Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trần Đại Quang nói hớ ‘cần ban hành Luật Biểu Tình’ ? (Người Việt, 19/06/2018)

Ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước cộng sản Việt Nam "đồng tình" với kiến nghị của cử tri là cần có "Luật Biểu Tình", báo Tuổi Trẻ vừa đăng lên liền phải gỡ xuống, cắt bỏ khúc tin "nhạy cảm".

tdq1

Phần đầu bản tin ông đại biểu Quốc Hội, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn nói "cần ban hành Luật Biểu Tình" trên tờ Tuổi Trẻ ngày 19 Tháng Sáu, 2018. (Hình : BBC cắt từ Internet)

Với tựa đề "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu Tình", ngay câu mở đầu bản tin, báo Tuổi Trẻ online hôm 19 Tháng Sáu 2018, đưa tin : "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc Hội Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có Luật Biểu Tình và hứa báo cáo Quốc Hội về nội dung này".

Không bao lâu sau khu vừa đưa lên mạng, tờ Tuổi Trẻ đã vội vã rút xuống và thay nội dung bản tin về cuộc tiếp xúc của ông "đại biểu Quốc Hội – chủ tịch nước" Trần Đại Quang với các chi tiết khác, không có cái câu nói trên. Còn tựa đề mới của bản tin Tuổi Trẻ về ông Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn được thay vào đó là "Chủ tịch nước : Vụ việc tại Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh là do bị kích động".

Tờ Tuổi Trẻ cũng như các báo khác trong guồng máy tuyên truyền của chế độ Hà Nội thuật lời ông ta đả kích những người biểu tình khắp nơi chống dự luật "Ðặc Khu Kinh Tế" và luật "An Ninh Mạng" tuần trước là "do các đối tượng chống đối, kích động, lôi kéo".

Quốc Hội cộng sản Việt Nam đã "nâng lên, đặt xuống" cái "Luật Biểu Tình" gần chục năm nay, không mấy năm không loan báo sẽ đưa ra biểu quyết nhưng rồi lại thấy dời lại khóa họp kế tiếp và không biết sẽ còn dời đến bao giờ.

Hiến Pháp của chế độ công nhận công dân có đủ mọi thứ quyền căn bản từ tự do thông tin báo chí, tự do hội họp, biểu tình, lập hội, nhưng nếu biểu tình chống đối chủ trương của nhà nước, coi đó đi ngược lại quyền của người dân thì đều bị gán cho các tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước" hay "Gây rối trật tự công cộng" hoặc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…" hay tệ hại hơn, thì bị vu cho tội "Âm mưu lật đổ" chế độ.

Người ta không rõ tại sao lời cam kết của ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang với "cử tri" của ông ở Sài Gòn lại bị báo Tuổi Trẻ gỡ xuống. Chính ông thấy hớ nên yêu cầu gỡ bỏ hay cái "Luật Biểu Tình" vẫn sẽ còn bị treo và kẻ có quyền hành trùm lên nhà nước, tức ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, bắt phải gỡ bỏ ? Không ai biết.

Hàng chục ngàn người tại nhiều tỉnh thị cả nước tham dự cuộc biểu tình chống hai luật "Đặc Khu" và "An Ninh Mạng" ngày 10 Tháng Sáu, 2018, là cơ hội ít ỏi để nhà cầm quyền Việt Nam nhận ra người dân nghĩ gì, muốn gì. Nếu là một nhà nước pháp quyền và "của dân, do dân và vì dân" thật sự thì các ông phải "chấp hành" theo ý nguyện nhân dân.

Tuy nhiên, các ông đã tìm đủ cách vu vạ cho họ bị các thế lực "phản động" và "cơ hội chính trị" "kích động", coi như người dân bình thường tại Việt Nam khờ dại, dễ bị "lôi kéo".

Mấy ngày nay, từ ông Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trở xuống, các ông rập khuôn theo nhau đổ cái dại dột lên đầu người dân tại Việt Nam khi rêu rao các lời tuyên truyền quen thuộc "có bàn tay của phần tử phá hoại" và "không loại trừ có yếu tố nước ngoài".

Nhưng liệu cái "Luật Biểu Tình" nếu được đưa ra cái "Quốc Hội con dấu cao su" kia biểu quyết thì người dân sẽ được biểu tình thoải mái hay không ? Không ai tin sẽ có chuyện đó khi mà các quyền tự do căn bản của người dân như hiến pháp của chế độ nhìn nhận, các luật bên dưới sẽ cột lại với những điều khoản chặt chẽ để đẩy người ta vào tù.

Luật báo chí đâu có cho người dân quyền tự do báo chí đâu ! Luật Luật Sư có cho giới luật sư hành nghề tự do đâu ! Luật Tôn Giáo Tín Ngưỡng có cho các tôn giáo quyền tự do hành đạo đâu ! Tất cả đều bị cột vào cái "cơ chế xin cho" do đảng và nhà nước độc tài ban phát nếu người ta chấp nhận cúi đầu làm công cụ cho chế độ. Làm ngược lại thì bỏ tù.

Mới đây nhất, luật "An Ninh Mạng" vừa mới được "Quốc Hội" thông qua, nó là cái thòng lọng treo sẵn trên cổ người dân để người ta đừng phát biểu, đưa thông tin ngược với cái mà chế độ muốn.

Ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang sau mấy tháng vắng mặt, gần đây, người ta thấy ông xuất hiện có vẻ nhiều hơn. Tình trạng sức khỏe của ông mà nhiều lời đồn đoán ông phải chạy sang Nhật chữa trị một thứ bệnh nghiêm trọng, rất có thể là ung thư, bây giờ ra sao, không ai được biết vì đó là một thứ "bí mật nhà nước". (TN)

**********************

Chủ tịch nước nói về luật biểu tình cũng bị kiểm duyệt ? (VOA, 19/06/2018)

Báo chí Việt Nam sa li tít và xóa các câu ch đ cp đến vic Ch tch Trn Đi Quang nói "cn lut biu tình", ch mt thi gian ngn sau khi bài được đăng.

tdq2

Chủ tch Trn Đi Quang gp c tri thành ph HCM, tháng 6/2018

Các bản tin gc, được đăng trên các trang web chính thc ca các báo sáng 19/6, cho hay ông Quang "đng ý rng cn lut biu tình", khi ông gp g các c tri thành ph H Chí Minh và nhn được kiến ngh ca h v s cn thiết phi có lut này.

