Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hà Tĩnh : Chính quyền đổ trộm chất thải của nhà máy Formosa vào khu dân cư, dân chúng phản ứng dữ dội (RFA, 29/03/2020)

Đêm 28/3/2020. Người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt quả tang nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để làm bệnh viện.

vn1

Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt quả tang xe tải BS: 98C-020.20 đổ trộm rác thải từ Khu công nghiệp Formosa ra môi trường - Ảnh : Nguyên Dũng

Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, việc san lấp đã được một khối lượng lớn.

Việc thi công đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân.

Lợi dụng việc dịch cúm đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly.

Mấy ngày gần đây, chinh quyền Thạch Trung cho xe gắn loa kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, không tập trung quá 10 người. Đồng thời cho doanh nghiệp chở chất thải độc đổ vào khu dân cư để san nền.

Nhưng đêm nay, 28/3/2020, người dân đã cảnh giác và bắt quả tang việc đổ trộm chất thải độc Formosa vào đây với những chuyến xe còn nguyên chất thải.

Chính quyền lập tức ra trấn an người dân và yêu cầu người dân giải tán. Nhưng người dân kiên quyết yêu cầu việc xúc và di chuyển số lượng chất thải độc từ Formosa đi nơi khác.

Sự việc đang hết sức căng thẳng gây bức xúc cho người dân. Do vậy người dân từ các xóm khác nhau đang đổ về đây để phản đối.

Việc chuyển chất thải nhiễm độc từ Formosa đổ vào khu dân cư là hành động hết sức phản động của chính quyền, điều này gây hại lâu dài cho cuốc sống người dân. Bởi người dân ở đây sẽ được hưởng nguồn nước ngầm từ chất thải này ngấm dần ra hủy diệt chính họ và các thế hệ con cháu sau này.

Vì vậy, dù người dân nơi đây rất hiền lành cũng phải phản ứng dữ dội.

Còn nhớ, cũng tại đây, vào ngày 1/10/2017, chính quyền xã Thạch Trung đã âm thầm cho người đào chân đê để chôn các loại hải sản nhiễm độc vào chân đê và bị người dân bắt tại chỗ, buộc phải di chuyển đi nơi khác trong sự phản đối gay gắt, dữ dội của người dân địa phương.

Thạch Trung là địa phương có Tòa Giám mục Hà Tĩnh, nơi có số dân cả chục ngàn người, riêng Giáo xứ Văn Hạnh có gần 5.000 giáo dân. Đây là nơi cuối cùng của hệ thống nước thải Thành phố đổ về làm ô nhiễm hoàn toàn các cánh đồng và dòng sông tại đây.

Nguồn nước thải của Thành phố Hà Tĩnh từ các bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp và nhà máy không hề qua xử lý đã đổ thẳng về nơi này rồi qua cống đổ ra sông Cày.

Cách đồng Đập Hầu và các cánh đồng xung quanh đã hầu như không có thể sử dụng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ở đây đầy hóa chất và chất bẩn đến mức ai chạm vào lập tức mẩn ngứa. Dòng sông Cày chảy qua đó xuống các xã hạ lưu đã bị ô nhiễm đến mức khủng khiếp.

Dòng sông này vốn trong xanh là nơi người dân thường sử dụng để tắm, để khai thác các nguồn hải sản, nay trở thành dòng sông chứa đầy chất thải độc.

Những năm gần đây, số người bị ung thư ở các làng, xóm thuộc xã Thạch Trung đã tăng lên đến chóng mặt. Nhiều cái chết rất trẻ, nhiều người, nhiều gia đình đang bị các chứng ung thư đe dọa là chuyện rất bình thường tại đây.

Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề có bất cứ một phản ứng nào trước việc nhà cầm quyền không xử lý nước thải lại đổ về địa phương mình.

Đã vậy, việc xây mới bệnh viện trên khu vực xã, càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống, đe dọa người dân tại đây hiện tại và lâu dài.

Bệnh viện Quốc tế TTH do Công ty cổ phần TTH Hà Tĩnh đầu tư với dự án 800 tỷ đồng, chiếm trên diện tích 4,31 hecta tại xã Thạch Trung được khởi công ngày 20/4/2020 tại đây với sự có mặt của Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị.

Việc dùng chất thải độc hại từ Formosa để san nền xây dựng bệnh viện đã là một việc hết sức phản cảm và phản khoa học, bị người dân phản đối.

Nhưng vì hiện nay, nguồn chất thải từ Formosa đã chất cao như núi và không có chỗ để chôn lấp với hàng triệu mét khối tập trung tại nhà máy. Do vậy, nhà cầm quyền đã tìm nhiều cách âm thầm, lén lút để di chuyển số chất thải độc hại này vào những nơi có thể được.

Cho đến giờ này, gần nửa đêm, bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tập trung đông đảo, yêu cầu chính quyền buộc cơ sở này chuyển hết tất cả chất thải ra khỏi khu vực dân cư.

Chính quyền đang hết sức lúng túng, hứa hẹn để xoa dịu sự phẫn uất của người dân tại đây.

JB Nguyễn Hữu Vinh

*****************

Trong thời dịch bệnh, Facebook siết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an (RFA, 28/03/2020)

Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.

vn2

Facebook - Hình minh họa. AFP

Tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết về coronavirus và Covid-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng trên Twitter.

Tuy nhiên, khi chuyện lớn lên, thì ông Guy Rosen, Phó chủ tịch liêm chính của Facebook (Facebook’s vice president of integrity) nói là vấn đề này là do lỗi của công cụ lọc trong hệ thống chống thư rác. Ông Rosen cũng cho biết công ty bắt đầu tiến hành khắc phục ngay khi phát hiện ra vấn đề.

Tuy nhiên đây không phải là chuyện nhầm lẫn mang tính đơn lẻ. Dường như Facebook đang nhân cơ hội đợt dịch bệnh trên toàn cầu và áp dụng các biện pháp lọc, duyệt tin tức dựa trên các công cụ AI – trí thông minh nhân tạo – để có thể phác thảo ra các không gian ngôn ngữ, vùng địa phương – mà các thuật toán của Facebook có thể kiếm soát được khuynh hướng các nguồn tin mà minh muốn.

Nói một cách nào khác, thì Facebook đang tạo dựng ra một ban tuyên giáo của mình, hoạt động theo thời sự và kiểm soát theo ý mình, hoặc hợp tác kiểm soát theo ý một nhà nước, nhóm người nào đó.

Thời cơ là vấn đề quan trọng. Và biết tận dụng thời cơ, thì mọi thứ đều có hình ảnh tốt đẹp của nó. Giống như kiểu Bắc Kinh đẩy mạnh các công cụ nhận dạng công dân để kiểm soát bằng hệ thống camera AI trong thời dịch bệnh. Khi Bắc Kinh rằng đây là cách để tracking – theo dấu các người nhiễm bệnh thì không ai có thể bắt bẻ gì. Nhưng cũng chính hệ thống này ở ngày thường, đã bị vô số lòi chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Các tờ như Business Insider hay Guardian cũng có đưa các tin tức về việc công ty Facebook "rà soát" chặt chẽ các nguồn tin về dịch bệnh để chống tin giả, nhưng hầu hết các tờ báo lớn và uy tín trên thế giới cũng bị đưa vào diện spam và người đăng lại bài cũng có thể bị khóa trang của mình một thời gian.

Ông Rosen cho biết Facebook đã giải quyết vấn đề và khôi phục các bài đăng bị ảnh hưởng. "Chúng tôi đã khôi phục tất cả các bài đăng bị xóa không chính xác, bao gồm các bài đăng về tất cả các chủ đề - không chỉ những bài liên quan đến Covid-19", Rosen giải thích. Theo Facebook, vấn đề là do một công cụ kiểm duyệt tự động và không liên quan đến bất kỳ quan điểm riêng hay chủ trương nào từ phía người điều hành.

Nhưng ở Việt Nam thì không phải vậy. Không phải người nào bị Facebook khóa hay xóa bài vô lý cũng được phục hồi một cách công bằng. Hơn như vậy, những người bị xóa bài và khóa bài… trở thành một danh sách dài của các người dùng mạng xã hội bị công an Việt Nam tìm tới sách nhiễu, hăm dọa, và cả phạt tiền.

Những điều đó khiến giới quan sát hoạt động của Facebook tại Việt Nam trở nên tò mò hơn. Ngoài những danh sách bị Facebook trừng phạt ở màn một, sau đó họ còn bị công an Việt Nam đến nhà, gửi giấy triệu tập là màn hai của vở kịch mờ ảo này.

Nhiều cây bút trên Facebook do thận trọng hơn,lách né tốt hơn trong từng câu chữ và sự kiện nên không thể bắt bẻ, cũng lên tiếng nói rằng dường như họ bị một thuật toán nào đó của Facebook nên bài viết của họ giống như bị che đi (hide) trên dòng timeline, ít người nhìn thấy hay đọc được. Thậm chí có những người luôn có những lượng view và like ổn định từ 500 đến 1000 ở mỗi bài, đã nhận ra sự khác thường khi liên tục giảm số người biết và đọc bài của họ trong một thời gian.

Cuối tháng 3, Cục An ninh mạng và Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao thuộc Bộ Công an Việt Nam báo công cho biết họ đã có hồ sơ đầy đủ những người trên mạng Facebook bị gọi là đưa tin ngoài luồng, khác với tin tức của Bộ Y tế và Ban tuyên giáo Việt Nam muốn. Cục này nói đã có hơn 300 trên gần 700 trường hợp bị cho đưa tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội trong 2 tháng qua đã bị cơ quan chức năng xử lý.

Đại diện Cục An ninh mạng cho biết như trên vào ngày 26/3 và được truyền thông trong nước loan tin cùng ngày. Theo thống kê của Cục An ninh mạng thì từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, trên không gian mạng Việt Nam đã có hơn 900 ngàn thông tin liên quan đến dịch bệnh được đăng tải. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một phát biểu hồi đầu tháng 2/2020 cũng đã ca ngợi Facebook và Google luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý các đối tượng xấu, theo quan điểm nhà nước.

Cũng giống như Trung Quốc đang gia tăng kiếm soát công dân bằng kỹ thuật số, người ta đang tự hỏi Facebook đang làm gì, đóng vai trò nào trong việc xiết chặt ngôn luận tự do ở Việt Nam của Nhà nước Việt Nam.

Tuấn Khanh

*********************

Covid-19 : Các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại lạm dụng "tình trạng khẩn cấp" để đàn áp nhân quyền (RFA, 28/03/2020)

Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới nói rằng : "Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi các biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân".

vn3

Hình minh họa. Công an đứng canh tại một điểm kiểm soát ngoiaf xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc hôm 13/2/2020 -AFP

Tuyên bốđược đưa ra vào hôm 24/3, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng lạm dụng các biện pháp khẩn cấp được gia tăng ở một số quốc gia độc tài toàn trị trong quá trình phong tỏa và cưỡng bức cách ly nhằm phòng chống sự lây lan của virus Corona.

"Ban bố về tình trạng khẩn cấp vì lý do sức khỏe và an ninh phải được thực hiện phù hợp với luật pháp : các quốc gia không nên áp dụng luật khẩn cấp như một cái cớ để hạn chế quyền công dân và nhắm vào các nhóm, dân tộc thiểu số và cá nhân cụ thể. Không nên áp dụng luật khẩn cấp để bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền", CIVICUS khuyến cáo.

Theo tổ chức này cho biết, tại Trung Quốc, các nhà hoạt động đã bị quấy rối và đe dọa vì chia sẻ thông tin về dịch bệnh trong khi báo chí lại bị kiểm duyệt. Ở các quốc gia Châu Á khác, luật pháp đàn áp đang được triển khai để bắt giữ những người được cho là tuyên truyền sai sự thật về dịch bệnh.

Tuyên bố đã nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia "cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng chống dịch bệnh Covid-19" và yêu cầu "phóng thích các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động nhân quyền hiện đang bị giam giữ" nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong nhà tù.

"Một số tù nhân trong nhà tù Iran đã nhiễm virus. Trong khi chúng tôi khen ngợi chính quyền Iran đã tạm thời thả 85.000 tù nhân, những người bảo vệ nhân quyền - bảo vệ nữ quyền và quyền trẻ vị thành niên - cũng nên được thả ra. Các quốc gia khác đã và đang giam giữ những người bảo vệ nhân quyền và đối lập chính trị, như Ai Cập, Việt Nam và Cameroon, cũng nên làm theo", CIVICUS kêu gọi.

Liên Hợp Quốc nêu quan ngại tương tự

Hôm 25/3, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng ra lời kêu gọi các chính phủ hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ những người đang bị giam giữ trước sự lây nhiễm bệnh dịch đang lan tràn trong các nhà tù.

Cao Ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet cho biết, Covid-19 đã bắt đầu tấn công các nhà tù bởi các cơ sở giam giữ quá đông đúc, điều kiện mất vệ sinh và các dịch vụ y tế không đầy đủ hoặc thậm chí không được cung cấp.

"Ngay lúc này, hơn bao giờ hết, các chính phủ nên thả những người bị giam giữ mà không có đủ cơ sở pháp lý, bao gồm các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ chỉ vì bày tỏ quan điểm phê phán hoặc bất đồng", người đứng đầu cơ quan nhân quyền LHQ nhấn mạnh.

Trước đó vào hôm 16/3, hơn 20 chuyên gia nhân quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc cũng khuyến cáo các quốc gia tránh lạm dụng tình trạng khẩn cấp để đàn áp nhân quyền và dập tắt bất đồng chính kiến.

Theo các chuyên gia, mặc dù nhận thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch, và thừa nhận việc các quốc gia được phép sử dụng quyền hạn khẩn cấp theo luật pháp quốc tế, nhưng mọi ứng phó khẩn cấp trong dịch bệnh cần phải tương xứng, cần thiết và không phân biệt đối xử.

"Các tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của quốc gia không nên sử dụng như một vỏ bọc cho hành động đàn áp dưới chiêu bài bảo vệ sức khỏe và dùng để để bịt miệng công việc của những người bảo vệ nhân quyền", các chuyên gia nhân quyền LHQ nói.

Cũng theo các chuyên gia, việc sử dụng quyền hạn khẩn cấp của quốc gia cần được tuyên bố công khai và phải thông báo cho các Ủy ban Công ước LHQ biết để giám sát thực thi, khi các quyền cơ bản như quyền tự do đi lại, đời sống gia đình và tự do hội họp bị hạn chế đáng kể.

Minh Luật

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, JB Nguyễn Hữu Vinh, Tuấn Khanh, Minh Luật
Published in Việt Nam

Việt Nam đứng đầu top 5 nước có số sinh viên du học ở Phần Lan (VOA, 07/12/2019)

Việt Nam là th trường cung cp nhiu du hc sinh nht cho Phn Lan, theo các s liu thng kê mi nht được công b, trang tin chuyên ph biến tin tc giáo dc quc tế cho biết.

viet0

Lễ cấp bằng cho sinh viên Vit Nam Phn Lan - vovworld.vn

Trang mạng Pienews.com trích các con số thng kê mi phn ánh s sinh viên ghi danh theo hc niên khóa 2018-2019, cho biết Vit Nam đng đu top 5 nước có s sinh viên sang Phn Lan du hc đông nht. Xếp hng nhì sau Vit Nam là Nga, tiếp theo là Trung Quc, Nepal và n Đ. Các nước còn lại trong top 10 gm có Bangladesh, Estonia, Đc, Pakistan và Iran.

PIEnews dẫn li bà Petra Yli-Kovero, thuc Đi hc Khoa hc ng dng SAIMAA, nói rng thot tiên Phn Lan thu hút sinh viên nước ngoài vì nn giáo dc min phí ca nước này, không sinh viên nào phải đóng hc phí. Dù bây gi phi đóng hc phí, nhưng vn có nhiu sinh viên Vit Nam chn Phn Lan, nh tiếng tt lan nhanh trong gii du hc sinh.

Bà Petra Yli-Kovero nói :

"Nhiều sinh viên Vit Nam theo hc ti các trường đi hc Phn Lan là do tiếng tt được truyn tai trong cng đng sinh viên. Điu đó rt quan trng mi nơi ti Châu Á, nhưng Vit Nam có các mng lưới sinh viên đã giúp đy mnh con s các sinh viên ghi danh".

Hôm 6/12, Đại s quán Phn Lan ti Vit Nam t chc k nim 102 năm Quốc Khánh Phn Lan. Theo Báo Quc tế, thì ti s kin có s tham d ca đông đo các đi din nước ngoài, Đi s Phn Lan ti Vit Nam Kari Kahiluoto và Th trưởng Ngoi giao Vit Nam Tô Anh Dũng nêu bt hp tác giáo dc đào to gia Vit Nam và Phn Lan.

Ông Tô Anh Dũng nói rằng ông mong Phn Lan s tiếp tc h tr Vit Nam trong vic đào to nhân lc cht lượng cao và to điu kin thun li cho sinh viên Vit Nam Phn Lan.

Phần Lan không nm trong các đa đim hàng đu thu hút du hc sinh Vit Nam, so với các nước được sinh viên Vit Nam yêu chung như M, Úc, Anh, Pháp. S liu mi nht cho thy tng s sinh viên nước ngoài sang Phn Lan du hc là 20,237 sinh viên, so vi niên khóa trước là 20,362 sinh viên.

********************

Uniqlo khai trương cửa hàng đầu tiên tại ‘đất hứa’ Việt Nam (VOA, 07/12/2019)

Cả ngàn người xếp hàng đ chen chân vào ca hàng đu tiên ca thương hiu Uniqlo ni tiếng ca Nht Bn hôm th Sáu 6/12, 1 ngày sau khi Uniqlo khai trương ca hàng đu tiên ngay ti trung tâm qun1 Thành phố Hồ Chí Minh.

viet1

Cửa hàng Uniqlo th đô Tokyo, Nht Bn. (AP Photo/Shizuo Kambayashi)

Báo Nikkei dẫn li Ch tch và CEO ca Fast Retailing, tp đoàn điu hành Uniqlo, đánh giá cao tim năng ca th trường Vit Nam. Ông miêu t Vit Nam là "min đt ha".

Cửa hàng ta lc ti Parkson Saigon Tourist Plaza, trung tâm thương mi sm ut doc theo đường Đng Khi, nêu bt s hin din ca Uniqlo ti Vit Nam, th trường ln th 6 Đông Nam Á và là mt trong các nn kinh tế tăng trưởng nhanh nht trong khu vc.

Với tng din tích hơn 3.000m2, ca hàng 3 tng lu này là ca hàng ln nht ca Uniqlo tại Đông Nam Á.

Chủ nghĩa tiêu th đang tăng ti Vit Nam, và tp đoàn Fast Retailing tin rng Vit Nam có th dn đu đà tăng trưởng trong khu vc.

Việt Nam đã tr thành mt xã hi tiêu th, nhưng đó không phi là đim mnh duy nht đi vi tp đoàn Fast Retailing, bởi vì Vit Nam bây gi còn là mt trung tâm sn xut hàng may mc đáng gm Châu Á, trong bi cnh cuc thương chiến M-Trung tiếp tc kéo dài, tác đng ti các hãng may mc Trung Quc.

Thời trang Uniqlo cung cp cho gii tiêu th Vit Nam mt sự chn la mi, vì ca hàng này trc tiếp cnh tranh vi các ca hàng thi trang khác như H&M và Zara.

Theo VnExpress, Uniqlo hiện có hơn 2.200 ca hàng ti 24 th trường. Doanh thu năm tài chính 2019 vượt 21,5 t USD. Vit Nam là đim đến th sáu ca Uniqlo tại Đông Nam Á, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia.

******************

Dân kêu cứu khi chất thải Formosa được dùng san lấp mặt bằng (RFA, 06/12/2019)

Người dân Tổ dân phố Tây Yên, tỉnh Hà Tĩnh kêu cứu trên mạng về việc một dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải của Nhà máy thép Formosa chưa qua xử lý.

viet3

Dự án mới ở Khu kinh tế Vũng Áng đang tiến hành san lấp mặt bằng với chất thải của Nhà máy thép Formosa. Nguồn : người dân cung cấp

Cụ thể, trong phần chia sẻ, người dân cho biết tại khu vực phía đông khu kinh tế Vũng Áng nằm cạnh trạm trộn bê tông Tâm Viết Hải, hoạt động thi công san lấp mặt bằng cho dự án mới đang được tiến hành. Theo nghi vấn ban đầu thì vật liệu san lấp mặt bằng là chất thải rắn từ nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh.

Người dân, đặc biệt những người đang sống tại Tổ dân phố Tây Yên gần sát dự án, tỏ ra lo ngại không biết chất thải đó đã được các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài nguyên- Môi trường lấy mẫu đối chứng để kiểm tra, phân tích chính xác và cho ra kết quả về mức độ nguy hại trước khi đưa vào sử dụng trong công trình hay chưa. Vì theo họ, nếu nền của dự án này được san lấp bằng chất thải không qua xử lý sẽ rất nguy hại đến môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, và hậu quả về lâu dài sẽ không lường trước được.

