Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt - Nga đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh (BBC, 21/06/2019)

Việt Nam công bố quyết định lập một hội đồng khoa học, gồm cả người Việt và Nga, để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

hcm1

Lăng Hồ Chí Minh ở Hà Nội - Khu vực bảo vệ cấm vào ? Ảnh minh họa

Hội đồng gồm bảy chuyên gia Việt Nam và bốn đến từ Nga.

Tuyên bố chính thức của chính phủ Việt Nam nói : "Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thực trạng, trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50 năm bảo quản, giữ gìn và phục vụ thăm viếng".

"Sau khi kiểm tra, đánh giá, hội đồng sẽ đề xuất phương hướng, kế hoạch hợp tác nghiên cứu và các giải pháp khoa học, kỹ thuật để giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo".

Hội đồng này sẽ tiến hành công việc trong tháng Bảy.

Trước đây, Việt Nam tiết lộ lần đầu tiên, kể từ 2004, các nhà khoa học y tế Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia y tế Liên bang Nga tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam.

10 năm trước, Việt Nam cũng lập một hội đồng tương tự để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2/9/1969 ở Hà Nội.

Thi hài vị lãnh tụ được giữ ở đồi Đá Chông, khu K9, Ba Vì từ 1969 đến 1975.

Di chúc

Khi Di chúc của Hồ Chủ tịch lần đầu công bố năm 1969, Hà Nội bỏ đoạn mà Hồ Chí Minh viết năm 1968 :

"Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì điện táng càng tốt hơn".

"Trothì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão".

Trước đó, năm 1965, trong bản thảo di chúc lần đầu, Hồ Chủ tịch cũng viết như vậy.

Mãi đến năm 1989, Hà Nội mới cho công bố đoạn này.

Tuy vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nói "thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân", nên Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch.

Thông báo của Bộ Chính trị ngày 19/8/1969 giải thích là "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn".

hcm2

Bản thảo di chúc Hồ Chủ tịch viết lần đầu năm 1965

Sau này, Việt Nam tiết lộ từ năm 1967, không báo cáo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản đã bí mật chọn ba bác sĩ giỏi đi Liên Xô học cách bảo quản thi hài.

Năm 1975, công trình Lăng Hồ Chủ tịch được khánh thành.

Ngày 18/7/1975, Việt Nam đưa thi hài Hồ Chủ tịch từ Ba Vì về Lăng ở Hà Nội.

Kể từ đó cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, có một nhóm chuyên gia Liên Xô có mặt ở Việt Nam để giúp bảo quản thi hài.

Sau khi Nga chuyển sang chế độ hậu cộng sản, Nga vẫn tiếp tục hợp tác, giúp Việt Nam bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch.

Lần này, bốn thành viên Nga trong hội đồng khoa học y tế gồm :

1. Giáo sư, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Banin Victor Vasilievich, Trưởng Khoa Hình thái, Đại học Y Quốc gia Moscow mang tên Evdokimov A.I. (Chủ tịch Hội đồng về phía Liên bang Nga) ;

2. Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich, Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga - Ủy viên ;

3. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Matveychuk Igor Vasilievich, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y sinh Moscow thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga - Ủy viên ;

4. Giáo sư, tiến sĩ khoa học, thầy thuốc ưu tú Gribunov Iury Pavlovich, Trưởng Khoa Giải phẫu, Bệnh viện Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga - Ủy viên.

Hiện nay, theo trang Moscow Times, chính phủ Nga chi ra một năm 13 triệu rubles (197.000 USD) để duy trì thi hài Lenin trong Lăng ở Hồng trường, Moscow, theo thời giá năm 2016.

******************

Việt Nam nhờ chuyên gia Nga tham gia công tác bảo quản xác ướp ông Hồ Chí Minh (RFA, 20/06/2019)

Chính phủ Việt Nam vừa cho thành lập hội đồng khoa học y tế cấp nhà nước, trong đó có 4 chuyên gia người Nga, để tiếp tục bảo quản xác ướp ông Hồ Chí Minh.

hcm3

Lăng ông Hồ Chí Minh tại Hà Nội. AFP

Hãng tin Reuters loan tin hôm 20/6. Theo đó, hội đồng khoa học với 7 thành viên người Việt Nam và 4 chuyên gia người Nga có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tình trạng xác ướp của ông Hồ Chí Minh đã qua 50 năm bảo quản.

