Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam hướng ngành tiện ích sang tư nhân (VOA, 15/02/2020)

Năm ngoái, các công ty như Coca Cola và Tetra Pak, mt công ty chế biến và đóng gói thc phm quc tế, đã hp tác vi thành ph ln nht ca Vit Nam trong d án gim mc rác thi. D án ca h bao gm vic đt các thùng rác tái chế quanh Thành ph H Chí Minh và đầu tư vào h thng qun lý cht thi.

tunhan

Rác thải Hà Ni ch được thu dn (nh tư liu này 13/1/2019)

Thu dọn rác cho ti nay vn là trách nhim ca chính quyn đa phương.

Dự án hp tác này cho thy Vit Nam đang ngày càng hướng ti các công ty tư nhân đ đáp ng nhu cu phát trin quc gia như thế nào.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyn đi quan trng t mt nước tng phi da vào h tr ca nước ngoài đ ci thin giáo dc, chăm sóc sc khe và đáp ng nhng nhu cu công cng khác sang thành mt quc gia có thu nhp trung bình.

Tuy nhiên, các chính phủ nước ngoài đang cắt gim ngân sách vin tr trên toàn cu và Vit Nam không còn hi đ các tiêu chun nhn nhiu vin tr na, vì vy nước này đang th mt cách tiếp cn mi đ phát trin.

Nó phù hợp vi chiến lược tiếp th thu hút vn đu tư.

Điều đó có nghĩa là sẽ có thêm nhiu công ty tư nhân tham gia vào các hot đng vn vn do chính ph thc hin, vi mc đích đt được các mc tiêu phát trin ca Vit Nam.

Ông Nirukt Sapru, giám đốc điu hành đc trách Vit Nam, Đông Nam Á và Nam Á ca Ngân hàng Standard Chartered nhận đnh : "Mt lot các ci cách th trường đang din ra đã đưa Vit Nam lên v thế dn đu th trường Đông Nam Á".

Ông nói thêm rằng ti Vit Nam, các Mc tiêu Phát trin Bn vng ca Liên Hp Quc mang đến "cơ hi cho các nhà đu tư khu vc nhân mun đu tư vi nhng tác đng và ci thin cuc sng cho hàng triu người trong thp k ti".

Cấp nước là mt ví d. S thay đi trong cách tiếp cn có nghĩa là các quan chc đang tho lun v vic cung cp nước sch không ch là quyn hay mc tiêu phát triển, mà còn là mt khon đu tư có kh năng sinh li. Cách tiếp cn hn hp này có th được nhìn thy trên khp Vit Nam : Các công ty năng lượng gió đang đóng mt phn vai trò trong chương trình ngh s an ninh năng lượng quc gia ; xây dng các tuyến đường thu phí mà c chính ph và các công ty thu phí ; và đt cáp internet như mt phn trong n lc kết ni toàn cu.

Ngân hàng Standard Chartered ước tính nhng mc tiêu này và các mc tiêu khác ti Vit Nam cung cp cho các công ty cơ hi đu tư 45,8 tỷ đô la.

Việt Nam đang xem xét đến lãnh vc công tư hp doanh, cho phép các công ty tham gia vào nhng gì thường là dch v công cng, có th là trong mt thi gian hn chế. Ví d, chính quyn thành ph có th cho phép mt công ty tư nhân xây dng cho h mt bnh vin, điu hành bnh vin đó cho đến khi thu hi vn đu tư và chuyn giao bnh vin cho thành ph. Vit Nam phi to được s cân bng, làm cho mi quan h công tư đó sinh li cho các công ty, mà không có s dính líu ca chính ph vi nhng khi nợ quá ln, theo các chuyên gia tư vn ca Ngân hàng Phát trin Châu Á (ADB) Sanjay Grover và Donald Lambert.

Các chuyên gia này viết trong mt phân tích ca ADB : "Nếu quá hào phóng, chính ph có th phi chu các khon n tim tàng hàng triu đô la. Nếu quá bảo th, đu tư s quay lưng li".

