Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân số giảm mạnh và lão hóa, tương lai màu xám cho Trung Quốc

Chủ đề dân số Trung Quốc là một trong những tựa trên Trang nhất báo Le Monde hôm 24/01/2023. Xưa nay toàn hứa hẹn một tương lai huy hoàng, công bố những con số thống kê có lợi cho chế độ, Đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn im lặng trước tình trạng lão hóa và nguy cơ dân số giảm mất phân nửa vào cuối thế kỷ. Từ nay bị nhiều nước phương Tây coi là đối thủ, Bắc Kinh phải cùng lúc đối mặt với những thách thức địa chính trị, kinh tế xã hội.

laohoa1

Những người lớn trong gia đình đi dạo cùng em bé trong một công viên ở Bắc Kinh ngày 17/01/2023. AP - Mark Schiefelbein

Chiến xa Leopard 2 xuất khẩu mạnh, nay Đức thành "nạn nhân"

Liên quan đến Ukraine, Les Echos giải thích "Giao xe tăng cho Kiev : Tại sao Đức vẫn do dự ?". Trước áp lực ngày càng lớn, dường như thủ tướng Olaf Scholz sắp sửa chấp thuận. Câu hỏi không phải là có hay không mà "chừng nào" Berlin bật đèn xanh. Cùng với thời gian, sức ép không ngừng đè nặng lên vai thủ tướng Đức ; không chỉ từ các đồng minh Châu Âu mà cả các đối tác trong liên minh cầm quyền. Đảng Xanh và đảng Tự Do ngày càng chỉ trích sự chần chừ của ông Olaf Scholz và phe chủ hòa cánh tả.

Tối Chủ nhật 22/01, ngoại trưởng Annalena Baerbock (đảng Xanh) còn khẳng định trên LCI là Berlin sẽ không phản đối nếu những nước thứ ba như Ba Lan đề nghị. Đến thứ Hai bà rút lại lời nói, chỉ nhấn mạnh việc hỗ trợ Ukraine. Nhưng thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố sẽ gởi yêu cầu, đồng thời đe dọa dù Đức không đồng ý vẫn sẽ chuyển giao các xe Leopard, cùng với các đối tác khác.

Đức là nạn nhân của thành công thương mại từ chiến xa của mình : ngược với xe tăng Leclerc của Pháp hầu như chưa bao giờ xuất khẩu, Leopard 2 có mặt ở khắp Châu Âu với gần 2.000 chiếc. Ukraine cần 300 xe tăng hạng nặng, nhưng muốn giao cho Kiev phải có sự chấp thuận của Berlin. Nhà chính trị học Andrea Römmele, giáo sư Hertie School phê phán : "Đức nói về một quyết định tập thể, nhưng lại hành động một mình với thái độ chờ thời. Olaf Scholz hứa hẹn một vai trò lãnh đạo nhưng lại vắng bóng".

Lý do khiến Berlin mãi chần chừ

Tuy vậy ông Wolfgang Hellmich, phát ngôn viên đảng Dân chủ Xã hội của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội nói với Les Echos, những câu hỏi thiết thực được đặt ra và một nghiên cứu sẽ được giao cho văn phòng ông Olaf Scholz vào cuối tuần để trả lời. Như vậy tuần tới sẽ có thỏa thuận. Ông nhấn mạnh : "Đó không chỉ là để biết có bao nhiêu chiếc Leopard 2 và ở đâu, mà cũng để đáp ứng mọi điều kiện hậu cần để các xe thiết giáp này có thể hoạt động được. Hiện thời Ukraine cần phòng không để bảo vệ dân chúng và cơ sở hạ tầng, thế nên chúng tôi cung cấp 30 hệ thống phòng không Gepard, còn Iris-T thì đã chuyển giao".

Bên cạnh sự hữu ích của việc giao Leopard 2, bản phúc trình còn giúp thủ tướng ước lượng nguy cơ chiến tranh leo thang từ động thái này. Dưới mắt công chúng Đức, đây là mối đe dọa thực sự, thế nên ông Scholz và đảng của ông càng thận trọng. Theo một thăm dò của Infratest-Dimap vào đầu tháng, 41% số người được hỏi cho rằng mức độ viện trợ quân sự hiện nay cho Ukraine là tốt, 26% coi là quá nhiều. Nghiên cứu cũng xem xét việc chi viện này có ảnh hưởng đến quốc phòng hay không.

Đó là ba điều kiện tiên quyết mà Olaf Scholz cùng chia sẻ với Pháp, tổng thống Emmanuel Macron cũng đã nêu ra. Nhưng cách làm truyền thông thảm hại của thủ tướng Đức đã khiến Leopard 2 được coi như là giải pháp cho toàn bộ những vấn đề của Ukraine.

Nga-Châu Âu : Đổi thiết bị giàn phóng lấy vệ tinh

Cũng liên quan đến Nga, Le Figaro cho biết về vụ trao đổi các thiết bị giàn phóng Nga ở Guyane để lấy các vệ tinh đang bị giữ ở Baikonour, Kazakhstan. Câu chuyện bắt đầu với cuộc xâm lăng Ukraine hôm 24/02, khiến Châu Âu chuẩn bị áp đặt loạt trừng phạt đầu tiên lên Nga.

Tại Baikonour, 36 vệ tinh OneWeb được phi cơ vận tải khổng lồ Antonov vận chuyển sang hôm 15/02 đang chuẩn bị đưa vào phi thuyền Soyouz, dự kiến phóng đi khuya 04/03 rạng 05/03. Nhưng cơ quan hàng không không gian Nga Roscosmos đòi hỏi phải bảo đảm không sử dụng cho mục đích quân sự - một đề nghị không thể chấp nhận đối với Luân Đôn. Roscosmos bèn tịch thu cả 36 vệ tinh này, và Moskva ngưng tất cả chương trình hợp tác về không gian với phương Tây cho đến nay, ngoại trừ Trạm vũ trụ quốc tế.

Tại Guyane, lãnh thổ hải ngoại của Pháp, Soyouz không thể tiếp tục hoạt động, ngay cả khi chiến tranh với Ukraine kết thúc. Bệ phóng và các thiết trí dành riêng cho phi thuyền Soyouz trị giá 340 triệu euro do Châu Âu xây dựng sẽ được thu hồi. Tân giám đốc Roscosmos mới đây đã nối lại những tiếp xúc, và đôi bên đang thương lượng. Châu Âu có thể trả lại các bộ phận tương đương với 2,5 hỏa tiễn Soyouz - bị ê-kíp Roscosmos bỏ lại ở Guyane vì phải vội vã về nước theo lệnh của Kremlin - để đối lấy số vệ tinh OneWeb tại Baikonour.

Russia Today, vũ khí tuyên truyền của Moskva thời chiến

Trên mặt trận thông tin, sau khi Paris phong tỏa tài khoản của RT (Russia Today trước đây), điện Kremlin cảnh báo sẽ trả đũa đối với truyền thông Pháp. Xã luận của Libération cho rằng "Cấm Russia Today, là cấm một vũ khí trong chiến trận". Các "tổ chức truyền thông" Nga như Russia Today và Sputnik không phải là cơ quan báo chí, công việc của họ không phải là làm báo, mà ngược lại nhằm tung hỏa mù. Sự kiện thực tế bị đẩy xuống hàng thứ yếu, đứng sau lợi ích quốc gia, với nhiệm vụ quảng bá quan điểm chính thức của Kremlin. Thời sự được chọn lựa – nếu không phải là sáng tác ra – theo các tiêu chí không hề mang tính báo chí. Việc cấm phát RT trong lúc Nga đang tham chiến là hợp lý.

Lần đầu tiên dân số giảm từ 60 năm, Bắc Kinh vẫn im lặng

Nhìn sang Châu Á, Le Monde chạy tựa "Một Trung Quốc ít dân hơn và già đi". Ở các trang trong, tờ báo nói về "Những thách thức của một Trung Quốc bị lão hóa". Từ gần một tuần qua, sự im lặng của chính quyền Bắc Kinh về dân số sụt giảm lần đầu tiên từ 6 thập niên (sớm hơn dự báo 9 năm) thật đáng kinh ngạc.

Thứ Ba 17/01, nhờ một cuộc họp báo về tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2022 mà các quan chức Tổng cục Thống kê đã tiết lộ dân số Trung Quốc giảm 850.000 người trong năm 2022, từ 1,413 tỉ còn 1,412 tỉ do số sinh thấp. Nhưng nhà nghiên cứu Bành Tú Kiến (Xiujian Peng) của đại học Victoria (Úc) lưu ý, trên thực tế dân số Trung Quốc giảm mạnh hơn nhiều vì số liệu trên đây từ ngày 30/11/2022, chưa tính đến làn sóng tử vong vì Covid trong tháng 12. Những chuyên gia khác còn khẳng định hiện tượng này đã bắt đầu từ nhiều năm qua.

Tuy chủ đề này được dân Hoa lục chú ý, bàn bạc nhiều trên mạng xã hội, nhưng lại khiến chính quyền bối rối. Hôm 17/01, không có một lời nào trong chương trình tin tức truyền hình lúc 21 giờ, Nhân dân Nhật báo ra hôm sau cũng lờ đi. Theo Liên Hiệp Quốc, kể từ tháng Tư, Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, nhường lại ngôi đầu cho đối thủ Ấn Độ - nỗi đau cho phe dân tộc chủ nghĩa Trung Hoa.