Đài Á Châu Tự Do có liên lạc với người dân Tây Yên để tìm hiểu rõ hơn về việc này và được anh TT., hiện đang sống tại xã Tây Yên và làm việc tại nhà máy Formosa, đồng thời cũng là người trực tiếp tiếp xúc với chất thải của công ty này cho biết sự việc như sau :

"Đây là một bãi đất trống, bây giờ san lấp mặt bằng cho một nhà máy ép gỗ sau này sẽ xây dựng ở đây. Hiện tại họ đang lấy chất thải trong Formosa, luyện cốc khi lò cao luyện thép lấy chì ra, cái đấy cực độc. Họ đem về lấp san mặt bằng. Chất thải đấy ở trong Formosa hiện tại đã chất đầy, trong Formosa không có bãi chứa nên họ muốn tuồn ra ngoài nên công ty ngoài này lợi dụng chất thải ấy vừa đem ra san lấp mặt bằng để vừa có tiền trong Formosa vừa có tiền của mặt bằng ở ngoài".

Giải thích rõ hơn về chất thải tại Formosa, anh TT. cho biết khi chất thải mới ở trong lò luyện ra thì hôi nhưng khi đổ xuống, qua quá trình xe máy ủi qua để lấp mặt bằng thì không còn hôi nữa. Vẫn theo anh TT., dù chất thải không còn mùi tuy nhiên vẫn rất độc. Khi anh TT. làm phép thử tại khu vực mặt bằng vừa được san lấp ở Khu Kinh tế Vũng Áng, kết quả cho thấy người dân đang lo ngại đúng :

"Khi sử dụng nam châm để thử thì nó hút lên tất cả các loại chất thải có chất sắt, cacbon rất nhiều".

Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng vào hạ tuần tháng 7 vưa qua đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Năng lượng An Việt Phát làm chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Chúng tôi có liên lạc với Công ty An Việt Phát để hỏi rõ hơn về sự việc này thì nhận được từ chối :

"Em không trả lời qua điện thoại. Nếu ở đâu đến có văn bản, giấy tờ hay giới thiệu cơ quan nào đến thì em sẽ trả lời".

Anh TT. cho biết người dân đã cầu cứu việc này lên các cấp chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức cũng như biện pháp hỗ trợ nào từ phía chức năng :

"Hiện tại bên chính quyền có người đã lên tiếng, chính quyền thôn Hậu cũng đã lên tiếng nhưng hầu như các chính quyền thôn, phường và thị xã bị công ty này cho tiền hay tiếp tay cho nó. Họ đổ mấy ngày hôm nay liên tục, dân đã phản ánh mà họ không có động thái nào. Hai ngày hôm nay anh em chúng tôi, thanh niên trong làng cảm thấy mối nguy hiểm nên lập một nhóm lên trên đấy chặn xe dừng lại không cho đổ. Buổi sáng chúng tôi lên làm việc họ dừng lại nhưng chiều lại làm tiếp".

Trong những đoạn video được đăng tải và lan truyền trên mạng, công an phường, xã đã có mặt tại bãi san lấp nhưng họ vẫn không trả lời kiến nghị của người dân.

Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Hồ Huy Thành, Giám Đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Hà Tĩnh để hỏi về sự việc chủ đầu tư một dự án ở khu kinh tế Vũng Áng tiến hành san lấp mặt bằng bằng chất thải của Nhà máy thép Formosa và được ông trả lời :

"Tôi không rõ lắm, để tôi kiểm tra lại xem. Có gì đăng ký làm việc ở cơ quan đi".

Vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển hồi năm 2016 dẫn đến thảm họa môi trường khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh miền Trung tác động đến cuộc sống của người dân ven biển. Sau vụ việc, Fomrosa đã phải công khai xin lỗi và nộp 500 triệu đô la tiền bồi thường.

Vào tháng 5 vừa qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã kiến nghị Bộ Tài nguyên – Môi trường và các ban ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của nhà máy Formosa. Số liệu cụ thể được nêu ra là mỗi năm Formosa xả ra môi trường hơn 3 triệu 300 ngàn tấn chất thải rắn.

Người dân lo ngại khối chất thải đó sau khi chất đầy nhà máy nay Formosa và công ty An Việt Phát ‘móc nối’ với nhau tuồn ra ngoài, gây nguy hại đến môi trường.

Trao đổi với RFA qua Facebook Messenger, một người dân Tây Yên hy vọng chính quyền cần nhanh chóng giải quyết vụ việc này :

"Việc này là khẩn cấp. Thế nhưng chính quyền và báo chí vẫn câm lặng. Nếu không ngăn chặn và nạo vét kịp thời thì hậu quả là quá khủng khiếp, ảnh hưởng đến tính mạng của hàng vạn người dân".

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam