Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tiếp tục câu chuyện về Người Thượng ở Hoa Kỳ biểu tình phản đối Chính phủ Hà Nội đàn áp người sắc tộc tại Việt Nam, RFA đã có cuộc trò chuyện với hai khách mời đó là ông Ksor Hip, người sắc tộc Gia Rai, Cố vấn Hội đồng Dân Bản Địa, đến từ North Carolina, Hoa Kỳ và ông Andrew Từ, Giám đốc Tổ chức Văn Hóa Chăm, đến từ California. Mời quý vị theo dõi.

Nguồn : RFA, 07/11/2023

Additional Info

  • Author Ksor Hip, Andrew Từ, Thanh Trúc
Published in Video

Hơn 100 người thuộc các sắc tộc Dega, Chàm và Khmer tập trung trước Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào sáng ngày 3/11 để biểu tình, nhằm phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp người bản địa tại Việt Nam, đặc biệt là sau sự kiện hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công vào hôm 11/6/2023.

dega01

Photo : RFA

Ông Rong Nay, Giám đốc tổ chức Nhân quyền của đồng bào người Thượng tại North Caroline (Hoa Kỳ) cho biết mục đích cuộc biểu tình còn nhằm nêu lên tình trạng đàn áp nhân quyền nhắm vào đồng bào người sắc tộc bản địa Tây Nguyên tại Việt Nam :

"Sau bao nhiêu năm, từ năm 75 cho tới năm 2023 đã 48 năm, nhận thấy rằng tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam nói chung và với đồng bào thượng ở Tây nguyên nói riêng không có gì thay đổi.

Do đó, chúng tôi gồm có người Dega, người Chàm và Khmer cùng đồng ý với nhau tới đây để dành thời giờ cầu nguyện cho hàng triệu đồng bào Thượng, Chàm, Khmer và cả đồng bào Kinh đang ở trong tình trạng đau khổ dưới chế độ bạo quyền của Hà Nội".

Có mặt tại cuộc biểu tình, Mục sư Y’Hin Nie nói với RFA rằng, người bản địa ở Việt Nam đã theo Chúa từ rất lâu rồi, trước khi chính quyền Cộng sản lên nắm quyền cả trăm năm. Vậy nhưng, chính quyền Hà Nội lại công khai không công nhận các Hội thánh Tin lành đấng Christ ở Tây Nguyên, liên tục sách nhiễu các thành viên của Hội thánh. Tại cuộc biểu tình này, ông yêu cầu chính quyền Hà Nội phải ngưng đàn áp người bản địa và kêu gọi mọi người lên tiếng cho nhân quyền, đặc biệt là tự do tôn giáo cho tất cả người dân ở Việt Nam :

"Ngày hôm nay, đại din tiếng nói của tất cả những người dân tộc tại Việt Nam đang bị đàn áp từ lâu rồi, kêu gọi tất cả chúng ta phải hướng về tự do, thế nào thì chúng ta cũng phải có tự do cho tất cả mọi người".

Hơn 100 người biểu tình sau đó đã tuần hành đến trước Nhà Trắng và Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC để tiếp tục nêu lên mong muốn của họ.

Nói với RFA, ông Rong Nay khẳng định nhà chức trách Việt Nam càng ngày càng đối xử mạnh tay, khắt nghiệt hơn với người Thượng ở Tây Nguyên, nhất là từ sau khi xảy ra vụ tấn công vào hai trụ sở Uỷ ban Nhân dân ở Dak Lak vào hôm 11/6.

Vụ 11/6 được truyền thông loan là do hai nhóm (chừng 40 người) có trang bị súng đạn, dao thực hiện tấn công bất ngờ vào hai trụ sở UBND Ea Tiêu và Eatur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng, trong đó có bốn công an, hai cán bộ xã và ba người dân.

