nhập lậu sừng tê giác và ngà voi qua các cảng biển tại Đà Nẵng, qua đường hàng không vào Việt Nam với số lượng sừng tê giác và ngà voi bị thu giữ hàng chục tấn.

Published in Việt Nam