Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam giữ sáu tháng

RFA, 04/11/2024

Nhóm nghiên cứu được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn cho biết một số ngư dân người Việt đang bị giam giữ vì "đánh cá trái phép" trên vùng biển Hoàng Sa.

ngudan1

Thuyền đánh cá ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, 24 tháng Tư năm 2021 - Photo: RFA

Một số ngư dân Việt Nam đã bị phía Trung Quốc giam giữ tại quần đảo Hoàng Sa hơn sáu tháng, theo báo cáo của một viện nghiên cứu ở Trung Quốc, thông tin này được đưa ra vài ngày sau khi phía Việt Nam ra yêu sách đòi Trung Quốc thả toàn bộ ngư dân và thuyền cá, cũng như ngưng sách nhiễu hoạt động đánh cá của Việt Nam.

Sáng kiến Thăm dò Biển Đông, viết tắt SCSPI, là một viện nghiên cứu được chính quyền hậu thuẫn có trụ sở ở Bắc Kinh, viết trên tài khoản mạng xã hội X của họ rằng những ngư dân này "bị bắt giữ vào tháng Tư và tháng Năm", vì đánh cá trái phép trên khu vực biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, họ không cho biết thông tin chi tiết về số lượng người bị bắt giữ.

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, còn được biết đến dưới tên Tây Sa trong tiếng Trung, và Paracels trong tiếng Anh, nhưng phía Bắc Kinh mới là bên kiểm soát toàn bộ quần đảo này từ năm 1974, sau khi đánh bại quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Tuần trước, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố phía Hà Nội đã phản đối "dữ dội" và yêu cầu Trung Quốc "ngay lập tức thả các ngư dân và ngư cụ, bồi thường thỏa đáng cho những thiệt hại, và chấm dứt quấy nhiễu ngư dân Việt Nam", nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Phía Việt Nam khẳng định khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của nhiều thế hệ ngư dân, nhưng Trung Quốc gần đây đã ngăn cản và trục xuất tàu cá của Việt Nam khỏi khu vực này, và thậm chí còn giam giữ cũng như đòi tiền phạt.

Tháng trước, Việt Nam cho biết lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đã lên một tàu đánh cá từ tỉnh Quảng Ngãi và dùng thanh sắt đánh thủy thủ đoàn, khiến 4 người trong số họ bị thương nặng, buộc chính phủ Việt Nam phải công khai phản đối.

Hoạt động đánh bắt "hủy diệt"

Viện SCSPT cho rằng những ngư dân Việt Nam bị bắt giữ vì "đánh bắt san hô sống, sử dụng kích điện và các hình thức đánh bắt hủy diệt môi trường khác".
Tổ chức này còn công bố hình ảnh mà họ cho là thuốc nổ và kíp nổ được sử dụng bởi ngư dân người Việt tại Hoàng Sa.

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 11, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian), cho biết phía Trung Quốc hy vọng Việt Nam sẽ "thực tâm giáo dục ngư dân và đảm bảo họ sẽ không vi phạm pháp luật trên vùng biển mà Trung Quốc quản lý".

Chính quyền Việt Nam thì khẳng định vì quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam, nên ngư dân Việt hoàn toàn có quyền hoạt động trên vùng biển này.

Giới chức tỉnh Quảng Ngãi trong năm nay đã nói với truyền thông rằng hầu hết thuyền đánh cá của tình này đều sử dụng các hình thức đánh bắt an toàn như lưới kéo, câu và lặn.

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, viết tắt là AMTI, có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết tính riêng về hoạt động kéo lưới thì "Trung Quốc và Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất trong tổng sản lượng đánh bắt ở Biển Đông".

Trong báo cáo ‘Những vết sẹo xanh sâu thẳm’ được công bố vào tháng 12 năm 2023, tổ chức AMTI cũng cáo buộc Trung Quốc gây ra nhiều vụ phá hủy rạn san hô nhiều nhất ở Biển Đông thông qua việc nạo vét và lấp đất, chôn vùi khoảng 4.648 mẫu Anh (18,8km2) rạn san hô." Việt Nam đứng thứ hai với 1.402 mẫu Anh (5,7km2).