Đến tháng 10/2023, Bộ Công an cho biết có 92 người bị khởi tố theo các tội danh : Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân ; Không tố giác tội phạm ; Che giấu tội phạm ; Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

Theo ông Rong Nay, sự kiện trên là kết quả của 48 năm bị chế độ Cộng sản đàn áp, trong đó mọi quyền cơ bản của con người đã bị tước bỏ. Sự khinh miệt, hận thù và phân biệt đối xử đối với người Thượng vẫn đang tiếp diễn và ngày càng trầm trọng hơn ở Việt Nam.

Ông cũng nêu lên giả thuyết, "có thể vụ án xảy ra ở Đắk Lắk là do chính quyền Hà Nội đã cố tình thực hiện nhằm "đổ tội" cho người Dega". Ông lập luận :

"Nói cho đúng ra chính phủ Cộng sản Việt Nam là một chính phủ có quân dội hùng mạnh, kiểm soát bên trong rất gắt gao, tại sao sự việc xảy ra mà phút chót thì chính quyền mới biết ?

Đó là câu hỏi chắc chắn họ không trả lời được. Bởi vì họ đã dựng lên một cái kịch bản để đổ tội cho người thượng là khủng bố. Đó là cái mà chụp mũ trắng trợn của chính quyền Cộng sản.

Sau vụ đó thì tình trạng an ninh còn siết chặt hơn đối với cuộc sống đồng bào người Thượng, nhất là đối với người nông dân ở vùng nông thôn. Họ muốn đi làm rẫy cũng khó bởi vì bị theo dõi rất gắt gao.

Công an luôn quấy rối, vào nhà đồng bào không cần xin phép, bắt bớ không cần biết tội gì, cứ nắm đầu chụp mũ, cứ tình nghi hoạt động cho FULRO, cho nên từ ngày đó tới giờ thì tình trạng của đồng bào thượng rất là khó khăn".

Nguồn : RFA, 04/11/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

V Đăk Lăk : Người Thượng M biu tình, kêu gi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc ‘vào cuc’

Cng đng người Thượng M hôm 10/7 t chc mt cuc tun hành trước Quc hi M, Nhà Trng và Đi s quán Vit Nam ti th đô Washington đ phn đi chính quyn Vit Nam đàn áp người Thượng Tây Nguyên, đc bit sau v tn công Đăk Lăk, và kêu gi chính ph M và Liên Hip Quc tiến hành điu tra đc lp v vic và giúp đ nhng người thiu s đang gánh chu tình trng b "dn đến đường cùng".

dega1

Cng đng người Thượng M biu tình trong khu vc Quc hi Hoa Kỳ th đô Washington vào ngày 10/7/2023.

Tây Nguyên ‘ti t hơn bao gi hết

Người biu tình cm trên tay c M và c ca người Thượng, cùng nhng biu ng như "T do tôn giáo cho Tây Nguyên", "Chính quyn Vit Nam hãy ngng giết người Dega", "Tây Nguyên thuc v người Dega", "Nước M hãy cu người Dega"…

dega2

Mt s biu ng trong cuc biu tình, yêu cu "Chính quyn Vit Nam ngng giết hi người Dega".

Cuc biu tình, do T chc Dega Tây Nguyên (Dega Central HighLands Organization) thc hin vi s tham d ca hơn 200 người Thượng gc Vit, din ra mt tháng sau khi xy ra v tn công ngày 11/6 tr s chính quyn hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyn Cư Kuin, tnh Đăk Lăk, khiến 9 người thit mng, trong đó có 4 công an, 2 cán b và mt s dân thường.

Chính quyn Vit Nam cho ti nay đã khi t 84 nghi phm, trong đó có 75 người v ti Khng b chng chính quyn nhân dân vi mc án lên đến t hình, truy nã 6 người, đng thi tiếp tc m rng điu tra, truy nã thêm nhng người liên quan được cho là đã b trn.

Mt s nhà hot đng và người Thượng M có liên h cht ch vi người Thượng Tây Nguyên nói vi VOA rng sau khi xy ra v tn công Đăk Lăk, tình trng chính quyn đàn áp người Thượng Tây Nguyên càng tr nên nng n hơn. Nhiu buôn làng b canh gác nghiêm ngt.