Nguy cơ dân Trung Quốc chỉ còn phân nửa vào cuối thế kỷ

Chấm dứt chính sách một con từ 2015, kể từ 2021 chính quyền thậm chí còn khuyến khích sinh thêm con thứ ba. Nhưng hầu hết các nhà chuyên môn đều ngạc nhiên khi tỉ lệ 1,66 con/phụ nữ trong những năm "mỗi gia đình chỉ có một con" lại không ngừng giảm xuống, đến năm 2022 chỉ còn 1,08 - quá thấp so với tỉ lệ 2,1 cần thiết để "đổi mới thế hệ". Vấn đề mà thống kê không nói đến : khi một cặp vợ chồng có con thứ hai có nghĩa là con đầu lòng "chẳng may" là con gái, trong khi người Hoa muốn có con trai nối dõi bằng mọi giá. Trung Quốc là quốc gia có tỉ lệ nam nữ chênh lệch nhất, cứ 104 nam mới có 100 nữ, nhiều thanh niên nông thôn không thể kiếm được vợ.

China Daily, nhật báo tiếng Anh của đảng cộng sản, tuy không đăng xã luận về dân số giảm, nhưng đưa ý kiến của ba chuyên gia hôm 17/01. Hai trong số đó là Nguyên Tân (Yuan Xin) đại học Nankai và Lý Giai (Li Jia), Pangoal Institution ; quy cho đại dịch khiến cuộc sống căng thẳng và cho rằng hiện tượng này không kéo dài. Chỉ có Lục Kiệt Hoa (Lu Jiehua), nhà dân số học của đại học Bắc Kinh là dám tỏ ra bi quan. Ông cho rằng cần phải chuẩn bị, thay đổi cách suy nghĩ và mô hình phát triển trước xu hướng dân số sụt giảm.

Hoàn Cầu Thời Báo trấn an, không có gì phải sợ hãi, thị trường Trung Quốc vẫn khổng lồ. Nhưng cũng theo Liên Hiệp Quốc, vào cuối thế kỷ này dân Trung Quốc chỉ còn 788 triệu, kể cả nếu tỉ lệ sinh đẻ là 1,5 trẻ em cho một phụ nữ. Còn nếu tỉ lệ này là 1,1, đến năm 2100 Hoa lục chỉ còn 587 triệu dân.

Chưa kịp giàu đã già

Trung Quốc sẽ "già đi trước khi giàu lên" ? Điều đáng ngạc nhiên là quốc gia xuất bản Sách Trắng về vô số chủ đề, lại không quan tâm đến vấn đề này trong những năm gần đây. Cuối 2019, Gu Baoshang, nhà dân số học của đại học Bắc Kinh bày tỏ lo ngại là Trung Quốc trước những thành công kinh tế, nghĩ rằng có thể giải quyết tất cả. Phải chăng Trung Quốc sẽ cần đến người nhập cư ? Đây là điều cấm kỵ mà không ai dám bàn đến.

Từ năm 2021, hai giáo sư Mỹ Hal Brands và Michael Beckley trong bài viết trên Foreign Policy mang tên "Trung Quốc là cường quốc đang suy tàn" ước tính : "Từ 2020 đến 2050, Trung Quốc sẽ mất 200 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng có thêm 200 triệu người cao tuổi. Hậu quả kinh tế và thuế khóa sẽ vô cùng tai hại, chẳng hạn chi phí y tế xã hội sẽ tăng gấp ba lần".

Hiện cả nước Trung Quốc có 800.000 người ngoại quốc, chỉ bằng phân nửa so với Paris và vùng phụ cận. Nên chăng có chính sách nhập cư chọn lọc ? Để dễ hình dung về số 200 triệu người lao động mất đi, nhà Trung Quốc học Isabelle Attané đưa ra một ví dụ, cần phải đưa toàn bộ dân số hoạt động ở Indonesia cộng với Việt Nam sang mới bù đắp nổi.

Làm thế nào vượt lên khi dân lão hóa, lãnh đạo già nua ?

Le Monde cho rằng chối từ thực tế - sẽ mất đi phân nửa số dân vào cuối thế kỷ này - "không giúp ích gì cho Trung Quốc". Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đều có dân số sút giảm, nhưng chỉ riêng tại Hoa lục đề tài này không được đưa ra tranh luận, bị chính quyền làm ngơ.

"Giấc mơ Trung Hoa" ngày càng ít có khả năng trở thành hiện thực. Thời gian càng trôi qua, Trung Quốc càng khó có những sáng tạo. Không chỉ vì lớp trẻ ngày càng ít, mà còn vì chi tiêu cho một xã hội già nua tăng lên. Tuy dân số giảm không phải là thảm họa, nhưng các chính phủ buộc phải có những chọn lựa khó khăn như kéo dài tuổi lao động hay nhận người nhập cư.

Trong khi đó Bắc Kinh không hề chuẩn bị. Chỉ toàn hứa hẹn một tương lai huy hoàng, công bố những con số thống kê có lợi cho chế độ, Đảng cộng sản Trung Quốc đã quen dối trá với người dân. Kể từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012, tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm, và đến 2022 còn thấp hơn các láng giềng Đông Nam Á.

Từ nay bị nhiều nước phương Tây coi là đối thủ, Trung Quốc phải cùng lúc đối mặt với những thách thức địa chính trị, mất cân bằng kinh tế và những vấn đề xã hội lớn lao. Đó không phải là tin vui cho đất nước được những người ở tuổi thất thập lãnh đạo và còn muốn tại vị thêm mươi, mười lăm năm nữa.

Thụy My

Published in Châu Á

Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao trong khi thu nhập bình quân đầu người lại không gia tăng ở mức tương xứng, điều này khiến cho viễn cảnh chưa giàu đã già trở nên thật hơn bao giờ hết.

gia1

Những người về hưu tập thể dục buổi sáng ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 22/7/2009 - AFP

Ngày 17 tháng 8, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức cuộc hội đàm về vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam do tiến sĩ Giang Thanh Long từ đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội trình bày.

Hiện số lượng người trên 60 tuổi ở Việt Nam là hơn 11 triệu trong tổng số 97 triệu dân, và đang trên đà gia tăng, theo dự kiến thì đến năm 2036 Việt Nam sẽ chạm đến ngưỡng dân số già.

Việc dân số già hoá, theo tiến sĩ Giang Thanh Long, là vì hai lý cho chính bao gồm tỉ lệ sinh giảm và gia tăng tuổi thọ.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm gần một nửa trong khoảng 30 năm qua, từ việc trung bình mỗi phụ nữ sinh gần bốn con ở thời điểm năm 1989 xuống còn chỉ hai con vào năm 2019. Về mặt tuổi thọ, dân số Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 74 tuổi, cao hơn mức tuổi thọ trung bình của thế giới là 72 tuổi.

Theo tiến sĩ Giang Thanh Long thì với tình hình dân số già hóa như hiện tại, sẽ nảy sinh nhiều thách thức cho nền kinh tế và xã hội.

"Ở thời điểm năm 2018, tính theo chỉ số Sức mua tương đương thì Việt Nam thuộc nước có thu nhập trung bình thấp, nhưng người trên 65 tuổi đã chiếm hơn bảy phần trăm. Vậy nên, nếu tiếp tục đà này thì chúng ta sẽ già trước khi giàu".

Già hóa dân số đe doạ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam ở nhiều khía cạnh, trong đó có việc thiếu hụt lực lượng lao động, sụt giảm năng suất, giá thành lao động gia tăng, giới hạn khả năng mở rộng của nền kinh tế, và khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế bị giảm thiểu.

Cũng theo tiếng sĩ Long thì Việt Nam chỉ còn 15 năm trước khi đạt đến ngưỡng dân số già để tận dụng lực lượng lao động dồi dào nhằm phát triển kinh tế, và đề ra các chính sách đối phó với hệ quả của việc dân số bị già hoá. Và 15 năm, theo ông Giang Thanh Long, là rất ngắn.

gia2

Một người thợ cắt tóc trên đường phố Hà Nội hôm 7/6/2021. AFP

Tăng năng suất lao động, tăng tỉ lệ sinh, và kéo dài tuổi lao động là những biện pháp mà Nhà nước Việt Nam đang phải thực hiện.

Năng suất lao động, theo tiến sĩ Long, có vai trò là "động lực chính" để chuyển hóa sự thay đổi của cơ cấu dân số thành sự tăng trưởng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, ông Long cũng cho rằng đà tăng năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay vẫn còn quá chậm so với đòi hỏi của thực tế.

Chính phủ Việt Nam gần đây cũng đã có những biện pháp nhằm thúc đẩy tỷ suất sinh. Tháng Tư năm 2020, thủ tướng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 588, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 thì tỉ lệ sinh ở các địa phương hiện còn đang ở mức thấp sẽ tăng 10 phần trăm. Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những địa phương có tỉ lệ sinh thấp, với mức 1.4 con trên mỗi phụ nữ, khiến cho ông Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Thiện Nhân phải cảm thán rằng phụ nữ ở đây "lười đẻ".

Việt Nam cũng đã thông qua lộ trình kéo dài độ tuổi lao động thông qua việc nâng mức tuổi nghỉ hưu, cụ thể đến năm 2027, độ tuổi nghỉ hưu dành cho nam giới là 62 tuổi so với 60 tuổi như hiện nay. Đối với phụ nữ, hiện tuổi nghỉ hưu đang là 55, nhưng đến năm 2028 thì sẽ tăng lên thành 57 tuổi.

Già hóa dân số, theo tiếng sĩ Giang Thanh Long, cũng tạo ra gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội, trong đó có lương hưu và hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người già. Ông cho biết :

"Chỉ có khoảng 10 phần trăm số người già cho rằng họ có sức khỏe tốt, nhưng có tới 52 phần trăm tự cho rằng tình trạng sức khỏe của họ là không tốt hoặc rất tệ.

Nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn ở trong tương lai, và khi chúng ta có nhiều người già hơn thì lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người già sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng. Điều đó có nghĩa, chúng ta cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ để giảm thiểu gánh nặng cho tương lai.

Nếu chúng ta không làm gì cả, hoặc không nỗ lực đủ, chúng ta sẽ đối diện với những thách thức lớn về mặt ngân sách Nhà nước. Theo dự tính, tỉ lệ người già ở Việt Nam mắc bệnh không truyền nhiễm là rất cao, và nếu chúng ta không thay đổi gì về mặt chính sách thì trong tương lai chúng ta sẽ phải trả cái giá rất đắt".

Việc chăm sóc người già ở Việt Nam hiện nay, theo tiến sĩ Long, phần lớn được thực hiện bởi người thân trong gia đình, và vấn đề lớn nhất là sự thiếu chuyên môn trong việc chăm sóc người già bị bệnh. Để giải quyết vấn đề này, ông Long đề bạt là cần phải thúc đẩy hệ thống bác sĩ gia đình hoặc đẩy mạnh đầu tư vào các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người già.

Dịch bệnh do Covid-19 gây ra, theo tiến sĩ Giang Thanh Long, đã khiến nhiều lao động tuy còn trẻ nhưng đã rơi vào cảnh không còn khả năng tài chính để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản. Ông Long cho rằng đây là lời cảnh tỉnh cho những người khác về nguy cơ của việc không có sự đảm bảo về tài chính. Do vậy người trẻ cần phải tham gia các chương trình bảo hiểm hoặc quỹ hưu trí ngay bây giờ để khi về già hoặc khi gặp biến động về việc làm, thì sẽ có sự bảo đảm.

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 19/08/2021

Published in Diễn đàn

Dân số già : gánh nặng kinh tế & an sinh xã hội (RFA, 11/10/2019)

Báo chí Việt Nam hôm 11/10 đồng loạt đăng tải cảnh báo của các nhà khoa học dự báo tốc độ già hóa dân số của Việt Nam sẽ tăng thuộc hàng nhanh nhất thế giới và Việt Nam chỉ mất khoảng 20-22 năm để chuyển từ ‘giai đoạn già hóa dân số’ sang ‘giai đoạn dân số già’.

hoithoi1

Ảnh minh họa : Người thợ hớt tóc cao tuổi vẫn còn làm việc tại Hà Nội, ảnh chụp trước đây. AFP

Tỉ suất sinh giảm hay tuổi thọ tăng

Theo cổng thông tin chính phủ, giai đoạn ‘dân số già’ còn gọi là giai đoạn ‘dân số đã già’, là khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% tổng dân số. Còn ‘giai đoạn già hóa dân số’ là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

Vào năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên trên tổng dân số tăng lên với tốc độ nhanh chóng, từ 8,1% năm 1999 lên 8,6% 2009, và hiện nay là khoảng 12%, tương đương khoảng 11,9 triệu người.

Liên quan vấn đề này, nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, hôm 11/10, đưa ra nhận định với RFA :

"Tỷ lệ dân số già tăng lên sẽ là gánh nặng về kinh tế cũng như chăm sóc người già. Tất nhiên văn hóa Việt Nam là trọng người già, như là một cái phúc cho gia đình, ai cũng mong muốn như vậy. Tuy nhiên ta phải hiểu rằng người già không có sức lao động như người trẻ, và người già thì cần được chăm sóc, như vậy những gánh nặng đó sẽ được dồn vào thanh niên".

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, khi tỷ lệ dân số trẻ nhiều thì gánh nặng đó không nhiều nhưng khi tỷ lệ dân số già tăng lên thì số người trẻ phải gánh vát cho người già sẽ tăng, đè nặng lên vai thanh niên hiện nay và trong vài thập niên tới. Ngoài việc xu hướng chậm sinh con trong giới trẻ, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương giải thích thêm vì sao tỷ lệ dân số già tăng lên nhanh chóng :

"Nhìn chung, đó là do điều kiện kinh tế và y tế tốt lên thì tuổi thọ cũng tăng lên. Ở Việt Nam hiện nay dù kinh tế và y tế có tốt hơn trước kia, nhưng để mà chăm sóc cho tỷ lệ người già cao như thế này thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Trước đây chăm sóc người già do gia đình và cộng đồng, nhưng trong xã hội hiện đại thì xã hội sẽ phải gánh phần lớn, từ vai con cháu sẽ chuyển sang các tổ chức xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay thì những tiết chế như thế chưa phát triển. Chính vì thế gánh nặng gia đình chăm sóc, cộng đồng chăm sóc ngày càng nặng hơn".

Theo một số chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người già tăng vọt như vậy là do tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng từ 60 tuổi năm 1970 lên 76,6 tuổi hiện nay. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là tỷ lệ sinh giảm do chính sách hai con được thực hiện tại Việt Nam lần đầu năm 1960 ở miền Bắc là lần thứ hai vào năm 1990.

Cần giải bài toán an sinh xã hội

Giải bài toán dân số là vấn đề cần thiết hiện nay tuy nhiên liệu lãnh đạo Việt Nam có nhận ra được những thách thức lớn và hệ lụy về kinh tế, xã hội khi lực lượng lao động suy giảm và ngân sách phải tăng cho vấn đề an sinh xã hội ?

Trao đổi với RFA hôm 11/10, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Phó Tổng thư ký Viện Xã hội học Việt Nam, nhận định :

hoithoi2

Ảnh minh họa : Người cao tuổi tại Sài Gòn, ảnh chụp trước đây. AFP

"Chắc chắn các nhà quản trị đất nước cũng đã thấy rồi, đã chuẩn bị để thích ứng, dù những giải pháp không hẳn là tích cực, chẳng hạn như chuẩn bị cho người cao tuổi không chỉ là lực lượng trí tuệ của cộng đồng mà còn tiếp tục là lực lượng sản xuất. Bằng chứng là đang tìm cách kéo dãn tuổi nghỉ hưu. Chuẩn bị kịch bản tái thiết kinh tế để thích ứng với tình hình đó, phải có những hoạt động cấp tốc, tập trung tối đa, như để giảm dân số già thì tích cực đào tạo cho người lao động, tích cực chuyển đổi cơ cấu việc làm cho toàn xã hội…"

Theo Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình, Việt Nam không tận dụng được kỷ nguyên dân số vàng vì chuyển rất nhanh từ dân số trẻ sang dân số già, và người già Việt Nam hiện vẫn tự bươn chải kiếm sống, người già ở Việt Nam, những người có trí thức, có kỹ năng lao động thì hầu hết họ tự bươn chải. Lương chính thức của xã hội Việt Nam thấp nên người già đến tuổi nghỉ hưu vẫn phải làm.

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011, tính đến nay đã gần 10 năm, trên thực tế hiện nay người cao tuổi về hưu ở Việt Nam được hỗ trợ gì từ chính phủ ? Để tìm hiểm thêm, RFA liên lạc Ông Nguyễn Đình Hòa, một cán bộ đã nghỉ hưu ở Hà Nội, và được ông cho biết về những trợ giúp cho người già, cán bộ nghỉ hưu mà ông đang được nhận :

"Nói chung những người về hưu ở đây được chăm sóc sức khỏe là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… và đồng lương… thế thôi. Ngoài ra có chăm sóc gì đâu. Nếu là về hưu thì được 100% bảo hiểm y tế, nhưng bảo hiểm y tế Việt Nam thì chỉ phát đơn thuốc theo bảo hiểm thôi, bị các bệnh hiểm nghèo thì hầu như mua thuốc ngoài hết, chả có gì ưu tiên cả. Ngoài ra ở Hà Nội thì người trên 60 tuổi được đi xe buýt miễn phí trong 5 năm… nhưng già rồi đi đâu mà miễn phí… Ngoài đồng lương hưu họ còn bắt người già phải ủng hộ lũ lụt, 27/7, gia đình khó khăn…"

Theo một thống kê khác của The Economist thì ở Việt Nam hiện nay, lớp người trên 60 tuổi đang chiếm tỷ lệ khoảng 12% dân số, và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên mức 21% vào năm 2040, một trong những tỷ lệ tăng nhanh nhất trên thế giới.

