Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hàng trăm tấn cá nuôi lồng bè chết tại Kiên Giang (RFA, 15/07/2020)

Ủy ban Nhân dân huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang vào ngày 15/7 thông báo, những ngày qua nhiều hộ nuôi cá lồng bè ở đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải và đảo Sơn Hải huyện Kiên Lương thông báo cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

cachet1

Cá chết hàng loạt tại Kiên Giang. RFA Edited

Truyền thông trong nước loan tin dẫn thông báo của ông Nguyễn Thanh Điền, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải cho biết như vừa nêu.

Theo ông Điền, từ đầu tháng 7 đến nay cá nuôi lồng bè của các hộ dân đã chết ba đợt. Đợt 1 xảy ra vào ngày 7/7, có 16 hộ bị thiệt hại gần 7.000 con, đợt 2 vào ngày 8/7, có năm hộ bị thiệt hại gần 1.200 con và đợt 3 vào ngày 15/7, có 10 hộ thiệt hại hơn 4.500 con. Ước tính tổng thiệt hại sau ba đợt gần 42 tấn cá.

Hiện tại, các hộ dân nuôi cá lồng bè bị ảnh hưởng đang cố gắng thu gom cá bán lẻ ra Hòn Tre và chuyển đến một số nơi trong đất liền để tiêu thụ nhằm thu hồi phần nào vốn liếng đã bỏ ra đầu tư.

Lý giải nguyên nhân vì sao cá chết hàng loạt, cơ quan chức năng cho rằng có thể do ảnh hưởng nguồn nước nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được các ban ngành chuyên môn xác định để có biện pháp xử lý.

Trước đó, vào ngày 7 và 8/7, tại xã đảo Sơn Hải của huyện Kiên Lương cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhưng số lượng cá chết gấp 10 lần số cá thiệt hại tại Hòn Tre với gần 500 tấn cá.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt.

*******************

Philippines điều tra 3 sản phẩm thép nhập từ Việt Nam (RFA, 15/27/2020)

Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines sẽ khởi xướng điều tra 3 vụ việc tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm thép Việt Nam nhập khẩu vào Philippines, bao gồm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu.

cachet2

Nhà máy sản xuất thép cuộn do nước ngoài đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. AFP

Báo trong nước loan tin ngày 15/7, dẫn nguồn từ Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công thương Việt Nam.

Tin cho biết, Cục Phòng vệ Thương mại đã gửi thư đến Cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đề nghị cơ quan điều tra của Philippines tuân thủ nghiêm túc các điều kiện khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo đó, phía Philippines cần xem xét các số liệu nhập khẩu cập nhật nhất khi phân tích, đánh giá việc nhập khẩu có gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.

Cục Phòng vệ Thương mại dựa vào số liệu nhập khẩu cập nhật cho rằng kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ nhôm kẽm và thép phủ màu của Philippines từ Việt Nam ở mức không đáng kể.

Vì vậy, 3 sản phẩm thép vừa nêu đủ điều kiện để được loại trừ khỏi các biện pháp tự vệ của Philippines căn cứ theo quy định tại Hiệp định Tự vệ và các phán quyết liên quan của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.

Trong thời gian tới, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Philippines, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp theo dõi diễn biến vụ việc, tiến hành các hoạt động cần thiết.

******************

Hơn một triệu người thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 (RFA, 15/07/2020)

Hơn một triệu người không có công ăn việc làm trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

cachet3

Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - AFP

Tổng cục Thống kê hôm 15/7 đã đưa ra con số trên trong báo cáo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020.

Theo báo cáo, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm trở lại ; 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động, nghĩa là không tham gia hoạt động kinh tế.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân tháng từ công việc của lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm cũng giảm 106 nghìn đồng, chỉ đạt 5,5 triệu đồng.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động, hiện lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 55,46 triệu người, chiếm 57,65% tổng dân số. Tuy nhiên, lực lượng lao động có văn bằng, chứng chỉ chỉ chiếm 22,3% tương ứng hơn 12 triệu người.

Trong một diễn biến khác diễn ra cùng ngày, Bộ Công thương cho biết 6 tháng đầu năm, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng và chậm thanh toán.

Lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian tháng 5, tháng 6. Trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ước tính mất khoảng 50% đơn đặt hàng trong tháng 5.

*******************

Loạn thi hoa hậu - ngành kinh doanh béo bở ? (RFA, 14/07/2020)

Trong buổi thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn diễn ra sáng ngày 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng đây là lĩnh vực khó và phức tạp.

cachet4

Cô H'Hen Nie với phần thi trang phục dạ hội trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2018 tại Bangkok vào ngày 13 tháng 12 năm 2018.

Đáng chú ý, ông Hiển cũng nhận định rằng tình trạng những cuộc thi người đẹp với nhiều cấp độ đang trở nên loạn đi vì gần như không có cuộc thi người đẹp, người mẫu nào mà không có lùm xùm, tốn giấy mực trên báo chí.

Vì vậy ông cho rằng nếu không cẩn thận thì những cuộc thi nhan sắc sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở, vì mục tiêu lợi nhuận, không chính đáng, từ đó làm méo mó hoạt động thi người đẹp, người mẫu.

Nhận xét về phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội với kinh nghiệm nghiên cứu xã hội lâu năm, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương thuộc viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam cho rằng việc tổ chức các cuộc thi nhan sắc từ lâu đã được kinh tế hóa :

"Chẳng phải bây giờ mà cũng từ khá lâu rồi nó đã là ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận đáng kể cho những người tham gia vào cuộc thi như vậy, cả về ban tổ chức, người thi, doanh nghiệp đồng hành, doanh nghiệp trao giải… Tôi nghĩ nếu xem đấy là ngành kinh doanh nên có quy định rõ ràng để đảm bảo tính thị trường đồng thời đảm bảo không tác động xấu về mặt xã hội, văn hóa, truyền thống, đạo đức… Tôi thấy đấy là điều cần thiết nhưng chắc để đạt được cái đó thì phải còn tốn nhiều thời gian. Vì đối với Việt Nam những khả năng đưa ra luật để đảm bảo những điều chúng ta mong muốn thì còn lâu lắm".

Trao đổi với RFA tối 14/7, Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Luật gia Việt Nam cho biết pháp luật hiện nay có quy định rất rõ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực giải trí, du lịch, đặc biệt các cuộc thi người đẹp. Ông nói thêm :

"Hiện nay chính phủ ban hành Nghị định 79 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu. Đối tượng tổ chức thi phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa nghệ thuật hoặc có quyết định thành lập chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mô hình công ty mà nếu công ty nào muốn tổ chức thì phải thực hiện theo đúng Nghị định 79 ban hành năm 2012 đối với cuộc thi người đẹp thì vùng, ngành hay đoàn thể nào ở trung ương và mỗi năm không quá 3 lần".

Ngoài ra, Luật sư Hậu cũng giải thích trong Nghị định 79 nói rõ tiêu chuẩn thí sinh dự thi, giấy tờ hợp pháp để tổ chức các cuộc thi hoa hậu, người mẫu…

Theo quan điểm cá nhân, chị Quỳnh Trang hiện đang sống tại Hà Nội bày tỏ chị đồng ý một phần nội dung mà ông Phùng Quốc Hiển nêu ra :

"Tổ chức nhiều cuộc thi thì bị loãng và cảm giác danh hiệu không còn cao quý như ngày xưa nữa. Ngày xưa một năm chỉ có 1, 2 lần thì mình thấy những người đoạt danh hiệu hoa hậu rất đáng ngưỡng mộ. Bây giờ thì tràn lan, quá nhiều giải nên không biết giải nào với giải nào và thấy rằng ai cũng có thể là hoa hậu hết, tiêu chuẩn hoa hậu bị giảm đi. Còn cái kêu là kinh doanh thật ra là không hẳn vì mọi người cứ bị áp đặt những vụ bắt bán dâm liên quan đến hoa hậu, người mẫu thì nghĩ đó là kiểu kinh doanh, nhưng thật ra không hẳn thế. Nếu nhiều quá mà đại trà chỉ làm giảm đi giá trị danh hiệu".

cachet5

Thiệp mời chương trình ‘Chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019’. Nguồn : giadinh.net.vn

Thời gian gần đây, báo chí trong nước nhiều lần đưa tin về những bê bối liên quan đến các cuộc thi nhan sắc khắp dải đất chữ S bao gồm việc thí sinh mua giải, ban tổ chức sắp xếp kết quả, các chương trình không có giấy phép vẫn được tổ chức… Bên cạnh đó, thông tin về những đường dây người đẹp với mác hoa hậu, người mẫu ‘đi khách’ lâu lâu lại được tung ra.