Tuy nhiên, tư nhân hóa mt phn không phi không có nhược đim ca nó. Năm ngoái, nhng người lái xe Vit Nam đã phn đi vic tr phí đường b mt phn cho các nhà đu tư tư nhân vì h cm thy mc phí cao mt cách bất công.

nhng nơi khác trong khu vc, Malaysia đã gp rt nhiu khó khăn khi áp dng thu phí làm sch b pht trong quá trình tư hu hóa, do cư dân đã quen vi vic đó là mt dch v công cng, đã được chi tr bi tin thuế. Công dân trên toàn cu thường phn đi khi chính ph bán nhng tài sn mà h nghĩ nên được gi vì li ích công cng, t vic bán sân bay Pháp đến vic bán công ty du m Mexico.

Tuy nhiên, một nhà tài tr ln, Cơ quan Phát trin Quc tế Hoa Kỳ (USAID), cho rng Vit Nam nên hướng tới vic đ cho khu vc tư nhân tham gia nhiu hơn. Trong nhng năm gn đây, USAID đã thúc gic các công ty Hoa Kỳ tham gia các d án phát trin ca Vit Nam, chng hn như các d án năng lượng và thành ph thông minh.

"USAID cung cấp h tr phát trin cho cải cách đnh hướng th trường và to thun li thương mi, bao gm trin khai chương trình tái to mô hình công tư hp doanh ti Vit Nam", Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam Daniel Kritenbrink cho biết hi năm ngoái.

************************

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển (VOA, 14/02/2020)

Chính phủ Hoa Kỳ cho biết đang hỗ trợ Việt Nam về quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển.

cuulong1

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam về quản lý nghề cá và khả năng thực thi pháp luật biển. Photo Facebook US Embassy Hanoi 14/02/2020.

"Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực", Đại sứ quán Hoa Kỳ loan báo hôm 14/02.

"Chúng tôi hỗ trợ tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị nâng cao khả năng thực thi pháp luật biển, và xây dựng các trung tâm đào tạo nhằm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc bảo vệ và duy trì bền vững các nguồn sinh vật biển", thông cáo trên Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.

Chính phủ Hoa Kỳ nhận định rằng ngành cá là một ngành kinh tế lớn của Việt Nam, tuy nhiên "việc khai thác quá mức, đánh bắt cá trái phép và suy thoái môi trường đã khiến trữ lượng thủy sản cạn kiệt, xuống dưới mức độ bền vững".

"Để đảm bảo nguồn sinh vật biển của Việt Nam và ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUUF). Hoa Kỳ hiện đang hợp tác cùng Việt Nam tăng cường quản lý nghề cá và nâng cao sự phối hợp liên ngành và trong khu vực", thông cáo cho biết thêm.

Từ tháng 10/2017, Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã chính thức áp dụng "thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam, đồng thời cảnh báo có thể sẽ cấm nhập các mặt hàng hải sản từ Việt Nam nếu Hà Nội không "làm nhiều hơn" để giải quyết tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU).

********************

Nước mặn đã xâm nhập đến 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (RFA, 14/02/2020)

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Cần Thơ cho biết hôm 14/2 là 13 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước biển xâm nhập, sớm hơn một tháng so với đợt xâm nhập mặn lịch sử năm 2016.

cuulong2

Hàng chục ngàn hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn do hạn mặn Courtesy of Congthuong.vn

Cụ thể, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm liếm cứu nạn thông báo độ mặn 3.5%0 đã lên đến rạch Cái Cui –điểm giáp ranh với tỉnh Hậu Giang, thuộc Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, và đã xâm nhập vào các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu.

Trước đó, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã thông báo nguồn nước đổ về đồng bằng sông cửu long (Đồng bằng sông Cửu Long) mùa khô năm 2019-2020 sẽ thấp hơn so với những năm trước. Đồng thời, các đập thủy điện Trung Quốc xả thấp, nguồn nước về thấp do đó Viện dự báo mặn sẽ thâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2020.