Báo cáo của AMTI cho biết ngư dân Trung Quốc cũng đang sử dụng một phương pháp đánh bắt cực kỳ nguy hiểm là "kéo cánh quạt bằng đồng được chế tạo đặc biệt" để đào xới bề mặt rạn san hô nhằm thu hoạch ngao khổng lồ.


Nguồn : RFA, 04/11/2024

****************************

Việt Nam cần gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc bắt ngư dân ở Hoàng Sa - chuyên gia nhận định

RFA, 01/11/2024

Việt Nam đã nghiêm chỉnh đề nghị Trung Quốc bồi thường và thả ngư dân bị bắt giữ ở biển Đông nhưng đề nghị này đưa ra hơi chậm và Hà Nội cần phải có công hàm ngoại giao phản đối hành động vi phạm pháp luật quốc tế của Bắc Kinh. Đó là nhận định của chuyên gia Biển Đông trước phản ứng mới đây của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

nguphu1

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tấn công đã về cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi hôm 30/9/2024 - Facebook: Citizen photographer

Vào ngày 31/10, phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt tuyên bố tại họp báo thường kỳ ở Hà Nội :

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ các quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, thả ngay toàn bộ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trái phép, bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và chấm dứt, không để tái diễn các hành động quấy nhiễu, bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".

Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thông tin về việc các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ khoảng một tháng sau khi tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đi đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống là quần đảo Hoàng Sa bị tàu chấp pháp của Trung Quốc tấn công.

Truyền thông Nhà nước dẫn lời kể của các ngư dân cho biết, tàu cá Quảng Ngãi là QNg-95739-TS vào ngày 29/9 vừa qua, khi đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu chấp pháp Trung Quốc rượt đuổi, tấn công, đánh đập ngư dân Việt Nam, lấy đi các máy móc và khoảng sáu tấn hải sản trên tàu. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 10 ngư dân bị thương.

Báo Nhà nước cũng cho biết một tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi là QNg-90659-TS cũng bị tấn công vào ngày 29/9 tại ngư trường Hoàng Sa, bị hành hung và tịch thu các thiết bị và hải sản đánh bắt được. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 300 triệu đồng.

Ba ngày sau vụ tấn công, ngày 02/10, Phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Hà Nội "hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam".

Tuy nhiên, báo chí Nhà nước Việt Nam và Bộ Ngoại giao chưa bao giờ công bố thông tin ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ sau vụ việc ngày 29/9 cho đến thông báo ngày 31/10 vừa qua. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không thông báo cụ thể có bao nhiêu ngư dân bị bắt giữ.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Trương Nhân Tuấn nhận định với RFA qua tin nhắn :

"Yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân và bồi thường cho họ của Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao là khá nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, phía Việt Nam chỉ mới lên tiếng, như vậy là rất trễ. Theo tôi, sẽ hiệu quả hơn nếu Việt Nam gởi thông điệp này bằng một công hàm ngoại giao".

Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, Úc - chuyên gia quốc tế về vấn đề Biển Đông - nhận định hành động của Trung Quốc là trái luật pháp quốc tế. Ông nhận xét với RFA qua email :

"Theo luật quốc tế, một quốc gia ven biển không thể sử dụng luật nội địa để biện minh cho hành động sử dụng vũ lực quá mức đối với tàu cá nước ngoài tại vùng nước tranh chấp".

Theo chuyên gia Carl Thayer : "hành động sử dụng vũ lực quá mức của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và việc Việt Nam yêu cầu bồi thường là hợp lý".

Hồi đầu tháng 1/2021, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật Hải cảnh mới cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, làm dấy lên những lo ngại về việc Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực với các ngư dân của những nước láng giềng ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp giữa các nước.