Mới đây nhất, Công an thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/7 đã bắt giữ anh Lục Triều Vỹ, 27 tuổi, ở Đà Nẵng với lý do đã đứng ra môi giới cho các chân dài gắn mác ‘hoa hậu, người mẫu’ bán dâm giá từ 18.000-30.000 đô la Mỹ.

Nhiều nhận định đưa ra cho rằng việc tham gia các cuộc thi nhan sắc, đem về những danh hiệu sẽ giúp cho hình ảnh thí sinh được nhiều người biết đến, có thể đem lại nhiều hỗ trợ cho những mục tiêu của người đoạt giải sau này.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nhận định đây là một thực tế mà có người thừa nhận và cũng có người không :

"Có người thừa nhận mục đích rõ ràng là đi thi để có danh tiếng để tạo ra hình ảnh, được nhiều người biết đến cho mục đích sau này, ví dụ cho kinh doanh chẳng hạn. Cũng có những người không thừa nhận. Trên thực tế tôi nghĩ phần đông những người tham gia đều có mục đích như vậy. Miễn là bất kỳ người nào cũng đều phải có đạo đức nghề nghiệp và có nhận thức chuyên môn đáng kể chứ không nên dùng những biện pháp mập mờ, gian lận thì bất kỳ người nào cũng không nên".

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, dù chính phủ Hà Nội đã có những quy định được ban hành văn bản trong lĩnh vực nghê thuật tổ chức những cuộc thi hoa hậu, người mẫu, nhưng trong thực tế vẫn chưa được thực hiện triệt để. Do đó, ông đưa ra đề xuất :

"Tôi thấy cần phải có quy định để có những chế tài kiểm soát số lượng các cuộc thi người đẹp. Phải có một quy định về chuẩn mực đạo đức đối với những người thi này. Nếu như họ vi phạm chuẩn mực đạo đức thì chúng ta sẽ thu hồi quyết định công nhận hoa hậu và tước quyền được công nhận đó bởi vì nếu không nó sẽ trở thành ngành kinh doanh béo bở qua những cuộc thi có người trục lợi, không đúng với ý nghĩa của nó và sẽ làm rối loạn xã hội. Hoạt động trong thời gian vừa qua mang lại rất nhiều trái ngọt nhưng cũng không thiếu những trái đắng và chúng ta phải nhìn một cách thấu đáo, quản lý thế nào để đảm bảo định hướng văn hóa Việt Nam".

Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, cần phải xử lý nghiêm, xử phạt vi phạm hành chính thật nặng và phải có hậu kiểm trong lĩnh vực biểu diễn để làm sao quản lý đối với hoạt động nghệ thuật trong lãnh vực thi hoa hậu, người mẫu hiện nay.

Published in Việt Nam
lundi, 13 février 2017 13:00

Trở lại Kỳ Anh (1-2-3)

Trở lại Kỳ Anh - Phần 3

Phần 3

Ngư dân vùng biển bị nhiễm độc bởi hóa chất mà nhà máy Formosa Hà Tĩnh thải ra, do mất sinh kế buộc phải ra khơi sau cả nửa năm thất nghiệp. Tuy nhiên hải sản họ đánh bắt được về không được kiểm nghiệm mà lại chuyển đi các nơi khác để bán.

kyanh1

Ông Ngô Văn Linh nói về việc vợ ông là bà Nguyễn Thị Liên tử vong do ăn phải hải sản nhiễm hóa chất. 

Dân bị ngộ độc

Đã có những trường hợp bị ngộ độc do ăn phải hải sản nhiễm hóa chất.

"Khi bị ăn tép biển mà nấu với cà chua của mình làm chứ không phải mua ngoài chợ, mà tép biển là tép khô".

Đó là lời ông Ngô Văn Linh - Xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An nói về nguyên nhân cái chết của người vợ Nguyễn Thị Liên - sinh năm 1959 của ông.

Sau khi bị ngộ độc thức ăn, bà Liên đã được đưa tới Phòng khám đa khoa của Tòa Giám mục Xã Đoài gần nhà. Tuy nhiên, dù được chữa chạy tích cực, nhưng bà Liên đã không qua khỏi và mất sau đó vài ngày, vào hồi 12h ngày 30/5/2016.

Con tép biển mà bà Liên ăn phải không rõ nguồn gốc được đánh bắt ở khu vực nào, do ai đánh bắt, phơi khô, cũng không xác định được con đường vận chuyển, mua bán con tép đó.

Các hoạt động đánh bắt hải sản đã trở lại, tuy dù còn ít so với trước, nhưng được bán đi đâu, làm gì không ai quản lý, không ai biết được - trừ người mua để mang đi bán. Hơn nữa, chưa có bất cứ một sự kiểm nghiệm nào xem hải sản đã an toàn để tiêu thụ hay không.

Ngay tại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh - nơi đánh bắt hải sản trở lại, từ khi xảy ra thảm hoạ môi trường đến nay, đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do ăn hải sản.

Do đó, người dân địa phương đã không dám ăn mà cho chó ăn hải sản đánh bắt về, kết cục, chúng đều nhiễm độc và lăn ra chết, như ông Hoàng Nguyên mô tả.

"Đặc biệt nhất là con chó. Ăn xong vài ngày là lết hai chân sau. Hai chân trước bò bò được vài bữa thì chết".

Theo ông Hoàng Đình Nho - sinh năm 1964, một người bị ngộ độc do ăn hải sản cho biết.

"Mấy người ăn ở trong nhà đều bị hết, nhưng họ đề kháng cao nên bị nhẹ. Riêng tôi thì bị nặng, sốt, tức ngực, đi ngoài. Lên truyền (nước biển) được ba bữa rồi. Người bữa nay đỡ, vẫn lưng lưng".

Soeur Thuyệt - người trực tiếp chăm sóc những người dân bị ngộ độc tại thôn Đông Yên cho biết những triệu chứng thường gặp ở họ là tức ngực, khó thở, đau đầu dữ dội, chân tay co giật, đau bụng, nôn mửa.

Cách chữa trị cho người dân địa phương với điều kiện hạn chế theo Soeur Thuyệt là.

"Bệnh nhân ăn cá bị nhiễm chủ yếu là truyền nước nhiều để thải độc. Rồi các loại vitamin C chua để giải độc".

Chính quyền lấp liếm

Trong khi đó, người dân bị ngộ độc nặng hơn đi khám ở bệnh viện đa khoa của huyện trên, như bệnh viện cấp huyện thì không được cung cấp các kết quả xét nghiệm, nhiều người chỉ được cho biết là "suy nhược cơ thể".

Anh Mai Anh - một ngư dân hơn 30 tuổi tại Kỳ Lợi cho biết về sự quan tâm của chính quyền các cấp khi người dân bị ngộ độc thực phẩm.

"Chính quyền không có trách nhiệm với người dân chúng tôi. Họ chỉ ậm ờ qua mạng, miệng họ nói vậy thôi. Như ông Đặng Ngọc Sơn nói miệng để áp Đảo dân, để dân tiếp tục ăn cá, để ô dù cho Formosa giết hại dân Việt Nam. Ông Đặng Ngọc Sơn cố tình che lấp hết mọi chuyện"

Cho đến nay, Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà đã khẳng định biển miền Trung đã sạch, mặc dù chính phủ Việt Nam và Formosa Hà Tĩnh chưa có một động thái nào làm sạch môi trường biển, ngoại trừ những cuộc họp và ra nghị quyết.

Không biết được sẽ còn bao nhiêu người dân bị ngộ độc tiếp theo vì hải sản chưa qua kiểm nghiệm, được tự do lưu thông mà không bị cơ quan chức năng nào chặn lại theo đúng qui định mà chính Nhà nước từng ban hành về vệ sinh- an toàn thực phẩm.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

RFA tiếng Việt, 13/02/2017

*******************

Trở lại Kỳ Anh - Phần 2

Phần 2

kyanh3

Tàu đánh cá khu vực biển miền Trung. AFP photo

Kể từ khi những chiếc ghe đầu tiên quay trở lại hoạt động ngoài khơi vào tháng 10/2016, việc mua bán hải sản tại khu vực Kỳ Anh cũng được nối lại.