Để đối phó với tình hình trên, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm liếm cứu nạn Cần Thơ đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân lấy nước sinh hoạt, sản xuất phù hợp để không ảnh hưởng đến đời sống.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ cho biết dự báo đến ngày 16/2 xâm nhập mặn trên sông Hậu sẽ đạt mức cao.

Theo truyền thông trong nước loan tin, hiện hạn hán và xâm nhập mặn đang gây thiếu nước nghiêm trọng ở 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, khiến 3.600 héc ta lúa ở huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng có nguy cơ mất trắng ; 26 ngàn hộ dân ở tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng.

Tại Trà Vinh hơn 10.000 hecta lúa đông xuân thiếu nước tưới, khả năng mất trắng 50%. Tỉnh Bến Tre cũng đang bị nước mặn xâm nhập khiến hoạt động sản xuất và đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng.

Được biết, hiện chỉ còn tỉnh Đồng Tháp chưa bị nước mặn xâm nhập.

Nguyên nhân được xác nhận là do đầu tháng 2 lượng nước sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn trung bình nhiều năm, cộng với triều cường và gió mùa đông bắc làm cho độ mặn trên các sông Tây Nam Bộ lên cao.

Cũng trong ngày 14/2, trước tình trạng nước mặn từ cửa sông thuộc hệ thống sông Tiền và Hàm Luông lấn sâu đe dọa vùng trồng cây ăn trái của Cai Lậy, UBND huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã quyết định đầu tư khẩn cấp 7,6 tỷ đồng cho các xã thi công khẩn cấp công trình phòng, chống xâm nhập mặn.

Published in Việt Nam

Tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài gia tăng (RFA, 05/12/2017)

Từ cuối năm 2015 đến nay, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài gia tăng trở lại và diễn biến phức tạp.

tauca1

Làng chài Đại Lãnh hôm 19/3/2016.   AFP photo

Điều này được nêu ra trong báo cáo về kết quả giám sát thực hiện chính sách và pháp luật liên quan đến thủy sản và an ninh quốc phòng giai đoạn 2011 đến 2016. Báo cáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi đến các đại biểu Quốc hội vào hôm 5/12.

Báo cáo nêu rõ từ năm 2010 đến năm 2016 đã có hơn 1.000 vụ và gần 14.000 ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.

Những tàu cá này chủ yếu đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang. Và các quốc gia những tàu cá này vi phạm vùng biển bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia và một số quốc đảo Thái Bình Dương.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho chủ yếu là vì lợi ích kinh tế. Báo cáo nhận định tình trạng này xảy ra phần lớn là do quản lý Nhà nước giữa kinh tế và quốc phòng an ninh chưa hiệu quả.

Trong một diễn biến khác, Tổng cục Kiểm ngư cho biết tình trạng tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam ngày càng gia tăng. Nếu năm 2015 chỉ phát hiện hơn 5.200 lượt tàu Trung Quốc vi phạm thì đến năm 2016 con số này lên tới hơn 15.500 lượt tàu.

*******************

Việt Nam thông qua kế hoạch khắc phục đánh bắt cá trái phép (RFA, 04/12/2017)

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển- Nông thôn Việt Nam vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện các giải pháp cấp bách sau khi bị Liên Minh Châu Âu cảnh cáo thẻ vàng về các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU).

tauca2

Công nhân đang xúc đá lên tàu cá ở một cảng ở thành phố Đà Nẵng hôm 10/11/2017 - AFP

Vietnam News loan tin vào ngày 4 tháng 12 như vừa nêu và cho biết những giải pháp được đưa ra bao gồm việc chấn chỉnh lại khuôn khổ pháp lý theo quy định của khu vực và quốc tế ; thực hiện một cách hiệu quả các quy định sửa đổi về đánh bắt cá trái phép, và các quy định quốc tế về hình thức xử phạt.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ giải quyết những tồn tại trong hệ thống giám sát để phục vụ việc chứng nhận nguồn gốc thủy sản ; cải tiến hệ thống quản lý tàu cá ; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và tuân thủ các quy định về thu thập dữ liệu cũng như báo cáo liên quan đến thủy sản.

