Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ba trong bốn cuộc hôn nhân của đàn ông Hàn Quốc với phụ nữ nước ngoài là với người Việt Nam. Tuy nhiên, các cô dâu Việt về nhà chồng đối mặt với nhiều khó khăn, theo SCMP.

han1

Facebook của một nhóm mai mối kết hôn Hàn- Việt

Để giải bài toán chênh lệch nam - nữ ngày càng tăng, nhiều đàn ông Hàn Quốc ở khu vực nông thôn đã chọn việc kết hôn với người nước ngoài, theo một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post).

Theo số liệu của của chính phủ Hàn Quốc năm 2017, các cuộc hôn nhân có người phối ngẫu đến từ nước ngoài hiện đã chiếm gần một phần năm (18,4%) trong tổng số các cuộc hôn nhân ở nước này mỗi năm.

Trong số các cô dâu nước ngoài, nhiều nhất là đến từ Việt Nam, chiếm 36,1% ; tiếp đó là Trung Quốc (26.1%), theo dữ liệu thống kê năm 2018 của Hàn Quốc.

Nhưng thay vì được hoan nghênh như một phần của giải pháp cho một xã hội đang ngày càng già hoá ở Hàn Quốc, những cô dâu Việt đang phải đối mặt với sự tẩy chay, hoặc trong một số trường hợp, bị lạm dụng thể xác và tinh thần.

Tờ South China Mormning Post dẫn trường hợp một cô gái tên Lien Dinh.

Lien Dinh là người mê phim Hàn Quốc.

Những người đàn ông trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc mà cô xem lúc nào cũng bảnh bao và lãng mạn, giỏi giang và luôn tôn trọng phụ nữ.

Và Lien Dinh muốn đến Hàn Quốc đặng tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Và rồi cô gặp chồng - một thợ điện hơn cô 10 tuổi.

Nhưng sau khi định cư ở Daegu, cô mới nhận thấy cuộc sống ở Hàn Quốc không giống như trên phim ảnh.

"Thực tế khác xa với kỳ vọng của tôi. Những người đàn ông lớn tuổi Hàn Quốc kết hôn với cô dâu nước ngoài có cách cư xử không giống với những người đàn ông đẹp trai và lịch lãm trong phim", cô nói, theo South China Morning Post.

Dù đã học tiếng Hàn nhưng Dinh gặp không ít rắc rối với gia đình nhà chồng và những điều mà cô nói là sự phân biệt đối xử với các cô dâu nước ngoài, nhất là những người đến từ Việt Nam.

Cô cũng thường xuyên bị nhìn nhận như một người đang lợi dụng chồng mình.

"Nhiều người Hàn Quốc nghĩ rằng chúng tôi đến từ một quốc gia nghèo và một khi kiếm được quyền công dân sẽ nhanh chóng rũ bỏ cuộc hôn nhân, cũng như trách nhiệm với con cái", cô nói, theo tờ South China Morning Post.

han2

Một cặp chồng Hàn- vợ Việt (ảnh minh họa)

Lên mạng tìm vợ

Một trong những cách tìm vợ của nhiều đàn ông Hàn Quốc là qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Họ thường đăng các quảng cáo tìm vợ trên Facebook và có hẳn Facebook page mang tên "Bạn có muốn tìm một người vợ Việt Nam không ?".

Ngoài ra, những tổ chức môi giới hôn nhân cũng lập các Facebook page để giới thiệu các ứng viên nữ của mình.

Một trong những tổ chức như vậy nói với tờ South China Morning Post rằng, khách hàng của họ đã đặt cọc 2 triệu won trước khi bay sang Việt Nam cho những chuyến đi kéo dài sáu ngày, nơi họ sẽ hẹn hò với tối đa 20 phụ nữ để tìm bạn đời.

Nếu khách hàng gặp được người họ thích, họ có thể kết hôn và hoàn tất quy trình đăng ký kết hôn hợp pháp ngay trong chuyến đi.