Chủ tch nước nói thêm ông "s báo cáo quc hi v ni dung này", theo ni dung ban đu ca các bài báo. Li phát biu ca ông Quang đã được nhiu báo s dng làm tít bài. Nhiu người s dng mng xã hi đã chia s tin này.

Trên thực tế, phn thông tin v Ch tch Quang đề cp đến lut biu tình ch gm khong ba chc ch trong các bài báo dài t 400 đến trên 600 ch.

Nội dung chính ca các bài báo nói v cuc trao đi ý kiến ca ông Quang vi c tri xoay quanh các vn đ gm Lut an ninh mng, Lut đc khu ; các cuc "tụ tp đông người, gây mt an ninh trt t", chng tham nhũng hay các sai phm đt đai Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, không lâu sau khi đăng tin, các báo đã thay đổi tít và xóa các câu nói v lut biu tình. Mt s người s dng mng xã hi đã bình lun mang tính châm biếm v din biến này, vi nhng t ng hàm ý rng đến các phát ngôn của ch tch nước mà cũng b kim duyt, xóa b.

Nhà báo kỳ cựu Võ Văn To nói vi VOA rng khó có th biết rõ liu ông Quang ‘t kim duyt’ hay có mt người hoc mt tp th cp cao hơn đã kim duyt.

Trong cơ cu chính tr Vit Nam, B Chính tr, vi Tổng Bí thư Đng cộng sản đng đu, có quyn quyết đnh nhng vn đ h trng nht ca đt nước, k c v nhân s lãnh đo đng và nhà nước.

Ông Tạo nhn đnh v thế lc nào đã ra tay trong s vic sa tít, xóa li Ch tch nước va xy ra :

"Thông thường theo tôi biết, lc lượng bên tuyên giáo [ca đng] hay can thip sang cái đó, sang báo chí.Cái này tôi không ngc nhiên vì cái này nói đến biu tình. mt chế đ đc tài, vic biu tình có th coi đy là mt chuyn nhy cm".

Nhà báo vẫn thường lên tiếng ủng hộ tiến b xã hi Vit Nam gii thích thêm rng đt nước do đng cng sn duy nht cm quyn không mun người dân thc hin các cuc biu tình đ bày t ý kiến ngược li vi chính quyn.

Quốc hi Vit Nam ln đu đ cp đến vic son tho lut biu tình vào năm 2011. Từ đó đến nay, dù nhiu ln đi biu quc hi cht vn chính ph, chưa bao gi mt d lut như vy được gii thiu và bàn tho các điu khon.

Trong thời gian hơn 7 năm qua, đã có nhiu cuc biu tình n ra Vit Nam, thm chí đã tr thành những cuc bo lon, khi người dân phn đi Trung Quc xâm phm bin Vit Nam năm 2014 hay chng li hai d lut đc khu và an ninh mng mi đây, đu tháng 6/2018.

Nhà chức trách và báo chí Vit Nam thường tránh dùng t "biu tình" khi nói v các s kin này. Thay vào đó, họ gi là "t tp đông người gây mt trt t công cng".

Sau những din biến như vy, luôn ni lên tiếng nói t người dân và đi biu quc hi đòi hi phi có lut biu tình.

Tiến sĩ Hoàng Ngc Giao, Vin trưởng Vin Nghiên cu Chính sách Pháp luật và Phát trin, đưa ra ý kiến vi VOA :

"Cần có lut biu tình đ lut hóa cách thc t chc biu tình, làm sao cho đm bo nguyn vng người dân bày t ý kiến, đng thi cũng đm bo trt t an ninh, tránh nhng trường hp t phát, có tính cht bạo đng".

u ý đến thc tế gii công an, quân đội chiếm s ghế đông đo trong B Chính tr sau đi hi đng ln th 12, nhà báo Võ Văn To đánh giá rng tiến trình dân ch hóa Vit Nam không kh quan, và cũng nh hưởng tt yếu đến s phn ca lut biu tình. Ông d báo :

"Giả s như b sc ép ca đi biu quc hi, áp lc trong xã hi, có th người ta cũng vn phi làm lut biu tình. Nhưng tôi e rng người ta s ra lut biu tình mà không th biu tình được, ví d như mun biu tình phi đăng kí trước 3 tháng, ri thì s lượng không quá 20 người. Quyn trong tay h, h ban hành kiu gì ch được. Đã như thế thì coi như chng có biu tình na".

Từ góc nhìn ca người bám sát công tác làm lut Vit Nam, tiến sĩ Giao nói v các kh năng có th xy ra :

"Nếu lut biu tình làm đúng theo Lut Ban hành Văn bản Quy phm Pháp lut 2015, và ly ý kiến rng rãi ca công chúng, cũng như các nhà nghiên cu và chuyên gia, thì hy vng nó s tt. Còn nếu gi s không ly ý kiến rng rãi ging lut đc khu, rt có th nó s không bo đm quyn bày t ý kiến, quyền biu tình ca nhân dân, mà có th nó cht ch đến mc nó hn chế các quyn đó".

Trong khi các báo rút lại ni dung cho hay Ch tch Trn Đi Quang nói "cn lut biu tình", các tin khác ca h cùng ngày 19/6 cho biết mt đoàn đi biu quc hi khác cũng đã gặp c tri Thành phố Hồ Chí Minh và nhc đến lut biu tình.

Đại biu Trương Trng Nghĩa, người cũng là mt lut sư, được báo chí trích li khng đnh vi c tri : "Hin nay chưa có d lut biu tình vì các kỳ hp va ri b ngưng li. Bây gi chúng tôi đ ngh đưa tr li đ làm trong nhim kỳ này".

*******************

Ngăn biểu tình, CA ‘bắt hàng trăm người’ ở Thành phố Hồ Chí Minh (VOA, 19/06/2018)

Công an tại thành ph ln nht Vit Nam hôm 17/6 đưa 140 người "có du hiu, hành vi t tp gây ri trt t công cng" v tr s làm vic", theo báo Pháp lut thành ph H Chí Minh.

tdq3

Cảnh sát phong ta trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đ ngăn cn biu tình, 17/6/2018

Trong khi đó, nhiều nhà hot đng ti đa phương viết trên mng xã hi Facebook rng s người b nhà chc trách thành ph bt "lên đến gn 200 người".

