Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ô nhiễm không khí khiến Việt Nam ‘thiệt hại’ hơn 10 tỷ đôla một năm (VOA, 19/01/2020)

Nghiên cứu kéo dài 10 năm qua ca mt trường đi hc hàng đu trong nước ch ra rng tình trng ô nhim không khí làm Vit Nam tn tht ti hơn 10 t đôla mt năm.

cat1

Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Ông Đinh Đức Trường, Trưởng khoa Môi trường, Biến đi khí hu và Đô th, Đi hc Kinh tế quc dân, nói trong mt cuc hi tho công b kết qu nghiên cu theo phương pháp được cho là ging vi M rng vi tc đ phát trin kinh tế như hin nay, ô nhim không khí sẽ gây thit hi t 10,8 t đôla ti 13,63 t đôla mi năm, được cho là chiếm t 5 - 7% GDP.

Các nhà tổ chc cho biết rng cuc hi tho được thc hin hôm 14/1 "trong bi cnh ô nhim môi trường nói chung và ô nhim không khí nói riêng ngày càng din biến phc tp, gây ra nhng hu qu, tn tht nng n đến kinh tế, xã hi".

Theo thông tin đăng tải trên trang web ca Đi hc Kinh tế Quc dân, ông Bùi Đc Th, Phó Hiu trưởng Đi hc này, nói rng "trong những năm qua, vi xu thế đi mi và hi nhp, Việt Nam đã to được nhng xung lc mi cho quá trình phát trin, vượt qua tác đng ca suy thoái toàn cu và duy trì được mc tăng trưởng kinh tế cao vi bình quân 6,5 - 7%/năm", nhưng kèm theo đó là "nhiu thách thc, trong đó có vn đ ô nhim môi trường không khí", nhất là ti các thành ph ln như Hà Ni và Thành phố Hồ Chí Minh.

Mới đây, phát biu ti mt hi ngh trc tuyến ca chính ph vi các đa phương, Tng bí thư/Ch tch nước Nguyn Phú Trng nhc ti v điu mà báo chí trong nước nói là "chưa tng có trong lch s" v mc thu nhp bình quân đu người đt 2.800 đôla năm 2019, cũng như mc tăng trưởng trên 7% và mc GDP 266 t đôla.

Theo báo chí Việt Nam, ông Trng nói : "Không biết có phi vì thế mà Ngân hàng Thế gii đưa ra nhn đnh : Mây đen ph lên toàn cu nhưng mt tri vn đang ta sáng lên Vit Nam. Đó là chứng c th nht mà năm nay hơn năm ngoái v kinh tế - xã hi, cho thy ý chí Vit Nam, khát vng vươn lên".

Tuy nhiên, theo tờ Thi báo Tài chính Vit Nam, ông Trng cũng cnh báo "không ch quan, tho mãn vi nhng kết qu, thành tích đt được" vì "còn nhiều khó khăn thách thc", trong đó có vic "bo v tài nguyên môi trường còn nhiu bt cp, gây bc xúc xã hi".

Nhận đnh ti hi tho, ông Th cho rng "dù nhn thc được s nghiêm trng và đ xut mt s gii pháp đ kim soát ô nhim không khí nhưng nhìn chung công tác quản lý ô nhim không khí vn còn bt cp chưa được gii quyết trit đ".

Cuộc hi tho din ra trong bi cnh ch s cht lượng không khí các thành ph ln Vit Nam, nht là ti Hà Ni, mc cao, được cho là có hi cho sc khe của người dân.

Theo nghiên cứu ca Đi hc Kinh tế Quc dân, trong 10 bnh có t l t vong cao nht ti Vit Nam có 6 bnh liên quan đến đường hô hp có nguyên nhân t ô nhim không khí và cht lượng không khí.

Hồi cui năm ngoái, nhiu nước phương Tây như M, Anh và Đc đã phát đi "cnh báo đ" v tình hình ô nhim không khí "nguy him" các thành ph ln ca Vit Nam như Hà Ni và Thành phố Hồ Chí Minh, khuyến cáo công dân ca mình v tác đng đi vi sc khe ca h.

Trong phần đánh giá v "gánh nng bnh tt t ô nhim không khí", trang web ca WHO Vit Nam nói rng mi năm Đông Nam Á có gn 1,4 triu ca t vong vì loi ô nhim này, trong đó Vit Nam là 60 nghìn ca.