"Tôi biết rng cuc đàn áp Tây Nguyên, Vit Nam, hin nay ti t hơn bao gi hết, đc bit là tình trng chng Thiên Chúa giáo. Tôi biết ngay c tr em cũng đang b chính quyn Vit Nam tra tn và giết hi", Mc sư Gene Lathan thuc Giáo hi Tin Lành Charlotte, bang North Carolina, nói vi VOA trong cuc biu tình.

dega3

Mc sư Gene Lathan thuc Hi thánh Tin Lành thành ph Charlotte, bang North Carolina, tham gia cuc biu tình trong trang phc ca người Thượng gc Vit.

Ông cho biết ông tng đến Vit Nam năm 2019 và tiếp xúc vi người Thượng Tây Nguyên, tn mt chng kiến cuc sng khn kh ca h, chng kiến vic h b đi x bt công, b tước đot tài sn, tước quyn t do tôn giáo và b dn đến đường cùng.

"Đây là mt điu rt đáng bun và tình trng này phi đánh thc c nước M. Đây là nhng người đã chiến đu vi chúng tôi (người M) trong Chiến tranh Vit Nam. H là nhng người mà nhiu người trong s h đã hy sinh đ bo v nhng người lính M trong Chiến tranh Vit Nam. Và vì vy, tôi tin rng chúng tôi có mt món n ln mà chúng tôi phi tr cho nhng người này. Đó là lý do ti sao tôi đây ngày hôm nay", Mc sư Lathan nói thêm.

Không tin cáo buc ca Vit Nam

Trong khi mt s nhà hot đng và gii quan sát cho rng v tn công có th bt ngun t tình trng "k th sc tc" đi vi người Thượng Tây Nguyên, chính ph Vit Nam hôm 6/7 bác b nguyên nhân này và cho rng đây là mt khng b có t chc.

dega4

Ph n, tr em cũng tham gia biu tình.

Phía B Công an Vit Nam nói "các t chc phn đng lưu vong người Vit, các phn t theo ch nghĩa cc đoan li dng các vn đ dân tc, tôn giáo trú chân ti mt s quc gia thiết lp cơ s, chân rết, t chc hun luyn cho s đi tượng trong nước và c người xâm nhp Vit Nam ch đo thc hin hành đng khng b Vit Nam".

Tuy nhiên, cng đng người Thượng M không tin vào cáo buc này. Thm chí, có người còn cho rng đây có th là mt m mưu" ca chính quyn cng sn nhm có c đàn áp người Thượng mnh tay hơn.

"Theo mình nghĩ chuyn câu kết vi nước ngoài chc là không có. Không có chuyn như vy. Cá nhân mình khng đnh không có chuyn như vy. Chc là mưu mo ca Đng cng sn làm ra. Chc có l như vy. Mình không biết chc nhưng có l là như vy. Ti sao h có súng ng, AK, CKC, M16 ? Dân làng đâu có nhng loi đó đâu ? Dt khoát là không có… Người Thượng không bao gi có xe Jeep để di chuyển. Ai cho xe đó đ chy ? Hai chiếc xe Jeep đó ai đã cho h ?", ông Jep Jabin nêu ý kiến cá nhân vi VOA v v tn công mà ông nói là "đm máu" Đăk Lăk.

dega1

Cộng đồng người Thượng ở Mỹ biểu tình trước Nhà Trắng, Washington, D.C., Hoa Kỳ ngày 10/07/2023

Kêu gi M, Liên Hip Quc "vào cuc"

Ông Jabin cho biết ông tham gia cuc biu tình vi mong mun là nhng vn đ ca người Thượng khu vc Tây Nguyên Vit Nam được các cơ quan, t chc quc tế đ tâm và giúp đ.