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển -Nông Thôn Việt Nam cũng có kế hoạch tổ chức hội nghị quốc gia với 28 tỉnh thành ven biển để thảo luận về vấn đề đánh bắt cá trái phép và hướng dẫn ngư dân tuân thủ các quy định khai thác liên quan IUU.

Xin nhắc lại, tháng 9 vừa qua Việt Nam đã bị EU cảnh báo thẻ vàng vì nạn đánh bắt cá trái phép. EU cho Việt Nam thời hạn 6 tháng phải đưa ra kế hoạch giải quyết tình hình. Nếu sau 6 tháng tình trạng này được khắc phục, thẻ vàng sẽ được chuyển thành thẻ xanh, còn nếu vẫn không được giải quyết Việt Nam sẽ phải chịu thẻ đỏ. Thẻ đỏ này có thể dẫn đến lệnh cấm thương mại đối với các sản phẩm thủy sản.

Năm ngoái, Việt Nam đã thu về 1,2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản sang EU và 1,05 tỷ đô la trong chín tháng đầu năm nay.

**************

Nghiên cứu : Người Việt Nam cho rằng cuộc sống hiện tại tốt hơn 50 trước (RFA, 05/12/2017)

Trung tâm Nghiên Cứu PEW, trụ sở tại Washington DC, Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 12 cho công bố kết quả thăm dò ý kiến người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới về cuộc sống hiện nay so với nửa thế kỷ trước.

tauca3

Các em nhỏ người H'mong đang ăn trưa miễn phí tại một trường mẫu giáo ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang hôm 3/4/2015. AFP

Nghiên cứu thăm dò ý kiến của gần 43 ngàn người tại 38 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc nghiên cứu kéo dài từ tháng hai cho đến giữa năm 2017.

Theo kết quả được đưa ra thì có đến 88% những người Việt được hỏi cho rằng cuộc sống hiện nay tốt hơn cách đây 50 năm. Trong khi đó, những người tại Hoa Kỳ được hỏi ý kiến thì có 41% nói cuộc sống hiện nay tệ hơn 50 năm trước và 37% cho rằng tốt hơn trước kia. Hơn phân nửa những người được hỏi ý kiến tại các nước từ Italia, Hy Lạp đến Nigeria, Kenya, Venezuela thì cho rằng hiện nay đời sống tệ hơn so với nửa thế kỷ trước. Tỷ lện này tại Venezuela là 72%.

Theo phân tích của PEW thì những biến cố lịch sử đặc biệt đối với mỗi quốc gia là yếu tố không thể bỏ qua khi người dân tại đó cho biết hiện nay tốt hay xấu hơn so với nửa thế kỷ trước. Tuy vậy, hiện trạng kinh tế là một chỉ dấu mạnh để người được hỏi ý kiến đi đến nhận định của họ. Như trong trường hợp Việt Nam, có đến 91% người được hỏi ý kiến thừa nhận điều kiện kinh tế hiện nay là tốt nên 88% cho rằng cuộc sống vào thời điểm này tốt hơn so với 50 năm trước.

Một kết quả được đưa ra trong thăm dò của PEW là những người có học thức hơn đánh giá cuộc sống tốt đẹp hơn so với trước. Ở Việt Nam 93% người được hỏi ý kiến có học thức thừa nhận đời sống hiện nay tốt hơn xưa, trong khi 85% người có trình độ học vấn thấp hơn được hỏi cho rằng đời sống hiện nay tốt hơn xưa..

Tuổi tác, tôn giáo và quan điểm chính trị cũng được đưa vào cuộc thăm dò ; tuy nhiên đối với Việt Nam kết quả từ những yếu tố này không thấy nêu ra.

Tại nhiều nước như Anh, Úc, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Đức…, giới trẻ từ 18 đến 29 tuổi có khuynh hướng tích cực hơn về cuộc sống hiện nay so với những người ở độ tuổi lớn hơn.

Published in Việt Nam