Cảnh báo ca các cơ s ngoi giao ca các nước phương Tây Hà Ni được đưa ra đúng ngày chính ph Vit Nam khuyến cáo "người dân, đc bit là tr em, người ln tui, ph n mang thai, người mc các bnh hô hp hn chế ra ngoài, hn chế tham gia giao thông và các hot đng ngoài tri" và "nếu có nhu cu ra ngoài thì nên đeo khu trang và kính mt".

*************************

Cấp phép khai thác cát tràn lan, dân cầu cứu Thủ tướng (RFA, 15/01/2020)

Tháng 09/2011 - UBND huyện An Phú cấp phép cho doanh nghiệp khai thác cát để bán

cat2

Sà lan khai thác cát trên sông Hậu - Photo: RFA

Theo đơn thư được người dân thu thập được cung cấp cho chúng tôi thì vào ngày 5/9/2011, một doanh nghiệp địa phương đã gửi đơn đến UNBD huyện An Phú và phòng Tài nguyên và môi trường xin phép được ‘nạo vét thông luồng sông Hậu, huyện An Phú’.

Đến ngày 10/10/2011, UBND huyện An Phú ký cấp phép cho doanh nghiệp tư nhân là Ngọc Như Ý khai thác cát trên sông Hậu, đoạn thuộc xã Vĩnh Trường với chiều dài khu vực khai thác là 1,1 km. Khối lượng cấp phép khai thác là Hai trăm sáu lăm ngàn không trăm mười bốn mét khối.

Sau khi Ngọc Như Ý bắt tay vào khai thác cát, người dân xã Vĩnh Trường đã lên tiếng phản đối kịch liệt hoạt động này với địa phương vì họ cho rằng, Ngọc Như Ý khai thác khiến tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đầu tháng 12/2019 vừa qua, ông Lý Văn Mong, phản ánh sự việc với chúng tôi :

Tôi  với ông Lê Ngọc Bé thưa từ năm 2012 cho đến 2019 đến nay về vụ án sạt lở bờ sông. Chánh quyền tổ chức lấy cát mà nhà nước không hay biết, thành ra tới nay không xử lý. Đất trên cồn của người ta lở quá nhiều luôn. Tính ra là 4-5 công đất luôn. Mà thực tế khi thưa thì ông chủ tịch UBND Huyện An Phú này thời của ông Lâm Minh Giang là ổng cấp phép cho khai thác mà UBND Tỉnh không đồng ý. Mà thời gian đó UBND tỉnh rút giấy phép toàn bộ hết. Mà nguyên đoạn sông này 4 chiếc xáng luôn cả xà lan múc lấy ầm ì từ đoạn một cây số xuống tới bến đò đó, lấy ở khu vực này quá lâu thành ra hiện nay khu vực này bị sạt lở chứ không phải do nơi dòng chảy gì hết. Do lấy cát sạt lở.

Ông Mong cũng cho biết thêm, trước tình hình sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh nên ngày 24/10/2011, ông và ông Lê Ngọc Bé đã phản ánh lên sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang.

Sở cuối cùng cũng có kết luận việc cấp phép của UBND huyện An Phú là sai vì thực tế Ngọc Như Ý khai thác cát và đem đi nơi khác tiêu thụ, đã vậy công ty này không thực hiện nghĩa vụ thuế tại địa phương.

Tháng 11/2011 – UBND huyện An Phú cho khai thác thêm 10,000 m3

Ngày 31/10/2011, UBND huyện An Phú đã buộc phải xử phạt doanh nghiệp Ngọc Như Ý và thu hồi giấy phép khai thác cát của doanh nghiệp này.

Tuy nhiên chưa đầy 1 tháng sau, đến ngày 14/11/2011, Phó chủ tịch UBND huyện An Phú lúc bấy giờ là ông Lữ Cẩm Khường lại cấp phép cho hai doanh nghiệp là Ngọc Như Ý và doanh nghiệp Thu Hiền được khai thác cát với số lượng là 10.000m3 (Mười ngàn mét khối) mà mục đích theo ông Khường cho biết là để trả lại số cát từng mượn của khu dân cư Phú Hội chống lũ và bảo vệ sản xuất.

Đoạn sông Hậu, xã Vĩnh Trường, trước mặt nhà ông Mong tiếp tục bị 2 doanh nghiệp khác vào khai thác cát.