Sau đó, cô dâu sẽ tham gia vào một khóa học tiếng Hàn ba tháng trước khi sang Hàn.

Tính ra, mỗi khách hàng sẽ phải trả khoảng 12 triệu won (khoảng 10.350 đô la Mỹ), đã tính cả khoản hồi môn cho gia đình cô gái. Và quá trình từ khi kết hôn đến lúc cô dâu ngoại nhập cư sẽ mất khoảng sáu tháng.

Để cô dâu Việt Nam nhận được thị thực diện kết hôn, người đàn ông Hàn phải khai rõ nơi cư trú, không có tiền sử tấn công tình dục và thu nhập tối thiểu mỗi năm 18 triệu won.

Báo cáo năm 2017 của Bộ Giới, Bình đẳng và Gia đình Hàn Quốc cho hay, tuổi trung bình của đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với cô dâu Việt Nam là 43,6 tuổi ; còn cô dâu trung bình 25,2 tuổi.

"Tất nhiên, điều đó còn tuỳ vào quan niệm liên quan đến việc họ phải trả bao nhiêu và những cô dâu Việt được tự do ở mức nào, nhưng tôi cho rằng, những người đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với các cô dâu nước ngoài hoàn toàn không nghĩ là mình đang đi 'mua' cô dâu.

"Tôi nghĩ, người Hàn Quốc thường xem đây là các cuộc hôn nhân được sắp xếp hơn", Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, được South China Morning Post dẫn lời nhận xét.

Báo động bạo lực và lạm dụng cô dâu nước ngoài

Dư luận Hàn Quốc gần đây nổi sóng với những vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và lạm dụng với cô dâu nước ngoài.

Cụ thể là vào tháng 11, cảnh sát tỉnh Yangju, Hàn Quốc, đã bắt giữ nghi phạm là một người chồng khoảng 55 tuổi bị tình nghi sát hại và giấu thi thể người vợ Việt Nam 30 tuổi.

Cặp đôi kết hôn vào năm 2017 tại Việt Nam nhưng người vợ mới chỉ sang Hàn Quốc ba tháng.

Trước đó, vào tháng Bảy, một video dài hai phút rưỡi ghi lại hình ảnh người chồng Hàn Quốc đánh đập tàn nhẫn cô vợ người Việt Nam đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội và truyền thông hai nước Việt - Hàn.

Vụ việc khiến công chúng vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Để đối phó với các sự cố như trên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc nói rằng, sẽ áp dụng một luật mới, cấm nam giới có tiền sử về bạo lực gia đình, tấn công tình dục, giết người và cướp tài sản kết hôn với người nhập cư.

Ngoài ra, cảnh sát còn có kế hoạch ra mắt một đường dây nóng đa ngôn ngữ, dành cho những người phối ngẫu là người nước ngoài.

Hơn 35 chính quyền địa phương ở các khu vực nông thôn của nước này cũng đã quyết định trợ cấp từ 3 đến 10 triệu won cho các cặp đôi kết hôn mà một bên phối ngẫu là người nước ngoài, nhưng họ phải sống với nhau trong một khoảng thời gian tối thiểu.

Còn quận Yangpyeong hỗ trợ nam giới chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi và làm việc trong các ngành đánh bắt thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp lên tới 10 triệu won khi kết hôn với một cô dâu từ nước ngoài, theo tờ Korea Herald.

Xã hội cần khoan dung hơn

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, để cải thiện cuộc sống của những cô dâu nước ngoài, các sáng kiến của chính phủ sẽ không đủ, trừ khi chính xã hội trở nên khoan dung hơn với người nhập cư và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

Trong khi người nước ngoài hiện chiếm 3,6% dân số quốc gia, người nhập cư vẫn rất khó hòa nhập ở Hàn Quốc.