Thu nhập bằng 1 phần 10 trước đây

Bà Mai Thị Hương - sinh năm 1964, buôn bán hải sản đã 15 năm cho biết lượng mua bán hải sản của bà từ khi mua bán trở lại :

"Mấy ngày mới có hàng nhiều, cá nhiều chứ trước đây ghẹ ít, mấy ngày trước đây thì nhiều có ngày 2 tạ, bình thường 1 tạ hoặc 1 tạ rưỡi. Trước mua ghẹ cân 180 đến 200 mà bán 250, một tạ ghẹ lời được 5 triệu mà hiện tại 1 tạ ghẹ chỉ được 500 ngàn".

Theo bà Mai Thị Hương, số hải sản được bà thu mua sẽ bán đi các tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Bình. Xe máy được dùng để chuyển hải sản đến những nơi có xe đông lạnh. Sau đó, những chiếc xe đông lạnh đưa hàng đi đâu thì không biết được.

Một điều đáng nói là các loại hải sản trong vùng biển Kỳ Anh được đánh bắt trong phạm vi từ 12 hải lý trở vào bờ - vùng biển đã từng được khuyến cáo không nên đánh bắt do nghi vấn nước còn bị nhiễm độc.

Hầu hết những người đánh bắt và thu mua hải sản mà chúng tôi hỏi chuyện đều cho biết, hải sản không được cơ quan nào kiểm nghiệm.

Bà Mai Thị Hương : "Về thì mua thôi, cũng Không biết họ kiểm nghiệm hay không".

Ông Hoàng Văn Tĩnh : "không ai kiểm nghiệm gì cả".

Ông Hoàng Nguyên : "Không có ai kiểm nghiệm gì cả".

Chính vì hải sản đánh bắt tại khu vực này không được kiểm nghiệm, trong khi có nhiều trường hợp ăn xong bị ngộ độc, nên người dân địa phương ở Kỳ Anh không mua sử dụng.

Một người buôn bán hải sản tại chợ Kỳ Lợi cho chúng tôi biết : "không ăn cá biển vì ăn vào là bị đau, tức ngực, buồn nôn".

Bà Mai Thị Uy : "Cá là họ không mua".

Ông Hoàng Nguyên : "Dân địa phương đây họ không ăn, họ đã thử cho chó và gà vịt cho lợn ăn đều chết cả, đặc biệt nhất là chó, ăn xong là 2 chân một vài ngày lết lết, hai chân trước bò một vài bữa là chết".

Hải sản không được kiểm nghiệm

Trong khi đó, theo người dân địa phương, chính quyền các cấp không đưa ra bất cứ khuyến cáo hay giải pháp nào về việc tránh đánh bắt, mua bán và sử dụng hải sản tại khu vực Kỳ Anh.

Một số thành viên nhóm Green Trees đã vào Kỳ Anh để thu thập mẫu cá mú, cá nâu, cá ghẹ với sự hỗ trợ của ngư dân địa phương để mang đến Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia ở Hà Nội để kiểm nghiệm.

Tuy nhiên, khi dược sĩ  Nguyễn Anh Tuấn - thành viên Green Trees mang mẫu tới, một người phụ nữ tên Giang - phụ trách bộ phận tiếp nhận của cơ quan kiểm nghiệm này cho biết "máy đang bảo dưỡng" và năng lực của phòng xét nghiệm có hạn nên phải trả kết quả chậm trong vòng 1 tháng. Một người đàn ông tên Hải, được cho biết là phó giám đốc Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.

Ở Hà Nội, năng lực cơ quan chuyên môn còn vậy, thì huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sẽ thế nào ? Trong khi hải sản vẫn được đánh bắt, mua bán tự do, vận chuyển đi đâu không rõ, thì người dân còn phải đối diện với nguy cơ tổn hại về sức khoẻ.

Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi sẽ nói về sinh mệnh của người dân khi ăn hải sản đánh bắt tại Hà Tĩnh.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

RFA tiếng Việt, 06/02/2017

*******************

Trở lại Kỳ Anh - Phần 1

Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh là nơi Nhà máy Gang thép của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tình từng xả hóa chất độc hại trực tiếp ra biển gây nên thảm họa môi trường dọc theo các tỉnh miền Trung kể từ tháng tư vừa qua.

kyanh1

Ngư dân vẫn chưa thể đánh bắt hải sản gần bờ - Photo courtesy of phununews.vn

Ngay sau khi xảy ra thảm họa, phái viên RFA đã đến tận nơi ghi nhận tình hình hải sản chết hằng loạt và đời sống người dân bị tác động. Thực tiễn hiện nay cũng được tìm hiểu qua chuyến trở lại mới đây.

Ngư dân chuẩn bị ra khơi

Vào trung tuần tháng 11/2016, chúng tôi quay trở lại xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh - địa phương nằm ngay cạnh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Trái với quang cảnh của 3 tháng trước lúc thuyền phủ bạt xếp hàng dài trên bãi, thì nay người dân đã sửa sang, đóng mới những chiếc ghe để chuẩn bị ra khơi. Ngoài biển đã có những chiếc hoạt động trở lại ; dù là ít, không nhộn nhịp bằng thời gian trước khi xảy ra thảm hoạ môi trường.

Ngư dân địa phương cho chúng tôi hay, họ mới đi biển trở lại được khoảng hơn 1 tháng, tức là từ đầu tháng 10, sau hơn 6 tháng không có việc làm. Ông Hoàng Văn Tỉnh - 51 tuổi, với 24 năm kinh nghiệm đi biển, cho biết về tình trạng các loài cá trong khu vực biển anh đánh bắt như sau : "Cá còn chết nhiều lắm"

Anh Điểu - một người thợ lặn cho biết ghi nhận của anh : "Rạn san hô nhiều bây giờ chết hết chẳng còn gì cả. kể cả ông bộ trưởng có nói rằng biển sạch, san hô được ổn định lại, để ông về đây mà xem" .

Những người ngư dân đi biển về cho biết, thu hoạch được số lượng hải sản rất ít so với trước đây, cùng với giá giảm mạnh.

kyanh2

Hôm 16/11/2016 Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bắt đầu thực hiện chi trả cho người dân tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạnh. Courtesy Thanh Niên

Ông Hoàng Nguyên - sinh năm 1960, đi biển từ năm 12 tuổi chia sẻ : "Lượng thu hoạch của tôi đi về cũng được gần 1 chục ký ghẹ và khoảng gần 20 ký cá, lượng tôm cá đánh bắt cũng rất nhiều, tuy nhiên lượng thu hoạch và phần bán thì rất ít".

Ông Tỉnh cho biết thêm về việc thu hoạch sau mỗi chuyến đi biển : "Cá thì nhiều tiền thì không được ăn thua. Cá nhỏ thì đi 1 tạ 2 tạ thôi, đi 1 chuyến được 15 cân. Mọi hồi chuyến được vài 3 triệu bây giờ may được khoảng 1 triệu bạc là nhiều".

Vì không còn đường nào khác

Dù thu hoạch ít, bán không được giá, có khi không ai mua cho, nhưng ngư dân vẫn quay trở lại với nghề truyền thống. Lý do là vì họ không có nghề nào khác.

Dù chính phủ có Quyết định số 1880 của Thủ tướng bồi thường cho những đối tượng chịu tác động bởi thảm họa môi trường do Formosa gây nên ; thế nhưng đến nay chưa thấy khoản bồi thường đâu cả, mà chỉ mới dừng ở kê khai danh sách các đối tượng được nhận.

Với phần lớn người dân ở đây, dù đền bù, hỗ trợ bao nhiêu cũng là không đủ, bởi cái họ cần là môi trường sạch trở lại. "Điều mong đợi nhất là làm thế nào cho biển sạch để chúng tôi có quyền tự do đi lại làm như trước để con em buổi chiều ra tắm biển rồi chúng tôi đi biển về cũng khỏi khi ăn con cá con ghẹ con tôm nó khỏi nghi ngờ trong vấn đề độc hại cả".

Hải sản đánh bắt lên được tiêu thụ ra sao và lý do gì khiến thị trường "lạnh nhạt" với hải sản đánh bắt từ Kỳ Anh sẽ là nội dung phần kế tiếp của loạt phóng sự "Biển và sinh mệnh người dân".

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

RFA tiếng Việt, 20/01/2017

Published in Việt Nam

cachet1

Nhiều cuộc biểu tình chống Formosa diễn ra ở Việt Nam (ảnh chụp ngày 1/5/2016 ở Hà Nội)

Quan chức Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam lý giải vụ thảm họa cá chết không được đề cập trong 10 'sự kiện nổi bật năm 2016' vì 'không có gì gọi là tích cực'.