Do tận thu cát tại khu vực sông Hậu nên lòng sông đã sâu quá mức nên sạt lở là điều không thể tránh khỏi, ông Mong chia sẻ :

Khi mấy ông khai thác từ mười mấy thước đó nó mới sụp, nó sụp tiêu cái bờ nãy luôn.

Ngay cả lực lượng công an cũng tiếp tay bảo vệ doanh nghiệp khai thác cát, ông phân trần :

Không phải do cái dòng chảy mà nó sạt lở. Do nơi doanh nghiệp khai thác. Khi doanh nghiệp lên người ta không đồng ý ký cho khai thác, ra bao nhiêu công an bắt hết bấy nhiêu. Không cho người nào ra ngoài xán hết. Công an chặn, chạy bo bo chặn người dân, kè vô bờ hết, không cho đụng tới xán đó để cho doanh nghiệp khai thác.

Theo các chứng cứ ông Mong cung cấp thì ông cho rằng, 10 ngàn mét khối cát được phép khai thát để trả lại cho dân đã được 2 doanh nghiệp trên đem bán bên Campuchia.

Những cái lời của Phó chủ tịch huyện là xin số cát của ủy ban tỉnh cho phép là bên Vĩnh Trường Đa Phước, 10 ngàn khối cát trả lại cho những khu dân cư mà mượn để mà đắp mấy cái chỗ nước lên tràn đó. Mấy ổng nói như vậy để có cái cớ lấy thôi, chứ thực chất không có trả vào đâu hết trơn. Lấy số cát đó đem qua Miên bán. Chính chúng tôi theo dõi tới bên Miên luôn. Đem xà lan tới bên Miên bán.

Phát hiện ra sự việc mờ ám, hai ông đến trạm cảnh sát đường thủy Châu Đốc báo để họ xử lý và đến khu dân cư Phú Hội để xác minh. Theo lời ông Mong thì người dân ở đây đã lập biên bản xác nhận rằng họ chưa hề mượn cũng không hề nhận được 10 ngàn khối cát trả nào.

Dân khiếu nại, chính quyền không xử lý rõ ràng

Quá trình kiến nghị và khiếu nại của người dân Vĩnh Trường bắt đầu từ năm 2012 kéo dài cho đến năm 2015.

Đỉnh điểm của bức xúc là ngày 08/05/2015, 65 hộ dân với đại diện là ông Mong và ông Bé, đã gửi đơn kiến nghị lên UBND Tỉnh An Giang nhưng mặc kệ các công văn của văn phòng chính phủ, tỉnh An Giang vẫn chưa chịu trả lời rõ và giải quyết thiệt hại cho người dân.

cat3

Ông Mong và ông Bé đại diện cho 65 hộ dân thu thập giấy tờ để khiếu kiện đòi đất - Photo : RFA

Ông Bé nói :

Huyện An Phú này có nhiều điểm sạt lở, ảnh hưởng sạt lở do vấn đề lấy cát. Do lấy cát mà sạt lở không à. Chỗ nào không lấy cát thì đâu có sạt lở. Từ chỗ đó người dân quá bức xúc rồi thưa trình báo lên cấp trên, cấp trên không giải quyết gì hết trơn.

Thậm chí ông Mong vì tố cáo tiêu cực và sai phạm không được chính quyền địa phương hỗ trợ mà còn bị trưởng công an xã hành hung.

Tui báo trưởng công an là nó tổ chức đánh tui tại phòng công an luôn. Nó dí mình như con gà vậy đó. Lấy điện thoại tui nó liệng bỏ không cho mình điện ai hết trơn. 

Ông Trần Hữu Duyên, một trong những người đồng đơn khiếu kiện nói thêm :

Quýnh ổng tại trong đó luôn. Cái này là có tổ chức đánh, người dân nào dám vô phòng công an mà dám đánh cái người công an không?

Ông Mong và ông Duyên còn cho biết thêm, họ miệt mài đến văn phòng tiếp dân các cấp xin gặp lãnh đạo để hỏi về kết quả xử lý :

Ông Dương Bình Thạnh là chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tui đăng ký từ 2012 đến 2017 không biết bao nhiêu lần, người tiếp dân của UBND tỉnh ghi lại không biết bao nhiêu lần xin đăng ký gặp ổng trình báo vấn đề khai thác cát trái phép trên này mà ổng hoàn toàn không tiếp. Luôn cả ông giám đốc Trần Văn Đức luôn, là giám đốc sở Tài nguyên môi trường cũng có ngày tiếp dân của ổng nhưng đăng ký ổng cũng không tiếp luôn. […] Một tháng tui đi 3,4 lần dưới tỉnh An Giang luôn, đi về một trăm mấy chục cây số, một tháng đi 3 lần 4 lần; mà đi cả 5-6 năm trời mà chẳng có thấy giải quyết vấn đề.

Nhiều khi đăng ký thì la mấy ổng đi công tác, không gặp mặt, thì giờ nói để chuyển lời vậy thôi. Chứ còn tui đi 1,2 lần không lần nào gặp mặt

Người dân kêu cứu đến Thủ tướng

Bây giờ chúng tôi chỉ mong ước có một điều, là thủ tướng chính phủ, Quốc hội, Thanh tra Chính phủ thay thế đèn trời để làm ra cái vụ án này. Để làm sáng tỏ cho người dân được nhờ. Chứ trong số phần đất mất đây tính ra tám-chín ngàn mét vuông, phần của tui không là trên ba ngàn mét vuông. Còn bao nhiêu anh em khác nữa.

Cũng muốn có đôi lời gửi đến văn phòng chính phủ, các sở các bạn nghành, tòa soạn báo xem xét lại vụ việc có biện pháp xử lý đúng người đúng tội đúng theo pháp luật để cho người dân hưởng lại cái khoản đất sạt lở, để bồi thường lại cho người dân.

Sự vụ xảy ra từ năm 2011 đến nay, sạt lở cực kỳ nghiêm trọng không chỉ ở Vĩnh Trường mà còn bên Châu Phong, và nhiều nơi khác ở An Giang nhưng xem ra người dân có kiện hay phản đối thì mặc kệ, chính quyền thích thì cấp phép cho doanh nghiệp khai thác; nếu không cấp phép thì doanh nghiệp khai thác lậu. Cuối cùng thiệt hại cũng chỉ mình người dân lãnh đủ. Đến bao giờ, chính quyền mới chịu khắc phục hậu quả thiệt hại cho người dân ?

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Đập Cảnh Hồng giảm xả làm cạn dòng Mekong ở Việt Nam dịp Tết (BBC, 06/01/2020)

Mực nước sông Mekong còn giảm đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện.

dap1

Đập Cảnh Hồng - Hình minh họa

Dù công tác thử thiết bị chỉ kéo dài ba ngày, 01-03 tháng 1, việc giảm xả nước từ con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tác động xấu đến nhiều tỉnh của Thái Lan.

Còn nước sông ở hạ lưu là Việt Nam sẽ chịu tác động này vào dịp trước Tết Canh Tý, gây nguy cơ ngập mặn, theo báo Việt Nam.

Báo Chiangrai Time 03/01 cho hay, mức xả nước mà phía Trung Quốc thông báo là giảm xuống còn 800-1.000 mét khối/giờ.

Sang ngày 04/01, mức này giảm tiếp xuống 500-800 mét khối/giờ và sau đó sẽ phục hồi như cũ.

Tuy thế, mực nước sông Mekong phần chảy qua Thái Lan sẽ giảm xuống từ 02/01 và những ngày sau.

Cơ quan Dự trữ tài nguyên nước của Thái Lan ra thông báo nói họ tính rằng mức nước ở Loei sẽ giảm tới ngày 13/01.

Ở các tỉnh khác, mức nước thấp còn kéo dài đến 19/01.

Sẽ xảy ra trước Tết

dap2

Đồng ruộng khô hạn - hình minh họa

Hiện chưa rõ từng quốc gia ở hạ lưu Mekong sẽ chịu tác động nước xuống thấp ra sao.

Trang Bangkok Post nói tám tỉnh của Thái Lan bị ảnh hưởng từ công tác thử thiết bị ở đập Cảnh Hồng.

Trước mắt, điều thấy rõ là tàu hàng của Trung Quốc tạm ngưng hoạt động từ cảng sông Chiang San, theo báo Thái Lan.

Một số xà lan, tàu thủy chở hàng từ Lào cũng "dừng trong nước bùn".

Chính quyền Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanmar và Campuchia biết về lịch giảm xả nước ở đập Cảnh Hồng.

Báo Việt Nam trong tuần đầu năm đăng tin về lo ngại ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng.

dap3

Bản đồ các đập thủy điện dọc sông Mekong

Theo một trang chuyên ngành thì "lưu lượng nước bình quân tháng 1/2020 qua trạm Kratie (Campuchia) trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long giảm xuống còn 3.024 m3/giây".

"Ảnh hưởng của việc giảm xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng sẽ về đến biên giới Việt Nam tại Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) bắt đầu từ ngày 22/1/2020 và ảnh hưởng tới các vùng ven biển kéo dài đến hết ngày 28/1/2020, ngay thời điểm của kỳ triều cường và chuẩn bị đón Tết Canh Tý 2020".

Điều này có thể khiến nạn ngập mặn ở vùng thuộc Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn.

Mới hồi giữa tháng 12/2019, Trung Quốc tuyên bố tạm đóng 60 km sông Mekong, đoạn phía nam đập Cảnh Hồng, để tiến hành công tác phá đá bằng thuốc nổ, mở rộng sông.

Hành khách đi tàu thuyền từ Thái Lan lên Trung Quốc được mời lên bờ đi tiếp bằng xe bus.

*******************

Thủy điện Trung Quốc "siết nước", hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn (TBKTSG, 05/01/2020)

Báo Bangkok Post xuất bản ngày 30-12-2019 đã loan tin tám tỉnh của Thái Lan nằm dọc sông Mêkông vừa nhận được khuyến cáo từ chính quyền trung ương về việc Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống mức 800- 1.000 mét/giây từ ngày 1 đến 3-1-2020 và ngày 4-1 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 504-800 mét/giây trước khi trở lại mức bình thường. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mêkông.

dap4

Nước sông Mêkông ngày 4/12/2019, đoạn qua tỉnh Nakhon Phanom, miền Đông Bắc Thái Lan, đã biến thành màu xanh nước biển, các tàu cá đã neo đậu ở các bãi cát ven sông bị lộ rõ do mực nước xuống rất thấp. Ảnh : Chessadaporn Buasai - AP.

Việc tích nước và giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mêkông từ đập thủy điện Jing Hong (Cảnh Hồng) đã từng diễn ra trong mùa khô năm 2016, đúng vào thời kỳ khô hạn gay gắt, mực nước sông Mêkông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.

Năm nay, do tác động của hiện tượng El Nino, khô hạn trở lại vùng hạ lưu sông Mêkông với mức độ nghiêm trọng hơn năm 2016. Nhiều số liệu cho thấy mực nước ở các trạm đầu nguồn Việt Nam từ Thái Lan, Lào và Campuchia đều thấp hơn nhiều năm khô hạn trước đó, ngay cả trong giai đoạn cao điểm của mùa lũ năm 2019. Có thể mức độ khô hạn và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 sẽ nặng nề hơn và nước mặn sẽ đến sớm và tràn sâu vào nội đồng vùng ven biển và vùng giữa đồng bằng. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và canh tác chắc chắn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

Màu nước sông ở các tỉnh ven sông của Thái Lan hiện đã bất thường, biến thành màu xanh nước biển, hiện tượng này người dân địa phương chưa từng thấy. Hiện nay, lưu lượng dòng chảy rất thấp và trong nước không còn mấy hàm lượng phù sa, nhiều nơi các bãi cát và cồn cát lộ rõ, dù mùa mưa mới chấm dứt. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, số liệu đo tại các tỉnh ven biển sớm ghi nhận độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu hơn 50 ki lô mét. Tại thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), độ mặn 2 phần ngàn đã lan đến sông Mỹ Tho. Lưu lượng dòng chảy sông Mêkông qua trạm Tân Châu trên sông Tiền và trạm Châu Đốc trên sông Hậu đã giảm mạnh, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%.

Chuyện ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, khi có thêm một tác nhân từ các đập thủy điện thượng nguồn như một tác động kép lên vùng đồng bằng. Với nguy cơ này, việc suy giảm năng suất và sản lượng lúa, hoa màu và cây ăn trái vụ Đông Xuân năm 2020 là điều chắc chắn. Ngay bây giờ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải khẩn trương tích nước ngọt để ưu tiên sử dụng cho sinh hoạt ăn uống, cần ngưng ngay việc gieo sạ, xuống giống các vùng canh tác lúa hiện nay. Các tỉnh cần chuẩn bị các phương tiện chuyển nước sinh hoạt đến các vùng ven biển để cứu khát. Về lâu dài, cần triển khai ngay việc xây dựng các hồ tích nước mà từ mùa khô năm 2016 nhiều tỉnh đã đề xuất nhưng xây dựng quá chậm. Mặt khác, trong tiến trình xây dựng quy hoạch tích hợp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần mạnh dạn thu hẹp diện tích canh tác lúa vào mùa khô, chuyển sang các hình thức canh tác nông nghiệp và thủy sản ít tiêu thụ nước và đưa đất trồng lúa vùng ven biển sang thành đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn. 

Lê Anh Tuấn

*****************

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Tây thiếu nước do nhiễm mặn (Người Việt, 04/01/2020)

Mười ba tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự báo mùa khô 2020 sẽ có 158.000 gia đình bị thiếu nước do "hạn, mặn đang diễn biến rất phức tạp".

mientay1

Do tưới nước nhiễm mặn, nhiều ruộng khoai của người dân ở xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, bị sùng phải nhổ bỏ. (Hình : Hòa Hội/Tiền Phong)

Báo Thanh Niên hôm 4/1/2020, cho hay hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 82.000 gia đình bị thiếu nước, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang.

Dự báo trong thời gian tới của mùa khô năm 2020 sẽ có khoảng 158.000 gia đình thiếu nước, trong đó có 24.000 nhà ở vùng có công trình cấp nước tập trung và 134.000 nhà ở vùng cấp nước nhỏ lẻ. Nguyên nhân do "nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, trong khi nhiều nhà thiếu dụng cụ trữ nước ngọt để sử dụng".

Ông Nguyễn Xuân Cường, bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cho biết nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ít là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xâm nhập mặn gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

mientay2

Hầu hết các cống ngăn mặn cục bộ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng cửa vì xâm nhập mặn đến sớm với cường độ mạnh. (Hình : Bắc Bình/Thanh Niên)

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất sẽ tập trung vào Tháng Giêng và Tháng Hai, 2020. Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong khu vực (sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập của Trung Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn so với mùa khô năm 2015-2016.

Theo báo Một Thế Giới, hiện nay trên lưu vực sông Vàm Cỏ Tây (tỉnh Long An) độ mặn 4 phần ngàn đã vào sâu 50 cây số trên sông Tiền và đã vào ba nhánh sông chính của tỉnh Bến Tre gần 60 cây số.

Tương tự, trên sông Hậu mặn cũng xâm nhập khoảng 50 cây số. Thời gian xâm nhập mặn cao nhất sẽ tập trung vào Tháng Giêng và Tháng Hai, 2020.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 136.000 hécta cây ăn quả, chiếm khoảng 39.1% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng có khả năng bị ảnh hưởng hạn, mặn.

Ngoài ra, tổng diện tích lúa mùa đã xuống giống 160,580 hécta và vụ Thu Đông là 719,100 hécta may mắn đã thu hoạch đạt 91%, song hiện vẫn còn 65,100 hécta đang trong giai đoạn trổ và chín. (Tr.N)

****************

Khai thác cát bừa bãi, sông Mekong đang chết dần (Người Việt, 04/01/2020)

Thảm họa đang bao trùm sông Mekong : hai bờ sông sạt lở nhanh chóng, nửa triệu người có nguy cơ mất nhà cửa. Tất cả là do nhu cầu về cát vô tận của thế giới.

mientay3

Sông Mekong đang bị hủy hoại vì nạn khai thác cát. (Hình : Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images)

Trải dài qua sáu quốc gia, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và kết thúc ở Việt Nam, sông Mekong đang bị hủy hoại dần vì nạn khai thác cát bừa bãi.

Đài BBC đưa tin, theo nghiên cứu của Giáo Sư Stephen Darby thuộc Đại Học Southampton, một nhà khoa học sông ngòi, hoạt động này đã khiến lòng sông ở vùng hạ lưu sông Mekong sụt thấp nhiều mét chỉ trong vài năm qua, trải dài hàng trăm cây số.

Cát là một trong những nguồn tài nguyên được tìm kiếm nhiều nhất thế giới. Mỗi năm, người ta nạo vét đến 50 tỷ tấn cát. Đây là kỹ nghệ khai thác tài nguyên lớn nhất hành tinh.

"Việc khai thác cát đang diễn ra ở tốc độ khổng lồ. Chúng ta đang chứng kiến hình dạng hành tinh bị thay đổi ở quy mô công nghiệp", Giáo Sư Darby cho biết.

Từ xa lộ đến bệnh viện, cát là thành phần không thể thiếu trong nhiều kỹ nghệ khác nhau như mỹ phẩm, phân bón, sản xuất thép, và đặc biệt là xi măng.

mientay4

Lòng sông ở vùng hạ lưu sông Mekong bị sụt thấp nhiều mét chỉ trong vài năm qua. (Hình : BBC)

Theo Liên Hiệp Quốc, trong 20 năm qua, nhu cầu cát tăng gấp ba, mà nguyên nhân chính là cuộc đua xây cất nhà cửa, thành phố mới.

Chẳng hạn như ở Trung Quốc. Để đô thị hóa nông thôn, chỉ trong hai năm, từ năm 2011 đến năm 2013, quốc gia này tiêu thụ nhiều cát hơn cả Mỹ tiêu thụ trong suốt thế kỷ 20.

Cát còn được dùng để mở rộng bờ cõi. Nhờ bồi đắp cát mà diện tích Singapore bây giờ lớn hơn 20% so với thời nước này mới độc lập vào năm 1965.

"Mỗi năm, chúng ta khai thác cát đủ để xây một bức tường cao 27 mét, rộng 27 mét, chạy vòng quanh thế giới", ông Pascal Peduzzi, đại diện Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc, cho biết.

Không phải cát nào cũng dùng được. Cát sa mạc quá mềm và mịn, không thể làm bê tông, cũng không thể làm thủy tinh hoặc dùng trong kỹ nghệ điện tử.

Đó là lý do người ta thường khai thác cát từ những quặng khoáng sản cổ ở các mỏ đá, gọi là "khai thác tĩnh", hoặc từ biển và sông như sông Mekong, gọi là "khai thác động".

Ông Peduzzi cho hay khai thác động là hết sức tai hại : "Cát là một phần trong hệ sinh thái và có vai trò rất quan trọng. Thiếu cát sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây xói mòn, và làm tăng xâm nhập mặn".

Theo Quỹ Bảo Tồn Tự Nhiên WWF và Ủy Hội Sông Mekong, lòng sông ở hai nhánh sông chính của Vùng Đồng Bằng Sông Mekong đã sụt 1.4 mét trong 10 năm, từ năm 1998 đến năm 2008, và sụt từ hai đến ba mét kể từ năm 1990 đến nay.

mientay5

Việt Nam và Cambodia đã cấm xuất cảng cát từ sông Mekong nhưng cát vẫn được rao bán trên Internet. (Hình : Lillian Suwanrumpha/AFP via Getty Images)

Tạp chí Nature của Anh, xuất bản Tháng Mười Một, 2019, công bố việc khai thác cát trên một đoạn sông dài 20 cây số của sông Mekong là "không bền vững" vì trầm tích tự nhiên từ những khu vực thượng lưu không thể bù đắp kịp.

Đây không chỉ là mối đe dọa cho con người. Sông Mekong là nguồn thủy sản trên đất liền lớn nhất thế giới, cung cấp nguồn thực phẩm cho 60 triệu người dân sinh sống dọc theo con sông.

WWF ước tính 800 loài cá, trong đó có loài cá heo Irrawaddy đang bị nguy cơ tuyệt chủng, sinh sống ở đây.

Năm 2009, Việt Nam chính thức cấm xuất cảng cát từ sông Mekong. Cambodia ban hành lệnh cấm tương tự vào năm 2017.

Tuy nhiên trên Internet, cát sông Mekong vẫn được rao bán theo đơn hàng từ 20.000 đến 200.000 tấn. Và theo ông Rolf Aalto, giáo sư địa lý của Đại Học Exeter, mặc dù Cambodia tuyên bố là không xuất cảng nữa, nhưng hồ sơ cho thấy Singapore vẫn nhập cảng cát từ Cambodia.

Đài BBC có yêu cầu Bộ Khoáng sản và năng lượng Cambodia cho biết ý kiến về việc này nhưng họ không trả lời. (Th.Long)

Additional Info

  • Author Người Việt
Published in Việt Nam