Một người dân ở Sài Gòn, hôm 11/10 chia sẻ với RFA về cuộc sống của những người cao tuổi trong gia đình anh :

"Nhà tôi ở Sài Gòn, tổng số người già nhà tôi có 4 người, cùng hộ khẩu thì có 3 người già, ba người già nhà tôi thì đều trên 80 tuổi, đều được trợ cấp của chính phủ như tiền già trên 80 tuổi thì được ba trăm mấy chục ngàn một tháng, ngoài ra còn có bảo hiểm y tế miễm phí, không phải trả gì hết. Tất nhiên những yêu cầu riêng như phòng lạnh thì mình phải trả, còn tiền thuốc bình dân hay nằm viện bình dân theo kiểu chung phòng, chung giường thì miễn phí. Tất nhiên những thuốc mạnh thì mình phải tự mua. Nếu mà không có tiền để dành hay không có con cái lương cao, thì với ba trăm mấy mỗi tháng chỉ đủ ăn xôi mỗi sáng thôi".

Theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, để chuẩn bị đối phó những thách thức và hệ lụy liên quan dân số già, Việt Nam cần học kinh nghiệm của các nước đi trước. Trong đó phải đặc biệt quan tâm đến các quỹ như bảo trợ xã hội, quỹ lương hưu cho người già, quỹ chăm sóc người già, nhà dưỡng lão…

Việt Nam chỉ đơn giản là học hỏi theo thôi nhưng cần phải có chính sách thích hợp… Tuy nhiên bà lo lắng, liệu nghiên cứu xong thì nhà nước có đưa vào chính sách được hay không ? Và năng lực về kinh tế của Việt Nam có đáp ứng được hay không ? Vì theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, cần rất nhiều tài chính để cho các quỹ chăm sóc người già này hoạt động. Và, tất nhiên điều đó đồng nghĩa với việc nhà nước Việt Nam phải tăng ngân sách cho vấn đề an sinh xã hội, trong khi ngân sách mỗi năm đều bội chi… !

*****************

Vì sao "giấc mơ" căn hộ giá rẻ ngày càng xa vời ? (Lao Động, 12/10/2019)

Phân khúc căn hộ giá rẻ đang không có doanh nghiệp nào đầu tư vì lợi nhuận quá thấp, chi phí cao. Bên cạnh đó, thời gian phê duyệt dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài mất nhiều năm, các vướng mắc của nhiều dự án chưa được giải quyết kịp thời. 

hoithoi3

Căn hộ giá rẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng khan hiếm. Ảnh BD.

Theo ghi nhận của Phóng viên Lao Động, căn hộ giá rẻ (không phải nhà ở xã hội) có mức giá dưới 22 triệu đồng/m2 ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện rất hiếm và hầu như không có dự án nào đang bán với mức giá này.

Điển hình như một dự án ở phường Long Bình (quận 9), căn hộ 2 phòng ngủ diện tích 60m2 đang được chào bán 1,8 tỷ đồng, tức khoảng hơn 30 triệu đồng/m2.

Một dự án mới tại phường An Phú Đông, quận 12 cũng đang chào bán căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích 65m2 với giá 1,7 tỷ đồng, tức hơn 26 triệu đồng/m2.

Nhiều dự án khác tại các quận vùng ven như quận 7, quận 8, quận 9 cũng có mức giá chào bán từ 26-32 triệu đồng/m2, thậm chí những căn có vị trí đẹp giá còn cao hơn mức rao bán của chủ đầu tư.

hoithoi4

Căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được rao bán thấp nhất từ 25-30 triệu đồng/m2. Ảnh BD.

Theo bà Dương Thùy Dung - Trưởng bộ phận định giá, nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển CBRE Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều chủ đầu tư không còn mặn mà với việc xây dựng căn hộ giá rẻ, bởi lợi nhuận của phân khúc này thấp hơn rất nhiều so với các phân khúc khác.

Bà Dương Thùy Dung nhận định, giá bán căn hộ giá rẻ là mức thấp nhất trên thị trường, vì vậy các doanh nghiệp không thể tự nâng cao giá bán. Trong khi đó, phân khúc cao cấp giúp doanh nghiệp đạt mức tăng giá từ 15-20%/năm, nhưng phân khúc giá rẻ chỉ tăng tối đa được 5%/năm. 

"Mặt khác, giá đất tăng nhanh theo từng ngày, chi phí xây dựng cao và nhiều khoản chi phí đầu tư khác cũng tăng khiến các chủ đầu tư phát triển các dự án bình dân gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là lý do khiến căn hộ giá rẻ ngày càng khan hiếm trên thị trường" – bà Dương Thùy Dung chia sẻ.

hoithoi5

Chi phí xây dựng cao và nhiều khoản chi phí đầu tư khác cũng tăng khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn. Ảnh BD.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng : "Hiện nay, căn hộ giá rẻ dưới 25 triệu/m2 đang rất khan hiếm. Nguyên nhân lớn nhất nằm ở tốc độ phê duyệt dự án của Thành phố Hồ Chí Minh rất chậm, việc các vướng mắc pháp lý của nhiều dự án còn chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm".

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đính, mặc dù nguồn cung căn hộ trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tăng, nhưng số dự án đủ điều kiện được Sở Xây dựng thành phố cấp phép bán sản phẩm ra thị trường chỉ có 8 dự án. Điều này cho thấy, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang có quá ít dự án bán sản phẩm ra thị trường trong quý III năm 2019.

Trần Khanh

*****************

Đề xuất căn hộ 25m2, Bộ Xây dựng muốn tạo ra những khu ổ chuột mới ? (RFA, 11/10/2019)

Căn hộ nhỏ - Mật độ dân số tăng

Bộ xây dựng bổ sung hạng mục trong dự thảo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam cho phép diện tích tối thiểu căn hộ chung cư giảm từ 45m2 xuống còn 25m2 bất chấp cảnh báo và không tán thành của nhiều chuyên gia đô thị. Các chuyên gia cảnh báo nếu diện tích căn hộ chung cư 25m2 được phép xây dựng sẽ xảy ra tình trạng quá tải đô thị, hạ tầng và một khi tình trạng hậ tầng kỹ thuật, xã hội bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng hạ tầng giao thông và liên đới đến cả việc cấp thoát nước đô thị -một vấn đề nan giải tại các khu đô thị hiện nay ở Việt Nam. Phớt lờ các cảnh báo, Bộ xây dựng đang quyết tâm "bật đèn xanh" cho doanh nghiệp thực hiện dự án này.

hoithoi6

Khu vực chung cư tại Hà Nội. (Ảnh minh họa )- AFP

Trước đây một năm, Bộ xây dựng đã từng có văn bản đồng ý khi một doanh nghiệp xin ý kiến xây dựng chung cư 25m2. Tuy nhiên trước sự phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia xây dựng, kiến trúc sư và cả doanh nghiệp, câu chuyện về nhà chung cư 25m2 bị lắng lại và chìm xuồng. Một năm sau, Bộ xây dựng muốn "xới" lại chuyện cũ khi đưa vào dự thảo thông tin trên.

Trả lời với báo Vietnambiz.vn đăng ngày 4/10, ông Nguyễn Quốc Hiệp chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư Bất động sản toàn cầu cho rằng, trước kia căn hộ cho phép tối thiểu 45m2 bây giờ cho xuống 25m2 thì số lượng sẽ tăng lên gấp đôi, mật độ dân số sẽ tăng đáng kể và nó ảnh hưởng đến chủ trương của các đô thị đang quản lý về dân số. Ngoài ra, việc xây căn hộ 25m2 chỉ phù hợp với các khu vực nhà ở xã hội và dành cho những hộ gia đình nghèo, có thu nhập thấp, khu đô thị xa trung tâm… như vậy không bị gánh nặng dân số đè lên còn tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì 45m2 là hoàn toàn hợp lý.

Trao đổi với RFA hôm 11/10, kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội nhận định về việc này cho rằng, việc dân số nhiều không phải vì số lượng căn hộ nhỏ tăng lên, bà giải thích :

"Cách tổ chức, công ăn việc làm đã không tạo được điều kiện, tổ chức cuộc sống nó liên quan đến kiến thức, liên quan việc bố trí công ăn việc làm, nếu không có việc làm thì người ta sẽ chui vào những khu vực chật chội. Nói đâu xa ngay tại trung tâm Hà Nội một gia đình 9 người ở cùng nhau trong một căn phòng sát mặt đường với 11m2 và căn phòng đó chính là cửa hàng, mọi người còn lại phải chui lên gác lửng nhưng vì sao họ vẫn chấp nhận bởi vì họ muốn kiếm tiền, kiếm sống nên chui vào trong khu vực trung tâm để ở. Nên căn hộ chật hẹm sẽ thu hút được nhiều người thì điều đó hoàn toàn không đúng đâu".

Ngoài ra, bà Vân còn giải thích thêm rằng, nguyên nhân quá tải đô thị còn do người dân các tỉnh đổ về trung tâm thành phố quá nhiều.

"Tại Hà Nội có một số căn hộ chung cư cao cấp như là Vingroup hay Times City thì toàn là những người giàu tại khu vực các tỉnh thành mua cho con cái để về Hà Nội học, nhiều người con cái chỉ mới đang học phổ thông thôi cũng xin về Hà Nội học trái tuyến và sẵn sàng nộp thêm tiền trái tuyến, các con cái đều có căn hộ riêng tại những khu vực đó. Cho nên không phải vì căn hộ nhỏ là thu hút được nhiều người. Đó là sự thiếu hiểu biết của những người tổ chức bởi vì tại sao lại cho xây dựng nhà tại khu vực đông này, đáng lẻ ra cần một nơi thoáng rộng cho phép làm nhà cao tầng nên đó là cái sai của người quản lý thành phố".

Còn theo góc nhìn của ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, nhu cầu về nhà ở căn hộ nhỏ là có thật, một khi có nhu cầu thì buộc phải đáp ứng nhưng điều quan trọng là những nhà hoạch định chính sách phải nhìn xa, phải dự kiến được mặt lợi và hại cho cộng đồng chứ đừng có thỏa mãn bừa bãi thì mọi thứ coi như chấm hết.

"Theo tôi nhu cầu 25m2 là có thật nhưng anh phải tính toán trước được rằng nếu anh có 1000m2 đất mà lại duyêt cho xây đến 900m2 đất luôn tức 90%, rồi cho lên tối đa 30 tầng, rồi chặt nhỏ ra 25m2/căn thì số lượng người tăng nhưng mà nếu vẫn diện tích 1000m2 đó mà chỉ duyệt xây khoảng 60% chẳng hạn, số tầng khống chế chỉ độ 10 tầng thì số lượng người so ra vẫn ít nên không phải không đáp ứng được nhu cầu vẫn được thôi. Chứ đừng tận dụng hết 1000m2 xây lên xong từ khu vực chỉ 500 hộ dân biến thành 5000 hộ thì lại thành quá tải và về lâu về dài nó thành cái ổ chuột mà phá đi thì lãng phí".

Tầm nhìn xa cho đô thị hiện đại

Căn hộ được hiểu là một không gian sống và phải đầy đủ các chức năng bao gồm phòng khách, phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ với chức năng đồng bộ khép kín. Do đó, toàn bộ chức năng này đồng bộ trong căn hộ 25m2 liệu có hợp lý không ?

hoithoi7

Không gian bên trong một căn hộ. (Ảnh minh họa) AFP

Ông Vũ Kim Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hải Phát Land phát biểu với truyền thông trong nước rằng : "Căn hộ 25m2 để định cư lâu dài cũng không đúng với yêu cầu ở hiện tại, chỉ có thể phát triển cho thuê sẽ phù hợp hơn khi hướng đến đối tượng sinh viên, người mới ra trường, gia đình có thu nhập thấp ở được tối đa 2 người. Căn hộ 25m2 sẽ tăng được tính lựa chọn cho khách hàng nhưng bản chất chỉ giải quyết được nhu cầu ngắn hạn, còn về lâu dài thì ai cũng muốn ở căn hộ có diện tích rộng hơn".

Từ ý kiến của ông Giang, một anh kiến trúc sư không muốn nêu tên từ Sài Gòn đồng tình và đưa ra nhận xét thêm :

"Bản thân mình đang sống trong một căn hộ khoảng 50m2, có hai phòng ngủ, 1 bếp, 1 phòng khách và 1 toilet thì theo mình đó là tiêu chuẩn tối thiểu mà 1 căn hộ có thể có được. Đó là căn hộ 2 phòng ngủ nhà còn nếu 1 phòng ngủ thì bạn có thể trừ đi 10m2 thì còn khoảng 40m2 nên nếu 1 phòng ngủ thì căn hộ tối thiểu 40m2 là hợp lý".

Anh kiến trúc sư nói tiếp "Như mình thấy nó sai từ lúc ban đầu tức là kiến trúc nó phải đi từ quy hoạch đô thị đi đến tổng mặt bằng, rồi đến không gian kiến trúc và mới đi tới nội thất. Còn đây ngay từ đầu mình đã nhảy vào không gian nhỏ xíu như vậy rồi, kiểu như sự lựa chọn sai lầm từ đầu. Đương nhiên người dân thì không có nhiều lựa chọn vì cuộc sống, vì kinh tế thì bắt buộc họ phải tới một nơi như vậy để sinh sống. Tại sao ngay từ đầu không làm một điều gì đó đủ tiêu chuẩn cho người dân để sau ngày người ta không cần giải quyết vấn đề nội thất".

Một bạn nữ sống tại Sài Gòn nói với chúng tôi rằng, đối với cá nhân chị thì diên tích 25m2 là hợp lý nhưng nó chỉ dành cho người độc thân. Tuy nhiên chị lo ngại : "Em chỉ lo ngại rằng là những căn hộ 25m2 đó mà không quy định số lượng người ở trong cùng một căn, nếu để quá nhiều người trong cùng một căn thì cái khu vực chung, khu vực sinh hoạt công cộng thì nó không đủ.

Theo ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia xây dựng và người dân thì hầu như mọi người đều cho rằng, nhu cầu về căn hộ nhỏ giá rẻ cũng thật sự cần nhưng nếu các nhà quản lý hạ tầng cũng như cơ quan chính quyền không quy hoạch, tính toán từ đầu thì tình trạng quá tải tại các khu đô thị sẽ chắc chắn xảy ra, chưa kể hàng loạt hệ lụy đi kèm…

Như Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư Hà Nội nói vấn đề nhà chung cư diện tích tối thiểu nên có tầm nhìn 50 năm chứ không thể thiển cận được…

****************

Nước sinh hoạt có mùi "lạ" người dân Hà Nội lo lắng (RFA, 11/10/2019)

Nhiều khu vực dân cư tại Hà Nội phát hiện nước sinh hoạt có mùi "lạ" được cho biết giống mùi nước trong hồ bơi, đã tỏ ra lo ngại về điều này.

hoithoi8

Một gốc thành phố Hà Nội. AFP

Truyền thông trong nước loan tin hôm 11/10 cho biết người dân tại một số khu vực phản ánh.

Theo tin của Vietnamplus, một số người dân sinh sống tại khu vực phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nước sinh hoạt có mùi "lạ" xuất hiện từ ngày 10/10. Người dân cho hay khi nước chảy ra từ vòi có mùi khó chịu, giống mùi hóa chất.

Người dân tại khu vực này tỏ ra lo lắng vì tình trạng nước có mùi hôi nồng nặc, thậm chí nhiều người không dám dùng nguồn nước này để sinh hoạt hằng ngày như nấu cơm, rửa tay và thậm chí vệ sinh cá nhân…

Ngoài hai phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung thì còn một số khu vực khác như Hoàng Liệt, Định Công quận Hoàng Mai, Phương Canh quận Nam Từ Liêm… cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Hiện cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm.

Trong tháng 7/2019, hàng nghìn hộ dân ở nội và ngoại thành Hà Nội cũng phải chịu cảnh sử dụng nước sinh hoạt nhiễm bẩn khi trong nước không chỉ có màu khác lạ mà còn có cả dị vật.

Vào thời điểm đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội giải thích do nguồn nước cung cấp cho người dân Hà Nội hiện nay chủ yếu là nước ngầm. Ô nhiễm nguồn nước ngầm chính là nguyên nhân khiến cho nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân không được đảm bảo và nguy cơ sử dụng nước bẩn luôn nằm trong tình trạng báo động.

******************

Rác chất thành núi, hôi thối khủng khiếp, ở Hội An (Người Việt, 11/10/2019)

Bị dân ngăn chặn, bãi rác lớn nhất tỉnh Quảng Nam tạm dừng hoạt động nên lượng rác thải ở thành phố Hội An càng ứ đọng, trong khi bãi rác Cẩm Hà của địa phương lại hết chỗ chứa từ/10/2018, khiến rác chất thành núi.

hoithoi9

Rác chất thành núi ở bãi rác Cẩm Hà, thành phố Hội An. (Hình : Tuổi Trẻ)

Nói với báo VNExpress ngày 11/10/2019, đại diện Công Ty Cổ Phần Công Trình Công Cộng Hội An, cho biết hiện nay bãi rác Cẩm Hà, phường Cẩm Hà, thành phố Hội An, đang phải "gánh" hơn 70,000 tấn rác tồn đọng, bởi nơi tiếp nhận và xử lý rác Tam Xuân 2 ở huyện Núi Thành bị người dân chặn từ ngày 27 Tháng Bảy đến nay.

"Mỗi ngày Hội An thải ra khoảng 100 tấn rác nên lượng rác tồn đọng của hơn hai tháng qua là 7.300 tấn. Cùng với lượng rác cũ trước đây để lại nên bãi rác Cẩm Hà bị quá tải nghiêm trọng. Đến thời điểm này, bãi rác này ứ đọng hơn 70.000 tấn", vị đại diện công ty nói.

Theo báo Tuổi Trẻ, rác chất thành núi, nhìn từ xa những núi rác cao hơn bờ tường bao quanh nhiều mét. Mùi hôi khủng khiếp phát ra từ bãi rác này, khiến người dân sinh sống ở xã Cẩm Hà phải chịu ô nhiễm nặng nề nhất.

hoithoi10

Mỗi ngày bãi rác này ứ đọng khoảng 100 tấn. (Hình : Tuổi Trẻ)

"Mỗi lần gió thổi thì dân cư xung quanh bị mùi hôi thối bay vào nhà tra tấn. Nước từ bãi rác chảy ra ngấm vào đất khiến nguồn nước ngầm vùng này cũng ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm gia đình trong khu vực xung quanh", ông Nguyễn Diên, một người dân sống cách bãi rác Cẩm Hà 500 mét nói.

Ông Nguyễn Văn Sơn, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hội An, cho biết thành phố đã họp với các cơ quan hữu trách nhưng chưa có giải pháp nào xử lý dứt điểm tình trạng này.

"Trước đây, rác thải mang về được xử lý bằng cách đốt cháy nhưng sau đó, tỉnh Quảng Nam đồng ý cho Hội An xây dựng lò đốt rác với công suất 100 tấn một ngày. Tuy nhiên từ tháng 5/2016, lò đốt rác vận hành nhưng chỉ đạt công suất 35 tấn/ngày nên không được tỉnh nghiệm thu. Đến/10/2018, thì ngừng hoạt động do thiết bị thường xuyên hư hỏng", ông Sơn cho biết.

Trả lời báo chí Việt Nam về giải pháp lâu dài, ông Sơn chỉ nói chung chung : "Thành phố giao Phòng Tài nguyên và môi trường Hội An, tham mưu xây dựng đề án về xử lý rác thải trình Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất để xem xét, ban hành nghị quyết thực hiện". (Tr.N)

Published in Việt Nam

Hơn 10 ngàn công nhân Mỹ Phong mất việc (RFA, 30/01/2019)

Hơn 10 ngàn công nhân Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giày Da Mỹ Phong ở Trà Vinh bị mất việc.

vn1

Công dân công ty giày da Mỹ Phong, ở Trà Vinh. Screen Capture of Soha.vn

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 30 tháng 1. Theo đó thì Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh và Xã Hội tỉnh Trà Vinh xác nhận với báo giới rằng Công ty TNHH Giày Da Mỹ Phong vào chiều ngày 29 tháng 1 công bố cho hơn 10.100 công nhân thôi việc.

Thời gian thôi việc bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 tới đây.

Lý do được nêu ra là đối tác tại Hoa Kỳ bị phá sản khiến gần 70% lượng hàng xuất khẩu của công ty không thể tiêu thụ được.

Tin cho biết thêm trước thực tế này, Liên Đoàn Lao Động tỉnh Trà Vinh đã làm việc với Công ty Mỹ Phong nhằm có thể bảo đảm quyền lợi cho những công nhân bị cho thôi việc theo đúng phát luật Việt Nam.

Cụ thể Công ty Mỹ Phong thống nhất thực hiện các nghĩa vụ trả thưởng tết, trả lương hai tháng 1 và 2, chi trả chế độ thôi việc, trợ cấp mất việc chốt sổ Bảo hiểm Xã Hội, hướng dẫn người lao động làm thủ tục hưởng chế độ Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Thất Nghiệp…

Công ty TNHH Mỹ Phong là đơn vị 100% vốn đầu tư nước ngoài của Đài Loan, Trung Quốc. Công ty được thành lập vào năm 2005 sản xuất giày nữ bán sang các thị trường Âu Châu, Hoa Kỳ.

Hiện Công ty Mỹ Phong có 19 ngàn công nhân so với thời điểm cao nhất là 28 ngàn công nhân.

****************

Trí thức Việt và việc đóng góp cho đất nước (RFA, 30/01/2019)

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng cuộc gặp lần này không chỉ đơn thuần là dịp chúc tết các nhà trí thức Việt Nam mà còn là dịp để chính phủ lắng nghe ý kiến phản biện, tâm tư nguyện vọng của các nhà trí thức. Đây không phải là cuộc gặp mặt hình thức "chuồn chuồn đạp nước" như bấy lâu nay.

vn2

Giới trí thức, nhà khoa học có mặt tại buổi gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Courtesy of chinhphu.vn

Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại quan điểm của Đảng và Nhà nước là luôn coi trọng đội ngũ trí thức và nhân tài trong và ngoài nước. Theo lời Ông Phúc thì nếu không có nhân tài, đất nước không thể phát triển được ; nhưng có nhân tài mà không trọng dụng thì đất nước suy yếu. Ông đề nghị 300 nhà trí thức có mặt tại cuộc gặp, đại diện cho 4 triệu trí thức Việt Nam, cùng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội từ Sài Gòn có ý kiến về kêu gọi mới nhất của Ông thủ tướng chính phủ Hà Nội đối với trí thức :

"Lời kêu gọi trong tình hình cách mạng 4.0 và đi vào thế giới thì cái đó nó cũng nằm trong xu thế chung của khu vực và thế giới. Còn kêu gọi trí thức thì nếu như nghe kỹ thì lời kêu gọi ấy là nhằm nói nhiều đến ý kiến phản biện với các ý kiến chủ trương của chính phủ mà tôi không thấy là được mời tham gia vào chính phủ, người ta mong muốn rằng những người trí thức nhất là những người Việt Nam mình ở nước ngoài mà có nhân tài khi về nước có thể giữ nhiệm vụ là có thực quyền thay vào những nhiệm vụ chỉ nói và phản biện".

Giáo sư, tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường chia sẻ với chúng tôi rằng từ trước đến này chính sách của Việt Nam là nhất quán lúc nào cũng kêu gọi nhưng khi đưa ra những lời kêu gọi thì thường sẽ kèm theo những điều kiện cụ thể và đặc biệt lần này có thể đã đến thời điểm.

"Thật ra hiện nay chính sách có những cái về thể hiện chính sách và văn bản chưa thật sự đầy đủ dẫn đến trường hợp một số nhà khoa học vẫn còn e ngại nhưng đến thời điểm hiện nay thì tôi nghĩ rằng nó đã đầy đủ điều kiện và chín mùi rồi, để cho các trí thức về thực hiện những đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau".

Tại buổi tiếp xúc, Ông Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận rằng hiện nay chính sách về thuế và nhiều chính sách khác đối với giới nhà khoa học trong nước còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó chính sách thu hút nhân tài nước ngoài về Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.

Luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định rằng, vấn đề thay đổi chính sách cần nhất là giao quyền cho những nhà trí thức chứ không phải tham mưu và đề xuất ý kiến.

"Chính sách và thu hút nhân tài thể hiện rất là rõ dưới thời cách mạng tháng 8, chủ tịch Hồ Chí Minh khi ở bên Pháp về thì có rất nhiều nhân tài về nước như ông Trần Đại Nghĩa và nhiều nhà khoa học khác…Thì đó là họ về giữ những nhiệm vụ quan trọng. Cho nên tôi cho rằng đó là chính sách phát huy rất là tích cực và sau đó cũng nhiều đợt kêu gọi nhưng mà những nhân tài về nước thường là giữ ở những góc độ là cơ quan tham mưu, đề xuất, phản biện chứ chưa thật sự là giao được quyền, mà muốn giao thực quyền thì nó sẽ dẫn đến vấn đề rất quan trọng đó là thay đổi cơ chế thể chế và nhất là thể chế ở Việt Nam là một điều cấm kỵ".

Luật sư Trần Quốc Thuận giải thích thêm, Việt Nam luôn phát biểu rằng các Bộ trưởng thường không cần là Đảng viên cũng có thể nắm được những vị trí quan trọng đó ; tuy nhiên trên thực tế hiện nay để tìm ra được một vụ trưởng mà không phải đảng viên thật sự không có nói chi đến những vị trí cao hơn.

Không đồng tình với quan điểm này, phó giáo sư tiến sĩ Phùng Chí Sỹ khẳng định với chúng tôi :

vn3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với giới trí thức và các nhà khoa học. Courtesy of chinhphu.vn

"Tôi nghĩ không phải thế bởi vì Việt Nam số Đảng viên cũng không phải là nhiều lắm, trong số các nhà khoa học là đảng viên hay kỹ sư là đảng viên thì đâu phải tất cả là đảng viên đâu, rất nhiều người không phải đảng viên nhưng họ vẫn phát triển được. Cái quan trọng là tài năng của anh, triển vọng và hiệu quả của anh chứ không phải anh cứ là Đảng viên sẽ được hỗ trợ nhiều hơn người khác, hiện nay Việt Nam không có chính sách nào như thế cả".

Tuy ông Phùng Chí Sỹ thừa nhận điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các công trình nghiên cứu tại Việt Nam còn thiếu thốn rất nhiều và chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà trí thức nước ngoài ; nhưng theo lời ông thì những nhà khoa học cũng nên kiên nhẫn và chứng tỏ khả năng qua những công trình thiết thực.

Ông giải thích "Nhiều em du học sinh được gia đình cho đi nước ngoài sau khi tốt nghiệp rất muốn về Việt Nam nhưng khi về Việt Nam thấy điều kiện để nghiên cứu để phát triển lại không có và không bằng nước ngoài thì các em lại đi. Tất nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy nhưng khi về nước ban đầu chắc chắn sẽ khó khăn nhưng cần kiên trì chút thì mới đạt thành quả được. Tôi nghĩ rằng một khi có hiệu quả thì nhà nước sẵn sàng đầu tư thôi, anh chưa làm nên chưa biết phải đầu tư cho anh cái gì, khi khó khăn anh phải kêu, đề xuất thì nhà nước mới sẵn sàng hỗ trợ để cho ra hiệu quả".

Ông Nguyễn Tử Quảng tổng giám đốc công ty phần mềm BKAV Việt Nam cho biết phía chính phủ có thay đổi trong cách tiếp cận giới trí thức làm khoa học :

"Cách đây vài tháng chính phủ có buổi làm việc mời 100 nhà khoa học có thành tựu nhất định trên thế giới về Việt Nam để đóng góp cho nên khoa học Việt Nam và có mời các doanh nghiệp lớn về công nghệ của Việt Nam đến tham dự, nó rất là khác so với trước đây là mời các quan chức bộ ngành về nói chuyện với các nhà khoa học thôi nhưng lần này họ mời các doanh nghiệp đến để nói chuyện với các bạn trẻ, họ đặt ra là phải có doanh nghiệp ứng với nhân tài đó thì theo tôi thấy cách này nó có hiệu quả".

Trong khi đó một chuyên gia về an ninh mạng làm việc tại Silicon Valley ở San Jose, Hoa Kỳ vào năm ngoái được mời trong số 100 người khắp nơi được cho là thành công trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đến Hà Nội gặp gỡ thủ tướng chính phủ và những quan chức khác.

Khi ra về chuyên gia này ghi lại nhật ký những ngày làm việc bị cho là không ích lợi gì.

Hẳn ai cũng biết một trí thức có tiếng của Việt Nam là giáo sư Ngô Bảo Châu từng về Việt Nam để đóng góp. Tuy nhiên đến nay không có tin tức gì về thành quả các dự án mà vị giáo sư này thực hiện ở quê nhà.

Thành phố Đà Nẵng, nơi từng được biết đến với dự án thu hút nhân tài, vào giữa năm ngoái có 40 người trong diện này phải xin thôi việc ; trong số này có người chấp nhận bồi thường kinh phí đào tạo vì chưa đủ thời gian cống hiến 7 năm theo như cam kết.

******************

Dân số già và gánh nặng y tế cho Việt Nam (RFA, 30/01/2019)

Y tế toàn dân

Một báo cáo độc lập do Ngân hàng Thế giới-World Bank thực hiện và công bố, cho biết tính đến thời điểm năm 2015, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có thành tích hoàn thành nhanh chóng các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về y tế, mặc dù giữa các vùng và các dân tộc vẫn tồn tại khác biệt lớn.

VIETNAM-TET

Ảnh minh họa : Một bà cụ bán bánh chưng trong những ngày giáp Tết ở Hà Nội. AFP

Trong Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã bổ sung quyền bảo hiểm y tế toàn dân và Chính phủ đưa ra chỉ tiêu nâng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 90% vào năm 2020 và 95% vào năm 2025.

Mới đây nhất, tại một hội nghị trực tuyến do Bộ Y Tế tổ chức vào trung tuần tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đăng đàn tuyên bố rằng nhiều đoàn y tế của Liên Hiệp Quốc đến thăm Việt Nam nhận xét mạng lưới y tế cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam là tốt nhất. Bà Bộ trưởng Y tế còn nhấn mạnh rằng trọng tâm của ngành y tế là bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, làm sao để người dân sống khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống tốt, trí lực tốt và tuổi thọ cao.

Già hóa dân số

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, thuộc Bộ Y Tế ghi nhận dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2017 là 93,7 triệu người, xếp hạng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Số liệu của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình còn ghi nhận tuổi thọ trung bình của người Việt hiện là 73, 5 ; nữ khoảng 76 tuổi và nam khoảng 70 tuổi.

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc, vào cuối tháng 11 năm 2018 công bố số liệu dân số Việt Nam chạm mốc xấp xỉ 97 triệu người và trang danso.org thống kê chỉ sau 48 năm, độ tuổi trung bình của người dân Việt Nam tăng đáng kể, từ 18 tuổi vào năm 1970 lên 31 tuổi vào năm 2018 với tuổi thọ trung bình hiện tại là 76,6 tuổi.

Tuần báo The Economist, trong bài viết có tựa đề tạm dịch "Việt Nam đang già trước khi giàu", phát hành vào ngày 08/11/18 ghi nhận lớp người trên 60 tuổi ở Việt Nam hiện đang chiếm tỷ lệ 12% dân số và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 21% vào năm 2040, là một trong những tỷ lệ tăng nhanh nhất trên thế giới.

Qua các số liệu vừa nêu, giới chuyên gia cho rằng dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và dĩ nhiên việc chăm sóc phúc lợi cho người già là một vấn đề khó khăn khi Việt Nam vẫn còn trong nhóm những nước đang phát tiển.

Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình nêu lên nhận xét của ông với RFA :

"Nếu nhìn thẳng vào bức tranh xã hội Việt Nam thì xã hội Việt Nam vẫn đang trong sự chuyển đổi và đang đối diện với rất nhiều thách thức. Có lẽ rằng với sự khủng hỏang tài chính trên diện rộng của bình diện thế giới trong một thời gian, mặc dù đã được phục hồi phần nào nhưng vẫn ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến tổ chức đời sống cho người già Việt Nam. Bởi vì tính thu nhập bình quân, nhóm người giàu thì không kể làm gì, nói chung bức tranh thì không phải bức tranh sáng sủa, lạc quan lắm.

Trên bề nổi thì nhóm trội hiện nay hoạt động rất xôm trò. Căn cứ vào các hình thức hoạt động, căn cứ vào những kiểu, loại hệ thống nhu cầu nọ kia thì dường như được ghi nhận là cải thiện nhiều. Tuy nhiên, kỳ thực thì không cải thiện được nhiều đâu, cũng vừa phải thôi. Nói chung vẫn đang đối diện rất nhiều thách thức".

Gánh nặng chi phí y tế

Trong bài xã luận của ký giả David Hutt, đăng tải trên tờ Asia Times vào ngày 28/01/19 xoay quanh nội dung người Việt Nam không thể kham nỗi chi phí y tế khi về già, tác giả trưng dẫn số liệu báo cáo hàng năm của Ngân hàng Thế giới-World Bank cho thấy khỏang hai triệu người tại Việt Nam rơi vào cảnh nghèo khó hàng năm bởi vì phải chi trả cho những khoảng chi phí y tế không lường trước được. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng lên đời sống của những người không có bảo hiểm tại Việt Nam.

Hơn thế nữa, người già ở Việt Nam tiêu tốn nhiều cho chi phí chăm sóc sức khỏe. Chỉ 30% trong số những người có độ tuổi trên 60 được nhận lương hưu và dưới 10% trong số này có tiền tiết kiệm. Do đó, chi phí y tế là một gánh nặng đối với họ.

Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, ở Nha Trang chia sẻ với RFA hiện ông đang điều trị bệnh ung thư phổi, giai đoạn 4 và loại thuốc mà bác sĩ kê toa cho ông có giá rất cao :

"Thuốc mà tôi đang uống hiện nay là Iressa và cứ uống tháng nào trả tiền tháng đấy. Hãng dược lấy 20 triệu thì Bảo hiểm Y tế Việt Nam chi trả cho loại thuốc này chỉ 50%, tức là bản thân tôi mỗi tháng trả 10 triệu đồng suốt một năm qua. Trong khi đó, lương hưu của tôi chỉ có 4,5 triệu đồng. May mắn là có con cháu phụ giúp cho tiền thuốc. Chứ nếu những người khác thì tôi nghĩ họ phải chịu chết thôi hay bán nhà để mua thuốc, được vài năm hết tiền rồi cũng chết".

Một bệnh nhân lớn tuổi, đang điều trị bệnh ung thư ở Sài Gòn cũng lên tiếng than thở với Đài Á Châu Tự Do :

"Bệnh này là dạng bệnh ngặt nghèo rồi. Mà bệnh lâu dài chứ không phải một ngày một bữa. Nếu Bảo hiểm Y tế không hỗ trợ được thì chắc có lẽ là thua. Người dân nghèo là đều chết hết".

vn5

Suất cơm 50.000 VNĐ của bệnh nhân hậu phẫu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Y Tế Việt NamCourtesy : Facebook Võ Văn Tạo

Thách thức

Ký giả David Hutt, trong bài viết của ông, đã dẫn nguồn từ Chính phủ Hà Nội tuyên bố rằng Việt Nam có mục tiêu nhắm tới gia tăng tỷ lệ bảo hiểm sức khỏe lên gần 88% trong năm 2019. Tuy nhiên, Quỹ Bảo hiểm Xã hội chi trả cho chi phí y tế giảm xuống trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, theo số liệu của truyền thông quốc nội cho biết, trong năm 2018, Nhà nước chi ra 137 triệu đô la Mỹ (USD) cho y tế và con số này ít hơn so với năm 2017.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam phát triển với tỷ lệ gia tăng cao, khoảng 7% hàng năm ; thế nhưng Chính phủ bị thâm hụt ngân sách do nợ công và nợ xấu gia tăng trong những năm gần đây. Vì thế, Việt Nam buộc phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng ; trong đó bao gồm chi tiêu cho y tế.

Một trong những biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh trong lãnh vực y tế là chủ trương tự chủ hóa, qua Nghị quyết số 90/CP, ban hành hồi năm 1997 và được khởi động từ năm 2002 cho đến nay.

Ký giả David Hutt trích lời của ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, thuộc Bộ Y Tế cho biết Việt Nam có 160 bệnh viện công hoàn toàn tự chủ về chi phí và doanh thu tính đến cuối năm 2018, và có khoản gần 1400 bệnh viện khác tự quản lý 90% nguồn tài chính của bệnh viện.

Trong khi Chính phủ thực hiện chính sách cho bệnh viện công được tự chủ hợp tác với các nhà đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, thì những bệnh nhân nghèo lại không có khả năng chi trả khi chi phí y tế tăng tỷ lệ thuận với chất lượng dịch vụ y tế.

Bên cạnh đó, để bù đắp vào chi phí đầu tư trang thiết bị, các bệnh viện kéo dài thời gian lưu giữ bệnh nhân không cần thiết và bệnh nhân bị buộc phải gánh chịu thêm chi phí y tế này.

Hơn thế nữa, ký giả David Hutt còn chỉ ra một yếu tố quan trọng gây nên chi phí y tế cao tại Việt Nam là tình trạng tham nhũng ở bệnh viện. Và yếu tố này được Tiến sĩ -Bác sĩ Trung tá quân đội Đinh Đức Long, hiện làm việc tại Sài Gòn xác nhận :

"Trong bệnh viện chúng tôi có trường hợp trục lợi bảo hiểm y tế : cũng một căn bệnh chữa bằng thuốc ngoại hay thuốc nội đềuchữa khỏi cả. Nhưng người ta vẫn dùng thuốc ngoại vì sẽ được ăn hoa hồng cao hơn hoặc được mời đi nước ngoài hoặc tài trợ việc khác".

Tại buổi Tọa đàm với chủ đề "Kiến tạo môi trường cho y tế tư nhân phát triển, nhìn từ chính sách", được tổ chức vào cuối tháng 11 năm 2017, đại diện của các cơ sở y tế tư nhân tại Việt Nam lên tiếng phản ánh những tình trạng bất cập, trong đó cơ quan bảo hiểm xã hội tự ý dừng hợp đồng, mà hơn 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế, dẫn đến tình trạng các cơ sở y tế tư nhân phải đóng cửa, không thể tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ y tế trong lúc hệ thống bệnh viện công bị quá tải.

Trong buổi tọa đàm vừa nêu, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc phát biểu trước các quan khách trong ngành y tế rằng hãy biến Việt Nam không chỉ là nơi chăm sóc sức khỏe cho người Việt mà còn trở thành trung tâm chăm sóc điều trị cho cả thế giới và với mục tiêu bảo đảm chăm sóc sức khỏe y tế cho toàn dân, giới chuyên gia cảnh báo Chính phủ Hà Nội cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ y tế vì sự đóng góp vào phát triển kinh tế quốc gia, nên thay đổi quan điểm chi phí y tế là một gánh nặng của nền kinh tế mà dân số già của Việt Nam là thành phần bị ảnh hưởng nặng nề, như nhận định của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, được Báo Sài Gòn Giải Phóng Online dẫn lời rằng "chi phí y tế cho người già cao gấp 7-10 lần người trẻ".

Hòa Ái

*******************

Rác : Một vấn nạn ‘nóng’ tại Việt Nam (RFA, 30/01/2019)

Rác và ô nhiễm môi trường là câu chuyện dài nhiều tập ở Việt Nam mà cho đến nay chưa có giải pháp nào khả thi.

vn6

Một phụ nữ đang lục tìm rác tái chế trong một thùng rác ở Hà Nội hôm 21/6/2013. AFP

Hiện trạng

Tình trạng những bãi rác quá tải tràn ra đường bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đường phố diễn ra từ nhiều năm nay tại các thành phố lớn, nhưng chính quyền chưa giải quyết được. Thực tế dường như mỗi ngày một trầm trọng thêm.

Báo Tuổi Trẻ trích lời ông Bùi Khắc Minh - Công ty Môi trường đô thị TPHCM - rằng mỗi ngày phía công ty điều xe đi từ 5h30 sáng để lấy rác, sau đó chạy tới bãi rác Đa Phước xếp hàng tới 9h mới được vào đổ. Đến 5 giờ chiều thì bãi rác đóng cửa, nên mỗi ngày mỗi xe chỉ chạy được hai chuyến, thời gian đi về mỗi chuyến mất khoảng 3 tiếng rưỡi, mà lượng rác quá lớn nên dồn từ ngày này sang ngày khác dẫn tới tình trạng ứ đọng.

Còn tại các bãi xử lý rác thì cũng không có gì khả quan khi hơn hai năm, nhiều cuộc biểu tình phản đối các nhà máy rác gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống người dân quanh vùng xảy ra tại nhiều nơi trên cả nước.

Một trong những vụ nổi cộm là vào hai ngày 22 và 23 tháng 9 năm 2018, hàng chục người dân đã dựng lều trước cổng bãi rác Khánh Sơn ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng phản đối bãi rác này gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối suốt ngày đêm. Một người dân sống gần bãi rác Khánh Sơn cho RFA biết :

Thúi dễ sợ luôn, chịu không được. Buổi tối khoảng 7-8 giờ là nó hôi ghê lắm. Nhất là ban đêm tại vì ban ngày gió lên, ban đêm gió xuống. Cứ khoảng 7-8 giờ gió trên đèo nó xuống là nó thổi từ trên đó thổi xuống.

Hay gần đây nhất là những ngày đầu năm 2019, hàng trăm người dân các xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ dựng lán tại hai con đường dẫn vào Trung tâm xử lý chất thải rắn Nam Sơn ở Sóc Sơn, Hà Nội, chặn đường không cho xe chở rác vào bãi do bãi rác này gây ô nhiễm nặng nề đến cuộc sống của họ.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai ? Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng do ý thức kém của người dân lẫn sự quản lý kém của chính quyền dẫn đến tình trạng vừa ứ rác, vừa ô nhiễm môi trường, vừa ô nhiễm không khí như hiện nay :

Đầu tiên là dân, ý thức của dân, xong đến nhà quản lý. Hai cái đấy đều không tốt cả thì thành ra rác ngập. Bây giờ chúng ta thử xem nhé, tất cả các đống rác đầy ni lông, tại sao không lọc ra mà lại vứt lẫn ?

Những loại rác như cơm, rau, cỏ là chất hữu cơ có thể làm phân bón lại đổ lẫn với gạch ngói xi măng. Thế thì lò nào mà đốt được gạch ngói xi măng ?

Theo số liệu được Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM Nguyễn Toàn Thắng đưa ra trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Hội đồng Nhân dân TP.HCM tháng 7/2018, thì mỗi ngày TPHCM phát sinh khoảng 11.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó có 2.300 tấn rác thải ra nơi công cộng.

Giải pháp nào cho Việt Nam ?

Hiện Việt Nam xử lý rác thải bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Muốn xử lý theo cách nào thì rác cũng phải được phân loại tại nguồn.

Vietnam News dẫn lời ông Đặng Huy Đông, nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, rằng rác không được phân loại tại nguồn ở Việt Nam, vì vậy rác hữu cơ và rác thải nhựa được chôn lấp chung. Phải mất hàng triệu năm nhựa mới bị phân hủy ; Chuyên gia Doãn Hà Thắng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thì cho rằng giải pháp đốt rác có thể giải quyết rác tồn đọng, nhưng giải pháp đó chỉ là tạm thời, bởi người dân không thấy những bãi rác trên đường, nhưng khi đốt thì dioxin/furan sinh ra trong quá trình đốt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải kết luận :

Dân thì không chịu phân loại rác. Các nhà máy đốt rác thì làm đểu, đốt đểu, không đầu tư cẩn thận, không khử khói.

Ngày 14/11/2018, Ủy ban Nhân dân TPHCM ban hành Quyết định số 44/2018 quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đi kèm với Nghị định số 155/2016 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thì kể từ ngày 24/11/2018, nếu các hộ dân không phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại) và chuyển giao đúng nhóm thì sẽ bị phạt lên đến 20 triệu đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng quy định này không khả thi vì nhiều hộ dân ở Sài Gòn rất nghèo, họ lấy đâu ra mấy chục triệu nộp phạt. ông nói thêm :

Bây giờ chỉ hỏi mỗi một câu là ai đi phạt. Trong văn bản đó phải quy định là cảnh sát nôi trường phạt hay dân phố phạt, mà trong dân phố là ai, tiền đó thu như thế nào ?

Cái kiềng phải có ba chân. Bây giờ có câu không phân loại rác thì bị phạt là câu nói vô thức. Người soạn ra văn bản đó là những người vô thức. Nói cho vui, nói cho sướng mồm.

Chuyện xử lý rác thải như thế nào cho hiệu quả đến nay dường như chưa có lối thoát. Các bãi rác quá tải, các nhà máy xử lý rác quá tải trong khi xả rác bừa bãi là thói quen lâu nay của người dân từ thành thị đến nông thôn.

Nhiều người dân đem rác ra nơi công cộng vứt vào ban đêm, sáng hôm sau rác ngập đường phố, công nhân vệ sinh quét dọn không xuể.

Nhiều ngày "Ngày chủ nhật xanh" được các địa phương tổ chức, để tuyên truyền cho người dân từ cấp thành phố đến phường xã, nhưng rồi đâu đâu cũng đầy rác, từ đường phố, bến xe, công viên, kênh rạch cho tới bãi biển, nơi được cho là trong lành cho những ngày hè nóng bức.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho rằng phải bắt đầu từ giáo dục, phải dạy cho con trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ cấp học đầu tiên.

Published in Việt Nam