Website của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố '10 sự kiện nổi bật năm 2016' do Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký duyệt gồm các sự kiện : Ban hành Chương trình hành động của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên ; Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường ; Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025…

Văn bản này hoàn toàn không đề cập đến 'cá chết' hay 'Formosa' - thảm họa xảy ra năm 2016 ảnh hưởng đến sinh kế của cả triệu người dân ở miền Trung và thiệt hại kinh tế lên đến hàng triệu đôla.

Việc bình chọn sự kiện được cho là dựa trên hình thức biểu quyết bỏ phiếu của hội đồng bình chọn gồm các thành viên là lãnh đạo Bộ, bộ máy tham mưu, thủ trưởng các đơn vị chứ không mời các chuyên gia bên ngoài.

Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam 500 triệu đôla bồi thường vì gây ra sự cố môi trường cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, sau khi nhận trách nhiệm hồi cuối tháng 6/2016.

Hôm 6/1, trả lời BBC từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho hay : "Tôi có nghe một số ý kiến nói rằng vụ tổng kết sự kiện của Bộ Tài nguyên rõ là thành tích [thì] quan hưởng còn tai họa [thì] dân chịu".

"Họ còn nói rằng Bộ trưởng Trần Hồng Hà thật đáng xấu hổ khi ký duyệt bản công bố này".

"Tôi đồng ý với những ý kiến đó".

'Xem thường'

"Ngoài ra, tôi còn thấy bộ trưởng cũng như nhiều quan chức Việt Nam xem thường dư luận và người dân quá".

"Chắc họ cứ nghĩ người ta không biết gì, nên quen thói nói sao nghe vậy".

"Đấy là kiểu [tuyên truyền] cũ lắm rồi".

"Dân trí bây giờ khác rồi, người ta hiểu được tại sao có thảm họa cá chết nên không lừa bịp họ được đâu".

Cùng ngày, BBC liên hệ Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng không nhận được phản hồi.

Báo Trí Thức Trẻ hôm 6/1 dẫn lời ông Vũ Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Tuyên truyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường : "Ở đây, 10 sự kiện nổi bật tức là các sự kiện có tính tích cực, ảnh hưởng tốt và sự kiện đã phải hoàn thành trong năm bình xét".

"Với sự cố Formosa thì không có gì gọi là tích cực, còn đúng là trong năm qua có sự nỗ lực vào cuộc xử lý của Chính phủ, các Bộ, ngành và đây là sự kiện đã được đề xuất, đưa ra bình chọn nhưng kết quả không đạt đủ số phiếu đứng trong 10 sự kiện nổi bật".

"Nỗ lực để khắc phục sự cố [cá chết] thì hiện nay cũng chưa hoàn thành, đang tiếp tục".

Tháng 12/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn tất, công khai việc xử lý kỷ luật đối với những cá nhân liên quan đến việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường biển bốn tỉnh miền Trung.

"Bộ trưởng đã hứa với Quốc hội rồi, mà đã hứa không làm là không được. Làm sớm đi !", ông Mai Tiến Dũng được báo Dân Trí dẫn lời.

Published in Việt Nam
vendredi, 29 juillet 2016 10:44

Thảm kịch không có hồi kết : Formosa

Ngày 7 tháng Bảy, 2016, hàng ngàn ngư dân tại giáo xứ Cồn Sẻ, vùng Ba Đồn, Quảng Bình đã biểu tình đòi đuổi công ty Formosa về nước đồng thời yêu cầu bộ trưởng tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức. Cuộc biểu tình bị đàn áp mạnh tay và xảy ra bạo động, ngư dân xô xát với lực lượng công an, hai ngư dân bị thương tích, người dân nổi giận ném gạch đá về phía lực lượng công an ngăn chận biểu tình.

Đây là phản ứng mạnh mẽ đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng của người dân sau khi nhà cầm quyền công bố kết quả thảm họa ô nhiễm môi trường khiến các loại hải sản và môi trường biển nhiễm độc chết, dọc những tỉnh duyên hải miền Trung. Sau gần ba tháng "điều tra, tìm kiếm nguyên nhân", thủ phạm được xác định là công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Đây là một dự án có vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la, có thời hạn hoạt động kéo dài 70 năm. Nhà cầm quyền cũng công bố số tiền mà Formosa hứa sẽ "đền bù thiệt hại" là 500 triệu Mỹ kim.

Vụ biểu tình của ngư dân Cồn Sẻ cùng những bài báo, bài phân tích đầy giận dữ của nhiều người viết trên mạng xã hội đã nói lên thái độ căm phẫn của người dân. Tại sao dân chúng vẫn nổi giận khi thủ phạm bị chỉ đích danh và đã cam kết bồi thường ? Có lẽ không khó nhận ra rằng, cách thức và thái độ của nhà cầm quyền khi giải quyết vấn đề chưa thể làm an lòng người, ngay cả đối với những người ít hiểu biết hoặc ít quan tâm đến các vấn đề xã hội.

formosa1

Giáo dân Cồn Sẻ biểu tình và bị trấn áp ngày 7 tháng Bảy, 2016

Điểm lại sự kiện

Ngày 4 tháng Tư, 2016 ngư dân phát hiện hiện tượng cá biển, cá nuôi lồng phơi bụng chết dạt thành đống trắng bờ, khởi sự từ Vũng Áng, Hà Tĩnh rồi lan dọc theo bờ biển đến Quảng Bình, Quảng Trị, Huế đã khiến dân chúng hoang mang mất ngủ. Nỗi lo lắng càng ngày càng gia tăng khi cá chết tiếp tục lan xuống phía Nam tấp vào bờ Đà Nẵng. Hiện tượng đó tiếp tục trải rộng đến Nha Trang, Phan Thiết. Những làng chài rộn rịp thường ngày nay trở nên vắng ngắt như có đám tang. Ngư dân gác mũi tàu, phơi lưới lên bờ chạy gạo nuôi con. Hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản và làm muối lâm vào cảnh cùng quẫn. Các bãi biển nồng nặc mùi hôi thối vì không chỉ cá tôm mà các loài giáp xác, nhuyễn thể, san hô và rong rêu bắt đầu phân hủy. Ngư dân Hà Tĩnh ngay lúc ấy lên tiếng tố cáo nhà máy luyện thép Formosa xả chất thải độc xuống lòng biển, vài thợ lặn đã phát giác những đường ống ngầm khổng lồ từ nhà máy chui dưới mặt nước, vươn ra cách bờ gần 2km. Dòng chất độc hôi thối màu vàng sậm ấy vẫn tiếp tục xả, người thợ lặn đầu tiên phát hiện đường ống xả đã tử vong. Nhiều người bị ngộ độc phải vào bệnh viện điều trị khi ăn thủy hải sản trong vùng. Bầu không khí lo âu lan truyền khắp đất nước vì rõ ràng bữa cơm của mỗi người dân Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi thảm nạn này. Nó cũng đồng thời bộc lộ nhiều vấn nạn từ trách nhiệm và cách hành xử của những người điều hành đất nước, trách nhiệm của những đại công ty đang làm ăn tại Việt Nam, thái độ sống của mọi tầng lớp nhân dân và trên hết là tương lai của tổ quốc, của dân tộc Việt.

Điều đáng ngạc nhiên là từ các giới chức địa phương cho đến những người lãnh đạo cao nhất đất nước đã thể hiện sự lúng túng, né tránh trách nhiệm, thậm chí mâu thuẫn nhau khi đối diện với thảm họa. Mới hôm trước ông thứ trưởng bộ Tài nguyên - Môi trường nói ống xả thải của Formosa là hợp lê, thì hôm sau ông bộ trưởng cũng của bộ đó phát biểu ống xả đó sai và không được phép (!). Một ông lãnh đạo phát biểu hùng hồn rằng cá chết "không liên quan gì đến Formosa mà do tảo nở hoa", do "thủy triều đỏ"… Suốt nhiều ngày, khi lòng dân đang hoang mang sôi sục thì nhà cầm quyền lại hành xử như vô can, hơn hai tuần sau khi phát hiện cá chết, Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư của đảng vẫn tươi cười xuất hiện tại chính cái nhà máy Formosa ấy để "kiểm tra tiến độ thi công", tất nhiên ông ta không hề có lời nào về cá chết hoặc môi trường (!). Các quan chức cao cấp không biết nhận lệnh từ ai để liên tục và đua nhau trấn an dư luận khi tuyên bố và "trình diễn" những trò ăn hải sản, tắm biển. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, đại diện của Formosa đã huỵch toẹt lên tiếng rằng họ luôn tuân thủ các quy định về xả thải, việc xả chất thải của họ đã được các cơ quan chức năng cấp phép (!) Khi bị các phóng viên chất vấn, ông Chu Xuân Phàm, một người Đài Loan giữ chức phó giám đốc đối ngoại của Formosa trả lời "giữa sắt thép và môi trường phải chọn một trong hai" câu phát ngôn này như đổ thêm dầu vào đám cháy. Ngày hôm sau chính ông và toàn ban lãnh đạo Formosa phải cúi đầu xin lỗi, ông Phàm cũng bị sa thải ngay sau đó. Tuy nhiên, chính câu nói (có lẽ do lỡ lời) của ông Chu Xuân Phàm đã bộc lộ một sự thật là nếu Việt Nam muốn tăng trưởng kinh tế qua việc phát triển kỹ nghệ nặng thì buộc phải chấp nhận môi trường bị hủy hoại.

formosa2

Ống xả thải khổng lồ của Formosa

Báo chí truyền thông sau ít ngày lên tiếng bỗng như bị sa vào lớp bùng nhùng rối loạn của thông tin liền bị cấm không được đề cập đến thảm họa. Cách hành xử đầy vẻ đối phó và dối trá của nhà cầm quyền đã khiến dân chúng phẫn nộ. Một số tổ chức xã hội dân sự đồng loạt lên tiếng đòi hỏi họ phải điều tra thấu đáo và có biện pháp giải quyết thỏa đáng. Ủy ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh (nơi thảm họa xảy ra) cũng đã ra thông cáo gửi các tín hữu về thảm họa đồng thời "yêu cầu nhà cầm quyền thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ để truy tìm nguyên nhân, đồng thời đưa ra những giải pháp thích đáng nhằm ngăn chặn thảm họa trong hiện tại và cả tương lai", "mau chóng khắc phục thảm họa. Tạm thời ngưng hoạt động của các khu công nghiệp, các nhà máy đang thải chất thải ra biển. Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp", "Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan", "Trong khi chính quyền chưa bảo vệ quyền lợi của người dân một cách thích đáng, chúng tôi kêu gọi mọi người dân hãy biết tự bảo vệ chính mình, cầu nguyện và liên đới chia sẻ những khó khăn với các nạn nhân trong thảm họa này". Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang đã nổ ra các cuộc biểu tình với thông điệp"cá cần nước sạch, dân cần minh bạch" đòi nhà cầm quyền phải minh bạch thông tin và trả lời về nguyên nhân cá chết, ngư dân miền Trung đối diện trực tiếp với đói kém đã biểu tình nhiều ngày liên tiếp, họ còn phong tỏa dòng lưu thông Bắc - Nam trên Quốc lộ một để bày tỏ sự không đồng tình. Những cuộc biểu tình ấy bị nhà cầm quyền đàn áp dã man và dập tắt một cách thô bạo. Bộ máy công an trùm lên khắp nơi một bầu không khí đe dọa để ngăn cản nỗ lực của dân chúng muốn tìm hiểu sự thật. Nhiều người dân đã tham gia ký bản kiến nghị nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, chính phủ Hoa Kỳ đã mau mắn đáp lại đề nghị ấy nhưng vấp phải sự thờ ơ khiếm nhã của nhà cầm quyền nên không thể vào cuộc.

Trước áp lực quá lớn từ người dân, nhà cầm quyền Hà Nội buộc phải hứa hẹn sẽ mở một cuộc điều tra và trả lời trong tháng Sáu. Không thể trì hoãn thêm, vào ngày cuối cùng của tháng Sáu, Hà Nội đã công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa môi trường vừa nêu. Điều khó hiểu là phía công ty Hưng Nghiệp Formosa đã không trực tiếp ra mặt, họ gửi một video clip dài năm phút cảnh các lãnh đạo công ty xin lỗi, cam kết bồi thường và để truyền thông Việt Nam truyền tải lại. Formosa cũng đưa ra lời phân bua rằng lỗi xảy ra do một nhà thầu phụ bị cúp điện nên không thể kiểm soát được việc xả thải. Điều khó hiểu là nhà cầm quyền Việt Nam, thay vì đứng về phía "bị hại" là nhân dân mình thì lại ra sức bao che cho Formosa. Trong cuộc họp báo đó, để trả lời câu hỏi của có khởi tố vụ án hình sự với Formosa hay không, ông bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói truyền thống khoan dung, độ lượng của Việt Nam và cần cân nhắc, xem xét lại. Một lãnh đạo cao cấp mà phát biểu hết sức cảm tính để viện dẫn cách ngôn "đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại" cho một sai phạm trầm trọng mang tầm cỡ quốc gia, ông cựu thứ trưởng môi trường Đặng Hùng Võ thì cho rằng đây là một "thắng lợi lớn của chính phủ", rồi vụ Formosa đã kết thúc "có hậu" ; xứng đáng "10 điểm"…

formosa3

Bộ trưởng Trần Hồng Hà họp báo, phía sau là màn hình chiếu cảnh xin lỗi của Formosa

Với động thái đó, dường như nhà cầm quyền chỉ lo trấn an dư luận và tưởng rằng mọi chuyện đã có thể khép lại. Họ không hề quan tâm đến nguyện vọng của dân chúng, đặc biệt là đời sống của những ngư dân bị thiệt hại rồi sẽ ra sao ; môi trường biển, nơi nuôi sống hàng chục triệu người Việt sẽ ra thế nào ? Số tiền 500 triệu Mỹ kim do Formosa cam kết sẽ bồi thường thoạt nghe có vẻ nhiều, nhưng chỉ cần một phân tích tài chính đơn giản nó đã trở nên quá ít. Đơn cử, kinh phí để nạo vét và làm sạch kênh Nhiêu Lộc dài hơn 10km giữa Sài Gòn đã gần bằng con số 500 triệu đó. Nhiều người cũng dẫn chứng về mức bồi thường trên thế giới về những vụ hủy hoại môi trường trầm trọng tương tự bốn tỉnh miền Trung :

- Tháng Tư, 2016, tòa án thành phố New Orleans, Mỹ, tuyên mức phạt lên đến 20 tỷ Mỹ kim cho Tập đoàn dầu khí BP của Anh, sau sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico.

- Tháng Hai, 2011, tòa án ở Lago Agrio, Ecuador đưa ra mức phạt 18 tỷ Mỹ kim, sau đó giảm xuống còn 9,5 tỷ đối với Tập đoàn dầu khí Chevron, sau cáo buộc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực Amazon tại Ecuador.

Dĩ nhiên, tuy có cùng tội danh là "hủy hoại môi trường" nhưng nguyên nhân, hậu quả, biện pháp khắc phục, quy định của luật pháp của mỗi nước đều khác nhau nên khó có thể so sánh một cách chung chung được. Song, lẽ ra nhà cầm quyền phải có một cuộc đánh giá quy mô và thấu đáo về mức độ thiệt hại do Formosa gây ra trên mọi phương diện, từ đó mới cho ra số liệu là kết quả khoa học của việc lượng giá. Kết quả đó sẽ chính là cơ sở để buộc thủ phạm Formosa phải bồi thường một cách tương xứng. Để làm được việc này, nhất thiết cần có một cơ quan giám định độc lập, một tòa án quốc tế khách quan làm trọng tài. Nhưng rõ ràng nhà nước Việt Nam đã mau chóng thỏa thuận với Formosa con số 500 triệu Mỹ kim bồi thường (không biết dựa trên cơ sở nào). Dân chúng - những người thiệt hại chính - không hề được tham khảo ý kiến, không hề được biết chi tiết việc bồi thường tiến hành ra sao, rồi chuyện phân bổ tiền bồi thường liệu có còn nguyên vẹn khi đến tay người dân hay sẽ thất thoát phần lớn vào túi quan chức.

Ngư dân vùng biển chết miền Trung hiện đang lãnh nhỏ giọt mỗi người mười mấy ký gạo một tháng để cầm hơi ; nhà cầm quyền hứa sẽ "ưu tiên" cho học sinh được miễn học phí vào năm tới, trai tráng được đi xuất khẩu lao động coi như để đền bù thiệt hại. Trả lời báo chí, nhiều ngư dân cho biết họ quen vật lộn với sóng gió kiếm tôm cá ngoài khơi, nay nói họ học nghề mới để qua xứ người làm công, bỏ lại gia đình nheo nhóc, biết bao giờ mới có thể đi đánh cá trở lại (!) Nhưng ngay tại địa phương họ, cũng đang bị trùm dưới bầu không khí ngột ngạt đầy hăm dọa của công an chìm nổi, họ không thể cất tiếng nói phẫn uất trước thực tại.

Cuộc biểu tình của ngư dân Cồn Sẻ ngày 7 tháng Bảy vừa qua bị đàn áp dã man là bằng chứng cho thấy, nhà cầm quyền sẵn sàng sử dụng bạo lực để dập tắt nguyện vọng của nạn nhân vụ Formosa. Không những vậy, tất cả những ai dám mạnh miệng đòi hỏi sự minh bạch đều dễ dàng bị đánh đập tàn nhẫn, ngày 09 tháng Bảy, tám thanh niên nam nữ giáo dân đi dự tiệc cưới đã bị một chiếc xe chở đầy côn đồ bắt cóc, mang ra cánh đồng vắng trấn lột rồi hành hung một cách man rợ ; Ngày 10 tháng Bảy, blogger Lã Việt Dũng sau khi đi đá banh về cũng bị 6 kẻ lạ mặt dung hung khí đánh rách đầu… có điểm gì chung giữa hai vụ hành hung vô cớ này ngoài các nạn nhân đều là những người hăng hái đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch trong vụ Formosa. Lên tiếng sau khi bị hành hung, blogger Lã Việt Dũng viết : "Dù họ có đánh rất đau nhưng chắc chắn sẽ không khuất phục được mình trong việc lên tiếng phản đối Trung Cộng xâm lược, phản đối sự đớn hèn và bất công của chính quyền cộng sản".

formosa4

Blogger Lã Việt Dũng

formosa5

Blogger Lã Việt Dũng bị hành hung

Tại sao blogger Lã Việt Dũng lại nêu việc Trung Cộng xâm lược và sự đớn hèn bất công của nhà cầm quyền cộng sản ? Có nhiều bằng chứng cho thấy rõ ràng dự án Formosa có bàn tay của Trung Quốc can thiệp. Gần đây nhất, báo điện tử Một Thế Giới ngày 09 tháng Bảy đưa bài báo "Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc là "vai chính" xây dựng nhà máy Formosa Hà Tĩnh" bài báo đó đã bị buộc gỡ bỏ sau khi đưa ra những thông tin, hình ảnh từ chính website của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) để chứng minh sự nhúng tay sâu đậm giữa MCC và Formosa.

Một sự kiện cần biết, Formosa là một doanh nghiệp khổng lồ Đài Loan, song cũng chính tập đoàn này là doanh nghiệp Đài Loan đầu tiên có sự gắn bó mật thiết với Trung Quốc, việc bà tân tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc khiến Bắc Kinh nóng mặt và Formosa cũng là "điểm xấu" mà Đài Loan không muốn xấu lây. Điển hình ngày 17 tháng Sáu, Quốc hội Đài Loan đã thúc giục chính quyền Đài Loan điều tra về trách nhiệm liên đới của Formosa trong vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí truyền thông Đài Loan cũng đăng nhiều bài viết tỏ thái độ với sự tắc trách của Formosa. Đặc biệt trong phóng sự dài 60 phút mang tên "Việt Nam - Cái chết của cá" phát ngày 20 tháng Sáu, 2016, (ngày 25 tháng Sáu phát lại) phóng viên Đài truyền hình PTS của Đài Loan đã đi sâu vào thực tế, trực tiếp phỏng vấn ngư dân miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng.

Phóng sự công phu của đài PTS đã gây rúng động dân chúng Đài Loan, ngay tại Đài Loan cũng có những cuộc biểu tình tại Đài Loan yêu cầu chính quyền sở tại có động thái làm rõ và xử lý trách nhiệm nếu có liên quan đến vụ cá chết. Tham gia biểu tình có cộng đồng Việt tại Đài Loan và cả người bản xứ. Trong đó, nhiều người Đài Loan đòi chính quyền Đài Bắc phải đối diện giải quyết vấn đề ô nhiễm biển cho người dân. Phóng sự truyền hình dẫn lời nghị sĩ Tô Chí Phần của đảng Dân Tiến nhận định, nếu chính quyền mới của Đài Loan không giải quyết một cách thận trọng trước cơn phẫn nộ lan rộng của cộng đồng người Việt thì sẽ không thể khép lại hệ lụy. "Formosa không được xã hội tin tưởng chính vì Formosa không quan tâm tới trách nhiệm xã hội, phớt lờ những ngờ vực của người dân địa phương về vấn đề ô nhiễm công nghiệp"... Điều trớ trêu là báo chí Việt Nam đã không thể lẩn tránh sự kiện "rùm beng" này và phải đăng lại những hình ảnh ngư dân nghèo đói, những hình ảnh dân chúng biểu tình của chính xứ mình qua tường thuật của đài truyền hình PTS Đài Loan. Những người thực hiện phóng sự này cũng cho biết họ phải rất khó khăn khi quay phim vì bị nhà chức trách và công an địa phương rình rập, cản trở.

formosa6

Một nhóm nhỏ biểu tình "du kích" tại Sài Gòn

Trở lại chuyện Formosa, người dân Việt Nam có quyền nêu nghi vấn, tại sao một dự án "quan trọng" như vậy lại để xảy ra chuyện cúp điện mà không có nguồn điện dự phòng, để xảy ra tác hại khôn lường như thế ? Lật lại hồ sơ, nhiều chuyên gia phát giác rằng Formosa đã "đánh tráo" công nghệ luyện cốc từ dập khô thành dập ướt. Trong khi đó không thấy trách nhiệm của các cơ quan giám sát thực hiện đầu tư khi để Formosa tha hồ thay đổi phương thức hoạt động bất chấp tác hại môi trường. Đơn giản vì nếu dùng công nghệ ướt thì kinh phí thấp hơn và xả thải độc hại nhiều hơn. Cũng thế, lẽ ra với kỹ nghệ luyện thép như Formosa làm thì kinh phí xử lý ô nhiễm cần đầu tư đến 2 tỷ Mỹ kim, ở Vũng Áng theo như công bố thì họ chỉ đầu tư 45 triệu. Theo một báo cáo của đoàn thanh tra cho biết Formosa sai phạm đến 53 lỗi từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Với cách làm ăn như thế, chỉ có thể nói Formosa đã xem nhà cầm quyền Việt Nam là một lũ ngu đần và đất nước Việt Nam chỉ là bãi rác để họ vừa thu lợi vừa xả thải bừa bãi.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội đã vượt luật lệ để dành mọi ưu đãi cho Formosa, ví dụ như cho thuê đất với thời hạn lên đến 70 năm và để mau chóng bàn giao đất, nhà cầm quyền địa phương đã di dời hơn 2,200 gia đình, 10.000 nhân khẩu cùng 36 nhà thờ, cùng hơn 16 nghìn ngôi mộ… để giao phó cho Formosa hơn 3.000ha đất và mặt nước ; ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng còn áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cho Công ty Formosa được miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá quá rẻ mạt tổng cộng 96 tỷ đồng Việt Nam.

Có quá nhiều những khuất tất, cả về phía Formosa lẫn phía nhà cầm quyền Hà Nội trong dự án đại quy mô và đại thảm họa môi trường này và dân chúng chỉ còn biết tự đi tìm câu trả lời, tự đối phó với một tương lai đen tối ngay trước mắt. Những người quan tâm đến môi trường chỉ còn biết lên tiếng qua mạng internet, công an vẫn bố ráp từng nhà người đấu tranh, trung tâm các thành phố vẫn dày đặc công an chìm nổi. Dù thế, ngày Chủ Nhật 10 tháng Bảy vừa qua, vài nhóm nhỏ ở Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, Bắc Giang… để tránh bị bắt bớ đã phải chơi trò "du kích", họ giăng những biểu ngữ nhỏ yêu cầu khởi tố và đuổi Formosa "cút đi". Nỗ lực của các anh chị em đó thật đáng biểu dương, nhưng cũng thật tội nghiệp. Họ chỉ ước mong thông điệp của mình sẽ đánh thức lương tri của toàn xã hội.

Nhưng biết đến bao giờ ?

Uyên Vũ

Nguồn : Sài Gòn Nhỏ - Nam Cali số tháng 7/2016)

Published in Việt Nam

ngudan1

 

Ưu tư của hàng triệu người dân miền Trung trong những ngày cuối năm 2016 là khi nào thì được bắt và ăn cá trong vùng biển

 

Ở Việt Nam có nhiều yêu cầu của dân cần phải được giải quyết ngay thì đảng không làm mà chỉ lo tập trung sức người và của để bảo đảm đảng tiếp tục được ăn đời ở kiếp trên đầu nhân dân.