Một tun trước, các cuc biu tình có hàng ngàn người tham gia ngày 10 và 11/6 đã n ra mt lot tnh, thành để phản đi hai D lut Đc khu và An ninh mng. Báo chí trong nước dn thông tin t công an cho hay, có 300 người đã b bt trong các cuc biu tình này.

Nhiều hình nh được chia s trên mng xã hi kèm vi li cáo buc là cnh sát và nhân viên an ninh nhà nước đã đánh đp, kéo lê, bt b người biu tình.

Riêng tại Bình Thun, biu tình đã leo thang thành bo lon vi kết cc là mt s xe c và tòa nhà thuc chính quyn đa phương b đt phá.

Sau đó, đã xuất hin trên mng xã hi li kêu gi người dân tiếp tc biu tình vào ngày 17/6. Theo Reuters, vào ngày này, Ngh An và Hà Tĩnh đã din ra các cuc "tun hành ôn hòa" ca các giáo dân bày t phn đi D lut Đc khu đang b hoãn và Lut An ninh mng mi được thông qua.

Không có tin tức nào cho biết người biểu tình có xung đường các đa phương khác ca Vit Nam hay không.

Nhiều người Thành phố Hồ Chí Minh t cáo qua các tài khon Facebook cá nhân rng các nhân viên công an, an ninh thành ph hôm 17/6 buc h phi nhà, hoc bt gi h đ ngăn chn biu tình n ra.

Các nhà hoạt đng và người dân nói trên Facebook rng nhà chc trách Thành phố Hồ Chí Minh đã "tùy tin bt người". Theo li h, ti trung tâm thành ph t sáng cho đến chiu ngày 17/6, công an có lúc "xô vào bt "nhng người đang ngi trong quán café", lúc khác công an "vây quanh" người đang đi b "ri đy lên xe đưa v đn".

tdq4

Anh Lý Bình bị công an Thành phố Hồ Chí Minh tm gi gn 1 ngày hôm 17/6/2018

Anh Lý Bình, 32 tuổi, mt trong nhng người rơi vào hoàn cnh như vy, cho VOA biết, anh và mt s người khác b bt khu vc ph đi b Nguyn Hu, khi "ch ung cà phê và ra chụp hình". Công an các cp khác nhau đã "câu lưu" anh trong hơn 20 tiếng, anh cho hay.

Người đàn ông tr lâu nay tích cc lên tiếng v các vn đ quan trng ca đt nước bày t suy nghĩ v hành x ca phía chính quyn :

"Tôi vô cùng bức xúc và cảm thy không hp lý vi mt nhà nước mà gi là bo v cho dân. Tôi cũng mun đng hành cùng đng bào, ct lên tiếng nói yêu nước, nhưng mà không nghĩ là khi mình th hin tiếng nói yêu nước ca mt công dân thì li b đàn áp, bt b như vy".

Cá nhân anh không bị đánh đp, nhưng anh chng kiến nhng người khác không được may mn như vy. Anh tường thut thêm vi VOA :

"Vào đó, tôi thấy có nhng người b h [công an] đánh, còng tay, các th".

Trong số nhng người b công an Thành phố Hồ Chí Minh "đưa v trụ sở đ làm vic", có nhng người b bt trước ngày 17/6 ti c hai ngày.

Anh Nguyễn Tín, 28 tui, người tham gia các hot đng thúc đy t do, dân ch trong 2 năm qua, cho VOA biết anh b công an mt phường ca qun Tân Bình cưỡng chế v đn hi 10h ti ngày 15/6. Bị tra hi v vic tham gia như thế nào vào cuc biu tình trước đó 5 ngày, song anh "t chi hp tác".

Anh kể li :

"Tôi không có thừa nhn do là mình b bt cóc. Lúc đó thì b tra tn ca nhng tên an ninh. Lúc đó, tôi quyết đnh tuyt thc, không nói lời nào na, quyết đnh gi quyn im lng ca bn thân. Không có làm vic vi nhng tên an ninh na, thì b nhng cú đm, nhng cùi ch vào đu".

Trên Facebook hôm 18/6, nhà hoạt đng này đăng nh chp ni dung toa thuc sau khi khám ti Bnh vin Hoàn Mỹ Sài Gòn, trong đó bác sĩ chn đoán "chn thương phn mm đu khai do b đánh".

Bên cạnh li t thut ca hai anh Nguyn Tín và Lý Bình, gii hot đng Thành phố Hồ Chí Minh chia s nhng hình nh trên mng xã hi v các trường hp mà theo li h "b công an bt và đánh đập tàn t", trong đó có các anh Đng Minh Ty và Trnh Toàn b đánh đến mc phi đi bnh vin.

tdq5

Có cáo buộc là nhà hot đng Trnh Toàn b công an Thành phố Hồ Chí Minh đánh trng thương hôm 17/6/2018

VOA cố gng liên lc vi công an thành ph đ xác minh các thông tin nêu trên qua các s đin thoi nóng đăng trên trang web chính thc ca h, song không kết ni được.

Trên trang cá nhân, luật sư Lê Luân viết : "Bt b người dân không cn (trát) lnh ca tòa án hay vin kim sát trong mt v án hình s đã là mt s vô pháp nghiêm trng và phi b trng tr nghiêm minh theo pháp lut".

Người thường xuyên phân tích, bình luận v các s kin Vit Nam viết thêm : "Nếu đám người nào đó đánh người đi biu tình đến bt tnh và chn thương s não, tràn máu não thì đó là hành vi man r và là ti phm có du hiu ca ti giết người, dù bt k k đó là ai, nhân danh bt c điu gì và vì bất kỳ mc đích (an ninh) nào đi na". Đi cùng bài viết là hình anh Trnh Toàn đang nm trên giường bnh.

Võ sư Đoàn Bo Châu, người cũng là mt nhà văn có nhiu nh hưởng, viết trên Facebook rng ông "cc lc phn đi cách dùng nhc hình, ép cung" ca công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ông gi đó là "vô pháp, lm quyn thô b và tàn nhn".

Đông đảo người s dng mng xã hi cũng bày tỏ s ng h nhng quan đim này và đưa ra các ý kiến tương t.

Sau các cuộc biu tình hôm 10 và 11/6, báo chí Công An Nhân Dân hôm 13/6 nói, mt s người biu tình Bình Thun "nhn 300.000 đng t mt k kích đng là ph n". Các nhà hot đng và nhiều người dân bày t rng h không thy có bng chng thuyết phc trong bài báo.