"Bi vì chính quyn cng sn Vit Nam đàn áp, thu hi đt đai, tôn giáo và tt c nhng gì đi sng ca h không được t do Tt c điu đó là s đau thương đi vi người bn đa, tc người Thượng. S sng ca h rt phc tp. Không có đt, không có ch trng trt, rung vườn Tt c đu b quan chc cng sn thu hi hết, (h) phi chu s đi x rt ti t như vy. Cho nên v xy ra mình chng biết lý do gì, nhưng chc chn v đi sng cc kh như vy (ca người Thượng Tây Nguyên) nên chúng tôi đến đây đ giúp h, đ đi sng h đ cc kh hơn mt tí, đ có cơ quan nào đó chăm sóc, giúp h".

Andy Eya, mt thành viên ban trong t chc cuc biu tình hôm 10/7, nói thêm vi VOA :

"Mc đích là kêu gi nhà nước Hoa K và Liên Hip Quc vào Tây Nguyên đ điu tra cho rõ, ch không đ Cng sn t làm như vy thì thit thòi cho người dân, đã nghèo kh ri bây gi b nó canh gác. Làng nào, buôn nào cũng canh gác nên không đi làm được".

Sau cuc biu tình khu vc toà nhà Quc hi M, ông Andy Eya và các thành viên ban t chc đã có bui tiếp xúc vi mt s thượng ngh sĩ Quc hi Hoa K. Ông cho biết : "Mình vô đó báo cáo cho h v v xy ra Đăk Lăk. Nó rt phc tp. Đu đuôi mình không biết cho nên mình cn nhà nước M giúp mình thôi vì rt nhiu người đang b bt, b giết…".

Mc sư Lathan nói vi VOA rng mc dù ông không biết s tht là ai đã thc hin v tn công, "nhưng tôi biết rng k t khi chuyn đó xy ra, đã có s ngược đãi khng khiếp và hàng ngàn người Thượng đang chết đói. Hin ti h sp chết đói vì buôn làng ca h b đi x như nhà tù và h b giam gi đó".

Ông kêu gi chính quyn Vit Nam hãy thay đi quan đim và mt s chính sách, có thái đ dung chp người Thượng hơn và cho h được hưởng các quyn ca con người, thì mi vn đ và xung đt t nhiên s được gii quyết.

Ngoài đa đim toà nhà Quc hi, cuc biu tình ca người Thượng M sau đó tiếp tc din ra Nhà Trng và Đi s quán Vit Nam ti th đô Washington.

Đi s quán Vit Nam không lp tc phn hi yêu cu phng vn ca VOA.

Người Thượng hải ngoại biểu tình ở thủ đô Mỹ phản đối Việt Nam vi phạm nhân quyền - VOA Tiếng Việt

Nguồn : VOA, 11/07/2023

***********************

Người Thượng ở Hoa Kỳ biểu tình kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp đồng bào Tây Nguyên

RFA, 10/07/2023

Hàng trăm người Thượng ở tiểu bang North Carolina (Hoa Kỳ) ngày 10/7 tập trung ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ biểu tình kêu gọi Chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp người bản địa ở Tây Nguyên, đặc biệt từ sau sự kiện nổ súng ở hai xã của huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) vào rạng sáng ngày 11 tháng 6 vừa qua.

dega6

Người Thượng biểu tình ở thủ đô Washington DC ngày 10/7/2023 - RFA

Cuộc biểu tình do Tổ chức Dega Tây Nguyên (Dega Central HighLands Organization) tiến hành với sự tham dự của hơn 200 người Thượng gốc Việt Nam, bắt đầu từ 9 giờ sáng ở gần tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ.