Giáo sư Carl Thayer nhận định :

"Trung Quốc đang cố gắng nguỵ trang cho những gì mà họ làm và nói luật của chúng tôi cho phép cho nên đừng có can thiệp vào chủ quyền của chúng tôi. Đây là điều đáng báo động.

Các tàu hải cảnh của Trung Quốc được trang bị đầy đủ và tương đương như các tàu chiến.

Trung Quốc bây giờ với luật hải cảnh mới, trong bất cứ đụng độ nào giờ đây họ không còn phải đâm tàu nữa. Họ chỉ cần bắn vào tàu nếu ngư dân chống cự".

Trung Quốc hiện đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Hà Nội cũng đòi chủ quyền.

Liên quan đến vụ việc tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu chấp pháp Trung Quốc tấn công, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.

Trong trả lời yêu cầu bình luận của hãng tin Reuters về vụ gây thương tích đối với ngư dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tàu cá Việt Nam đã đánh bắt trái phép trong vùng biển Hoàng Sa.

Lâm Kiếm (Lin Jian) - phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc - hôm 1/11 phát biểu : "Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tăng cường hiệu quả công tác giáo dục và quản lý ngư dân, đồng thời kiềm chế tham gia vào các hoạt động phi pháp ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc".

Trong nửa năm gần đây, Việt Nam và Trung Quốc trao đổi nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao, bao gồm chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng bí thư Tô Lâm vào tháng 8 và của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào tháng 6 cùng chuyến thăm Hà Nội của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào giữa tháng trước. Trong các cuộc gặp, hai bên cam kết đẩy mạnh quan hệ song phương và xử lý ổn thỏa bất đồng ở Biển Đông, cùng nhau giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Carl Thayer, "Ngoại giao thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc không chứng minh được sự thành công. Trung Quốc hứa một điều nhưng vẫn tiếp tục hung hăng làm điều khác".

Nguồn : RFA, 01/11/2024

***************************

Phản bác Hà Nội, Trung Quốc nói Việt Nam phải ‘dạy’ ngư dân của mình

VOA, 01/11/2024

Một ngày sau khi Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân của mình ra, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh nói rằng Hà Nội nên "giáo dục" họ để không hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền của mình, theo Reuters.

nguphu2

Một thuyền đánh cá đang ngang qua Đá Vành khăn ngoài khơi đảo Hải Nam ở Biển Đông. Việt Nam cáo buộc các lực lượng chấp pháp Trung Quốc Trung Quốc bắt giữ 10 ngư dân từ 1 tàu Quảng Ngãi đánh bắt cá trong vùng biển này.

Việt Nam cáo buộc Trung Quốc giam giữ các ngư dân của mình sau khi bắt giữ họ và toàn bộ tàu cá ở quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Hà Nội và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 31/10 yêu cầu Trung Quốc thả những ngư dân này ra và cho rằng vụ bắt giữ "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".

Khi được hỏi về phản ứng trước cáo buộc rằng Trung Quốc bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 1/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lâm Kiếm kêu gọi Việt Nam tăng cường "giáo dục và quản lý" ngư dân của mình, và không tham gia vào các "hoạt động phi pháp" ở vùng biển thuộc "quyền tài phán của Trung Quốc", theo Reuters.

Trước đó, báo chí trong nước đưa tin rằng 10 ngư dân Việt Nam đã bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắt giữ ở khu vực đảo Hải Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam vào đầu tháng trước đã phản đối các lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc "gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam" trước thông tin rằng các ngư dân của tàu cá ở Quảng Ngãi bị lực lượng Trung Quốc trấn áp, đánh bị thương và tịch thu tài sản khi đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 29/9.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó được Reuters trích lời nói rằng các hoạt động của họ tại khu vực này "mang tính chuyên nghiệp và có kiềm chế, không có ai bị thương". Người phát ngôn Phạm Thu Hằng lúc đó nói rằng Việt Nam đã "giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội". Bộ Ngoại giao Mỹ ngay sau đó đã bày tỏ quan ngại về vụ việc.

Nhà nghiên cứu Raymond Powell, người sáng lập kiêm giám đốc dự án minh bạch hàng hải SeaLight, nói với VOA vào tháng trước rằng "việc khẳng định các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ngày càng trở nên bạo lực". Theo ông Powell, các tàu chấp pháp của Trung Quốc trên "thực tế đã biến thành một lực lượng bán quân sự, được phép sử dụng mọi phương tiện sẵn có để buộc các nước láng giềng phải phục tùng".

Bà Hằng hôm 2/10 nói rằng vụ bắt giữ ngư dân Việt Nam của lực lượng Trung Quốc "đi ngược nhận thức chung của Lãnh đạo cao cấp hai nước về kiềm soát và quản lý tốt hơn tranh chấp trên biển".

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam vào tháng trước, các nhà lãnh đạo hai nước đã nhất trí xoa dịu căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông. Trước đó hơn một tháng, Tổng bí thư Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã thống nhất "nỗ lực kiểm soát và giải quyết tốt hơn các bất đồng" trên biển.

Trung Quốc trong những tháng gần đây có xung đột trên biển với hầu hết các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, khi ngăn cản việc tiếp tế của tàu Philippines ở Bãi cạn Scaborough, gây khó khăn cho hoạt động khai thác năng lượng của Indonesia và phản đối hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia.

Dựa trên các bản đồ cổ, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết toàn bộ biển Đông, mà đã bị tòa trọng tài quốc tế ở The Hague ra phán quyết bác bỏ. Nhưng Bắc Kinh không coi phán quyết này là hợp pháp.

Ngoại trưởng Mỹ hôm 11/10 nói với lãnh đạo các nước Đông Nam Á rằng Hoa Kỳ lo ngại về các hoạt động "ngày càng nguy hiểm và phi pháp" của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như cam kết sẽ tiếp tục duy trì quyền tự do hàng hải trên tuyến hải lộ thương mại quan trọng này.

Nguồn : VOA, 01/11/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Indonesia bắt hai tàu đánh cá Việt Nam (BBC, 26/04/2018)

Indonesia vừa bắt giữ ngư dân và hai tàu cá Việt Nam hôm thứ Tư, sự kiện đánh dấu động thái mới nhất của Jakarta trong chiến dịch đuổi tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển của mình, tin của AFP cho biết.

ngudan1

Hàng loạt tàu cá Việt Nam bị hải quân Indonesia đánh chìm

Hai tàu cá Việt Nam bị phát hiện lúc đang đi song song dọc theo Biển Đông, gần đảo Natuna của Indonesia, khi một tàu tuần tra Indonesia ra lệnh cho họ chậm lại, theo lời giới quan chức.

Thay vì chậm lại, hai tàu nói trên đã tăng tốc độ, vì thế bị cơ quan an ninh hàng hải của Indonesia cho đuổi theo và bắt giữ lại.

"Họ mới bắt đầu cuộc hải hành và trên tàu có khoảng 300 kg cá. Tổng cộng 21 người trên tàu đã bị bắt giam", phát ngôn viên của cơ quan an ninh hàng hải, ông Mardiono, cho biết.

Indonesia, đảo quốc lớn nhất thế giới, từ lâu đã cố gắng ngăn chặn các tàu thuyền nước ngoài đánh cá không có giấy phép trong lãnh thổ của mình. Ông Joko Widodo, Tổng thống Indonesia, tuyên bố sinh hoạt này đã làm hao tốn của nền kinh tế hàng tỷ đô la mỗi năm.

Indonesia dùng biện pháp bắn phá tàu thuyền nước ngoài trong nỗ lực ngăn cản việc đánh cá lậu trên ven biển của họ.

ngudan2

Một tàu cá Việt Nam bốc cháy sau khi bị Hải quân Indonesia bắn

Kể từ khi ông Widodo lên nắm quyền vào năm 2014, khoảng 200 tàu nước ngoài đánh cá bất hợp pháp đã bị đánh chìm - sau khi các người trên tàu bị kéo xuống. Một số tàu đã nổ tung trong màn trình diễn công cộng ngoạn mục.

Năm ngoái, Indonesia bắt giữ 11 thủy thủ Việt Nam sau cuộc đối đầu quanh quần đảo Natuna của nước này, trong khi một thành viên của cơ quan an ninh hàng hải của Indonesia bị giam giữ tại Việt Nam.

Cũng trong năm 2017, bốn ngư dân Việt Nam đã bị hải quân Indonesia bắn bị thương trong khi đang đánh cá ở Natuna.

*****************

Ngư phủ Việt kêu cứu từ trại giam Indonesia (VOA, 25/04/2018)

Thuyền trưởng ca mt tàu cá Vit Nam b chính quyn Indonesia giam cm gn mt năm nay kêu gi truyn thông quc tế lên tiếng đ ông và hơn 50 thuyn viên khác sm được tr t do.

ngudan3

i sinh hoạt của các ngư ph ủ Việt Nam đang bị giam giữ ở đảo Natuna, Indonesia, ngày 16/4/2018. Ảnh Nguyễn Văn Vĩ.

Từ tri giam ca Hi quân Indonesia ti Ranai trên đo Natuna, thuyền trưởng Nguyn Văn Vĩ, lên tiếng cu cu vi VOA-Vit ng qua ng dng Messenger trên đin thoi di đng:

"Tôi bị bt ngày 3/5/2017 đến nay đã gn mt năm. Tôi xin nhn nh vi chính ph (Vit Nam) rng h nên có mt tiếng nói gì đó đ bo v và mang li s công bng cho ngư dân ca mình. H (Indonesia) vào vùng bin ca mình và bt ngư dân ca mình. H phá hy tàu thuyn, thiết b đnh vị, phá hết các bng chng xác thc. H giam mình đây xem như vô thi hn".

Ông Vĩ nói rằng nhiu thuyn viên như ông đã b lc lượng Hi quân Indonesia bt giam nhưng chưa được xét x, và không được phía Vit Nam h tr, và có trường hp ra tòa nhưng đại din s quán Vit Nam không đến d.

"Gửi thư, đơn t bên mình (Vit Nam) thì không ai tr li, bên này thì s quán (Vit Nam) không xung. Nếu có ra tòa thì h mun x sao thì x. Các anh em có người gi đơn thưa, mi lut sư qua đây, mướn c lut sư bên này, nhưng mi s quán thì h không ti".

Ông Vĩ nói với VOA rng ông và gia đình đã gi đơn đến Văn phòng chính ph, Cc lãnh s B ngoi giao Vit Nam, Cc Kim ngư và nhiu cơ quan khác, trong đó có c Tòa Tng Lãnh s Indonesia thành ph H Chí Minh, nhưng "tt c đu im lng". Ông nhn mnh là "chưa h nhn được s tr giúp nào t đi s quán Vit Nam Indonesia".

Trước đó, Lc lượng An ninh Bin thuc B Tư lnh Hm đi Min Tây Indonesia (Guskamla Koarmabar) được trang Netralnews xác nhn đã bt gi ông Nguyn Văn Vĩ, thuyn trưởng tàu cá BT 97986 cùng vi 12 thuyn viên Vit Nam vào tháng 5/2017, vì tàu ca ông "xâm phạm vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia".

Vào tháng 12 năm ngoái, báo Tuổi Tr có đăng tin dù có tàu cnh sát bin và tàu Hi quân Vit Nam h tr, nhưng tàu cá do ông Vĩ làm thuyn trưởng vn b phía Indonesia dùng vũ lc bt t vùng bin Vit Nam đưa sang Indonesia.

Theo ông Vĩ, khi bị phía Indonesia bt, tàu cá Kim Phúc BT 97986 đang neo đu ti ta đ 7 đ 20’09" Bc - 107 đ 54’56" Đông, cách Đông Bc bãi cn Đông Sơn khong 43 hi lý v phía bc Vit Nam, tc là nm sâu trong vùng bin Vit Nam.

Theo ông Vĩ thì trong gần mt năm qua, có hơn 500 ngư ph Vit Nam b bt và giam lng tri chung vi ông. Phn ln h được th sau vài tháng. Ông cho biết phía Indonesia ch gi li nhng thuyn trưởng như ông, và đến thi đim này có tt c 53 ngư phủ đang bị giam tri.

VOA đã liên lạc vi B Tư lnh Hm đi Min Tây Indonesia, Văn phòng Công t và Tòa án Ranai, cũng như Tòa đi s Vit Nam ti Jarkarta và B Ngoi giao Vit Nam v trường hp thuyn trưởng Nguyn Văn Vĩ và nhng thuyn viên đi cùng, nhưng đến 25/4 vn chưa nhn được phn hi.

Từ Bến Tre, bà Huỳnh Th Kim Phượng, ch tàu Kim Phúc, nói vi VOA rng bà có gi đơn nh chính quyn Vit Nam can thip nhưng vn không nhn được bt kỳ s tr giúp nào:

"Tôi có gửi đơn kêu cu lên nhà nước Vit Nam nhưng không được tr li. Ngư dân chúng tôi bc xúc nhưng không biết kêu vi ai. Tôi cũng có trình báo vi đa phương và các cơ quan có thm quyn nhưng không được gii quyết gì hết. Mình ch biết chp nhn mt ca. Còn phía Indonesia thì tôi không biết liên lc vi ai, thnh thong tôi có nói chuyn vi anh Nguyn Văn Vĩ qua Messenger, nhưng nh b tch thu máy đin thoi hoài nên my tháng nay tôi mt liên lc vi nh".

Từ tri giam Ranai, ông Vĩ k v cuc sng ca nhng thuyn viên và ngư dân Vit Nam b giam lng Indonesia:

"Sáng sớm chúng tôi đi quét dn lau nhà, lau cửa, và làm nhng vic h sai mình làm. Sáng 7 gi h đim danh và cho đi ch mt tiếng đng h, sau đó v nu ăn, ăn xong thì h lùa vô nht li. Đến 3 gi h m ca ra, đi xung gn mé bin có che láng đ nu ăn. Ăn xong thì phi lên nhà đ h nhốt li".

ngudan4

Lán trại nơ i các ng ư ph ủ Việt nấu ăn trong trại giam ở Natura, Indonesia. Ảnh Nguyễn Văn Vĩ

Bà Lê Thị Su Riêng, v ca ông Vĩ, hin đang sinh sng tnh Bà Ra – Vũng Tàu, nói rng gia đình phi chu cp tin cho ông Vĩ để ông trang tri cuc sng hng ngày trong sut năm qua. Bà Riêng nói thêm rng qua trao đi vi chng, bà biết rng có viên chc tri giam Ranai khuyên chng bà nên chy án bng cách chi tin:

"Họ nht chng tôi c năm nay mà chưa đưa ra tòa x. Có người phiên dch nói vi nh nên chy án đi, k như mình chp nhn mình có li và đã qua nước ca h đ đánh bt cá. Mình s tr tin chuc khong 300 đến 400 triu đng đ được tr v".

Bà Riêng cho biết là sau khi ông Vĩ kêu cu vi VOA, viên chc tri giam đã tịch thu đin thoi ca ông:

"Gọi đin thoi thì gi lén thôi. Có khi trong mt tháng h ly 3 cái đin thoi ca nh. H ly đ làm tin. Gia đình phi gi tin qua đ nh mua đ ăn, ch h cũng không nuôi ngày nào. Mà gi qua nhiu tin thì h cũng lấy".

Qua cuộc trao đi ngn trước đó vi VOA, ông Vĩ nói ông thường xuyên b tch thu đin thoi, nhưng vì phi liên lc vi gia đình Vit Nam nên ông phi s dng mt cách lén lút.

Từ trước đến nay chính quyn ca Tng thng Indonesia Joko Widodo vn áp dng chính sách đánh chìm tàu cá nước ngoài khi các tàu này đánh bt trái phép trên vùng bin ca Indonesia.

Tuần trước, trong chuyến thăm đến Hà Ni, Ngoi trưởng Indonesia Retno Marsudi và người đng cp Vit Nam Phm Bình Minh cam kết thng nht gii quyết các vướng mc ny sinh nh hưởng đến hp tác thương mi gia hai nước, đc bit các vn đ liên quan đến vic vi phm đánh bt trên Bin Đông, bo v ngư dân và tàu cá.

Tuy nhiên, hôm 25/4, hãng tin AFP đưa tin chính quyn Indonesia va bt gi hai tàu cá Việt Nam cùng vi thy th đoàn gn đo Natuna, tch thu 300 kg cá và bt giam tt c 21 thuyn viên trên tàu.

*************************

Việt Nam khuyến khích ngư dân sản xuất trên vùng biển chủ quyền (RFA, 24/04/2018)

Lệnh dừng đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam là vô giá trị và ngư dân cần bám sát biển sản xuất bình thường, tổ chức thành đoàn, đội khi đi đánh bắt để hỗ trợ nhau trên biển. Mạng báo Tuổi trẻ dẫn thông báo gửi đến các tỉnh, thành phố ven biển của ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam loan tin này hôm 23/4.

ngudan5

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển Hoàng Sa nld.com.vn

Thông báo trên được đưa ra sau khi phía Trung Quốc ra lệnh tạm ngừng đánh cá từ ngày 1/5 đến 16/8/2018 trên biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến-Quảng Đông, kể cả Vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng yêu cầu các tàu cá có giấy phép được đánh bắt trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ năm 2017-2018 không sang khai thác tại vùng biển phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ trong thời gian trên.

Lệnh đánh bắt cá trên biển Đông được Trung Quốc đơn phương đưa ra hàng năm. Việt Nam từ trước đến nay vẫn phản đối lệnh cấm đơn phương này.

***********************

Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi lại bị hải giám Trung Quốc đâm chìm (CaliToday, 23/04/2018)

Sáu ngư dân trên tàu cá mang số hiệu QNg 90332TS đã về đất liền an toàn nhưng họ vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bị tàu hải giám Trung Quốc đâm chìm vào ngày 20/4/2018.

ngudan6

Kêu gọi ngư dân bám biển, trong khi bộ đội biên phòng chỉ biết bám bờ và khi tai nạn xảy ra, việc của họ chỉ là có mặt để động viên nạn nhân. Ảnh : Thanh Niên

Khuya ngày 22/4/2018, tàu cá QNg 90592TS của ông Nguyễn Chính (huyện Bình Châu, Quảng Ngãi) đã đưa 6 ngư phủ gặp nạn về đất liền an toàn. Thuật lại sự việc xảy ra, ông Nguyễn Tấn Ngọt, chủ tàu cá QNg 90332TS cho biết, vào sáng ngày 20/4, đang lúc mọi người mãi mê đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa cách đảo Linh Côn khoảng 7 hải lý thì bất chợt hai tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 45103 và 46001 xuất hiện.

Thấy tàu Trung Quốc, ông Ngọt liền kêu con trai tăng tốc bỏ chạy. Chạy được một lúc thì tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị hai tàu hải giám 45103 và 46001 ép sát hai mạn thuyền. Lúc này tàu hải giám của Trung Quốc liên tục đâm, húc vào tàu cá QNg 90332TS liên tục trong vòng một giờ liền làm cho tàu chết mát, bể ván, nước tràn vào thuyền. 5 lính hải quân Trung Quốc mang theo súng nhảy lên tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi để khống chế. Họ bắt buộc ngư dân phải khai tên, nói rõ quê quán và phải lăn tay vào tờ giấy do lính Trung Quốc đưa ra. Bí thế, 6 người dân Quảng Ngãi phải răm rắp tuân theo.

Đe dọa, khống chế trong vòng nhiều giờ 2 tàu hải giám của Trung Quốc mới chịu rút lui. Ông Ngọt kể, lúc này tàu cá chìm dần, cả 6 ngư phủ chỉ còn biết đu bám trên phần mũi tàu đang nhô trên mặt nước. Con ông Ngọt là anh Nguyễn Tấn Hòa nhanh trí dùng bộ đàm để kêu cứu. Tàu cá QNg 90592TS đang đánh bắt cá cách nơi tàu của ông Ngọt bị nạn khoảng 2 hải lý nhưng do thấy tàu hải giám của Trung Quốc rượt đuổi tàu QNg 90592TS thì liền né chạy.

Đến trưa cùng ngày, ông Chính chủ tàu cá QNg 90592TS liền nhận được tín hiệu kêu cứu của tàu ông Ngọt liền tăng tốc đến cứu vớt. Phải chừng hơn một giờ tàu ông Chính mới tiếp cận để cứu 6 ngư phủ gặp nạn. Lúc này, tàu cá QNg 90332TS đã chìm dân, tất cả các ngư phủ tinh thần đều hoảng loạn cực độ.

Ông Chính kể, khi ông đến cứu 6 ngư dân mặt ai cũng trắng bệch. Lúc vớt lên thuyền nhiều người đã xỉu vì mệt và đói. Ông phải nấu cháo cho ăn thì sức khỏe mới dần hồi phục.

Mặc dù giữ được tính mạng nhưng chủ tàu cá QNg 90332TS bị thiệt hại nặng nề, ước chừng hơn 1,5 tỷ đồng. Ông Ngọt rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.

Mặc dù ngư dân nói rõ với bộ đội biên phòng tàu cá của họ bị hải giám Trung Quốc đâm chìm và cả hai chiếc tàu này không hề xa lạ. Tuy nhiên, trên tờ báo Dân Trí vẫn không dám gọi tên tàu hải giám Trung Quốc, mà chỉ nêu số hiệu của cả hai tàu này. Điều này khiến cho độc giả khó lòng biết được ngư phủ Quảng Ngãi bị hại bởi lực lượng nào.

Vào ngày 30/3/2018 cũng chính tàu hải giám mang số hiệu 45103 đâm vào tàu cá Quảng Ngãi QNg 90559TS liên tục trong vòng nhiều giờ. Cùng với việc đâm tàu, hải quân Trung Quốc còn phát loa nói vùng lãnh hải mà ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt thuộc về chủ quyền của Trung Quốc. May mắn hơn 6 ngư phủ trên tàu cá QNg 90332TS, tàu cá QNg 90559TS dù bị đâm nhưng vẫn chạy được về đất liền, thiệt hại ước chừng khoảng 200 triệu đồng.
Còn đối với tàu hải giám mang số hiệu 46001 lại càng rất quen thuộc, vì nó đã hiện hữu trên Biển Đông, vùng biển Hoàng Sa từ nhiều năm nay. Từ năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông tàu hải giám này đã được truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam liên tục đưa hình ảnh đăng tải trên các mặt báo. Vậy nhưng, với chính quyền cộng sản Việt Nam những chiếc tàu hải giám này vẫn là "tàu lạ".

ngudan7

Tàu hải giám 46001 đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam hồi năm 2014. Ảnh : Tuổi Trẻ

Chỉ tính từ tháng 3/2018 cho đến nay chỉ riêng xã Bình Sơn (huyện Bình Châu, Quảng Ngãi) đã có 10 tàu cá bị hải giám Trung Quốc tấn công, làm thiệt hại tài sản vì đánh bắt trên quần đảo Hoàng Sa.

Từ nhiều năm nay, chính quyền cộng sản Việt Nam liên tục hô hào ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền. Ngoài việc không có bất cứ phương án hữu hiệu nào để bảo vệ ngư dân thì chính quyền còn tuyên truyền vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi theo công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký từ năm 1958 đã bán quần đảo Hoàng Sa và vùng biển này cho Trung Quốc.

Published in Việt Nam