Bản thân là người đi biu tình, anh Nguyn Tín bác b thông tin trên báo nhà nước, đng thi chia s v đng lc ca anh :

"Những điu đó là hoàn toàn sai s tht và nó hoàn toàn chỉ mang tính cht tuyên truyn ca nhà chc trách thôi. Tôi là mt người dân có tình yêu vi quê hương đt nước và luôn đòi hi t do dân ch cho mt Vit Nam tt đp. Thì nhng s bt b, đánh đp, tra tn cũng như là tù đày s không làm ý chí và hành động ca tôi b ngăn li".

Trong các tuyên bố riêng r hôm 15 và 18/6, t chc Theo dõi Nhân quyn HRW và Ân xá Quc tế ln lượt kêu gi Vit Nam "chm dt các v bt gi không hp pháp" và "s dng vũ lc" chng li nhng người biu tình, cũng như cn phải "tr t do ngay lp tc và vô điu kin" nhng người biu tình b giam, bên cnh đó là "tiến hành điu tra ngay, toàn din và hiu qu" đi vi nhng cáo buc v vic có nhng người biu tình b tra tn trong khi bt giữ.

**********************

Đắk Lắk : Nữ thư ký tòa đánh người ngay nơi xử án (Người Việt, 19/06/2018)

Khi đang góp ý với nữ thư ký của tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, người đã lớn tiếng quát nạt mình ngay trước mặt thẩm phán, một bà ở phường Tân Lợi đã bị "bà quan tòa" tát thẳng vào mặt trước sự chứng kiến của nhiều người.

tdq6

Tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, nơi nữ thư ký tòa bị tố đánh người. (Hình : Dân Trí)

Ngày 19 Tháng Sáu, xác nhận với báo Dân Trí, ông Nguyễn Minh Hoàng, chánh án tòa án thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã nhận lá đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Hạnh, là thư ký tòa án đã "Có hành vi đánh người" và ông Hoàng cũng đã yêu cầu bà Hạnh làm bản tường trình về vụ việc.

"Chúng tôi sẽ xác minh việc này. Nếu đúng như đơn tố cáo sẽ giải quyết theo quy định và sẽ thông tin với báo chí", ông Hoàng cho hay.

Theo đơn tố cáo của bà Nguyễn Phương Hồng Dung (23 tuổi, ngụ phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột), đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, trong một vụ án mà tòa án thành phố Buôn Ma Thuột nhận giải quyết.

Ngày 11 Tháng Sáu, bà Dung đến tòa án theo giấy triệu tập. Tại phòng xử án, có sự chứng kiến của hai thẩm phán, bà Hạnh đã to tiếng với bà Dung rồi bỏ ra ngoài.

Bà Dung liền đi theo để yêu cầu bà Hạnh phải cư xử đúng mực, khi thấy bà Hạnh vẫn tiếp tục quát mắng, bà Dung bèn rút điện thoại ra để ghi âm làm bằng chứng.

"Lúc này tôi đang đứng ở hành lang tòa thì bà Hạnh xông tới, tát thẳng vào mặt tôi trước sự chứng kiến của rất nhiều người", bà Dung bất bình nói.

Cho rằng hành động của bà Hạnh đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, cũng như sức khỏe, bà Dung đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan công quyền để được giải quyết.

Chiều cùng ngày nhiều tờ báo Việt Nam đã liên tục gọi điện thoại, nhắn tin tới bà Hạnh nhưng không nhận được phản hồi nào. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Hãy điều tra biện pháp của công an đối với người biểu tình (RFA, 15/06/2018)

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Right Watch ra lời kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những người biểu tình ôn hòa chống các dự luật đặc khu và an ninh mạng.

bat1

Khiên của cảnh sát cơ động bỏ lại sau vụ chạm trán với người biểu tình tại Phan Rí, Bình Thuận, 12/6/2018. AFP

Tổ chức có trụ sở ở New York này nói thêm rằng Việt Nam cũng phải dừng lại chuyện bắt bớ không có lệnh của tòa án, cũng như phải dừng lại việc dùng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa.

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, ông Brad Adam, cho rằng những người lên tiếng một cách ôn hòa vì những lợi ích chung của cộng đồng cần phải được bảo vệ.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày hôm nay 15 tháng 6, Human Rights Watch, nêu rõ ngay cả trong trường hợp phải giải tán những vụ biểu tình bất hợp pháp, cơ quan Công an Việt Nam cũng cần phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, đó là sử dụng những biện pháp phi bạo lực để giải quyết, và chỉ sử dụng sức mạnh khi không thể tránh khỏi, và cực kỳ cần thiết.

Liên tục trong các ngày 10,11, 12 tháng 6/2018, hàng ngàn người đã biểu tình trên cả nước chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng, cuộc biểu tình ở Bình Thuận đã trở nên bạo động, người biểu tình phóng hỏa, ném đá một số cơ quan công quyền ; cũng như đốt xe của lực lượng công an, cảnh sát ...

Hiện nay đã có hàng trăm người bị bắt trên cả nước với cáo buộc liên quan đến những hoạt động biểu tình vừa qua.

********************

Công an khởi tố người biểu tình chống dự luật đặc khu & an ninh mạng (RFA, 15/06/2018)

Cơ quan cảnh sát cơ động tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố vụ án bị cho ‘gây rối, đập phá trụ sở UBND, huỷ hoại tài sản, chống người thi hành công vụ’ vào ngày 10 và 11 tháng 6.

bat2

Cơ Cảnh sát cơ động tỉnh Bình Thuận quyết định khởi tố vụ án gây rối ở Bình Thuận Screenshot báo vietnamnet.vn

Quyết định vừa nêu do ông đại tá Nguyễn Văn Nhiều, phát ngôn viên của Công an tỉnh Bình Thuận, nói với truyền thông hôm thứ Sáu 15 tháng 6.

Báo trong nước trích lời ông Nhiều cho biết công an Bình Thuận đang yêu cầu công an các địa phương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự.

Hôm 12 tháng 6, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Đại tá Đào Trọng Nghĩa đã từng nói với Báo VnExpress Online rằng sẽ khởi tố vụ án và bị can sau khi sàng lọc, điều tra.

Cũng liên quan vụ việc ở Bình Thuận, vào thứ Năm 14 tháng 6, báo Pháp Luật trong nước đăng tải lá thư của Đại tá Lê Trung Thu, Trưởng Công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận kêu gọi người phạm tội ra tự thú.

Theo nội dung thư thì đã có một số phần tử kích động xúi giục và lôi kéo người dân tụ tập đông người gây ùn tắc giao thông Quốc lộ 1A. Bên cạnh đó còn có nhiều người có hành động đập phá, đốt tài sản tại Đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình.

Công an huyện Bắc Bình cho những hành vi đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và cần phải xử lý theo quy định pháp luật.

Vào ngày Chủ nhật 10 tháng 6, người dân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đổ ra đường biểu tình ôn hoà phản đối Luật đặc khu và luật An ninh mạnh trong. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, cuộc biểu tình tại Phan Thiết và Tuy Phong tỉnh Bình Thuận đã trở thành bạo lực. Vào tối 10 tháng 6, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tại thành phố Phan Thiết, dùng bom xăng phóng hỏa và đập phá. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy.

Ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 15 tháng 6, Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố HCM cũng có quyết định từ khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt giam ông Trương Hữu Lộc với cáo buộc có hành vi phá rối an ninh theo điều 118 Bộ luật Hình sự.

Tin cho biết cơ quan điều tra xác nhận bị can Trương Hữu Lộc nhận tiền của một số người, mua 600 ổ bánh mì, nước suối và thuê xe chở lên trung tâm TP HCM để phân phát cho đoàn người đi biểu tình.

Báo VnExpress cho biết nhà chức trách đã làm việc với khoảng 300 người, trong đó tạm giữ ít nhất 7 người, xử lý hành chính 175 người, 38 người bị buộc cam kết không tái phạm về hành vi tương tự hôm 10 tháng 6.

Tương tự, một người khác ở Thanh Hóa là anh Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1987 cũng bị cơ quan an ninh điều tra tỉnh này tiến hành bắt khẩn cấp với cáo buộc dùng tài khoản trên Facebook để phát tán những bài viết có nội dung kêu gọi, kích động biểu tình trái pháp luật.

Báo Thanh Hóa đưa tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa vào ngày 15 tháng 6 rằng sau khi bắt Nguyễn Văn Quang và đưa ra những chứng cứ phạm tội, người này đã khai nhận toàn bộ về kết quả điều tra của công an tỉnh.

Về phía chính phủ, truyền thông trong nước hôm 15 tháng 6 dẫn lời người phát ngôn Văn phòng Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội khẳng định Quốc hội rất quan tâm đến dự luật Biểu tình và đang giao cho Chính phủ để gấp rút hoàn thiện.

Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, ông đề nghị truyền thông Nhà nước phải làm cho dư luận hiểu đúng về các vấn đề quy định trong luật An ninh mạng. Riêng luật Đặc khu, ông cho biết có rất nhiều vấn đề và cần thời gian để trao đổi. Ông nhấn mạnh Quốc hội luôn lắng nghe và tiếp thu nhiều nguồn ý kiến khác nhau.

Trả lời báo giới việc Luật An ninh mạng nhận được số đông phiếu đồng thuận, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng đó là do Quốc hội đã lắng nghe và tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu.

*********************

Công an Việt Nam chính thức truy tố sinh viên Mỹ William Nguyễn (VOA, 15/06/2018)

Ngày 15/6, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chính thc ra quyết đnh khi t công dân M gc Vit William Nguyn v hành vi "Gây ri trt t công cng".

bat3

Will Nguyễn. Facebook Will Nguyen

Báo Công an thành phố nói vào ngày 10/6, thanh niên M 32 tui "không ch diu hành trên đường ph mà còn chp nh, quay phim cnh đám đông đang t tp, tràn xung đường bít c li đi ri đăng trên trang Facebook và Twitter cá nhân".

Tờ báo ca ngành công an nói khi đám đông biểu tình di chuyn gp phi hàng rào ca công an và dân quân t v cht chn trên đường Nguyn Văn Tri, qun Phú Nhun, William có đng thái vy tay kêu gi dòng người phá hàng rào đ tiếp tc tiến v trung tâm thành ph.

Chuỗi hành động "manh đng, quá khích" ca William đã b cơ quan công an theo dõi, ghi li hình nh và mi làm vic ngay trong ngày 10/6.

Báo Người Lao đng dn báo cáo ca Cng hàng không quc tế Tân Sơn Nht cho biết hành vi tp trung đông người trái phép vào sáng 10/6 đã "gây cản tr, ách tc giao thông đường vào sân bay, " buc các chuyến bay phi làm th tc đi vé "gây thit hi 110 triu đng".

Truyền thông Vit Nam nói ti cơ quan công an, William "tha nhn hành vi ca mình đã vi phm pháp lut Vit Nam".

Trong một cuc phng vn vi VOA-Vit ng hôm 13/6, bà Vân Nguyn, m ca William Nguyn, nói bà và gia đình rt lo lng cho William, không biết gì v tình trng ca con trai vì chưa liên lc được. Bà Vân nói bà cm thy rt đau lòng khi xem video trên mng, thấy cnh con b đ máu và bt mang đi.

Bà Vân nói William là một sinh viên thun túy, không tham gia t chc, đng phái chính tr nào c, và có l ch có mt trong đoàn biu tình vì tính hiếu kỳ.

Hôm 14/6, phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hằng nói William Nguyn b câu lưu vì "gây ri trt t công cng".

Theo quy định ti Điu 318 B Lut hình s năm 2015, hành vi 'Gây ri trt t công cng' s b pht tin t 5 triu đng đến 50 triu đng hoc b tù giam t 2 năm đến 7 năm tù, tùy theo mức độ.

*********************

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho công dân Mỹ bị bắt trong cuộc biểu tình (RFA, 15/06/2018)

Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho một công dân Hoa Kỳ bị bắt trong cuộc biểu tình chống luật đặc khu và an ninh mạng tại Sài Gòn vào hôm 10 tháng 6 vừa qua.

bat4

Hình ảnh Will Nguyễn tại cuộc biểu tình tại Sài Gòn trước khi bị bắt. Facebook

Thông tin được truyền thông loan đi vào 15 tháng 6 cho biết, Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas là một trong số những người bị bắt giam trong cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào hôm chủ nhật 10 tháng 6 vừa qua. Các hình ảnh cho thấy Will bị lực lượng chức năng kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu và kéo lên xe đưa đi.

Will Nguyễn là một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác. Trong đó, Bình Thuận là nơi diễn ra căng thẳng nhất, các cuộc tuần hành ôn hòa đã dẫn tới cuộc bạo loạn khi có sự xô xát giữa lực lượng chức năng và người dân.

Phía Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối Việt Nam về việc hành hung và bắt giam công dân Hoa Kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng đã phủ nhận lực lượng chức năng Việt Nam đã đánh anh Will. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết đã nhận được báo cáo về vụ việc nhưng từ chối bình luận thêm.

Cũng vào hôm 14 tháng 6, thượng nghị sĩ Mỹ gốc Việt tại California bà Janet Nguyễn đã ra thông cáo kêu gọi lên án Việt Nam việc hành hung và bắt giam công dân Hoa Kỳ.

Đồng thời bà cũng gửi thỉnh nguyện thư đến tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trình bày liên quan vụ việc và yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp khẩn cấp để bảo đảm sự an toàn và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Will Nguyễn.

Theo nguồn tin, anh Will đã bị đánh đập và kéo lên trên đường và bị đẩy lên xe bắt đi, toàn bộ đồ vật cá nhân của anh bị tịch thu và đến nay không ai biết tin tức về nơi giam giữ anh.

Theo thông cáo của Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn, vụ hành hung và bắt giam anh Will Nguyễn là một điển hình cho sự đàn áp các cuộc biểu tình của chính quyền Việt Nam.

Vào chiều ngày 14 tháng 6, cô Victoria Nguyễn, em gái của Will Nguyễn, sau khi đến Quốc hội Hoa Kỳ nêu vụ việc của người anh trai đang bị giam giữ ở Việt Nam, cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Lý do mà tôi quyết định lên đây là vì tôi thấy tình hình trở nên khẩn cấp. Chúng tôi vẫn chưa được nói chuyện với anh tôi, không nghe tin tức gì mới từ anh tôi, về tình hình sức khỏe của anh. Nói chung là rất khó chịu vì lần cuối cùng chúng tôi được biết là anh bị đánh đập, kéo lê trên đường, chảy máu ở đầu, nhìn rất sợ. Cho nên chúng tôi muốn lên tiếng thay mặt anh, thúc Quốc hội Mỹ gây sức ép đối với chính phủ Việt Nam để trả tự do cho anh ấy vì không có lý do gì để giữ anh cả. Nói chung các dân biểu ở quốc hội đều chào đón chúng tôi và rất ủng hộ chúng tôi".

Published in Việt Nam

Việt Nam sẽ khởi tố vụ gây rối ở Bình Thuận (RFA, 12/06/2018)

Việt Nam sẽ trừng phạt "những kẻ cực đoan" gây bạo loạn trong các cuộc biểu tình những ngày qua ở Bình Thuận.

binhthuan1

Các xe tại Văn phòng cơ quan công quyền tỉnh Bình Thuận bị đốt. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vnexpress.net

Reuters loan tin vừa nêu vào ngày 12 tháng 6, dẫn nguồn từ Bộ Công An Việt Nam cho biết đang điều tra những người biểu tình đã ném xăng, gạch đá vào cảnh sát, đốt xe và đập phá tài sản của cơ quan công quyền, văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Theo ghi nhận của Reuters, có 100 người bị bắt giữ trong tối thứ Hai, ngày 11 tháng 6 và trước đó một ngày cũng có 102 người khác bị bắt và không có số liệu chính xác về bao nhiêu người đã được thả. Tuy nhiên, Đài truyền hình VTV của Việt Nam vào tối ngày 12 tháng 6 loan tin có 80 người biểu tình bị bắt giữ.

Giới chức Việt Nam cho rằng "các nhóm phản động" có sự tính toán, lên phương án từ trước và các cuộc bạo loạn đã làm bị thương hàng chục cảnh sát.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 12 tháng 6 trích lời của ông Hồ Trung Phước, Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bình Thuận rằng tình hình tại địa phương vẫn còn căng thẳng. Tuy nhiên, ông Phước nhấn Chính quyền tỉnh Bình Thuận mạnh sẽ không để cho kẻ xấu lợi dụng và sẽ vãn hồi trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân cũng như duy trì hình ảnh tươi đẹp của quốc gia Việt Nam.

Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, Đại tá Đào Trọng Nghĩa, vào ngày 12 tháng 6, nói với Báo VnExpress Online rằng sẽ khởi tố vụ án và bị can sau khi sàng lọc, điều tra.

***********************

Cả trăm người bị bắt giữ sau cuộc bạo động đêm 11/6 (CaliToday, 12/06/2018)

Cả trăm người đã bị bắt giữ sau cuộc đụng độ dẫn đến bạo động vào đêm 11/6, rạng sáng 12/6. Trong số đó, một ít đã được thân nhân bảo lãnh cho về vì chỉ là người hiếu kỳ, đứng coi cuộc biểu tình phản đối Dự luật đặc khu.

binhthuan2

Xe đặc chủng bị đốt trong trụ sở Phòng cháy chữa cháy. Ảnh : Thanh Niên

Chiều ngày 12/6, trong lần trả lời báo chí, ong Nguyễn Văn Nhiên-Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Thuận cho biết hiện nay công an đang rà soát, tìm kiếm đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý.

Trước đó, trong lần làm việc với công an Bình Thuận, Thứ trưởng công an Nguyễn Văn Sơn đã yêu cầu phải tập trung điều tra để xử lý nghiêm những người đã cầm đầu trong cuộc biểu tình dẫn đến bạo động trong đêm 10/6 và 11/6.

Trong khi đó, tại huyện Tuy Phong, nơi xảy ra cuộc bạo loạn ở Thị trấn Phan Rí Cửa vẫn chưa có tin tức gì về những người biểu tình bị công an bắt giữ. Vì trước đó, người biểu tình đã tấn công cảnh sát cơ động, phóng hỏa trụ sở Phòng cháy chữa cháy, đốt cháy 8 chiếc xe đặc dụng và giải cứu những người đã bị bắt giữ trước đó.

Ông Huỳnh Văn Điển- Chủ tịch huyện Tuy Phong cho báo Thanh Niên biết, đến nay tình hình nơi đây đã "bình yên trở lại". Tuy nhiên, theo ông một số người vẫn manh nha muốn "tiếp tục gây rối". Do đó, lực lượng có trách nhiệm và chính quyền địa phương vẫn phải túc trực giữ gìn an ninh, nhằm tránh tái diễn các cuộc bạo loạn như đã xảy ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 6.

Hiện nay, trên tuyến đường Quốc lộ 1A đi ngang qua địa bàn giáp ranh huyện Tuy Phong và Bắc Bình vẫn còn ngổn ngang gạch đá. Còn tại trụ sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của huyện Bắc Bình xác những chiếc xe đặc chủng của Cảnh sát cơ động vẫn nằm trơ tại chỗ. Phía chính quyền cáo buộc một số người trong cuộc bạo loạn đã lợi dụng tình hình để hôi của. Rất nhiều tài sản trong phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã bị lấy đi. Còn tầng lầu của tòa nhà bị khói đen bám đen kịt.
Ông Điển cho hay, lực lượng Cảnh sát cơ động với số lượng mỏng nên đã không đẩy lùi được cuộc bạo loạn. Có hơn 20 chiến sĩ đã bị ném đá đến chấn thương phải nằm bịnh viện điều trị.

Sau hai ngày mà theo lãnh đạo tỉnh Bình Thuận là "kinh hoàng" đi qua, tổn thất mà chính quyền ở đây lãnh nhận lên đến hàng chục tỷ đồng. Trong số đó có đến hơn 60 xe hơi, xe máy bị đập phá, thiêu rụi. Đáng kể nhất là người biểu tình đã tràn vào tòa nhà Ủy ban nhân dân tỉnh, tòa nhà Hội đồng nhân dân tỉnh và Sở Kế hoạch đầu tư phóng hỏa, đập phá. Ngoại việc tổn thất về vật chất thì rất nhiều giấy tờ cũng bị người biểu tình mang ra đốt.

binhthuan3

Các con số thống kê mà chính quyền đưa ra cho biết, có khoảng 40 Cảnh sát cơ động bị thương ở cả Phan Thiết và Phan Rí Cửa. Những người này đều do bị ném đá và bom xăng. Về phía ngược lại, người biểu tình cũng đã bị cảnh sát cơ động đánh đập khá nhiều, trong số đó hiện nay đang phải nằm điều trị ở bịnh viện tỉnh và địa phương.

Những gì đang xảy ra ở Bình Thuận đã khiến ông Huỳnh Thái Dương-phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận nói : "Trong thời bình, lần đầu tiên ở địa phương xảy ra việc không có ai tưởng tượng nổi như thế".

Những căm phẫn, uất ức dồn nén từ bấy lâu nay của người dân Bình Thuận không phải đã được bộc phát trong hai ngày qua. Mà, với những gì mà người dân Bình Thuận đang phải gánh chịu thì mầm móng bạo loạn đang được hun đúc, chờ thời cơ để giải tỏa những bức bối.

Tại tỉnh Bình Thuận, mà nhất là huyện Tuy Phong nơi có Trung tâm điện lực Vĩnh Tân với 5 nhà máy điện than do người Trung Quốc làm chủ. Hiện nay chỉ có một nhà máy điện than đi vào hoạt động nhưng khối lượng bụi xỉ, chất thải đã làm cho người dân ở đây phải kêu trời từ nhiều năm qua.

Vào tháng 5/2015, một cuộc bạo loạn của người dân xã Vĩnh Tân để phản đối nhà máy điện than khiến cho đường Quốc lộ qua nơi này bị phong tỏa trong nhiều ngày liền. Tiếp đó, nhà máy điện than Vĩnh Tân còn đề nghị đổ khoảng 1 triệu m3 chất thải xuống biển. Đề nghị này đã gặp phải phản ứng dữ dội không chỉ người dân mà giới chuyên gia trong cả nước.

Người Quan Sát

**********************

Hai bộ trưởng chính phủ Hà Nội vào cuộc (RFA, 13/06/2018)

Liên quan đến đợt biểu tình bạo động tại tỉnh Bình Thuận, vào ngày 13 tháng 6, đích thân Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm, đến địa phương này và làm việc với Công an Tỉnh. Mục tiêu được nói nhằm vãn hồi an ninh, trật tự cho địa phương.

binhthuan4

Bộ trưởng Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn Quochoi.vn

Trong ngày 13 tháng 6, Cơ quan Điều tra thuộc Công an tỉnh Bình Thuận nói họ tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường những nơi bị phóng hỏa, đập phá trong những ngày qua.

Ngay sau khi nổ ra những cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đơn vị Hành chính Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong- Phú Quốc và An ninh Mạng với hằng ngàn người tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước vào ngày chủ nhật 10 tháng 6 vừa qua, một số quan chức Việt Nam lên tiếng cảnh báo người dân đừng để lòng yêu nước bị lợi dụng và phải yêu nước đúng cách.

Sang ngày 13 tháng 6, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng của Bộ với mục tiêu được nói rõ là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ứng phó với tình hình trong thời gian tới.

Được biết, đây là chỉ đạo của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đưa ra sau đợt biểu tình bạo loạn tại Bình Thuận những ngày qua.

Ông Tuấn nói tại buổi họp rằng có nhiều khả năng tình hình tại một số địa phương vào những ngày tới vẫn có những diễn biến phức tạp. Lý do theo nguyên văn lời ông này là ‘các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ âm mưu kích động và gây rối.’

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận vào chiều tối 12 tháng 6 cũng đã phát thông báo, kêu gọi người dân cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo gây mất trật tự tại địa phương.

**********************

Cơ quan chức năng bắt người biểu tình với cáo buộc nhận tiền (RFA, 13/06/2018)

Thêm hơn chục người bị bắt giữ vì tham gia cuộc biểu tình có bạo động tại tỉnh Bình Thuận trong ba ngày 10, 11 và 12 tháng 6 vừa qua.

binhthuan5

Trước cổng UBND huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đêm 11/06/2018 Facebook Võ An Đôn

Truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Công An Thành phố Phan Thiết vào ngày 13 tháng 6 cho biết cơ quan này bắt giữ thêm 12 thanh thiếu niên mà họ cho là dùng đá, bom xăng ném vào trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận, Sở Kế Hoạch- Đầu Tư và Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận vào ngày 10, 11 và rạng sáng 12 tháng 6 năm 2018.

Tin cũng nêu danh ông Ngô Duy Nam 36 tuổi bị bắt giữ và điều tra về cáo buộc cho tiền người khác để xúi giục gây rối.

Thông tin về số người bị bắt do tham gia đợt biểu tình ở tỉnh Bình Thuận ban đầu được cho biết hơn 100 người.

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận đến ngày 13 tháng 6 cũng cho công bố những số liệu được nói là thiệt hại do đợt biểu tình bạo động vừa nêu gây ra.

Theo đó vào đêm 10 tháng 6, đã có 3 xe ô tô và hơn 20 xe máy bị thiêu rụi, 1 xe ô tô bị đập nát, cổng chính trụ sở Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận và nhà bảo vệ bị đập phá, nhiều đoạn tường rào bị sập, nhiều phòng làm việc bị phá hủy, tài sản bên trong bị hư hỏng và lấy mất. Ngoài ra, có 44 công an bị thương.

Riêng trên quốc lộ 1 tại đoạn giữa hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình, 1 xe chở cảnh sát cơ động và 1 xe cứu thương bị đốt cháy ; 1 xe ô tô và 1 xe máy của công an huyện bị đập phá ; 4 cảnh sát cơ động bị thương.

Vào ngày 11 tháng 6, đã có 10 xe ô tô bị thiêu rụi, 16 xe máy bị phá hủy, 30 cảnh sát bị thương. Trụ sở Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Phan Rí bị đập phá.

*********************

Đối phó biểu tình, cộng sản Việt Nam siết an ninh trên cả nước (Người Việt, 12/06/2018)

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam siết chặt an ninh trên cả nước sau các cuộc biểu tình chống đối hôm Chủ Nhật và Thứ Hai vừa qua tại nhiều địa phương trên cả nước.

binhthuan6

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống "Luật đặc khu kinh tế" hôm Chủ Nhật 10/6/2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm Thứ Ba, 12 Tháng Sáu 2018, Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã họp khẩn "thường trực chính phủ với một số bộ, ngành và địa phương để triển khai các giải pháp không để tái diễn tình trạng mất trật tự, an ninh, an toàn xã hội ở một số địa phương như vừa qua".

Dù đã biết trước qua theo dõi một số người sử dụng mạng xã hội kêu gọi biểu tình ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Sáu, 2018, trên cả nước để chống Luật Đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng, chỉ có những blogger hay facebooker nổi tiếng là bị công an canh giữ ngày đêm không cho bước chân ra đường, nhà cầm quyền đã không thể chặn được những người khác.

Bởi vậy, hàng chục ngàn người đã xuống đường với các biểu ngữ, băng rôn tại Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nghệ An, Nha Trang, Phan Thiết. Đặc biệt các cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận, gồm cả Phan Thiết và thị trấn Phan Rí Cửa đã dẫn đến bạo động. Người biểu tình tràn vào trụ sở nhà cầm quyền tỉnh và cả trụ sở công an, sở cứu hỏa và một số cơ quan khác đốt phá. Cảnh sát cơ động được thành lập để đối phó với biểu tình cũng phải cởi quần áo, trang bị rồi chạy.

Cùng với cuộc họp của ông thủ tướng, Bộ Công An cộng sản Việt Nam tại Hà Nội cũng đã "chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền có biện pháp chủ động không để xảy ra các vụ việc tương tự", theo bản tin của VietNamNet.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến các vụ "gây rối", Tướng công an Lương Tam Quang, chánh văn phòng Bộ Công An được thuật lời trên VietNamNet cho rằng "bắt nguồn từ một số nguyên nhân : Một số người dân, đối tượng lâu nay vốn bức xúc sẵn qua các vụ nóng ở các địa phương như đất đai, ô nhiễm môi trường ; Tâm lý dễ bị lợi dụng, sự kích động trên các diễn đàn…"

binhthuan7

Cảnh Sát Cơ Động vứt bỏ trang bị rồi leo tường phía sau trụ sở bỏ chạy khi người biểu tình tràn vào cơ quan ngày 11 Tháng Sáu, 2018, ở Phan Rí, Bình Thuận. (Hình : FB Ngô Nguyệt Hữu)

VietNamNet thuật lại theo ông Quang cho biết : "Tại Bình Dương đã tạm giữ 2 đối tượng phát tờ rơi kêu gọi biểu tình. Hà Nội thu giữ hơn 1,000 tờ rơi. Tại Sài Gòn có hàng chục điểm biểu tình gây rối. Tại Nghệ An có 4 điểm. Tại Khánh Hòa có hơn 200 người tụ tập. Tại Đồng Nai có 6 điểm tuần hành. Tại Bình Thuận, các đối tượng rất manh động. Bộ Công An đã tăng cường lực lượng, giải tán một số điểm tập trung đông người".

Bản tin này không kể đến vụ biểu tình tuần hành của hàng trăm công nhân tại khu công nghệ Chà Là thuộc huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, hôm Thứ Hai, 11 Tháng Sáu, 2018. Nhà cầm địa phương đã phải đưa lực lượng cảnh sát cơ động tới ngăn chặn.

Theo VNExpress, sau 2 ngày bị đốt phá nhiều cơ quan, công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ và điều tra 107 người trong khu tấn công trụ sở nhà cầm quyền tỉnh. Hôm Thứ Hai thì loan báo đã bắt 102 người nhưng số này đã thả gần hết, chỉ còn giữ lại 8 người. Thấy loan báo sẽ khởi tố hình sự nên những người bị quy kết tội trạng khó tránh các bản án nặng nề.

Công an thành phố Hà Nội không nói rõ số người đã bị bắt giữ trong cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật là bao nhiêu người nhưng chỉ nói "công an đưa một số người về trụ sở để xác minh, xử phạt vi phạm hành chính". Facebooker Nguyễn Thúy Hạnh cho hay chị đã bị bắt giữ và bị đánh đập tàn nhẫn.

Công an Sài Gòn thì hô hoán "sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá". Lời ông Đại Tá Nguyễn Sỹ Quang, trưởng phòng tham mưu công an Sài Gòn trên VNExpress.

Còn ông Thượng Tá Phạm Tùng Vân, phó phòng tham mưu công an Hà Nội cho hay : "…để đảm bảo an ninh trật tự, công an thành phố đã triển khai các phương án, chủ động phòng ngừa và xây dựng quy trình giải quyết tụ tập đông người…"(TN)

Published in Việt Nam