Chuyện bức thiết đầu tiên của hàng triệu người dân miền Trung trong những ngày cuối năm 2016 là khi nào thì họ được ăn cá và sinh vật biển trong vùng đánh bắt 20 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét), tính từ bờ, sau thảm họa Formosa thải chất độc ra biển từ tháng 4/2016 ?

Lý do dân còn băn khoăn vì khi trả lời trước Quốc hội ngày 16/11/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nói chung chung rằng : "Biển miền Trung đã an toàn trên cơ sở phân tích trầm tích đáy, nước giữa và nước mặt. Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch có thể hoạt động bình thường".

Nhưng các báo bên Việt Nam lại viết : "Về chất lượng của hải sản, bộ trưởng cho biết Bộ Y tế vẫn đang tiến hành phân tích. Tuy nhiên, ông Hà bày tỏ sự tin tưởng toàn bộ hải sản miền Trung đã an toàn".

Nhưng ông Hà không phải là một chuyên viên hải dương học và càng không phải là một nhà khoa học nên phát biểu của ông không bảo đảm lòng tin của dân. Bộ Y tế cũng chưa dám công bố kết qủa khảo nghiệm vì trong con cá và các sinh vật biển mới hồi sinh hay sinh ra mới trong vùng ô nhiễm có chứa nhiều chất độc khác nhau xuất phát từ sản phẩm độc hại Formosa.

Có thật biển đã an toàn ?

Đó là kết luận lạc quan tếu của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, bởi vì đã có một số nhà kha học Việt Nam rất bi quan, như Tiến sĩ Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học.

Khi trả lời câu hỏi "Chất thải chứa độc tố nhưphenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng màFormosathải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không ?", Tiến sĩ Nguyễn Tác An cho rằngchất độcnày từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết" (Người Lao Động, 01/07/2016).

Người Lao Động viết tiếp : "Về cách khử các chất độc, Tiến sĩ An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồihệ sinh tháinhư trước đây.

Riêng việc tái tạo cácrạn san hô,sinh vật biểncó thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao".

Theo Tiến sĩ An, việccá chếtchỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như : cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó,ngư dân miền Trungsinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%.Kinh tế biểnmiền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…".

50 năm mới hồi phục ?

Phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Tác An đã biến mất trên báo Người Lao Động sau vài ngày luân lưu nhưng phía Nhà nước không có ai dám phản bác. Cả Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều cố ý sinh hoạt bình thường như không có chuyện nan giải ở miền Trung. Ngay cả khi khai mạc Hội nghị Trung ương 3 Khóa XII ngày 4/7/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không nói đến một chữ "cá chết", hay điếm xỉa gì đến thảm họa môi trường của Formosa.

Hành động đãng trí cố ý của ông Trọng không có gì mới vì chính ông đã đi thăm vùng Vũng Áng và khu nhà máy Fomosa chỉ sau vài ngày cá chết hàng loạt được phát giác hồi tháng 4/2016 mà ông cũng không nói được nửa lời an ủi dân.

Như vậy, nghi ngờ thỏa hiệp ngầm giữa nhà nước Việt Nam và Formosa Đài Loan trong vụ đến bù 500 triệu dollars nhất định phải có bàn tay của ông Trọng cũng không phải là điều oan ức.

Nhưng liệu thái độ "ngậm miệng ăn tiền Formosa" của Đảng Cộng sản Việt Nam có bị mắc họng không ?

Hãy đọc báo Tiền Phong viết ngày 04/07/2016 : "Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn".

Nếu phải mất nửa Thế kỷ để tìm lại sự sống cho cá tôm và sinh vật biển thì nhân dân miền Trung có còn biển để sống nữa không ? Tương lai mù mịt này ai chịu trách nhiệm trước lịch sử, Formosa hay Đảng Cộng sản Việt Nam ?

Kinh tế suy, Thủ tướng tảng lờ 

Hơn nữa, nền kinh tế đang tiếp tục suy sụp thê thảm tại 4 tỉnh miền Trung còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dịch vụ của dân sống nhờ vào biển như buôn bán cá, du lịch, khách sạn, nhà hàng, buôn bán xăng dầu, vận tải, lưu thông vì không ai dám ăn cá, du khách vắng và ít ai dám tắm biển khi mức độ an toàn sức khỏe chưa được bảo đảm như trước ngày xẩy ra vụ Formosa.

Vì vậy tới cuối tháng 12/2016, thảm trạng Formosa gây ra cho nhân dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế-Thừa Thiên đã kéo dài 8 tháng, kể từ ngày 6/4/2016, nhưng dân vẫn chưa nhìn thấy tương lai ở đâu. Mức độ bồi thường 500 triệu dollars của Formosa, so với thiệt hại ban đầu của dân, đã không thấm vào đâu nên dân vẫn tiếp tục kéo nhau đi khiếu kiện đòi đền bù công bằng.

Hàng trăm ngàn con em của dân bị nạn cũng đã mất học vì nhà nghèo không đủ điều kiện đến trường nên tương lai của các em cũng mờ mịt theo cha mẹ.

Vậy mà tại phiên họp tổng kết 2016 của Chính phủ với các địa phương sáng 28/12/2016, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói đại khái rằng : "Trong bối cảnh ngành khai khoáng và nông nghiệp gặp khó khăn rất lớn (mất 1% GDP do thiệt hại nông nghiệp, riêng vụ hải sản chết ở miền Trung làm thiệt hại 0,3% GDP, sản lượng dầu thô giảm 1 triệu tấn).

Ông nói : "Sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung".

Nhưng ông Phúc chỉ nói về sự mất mát cho ngân sách nhà nước. Còn thiệt hại to lớn của trên 5 triệu dân thì ai chịu ? Tại sao ông Phúc lại lờ đi ?

Riêng đối với thất thu trong khai thác dầu khí, ông Phúc tiết lộ : "Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng giảm, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm 36,7% do giá dầu thô giảm mạnh".

Ông Phúc còn khoe trong năm 2016, đã có "kết quả phát triển doanh nghiệp khởi sắc". Ông nói : "Lần đầu tiên có trên 110.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký trên 891.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, tăng 16,2% về số doanh nghiệp và 48,1% về vốn. Có gần 27.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động".

Nói thế nhưng ông ta đã quên rằng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã báo cáo : "Tổng số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và không thời hạn, hoàn tất giải thể là 73.145 doanh nghiệp. Bình quân, mỗi ngày có 200 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hoàn tất giải thể" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 27/12/2016).

Thêm vào đó, khối Doanh nghiệp nhà nước vẫn là gánh nặng cho ngân sách và tiêu tán phần lớn vốn liếng đầu tư do lợi ích nhóm, đầu tư dàn trải và tham nhũng nội bộ gây ra.

Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 22/12/2016 thì "Ngoài 5 dự án thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thuộc bộ vẫn chưa có hướng giải quyết, mới đây Chính phủ đã bổ sung vào danh sách thua lỗ nói trên 7 dự án cũng thuộc bộ này phải tập trung xử lý dứt điểm, đưa số dự án ngàn tỉ thua lỗ phải xử lý lên 12 dự án".

Thời báo Kinh tế Sài Gòn nêu tên các Doanh nghiệp mất vốn gồm : "Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và dự án Nhà máy đạm Ninh Bình".

Bảy (07) dự án thua lỗ tiền tỷ khác gồm : "Dự án Đạm Hà Bắc ; Đạm DAP 1 Lào Cai ; DAP 2 Hải Phòng ; Ethanol Bình Phước ; Ethanol Phú Thọ ; Nhà máy đóng tàu Dung Quất (dự án này trước của Tập đoàn Vinashin chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí khi đã thua lỗ nặng nề - chú thích của Thời báo Kinh tế Sài Gòn) ; dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai".

Không thấy ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ số tiền nghìn-nghìn tỷ mất toi của các dự án này là bao nhiêu, hay đã chạy vào túi ai ? Cũng không thấy báo cáo chính phủ nói gì đến những người đã gây ra thua lỗ và làm mất tiền của dân.

Chỉ thấy Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế Vương Đình Huệđã báo cáo tại cuộc họp của Ủy ban xử lý thua lỗ ngày 20/12/2016 rằng : "Việc xử lý các dự án này phải tuân thủ nguyên tắc "kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường" như Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ đạo" (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 22/12/2016).

Xử lý cách nào, hay cuối cùng rồi cũng chỉ để đánh bùn sang ao thì ông Huệ nói : "Yêu cầu đến hết năm 2017 phải có chuyển biến căn bản về kết quả xử lý và phấn đấu đến hết năm 2018 là cơ bản xử lý xong. Hướng xử lý sẽ là nhà máy nào không còn khả năng cơ cấu lại sẽ phải xử lý theo hướng thoái vốn, bán đấu giá, cho giải thể, phá sản… theo quy định của pháp luật. Nhà nước không dùng tiền ngân sách để bù lỗ, hỗ trợ cho các dự án nữa" (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 22/12/2016).

Cũng đáng ngạc nhiên là tuy mất mát tiền dân to lớn như thế mà không thấy ông Huệ quy kết trách nhiệm cho ai. Cũng chẳng thấy Quốc hội đòi điều tra thì không biết các Đại biểu quốc hội là đại diện của ai ?

Nước ngoài bỏ Việt Nam

Nhưng bấy nhiêu chưa hết chuyện yếu kém trong điều hành kinh tề của nhà nước Việt Nam. Chính phủ còn cố tình che giấu chuyện đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài bỏ Việt Nam đi làm ăn nơi khác.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên năm 2016 được tổ chức ngày 5/12/2016, đại diện Nhóm công tác Thị trường vốn, ông Dominic Scriven loan báo nhà đầu tư lớn nhất của Dragon Capital đã quyết định rút khỏi Việt Nam vì "thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường".

Ông nói : "Tại những thị trường mới nổi như Việt Nam, các vấn đề về làm giá, xung đột quyền lợi, gian lận… là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, giá trị doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với khu vực, hay việc chỉ có 1,5 triệu tài khoản chứng khoán đang giao dịch sau 20 năm thành lập thị trường chứng khoán cũng xuất phát từ nguyên nhân Việt Nam thiếu uy tín thị trường".

Một nguyên nhân khác làm nhà đầu tư nản chí vì nhà nước Việt Nam đã xử lý các vi phạm "bằng biện pháp hành chính" và kẻ vi phạm chỉ bị phạt nhẹ thay vì phải được "xét xử hình sự" (Nhịp sóng Kinh Doanh - BizLive ngày 05/12/2016).

Bizlive viết tiếp : "Theo ông Dominic, các sự cố lớn tại miền Trung (Formosa thải chất độc làm cá chết), các vấn đề liên quan đến sông Mê Kông, hạn hán, lũ lụt, buôn bán động vật hoang dã là những vấn đề thế giới nhìn thấy và ảnh hưởng không tốt tới uy tín quốc gia".

Cũng tại diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội, ông Kenneth Atkinson, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh Quốc được báo chí ở Hà Nội trích lời nói rằng : "Ngoài thảm họa cá chết dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung sau đó được xác định là do nguồn xả thải chất nhiễm độc của nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, các hệ thống sông hồ ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đã lên đến mức báo động".

Một tổ chức nghiên cứu môi trường của Thụy Điển đã có lần kết luận rằng "Việt Nam nằm trong số 10 nước có không khí ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới". Và đây chính là mối lo đối với những người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam.

Ông Atkinson quan sát : "Mức độ ô nhiễm đang tăng cao một cách rõ rệt và ở mức báo động. Điều này sẽ có tác động tới những người muốn chuyển gia đình tới sinh sống ở Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở sự yếu kém trong quản lý và thực thi luật pháp, nhất là ở các khu công nghiệp".

Thảm họa ô nhiễm môi trường do các công ty nước ngoài, đa phần của Trung Quốc và Đài Loan gây ra cho Việt Nam đã có từ lâu. Giới khoa học và người dân Việt Nam đã ta thán nhiều năm nhưng nhà nước, phần chính vì mối lợi trước mắt và cán bộ tham nhũng nên đã buông lỏng kiểm soát để gây hậu qủa nghiêm trọng như đã thấy trong vụ Formosa Hà Tĩnh (6/4/2016) ; vụ nhà máy bột ngọt Vedan Việt Nam gây ô nhiễm sông Thị Vải trong suốt 14 năm, chỉ bị phát giác ngày 13/09/2008. Sau khi nạp phạt vi phạm hành chính, Vedan vẫn được hoạt động.

Ngoài ra, theo phóng viên Tuyết Nhung của báo BizLive viết trong bài "Điểm mặt 10 công ty gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Việt Nam" ngày 03/08/2016, thì ở Việt Nam còn có các nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 ở tỉnh Bình Thuận, vận hành từ tháng 1/2015, không ngừng thải bụi gây ô nhiễm không khí.

Các nhà máy gây ô nhiễm khác bị liệt kê trong danh sách có thêm : Mei Sheng Textiles Việt Nam (Bà Rịa-Vũng Tầu) ; Thuộc da Hào Dương (huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh) ; Đóng tàu Huyndai Vinashin (tỉnh Khánh Hòa) ; Dệt nhuộm Pangrim Neotex (của Nam Hàn ở Tỉnh Phú Thọ) ; Bột ngọt Miwon (Tỉnh Phú Thọ) ; Mía đường Hòa Bình.

Các nhà máy mía đường Sơn La, công ty cổ phần mía đường Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), công ty cổ phần mía đường Cà Mau, công ty cổ phần mía đường Trà Vinh cũng đang gây ô nhiễm cho dân. 

Điều đáng chú ý, theo Tuyết Nhung, phần đông những nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng này, sau khi chịu phạt hành chính vẫn được nhà nước cộng sản Việt Nam cho tiếp tục hoạt động.

Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang lũ lượt tháo chạy khỏi Việt Nam mà đảng và nhà nước Việt Nam không dám cho dân biết.

Chỉ lo giữ Đảng

Tình hình kinh tế bi đát như tiết lộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và của các chuyên gia tại cuộc Hội thảo đầu tư mới đây tại Hà Nội ngày 5/12/2016, hiển nhiên không sáng sủa cho Việt Nam trước hiểm họa ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng. Trong khi thảm họa Formosa vẫn đang treo trên đầu dân.

Thế nhưng Ban lãnh đạo đảng, đứng đầu bởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, không coi đó là nguy cơ hại dân. Ngược lại họ đã và đang vận dụng hết năng lực để chống sự tàn phá của hai kẻ nội thù "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để giữ đảng.

Ông Trọng đã kêu gọi Quân đội và Công an, hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng và chế độ, phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Đảng phải là lực lượng lãnh đạo truyền thống duy nhất của Quân đội và Công an.

Ông Trọng chẳng cần phải hô hoán như thế thì ai cũng đều biết nếu không có hai lực lượng này cầm súng và sử dụng khủng bố kiểm soát dân để bảo vệ đảng và chế độ thì Đảng đã vỡ ra nhiều mảnh từ lâu rồi.

Nhưng khi ông Trọng và các cấp lãnh đạo Quân đội và Công an ra sức tuyên truyền, vận động trong thời gian mới đây để nắm chắc Quân đội và Công an không "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" thì cũng là lúc Đảng phải đương đấu với tình trạng đảng viên không còn tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng nữa.

Bằng chứng là đảng đã nhìn nhận tại Hội nghị Trung ương 4 (09/10/2016) đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên

"Phai nhạt lý tưởng cách mạng ; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Chẳng những thế họ còn phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".

Đảng viên cũng công khai phủ nhận điều không có thật được gọi là "nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa", hay còn : "Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng" và "Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" phản khoa học và mị dân của đảng.

Còn có đảng viên, theo Văn kiện Hội nghị 4 dám : "Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng ; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ". Thậm chí họ còn : "Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang ; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an".

Nghiệm trọng hơn, Đảng còn cáo giác có tình trạng đảng viên : "Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập ; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước".

Thực trạng nội bộ đã rã rời như thế mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nghêu ngao tại Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 9/12/2016 rằng : "Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng thì nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng. Bộ Chính trị tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định chúng ta sẽ làm chuyển biến được tình hình để không phụ lòng mong đợi của nhân dân đối với Đảng ; để xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự "là đạo đức, là văn minh". 

Không ai cấm ông Trọng lạc quan để giữ đảng, nhưng nếu phải hy sinh quyền lợi sống còn của dân để tiếp tục cầm quyền thì đảng sẽ có công hay phải chuộc tội với Tổ quốc ?

Phạm Trần 

(cuối 12/2016)

Published in Diễn đàn