Sau kiểm tra, hội đồng sẽ đề xuất kế hoạch hợp tác nghiên cứu và biện pháp kỹ thuật để giúp bảo quản lâu dài an toàn tuyệt đối xác ướp ông Hồ Chí Minh trong thời gian tiếp theo.

Dự kiến hội đồng sẽ bắt đầu thực hiện việc bảo dưỡng vào tháng 7/2019.

Ông Đặng Vũ Minh- giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng.

Trước đây, vào năm 2004 Việt Nam lần đầu tiên tiết lộ các nhà khoa học Việt nam đã phối hợp với các chuyên gia y tế Liên Bang Nga tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam. Năm 2009 Việt Nam cũng thành lập một hội đồng tương tự để kiểm tra đánh giá thi hài ông Hồ.

Ông Hồ Chí Minh qua đời vào ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

********************

Thành lập nhóm chuyên gia Việt-Nga để gìn giữ thi hài lãnh tụ Hồ Chí Minh (VOA, 20/06/2019)

Việt Nam đã thành lp mt nhóm chuyên gia đc bit, trong đó có 4 nhà khoa hc Nga từ ‘Lenin Lab’ – Phòng Thí nghiệm Lenin, đ giúp bo qun thi hài đã ướp ca ông H Chí Minh, người sáng lp nước Vit Nam Dân ch Cng hòa, theo South China Morning Post.

hcm4

liu : Lăng H Chí Minh nh chp ngày 2/9/2015. (AP Photo/Tran Van Minh)

Truyền thông Vit Nam đưa tin mt Hi đng Khoa hc s đánh giá tình trng ca thi hài được ướp cách đây 50 năm, và đ xut gii pháp hu "gìn gi lâu dài, bo v tuyt đi an toàn thi hài Ch tch H Chí Minh".

Hội đng gm các nhà khoa hc Vit Nam và Nga, s khi s làm vic trong tháng ti.

Báo chí Việt Nam cho hay Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 17/6 đã quyết đnh thành lp Hi đng khoa hc y tế cp nhà nước, đ đánh giá tình trng ca thi hài c lãnh t sau 50 năm bo qun.

VNexpress cho biết Ch tch Hi đng phía Vit Nam là giáo sư Đng Vũ Minh, Ch tch Liên hip các Hi Khoa hc k thut Vit Nam. Bn nhà khoa hc Nga do giáo sư Banin Victor Vasilievich, Trưởng khoa Hình thái, Đi hc Y Quc gia Matxcơva, làm ch tch.

Các chuyên gia người Nga đến t Lenin Lab, ‘Phòng Thí nghim Lenin’ ni tiếng Moscow, nơi đã ướp xác lãnh t Vladimir Lenin vào năm 1924.

Các chuyên gia Nga đến t Phòng Thí nghim Lenin cũng đã ướp xác và bo dưỡng xác ca các lãnh t cng sn khác như Kim Il-sung, Kim Jong-il (ông ni và cha ca lãnh t Triu Tiên Kim Jong-un), và ông H Chí Minh ca Vit Nam, theo Giáo sư Alexei Yurchak thuc Đi hc California, Berkeley, người đang viết mt quyn sách v các xác ướp lãnh t cng sn.

Theo một bài báo trên t Moscow Times được t báo The Guardian ca Anh ti li vào năm 2016, thì công tác ướp xác được thc hin trong vòng bí mật tuyt đi. Quá trình ướp xác nguyên thy mt vài tháng và các xác ướp cn được bo dưỡng thường xuyên.

"Cứ 1 năm rưỡi ti 2 năm, các thi th này li được bo dưỡng bi các khoa hc gia t Moscow", giáo sư Yurchak nói, vin dn các cuc phng vấn ông đã thc hin vi các khoa hc gia phòng thí nghim và các cuc nghiên cu thc đa.

Reuters trích dẫn trang web ca y ban qun lý lăng H Ch tch cho biết Nga bt đu tính tin các cht ướp xác sau khi Liên Xô sp đ.

Trong di chúc cuối cùng, ông Hồ Chí Minh bày t nguyn vng được ha táng, nhưng B Chính tr Đng Cng sn Vit Nam vin "nguyn vng và tình cm ca nhân dân", đã quyết đnh ướp xác "đ sau này đng bào c nước, nht là đng bào min Nam, bè bn quc tế có điu kin ti viếng Bác, thể hin tình cm sâu đm đi vi Bác", theo Vietnamnet.

Những bình lun trên mt din đàn trực tuyến v ch đ này hôm nay đa s ng h gii pháp ha táng theo di nguyn ca người quá c và thay thế thi hài bng mt tượng sáp. Nhà báo Trương Huy San cũng tán thành gii pháp này.

Ông viết : "Nên ha táng theo di nguyn ca H chí Minh ; gi Lăng như mt chng tích ca thi Việt Nam cộng sản, làm tượng sáp thay thế thi hài trong quan tài kính…"

Ông Hồ Chí Minh qua đi ngày 2/9/1969, mc dù Đng cộng sản sa li ngày thành 3/9/1969 đ tránh trùng vi ngày l ln ca Vit Nam.

Published in Việt Nam

Bất đồng về chuyện giữ xác cố Chủ tịch Hồ Chí Minh (RFA, 10/05/2019)

Lâu nay trong công luận lại có những ý kiến thắc mắc về việc ướp xác cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

hcm1

Lực lượng trông coi lăng ông Hồ Chí Minh dọn cỏ trước lăng hôm 7/8/2000. AFP

Vài năm trước đây trên mạng xã hội lan truyền một phần bản di chúc của ông Hồ Chí Minh về việc hậu sự cùng một nét chữ với phần di chúc được Nhà nước công bố trước đó. Trong đó ông viết :

"Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng".

Nữ nghệ sĩ Kim Chi, người từng có thời gian dài sống và làm việc ở miền Bắc, cho rằng không nên duy trì thi hài ông Hồ mà nên đem thiêu theo di chúc được công khai như thế :

"Theo tôi thì nguyện vọng của ông Hồ là muốn được thiêu chứ đâu có đòi xây lăng rồi ướp xác quá tốn kém. Mà về phong thủy người ta cũng kiêng lắm, thi hài mà cứ đưa lên đưa xuống hoài thì dân làm sao mà làm ăn được, đất nước làm sao mà phồn thịnh được. Theo những gì về tâm linh thì tôi thấy nên thiêu đi như ông mong muốn. Như vậy vừa tốt cho phong thủy dân tộc, vừa tiết kiệm".

Bà nói thêm rằng bà đồng ý với việc thiêu xác rồi rải tro vì mỗi năm phải nuôi cả binh đoàn bảo vệ, phải bảo trì cái xác rồi nuôi cả đội ngũ những người về hưu, tốn kém nhiều lắm.

Với nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì trước hết phải làm xét nghiệm ADN. Ông không tin ông Hồ Chí Minh là người Việt Nam, vì bút tích của ông Hồ có nét chữ rất xấu ‘như gà bới’ trong khi ông Hồ viết chữ Tàu rất đẹp. Ông đưa ra quan điểm ngắn gọn của mình về nhiều mặt :

"Theo tôi thì trước tiên phải xét nghiệm ADN xác ông Hồ Chí Minh rồi sau đó hãy thiêu. Về mặt tâm linh thì tôi nghĩ rằng muốn thiêu thì phải xem ngày giờ. Về mặt kinh tế thì quá rõ là việc giữ lại cái xác quá tốn kém. Hiện nay ngân sách Nhà nước coi như đã cạn queo rồi thông qua các thứ thuế, rồi xăng dầu, điện nước, phí BOT… đều leo thang. Mỗi tháng tốn hàng đống tiền cho việc bảo quản là có tội với người dân".

Dù hàng trăm đầu báo chính thống trong nước chưa bao giờ đặt ra nghi vấn việc ông Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc, người có thi hài đang nằm trong lăng, có phải là người Việt Nam hay không, nhưng trong những năm qua dấy lên thông tin ông Nguyễn Ái Quốc là người Trung Quốc.

Năm 2008, Đài Loan xuất bản cuốn sách "Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh" (Hồ Chí Minh sinh bình khảo), do nhà xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành. Tác giả là Hồ Tuấn Hùng, giáo sư đã từng dạy học hơn 30 năm, tốt nghiệp trường Đại học Quốc lập Đài Loan, khoa lịch sử. Người dịch ra tiếng Việt Nam là Thái Văn

Cuốn sách chứng minh ông Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Cung, mà là Hồ Tập Chương người Đài Loan, Trung Hoa với lý giải ông Nguyễn Ái Quốc bị bạo bệnh, đã mất năm 1932, đảng cộng sản Trung Quốc đã chọn một sĩ quan tình báo trong cục Tình báo Hoa Nam đóng giả, thay thế Nguyễn Ái Quốc để duy trì phong trào cách mạng ở Đông Dương.

Là một người từng sống qua hai chế độ, bà Đức nêu ý kiến của mình về việc giữ thi hài ông Hồ hiện nay :

"Tôi nghĩ ngay đến điều quan trọng là ông Hồ Chí Minh, người ta đã nói nhiều rồi, đã tìm hiểu nhiều rồi, ông không phải là người Việt Nam. Như thế thì không việc gì phải giữ cái xác ở đấy. Mà nếu ông Hồ có là người Việt Nam chăng nữa thì chuyện tốn kém để bảo quản vẫn là quan trọng, tôi không thay đổi ý kiến. Ông Hồ mất bao nhiêu năm rồi, đất nước thì nghèo mà lấy tiền đóng thuế của dân ra bảo quản cái xác đó.

Hơn nữa ông là người đem chế độ cộng sản vào đưa đất nước đến nỗi như thế này thì can cớ mình gì phải giữ. Không ích lợi gì hết !"

hcm2

Một phần di chúc của ông Hồ Chí Minh nói về việc hậu sự. File photo

Thầy giáo Chế Quốc Long nhận định việc ướp xác không nói lên tầm cỡ lãnh tụ, mà tầm cỡ lãnh tụ phải là những việc họ làm, di sản họ để lại cho dân cho nước. Di sản của ông Hồ Chí Minh là đem chế độ cộng sản về Việt Nam, mà những gì chế độ cộng sản đã làm thì thế giới đã chứng minh. Có thể nói đó là ung nhọt của nhân loại mà đáng tiếc là chính phủ Việt Nam vẫn cố duy trì và níu kéo cái ung nhọt đó. Ông nói thêm :

"Độc tài và tàn ác. Di sản này cần phải dẹp bỏ mà việc đầu tiên là dẹp bỏ những biểu tượng liên quan đến ông Hồ Chí Minh. Tôi thấy không cần phải giữ cái thi hài đó làm gì. Quá tốn kém vì phải duy trì cái lăng rồi phải duy trì lực lượng bảo vệ, lễ nghi mà nó chẳng đem lại một lợi ích thiết thực nào hết".

Trên thế giới hiện chỉ còn vài nước lưu xác lãnh tụ như Lãnh tụ Xô viết, Lenin mất ngày 21/4/1924 ; Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969 ; Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông mất ngày 9/9/1976 ; Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời ngày 17/12/2011.

Một năm sau ngày ông Kim Jong-il mất, Bình Nhưỡng mới úp mở thi hài được bảo quản trong trang phục kaki nổi tiếng. Ông Kim nằm dưới cha ông, Kim Nhật Thành, một vài tầng nhà trong Cung kỷ niệm Kumsusan.

Truyền thông Việt Nam vào ngày 10/5 thuật lại quá trình giữ xác cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đó từ khi qua đời vào sáng ngày 2/9/1969, thi hài ông Hồ Chí Minh được chuyển về Quân y viện 108 để các y bác sĩ và các chuyên gia Liên Xô thực hiện các bước bảo quản. Trong sáu năm sau đó, thi hài ông Hồ được di chuyển tổng cộng sáu lần. Lần đầu từ Hà Nội lên Ba Vì, lần cuối từ Ba Vì về lại Hà Nội và giữ trong lăng từ ngày 18/7/1975 đến nay.

Báo Hà Nội Mới dẫn lời Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng, trong giai đoạn sáu năm đầu, việc gìn giữ, bảo vệ thi hài rất vất vả vì cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ cán bộ chuyên môn mỏng. Đến ngày 29/8/1975, khi lăng được khánh thành thì nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài ông Hồ chuyển sang giai đoạn mới với yêu cầu rất cao.

Ngày 28/8/2018, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo kết luận, nhiệm vụ bảo vệ lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ gìn lâu dài và tuyệt đối an toàn thi hài của người nằm trong lăng là ‘nhiệm vụ chính trị vinh dự, thiêng liêng cao quý mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao cho Ban quản lý Lăng.’

Diễm Thi

********************

Từ Sungroup cho thấy tình trạng ‘nhóm lợi ích’ ngày càng tăng ở Việt Nam (RFA, 10/05/2019)

Chính quyền Đà Nẵng mới đây đã ra lệnh tạm dừng một dự án về du lịch là dự án Marina Complex vì những quan ngại liên quan đến việc dự án này lấn sông Hàn được truyền thông trong nước đăng tải rầm rộ.

hcm3

Cầu sông Hàn Đà Nẵng. AFP

Tuy nhiên, dường như truyền thông trong nước lại không hề nhắc đến dự án khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sungroup cũng trên sông Hàn khi tập đoàn này cũng có những sai phạm tương đồng như Công ty trách nhiệm hữu hạn Bến Du Thuyền Đà Nẵng, theo nhận xét của một số nhà quan sát.

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, lý do Sungroup vẫn êm xui trong chuyện này vì có thế lực yểm trợ :

"Những hãng tư nhân mà làm thiệt hại chung cho quyền lợi xã hội thì ở đâu cũng có, nhưng những năm gần đây do tiến bộ của nghiên cứu khoa học cũng như đấu tranh chống tiêu cực, nhiều dự án tương tự đã phải dừng lại. Riêng đặc thù vừa rồi 3 dự án, bao gồm cả Sungroup san lấp bề mặt sông Hàn thì Sungroup lại không bị ra lệnh dừng lại. Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó. Cùng việc lấn sông Hàn, một anh bị buộc dừng lại, một anh tiếp tục xây dựng là Sungroup. Trong quy luật cạnh tranh thị trường hiện nay thì Sungroup là ‘cá mập’, mà cá mập thì khó bắt hơn cá lạc".

Xác nhận Sungroup có một ‘thế lực hậu thuẫn’ rất mạnh này, anh H., cựu phóng viên từng làm cho Đài Truyền hình Việt Nam trong 13 năm cho biết :

"Khi bạn được điều động đi thực hiện phóng sự nào đấy mà báo chí trong nước vẫn gọi là ‘đánh’ một nhân vật cấp cao như thứ trưởng hoặc bộ trưởng, hay những nhân vật của tập đoàn lớn như Vingroup hay Sungroup, bạn cũng tự hiểu là lãnh đạo của mình đã có sự yểm trợ của một lực lượng đủ mạnh phía sau lưng mới dám đưa ra quyết định yêu cầu bạn làm phóng sự đánh những nhân vật và tập đoàn quan trọng như vậy".

Đây không phải là lần đầu tiên Sungroup bị nghi ngờ có có thế lực chính trị ‘chống lưng’ để phá hoại tài nguyên quốc gia. Trước đó, khi Tập đoàn này xây dựng cáp treo từ Sapa lên thẳng Fansipan, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng đã nêu lên chuyện lợi ích nhóm giữa tập đoàn và các quan chức trong bộ máy nhà nước. Cụ thể, Sungroup đã phá đường đi từ Sapa lên Fansipan để xây cáp treo, phá hoại cảnh quan tự nhiên tại đây, sau đó cấm người dân không đi đường này nữa. Hiện cáp treo vẫn hoạt động đưa du khách từ thị xã Sapa lên ‘nóc nhà Đông Dương’ với lượng lớn khách du lịch đổ về đây mỗi ngày.

hcm4

Tuyến cáp treo đưa du khách lên đỉnh Fansipan đã góp phần phá nát cảnh quan tự nhiên của "nóc nhà Đông Dương" AFP

Vụ việc dự án Marina Complex và Olalani lần này cũng khiến nhiều người so sánh với vụ cưỡng chế những công trình vi phạm đất rừng phòng hộ Sóc Sơn gần đây. Mặc dù chính phủ Hà Nội nhiều lần lên tiếng phải phá hủy các căn nhà, biệt thự nghỉ dưỡng, du lịch xây dựng sai quy định trên đất rừng, nhưng truyền thông trong nước nhiều lần loan tin cho biết vẫn có những ngoại lệ khi dỡ bỏ các công trình sai phạm.

Điển hình như báo Đất Việt trong ngày 9/5 cũng đã loan tin ghi nhận ý kiến người dân cho rằng dù vi phạm tương đối giống nhau, nhưng nhiều công trình không bị phá hủy hoặc chỉ bị tháo dỡ một phần, thậm chí có những biệt thự nằm sâu trong phần đất cấm xây dựng vẫn còn sừng sững. Điển hình như hai công trình được nhiều người dân quan tâm là nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương.

Mới đây nhất, vào sáng ngày 9/5, công an Hà Nội đã tiến hành khám xét và thu giữ vật dụng tại Trung tâm bảo hành, sửa chữa Nhật Cường ở C4 Giảng Võ và ở số 33 Lý Quốc Sư.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường là một trong những doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động lớn tại Hà Nội với nhiều cửa hàng trên địa bàn thủ đô.

Theo truyền thông trong nước, tuy là công ty mới được thành lập chưa lâu, nhưng Nhật Cường đã nhận phần lớn các hợp đồng thầu liên quan đến các dự án công trực tuyến ở Hà Nội lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình như được chỉ định thầu với giá trị 10,7 tỷ đồng trong dự án của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội thực hiện quyết định 6699, hoặc trong dự án thí điểm lắp đặt hệ thống camera an ninh với số tiền đầu tư lên đến 1,1 tỷ đồng, hay cung cấp những phần mềm liên quan đến bảo mật, an ninh của lực lượng an ninh Hà Nội.

Nhiều chuyên gia quan sát và nhận xét đây có thể là một cuộc đấu đá giữa các nhóm lợi ích mà trong đó, người ‘chống đỡ’ cho công ty Nhật Cường đang thất thế.

Nhận xét về ý kiến này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội, cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, ông nói :

"Tôi nghĩ có rất nhiều dấu hiệu các doanh nghiệp ‘ngoặc’ với chính quyền, có những vị nào đấy đứng đằng sau. Nếu những vị ấy kiểm soát được thì nó để yên, còn không thì bên này đánh bên kia, đánh doanh nghiệp, chỗ này chỗ nọ. Có thể những thế lực chính trị đứng đằng sau, nhiều khi đánh nhau về mặt chính trị nhưng ‘trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Tức là tay chân của phe này bị phe khác đánh, đó có thể là các doanh nghiệp".

Tình trạng cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đích nhằm trục lợi được định nghĩa là ‘nhóm lợi ích’.

Trong nhiều năm qua, ‘nhóm lợi ích’ liên tiếp được nhắc đến trong các vụ án tham nhũng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, hoặc hủy hoại tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để ngăn chặn tình trạng ‘nhóm lợi ích’ là dường như là câu hỏi khó để trả lời vì theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải thay đổi thể chế, cần công khai, minh bạch mới có thể hạn chế tình trạng ‘nhóm lợi ích’, mà việc này rất khó thực hiện dưới chế độ độc Đảng như ở Việt Nam hiện nay.

Published in Việt Nam

Bộ Quốc phòng : Thi hài Hồ Chí Minh được bảo vệ an toàn (VOA, 03/04/2019)

Bộ Quc phòng Vit Nam hôm 3/4 cho biết thi hài ca c Ch tch H Chí Minh "được gi gìn lâu dài và bo v tuyt đi an toàn trong sut 50 năm qua".

vn1

Lãnh tụ Triu Tiên đt vòng hoa trước Lăng Ch tch H Chí Minh ti Hà Ni hôm 2/3. B Quc phòng cho biết thi hài ông H được bo v an toàn trong sut 5 thp k qua.

Năm nay sẽ đánh du 50 năm ngày ông H, nhà lãnh đão cách mng ca Vit Nam, t trn (1969-2019).

Tại bui hp báo tr s B Quc phòng, Thiếu tướng Cao Đình Kiếm, đng thi là Chính y B Tư lnh Bo v Lăng Ch tch H Chí Minh, cho biết b ca ông được "Đng, Nhà nước và Nhân dân" giao cho nhim v "gi gìn lâu dài thi hài H Ch tch và xây dng Lăng ca Người". Trang web chính thc ca B Quc phòng trích li v thiếu tướng này cho biết b Tư lnh Bo v Lăng đã "hoàn thành xut sc nhim v" trong đó có bo đm an ninh và t chc đón tiếp nhân dân c nước và bn bè quc tế.

Ông Hồ mt ngày 2/9/1969 và "theo nguyn vng thiết tha ca toàn Đng, toàn quân, toàn dân", như Tiếu tướng Cao Đình Kiếm cho biết, B Chính tr và Trung ương Đng quyết đnh "gi gìn thi thể H Ch tch lâu dài".

Tuy nhiên có những thông tin cho rng trong di chúc viết năm 1969, H Chí Minh mong mun được ha táng và đt tro ti 3 min đt nước. Trong toàn văn di chúc đăng trên báo đin t Chính Ph, ông H viết : "Sau khi tôi đã qua đi, chớ nên t chc điếu phúng linh đình, đ khi lãng phí thì gi và tin bc ca nhân dân".

Theo Reuters, Hồ Chí Minh được ướp xác theo công ngh ca Liên Xô. Hàng năm, lăng Ch tch H Chí Minh Hà Ni đóng ca khong 2 tháng đ các k thut viên người Nga giúp bảo dưỡng thi th ông H.

Bộ Quc phòng cho biết "thành công ln nht và xuyên sut 50 năm qua đó là : Dù bt kỳ trong điu kin, hoàn cnh nào nhim v gi gìn lâu dài thi hài Ch tch H Chí Minh luôn hoàn thành xut sc" và đi ngũ cán b và y, bác sĩ Vit Nam đang tiến ti vic "làm ch hoàn toàn công ngh gi gìn thi hài" H Ch tch.

Lăng Chủ tch H Chí Minh được bt đu xây dng vào năm 1973 vi s giúp đ ca Liên Xô cũ. Nhưng trong thi gian chiến tranh, thi hài ông H được đưa đến nhng nơi bí mt đ tránh bom đn ca M.

Sau năm 1991, khi Liên Xô cũ tan rã, các cán bộ, chuyên gia vn hành k thut rút hết v nước nhưng đi ngũ cán b và công nhân k thut ca Vit Nam đã thay thế đ thc hin công tác kim tra và bo dưỡng lăng, theo Dân Trí.

Kể t năm 1975, năm mà chiến tranh Vit Nam kết thúc, đã có 57 triu lượt người, trong đó có trên 9 triu khách quc tế, đến viếng Ch tch H Chí Minh, theo B Quc phòng.

Đầu tháng 3 va qua, Ch tch Triu Tiên Kim Jong-un đã ti thăm Lăng Ch tch H Chí Minh sau khi kết thúc hi ngh thượng đnh vi Tng thng M Donald Trump ti Hà Ni.

Hồ Chí Minh là mt trong nhng lãnh đo cng sn được ướp xác và trưng bày, trong đó bao gồm Lenin ca Nga, Mao ca Trung Quc, Kim Il-sung và Kim Jong-il ca Triu Tiên.

Theo nhận đnh ca Alexei Yurchak, giáo sư môn nhân loi hc ca Đi hc California phân vin Berkeley, "thi th ông H tượng trưng cho các cuc đu tranh chng thc dân đòi độc lp và thm chí cho ch nghĩa dân tc mi".

********************

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Đà Nẵng : chỉ nựng bé gái (RFA, 03/04/2019)

Người đàn ông sàm sỡ, ép hôn một bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9, ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) vào tối ngày 1 tháng 4 được xác định danh tính là ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) thành phố Đà Nẵng.

vn2

Ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng VKSND Đà Nẵng xác nhận với truyền thông chính là người đàn ông trong camera ghi hình của chung cư Galaxy vào tối ngày 01/04/19.- Courtesy : Ảnh chụp màn hình plo.vn

Vào chiều ngày 3 tháng 4, nguyên Phó Viện trưởng VKSND thành phố Đà Nẵng-ông Nguyễn Hữu Linh xác nhận với Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh rằng mình chính là người đàn ông xuất hiện trong clip ghi hình, được trích xuất từ camera an ninh trong thang máy của chung cư Galaxy.

Hai ngày qua, dư luận lên án và yêu cầu cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra tung tích của người đàn ông trong đoạn clip đã ép hôn, sàm sỡ một bé gái trong tháng máy, khi ông này đến thăm gia đình ở chung cư Galaxy.

Truyền thông trong nước cho biết trước đó, vào tối ngày 2 tháng 4, Công an quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh đã mời ông Nguyễn Hữu Linh lên làm việc do tính chất nghiêm trọng và nhạy cảm của vụ việc cũng như theo yêu cầu của gia đình bé gái đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ việc đã xảy ra.

Tuy nhiên, lên tiếng với Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Linh cho rằng ông chỉ nựng bé gái và cũng đã có thương lượng với gia đình của bé gái này, rồi sau đó ông trở về Đà Nẵng.

Báo Lao Động Online dẫn lời của bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng công an cần yêu cầu gia đình đưa bé gái đi giám định pháp y để xác định có tế bào nam ở các vùng nhạy cảm hay không vì trong trường hợp có hành vi dùng tay sờ vào vùng nhạy cảm thì chắc chắn sẽ bị xử lý hình sự tội "dâm ô".

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy còn nhận định rằng việc các cơ quan chức năng xử phạt đối tượng cưỡng hôn nữ sinh viên trong thang máy ở Hà Nội số tiền 200.000 đồng sẽ tạo tiền lệ cho những vụ tương tự về sau.

*********************

Dân Phú Thọ biểu tình phản đối khai thác cát gây sạt lở (RFA, 03/04/2019)

Nhiều người dân thôn 2, xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong nhiều ngày qua tập trung trước Ủy Ban Nhân Dân xã để phản đối tình trạng khai thác các làm sạt lở đất canh tác của họ ven sông.

vn3

Hình ảnh được cắt từ clip, người dân đang chỉ khu vực khai thác cát quá mức tại xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng.

Báo pháp luật xã hội loan tin ngày 3 tháng 4 nói rõ người dân mang theo băng rôn và gõ trống, khua chiêng trước trụ sở UBND xã Đông Khê. Dân yêu cầu các cơ quan chức năng đối thoại và có biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở khu vực đất sản xuất của người dân.

Người dân cho biết, từ khi chính quyền Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác cát sỏi trên bờ sông Chảy cho Công ty xây dựng đô thị Phú Thọ, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hàng chục hecta diện tích bờ bãi do phù sa bồi đắp hằng trăm năm đến nay đã bị sạt lở nghiêm trọng khiến người dân không còn đất canh tác để sinh sống. Người dân đã nhiều lần trình báo với cơ quan chức năng tuy nhiên cả năm trời vẫn chưa được giải quyết.

Một cán bộ xã Đông Khê trả lời xác nhận với báo Pháp luật xã hôi về thực tế nhiều người dân tập trung tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã để phản đối hoạt động khai thác cát xảy ra tại địa phương. Ủy ban Nhân dân xã đã làm đơn báo cáo sự việc đến cơ quan cấp cao để xem xét xử lý vụ việc.

Vào ngày 3 tháng 4, một cuộc họp diễn ra tại Văn Phòng Chính phủ Hà Nội với các bộ ngành về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát. Cuộc họp do phó thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì. Ông này thừa nhận do cầu sử dụng cát sỏi xây dựng tăng cao, lợi nhuận lớn nên tình hình khai thác cát trái phép đã bùng phát trở lại, nhiều địa phương buông lỏng việc quản lý, bao che khiến tình trạng này diễn ra công khai và lộng hành gây bức xúc trong nhân dân.

Do đó, ông yêu cầu các cơ quan liên quan tập trung rà soát và xử lý dứt điểm tình trạng này.

Theo con số thống kê của Bộ Công an, từ năm 2017 cho tới nay việc xử lý khai thác cát trái phép phát hiện gần 14.000 vụ với hơn 4200 người vi phạm, tịch thu hơn 140 tàu hút cát và phạt tiền lên tới gần 70 tỷ đồng, nhưng chỉ có 7 vụ và 7 bị can bị khởi tố.

Trong khi từ đầu năm 2019 đến hiện nay, tại 14/20 địa phương phát hiện gần 700 vụ với hơn 420 đối tượng bị bắt, và phạt tiền hơn 12 tỷ đồng, hơn 70 tàu và mới chỉ có 2 vụ ở Thanh Hóa và Đồng Nai đã bị khởi tố.

Published in Việt Nam