Một nghiên cứu công bố năm 2019 của ba nhà nghiên cứu Hàn Quốc Misoon Jeon, Okhee Anh và Minjeong An nhận thấy rằng, xã hội đồng nhất và việc nam giới chiếm ưu thế ở Hàn Quốc, nhất là ở khu vực nông thôn, có thể dẫn đến sự chối từ các văn hoá khác và khiến những người phụ nữ di cư sang Hàn Quốc bằng con đường môi giới hôn nhân cảm thấy không được đối xử bình đẳng.

Giáo sư Eun Ki Soo, Đại học Quốc gia Hàn Quốc, trong một nghiên cứu về những khác biệt văn hóa trong đời sống gia đình chồng Hàn - vợ Việt, cũng nhìn nhận rằng "người Hàn Quốc rất hay bài xích và phân biệt đối xử với những người có làn da tối màu. Và họ cũng phân biệt đối xử với những người đến từ các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn Hàn Quốc. Do vậy, khi kết hôn với chồng và đến Hàn Quốc sinh sống thì khả năng bị phân biệt đối xử của người vợ Việt Nam rất lớn".

han3

Các cô gái lấy chồng Hàn Quốc tham gia lớp học về hội nhập văn hóa tại Trung tâm Hàn Quốc về chính sách cho quyền con người tại Cần Thơ.

Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, nới với South China Morning Post rằng, các chính sách của chính phủ có thể tạo điều kiện nhưng chúng không thể làm thay đổi thái độ của người dân.

Bởi vậy, theo ông, điều quan trọng nhất là giáo dục người Hàn Quốc về sự cần thiết phải chấp nhận và quan tâm đến những người đến từ nước ngoài, đánh giá cao sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng và cuối cùng biến xã hội Hàn Quốc mang tính toàn cầu thực sự, vì lợi ích của chính họ.

Còn Giáo sư Xã hội học John Lie, tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, thì nói rằng, chấp nhận sự khác biệt về văn hóa chưa đủ, mà xã hội cũng cần thay đổi cách hành xử kiểu gia trưởng với phụ nữ.

Theo ông giảm bớt những hiện tượng trên xảy ra với các cô dâu nước ngoài phải nằm trong mục tiêu chung là giảm bớt các vấn đề về bạo lực gia đình và lạm dụng đối với tất cả phụ nữ Hàn Quốc.

Ông nói rằng, phụ nữ Hàn Quốc cần có thêm nguồn lực và và sự hỗ trợ tốt hơn. Việc có thêm các cơ sở chăm sóc trẻ sẽ giảm bớt gánh nặng với những người mẹ đi làm ; giảm các tập quán gia trưởng sẽ là hai trong những chính sách như vậy.

Published in Việt Nam

‘Cực khó’ thay đổi giáo dục Việt Nam (VOA, 20/11/2017)

Đúng dịp k nim Ngày Nhà giáo Vit Nam, 20/11, cũng là Ngày Quc tế Hiến chương các Nhà giáo, xut hin nhng ý kiến ca mt s nhà giáo và nhà nghiên cu cho rng nn giáo dc Vit Nam chưa thc hin tt Điu 1 ca Hiến chương. H cũng nhn đnh s "cc khó" đ thay đi nn giáo dc này.

vn1

Các học sinh hát Quc ca trường Nam Thành Công, Hà Ni.

Liên hiệp Quc tế các Công đoàn Giáo dc, mà Vit Nam là mt thành viên, đã thông qua bản Hiến chương các Nhà giáo được vào tháng 8/1954 trong mt hi ngh Moscow.

Điều 1 ca Hiến chương viết "Nhim v thiết yếu ca nhà giáo là tôn trng tính cá th ca tr, khám phá và phát trin các năng lc, chăm lo vic giáo dc và đào to trẻ, nhm mc tiêu không ngng hình thành ý thc đo đc ca con người và công dân tương lai, giáo dc tr trong tinh thn dân ch, hòa bình và hu ngh gia các dân tc".

Đánh giá về vic Vit Nam thc hin điu này ra sao, thy giáo Đ Vit Khoa Hà Ni cho rằng hàng chc năm qua, nn giáo dc trong nước vn rt "áp đt" :

"Chỉ có thy đúng, hc sinh không được phép cãi li. Hc sinh không được phép đưa ra ý kiến trái chiu, nếu không thì b phê bình, b k lut. Nếu là tr em thì còn b ăn đòn. Đây là mt thc trng rt là ph biến".

Tiến sĩ Khut Thu Hng, Vin trưởng Vin Nghiên cứu Phát trin Xã hi, ch ra thc tế rng ging dy "theo kiu mt chiu" tn ti trong sut các cp hc ph thông cho đến đi hc :

"Thày cô giáo giảng bài, hc sinh lng nghe ghi chép, và hc thuc nhng bài thày cô đc cho chép, hoc là hc thuộc trong sách giáo khoa hiện nay nó còn khá ph biến. Cách hc, cách dy như vy rõ ràng nó hn chế s sáng to ca hc sinh, và nó cũng có nhng nh hưởng rt quan trng đến tính cách ca hc sinh".

Nhà giáo nổi tiếng v nhiu ln chng tiêu cc trong ngành giáo dục Đ Vit Khoa cho rng vn đ không tôn trng tính cá nhân, đc lp ca hc sinh Vit Nam va có nguyên nhân sâu xa là văn hóa phong kiến nhiu đi, va do th chế chính tr hin ti. Ông nói :

"Mọi công dân Vit Nam cũng đu đang phi sng trong sự áp đt v lý tưởng, v lòng yêu nước, yêu Ch nghĩa Xã hi. Đi ngũ thày cô, b máy lãnh đo và nhng người qun lý h không chp nhn nhng em hc sinh mà h coi là b dưới được phép cãi li b trên".

Chủ nghĩa xã hội mà thày Khoa nhắc đến được nhng người cng sản Vit Nam du nhp t Liên Xô thi nhng năm 1950, sau khi h làm ch min bc Vit Nam. Đt nước tiếp tc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa k t năm 1975, khi hai min thng nht, cho đến nay.

Yếu t th chế chính tr-xã hi tác đng đến giáo dc cũng được nhà xã hội hc Khut Thu Hng xem là mt trong nhng nguyên nhân chính. Bà phân tích thêm :

"Việc chúng ta hc tp, vn dng nhng lý thuyết phát trin xã hi ca nước ngoài nhiu khi nó còn khá là giáo điu. Chính vì giáo điu nên nó được áp đt mt cách rt cng nhc. Thường là không có s phát trin sáng to. Chính vì vy nó nh hưởng rt nhiều đến li tư duy ca hc sinh. Các thày cô cũng rt là s mình s dy sai đường li, cho nên h c áp dng nguyên nhng gì h được ch đo vào trong vic ging dy ca mình".

Trong những năm gn đây, trên nhiu din đàn, k c ti Quc hi, cũng như trên báo chí, nhiều nhà giáo, đi biu Quc hi và các chuyên gia đã lên tiếng v vn đ k trên và thúc gic ci cách giáo dc Vit Nam.

Nhưng theo thày Khoa, chưa có nhng ci thin đáng k. Nhà giáo này nhn đnh s "cc khó" đ thay đi nn giáo dc Vit Nam :

"Kể c gi s có thay đi th chế đi chăng na thì cũng hết sc khó vì nhng tư duy cũ, nhng thói xu cũ, cái quyn hành cũ khiến cho nhà giáo h cũng thy h là người có quyn. Mà h có quyn thì lng quyn, lm quyn. Đy là mt t nn chung, cho nên rất khó đ có th thay đi được lúc này".

Từ góc đ nhà nghiên cu xã hi, tiến sĩ Khut Thu Hng lưu ý đến sc ỳ t đi ngũ nhân lc ngành giáo dc. Bà nói h được đào to trong rt nhiu thp k theo công thc "ging dy mt chiu, tm chương trích cú, cho học sinh ‘hc go’", vì vy, gi đây không h d dàng đ thay đi.

Nữ tiến sĩ nhn đnh nếu thay đi được tư duy giáo dc Vit Nam, đó s là mt bước tiến rt quan trng trong cách người Vit Nam nhn thc, nhìn nhn v dân ch, cũng như v tham gia tranh luận, tho lun trong xã hi v các ý tưởng, tư tưởng.

********************

Phụ nữ Việt Nam chiếm đa số các cô dâu nước ngoài ở Nam Hàn (RFA, 20/11/2017)

Phụ nữ Việt Nam vượt qua các nước Trung Quốc và Philippines, lần đầu trở thành nhóm cô dâu ngoại quốc đông nhất tại Nam Hàn năm 2016.

vn2

Album cưới của một cô gái lấy chồng nước ngoài ở Cần Thơ hôm 7/5/2008  AP

Đây là thông tin được báo Hankyoreh loan tải dựa theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 16 tháng 11 vừa qua.

Theo báo cáo, nhóm cô dâu Việt Nam dẫn đầu với 27, 9%, kế đến là Trung Quốc 26,9%, và thứ 3 là Philippines với 4,3%.

Giải thích lý do vì sao cô dâu Việt có thể vượt qua cô dâu Trung Quốc, người lãnh đạo bộ phận nghiên cứu xu hướng dân số của cơ quan thống kê nhận định "Số lượng người Việt Nam tới Hàn Quốc làm việc và học tập tăng lên trong Làn sóng Hàn Quốc trong khi cuộc hôn nhân Trung – Hàn giảm đi, do phụ nữ Trung Quốc có nhiều cách để định cư ở Hàn Quốc mà không cần kết hôn".

Báo cáo cũng đề cập đến chú rể ngoại quốc tại Nam Hàn. Theo đó, các chú rể người Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ 9,9% trên tổng số chú rể ngoại quốc, thứ nhì là Hoa Kỳ chiếm 6,4%, và xếp thứ ba là Việt Nam với 2,6%.

**********************

17 cán bộ tỉnh Sơn La bị khởi tố liên quan đến thủy điện Sơn La (RFA, 20/11/2017)

Công an tỉnh Sơn La ngày 15/11 đã quyết định khởi tố 17 cán bộ liên quan đến những sai phạm tại dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.

vn3

Ông Phạm Tiến Diện, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La  - Hình chụp màn hình VTV

Trong số 17 cán bộ này có ông Triệu Ngọc Hoan, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, bị khởi tố vì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, ông Hoan đã ký 16 bản đồ của đơn vị đo đạc trong dự án thủy điện Sơn La nhưng không kiểm tra nội dung có chính xác không. Ông này hiện vẫn được tại ngoại nhưng không được phép đi khỏi nơi cư trú.

Hai ông Trương Tuấn Dũng, phó giám đốc Sở Tài chính và Phan Tiến Diện, phó giám đốc sở tài nguyên môi trường bị khởi tố với tội danh cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Dũng và ông Diện mắc sai phạm khi còn là phó chủ tịch huyện Mường La, và Chủ tịch hội đồng bồi thường.

Để xây dựng dự án thủy điện Sơn La, cơ quan chức năng 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu phải di dời 20.000 hộ dân với 92.000 nhân khẩu ra khỏi vùng ngập. Trong số này có đến 61% là người dân tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, 17 cán bộ này đã có những hành vi sai phạm trong việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, thẩm định, thu hồi và bồi thường cho những người dân chịu ảnh hưởng.

Hiện tại 15 người trong số này đã bị tạm giam, còn 2 người được tại ngoại nhưng không được phép rời nơi đang cư trú.

Published in Việt Nam

Trong hơn 2 thập niên qua hàng ngàn phụ nữ vùng đồng bằng Sông Cửu Long quyết định trở thành "cô dâu Việt" nơi xứ người ở các quốc gia Châu Á, cuộc sống của họ bây giờ ra sao ? Và ước mơ đổi đời của những cô gái miền Tây qua các cuộc hôn nhân như thế có còn tiếp diễn hay không khi làn sóng di cư khỏi vùng đồng bằng Nam Bộ đang ở mức báo động ?

codau1

Hai phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan đem con về quê ăn Tết. Ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 15/1/2004. AFP photo

Làm dâu xứ người vì nghèo

"Con mình đi, nó cũng nói qua bên đó cuộc sống không biết ra sao. Cha mẹ nghèo khổ nên con mới đi lấy chồng như vậy. Tôi cũng cầu Trời khẩn Phật cho duyên nợ của con mình, chứ biết nói sao giờ".

Chia sẻ vừa rồi của bà Lộc ở Đồng Tháp có con gái lấy chồng qua Đài Loan cũng là lời tâm tình của hầu hết những bà mẹ quê miền Tây Nam Bộ khi nhớ về thời điểm tiễn đưa con đi làm dâu nơi xứ người từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.

Với bỡ ngỡ và lo sợ cho "phận gái thuyền quyên" vì cuộc hôn nhân không tình yêu, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa, thậm chí chưa được gặp mặt chồng cho đến lúc đặt chân ở các sân bay xa lạ tại Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc ; hàng chục ngàn cô gái gốc miền Tây Nam Bộ bắt đầu cuộc sống trong thân phận với tên gọi "cô dâu Việt". Chị Cúc, một cô dâu Việt nói với RFA về trở ngại đầu tiên khi chị vừa rời Cần Thơ đến Đài Loan làm dâu lúc 20 tuổi :

"Vừa qua đây, lúc đó một chữ cũng không biết, tiếng nghe cũng không hiểu luôn, không tiếp thu được. Tiếng nói của người ta mình nghe cứ xí xô xí xào khó chịu lắm".

Chị Cúc là một cô dâu Việt may mắn trong cuộc hôn nhân qua người quen giới thiệu, mà người đó cũng là một cô dâu Việt tại Đài Loan. Nói với Đài Á Châu Tự Do về cuộc sống hôn nhân ở xứ Đài, chị Cúc cho biết may mắn là nhờ gặp được ông xã và gia đình chồng tử tế cùng với sự cố gắng hết sức của bản thân. Chị chăm sóc mẹ chồng bệnh tật suốt ba năm đầu, học từng tiếng Quan Thoại qua tivi. Sau đó, sinh con và đi làm có thêm thu nhập cho gia đình cũng như phụ giúp cha mẹ ở quê nhà.

"Nói chung hồi đó thì mẹ cũng còn thiếu nợ nên khi qua đi làm gửi về cho mẹ trả nợ cái khoản làm ruộng thất mùa. Trước là trang trải số tiền nợ. Sau này sức khỏe ba mẹ cũng không được tốt nên tiền gửi về dùng để cho ba mẹ điều trị bệnh".

Thoắt đó chị Cúc đã ở Đài Loan được 14 năm và chị hài lòng về cuộc sống hiện tại của mình. Giống như chị Cúc, nhiều cô dâu Việt rời quê nhà miền sông nước lúc tuổi đời mười tám đôi mươi nay có cuộc sống ổn định bên chồng con. Các cô còn hòa nhập với xã hội bên ngoài cũng như có quốc tịch, trở thành công dân nơi quê hương thứ 2 mà các cô chọn với giấc mơ đổi đời.

Tuy nhiên, hình ảnh cuộc đời an cư lạc nghiệp của những cô dâu Việt như chị Cúc không phải là mẫu số chung của hàng chục ngàn phụ nữ miền Tây Nam Bộ lấy chồng nước ngoài ở các quốc gia Châu Á trong hơn 2 thập niên qua. Theo ghi nhận của chúng tôi, đa số những cô dâu Việt gốc miền Tây gặp phải cảnh đời không hạnh phúc nơi xứ người.

Hôn nhân không hạnh phúc

Chúng tôi được biết Hàn Quốc có số lượng cô dâu Việt đứng đầu danh sách những cô dâu nhập cư tại quốc gia Đông Á này. Theo báo cáo của Viện Y tế và các Vấn đề Xã hội Hàn Quốc, những cô dâu đến từ Việt Nam tăng lên ở mức 9000 người từ năm 2010 và con số này tiếp tục gia tăng.

Vietnam

Những phụ nữ miền Tây chèo thuyền trên một con kênh ở Mỹ Tho, vùng đồng bằng sông Cửu Long hôm 9/8/2015. AFP photo

Phải chăng Hàn Quốc là lựa chọn hàng đầu của các cô dâu Việt và cuộc sống làm dâu ở xứ sở Kim Chi của họ ra sao ? Linh mục Nguyễn Thông, từng phục vụ trong Hội thánh Công giáo tại thành phố biển BuSan nhiều năm, cho biết về hoàn cảnh của các cô dâu Việt miền Tây ở Hàn Quốc :

"Thường những cô dâu lấy chồng Hàn thì trên 2/3 không được may mắn hơn là may mắn. Lý do tất cả các cô lấy chồng Hàn đều không có tình yêu, chỉ đi vì mục đích đồng tiền và vì cưu mang gia đình mà đi thôi. Thứ hai là hầu như các cô đó ít gặp mặt chồng mình trước khi qua Hàn, cho nên các cô qua thì bỡ ngỡ. Thứ ba, các cô qua bị sốc về văn hóa rất nhiều vì văn hóa của người Hàn mang tính đậm đặc của Châu Á rất là lễ giáo gia phong, cho nên các cô ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị sốc. Ba yếu tố này cộng lại đưa đến đời sống hôn nhân gia đình của các cô không được êm xuôi, gặp niều vấn nạn đau khổ".

Rất nhiều các cô dâu trong số 2/3 không may mắn này tìm đến Giáo phận Busan nhờ giúp đỡ, tư vấn do bị chồng cũng như gia đình chồng bạc đãi, bạo hành và không thể tiếp cuộc sống mà các cô cho là địa ngục. Không ít cô dâu Việt đã chạy trốn khỏi nhà chồng và sống lưu vong tại Hàn Quốc vì không còn được bảo lãnh hợp pháp nữa. Mặc dù tin tức về các cô dâu Việt ở Hàn Quốc tự tử hay bị chồng sát hại được truyền thông trong nước cũng như các trang mạng xã hội loan tải, thế nhưng những cô gái miền Tây vẫn cứ tìm kiếm cơ hội đến Hàn Quốc bằng một cuộc hôn nhân nhiều rủi ro. Đáp câu hỏi của Hòa Ái rằng trong thời buổi dễ dàng tiếp cận thông tin mà vì sao họ cứ nhắm mắt đưa chân như vậy, Linh mục Nguyễn Thông trình bày :

"Hầu như những cô qua sau đều biết hết. Các cô nói rằng họ nói thì cứ nói nhưng mình đói thì ai lo cho mình đây. Các cô qua với mục đích chính là cố vượt ra ngoài tìm cuộc sống kinh tế để giúp gia đình. Đa số các cô nói rằng ở Việt Nam thì miền sống nước không có gì làm hết, công việc bưng bê cũng không bao nhiêu tiền, trong khi qua đây làm ít nhất một ngày cũng năm bảy chục đô la".

Không có một số liệu thống kê chính thức và cụ thể nào về bao nhiêu cô dâu Việt đang sống bất hợp pháp tại Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…nhưng với thu nhập một ngày có thể kiếm được bằng một tháng tại quê nhà, những cô dâu Việt này vẫn chọn cuộc sống lưu lạc nơi xứ người và mỗi năm hàng trăm cô gái miền Tây tiếp tục giấc mơ đổi đời bằng cách lấy chồng qua môi giới để phó mặc cuộc đời mình cho may rủi.

Trong khi đó, giới chức địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, lên tiếng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết thủ tục pháp lý và các hệ lụy của hiện tượng hàng ngàn cô dâu Việt hồi hương những năm gần đây.

Hòa Ái, RFA

Published in Việt Nam