Người biểu tình, trong trang phục truyền thống của dân tộc bản địa Tây Nguyên, tay cầm khẩu hiệu viết bằng tiếng Anh và hô vang bằng cả ba ngôn ngữ Việt, Anh và tiếng bản địa với nội dung : "Cộng sản Hà Nội, hãy chấm dứt diệt chủng người bản địa Dega", "Hãy trả lại vùng đất của người Dega", và "Cộng sản Hà Nội lập mưu kế để diệt chủng người bản địa Dega"…

"Từ năm 1975 đến nay, người Thượng đối mặt với sự đàn áp, cướp bóc đất đai, tù đày, và tra tấn. Năm 2001, 2004 và 2008, người Thượng đã tụ tập ôn hòa ở năm tỉnh của Tây Nguyên. Thay vì đề cập đến các khiếu nại của chúng tôi, chính quyền Việt Nam liên tiếp đánh đập và tra tấn chúng tôi, kết án chúng tôi với bản án nhiều năm tù, và cấm các gia đình thực hành tự do tôn giáo", ông Y-Duen Buondap, Giám đốc điều hành của Tổ chức Dega Tây Nguyên, nói trong thông cáo báo chí ngày 8/7.

Thông cáo nói hàng trăm người Thượng đã bị cầm tù một cách bất công chỉ vì thực hiện các quyền bất đồng chính kiến ôn hòa và thực thi quyền tự do tôn giáo. Kết quả của sự đàn áp có hệ thống của Việt Nam là dòng tị nạn của hàng trăm người Thượng sang Thái Lan trong nhiều năm qua.

Sau sự kiện trụ sở Ủy ban Nhân dân hai xã ở huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) bị tấn công và có bốn sĩ quan công an địa phương cùng hai lãnh đạo xã bị bắn chết mà một nhóm 30-40 người Thượng bị tình nghi là thủ phạm, lực lượng an ninh Việt Nam đã mở chiến dịch trấn áp, bắt giữ hơn 80 người và một số người bị cho là tự sát. Công an đang truy nã 6 người bị tình nghi tham gia vụ tấn công.

Nhiều người Thượng đã bị bắt và đánh đập khi họ đi chợ hay đi làm rẫy, nhiều người trong số họ bị tấn công chỉ vì họ mặc bộ quần áo rằn ri, giống trang phục của những người bị tình nghi thực hiện vụ tấn công rạng sáng ngày 11/6.

Đại diện ban tổ chức của cuộc biểu tình, ông Y Bion Mlo nói trong thông cáo : "Chúng tôi đề nghị Liên Hiệp quốc và các nước dân chủ trên thế giới gây áp lực lên Việt Nam để buộc họ tôn trọng nhân quyền của người Thượng bản địa ở Việt Nam. Hoa Kỳ không nên nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện trong việc tôn trọng quyền đất đai và tài sản của chúng tôi cũng như cho phép chúng tôi được tự do thực hành tôn giáo".

Một người Thượng từng ở Đắk Lắk và bị cơ quan chức năng Việt Nam giam nhiều năm tù chỉ vì tham gia biểu tình ôn hòa năm 2002, nói với RFA trong cuộc biểu tình :

"Chúng tôi đến đây để bày tỏ quan điểm và sự phẫn nộ, đưa ra một thông điệp cho Chính phủ Việt Nam vì họ đã giết người dân Dega Tây Nguyên một cách tàn bạo và vô tổ chức trong cái vụ ngày 11/6/2023 đã diễn ra ở vùng Đắk Lắk, ở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur.

Đến đây chúng tôi muốn chứng minh rằng chúng tôi chỉ là nạn nhân. Mình xin cộng đồng quốc tế hãy lắng nghe tiếng nói của chúng tôi. Xin Chính phủ Việt Nam hãy ngừng giết những người chúng tôi  như chúng tôi biết được qua truyền thông là hơn 50 người bị giết, 80 người bị bắt, và có một số người đang bị truy nã.

Người này cho biết thường xuyên liên lạc với người thân và bạn bè ở Đắk Lắk để cập nhật tình hình của người Thượng ở đây. Ông được cho biết rằng trong vụ tấn công vào trụ sở Ủy ban Nhân dân của hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur của huyện Cư Kuin, người dân địa phương không hề biết chuyện gì.

Ông cho biết trong nhiều thập niên qua, người Thượng là nạn nhân của sự đàn áp :

"Từ xưa tới nay họ dùng nhiều hình thức khác nhau, đàn áp bắt bớ và mời mục sư người truyền đạo trong làng, rồi những thành phần tham gia biểu tình bị mời và bắt tù nhưng họ đàn áp một cách chừng mực vì họ chưa có cớ.

Bây giờ họ truy bắt nhưng không có bắt nữa, họ giết luôn, đánh đập ngay tại hiện trường, đánh đập trong rẫy, trên đường, máu chảy tè le, có người họ đạp nằm ở dưới đất luôn.

Luật pháp Việt Nam nói mọi công dân có quyền tự do bình đẳng, nhưng qua vụ này họ dựng ra để kích hoạt xung đột sắc tộc giữa người Kinh và người Thượng, Chính phủ Việt Nam đã kích hoạt".

Ông bày tỏ nguyện vọng với cộng đồng quốc tế về tình trạng của người Thượng ở Việt Nam :

"Chúng tôi muốn quốc tế làm rõ sự việc đó, chúng tôi cần phái đoàn quốc tế triển khai ở Việt Nam để điều tra việc đó để biết ai đứng đằng sau vụ đó".

Ông cũng kêu gọi người Kinh không theo chính quyền địa phương để truy sát người Thượng bản địa :

"Người Kinh dân thường hãy hiểu rằng vùng đất (Tây Nguyên- PV) là vùng đất tổ tiên chúng tôi để lại hàng ngàn năm rồi. Người Kinh vô Tây Nguyên chỉ mới đây thôi. Cần phải tôn trọng người bản địa. Cần chung sống với nhau và cũng cần tôn trọng người bản địa.

Hỡi người dân thường, đừng hận thù với người Thượng, người Thượng chỉ là nạn nhân. (Đừng vì) Chính quyền đã giết người dân bản địa mà người dân thường cũng làm theo".

Là người trong ban tổ chức cuộc biểu tình, ông Y-Duen Buondap, lên tiếng kêu gọi quyền bình đẳng cho người Thượng bản địa tại Tây Nguyên :

"Chúng ta là con người có quyền con người, chúng ta có quyền sống. Chúng ta là con người như bạn và tôi. Nó không khác. Vậy tại sao họ ghét chúng ta ? Đó là lý do tại sao chúng tôi ở đây để đứng ra ngăn chặn người Việt Nam giết người của chúng tôi, để cho chúng tôi có quyền và cộng đồng quốc tế khác giúp đỡ người dân của chúng tôi, để gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam".

Mục sư Y Hin Nie, Hội trưởng Hội thánh Tin lành Đấng Christ tại Hoa Kỳ, nói với phóng viên RFA trong thời gian diễn ra biểu tình :

"Người Dega không ghen ghét anh em người Kinh. Tất cả 54 dân tộc chúng ta đều bị áp bức. Tôi kêu gọi tất cả anh em 54 thứ tiếng ở Việt Nam, hãy nêu lên không muốn chế độ cộng sản kéo lâu dài trên đất nước Việt Nam của chúng ta nữa. Chúng ta đều một lòng kêu gọi hòa bình, bình an, công lý và phát triển thịnh vượng như nước ngoài".

Mục sư Y Hin Nie cho biết ông gặp một số thượng nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ từ tiểu bang North Carolina trong trưa cùng ngày để kêu gọi họ quan tâm đến tình trạng của người Thượng ở Tây Nguyên.

Sau cuộc biểu tình gần Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, đoàn người tham gia tuần hành đến Tòa Bạch Ốc, rồi đến trước trụ sở của Tòa Đại sứ Việt Nam tại thủ đô Washington DC.

Hàng trăm người Thượng tại Mỹ biểu tình đòi quyền lợi cho người Đêga Tây nguyên

Nguồn : RFA, 10/07/2023

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam